Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Thực trạng chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não của một số cơ sở y tế tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ HỌC

Mai Thị Hoài Thư

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC
TINH THẦN CHO BỆNH NHÂN SAU
TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO CỦA
MỘT SỐ CƠ SỞ Y TẾ TẠI TPHCM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH TÂM LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Mai Thị Hoài Thư
THỰC TRẠNG CHĂM SÓC
TINH THẦN CHO BỆNH NHÂN
SAU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
CỦA MỘT SỐ CƠ SỞ Y TẾ TẠI TPHCM

Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: K38.611.109
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HUỲNH MAI TRANG


Thành phố Hồ Chí Minh - 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Tâm lý học đã tạo điều kiện
cho tôi thực hiện khóa luận này. Chân thành cảm ơn Tiến sĩ Huỳnh Mai Trang
đã hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Viện Y dược học Dân tộc, Phòng
Đào tạo – Nghiên cứu khoa học – Chỉ đạo tuyến, các anh chị bác sĩ, nhân viên
y tế khoa Nội tim mạch – thần kinh, các BN&NCS bệnh nhân tai biến mạch
máu não tại Viện Y Dược học Dân tộc TPHCM đã tạo điều kiện cho tôi thu số
liệu thành công.
Xin chân thành bạn bè và tập thể lớp Tâm lý học 4B đặc biệt là các bạn
cùng làm khóa luận đã bên cạnh giúp đỡ, động viên trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận.


ii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... vii
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................. 1
1.1

Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................... 1

1.1.1


Nước ngoài ............................................................................................ 1

1.1.2

Trong nước ............................................................................................ 8

1.2

Cơ sở lý luận ....................................................................................... 13

1.2.1

Các khái niệm cơ bản của đề tài ......................................................... 13

1.2.2

Một số vấn đề lý luận có liên quan đến chăm sóc bệnh nhân TBMMN
............................................................................................................. 19

1.2.3

Đặc điểm tâm lý của bệnh nhân TBMMN.......................................... 21

1.2.4

Một số phương pháp chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân TBMMN ... 27

TIỂU KẾT CHƯƠNG I .................................................................................. 31
Chương 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CHĂM SÓC
TINH THẦN CHO BỆNH NHÂN SAU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO Ở

MỘT SỐ CƠ SỞ Y TẾ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ......................... 32
2.1

Thể thức nghiên cứu ........................................................................... 32

2.1.1

Mẫu nghiên cứu .................................................................................. 32

2.1.2

Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 33

2.1.3

Công cụ nghiên cứu ............................................................................ 33

2.1.4

Tiến trình nghiên cứu .......................................................................... 36

2.2

Kết quả nghiên cứu ............................................................................. 37


iii

2.2.1


Thực trạng nhận thức của các nhóm khảo sát ..................................... 38

2.2.2

Thực trạng đánh giá của các đối tượng về chăm sóc tinh thần cho bệnh

nhân TBMMN: ................................................................................................ 51
2.2.3

Thực trạng hoạt động chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân TBMMN .. 53

2.2.4

So sánh sự khác biệt theo các nhóm đối tượng khác nhau trong việc

chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân TBMMN: ................................................. 58
2.3

Đề xuất biện pháp ............................................................................... 61

TIỂU KẾT CHƯƠNG II ................................................................................. 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 66
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 71
Phụ lục 1 .......................................................................................................... 71
Phụ lục 2 .......................................................................................................... 83
Phụ lục 3: ......................................................................................................... 89
Phụ lục SPSS ................................................................................................. 100



iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Viết tắt

Tai biến mạch máu não

TBMMN

Viện Y Dược Học Dân Tộc

VYDHDT

Thành phố Hồ Chí Minh

TPHCM

Bệnh nhân và người chăm sóc

BN&NCS

Chăm sóc tinh thần

CSTT

Vật lý trị liệu

VLTL


Điểm trung bình

ĐTB

Độ lệch chuẩn

ĐLC

Thứ tự

TT

Điểm trung bình điều hòa thang đo

ĐTBĐHTĐ


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1.Đặc điểm mẫu nghiên cứu ............................................................... 32
Bảng 2.2Cách đánh giá điểm thang đo 5 mức độ ........................................... 37
Bảng 2.3 Cách đánh giá điểm thang đo 3 mức độ .......................................... 37
Bảng 2.4 Nhận định của nhóm y tế về việc chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân
TBMMN (N=13) ............................................................................................. 38
Bảng 2.5. Nhận định của BN&NCS về việc chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân
TBMMN (N=22) ............................................................................................. 40
Bảng 2.6. Nhận định của nhóm y tế về biểu hiện trao đổi, giao tiếp với bệnh

nhân TBMMN (N=13) .................................................................................... 41
Bảng 2.7. Nhận định của nhóm y tế về biểu hiện nâng cao chất lượng cuộc
sống cho bệnh nhân TBMMN ......................................................................... 42
Bảng 2.8. Nhận định của nhóm y tế về biểu hiện hỗ trợ nhu cầu tâm linh cho
bệnh nhân TBMMN ........................................................................................ 43
Bảng 2.9. Nhận định của nhóm y tế về biểu hiện liên quan đến vật lý trị liệu
trong chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân TBMMN......................................... 44
Bảng 2.10. Nhận định của BN&NCS về biểu hiện trao đổi với bệnh nhân
TBMMN (N=22) ............................................................................................. 45
Bảng 2.11. Nhận định của BN&NCS về biểu hiện nâng cao chất lượng cuộc
sống cho bệnh nhân TBMMN ......................................................................... 46
Bảng 2.12. Nhận định của BN&NCS về biểu hiện hỗ trợ tâm linh cho bệnh
nhân TBMMN ................................................................................................. 47


