ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐỊA CHẤT
--------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH ĐỊA CHẤT DẦU KHÍ
ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG DẦU
VÀ KHÍ HỊA TAN CHO TẦNG
OLIGOXEN TRÊN KHU VỰC NAM
MỎ M, LƠ 09-1 THUỘC BỂ
CỬU LONG
GVHD: KSC. LÊ ĐÌNH LĂNG
SVTH: NGUYỄN LỮ VÂN HÀ
KHĨA: 2012 – 2016
TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 7, NĂM 2016
LỜI CẢM ƠN
Sau khi hoàn thành tất cả chương trình học theo quy định của bộ Giáo dục và
Đào tạo, được phép của bộ môn Địa chất Dầu khí – Khoa Địa Chất – Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh, Liên Doanh Việt-Nga
Vietsovpetro, em đã được thực tập tốt nghiệp tại phòng Địa chất mỏ thuộc Viện
Nghiên cứu khoa học và Thiết kế dầu khí biển (NIPI) – Liên Doanh Việt-Nga
Vietsovpetro. Trong quá trình thực tập và làm khóa luận, với sự nỗ lực của bản
thân và sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo trong bộ môn Địa chất Dầu
khí, em đã thực hiện khóa luận với đề tài: “Đánh giá trữ lượng dầu và khí hòa
tan cho tầng Oligoxen trên khu vực Nam mỏ M, Lô 09-1 thuộc bể Cửu
Long”.
Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của KSC Lê Đình
Lăng – Phòng Địa chất Mỏ – Viện NIPI – Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến kỹ sư Lê Đình Lăng. Trong quá trình
hoàn thiện khóa luận, em cũng đã nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo của các cô
chú, anh chị trong Viện NIPI, các thầy cô trong bộ môn Địa chất Dầu khí. Em
xin gửi lời cảm ơn và lời chúc tới tất cả các thầy cô giáo, các cô chú, anh chị và
bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ để em hoàn thành khóa luận này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do khả năng bản thân còn có hạn nên khóa
luận không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót, em rất mong các thầy cô và các bạn
đóng góp ý kiến để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Lữ Vân Hà
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2016
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2016
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT MỎ M, LÔ 09-1
THUỘC BỂ TRẦM TÍCH CỬU LONG ........................................................... 7
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ .......................................................................................... 7
1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ NHÂN VĂN ...................................................... 10
1.2.1. Kinh tế ................................................................................................. 10
1.2.2. Nhân văn .............................................................................................. 11
1.3. CÁC THÀNH TẠO ĐỊA CHẤT ............................................................ 11
1.3.1. Móng trước Kainozoi .......................................................................... 12
1.3.2. Oligoxen dưới, Điệp Trà Cú (Р31 ) ...................................................... 12
1.3.3. Oligoxen trên, Điệp Trà Tân (Р32) ...................................................... 12
1.3.4. Mioxen dưới, Điệp Bạch Hổ (N11) ...................................................... 13
1.3.5. Mioxen giữa, Điệp Côn Sơn (N12) ....................................................... 15
1.3.6. Mioxen trên, Điệp Đồng Nai (N13 ) ..................................................... 15
1.3.7. Plioxen + Đệ tứ, Điệp Biển Đông - (N2 + Q) ...................................... 15
1.4. KIẾN TẠO................................................................................................ 17
1.4.1. Các hệ thống đứt gãy của bể Cửu Long .............................................. 17
1.4.2. Phân chia, mô tả các đơn vị kiến tạo bể Cửu Long ............................. 18
1.4.3. Phân tầng cấu trúc bể Cửu Long ......................................................... 21
1.4.4. Đặc điểm kiến tạo mỏ M ..................................................................... 22
1.5. HỆ THỐNG DẦU KHÍ ........................................................................... 24
1.5.1. Biểu hiện dầu khí và các tích tụ dầu khí ............................................. 24
1.5.2. Đặc điểm đá sinh ................................................................................. 25
1.5.3. Đặc điểm đá chứa ................................................................................ 28
1.5.4. Đặc điểm đá chắn ................................................................................ 30
1.5.5. Di chuyển và nạp bẫy .......................................................................... 31
1.5.6. Các vỉa sản phẩm Hydrocarbon và các kiểu bẫy................................. 32
1.6. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU MỎ M, LÔ 09-1 ........................................... 34
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 35
