Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

tiểu luận cao học Thực trạng bảo vệ bản quyền sách điện tử ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.77 KB, 16 trang )

MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
M.Gorky đã từng nói: “Việc phát minh ra sách là một trong những kỳ công vĩ đại
và phức tạp nhất của xã hội ”.
Việc phát minh ra sách là một điều kì diệu và sự tồn tại của nó cũng được ví như
một phép màu. Nói đến sách là nói đến những gì tinh hoa nhất, trí tuệ nhất. Sách được ví
như chiếc “bình quý” của nhân loại chứa đựng cả kho tàng tri thức, “là con tàu tư duy
vượt qua sóng nước thời gian và trân trọng chở những hàng hoá quý giá từ thế hệ này
sang thế hệ khác” (P. Bê cơn ).
Biết được giá trị quan trọng này của sách nên tất cả các quốc gia trên thế giới luôn
trân trọng và có đầu tư lớn vào hoạt động xuất bản để làm ra những cuốn sách phục vụ
nhu cầu của độc giả. Sách ngày càng được quan tâm, được xuất bản với hình thức phong
phú đa dạng, không chỉ còn dừng lại chỉ là những cuốn sách bằng giấy, sách ra đời dưới
dạng số hóa, được gọi là sáchđiện tử, với những tính năng ưu việt, đánh sấu bước phát
triển cách mạng trong hoạt động xuất bản. Tuy nhiên, cùng với sự ra đời đó, hàng loạt
khó khăn đến với sách điện tử, điển hình nhất là vấn đề bản quyền, hiện đang là vấn đề
nhức nhối, là rào cản cho sự phát triển của loại sách này.
Trên cơ sở nhận thức được tiềm năng phát triển của sách điện tử, cùng với tầm
quan trọng của vấn đề bảo vệ bản quyền với sách nói chung và đối với sách điện tử nói
riêng. . Là sinh viên đang học tập tại khoa Xuất bản – Học viện Báo chí và Tuyên truyền,
một biên tập viên tương lại, với những kiến thức đã được học, những tài liệu đã thu thập,
cùng tình yêu với sách tác giả đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng bảo vệ bản quyền sách
điện tử ở Việt Nam hiện nay”.
Với bài tiểu luận này, tác giả mong muốn đi sâu khai thác, tìm hiểu và hơn thế nữa
là có thể đưa ra một vài giáp pháp với hy vọng có thể góp một phần công sức của mình
vào quá trình làm khởi sắc hoạt động động xuất bản sách điện tử ở nước ta hiện nay.

1


II. Mục đích nghiên cứu


Khi chọn nghiên cứu đề tài này, tác giả muốn phân tích thực trạng bảo vệ bản
quyền sách ở nước ta hiện nay. Đặc biệt là đi sâu nghiên cứu, phân tích thực trạng vấn đề
bảo vệ bản quyền sách điện tử nhằm chỉ ra những bất cập, đề xuất những giải pháp khắc
phục để đẩy mạnh việc xuất bản sách điện tử nói riêng và hoạt động xuất bản sách ở Việt
Nam nói chung.
III.

Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Bài tiểu luận xoay quanh các vấn đề về bản quyền, việc bảo vệ bản quyền

sách điện tử ở Việt Nam.
IV.

Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận sử dụng những bài giảng của Th Th.s Vũ Thùy Dương, Giảng viên khoa
Xuất bản – Học viên Báo chí và Tuyên truyền.
Sử dụng tài liệu của các môn học khác như sách “Biên tập sách chuyên ngành tập
1” của PGS. TS Trần Văn Hải (chủ biên)
Tìm hiểu nghiên cứu tài liệu
Sử dụng phương pháp logic, tổng hợp, phương pháp thống kê, phân tích.
V. Kết cấu
A. Mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu đề tài
III. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài
IV. Phương pháp nghiên cứu.
V. Kết cấu
B. Nội dung
2



Chương 1. Cơ sở lý luận
Chương 2. Thực trạng bản quyền sách điện tử ở Việt Nam
Chương 3. Giải pháp cải thiện thực trạng bảo vệ bản quyền sách điện tử ở Việt
Nam.
C. Kết luận

NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
1.