vi

Bảng 2.13. Nhận định của BN&NCS về biểu hiện liên quan đến vật lý trị liệu
trong chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân TBMMN......................................... 48
Bảng 2.14. Sự khác biệt mức độ nhận thức giữa nhóm y tế và BN&NCS ..... 49
Bảng 2.15. Số lựa chọn đúng về vật lý trị liệu cho bệnh nhân TBMMN ....... 51
Bảng 2.16. Mức độ đồng ý về ý kiến cho rằng bệnh nhân TBMMN được
chăm sóc tinh thần một cách toàn diện ........................................................... 52
Bảng 2.17. Đánh giá về mức độ hài lòng của bệnh nhân TBMMN trong việc
được chăm sóc tinh thần.................................................................................. 52
Bảng 2.18. Mức độ hài lòng của nhóm y tế trong việc chăm sóc tinh thần cho
bệnh nhân TBMMN ........................................................................................ 53
Bảng 2.19. Đánh giá chi tiết sự hài lòng nhóm khảo sát về những biểu hiện
chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân TBMMN .................................................. 54
Bảng 2.20. Đánh giá mức độ cần thiết của các biểu hiện chăm sóc tinh thần

cho bệnh nhân TBMMN theo các nhóm khảo sát........................................... 55
Bảng 2.21. Đánh giá mức độ thường xuyên thực hiện việc chăm sóc tinh thần
và vật lý trị liệu theo các nhóm khảo sát ......................................................... 57
Bảng 2.22. Sự khác biệt về mức độ hài lòng theoBN&NCS việc chăm sóc tinh
thần cho bệnh nhân TBMMN ......................................................................... 59
Bảng 2.23. Sự khác biệt về mức độ cần thiết của nhóm y tế trong việc chăm
sóc tinh thần cho bệnh nhân TBMMN ............................................................ 60


vii

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO tại Mỹ mỗi năm có
khoảng 795.000 người xảy ra đột quỵ, trong đó khoảng 610.000 là lần đầu
tiên. Đột quỵ là một trong 20 nguyên nhân gây ra tử vong hàng đầu tại Mỹ.
Đột quỵ do thiếu mãu não cục bộ là loại phổ biến nhất, trong đó chiếm
khoảng 87%.
Còn tại Việt Nam thì mỗi năm có hơn 200.000 người bị đột quỵ
(TBMMN), hơn 50% trong số đó tử vong và 90% số người sống sót sau đột
quỵ phải sống chung với các di chứng về thần kinh và vận động…Nghiêm
trọng hơn, độ tuổi bị TBMMN đang dần trẻ hóa, từ 40 - 45 tuổi so với trước
đây là 50 - 60 tuổi.
Nếu những năm 90, toàn cầu có khoảng 25% số ca đột quỵ ở người 20 –
64 tuổi thì những năm gần đây, con số này đã tăng lên 31%. Đáng lưu ý là
những người ở độ tuổi 20, thậm chí trẻ hơn cũng đang có nguy cơ bị đột quỵ.
Hiện con số thống kê cho nhóm đối tượng này khoảng 83.000 người/ năm.
Một người sau TBMMN bị ảnh hưởng như thế nào phụ thuộc vào cơn
đột quỵ của họ xảy ra ở đâu trên não và mức độ tổn thương của các tế bào não.
Ví dụ, một người bị 1 cơn đột quỵ nhỏ thì chỉ có thể chỉ bị yếu tạm thời của

một cánh tay hoặc chân. Những người bị đột quỵ nặng thì có thể bị tê liệt vĩnh
viễn ở một bên cơ thể của họ hoặc mất khả năng nói. Một số người hồi phục
hoàn toàn từ cơn đột quỵ, nhưng hơn 2/3 số người sống sót sẽ có một số loại
khuyết tật.
Qua những thống kê trên thì ta có thể thấy, bệnh đột quỵ hay còn gọi là
TBMMN là một bệnh vô cùng nguy hiểm và để lại các di chứng nặng nề.
Gánh nặng của việc chăm sóc những người sau TBMMN đè nặng lên vai


viii

người thân và xã hội. Do vậy, việc giúp phục hồi chức năng cho bệnh nhân
TBMMN vô cùng cần thiết.
Tác động đến việc phục hồi nhanh của bệnh nhân có thể do các phương
pháp vật lý trị liệu và chăm sóc tinh thần.
Nhưng thực tế hiện nay trong các cơ sở điều trị phục hồi chức năng cho
bệnh nhân TBMMN thì chỉ tập trung vào các phương pháp vật lý trị liệu như:
xoa bóp, kéo nắn, châm cứu… mà ít quan tâm đến những biến đổi tâm lý của
bệnh nhân.
Bệnh nhân sau TBMMN thường phải chịu cả những mất mát về vật chất
lẫn tinh thần. Bên cạnh tình trạng yếu liệt, giảm cảm giác hay rối loạn về nhận
thức, bệnh nhân phải gánh tác động rất lớn về tâm lý. Tâm lý con người có ý
nghĩa quyết định đến quá trình phát sinh bệnh, và cả quá trình phát triển, tiên
lượng, điều trị và chăm sóc. Để chấp nhận những tổn thương sau TBMMN,
bệnh nhân cần có hiểu biết và thời gian để thích nghi với nó. Tác động của
người cán bộ y tế một cách vô tình hay cố ý có thể làm thay đổi sự tiến triển
bệnh và kết quả điều trị.
Trên cơ sở đó, ta có thể thấy, quá trình chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân
là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả điều trị cho bệnh nhân. Xuất
phát từ yếu tố trên, tôi lựa chọn vấn đề: “Thực trạng chăm sóc tinh thần

bệnh nhân sau tai biến mạch máu não của một số cơ sở y tế tại Thành Phố
Hồ Chí Minh”.