2.1. CƠ SỞ TÀI LIỆU .................................................................................... 35
2.1.1. Tài liệu địa chất thăm dò ..................................................................... 35
2.1.2. Tài liệu thạch học trầm tích và vật lý đá ............................................. 42
2.1.3. Tài liệu minh giải địa vật lý giếng khoan ............................................ 49
2.1.4. Tài liệu thủy địa chất ........................................................................... 58
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 60
CHƯƠNG 3: THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA DẦU VÀ KHÍ HÒA
TAN CỦA TẦNG OLIGOXEN PHÍA NAM MỎ M ...................................... 62
3.1. PHƯƠNG PHÁP, ĐIỀU KIỆN LẤY MẪU VÀ NGHIÊN CỨU LƯU
THỂ VỈA .......................................................................................................... 62
3.2. TÍNH CHẤT DẦU TRONG ĐIỀU KIỆN VỈA..................................... 63
3.3. CÁC TÍNH CHẤT DẦU BỀ MẶT ........................................................ 65
3.4. ĐẶC TRƯNG HÓA LÝ CỦA KHÍ TÁCH ........................................... 66
CHƯƠNG 4: TÍNH TRỮ LƯỢNG DẦU VÀ KHÍ HÒA TAN CỦA TẦNG
OLIGOXEN TRÊN PHÍA NAM MỎ M LÔ 09-1 THUỘC BỂ CỬU LONG
.............................................................................................................................. 68
4.1. PHÂN CẤP TRỮ LƯỢNG ..................................................................... 68
4.2. BIỆN LUẬN RANH GIỚI THÂN DẦU VÀ CẤP TRỮ LƯỢNG CHO
CÁC TẦNG, VỈA SẢN PHẨM...................................................................... 70
4.3. BIỆN LUẬN CÁC THÔNG SỐ TÍNH VÀ KẾT QUẢ TÍNH TRỮ
LƯỢNG DẦU KHÍ ......................................................................................... 72
4.5. Trữ lượng thu hồi .................................................................................... 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 85
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SVTH: NGUYỄN LỮ VÂN HÀ
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐVLGK
Địa vật lý giếng khoan
mD
MiliDarcy
CSTĐ
Chiều sâu tuyệt đối
MD
Measure Depth
TVDSS
True Vertical Depth Subsea
Ppm
Parts Per Milion
Psia
Pounds Per Square Inch Absolute
PVT
Presure – Volume – Temperature
Sw
Water Saturation
PLT
Production Logging Tool
IP
Interactive Petrophysic
GR
Gamma Ray
1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: KSC. LÊ ĐÌNH LĂNG
DANH SÁCH BIỂU BẢNG
TT
Tên bảng
Trang
2.1
Đặc trưng vật lý đá của đá trầm tích, mỏ M
46
2.2
Các quan hệ vật lý đá mỏ M
47
2.3
Khối lượng công tác đo địa vật lý giếng khoan đã thực hiện trên
mỏ M
52
2.4
Các thông số và giá trị giới hạn sử dụng trong minh giải tài liệu
ĐVLGK
53
2.5
Kết quả minh giải tài liệu ĐVLGK cho trầm tích Oligoxen trên
54
2.6
Thành phần và tính chất nước vỉa Oligoxen trên
59
2.7
Các thông số nước vỉa tầng Oligoxen trên
60
3.1
Kết quả phân tích mẫu dầu vỉa tầng Oligoxen trên
64
3.2
Thành phần và tính chất của khí tách tầng Oligoxen trên
67
4.1
Thông số tính các thân dầu mỏ M
80
4.2
Kết quả tính trữ lượng dầu và khí hòa tan tầng Oligoxen trên
phía Nam mỏ M tại thời điểm 01.01.2016
81
4.3
Trữ lượng thu hồi dầu, khí tầng Oligoxen trên, phía Nam mỏ M
theo khu vực
82
2
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SVTH: NGUYỄN LỮ VÂN HÀ
DANH SÁCH HÌNH ẢNH
TT
Nội dung
Trang
1.1 Vị trí bể trầm tích Cửu Long
8
1.2
Vị trí lô 09-1 trong bể Cửu Long
9
1.3
Sơ đồ phân bố mỏ M bể Cửu Long
9
1.4
Cột địa tầng – thạch học tổng hợp mỏ M
16
1.5
Bản đồ đứt gãy chính bể Cửu Long
18
1.6
Sơ đồ phân vùng kiến tạo bể Cửu Long
19
1.7
Mặt cắt ngang trũng chính bể Cửu Long
21
1.8
Phản xạ vitrinit Ro (%) bể trầm tích Cửu Long
27
2.1
Mặt cắt địa chấn dọc mỏ M, qua các giếng khoan M-6X, 5X,
35XP
37
2.2
Mặt cắt địa chấn ngang qua các giếng khoan M-20P, 5X và 27P
38
2.3
Bản đồ cấu tạo theo tầng phản xạ SH-8
39
2.4
Bản đồ cấu tạo theo tầng phản xạ SH-7
40
2.5
Tương quan giữa các thông số vật lý đá tầng Oligoxen trên mỏ
M
48
2.6
Kết quả minh giải tài liệu ĐVLGK M-5X
55
2.7
Kết quả minh giải tài liệu ĐVLGK M-6X
56
4.1
Sơ đồ phân cấp trữ lượng
69
4.2
Bình đồ tính trữ lượng vỉa sản phẩm 28-1
73
3
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: KSC. LÊ ĐÌNH LĂNG
4.3
Bình đồ tính trữ lượng vỉa sản phẩm 28-2
74
4.4
Bình đồ tính trữ lượng vỉa sản phẩm 29-1
75
4.5
Bình đồ tính trữ lượng vỉa sản phẩm 29-2
76
4.6
Mặt cắt địa chất qua các giếng khoan M-6X, M-5X
77
4
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SVTH: NGUYỄN LỮ VÂN HÀ
MỞ ĐẦU
Dầu mỏ và khí thiên nhiên là một loại khoáng sản quý hiếm, không tái tạo, là
nguồn năng lượng và nguyên liệu quý giá cho nhân loại nói chung và Việt Nam
nói riêng. Ngành công nghiệp dầu khí đã trở thành một lĩnh vực mũi nhọn và có
vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, hiện nay ở nước ta dầu mỏ là
mặt hàng xuất khẩu hàng đầu, đóng góp khoảng ¼ tổng ngân sách nhà nước.
