Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay – thực trạng và giải pháp
MỤC LỤC
Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay – thực trạng và giải pháp
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay – thực trạng và giải pháp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã và đang đưa nhân loại
tiến xa hơn nữa, có sự nhảy vọt về mọi mặt, cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội. Đất nước đang trong quá trình hội nhập sâu rộng với nền kinh tế các nước
trong khu vực. Chúng ta đang từng bước đổi mới nhằm nâng cao đời sống vật chất
cũng như tinh thần cho nhân dân. Kinh tế vĩ mô đã vạch rõ những vấn đề phát sinh
từ thực tiễn như: thất nghiệp, lạm phát, môi trường, các tệ nạn xã hội… đang thực
sự cần phải quan tâm và được giải quyết. Trong công cuộc đổi mới của nước ta
hiện nay, thất nghiệp và các chính sách giải quyết việc làm vẫn luôn là vấn đề
nóng bỏng và không kém phần bức bách, được toàn xã hội quan tâm. Hơn thế,
cuộc khủng hoảng kinh tế đã và đang diễn ra trên toàn cầu lại càng đẩy thất
nghiệp lên cao, thậm chí tới mức báo động. Ngay cả những nước là đầu
tàu của nền kinh tế thế giới cũng không thoát khỏi tình trạng đáng buồn
trên, như Mỹ, Anh, Pháp… Bởi bất kỳ một quốc gia nào, dù nền kinh tế
có phát triển đến đâu đi chăng nữa thì vẫn tồn tại thất nghiệp, đó là vấn
đề không thể tránh khỏi, chỉ có điều thất nghiệp ở mức thấp hay cao mà
thôi. Ở Việt Nam hiện nay, thất nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp cũng
đang là vấn đề nóng được Đảng, nhà nước và các cấp các ngành hết
sức quan tâm. Bởi hậu quả của tình trạng thất nghiệp đã và đang tác
động nhiều đến đời sống kinh tế xã hội của cả nước. Cho dù bảo hiểm
thất nghiệp đã được triển khai từ ngày 01- 01- 2009, song do nhiều lần
triển khai và rơi đúng vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế, nền chính sách
bảo hiểm thất nghiệp và quá trình tổ chức thực hiện chính sách không
thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Đây cũng chính là lý do mà nhóm
lựa chọn đề tài “ Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam- thực trạng và giải
pháp” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
+ Làm rõ những vấn đề lý luận về thất nghiệp và bảo hiểm thất
3
Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay – thực trạng và giải pháp
nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường.
+ Đánh giá thực trạng chính sách và tổ chức thực hiện chính
sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam trong thời gian vừa qua.
+ Đề xuất giải pháp và kiến nghị về những vấn đề có liên quan
đến chính sách và tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở
nước ta.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề thất nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp trong
nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: Các chính sách và tổ chức thực hiện chính sách bảo
hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp tìm kiếm thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
5. Nội dung nghiên cứu
Chương I: Thất nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp trong điều kiện kinh tế thị
trường
Chương II: Thực trạng bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Chương III: Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển bảo hiểm thất nghiệp ở
Việt Nam
Do những hạn chế về kiến thức thực tế cũng như nguồn tài liệu, bài nghiên
cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm em rất mong sẽ nhận được những
ý kiến chỉ bảo, đóng góp từ phía thầy cô và bạn đọc để hoàn thiện hơn nữa đề tài
nghiên cứu của mình. Nhóm em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Bảo
hiểm trường Đại học Kinh tế quốc dân, đặc biệt là thầy giáo, PGS.TS Nguyễn Văn
Định đã tận tình giúp đỡ chúng em hoàn thành chủ đề nghiên cứu này.