ix

2. Mục đích nghiên cứu
Xác định thực trạng chăm sóc tinh thần bệnh nhân sau TBMMN ở một
số cơ sở y tế tại TP.HCM, rút ra kết luận.
Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường việc chăm sóc tinh
thần cho bệnh nhân sau TBMMN.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu:
Bác sỹ, nhân viên y tế, người chăm sóc và bệnh nhân TBMMN tại một số cơ
sở y tế.
Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng chăm sóc tinh thần bệnh nhân sau tai biến mạch máu não
4. Giả thuyết nghiên cứu
Trong quá trình điều trị cho bệnh nhân sau TBMMN thì điều trị bằng các
phương pháp vật lý trị liệu được sử dụng nhiều hơn so với việc chăm sóc tinh
thần cho bệnh nhân.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích hệ, thống hóa cơ sở lý luận về chăm sóc tinh thần cho bệnh
nhân TBMMN.
Khảo sát thực trạng chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân sau TBMMN ở
một số cơ sở y tế tại TP.HCM, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp tăng cường
hơn nữa việc chăm sóc tinh thần bệnh nhân sau TBMMN.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1.


Phương pháp luận

- Quan điểm hệ thống – cấu trúc
- Quan điểm thực tiễn
- Quan điểm lịch sử - logic


x

6.2.

Phương pháp nghiên cứu cụ thể

6.2.1.

Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích và tổng hợp lý thuyết về việc chăm sóc tinh thần cho người sau

TBMMN
Phân loại, hệ thống hóa lý thuyết cần nghiên cứu.
Tổng hợp, khai thác các công tình khoa học đã được nghiên cứu, thực
nghiệm đã được chứng minh…
6.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Thu thập ý kiến về phương pháp chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân sau
TBMMN của các bác sỹ, y tá, bệnh nhân, người nhà của bệnh nhân ở một số
cơ sở y tế.
- Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý các dữ liệu thu được từ việc thu thập
ý kiến bằng các phương pháp thống kê xác suất. Từ đó đưa ra kết luận.

- Phương pháp phỏng vấn.
Phỏng vấn một số nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà về phương pháp
chăm sóc tinh thần bệnh nhân ở một số cơ sở y tế.


1

Chương 1.
1.1

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Nước ngoài
Việc chú ý tới sự ảnh hưởng của các yếu tố tinh thần trong điều trị bệnh
cho các bệnh nhân đã được quan tâm từ lâu. Bệnh nhân được chú ý chăm sóc
tinh thần đầu tiên là những bệnh nhân hấp hối “hospice”.
“Hospices” ban đầu là nơi yên nghỉ dành cho du khách trong thế kỷ thứ
4. Vào thế kỷ 19 một dòng tu đã thành lập “hospices” cho người sắp chết ở
Ireland và London. “Hospice” hiện đại là một khái niệm tương đối mới được
bắt nguồn và phát triển trong Vương quốc Anh sau khi “St. Christopher’s
hospice” được thành lập vào năm 1967. Nó được thành lập bởi Dame Cicely
Saunders, bà được coi là người sáng lập của hoạt động “hospice” hiện đại
[44].
Mô hình truyền thống của chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân ban đầu
chỉ là một mô hình thuần y tế, tập trung nghiên cứu tiền sử của bệnh, tìm hiểu
cơ sở sinh lý của các triệu chứng, đưa ra các biện pháp để chữa khỏi bệnh,
tiếp theo là đo lường kết quả. Qua nhiều thập kỷ, mô hình này bộc lộ nhiều
khuyết điểm.

Theo tác giả Daniel P. Sulmasy tổng hợp trong cuốn “Mô hình tâm sinh
lý – tâm linh cho chăm sóc bệnh nhân cuối đời” (A Biopsychosocial-Spiritual
Model for the Care of Patients at the End of Life):
Năm 1970, Ramsey đã đưa ra một yếu tố mới, ông cho rằng: “Mỗi người
đều có một cái gọi là “tiền sử tinh thần” (spiritual history), nó sẽ được mở ra
trong một bối cảnh tôn giáo rõ ràng. Bất cứ khi nào cái “tiền sử tinh thần”
được khơi gợi, nó sẽ giúp định hình con người như là một cá thể hoàn thiện.
Khi nào con người đó bị các căn bệnh tấn công thì căn bệnh đó sẽ ảnh hưởng
lên toàn bộ con người.


2

George Engel (1977) đã đặt ra một tầm nhìn rộng lớn trong chăm sóc sức
khỏe cho bệnh nhân bằng cách đưa ra mô hình tâm sinh lý của mình
(biopsychosocial model). Mô hình này đưa ra giả định rằng sức khỏe và bệnh
tật đều là kết quả của tác động lẫn nhau giữa các yếu tố sinh học, tâm lý và
các tác nhân môi trường, và cả 3 yếu tố đều quan trọng ảnh hưởng đến sức
khỏe và bệnh tật. Mô hình hướng tới cả sức khỏe và bệnh tật chứ không chỉ
tập trung vào bệnh tật như độ lệch từ một số trạng thái ổn định. Mô hình này,
nó đặt bệnh nhân thẳng trong một mối quan hệ đó bao gồm các yếu tố tình
cảm và trạng thái tâm lý khác mà bệnh nhân được xem như một con người,
cũng như các mối quan hệ có ý nghĩa giữa bệnh nhân và những người xung
quanh.
White, Williamsvà Greenberg năm 1996 đã được giới thiệu một mô hình
sinh thái về chăm sóc bệnh nhân trong đó có quan tâm đến môi trường sinh
hoạt của bệnh nhân như là cơ sở của việc chăm sóc ban đầu cho bệnh nhân
[28].
Michael Balint và những cộng sự đã mô tả một cách tiếp cận khác nhau
để xét bệnh nhân, đầu tiên với tư cách là một con người, trong mối quan hệ