Trong những mỏ dầu khí đã và đang khai thác ở Việt Nam thì mỏ Bạch Hổ là mỏ
dầu lớn nhất được phát hiện trên thềm lục địa Việt Nam do Vietsovpetro điều
hành, mỏ được đưa vào khai thác từ năm 1986. Hiện nay mỏ đang ở cuối giai
đoạn khai thác thứ 3 và theo dự tính đến năm 2025 thì mỏ sẽ được khai thác hết.
Tuy nhiên trong giai đoạn đất nước đang tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại
hóa như hiện nay thì nhu cầu về năng lượng là rất lớn, do vậy bên cạnh việc mở
rộng khai thác cũng như việc gia tăng hệ số thu hồi dầu nhằm tăng sản lượng dầu
thì không ngừng phải tìm kiếm thăm dò, nghiên cứu các cấu tạo mới nhằm xác
định các cấu tạo có triển vọng dầu khí. Công tác tìm kiếm – thăm dò dầu khí trên
thềm lục địa Việt Nam ngày càng mở rộng nhất là ở bể Cửu Long, một số cấu tạo
mới có triển vọng dầu khí đã được phát hiện như Mèo Trắng, Gấu Trắng, cấu tạo
M. Do đó, việc nghiên cứu cấu trúc địa chất, đánh giá tiềm năng dầu khí và tính
trữ lượng dầu khí của cấu tạo triển vọng là vấn đề hết sức quan trọng.
Vì lí do trên em đã chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành địa
chất dầu khí của mình là: “Đánh giá trữ lượng dầu và khí hòa tan cho đối
tượng Oligoxen trên khu vực Nam mỏ M, Lô 09-1 thuộc bể Cửu Long”.
Mục đích của khóa luận là nghiên cứu cấu trúc địa chất, xác định trữ lượng
dầu khí dựa trên các tài liệu địa chấn, địa chất, kết quả thử vỉa, khảo sát PLT,
minh giải tài liệu ĐVLGK, phân tích mẫu lõi và chất lưu vỉa.
Cấu trúc của khóa luận bao gồm các chương mục chính sau:
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục hình vẽ
Danh mục bảng biểu
5
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: KSC. LÊ ĐÌNH LĂNG
Mở đầu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Cấu trúc chi tiết được đưa ra trong phần mục lục.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Lữ Vân Hà
6
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SVTH: NGUYỄN LỮ VÂN HÀ
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT MỎ M,
LÔ 09-1 THUỘC BỂ TRẦM TÍCH CỬU LONG
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Bể trầm tích Cửu Long là một bể trầm tích Kainozoi nằm ở phía Đông Nam
Việt Nam (Hình 1.1), trải dài từ vĩ độ 90 đến 110 Bắc với diện tích khoảng 36.000
km2. Bể nằm trên thềm lục địa phía Nam Việt Nam và một phần đất liền thuộc
khu vực cửa sông Cửu Long. Bể có hình bầu dục vồng ra về phía biển và nằm
dọc theo bờ biển Vũng Tàu – Bình Thuận. Bể Cửu Long được xem là bể trầm
tích khép kín điển hình của Việt Nam. Tuy nhiên nếu tính theo đường đẳng dày
trầm tích 1000 m thì bể có xu hướng mở về phía Đông Bắc, phía biển Đông hiện
tại. Bể Cửu Long tiếp giáp với đất liền về phía Tây Bắc, ngăn cách với bể Nam
Côn Sơn về phía Đông Nam bởi đới nâng Côn Sơn, phía Tây Nam là đới nâng
Khorat – Natura và phía Đông Bắc là đới cắt trượt Tuy Hòa ngăn cách với bể Phú
Khánh. Bể bao gồm các lô 9, 15, 16, 17 và một phần các lô 1, 2, 25 và 31. Bể
được bồi lấp chủ yếu bởi trầm tích lục nguyên Kainozoi, chiều dày lớn nhất của
chúng tại trung tâm bể có thể đạt tới 7 – 8 km.
