Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HÓA học 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.98 KB, 2 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI
TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN ĐỒNG

Giám thị 1
Số báo danh:………………

KIỂM TRA 45 PHÚT
MÔN HÓA HỌC 12- Bài số 2 – Học kì 1
Năm học: 2015 - 2016
(30 câu trắc nghiệm)
Giám thị 2

Điểm

Giám khảo
Mã đề thi
132

Phòng thi:…………………
Cho biết: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Cl = 35,5; K = 39; Br = 80
Đề bài:
Câu 1: Hợp chất nào sau đây không phải là amino axit?
A. CH3CH(NH2)COOH.
B. CH3CH(NH2)CH(NH2)COOH.
C. HOOCCH(NH2)CH2COOH.
D. CH3CONH2.
Câu 2: Loại tơ thường dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét là
A. tơ capron.
B. tơ nilon – 7.
C. tơ nilon -6,6.
D. tơ nitron.


Câu 3: Cho các loại hợp chất: amino axit (X), muối amoni của axit cacboxylic (Y), amin (Z), este của amino axit
(T). Dãy gồm các hợp chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và đều tác dụng với dung dịch HCl là
A. X, Y, Z, T.
B. X, Y, Z.
C. Y, Z, T.
D. X, Y, T.
Câu 4: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH 3-CH2-NH2?
A. Propylamin.
B. Etylamin.
C. Metylamin.
D. Phenylamin.
Câu 5: Trùng hợp 6,72 lít C2H4 (ở đktc), nếu hiệu suất phản ứng là 90% thì khối lượng polime thu được là
A. 8,40 gam.
B. 6,05 gam.
C. 7,56 gam.
D. 9,33 gam.
Câu 6: Nilon – 6,6 là một loại
A. tơ axetat.
B. tơ poliamit.
C. polieste.
D. tơ visco.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Cao su là loại vật liêu polime có tính đàn hồi.
B. Đa số polime không tan trong các dung môi thông thường.
C. Tơ là những vật liệu polime hình sợ dài, mảnh với độ bền nhất định.
D. Chất dẻo là những vật liệu polime có tính đàn hồi.
Câu 8: Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67 gam muối
khan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X là
A. H2NC3H5(COOH)2.
B. (H2N)2C3H5COOH.

C. H2NC2H3(COOH)2.
D. H2NC3H6COOH.
Câu 9: Thể tích nước brom 3% (d = 1,3g/ml) cần dùng để điều chế 8,8 gam kết tủa 2,4,6 – tribrom anilin là
A. 328,2 ml.
B. 98,46 ml.
C. 292,2 ml.
D. 32,82 ml.
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 8,4 lít khí CO2; 1,4 lít khí N2 (các thể tích khí đo
ở đktc) và 7,875 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C2H7N.
B. C4H9N.
C. C3H7N.
D. C3H9N.
Câu 11: Cho các loại polime: bông, nilon -6, tơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon-6,6, polietilen. Số polime tổng
hợp là
A. 2.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
Câu 12: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin
(Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Gly-Ala và tripeptit PheGly-Ala nhưng không thu được đipeptit Ala-Gly. Chất X có công thức là
A. Gly-Ala-Val-Phe-Gly.
B. Gly-Phe-Gly-Ala-Val.
C. Val-Phe-Gly-Ala-Gly.
D. Gly-Ala-Val-Val-Phe.
Câu 13: Để phân biệt 3 dung dịch H2NCH2COOH, CH3COOH và C2H5NH2 ta chỉ cần dùng một thuốc thử là
A. natri kim loại.
B. quỳ tím.
C. dung dịch NaOH.
D. dung dịch HCl.