với gia đình, cộng đồng và nơi làm việc của họ. Cách tiếp cận này được biết
đến như là một cách tiếp cận toàn diện dễ dàng kết hợp vào quan điểm hiện
đại về chăm sóc bệnh nhân làm trung tâm, và các bệnh nhân như các đối tác
trong việc chăm sóc của họ. Ngoài ra thì người mà trở nên không khỏe có
những nhu cầu về xã hội và tâm lý. Đáp ứng những nhu cầu này sẽ cải thiện
sức khỏe của họ và giúp hồi phục. Nhu cầu tâm lý và xã hội của bệnh nhân
cũng cần phải được xem xét và giải quyết như là một phần của chăm sóc sức
khỏe toàn diện [28]. Việc chăm sóc tinh cho bệnh nhân còn được nghiên cứu
ở các lĩnh vực tâm linh. Sự kết hợp của tôn giáo và tâm linh vào chăm sóc
tâm lý là phù hợp với khuôn khổ tâm sinh lý từ nhiều nhà tâm lý học hoạt


3

động. Các quan điểm tâm sinh lý liên quan đến việc nhận ra các vấn đề của
bệnh nhân rất đa dạng, có những khía cạnh sinh học, tâm lý và xã hội (Bakal,
1999).
Có các nghiên cứu về tác động của tâm linh lên sức khỏe tinh thần theo
bài viết “Vị trí của tâm linh trong việc chăm sóc tinh thần cuối đời” (The
Place of Spirituality in Psychological End of Life Care) của 2 tác giả Erin L.
Moss và Keith Dobson. Các nhà nghiên cứu đã xác định tôn giáo như là một
biến quan trọng trong sức khỏe tinh thần (Koenig & Larson, 2001). Một đánh
giá toàn diện của Koenig, McCullough, & Larson (2001) chỉ ra rằng tôn giáo
có liên quan đến giảm tỷ lệ tự tử và thái độ tiêu cực hơn đối với hành vi tự tử.
Bài viết cũng đề cập đến các mối quan hệ giữa tâm linh và sức khỏe tâm
thần xuất hiện đặc biệt quan trọng trong trường hợp cần chăm sóc giảm
nhẹ. Ví dụ, Brady, Peterman, Fitchett, Mo và Cella (1999) đã nghiên cứu chất
lượng cuộc sống ở các cá nhân mắc bệnh ung thư hoặc HIV đã được chẩn
đoán là tính mạng bị đe dọa và thấy rằng có sự tỉ lệ thuận giữa mức độ của
tâm linh và khả năng chịu đựng đau đớn và mệt. Nghiên cứu này cũng chỉ ra

mối liên hệ ý nghĩa và tích cực giữa chất lượng cuộc sống và đời sống tinh
thần. Tương tự như vậy, Yates, Chalmer, St James, Follansbee, và McKegney
(1981) nhận thấy rằng những bệnh nhân ung thư, bệnh nan y người mà có
niềm tin vào Đấng tối cao, sự hiện diện của thế giới bên kia, sức mạnh của sự
cầu nguyện có mức đau thấp hơn so với những bệnh nhân không có tín
ngưỡng tâm linh mặc dù cả hai nhóm có mức độ đau tương tự.
Cũng trong bài viết “Vị trí của tâm linh trong việc chăm sóc tinh thần
cuối đời”. Tâm linh và tôn giáo cũng đã được tìm thấy có liên quan với sự lo
lắng và đau khổ ở mức độ thấp. McClain, Rosenfeld, và Breitbart (2003) nhận
thấy rằng đời sống tinh thần hạnh phúc được có tương quan nghịch với những
nỗi lo lắng cuối đời như tuyệt vọng, mong muốn cái chết và ý tưởng tự sát.


4

Một nghiên cứu khác (Dervic và các cộng sự, 2004) đã chứng minh rằng
những cá nhân có liên quan với tôn giáo có những nỗ lực đáng kể hơn trong
việc giảm ý muốn tự tử và nhận thức được nhiều lý do để sống hơn so với các
cá nhân không có liên quan tới tôn giáo. Khi bệnh nhân ở gần cuối của cuộc
đời, một số có thể trở nên chán nản hay mất tinh thần, bộc lộ một mong muốn
có một cái chết sớm, do đó có thể có nguy cơ cao xảy ra tự sát. Các bác sĩ
phải nhận thức được thực tế rằng các triệu chứng tâm lý và những nỗi lo tinh
thần thường là nguyên nhân dẫn đến suy nghĩ của một cái chết sớm ngay cả
khi căn bệnh đã được điều trị hồi phục (Breitbart và các cộng sự, 2000).Gall,
Charbonneau, Grant, Joseph, và Shouldice (2005) xem xét các tài liệu về mối
quan hệ giữa nhận thức về Chúa, cách đối phó và giải quyết vấn đề, định
hướng tôn giáo, và các kết quả liên quan sức khỏe khác nhau. Họ báo cáo
rằng nếu nhìn nhận về Chúa như là tình yêu thương thì có liên quan đến việc
giải thích lại căn bệnh một cách tích cực, còn trong khi xem Thiên Chúa như
là trừng phạt thì có liên quan đến việc tăng cảm giác đau khổ khi đối mặt với

một căn bệnh [30].
Theo Học viện Bác sĩ gia đình Mỹ (American Academy of Family
Physicians) đánh giá tinh thần như bước đầu tiên để thực hiện việc kết hợp
xem xét về tinh thần của bệnh nhân vào y học. Các câu hỏi HOPE cung cấp
một công cụ chính thức có thể sẽ được sử dụng trong quá trình này. Các khái
niệm HOPE bao gồm:
H-nguồn gốc của niềm hy vọng, sức mạnh, thoải mái, ý nghĩa, hòa bình,
tình yêu và kết nối.
O-vai trò của các tổ chức tôn giáo đối với bệnh nhân.
P- vấn đề tâm linh cá nhân.
E- ảnh hưởng của việc chăm sóc y khoa và quyết định cuối đời.
[32]