Bể Cửu Long đã được đấu thầu với sự tham gia của nhiều nhà thầu khác
nhau như VIETSOVPETRO, PVEP, PETRONAS, CONOCO, JVPC, riêng khu
vực nghiên cứu thuộc lô 09-1 trũng chính của bể Cửu Long (Hình 1.2) do Liên
doanh Việt-Nga Vietsovpetro thăm dò khai thác. Trong lô 09-1 bao gồm nhiều
mỏ lớn mà tiêu biểu là mỏ Bạch Hổ và các mỏ nhỏ mới được phát hiện như Gấu
Trắng, Mèo Trắng và mỏ M (Hình 1.3).
7
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: KSC. LÊ ĐÌNH LĂNG
Hình 1.1. Vị trí bể trầm tích Cửu Long
8
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SVTH: NGUYỄN LỮ VÂN HÀ
Hình 1.2. Vị trí lô 09-1 trong bể Cửu Long
Hình 1.3. Sơ đồ phân bố mỏ M trong bể Cửu Long
9
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: KSC. LÊ ĐÌNH LĂNG
1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ NHÂN VĂN
1.2.1. Kinh tế
1.2.1.1. Vị trí kinh tế
Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bà Rịa – Vũng
Tàu được Trung ương xác định là cửa ngõ của vùng với nhiều tiềm năng phong
phú. Vị trí địa lý cộng với sự ưu đãi của thiên nhiên, Bà Rịa – Vũng Tàu đã trở
thành vùng kinh tế lớn của cả nước, hướng mạnh vào xuất khẩu và tiếp cận tham
gia hội nhập quốc tế từ rất sớm, đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp.
Đây là cơ cấu kinh tế hợp lý được giữ vững trong suốt thời gian qua, riêng ngành
công nghiệp chiếm tỷ trọng 75 – 80% trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh.
1.2.1.2. Đời sống kinh tế
Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh được thiên nhiên ưu đãi, dựa vào tài nguyên thiên
nhiên như dầu khí, hoạt động du lịch tỉnh đã đạt được một số thành tựu sau:
- Nền kinh tế của tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao, liên tục trong 10 năm, cơ
cấu kinh tế hợp lý và chuyển dịch đúng hướng.
- Tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân 15,8%/năm, gấp đôi mức tăng
bình quân của cả nước, ngành công nghiệp tăng bình quân 11%/năm, dịch vụ
tăng 17,9%/năm, nông nghiệp tăng 5,3%/năm.
- Đời sống của nhân dân được nâng cao, ổn định sản xuất, đóng góp được
nhiều cho ngân sách nhà nước. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn trong 10 năm lại
đây là 31 nghìn tỷ đồng. Đặc biệt 2 năm 2001 – 2002 vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh
huy động ở mức cao (năm 2001 trên khoảng 8000 tỷ đồng, năm 2002 trên 13
nghìn tỷ đồng).
Hiện nay, Bà Rịa – Vũng Tàu đóng góp 30 – 50% vào tổng ngân sách nhà
nước, thu nhập GDP bình quân đầu người đạt trên 3000 USD/năm.
Có thể nói thành phố là hạt nhân trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và
trung tâm đối với vùng Nam Bộ.
10
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SVTH: NGUYỄN LỮ VÂN HÀ
1.2.2. Nhân văn
1.2.2.1. Đặc điểm dân cư
Dân số tại thời điểm điều tra năm 2000 là 821.000 người, mật độ dân số 416
người/km2, trong đó dân tập trung ở các thành phố, thị trấn là 271.549 người.
Mật độ trung bình: 349,8 người/km2, riêng Vũng Tàu là 912,5 người/km2.
Dân tộc: Chủ yếu là người Kinh, ngoài ra có các dân tộc khác như Hoa,
Châu Ro, Mường, Tày.
1.2.2.2. Đời sống văn hóa xã hội
Cùng với phát triển kinh tế, các vấn đề an sinh xã hội trong vùng cũng đạt
được những bước tiến đáng kể. Những thành phố trẻ nhanh chóng trở thành đầu
mối phát triển thương mại, dịch vụ, tài chính, xúc tiến đầu tư, khu công nghiệp
và là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục cho các tỉnh
vùng Đông Nam Bộ. Về công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đã phát triển
theo chiều hướng ngày càng gia tăng, số lượng đào tạo thường năm sau cao hơn
năm trước; loại hình đào tạo cũng đa dạng, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư.