Câu 14: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32
gam Ala-Ala và 36,24 gam Ala-Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là
A. 66,44.
B. 90,60.
C. 111,74.
D. 81,54.
Câu 15: Để chứng minh amino axit là hợp chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt với
A. dung dịch HCl và dung dịch Na2SO4.
B. dung dịch KOH và dung dịch HCl.
C. dung dịch NaOH và dung dịch NH3.
D. dung dịch KOH và CuO.
Câu 16: Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 vào 325ml dung dịch KOH 2M, thu được dung dịch X. Cho 175 ml
dung dịch HCl 2M vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch được bao nhiêu
gam chất rắn?
A. 59,525 gam.
B. 67,625 gam..
C. 54,725 gam.
D. 42,425 gam.
Trang 1/2 - Mã đề thi 132


Câu 17: Cho dãy các chất: C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2, C6H5OH
(phenol). Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 2.
Câu 18: Cho 10,68 gam alanin ( CH3CH(NH2)COOH) phản ứng hết với dung dịch NaOH. Khối lượng muối thu
được là
A. 13,44 gam.

B. 15,48 gam.
C. 38,28 gam.
D. 13,32 gam.
Câu 19: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?
A. Nilon -7.
B. Nilon-6,6.
C. poli(vinyl clorua).
D. poli(phenol fomandehit).
Câu 20: Amin nào sau đây là chất khí ở điều kiện thường?
A. Pentylamin.
B. Hexylamin.
C. Etylamin.
D. Phenylamin.
Câu 21: Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit?
A. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.
B. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH
C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.
D. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH.
Câu 22: Monome dùng để tổng hợp tạo thành polietien là
A. CH2=CH2.
B. CH2=CH-CH3.
C. C6H5-CH=CH2.
D. CH2=CH-Cl.
Câu 23: Mô tả hiện tượng nào sau đây là không chính xác?
A. Trộn lẫn lòng trắng trứng, dung dịch NaOH và một ít CuSO4 thấy xuất hiện màu đỏ đặc trưng.
B. Nhỏ vài giọt axit nitric đặc vào dung dịch lòng trắng trứng thấy kết tủa màu vàng.
C. Đốt cháy một mẫu lòng trắng trứng thấy xuất hiện mùi khét như mùi tóc cháy.
D. Đun nóng dung dịch lòng trắng trứng thấy hiện tượng đông tụ lại, tách ra khỏi dung dịch.
Câu 24: Cao su thiên nhiên có phân tử khối là 55080 đvC. Hệ số polime hoá của cao su là
A. 762.

B. 450.
C. 810.
D. 950.
Câu 25: Cho 13,5 gam C2H5NH2 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, lượng muối thu được là
A. 11,475 gam.
B. 1,275 gam.
C. 12,15 gam.
D. 24,45 gam.
Câu 26: Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào thuộc
loại tơ nhân tạo ?
A. Tơ visco và tơ axetat.
B. Tơ tằm và tơ enang.
C. Tơ visco và tơ nilon-6,6.
D. Tơ nilon – 6,6 và tơ capron.
Câu 27: Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ giảm dần từ trái sang phải là
A. NH3, CH3NH2, C6H5NH2.
B. CH3NH2, C6H5NH2, NH3.
C. C6H5NH2, NH3, CH3NH2.
D. CH3NH2, NH3, C6H5NH2.
Câu 28: Một loại cao su buna-N có phần trăm khối lượng của nitơ là 19,72%. Tỉ lệ mắt xích buta -1,3-dien và
vinyl xianua là
A. 1 : 2.
B. 2 : 1.
C. 1 : 3.
D. 3 : 1.
Câu 29: Trong các chất sau, chất nào là amin bậc 2?
A. CH3–CH(CH3)–NH2.
B. CH3–NH–CH3.
C. H2N-[CH2]6–NH2.
D. C6H5NH2.

Câu 30: Cho sơ đồ chuyển hóa: CH4 → C2H2 → C2H3Cl → PVC. Để tổng hợp 250 kg PVC theo sơ đồ trên thì
cần V m3 khí thiên nhiên (ở đktc). Giá trị của V là (biết CH 4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên và hiệu suất của
cả quá trình là 50%).
A. 286,7.
B. 358,4.
C. 224,0.
D. 448,0.
BẢNG TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM
CÂU
Đ/ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10


11

12

13

14

15

CÂU
Đ/ÁN

16

17

18

19

20

21

22

23


24

25

26

27

28

29

30

-----------------------------------------------

Trang 2/2 - Mã đề thi 132



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×