Bản quyền

Bản quyền theo Tiếng Anh là copyright. Đây là thuật ngữ được các quốc gia theo
hệ thống pháp luật Anh-Mỹ (án lệ) dùng chỉ cho quyền phi vật thể đối với các tác phẩm
trí tuệ.
Theo Từ điển Tiếng Việt 2011 do G.s Hoàng Phê làm chủ biên: “Bản quyền gồm
quyền tác giả và quyền sở hữu sản phẩm trí tuệ, được luật pháp quy định” (G.s Hoàng
Phê, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, H. 2011, tr41)
2.

Vi phạm bản quyền là sao chép lại hay là lưu chuyền tác phẩm của người

khác mà không xin phép, trái phép hoặc không ghi rõ nguồn và tên tác giả chính thức.
Thậm chí trầm trọng là có thể công bố thêm hay gây hiểu lầm là các công trình đó là của
mình sáng tạo ra (đạo văn, đạo nhạc). Đây được xem là vi phạm quyền tác giả sở hữu trí
tuệ.

3.


Sách

3


Theo Từ điển Tiếng Việt 2011 do G.s Hoàng Phê làm chủ biên: “Sách là tập hợp
một số lượng nhất định những tờ giấy có chữ in, đóng gộp lại thành quyển”. (G.s Hoàng
Phê, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, H. 2011, tr1083).
Theo Lý luận Nghiệp vụ Xuất bản của PGS. TS Trần Văn Hải chủ biên: “Sách là
sản phẩm văn hóa chứa đựng các tác phẩm văn hóa, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần
để lưu trữ, truyền bá các giá trị văn hóa tinh thần rộng rãi trong xã hội và từ thế hệ này
cho thế hệ khác”. (PGS.TS Trần Văn Hải, Lý luận Nghiệp vụ Xuất bản, NXB Văn hóa –
Thông Tin, H.2007, tr12).
Như vậy, Sách về mặt nội dung là các sản phẩm văn hóa vật chất và tinh
thần. Tuy nhiên về mặt hình thức, sách ngày nay không còn cố định trong khái niệm chỉ
là tập hợp những tờ giấy có chữ in, đóng thành quyển nữa, hình thức sách ngày nay có
thay đổi, được cấu thành từ nhiều dạng vật liệu khác nhau, theo các phương thức chế tác
khác nhau, tùy thuộc vào môi trường sống và sự phát triển của khoa học công nghệ.
4.

Sách điện tử

Theo Xuất bản sách điện tử do Th.s Vũ Thùy Dương chủ biên: “Sách điện tử là
loại sách xây dựng dưới dạng tệp, tập hợp đa dạng các tính năng giao tiếp ưu việt của văn
bản điện tử với người đọc; được sử dụng thông qua các thiết bị kỹ thuật hiện đại như:
máy tính cá nhân, thiết bị đọc điện tử”. (Th.s Vũ Thùy Dương, Xuất bản sách điện tử, Hà
Nội, 2007).
Sách điện tử là một loại hình sách mới của thời đại thông tin, là sách của thời
đương đại và tương lai. Sự ra đời của sách điện tử cũng là bước phát triển cách mạng

trong hoạt động xuất bản. So với các xuất bản phẩm điện tử khác, sách điện tử đòi hỏi
công nghệ sản xuất phức tạp, công phu hơn. Các xuất bản phẩm điện tử khác chủ yếu
dùng để giải trí, cập nhật thông tin… còn sách điện tử là công cụ để học tập, nghiên cứu.
Từ nhiều góc độ, sách điện tử được phân loại thành những loại khác nhau. Hiện
nay có các dạng sách điện tử phổ biến là sách điện tử trên mạng, sách điện tử CD –
ROM,
4