Số lượng trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tăng nhanh theo đà phát triển
kinh tế.
Trong đó, thành phố Vũng Tàu có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật vừa
đông về số lượng (hàng chục ngàn người), vừa được đào tạo rất đa dạng từ các
nguồn khác nhau, có đủ trình độ để tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế
giới.
1.3. CÁC THÀNH TẠO ĐỊA CHẤT
Khu vực nghiên cứu thuộc lô 09-1 nằm trong trũng chính của bể Cửu Long.
Địa tầng của lô cũng tương tự như của bể trầm tích Cửu Long. Trên cơ sở các kết
quả tài liệu minh giải địa chấn, ĐVLGK, tài liệu mẫu lõi... cho thấy khu vực
nghiên cứu nói riêng và bể Cửu Long nói chung gồm các phân vị địa tầng trầm
tích có tuổi từ trước Kainozoi cho tới Đệ Tứ.
Cột địa tầng tổng hợp mỏ M được mô tả ở hình 1.B.3, gồm các thành tạo địa
chất sau:
11
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: KSC. LÊ ĐÌNH LĂNG
1.3.1. Móng trước Kainozoi
Trên bình đồ cấu trúc, mặt móng ở khu vực cấu tạo M có cấu trúc đơn
nghiêng, kéo dài tuyến tính và nghiêng dần từ phía Bắc xuống phía Nam. Theo
tài liệu thăm dò địa chấn, mặt móng ở khu vực này chìm sâu xuống đến chiều sâu
tuyệt đối (CSTĐ) 5400 m ở phía Bắc và CSTĐ 6650 m ở phía Nam và bị chia cắt
bởi hai đứt gãy nghịch lớn chạy gần như song song với nhau theo phương Đông
– Bắc. Tại khu vực cấu tạo M chưa có giếng khoan nào được khoan vào móng.
1.3.2. Oligoxen dưới, Điệp Trà Cú (Р31 )
Trên mặt cắt địa chấn, trầm tích điệp Trà Cú nằm giữa hai tầng phản xạ
SH-11 và SH-BSM. Theo kết quả minh giải tài liệu địa chấn 3D, cấu tạo M có
cấu trúc khép kín dạng vòm trong tầng SH-11 với kích thước khá nhỏ, chưa có
giếng khoan nào khoan đến tầng Oligoxen dưới.
Theo kết quả khoan ở các khu vực lân cận, các thành tạo của điệp Trà Cú
chủ yếu là các tập sét argillit, bột kết và cát kết xen kẽ nhau cùng với một vài
phân lớp mỏng sét vôi và than. Chúng được thành tạo trong điều kiện môi trường
sông hồ. Trong lát cắt của điệp đôi khi bắt gặp các thành tạo có nguồn gốc núi
lửa, với thành phần của chúng chủ yếu là pocfit diabaz, gabro-diabaz và tuf
bazan.
1.3.3. Oligoxen trên, Điệp Trà Tân (Р32)
Trầm tích điệp Trà Tân nằm bất chỉnh hợp lên các thành tạo của điệp Trà Cú.
Trên mặt cắt địa chấn, trầm tích của điệp nằm giữa hai tầng phản xạ SH-7 và SH11. Trầm tích của điệp chủ yếu là sự xen kẽ các lớp sét kết và bột-cát kết tướng
đồng bằng châu thổ, sông hồ, bồi tích gần bờ và vũng vịnh. Trầm tích điệp Trà
Tân có tuổi Oligoxen muộn, được xác định theo kết quả phân tích cổ sinh các
mẫu mùn khoan của giếng khoan M-1X, 5X do VPI và Viện Địa chất thực hiện
(2012, 2015) bởi lần đầu tiên xuất hiện hóa thạch Verrutricolporites
pachydermus, Cicatricosisporites dorogensis, Jussiena spp và sự phong phú các
tàn dư thực vật đặc trưng như Verrutricolporites pachydermus.
Sự khác biệt của các tập sét kết điệp Trà Tân là ở chỗ chúng chứa hàm lượng
vật chất hữu cơ cao, đặc biệt trong phần giữa của điệp (Tập D). Chúng đồng thời
12
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SVTH: NGUYỄN LỮ VÂN HÀ
là tầng sinh rất tốt và là tầng chắn cho các vỉa dầu khí nằm bên dưới. Các vỉa cát
kết trong lát cắt của điệp này nằm xen kẹp với các lớp sét argillit có tính thấm
chứa khá tốt, chúng là các đối tượng tiềm năng để thăm dò dầu khí ở bể Cửu
Long.