Hà nội, tháng 4 năm 2013
4
Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay – thực trạng và giải pháp
CHƯƠNG I: THẤT NGHIỆP VÀ BẢO HIỂM THẤT
NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1. Thất nghiệp trong nền kinh tế thị trường, nguyên nhân và hậu quả
1.1.1. Thất nghiệp trong nền kinh tế thị trường
1.1.1.1. Thất nghiệp và tình hình thất nghiệp
Bảng 1.1. Tỉ lệ thất nghiệp của Việt Nam trong những năm 2008 - 2011
Năm 2008 2009 2010 2011
Thành thị 4,56 4,6 4,43 3,6
Nông thôn 1,53 2,29 2,27 1,71
(Nguồn: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
Thực trạng thất nghiệp của Việt Nam trong những năm gần đây:
- Năm 2008:
• Tỉ lệ thất nghiệp của VN ở vào khoảng 4,56%
• Số người mất việc khoảng 667.000 người lao động từ nước ngoài trả về
trước thời hạn.
• Hàng vạn người bị nợ lương, không có tiền thưởng.
• Xuất khẩu lao động gặp nhiều khó khăn.
• Năm 2008, tổng việc làm mới được tạo ra chỉ là 800.000 so với khoảng 1,3
triệu việc làm mới được tạo ra trong năm 2007.
• Nhiều doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã cắt giảm lao động.
• Tăng trưởng DGP giảm từ 8,5%( 2007) xuống còn 6,23%.
- Năm 2009
• Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi KV thành thị là 4,6% và tỷ lệ thiếu việc làm
trong độ tuổi KV nông thôn đã ở mức 6,3%.
• Cả nước có 133.262 lao động bị mất việc làm- chiếm 18% lao động làm việc
trong các doanh nghiệp.
5
Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay – thực trạng và giải pháp
• 40,348 lao động ở các làng nghề bị mất việc làm và khoảng 100.000 người phải .
• Giảm giờ làm, nghỉ luân phiên.
• Tỷ lệ thất nghiệp theo nhóm tuổi.
• Trình độ chuyên môn kỹ thuật.
• Tình trạng hôn nhân.
• Dân số không hoạt động kinh tế.
- Năm 2010
• Tỷ lệ thất nghiệp năm 2010 của lao động trong độ tuổi là 2,88%, trong đó
khu vực thành thị là 4,43%, khu vực nông thôn là 2,27%.
• Tỷ lệ thiếu việc làm năm 2010 của lao động trong độ tuổi là 4,5, trong đó
khu vực thành thị là 2,04%, khu vực nông thôn là 5,47%.
• Lực lượng lao động trong độ tuổi từ 15 tuổi trở lên là 50,51 triệu người.
- Năm 2011
• Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2011 là 2,27%.
• Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2011 là
3, 34%.
• Tỷ lệ thất nghiệp tại Hà Nội năm 2011 đạt mức 4,3%.
• Tại tp HCM, trong năm 2011 đã có 104.300 người đến Trung tâm giới
thiệu việc làm thành phố đăng ký thất nghiệp, trong đó có 87.500 người đã nhận
quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Đánh giá thực trạng nói chung:
• Sau khủng hoảng kinh tế năm 2008
Số người mất việc làm năm 2008 khoảng 667000 người, 3000 người lao động
từ nước ngoài phải về nước trước thời hạn. Theo Bộ Lao Động, tỷ lệ thất nghiệp của
Việt Nam khoảng 4,65%. Tức là khoảng hơn 2 triệu lao động không có việc làm.
Danh sách các doanh nghiệp giải thể, tạm ngưng hoạt động, thu hẹp sản xuất ngày
6
Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay – thực trạng và giải pháp
càng dài thêm.
Tỷ trọng lao động thất nghiệp của nữ giới là 57,5%, còn của nam giới là
42,5%.
• Năm 2009: Đây là năm đầu tiên Chính Phủ thực hiện chính sách đóng bảo
hiểm thất nghiệp, nhằm bù đắp một phần thu nhập cho người lao động bị mất việc
làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, đồng thời tạo điều kiện để họ có cơ hội tìm
được việc làm trong thời gian sớm nhất.