5

Một nghiên cứu thăm dò được thức hiện bởi một nhóm các nhà khoa học
Timothy P. Daaleman, Barbara M. Usher, Sharon W. Williams, Jim Rawlings
và Laura C. Hanson của trường đại học Bắc Carolina, Mỹ (UNC) đã nghiên
cứu định tính bằng cách sử dụng các cuộc phỏng vấn và phân tích chỉnh sửa
với 12 bác sĩ và nhóm y tế khác, người mà được đề cử làm người chăm sóc
tinh thần bởi bệnh nhân sắp chết và người nhà của họ cho ra kết quả chăm sóc
tinh thần cho những bệnh nhân cuối đời có 3 quá trình: trao đổi, chia sẻ (being
present), mở rộng, thấu hiểu (opening eyes); tương tác (cocreating). Những
cuộc tiếp xúc, trao đổi, chia sẻ giữa người chăm sóc tinh thần và bệnh nhân là
vấn đề nổi bật, trong đó có góp mặt về sự gần gũi về thể chất là yếu tố quan
trọng có ảnh hưởng đến sự giao tiếp của người chăm sóc và bệnh nhân, giúp
cho người chăm sóc có thể chú ý tới họ một cách toàn diện hơn. “Openning
eyes” là quá trình mà người chăm sóc nhận ra và thấu hiểu những trải nghiệm
cá nhân của bệnh nhân bằng cách hiểu những quan điểm của bệnh nhân về

bệnh của họ, kết hợp với quan điểm của gia đình và bạn bè của bệnh nhân.
Cuối cùng là quá trình tương tác giữa các bệnh nhân, người nhà và người
chăm sóc để tạo ra một kế hoạch hoàn thiện giúp bệnh nhân chuẩn bị tâm lý
sẵn sàng đối mặt trước cái chết [41].
Một nghiên cứu khác được đăng trên tạp chí JCO (Journal of Clinical
Oncology) số 28 ra ngày 20/1/2010, nghiên cứu được thực hiện trên 343 bệnh
nhân sắp chết đã thu được kết quả: bệnh nhân được hỗ trợ phần lớn hoặc hoàn
toàn các nhu cầu về tinh thần thì đánh giá chất lượng cuộc sống cuối đời tốt
hơn so với những người không được hỗ trợ [42].
Theo một bài viết “Chăm sóc tinh thần được cung cấp bởi các y tá Thái
trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt” (Spiritual care provided by Thai nurses in
intensive care units) được đăng trên tạo chí JCN (Journal of Clinical Nursing)
số 19, phát hành 4/2010 đã cho ra kết quả: năm vấn đề có liên quan đến việc


6

chăm sóc tinh thần: hỗ trợ tinh thần, tạo điều kiện cho các nghi lễ tôn giáo và
tín ngưỡng văn hóa, giao tiếp với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân, đánh giá
các nhu cầu tinh thần của bệnh nhân và cho thấy sự tôn trọng và tạo điều kiện
cho sự tham gia của gia đình trong việc chăm sóc [38].
Ngoài ra, một bài đăng trên tạp chí European Journal of Medical
Research số ra ngày 28/6/2010 với tiêu đề “Nhu cầu tinh thần của những
bệnh nhân mắc bệnh mãn tính và ung thư – đánh giá bảng hỏi các câu hỏi về
nhu cầu tinh thần” (Spiritual needs of patients with chronic pain diseases and
cancer - validation of the spiritual needs questionnaire) đã phân tích nhân tố
của 19 công cụ tập trung vào 4 yếu tố: nhu cầu tôn giáo, nhu cầu thanh thản,
nhu cầu hiện sinh (ảnh hưởng/ ý nghĩa) và sự cho đi tích cực. Trong mẫu
chính của bệnh nhân bị đau mãn tính và ung thư, nhu cầu thanh thản có số
điểm cao nhất, tiếp theo là tự quyết định; nhu cầu hiện sinh có điểm số thấp,

trong khi nhu cầu tôn giáo chỉ ra điểm số không quan tâm. Bệnh nhân ung thư
có điểm số cao hơn đáng kể so với bệnh nhân với bệnh đau mãn tính. Có một
sự liên kết yếu giữa sự cho đi tích cực và hài lòng cuộc sống và tỉ lệ nghịch
với các triệu chứng. Nhu cầu cho thanh thản có mối quan hệ không rõ ràng
với sự hài lòng về hiệu quả điều trị. Phân tích hồi quy cho thấy các bệnh tiềm
ẩn có liên quan vượt trội tới các nhu cầu tinh thần của bệnh nhân [27].
Đặc biệt đối với bệnh nhân bị TBMMN thì cũng đã có các nghiên cứu
về sự thay đổi của tâm lý, các vấn đề của sức khỏe tinh thần sau khi bị
TMMN.
Học viện Joanna Briggs đã nghiên cứu các kinh nghiệm tâm lý xã hội,
tinh thần của các đối tượng là là người già, chủ yếu ở độ tuổi từ 65 có ít nhất
1 lần bị đột quỵ cho thấy rằng giai đoạn đầu sau một cơn đột quỵ là một kinh
nghiệm mơ hồ và đáng sợ, nó làm thay đổi cuộc sống đối với hầu hết các cá
nhân. Các giai đoạn phục hồi liên quan đáng kể đến các yếu tố tâm lý, vật lý