sách điện tử sử dụng các thiết bị cầm tay, băng phần mềm đọc trên các thiết bị
công nghệ.
II. Thực trạng bản quyền sách điện tử ở Việt Nam
1. Sách điện tử ở Việt Nam
Sách điện tử (ebook) ở Việt Nam ra đời như một xu thế tất yếu, với nhiều ưu điểm
mà sách giấy không thể có được, sách điện tử ngày càng được bạn đọc ưa chuộng. Một
máy đọc ebook khoảng 300g, có thể chứa hàng ngàn, chục ngàn đầu sách, tương đương
với cả một thư viện. Sử dụng sách điện tử, ngoài việc đọc thông thường, người đọc có thể
nghe lời đọc, xem phim minh họa, tương tác với sách như chỉ cần chạm vào dòng chữ
mình thích là có thể đưa lên mạng xã hội, thảo luận trực tiếp với những người đang đọc
cùng cuốn sách, tra cứu thông tin trực tiếp ví dụ như đọc Hồ Chí Minh toàn tập, chỉ với
một lần “click” nhẹ, bạn có thể đọc toàn bộ tiểu sử, những tác phẩm văn học, hình ảnh
của Người, thậm chí là cả trích đoạn điện ảnh về Bác.
Hiện nay, cùng với sự phát triển về công nghệ, sự phổ biến của thiết bị di động,
sách điện tử cũng ngày một quen thuộc hơn. Trên thế giới, rất nhiều hãng công nghệ đã
kiếm được tiền tỷ từ sách điện tử, mà điển hình là Amazon. Ở Việt Nam, sách điện tử đã
trở thành một thị trường tiềm năng, được đông đảo các Nhà xuất bản (NXB) quan tâm và
đầu tư.
Nói về sách điện tử, ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử chia
sẻ: “Sách điện tử đang trở thành xu thế tất yếu của cuộc sống hiện đại bởi thời gian của
người dùng ngày càng eo hẹp. Văn hóa đọc thụt lùi trong khi văn hóa nghe nhìn, game

lên ngôi. Người dùng đòi hỏi những trải nghiệm mới, đơn giản nhưng hiệu quả hơn”.
Đồng tình với nhận định trên, ông Trần Trung Thành - Giám đốc Công ty cổ phần
dịch vụ trực tuyến Vinapo cho rằng: “Sách điện tử không đơn thuần là một xu thế, nó còn
là triển vọng, là tương lai của ngành xuất bản, đi cùng với sự phát triển nhanh chóng của
các thiết bị, điện thoại thông minh giá rẽ và các tiện ích nổi trội của loại hình này”.
5


Theo thống kê mới nhất của Vụ Thư viện, số người đọc sách thường xuyên hiện
chỉ chiếm 30%, số thỉnh thoảng chiếm tới 44% và 26% còn lại hoàn toàn không có thói
quen này. Nguyên nhân khiến độc giả ngày một thờ ơ với sách chính là giá đắt, vận
chuyển cồng kềnh và không thể đọc mọi nơi, mọi lúc… E-book giải quyết tối ưu tất cả
những nhược điểm ấy.
2. Vấn đề bản quyền sách điện tử ở Việt Nam
Được đánh giá là một xu thế, thị trường tiềm năng, tương lai của ngành xuất bản.
Tuy nhiên, sách điện tử ở Việt Nam phát triển vẫn chưa thật sự xứng tầm, chưa được như
kì vọng của ngành gửi gắm. Bởi lẽ, vấn đề bản quyền của sách điện tử đang trở nên nhức
nhối, là rào cản cho sự phát triển của loại sách này.
Hiện tại, trên thị trường Việt, hầu hết các nhà sách và hãng phát hành lớn như
Alpha Books, First News, Nhã Nam, Chi Books... đều đã hợp tác với các hãng sách điện
tử để phát hành ấn bản. Theo ước tính của Alezaa, đã có gần 2000 cuốn sách được phát
hành dưới dạng sách điện tử với số lượt tải khoảng 34.000. Ngoài ra, thế hệ sách mới
được tích hợp nhiều phương tiện thể hiện như hình ảnh, audio, video, biểu đồ....sẽ giúp
cho kiến thức và văn bản trở nên trực quan, dễ hiểu, dễ nhớ hơn. Người đọc còn có thể
chia sẻ nội dung sách cho bạn bè qua email và các mạng xã hội (facebook, Twitter).
Những công nghệ này được nhận định là đặc biệt phù hợp cho sách giáo dục, một mảng
sách mà xã hội đang có nhu cầu rất lớn. Việt Nam đang hướng tới việc phát hành sách
ebook có bản quyền. Đó là một hướng đi mới cho thị trường sách tại Việt Nam hiện nay.
Sách điện tử có giá chỉ bằng 30-40% giá sách in, có nhiều đơn vị chào giá sách điện tử
trong giai đoạn đầu chỉ bằng 10% giá bìa. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẵn sàng để bỏ