Căn cứ vào thành phần thạch học, lát cắt điệp này có thể chia ra ba phần.
Trong phần trên của lát cắt (SH-7 đến SH-8), trầm tích chủ yếu gồm sự xen
kẽ giữa các lớp cát kết hạt mịn đến trung bình với sét kết màu nâu, nâu tối, nâu
đen. Theo kết quả minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan và thử vỉa, trong lát
cắt giếng khoan đã phát hiện ra một loạt các tầng cát kết có tính thấm chứa khá
tốt, đây là các đối tượng tìm kiếm dầu khí tiềm năng trong bồn trũng Cửu Long
và là các đối tượng chứa sản phẩm chính của mỏ M.
Do tất cả các giếng khoan trong phạm vi cấu tạo M chỉ khoan đến tầng SH-8
nên đặc trưng địa tầng thạch học của lát cắt từ SH-8 đến SH-11 được xác định
tương tự theo lát cắt của các giếng khoan ở phía Tây Bắc mỏ Bạch Hổ và giếng
khoan TGT-1X ở cấu tạo Tê Giác Trắng.
Theo kết quả liên kết giếng khoan, phần giữa của điệp Trà Tân (từ SH-8 đến
SH-10) bao gồm chủ yếu là các tập sét dày màu đen, xám đen xen kẹp với các
phân lớp mỏng bột kết và cát kết. Trong lát cắt đôi chỗ còn bắt gặp các lớp mỏng
đá vôi và than nâu.
Phần dưới của lát cắt (từ SH-10 đến SH-11) chủ yếu là cát kết hạt mịn đến
hạt thô, màu nâu tối, hoặc nâu đen, đôi chỗ gặp các lớp cuội kết, dăm kết. Cấu
tạo M có cấu trúc khép kín trong tầng SH-10 theo kết quả minh giải tài liệu địa
chấn 3D.
1.3.4. Mioxen dưới, Điệp Bạch Hổ (N11)
Trầm tích điệp Bạch Hổ với tổng chiều dày khoảng 1000 – 1500 m, phát
triển rộng khắp lô 09-1 và trong khu vực nghiên cứu. Chúng bắt gặp trong tất cả
các giếng khoan ở khu vực các cấu tạo M, Gấu Trắng, Bạch Hổ và Rồng. Trầm
tích của điệp phủ bất chỉnh hợp góc lên các thành tạo của điệp Trà Tân. Theo tài
13
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: KSC. LÊ ĐÌNH LĂNG
liệu địa chấn, lát cắt của điệp này nằm giữa các tầng phản xạ địa chấn SH-3 và
SH-7.
Trầm tích của điệp lắng đọng trong các điều kiện đồng bằng châu thổ (có
mặt các mảnh hữu cơ loại 1 – 2), sông hồ (có mặt bào tử phấn hoa loại
Botryococcus spp, Pediastrum spp…), vũng vịnh, bồi tích biển nông gần bờ (giàu
hóa thạch của các loại tảo biển như Aptrodinium spp…). Theo kết quả phân tích
cổ sinh địa tầng các mẫu mùn khoan của giếng M-1Х, 5X trong lát cắt điệp này
chứa các hóa thạch Ammonia spp…, rất giàu hóa đá bào tử phấn loại Acrostichum
aureum, Crassoretitriletes nanhaiensis, Osmundacidites spp..., do vậy trầm tích
của điệp này có tuổi Mioxen sớm.
Tại khu vực cấu tạo M, chiều dày trầm tích điệp Bạch Hổ thay đổi trong
khoảng từ 984 m (M-1Х) ở phía Bắc đến 1055 m (M-6X) ở phía Nam. Chúng
bao gồm các lớp cát kết có màu từ vàng nhạt đến nâu tối xen kẹp với các lớp sét
màu xám hoặc vàng đỏ. Trên cơ sở thành phần thạch học, lát cắt của điệp Bạch
Hổ được chia ra hai phần: trên và dưới.
Phần dưới (SH-5 đến SH-7), theo kết quả mô tả mẫu mùn khoan và mẫu lõi,
phần này chủ yếu là cát kết và bột kết xen kẹp với các lớp sét kết màu xám tối,
xám đến xám vàng, xám đỏ. Cát kết có màu xám sáng, hạt mịn đến trung bình,
chọn lọc trung bình, bán mài mòn, gắn kết bởi xi măng sét (Hình 1.4). Theo kết
quả minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan và thử vỉa trong lát cắt các giếng
khoan phát hiện một loạt các vỉa cát kết có tính thấm chứa tốt, đây là các đối
tượng tìm kiếm dầu khí tiềm năng trong bể Cửu Long và là các đối tượng chứa
sản phẩm tại mỏ M.