7

để xây dựng lại cuộc sống của họ. Kết nối với những người khác và tinh thần
rất quan trọng trong quá trình phục hồi [26].
Theo bài viết của “Trầm cảm và các dấu hiệu khác liên quan đến sức
khỏe tâm thần tăng nguy cơ tử vong sau đột quỵ thiếu máu cục bộ”
(Depression and Other Mental Health Diagnoses Increase Mortality Risk
After Ischemic Stroke)của các tác giả Linda S. Williams, Sushmita Shoma
Ghose, Ralph W. Swindle được in trên tạp chí Tâm thần học Mỹ (The
American Journal of Psychiatry) tháng 6, 2004 đã đưa ra trong số 51.119
bệnh nhân nhập viện sau một cơn đột quỵ thiếu máu cục bộ và sống sót vượt
quá 30 ngày sau đó, trong đó có 2.405 (4,7%) nhận được chẩn đoán là trầm
cảm (ICD-9) và 2257 (4,4%) được chuẩn đoán là có rối loạn thần hoặc lạm
dụng khác trong vòng 3 năm. So với những người không có chuẩn đoán bệnh

thì những người có chuẩn đoán trầm cảm hoặc các rối loạn tâm thần khác trẻ
hơn và khả năng còn sống thấp hơn vào cuối thời gian theo dõi [35].
Trong bài đánh giá của Eran Chemerinski và Robert G. Robinson phát
biểu rằng rối loạn trầm cảm và rối loạn lo âu đã được chứng minh là ức chế
phục hồi thể chất sau đột quỵ. Dường như rối loạn tâm thần khác cũng ức chế
phục hồi và giới hạn chất lượng của cuộc sống. Có rất ít các thử nghiệm kiểm
soát kiểm tra tính hiệu quả của phương pháp điều trị cho các rối loạn sau khi
bị đột quỵ [29].
Một nghiên cứu khác của trường đại học Helsinki của Phần Lan đưa ra.
Với nghiên cứu này, nếu bệnh nhân tai biến mạch máu não thường xuyên
nghe nhạc khoảng vài giờ trong ngày sẽ phục hồi nhanh chóng. Kết quả này
được nghiên cứu dựa trên thực nghiệm của âm nhạc đối với gần 60 bệnh nhân
bị đột quỵ. Qua đó, các nhà khoa học đã chứng minh cho bệnh nhân bị đột
quỵ thấy rằng, âm nhạc có một tác động rất tích cực đến khu vực não kiểm
soát trạng thái tình cảm, cảm xúc và ghi nhớ ở bệnh nhân. Nó giúp đẩy nhanh


8

quá trình phục hồi tổn thương ở những khu vực này. Từ đó, đẩy nhanh sự
phục hồi kéo theo ở những khu vực bị tổn thương khác trong não cùng với
những tế bào thần kinh bị mất chức năng do đột quỵ. Nhóm bệnh nhân bị đột
quỵ này, sau 3 tháng được chọn lựa và nghe nhạc thường xuyên đã cho thấy,
các chức năng não kiểm soát cử động, quá trình nhận thức, khả năng tập
trung... ở nhóm những người nghe nhạc đã được cải thiện tới 60%. Ở nhóm
điều trị bằng phương pháp thông thường chỉ cải thiện khoảng 29%. Với biện
pháp kết hợp với biện pháp điều trị đột quỵ đã cho kết quả phục hồi rất đáng
kể so với những người không được hỗ trợ điều trị bằng âm nhạc. Ngoài ra, ở
nhóm nghe nhạc, khả năng kiểm soát và giải quyết xung đột của não bộ được
cải thiện khoảng 17%, trong khi những nhóm khác gần như không có sự thay

đổi [33].
1.1.2 Trong nước
Các công trình trong nước nghiên cứu về sức khỏe tinh thần có thể kể đến tác
giả Phạm Minh Hạc. Ông đã đưa ra một số lý luận cơ bản về sức khỏe tinh
thần một cách khái quát trong bài đăng trên Tạp chí Tâm lý học số 1, 2008.
Theo giáo sư – viện sĩ Phạm Minh Hạc, nên phân tích cặp phạm trù “Thể chất
– Tinh thần” để hiểu sâu sắc hơn về sức khỏe tinh thần, theo ông: “phải xem
xét con người ở mức độ nào con người – cá thể, con người - cá nhân, con
người – nhân cách.” [4].
Nhóm nghiên cứu tâm lý học lâm sàng do PGS.TS Đặng Hoàng Minh
làm trưởng nhóm đã công bố các công trình nghiên cứu của nhóm mình có
liên quan đến thực trạng chăm sóc tinh thần tại Việt Nam hiện nay như:
- Nghiên cứu “Sức khỏe tinh thần của trẻ em Việt Nam: Thực trạng và các yếu
tố nguy cơ” hợp tác cùng PGS.TS Bahr Weiss - Trường ĐH Vanderbilt và
ThS. Nguyễn Cao Minh - Phòng Tâm lý học lâm sàng, Viện Tâm lý học được
thực hiện ở 60 địa điểm thuộc 10 tỉnh đại diện của Việt Nam, bao gồm 1314


9

cha mẹ của trẻ từ 6-16 tuổi và 591 vị thành niên từ 12-16 tuổi đã đưa ra kết
quả ngiên cứu gợi ý rằng có từ 12-13% trẻ em Việt Nam (trong độ tuổi 6-16)
gặp phải những vấn đề SKTT một các rõ rệt.
- Bài viết “Giáo dục và đào tạo sức khỏe tinh thần ở Việt Nam” (Mental Health
Education and Training in Vietnam) được in trong quyển sách “Giáo dục sức
khỏe trong bối cảnh: Một triển vọng quốc tế của sự phát triển giáo dục sức
khỏe trong trường học và cộng đồng địa phương” (Health Education in
Context: An International Perspective of the Development of Health
Education in Schools and Local Communities) xuất bản bởi nhà xuất bản
Sense năm 2012.