tiền ra mua ebook có bản quyền như vậy khi mà ebook miễn phí bày ra trước mắt họ.
Theo đánh giá của Cục Xuất bản, trong bối cảnh xuất bản sách giấy có nhiều khó
khăn như hiện nay, việc phát triển dòng sách điện tử là một hướng đi mới, một thị trường
hấp dẫn và sẽ có những bước phát triển mạnh trong khoảng 5 năm tới tại VN. Tuy người
tiêu dùng có thái độ khá tích cực, song vấn đề lớn nhất của thị trường xuất bản điện tử
6


chính là bản quyền. Đó còn chưa kể vấn nạn e-book lậu, không bản quyền đang được
“phá giá” hoặc bị các cư dân mạng hồn nhiên chia sẻ miễn phí trên rất nhiều diễn đàn.
Bà Nguyễn Thị Nga - Đại diện Công ty cổ phần phát hành sách TP Hồ Chí Minh
Fahasa cho biết: “Đối với Việt Nam hiện nay, thị trường sách điện tử rất nhỏ (so với
mảng sách in vẫn còn phát triển khá mạnh), bởi đối với sách điện tử vẫn còn một số rào
cản. Đơn cử như vấn đề thương thảo hợp đồng mua bán bản quyền giữa đối tác giữ bản
quyền và công ty phân phối sách đối với lĩnh vực nội dung số. Đây ắt hẳn là điều còn khá
mới mẻ ở Việt Nam”.
Hiện nay, việc bảo vệ bản quyền sách nói chung và sách điện tử nói riêng vẫn ở
trong bế tắc, ý thức về bản quyền tại Việt Nam tuy có được cải thiện trong những năm
gần đây nhưng thực sự vẫn chưa cao sẽ là một trở ngại khác cho các nhà xuất bản. Điều
này gây thiệt hại kinh tế rất lớn đối với các đơn vị làm sách, vì chi phí sản xuất một đầu
sách trọn gói hiện nay ngót hàng trăm triệu VND (tiền mua bản quyền, tiền dịch, tiền xin
giấy phép, biên tập, in ấn, PR truyền thông…). Công đoạn sản xuất một cuốn sách cũng
mất trung bình 6 tháng (tìm kiếm sách, tìm mua bản quyền, làm hợp đồng bản quyền, tổ
chức dịch, biên tập, dàn trang, thiết kế, xin giấy phép, in ấn, quảng bá sách…) nhưng sau
khi có sách giấy, việc làm e-book tung lên mạng chỉ mất vẻn vẹn vài ngày. Với việc phát
tán rộng rãi các các e-book trên, đơn vị làm sách bị thất thu nặng với số lượng độc giả
mua sách giấy bị co hẹp. Chưa kể nguồn thu từ các khoản e-book trên các công cụ đọc
sách điện tử hiện đại như Ipad, Kindle, điện thoại di động… cũng bị mất trắng.
E-book lậu phát tán rộng rãi trên những trang web chia sẻ hay trên những trang
mạng công cộng là kẻ thù to lớn của ngành sách và là bài toán đau đầu của giới phát hành