Phần trên (SH-3 đến SH-5), chủ yếu là các lớp sét dày màu xám, xám xanh
xen kẹp với hàm lượng tăng dần theo chiều sâu các lớp bột kết và cát kết. Tại
phần trên cùng của lát cắt phân bố tập sét kết rotalit, là tập sét phân bố rộng khắp
trên toàn bồn trũng Cửu Long (Hình 1.4). Theo tài liệu địa vật lý giếng khoan ở
phần này không có các vỉa có tiềm năng dầu khí.
14
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SVTH: NGUYỄN LỮ VÂN HÀ
1.3.5. Mioxen giữa, Điệp Côn Sơn (N12)
Trầm tích của điệp Côn Sơn chủ yếu là cát kết hạt trung đến thô, bột kết xen
kẹp với các lớp sét kết đa màu, đôi chỗ bắt gặp các tập than mỏng. Ở khu vực cấu
tạo M, theo kết quả khoan, tổng chiều dày trầm tích của điệp từ 950 – 1000 m.
Trầm tích của điệp này được thành tạo trong môi trường bồi tích sông, đầm hồ,
đồng bằng ven bờ. Chúng gần như nằm ngang và hơi uốn lượn theo nóc điệp
Bạch Hổ, đơn nghiêng về phía Nam. Kết quả liên kết địa tầng cho thấy trầm tích
của điệp nằm giữa SH-2 và SH-3 trên mặt cắt địa chấn.
Theo kết quả khoan, tài liệu carota khí và kết quả phân tích mẫu mùn khoan,
trong lát cắt của điệp Côn Sơn ở khu vực này không chứa các vỉa có tiềm năng
dầu khí.
1.3.6. Mioxen trên, Điệp Đồng Nai (N13 )
Trầm tích điệp Đồng Nai phân bố khắp bể Cửu Long. Trong khu vực cấu tạo
M, theo kết quả khoan, carota khí và tài liệu phân tích mẫu mùn khoan, trầm tích
điệp Đồng Nai có chiều dày từ 690 – 1240 m, gồm chủ yếu là cát kết hạt trung –
thô màu xám sáng, đôi chỗ màu nâu hoặc xanh lá – nâu xen kẹp với các lớp sét
và bột. Trong lát cắt điệp này không có các vỉa có tiềm năng dầu khí.
1.3.7. Plioxen + Đệ tứ, Điệp Biển Đông - (N2 + Q)
Trầm tích của điệp này chủ yếu là cát bở rời, hạt mịn đến trung bình, xen kẽ
với các lớp sét. Sét có màu xám, rất giàu các mảnh vụn và hóa thạch sinh vật
biển và glauconit. Trầm tích lắng đọng trong các điều kiện biển nông, ven bờ,
một vài nơi còn phát hiện có cả đá vôi. Trầm tích của điệp phổ biến khắp bể, gần
như nằm ngang và thoải dần về phía Đông. Chiều dày của điệp này khoảng
600 m. Theo kết quả khoan, trong lát cắt trầm tích điệp Biển Đông ở khu vực
nghiên cứu không có các tầng chứa dầu khí.
15
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: KSC. LÊ ĐÌNH LĂNG
Hình 1.4. Cột địa tầng-thạch học tổng hợp mỏ M
16
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SVTH: NGUYỄN LỮ VÂN HÀ
1.4. KIẾN TẠO
1.4.1. Các hệ thống đứt gãy của bể Cửu Long
Ở bể Cửu Long tồn tại các hệ thống đứt gãy theo phương Đông Bắc – Tây
Nam, Á Đông – Tây, Tây Bắc – Đông Nam và Bắc – Nam trong đó hướng Đông
Bắc – Tây Nam là phương chủ đạo (Hình 1.5).
+ Hệ thống đứt gãy phương Đông Bắc – Tây Nam: Gắn liền với quá trình tạo
rift, là yếu tố chính khống chế đới trung tâm Rồng – Bạch Hổ. Các đứt gãy có
biên độ dịch chuyển trong Oligoxen dưới trong khoảng 200 – 1000 m và tăng dần
600 – 1500 m vào đầu Oligoxen muộn rồi lại giảm xuống 100 – 200 m vào cuối
Oligoxen và đầu Mioxen.
+ Hệ thống đứt gãy Đông – Tây: Hệ thống này có tuổi hoạt động trẻ hơn
phân cắt các đứt gãy của hệ thống Đông Bắc – Tây Nam. Nhiều chỗ đã quan sát
rõ hiện tượng dịch chuyển ngang theo mặt trượt Đông – Tây. Các đứt gãy hệ
thống này phổ biến ở các lô 16 và 17, biên độ dịch chuyển có thể đạt tới 200 –
1000 m vào Oligoxen và giảm dần vào Mioxen.