- Bài viết “Mô hình phát triển bền vững cơ sở hạ tầng của sức khỏe tinh thần
trẻ em trong các nước thu nhập thấp: Việt Nam là một trường hợp điển hình”
(A Model for Sustainable Development of Child Mental Health Infrastructure
in the LMIC World: Vietnam as a Case Example) do TS Đặng Hoàng Minh
cùng Weiss B, Victoria K.N và các công sự thực hiện được in trong tạp chí
International Perspective in Psychology: Research, Practice, Consultation số
1, 2012.
- Thích ứng bộ công cụ ASEBA đánh giá các vấn đề sức khỏe tinh thần cho trẻ
tuổi học đường
- Triển khai chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào trường học ở
trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, Hà Nội và Trưng Nữ Vương, Đà Nẵng.
- Điều tra dịch tễ học các vấn đề sức khỏe tinh thần trẻ em Việt Nam trên toàn
quốc.
Các công trình nghiên cứu trên của nhóm này chủ yếu liên quan đến việc
chăm sóc tinh thần cho học sinh [47].
Theo bài báo cáo khoa học “Chăm sóc tinh thần – Vấn đề mang tầm thế
kỷ” của tác giả Lê Hồng Thái – Học viện Hải quân được in trong tài liệu của


10

hội thảo quốc gia “Chăm sóc sức khỏe tinh thần” (do Hội Khoa Học Tâm LýGiáo Dục Việt Nam tổ chức tại Hà Tây ngày 12-1-2008) có 3 cách để giữ
được sức khỏe tinh thần tốt là: phát triển khả năng thích ứng của con người;
phổ biến rộng rãi tri thức về vệ sinh lao động trí óc; giáo dục, bồi dưỡng, phát
triển tâm năng [16].
Cũng trong hội thảo quốc gia trên, còn có các bài báo cáo khoa học liên
quan đến sức khỏe tinh thần như:
Bài viết “Sức khỏe tinh thần tốt - Đòi hỏi thiết yếu của mỗi người và
toàn xã hội” của GS.TS. Nguyễn Ngọc Phúc đã nêu ra các luận thuyết y học
liên quan đến sức khoẻ thể chất và tinh thần của con người, nội dung của sức

khỏe tinh thần và phương thức chăm sóc sức khỏe tinh thần có hiệu quả [12].
Bài báo cáo của 2 tác giả ThS. Trần Thành Nam và ThS. Nguyễn Ngọc
Diệp khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã đưa
ra các các nguyên tắc làm việc với trẻ có vấn đề về sức khỏe tinh thần [8].
Cũng trong hội thảo, hai tác giả trên cũng đưa ra mô hình can thiệp sức khỏe
tinh thần học đường đang được bước đầu thử nghiệm tại trường THPT Đinh
Tiên Hoàng, Hà Nội.
Nghiên cứu của tác giả Hoàng Cẩm Tú và cộng sự trên hơn 1500 trẻ tại
hai phường Kim Liên và Trung Tự (2000) cho thấy có tới 1,9% - 3% các em
có biểu hiện lo âu, trầm cảm.
Trong đề tài nghiên cứu “Xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe tinh thần
cho học sinh trung học phổ thông Đồng Nai” do Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ và
cộng sự thực hiện (1998- 2000) đã đưa ra mô hình mạng lưới chăm sóc sức
khỏe tinh thần – tâm thần học đường. Mô hình bao gồm sự phối hợp giải
quyết vấn đề từ 3 bên tham gia: trung tâm tham vấn, nhà trường, gia đình-xã
hội. Chức năng nhiệm vụ của từng bên trong mạng lưới được quy định cụ thể


11

rõ ràng, giúp cho việc vận hành mạng lưới được đạt được nhiều kết quả khả
quan trong việc giải quyết các vấn đề tâm lý của học sinh [18].
Trong bài viết đăng trên tạp chí Tâm lý học, số 6/2009 “Một số nguyên
nhân gây ra rối loạn lo âu ở học sinh THPT chuyên Quảng Bình”, tác giả
Nguyễn Thị Hằng Phương đã nghiên cứu đối tượng học sinh chuyên Quảng
Bình và chỉ ra rằng có khoảng 21,66% học sinh có vấn đề về rối loạn lo âu
[13].
Ngoài các công trình nghiên cứu về sức khỏe tinh thần cho trẻ em thì còn
có các dự án chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em như:
Dự án “Chăm sóc sức khoẻ tâm thần học sinh trường học thành phố Hà