sách cùng người viết sách. Thay vì mất một khoản tiền vài chục nghìn để mua một cuốn
sách, bằng một cú click, bạn có chính cuốn sách đó, không tốn, hoặc có chăng chỉ là vài
nghìn đồng. Theo ông Trần Xuân Phương, Giám đốc Alezaa: “Nguồn phát tán ebook lậu
hiện nay chủ yếu là đến từ các website về sách, dù rằng ý tưởng tốt khi muốn chia sẻ kiến
thức đến đông đảo bạn đọc trong nước nhưng với cách làm như hiện nay là tự ý thực
7


hiện, sao chép các sách có bản quyền đã làm hại đến không chỉ người làm sách giấy mà
cả những người kinh doanh ebook chân chính. Việc sử dụng ebook có bản quyền, tức là
phải chi trả cho hình thức sách điện tử vẫn chưa quen thuộc với người dân Việt Nam. Rất
nhiều người có tư tưởng sẵn sàng bỏ thời gian tìm kiếm, cài đặt… để đọc những bản
ebook lậu, có rất nhiều lỗi”.
Nói tới e-book lậu, không ít đơn vị xuất bản trong nước hiện nay như Trẻ, Kim
Đồng, Nhã Nam, Bách Việt, Chibooks, Đông A… đều phải lắc đầu ngao ngán vì phần
lớn sách của họ đều bị “luộc” công khai và được tung lên mạng làm thành sách điện tử,
phát tán rộng rãi. Có thể liệt kê một số “kẻ cướp bịt mặt” đình đám như www.ethuvien.com/forums, www.360books.com, www.vnthuquan.net, www.ebook4u.vn,www.
ebook.edu.vn, www.download.com.vn/ebook, www.vietnamwebsite.net/ebook, www.loi
dich.com/library, www.vn-zoom.com/f371, www.wattpad.com... Trong đó, mỗi trang
web hoặc diễn đàn này thường thu hút trung bình 500.000 thành viên, điều đó đồng nghĩa
với việc ngần đó người đã sử dụng trái phép sản phẩm của các đơn vị trên mà không phải
trả tiền hoặc chỉ trả một số tiền rất ít so với giá trị thực của cuốn sách. Và đối tượng thu
lời chính đương nhiên là những chủ nhân website giấu mặt này. Đã có rất nhiều cuốn
sách nổi tiếng trở thành nạn nhân của vấn nạn này như “Rừng Nauy”, “Biên niên ký”,
“Chim vặn dây cót” của nhà văn Nhật Haruki Murakami; “Kitchen”, “Vĩnh biệt
Tugumi” của Yoshimoto Banana được Nhã Nam; “Không thể chuộc lỗi” của First
News mua bản quyền và ấn hành ngay lập tức có mặt trên trang web e-books.com.
Hiện nay, các công ty phát hành sách luôn “toát mồ hôi hột” vì sách in vừa mới ra
tuần trước, tuần sau sách ebook đã có thể có mặt trôi nổi trên các trang web ảnh hưởng
rất lớn đến số lượng phát hành của họ. Đó là chưa kể đến số tiền đâu tư để phát hành một

cuốn sách ra thị trường rất lớn (từ 70 - 100 triệu đồng, bao gồm tiền mua bản quyền, xin
giấy phép, dịch, biên tập, in ấn, PR truyền thông…) và khoảng nửa năm chuẩn bị gần như
đổ xuống sông xuống biển.