Ngoài các hệ thống đứt gãy chính trên, bể Cửu Long còn tồn tại các hệ thống
đứt gãy mang tính địa phương sau:
Hệ thống đứt gãy Tây Bắc – Đông Nam: Hệ thống này chỉ phát hiện ở lô 15
với biên độ nhỏ 200 – 800 m vào trước Mioxen sau đó giảm dần.
Hệ thống đứt gãy Bắc – Nam: Là các đứt gãy nằm ở khu vực Bắc của bể với
biên độ nhỏ và chiều dài thường dưới 10km.
Hệ thống đứt gãy đồng trầm tích: Thường xảy ra cùng thời gian với quá trình
trầm tích, các đứt gãy này có chiều dài không quá 4 – 5 km.
Hệ thống đứt gãy sau trầm tích: Chiếm đa số ở bể Cửu Long, chúng có chiều
dài lớn và biên độ từ vài trăm mét đến 2000 m. Các đứt gãy này tập trung phía
Tây bể Cửu Long ít hơn phía Đông và Đông Bắc.
Các hệ thống đứt gãy chính có biên độ lớn tạo nên các đới nứt nẻ trong khối
nhô móng làm tăng độ rỗng, độ thấm của tầng móng và tầng móng trở thành tầng
chứa quan trọng của bể Cửu Long. Ngoài ra sau khi tích tụ dầu khí đã được hình
17
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: KSC. LÊ ĐÌNH LĂNG
thành nhưng do quá trình kiến tạo, các đứt gãy hoạt động mạnh mẽ xuyên cắt qua
bẫy nên dầu khí trong bẫy sẽ dịch chuyển đi chỗ khác, nơi có điều kiện thuận lợi
để chứa nó.
Tóm lại, đứt gãy vừa có thể đóng vai trò trong tạo bẫy chứa và chắn dầu khí,
nhưng nó lại vừa có thể đóng vai trò phá hủy. Do đó việc nghiên cứu kiến tạo cho
vùng hay một cấu tạo là công việc hết sức quan trọng phục vụ cho công tác tìm
kiếm – thăm dò.
Hình 1.5. Bản đồ đứt gãy chính bể Cửu Long
1.4.2. Phân chia, mô tả các đơn vị kiến tạo bể Cửu Long
Việc phân chia các đơn vị cấu tạo được dựa trên đặc điểm cấu trúc địa chất
của từng khu vực với sự khác biệt về chiều dày trầm tích và thường giới hạn bởi
những đứt gãy hoặc hệ thống đứt gãy có biên độ đáng kể. Nếu coi bể Cửu Long
là đơn vị cấu trúc bậc 1 thì trong bể Cửu Long chia ra các cấu trúc bậc 2 gồm:
Trũng phân dị Bạc Liêu; Trũng phần dị Cà Cối; Đới nâng Cửu Long; Đới nâng
Phú Quý; Trũng chính bể Cửu Long; Sườn nghiêng Tây Bắc; Sườn nghiêng
Đông Nam; Trũng Đông Bắc; Trũng Tây Bạch Hổ; Trũng Đông Bạch Hổ; Đới
nâng Trung Tâm; Đới nâng phía Tây Bắc; Đới nâng phía Đông; Đới phân dị Tây
Nam và Đới phân dị Đông Bắc (Hình 1.6).
18
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SVTH: NGUYỄN LỮ VÂN HÀ
Lô 09-1 thuộc trũng chính bể Cửu Long. Đây là phần lún chìm chính của bể,
chiếm tới ¾ diện tích của bể, gồm các lô 15, 16 và một phần các lô 01, 02,
09 và 17.
Theo đường đẳng dày trầm tích 2 km thì trũng chính Cửu Long thể hiện rõ
nét là một trung khép kín dạng hình trăng khuyết với vòng cung hướng ra phía
Đông Nam. Toàn bộ triển vọng dầu khí của bể Cửu Long đều tập trung ở vùng
này. Vì vậy cấu trúc của trũng được nghiên cứu khá chi tiết và được phân ra
thành các đơn vị cấu trúc nhỏ hơn như một bể thực thụ. Các đơn vị bậc 3 bao
gồm: trũng Đông Bắc, trũng Tây Bạch Hổ, trũng Đông Bạch Hổ, sườn nghiêng
Tây Bắc, sườn nghiêng Đông Nam, đới nâng Trung Tâm, đới nâng phía Bắc, đới
nâng phía Đông, đới phân dị Đông Bắc, đới phân dị Đông Nam (Hình 1.7).
Hình 1.6. Sơ đồ phân vùng kiến tạo bể Cửu Long
(Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam)
19