Nội” được quản lý bởi Sở Y Tế Hà Nội. Dự án được thực hiện nhằm mục tiêu
khảo sát: đánh giá thực trạng các vấn đề sức khỏe tâm thần học sinh Tiểu học
trên một mẫu nghiên cứu tại Hà Nội; xây dựng mạng lưới can thiệp sớm,
tuyên truyền giáo dục, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ tâm thần trẻ em tuổi học
đường tại các tuyến y tế cơ sở và tại Bệnh viện Mai Hương [48].
Ngoài ra, việc chăm sóc tinh thần người lao động đã được các công ty
chú ý đến trong nhiều năm qua.Các công ty ứng dụng tâm lý như Ý tưởng
Việt, Hồn Việt, WELink, Sư tử trẻ, Unity… tại Thành phố Hồ Chí Minh đã
đưa ra hàng loạt các dịch vụ chăm sóc tinh thần người lao động, nhằm phục
vụ cho các công ty, tập đoàn. Các dịch vụ này bao gồm các khóa học chăm
sóc tinh thần cho người lao động, các buổi báo cáo chuyên đề, du lịch tâm lý,
bảo hiểm tinh thần, quà tặng tinh thần, chăm sóc tinh thần trọn vẹn... và nhận
được nhiều ủng hộ tích cực từ các công ty, tập đoàn.
Ngoài ra, các công ty, tập đoàn còn có các hoạt động chăm sóc tinh thần
cho người lao động khác như:
Tập đoàn Vinamilk đã đưa ra chính sách phát triển bền vững cho tập
đoàn của mình bao gồm nhiều hạng mục, trong đó trong hạng mục người lao


12

động, tập đoàn đã đưa ra nhiều cam kết và hành động thiết thực chăm lo cho
đời sống người lao động như:
- Chăm sóc sức khỏe người lao động: thực hiện khám sức khỏe định kì 1
lần/năm cho nhân viên nam và 2 lần/năm cho nhân viên nữ; bảo hiểm sức
khỏe toàn diện; đối với trường hợp tử vong hoặc thương tật do tai nạn: mức
bảo hiểm bồi thường lên đến tối đa 30 tháng lương gần nhất; đặc biệt tập đoàn
còn cung cấp gói bảo hiểm sức khỏe cho người thân của các cấp quản lý.
- Đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động: xây dựng và duy trì cơ
chế tiếp nhận thông tin và giải quyết phản ánh, khiếu nại của người lao động

trực tiếp quan các cơ quan quản lý hoặc thông qua kênh nóng nhận thông tin
trực tiếp; công đoàn, đoàn thanh niên tại từng cơ sở tổ chức các hoạt động
nhằm mang lại cho người lao động các cơ hội vui chơi hoạt động ngoài giờ
làm việc.
- Ghi nhận và bù đắp thỏa đáng với những giá trị lao động của nhân viên:
thang lương của Vinamilk đang xây dựng theo hệ thống Merce. Năm 2013, tỷ
lệ tăng lương bình quân là 22.7%, vượt trội so với tỷ lệ các năm trước (2012:
18.5%; 2011: 10%).
- Đào tạo và phát triển nhân viên: năm 2013 Vinamilk đã chi ra hơn 6,5
tỷ đồng để thực hiện các khóa đào tạo, phát triển kỹ năng của nhân viên [49].
Ngày 5/4/2015, tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo khoa học với chủ đề
"Mâu thuẫn trong doanh nghiệp và vấn đề chăm sóc tinh thần cho người lao
động". Đây là hoạt động do Hội khoa học - Tâm lý giáo dục và Liên đoàn Lao
động thành phố tổ chức nhằm tổng hợp những mâu thuẫn đang diễn ra trong
các doanh nghiệp và đề xuất những giải pháp phù hợp hữu ích nhất, góp phần
chăm sóc tốt hơn đời sống tinh thần cho người lao động. Trong buổi hội thảo,
các bên đã đi sâu phân tích và đưa ra kết luận nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn
trong doanh nghiêp chủ yếu là do: nhu cầu chăm sóc tinh thần chưa được đáp


13

ứng; vai trò thực tế của công đoàn và những khó khăn trong việc chăm sóc
đời sống tinh thần cho người lao động; các vấn đề về tiền công, tiền lương,
điều kiện ăn, ở, làm việc của người lao động… [50].
Thông qua những nghiên cứu, bài viết, thực tế nêu trên ta có thể thấy,
việc chăm sóc tinh thần ở Việt Nam còn rất hạn chế. Đặc biệt là chăm sóc tinh
thần cho bệnh nhân, việc chăm sóc tinh thần chỉ tập trung vào các bệnh nhân
sắp chết mà chưa thực sự quan tâm đến những bệnh nhân khác; và chủ yếu sử
dụng thuốc trong quá trình chăm sóc; đội ngũ nhân viên chuyên đảm nhận

việc chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân chưa được đào tạo một cách chuyên
nghiệp. Đặc biệt đối với bệnh nhân TBMMN thì việc chăm sóc tinh thần sau
khi đột quỵ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hồi phục, trở lại với
cuộc sống nhưng thực tế thì chưa được quan tâm đúng mức.
1.2

Cơ sở lý luận

1.2.1 Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1.1

Chăm sóc

Khái niệm chăm sóc thường gắn liền với một đối tượng nào đó, ví dụ
như: chăm sóc trẻ em, chăm sóc khách hàng, chăm sóc da, chăm sóc cây
trồng… chính vì vậy khái niệm chăm sóc cũng có thể được hiểu theo nhiều
các khác nhau, tùy thuộc vào đối tượng được chăm sóc. Ví dụ như: chăm sóc
trẻ em cũng có có thể hiểu theo nghĩa như là nuôi nấng, giáo dục, bảo trợ;
chăm sóc khách hàng: cũng hiểu như làm vừa lòng khách hàng; chăm sóc da
có thể hiểu như giúp da đẹp hơn, khỏe mạnh hơn; chăm sóc cây trồng là giúp
cây trồng không bị chết, đạt năng suất...
Chính vì như vậy, chăm sóc có nhiều cách hiểu khác nhau, tùy thuộc vào
đối tượng chăm sóc. Theo từ điển từ và ngữ Việt Nam: “chăm sóc” là chú ý
trông coi cẩn thận [7].


×