8


Riêng đối với những tác phẩm văn học dịch các công ty phát hành sách hay các
nhà xuất bản đều phải mua bản quyền, khi bên giữ bản quyền phát hiện ra tình trạng
ebook và sách lậu ở Việt Nam, sách sẽ bị yêu cầu dừng phát hành, gây thiệt hại không
nhỏ cho các công ty phát hành sách.
Sách lậu không bảo đảm về chất lượng cả hình thức và nội dung, lại có gắn
logo của NXB, điều đó cũng gây thiệt hại không nhỏ cho NXB về mặt uy tín thương
hiệu. Đối với độc giả, thiệt hại thường khó thấy, nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến thói quen
tiêu dùng, là chỉ thích hàng rẻ mà không biết do đâu mà rẻ, lại không biết là đang góp
phần tiếp tay cho những người làm sách lậu cướp thành quả lao động của tác giả cũng
như những người góp phần làm nên cuốn sách. Tiêu thụ sách giả là góp phần trực tiếp
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác. Mà quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam thì
dường như còn có vẻ xa lạ với nhiều người.
Thế nhưng, không phải ai cũng ý thức được rằng việc tải những ebook trên mạng
gây nhiều ảnh hưởng xấu như vậy. Một bộ phận không nhỏ những người thường xuyên
tải ebook trên mạng cũng không biết rằng những ebook đó chính là sách lậu. Hoặc đơn
giản, họ không quan tâm đến tác hại của việc “tải lậu” này.
Có độc giả chia sẻ rằng: “Các trang web đâu có nói sách được đăng lên là sách bản
quyền hay không bản quyền? Chúng tôi chỉ quan tâm đến tài liệu mà chúng tôi cần có
thôi chứ không quan tâm đến việc đó là sách có hay không có bản quyền”.
Nói về thực trạng này, nhà văn Dili cho biết: “Tôi đã quen sống trong tình trạng
sách bị in lậu rồi, lậu đủ đường, từ sách in cho đến ebook. Vấn đề sách lậu đã nhờn rồi,
tôi không còn cảm giác búc xúc như lúc đầu nữa. Đến giờ chỉ biết... bó tay nhìn thôi”.
Bà Nguyễn Lệ Chi – Giám đốc Chibooks chia sẻ: “sách lậu gây thiệt hại kinh tế rất

lớn cho các đơn vị làm sách vì chi phí sản xuất một đầu sách trọn gói hiện nay trung bình
từ 80 - 100 triệu đồng. Công đoạn sản xuất một cuốn sách mất trung bình nửa năm nhưng
ngay sau khi sách giấy “ra lò”, việc biến thành e-book tung lên mạng chỉ mất vẻn vẹn vài

9


ngày. Với việc phát tán rộng rãi các e-book lậu kể trên, đơn vị làm sách bị thất thu nặng
khi số lượng độc giả mua sách giấy bị co hẹp”.
Theo bà Đinh Hương – Đại diện Công ty sách Bách Việt: từ hơn 2 năm trước, 80%
sách Bách Việt (chủ yếu là sách văn học TQ dành cho giới trẻ) đã bị làm e-book trái phép
và phát tán trên mạng.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hà – PGĐ Công ty Phương Đông chia sẻ: hầu hết các sách
do Phương Đông xuất bản đều bị làm e-book không xin phép và ngang nhiên đưa lên
nhiều website.
Bà Nguyễn Quỳnh Trang – Đại diện Công ty sách Nhã Nam thừa nhận: mặc dù
biết rất nhiều sách của họ bị làm lậu và phát tán nhưng công ty đành bó tay bởi tính chất
khó kiểm soát của môi trường internet và ý thức tôn trọng bản quyền của người Việt hiện
tại rất thấp.
Theo TS Vũ Mạnh Chu, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch): “Kinh doanh các tài sản trí tuệ như vậy là thiếu tôn trọng và bất chấp pháp
luật, đạo đức kinh doanh. Điều quan trọng hơn là nhận thức nói chung của cộng đồng
đang ở giai đoạn phổ cập nên ý thức tôn trọng bản quyền tác giả vẫn ở chừng mực nhất
định. Đặc biệt, những cá nhân, tổ chức dù đã hiểu biết nhưng vẫn cố tình vi phạm pháp
luật về bảo vệ quyền tác giả là rào cản cho việc thực thi có hiệu quả quyền tác giả trong
thực tế”.
Vấn đề lớn nhất của thị trường xuất bản điện tử là bản quyền khi mỗi quyển sách
thực chất chỉ là một tập tin không lớn. Khi đã đến tay người mua, nhà xuất bản sẽ khó
kiểm soát được việc người mua có chia sẻ với người khác hay không. Và theo các nhà
xuất bản, một khi eBook đã được phát tán rộng rãi, lượng phát hành của sách in sẽ giảm

sút và ảnh hưởng đến doanh thu của họ.
Nhiều nỗ lực đã được các nhà xuất bản và phân phối đưa ra như gắn thêm các dữ
liệu bản quyền ẩn vào sách, đánh dấu bản quyền điện tử... nhưng eBook vẫn được chia sẻ
ngày một nhiều qua Internet. Là một trong những đơn vị tiên phong trong việc phát triển
10


dòng sách điện tử, song cho đến nay, Alpha Books vẫn chưa có giải pháp triệt để nào để
ngăn chặn tình trạng “đọc chùa”.
Công ty cổ phần sách Bách Việt cho biết: Từ hơn 2 năm trước, 80% sách của công
ty này đã bị làm sách điện tử trái phép và phát tán trên mạng. Bách Việt đã gửi công văn
đến các đơn vị chủ quản, các diễn đàn để can thiệp và ngăn chặn nhưng không có kết quả.
Đặc biệt Bách Việt từng gửi công văn đề nghị trang www.aulac.vn (trực thuộc công ty
Smart Media) đề nghị giải thích về việc sử dụng trái phép cuốn truyện Liệt hỏa như ca ở
dạng sách điện tử với mỗi lần thu phí là 2000 đồng. Nhưng Smart Media vẫn làm lơ
không phản hồi và vẫn tiếp tục kinh doanh tác phẩm này như cũ.
Đại diện nhà sách Chibooks cũng cho biết, hầu hết sách Chibooks đều bị làm sách
điện tử lậu, đặc biệt là sách thuộc bộ Percy Jackson và sách của tác giả Rachel Gibson.
Trước tình hình ấy, họ cũng chỉ biết viết mail đề nghị các admin từ các trang sách trên
tháo gỡ nhưng không mấy hiệu quả.
Trước thực trạng này, các cơ quan quản lý đã vào cuộc, có nhiều biện pháp xử lí về
hành chính, tuy nhiên vấn đề không mấy được cải thiện. Ebook vẫn được chia sẻ đều đặn
theo lịch xuất bản qua torrent. Nhiều diễn đàn mới, bí mật được mở ra và thu nạp thành
viên có chọn lọc để tránh các tác giả hay đại diện nhà xuất bản trà trộn. Các diễn đàn này
không chỉ chia sẻ sách mà còn hướng dẫn cách “dọn sạch” các dữ liệu bản quyền trước
khi chia sẻ sách.
Với vấn nạn này, tất cả các đơn vị xuất bản, phát hành sách điện tử đang rất tha
thiết mong các cơ quan chức năng giúp đỡ điều tra và ngăn chặn, để bảo vệ các sản phẩm
văn hóa mà họ tốn rất nhiều công sức và tài chính để làm ra.
III.


Giải pháp nâng cao bảo vệ bản quyền sách điện tử ở Việt Nam hiện nay

1.

Đối với cơ quan quản lý

11


Hoàn thiện các văn bản luật quy định về xuất bản phẩm điện tử nói chung, sách
điện tử nói riêng. Từ đó thiết lập hành lang pháp lý sát với thực tế, tạo điều kiện thúc đấy
cho ngành xuất bản điện tử hiện đang dần phổ biến.
Cần có những quy định chặt chẽ, cụ thể và chi tiết hơn nữa về việc xử phạt
các hành vi xâm phạm bản quyền. Đưa ra hình thức xử phạt cứng rắn, cương quyết và
mạnh hơn so với trước. Đối với những hành vi vi phạm nghiêm trọng, không chỉ còn
dừng lại ở mức xử phạt hành chính mà có thể nâng lên thành mức khởi tố hình sự.
Cơ quan quản lý nhà nước cần hướng dẫn, khuyến khích và theo dõi trong việc hợp
tác xuất bản sách điện tử để hỗ trợ về mặt pháp lý để cho sách điện tử phát triển một cách
tốt nhất.
Thành lập một hội đồng riêng về bảo vệ bản quyền sách nói chung và sách điện tử
nói riêng.
Có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực sách
điện tử để họ có thể tập trung đầu tư hơn nữa các nguồn lực cho xuất bản sách điện tử.
Tích cực vào cuộc, điều tra thông qua những thông tin đăng ký mua, qua địa chỉ IP,
sẽ có thể lần được ra nơi đặt máy chủ, địa chỉ cụ thể để xử lý nghiêm khắc xử lý các đối
tượng vi phạm.
Nhà nước nên sớm xem xét quy định một định dạng, quy trình xuất bản điện tử
chung để các doanh nghiệp có thể thực hiện theo một chuẩn nhất định thay vì tình trạng
“trăm hoa đua nở” như hiện nay. Từ đó sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý.

2. Đối với đơn vị xuất bản, phát hành
Sử dụng mật mã, thẻ, dấu hiệu riêng chặn từ trong nội dung. Bên cạnh đó, các giải
pháp quản lý các quyền số, nhận dạng nội dung, độc giả có thể đọc nhưng không thể
copy, không thể in.
Đưa ra giá cả hợp lý, đảm bảo hài hòa giữa quyền tác giả và quyền của người sử
dụng.
12


Nâng cao chất lượng sản phẩm là cách tốt nhất để chống lại sách lậu.
Chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tác hại của việc đọc sách điện tử lậu
đến với bạn đọc, vận động cả xã hội chung tay đẩy lùi vấn nạn này. Đồng thời, kêu gọi
bạn đọc ủng hộ sách có bản quyền của các nhà xuất bản, đơn vị phát hành.
Ký hợp đồng ủy thác quyền bảo vệ thông tin với Hiệp hội Quyền sao chép Việt
Nam.

KẾT LUẬN
Sách là cánh cửa mở ra tri thức, là con đường nhanh nhất dẫn ta đến với thế giới
bên ngoài. Bởi thế mà sách luôn chiếm một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của
chúng ta. Sách được coi là kì quan thứ chín, là kho tri thức của nhân loại. Hãy thử tưởng
tượng nếu thế giới không có sách thì nền văn minh của loài người sẽ đi đến đâu, nguồn tri
thức vô giá được tích lũy có còn được trao truyền lại cho các thế hệ?
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, sách ngày nay
không chỉ còn tồn tại ở dạng những cuốn sách giấy nữa, hình thức sách ngày càng được
cải biến phong phú, đa dạng, thể hiện tính ưu việt, mang lại sự hài lòng nhất cho độc giả.
Cùng với những tiến bộ vượt bậc về mặt công nghệ đó, sách điện tử ra đời, mở ra những
bước phát triển mới cho ngành xuất bản của nhân loại. Nắm bắt được xu thế ấy, sách điện
tử ở Việt Nam ra đời, dần chiếm được tình cảm của bạn đọc, hứa hẹn là một thị trường
triển vọng. Tuy vậy, do tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, sách điện tử
vẫn chưa thực sự phát triển đúng với tiềm năng. Cho nên, cần có sự quan tâm đặc biệt

hơn với sách điện tử, cần có sự quản lý, có những quy định chặt chẽ, có sự đầu tư hơn
nữa để sách điện tử phát triển, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy ngành xuất bản
Việt Nam nói riêng, xuất bản thế giới nói chung ngày càng đi lên, đưa những nguồn tri

13


thức quý giá đến với độc giả ngày một nhiều hơn nữa. Dù đã cố gắng song tiểu luận còn
nhiều thiếu xót, kính mong thầy cô đánh giá, giúp đỡ để đề tài có thể hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả: Ngô Thị Vân Anh

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Trần Văn Hải (2007), Lý luận nghiệp vụ xuất bản, NXB Văn hóa –
Thông tin, Hà Nội.
2. Ths. Vũ Thùy Dương (2007), Xuất bản sách điện tử, Hà Nội.
3. Luật xuất bản năm 2012
4. Gs. Hoàng Phê (2011), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
5. Các websiste: http//: www.baomoi.com
http//: www.wikipedia.org
http//: www.dantri.com.vn

14


15


MỤC LỤC
Trang


16



×