Theo báo cáo của Bộ Lao Động – Thương binh và xã hội, đến cuối năm 2009,
cả nước đã có 133 262 lao động bị mất việc làm – chiếm 18% lao động làm việc
trong các doanh nghiệp có báo cáo, chưa kể 40 348 lao động ở các làng nghề bị mất
việc làm và khoảng 100 000 người phải giảm giờ làm, nghỉ luân phiên.
Tỷ trọng lao động thất nghiệp nữ và nam lần lượt là 50, 2% và 49, 8%.
Tỷ lệ thất nghiệp chung là 4, 66%, tỷ lệ thiếu việc làm của Việt Nam ở mức 5,
1%. Đáng chú ý, tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn lên tới 6, 1%, còn khu vực thành
thị là 2, 3%.
•Năm 2010:
Tỷ lệ thất nghiệp chung giảm 0, 02%. Tại cuộc họp báo ngày 31/12, Tổng cục
thống kê cho biết, lực lượng lao động trong độ tuổi của nước ta năm 2010 khoảng
46, 21 triệu người, tăng 2, 12% so với năm 2009. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp năm
2010 là 2, 88%
•Năm 2011:
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công
bố, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2011 là 2, 27%.
•Năm 2012:
Theo số liệu Tổng cục thống kê vừa công bố hôm nay (24/12), năm 2012, tỷ lệ
thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 1, 99%, giảm so với mức 2, 27% năm 2011.
Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi tại khu vực thành thị là
3, 25%, khu vực nông thôn là 1, 42% ( năm 2011 các tỷ lệ tương ứng là: 2,22%;
7
Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay – thực trạng và giải pháp
3,60%; 1,60%).
Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2012 là 2,8%, trong đó
khu vực thành thị là 1,58%, khu vực nông thôn là 3,35%.
Tổng cục Thống kê cho hay, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc
làm năm 2012 giảm nhẹ so với các tỷ lệ tương ứng của năm 2011 nhưng tỷ lệ
lao động phi chính thức năm 2012 tăng so với một số năm trước, từ 34, 6% năm
2010 tăng lên 35,8% năm 2011 và 36,6% năm 2012. Kinh tế trong nước tiếp tục
gặp khó khăn, dẫn đến không ít doanh nghiệp làm ăn thua lỗ phải giải thể hoặc
hoạt động cầm chừng. Tình trạng đó đã khiến một lượng lớn lao động lâm vào
cảnh thất nghiệp.
Theo thông tin từ Trung tâm Giới thiệu việc làm TP Hồ Chí Minh, từ đầu năm
đến nay đã có 116.322 người lao động đăng ký thất nghiệp, tăng 33,34% so với
cùng kỳ năm 2011 và cao hơn số người thất nghiệp cả năm 2011. Trong đó gần 90
nghìn người đã được nhận trợ cấp thất nghiệp với tổng số tiền 814 tỷ đồng. Do đó,
vấn đề bức thiết đặt ra hiện nay là sớm có các giải pháp để từng bước kiềm chế sự
gia tăng thất nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, thất nghiệp tăng quá cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực
đến sự phát triển của nền kinh tế. Ðiều cốt yếu là phải vạch ra được một kế hoạch
dài hạn, mang tầm chiến lược với những cơ chế, chính sách hợp lý đi kèm trong
từng giai đoạn cụ thể mới tạo ra khả năng hạn chế, giảm thiểu thất nghiệp trong
từng thời điểm khác nhau. Thành phố cần chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên
cứu, rà soát để xác định rõ loại hình thất nghiệp nào là cơ bản và có ảnh hưởng nặng
nề nhất đối với vấn đề an sinh xã hội thì tập trung tìm hiểu để đề ra các biện pháp
trợ giúp, tháo gỡ đúng, trúng vấn đề để có hiệu quả cao.
Ðể khắc phục được các nguyên nhân đó, thành phố cần triển khai thực hiện
một loạt các giải pháp về định hướng nghề nghiệp; tư vấn nghề nghiệp và giới thiệu
việc làm, tổ chức sàn giao dịch việc làm; phát triển thông tin thị trường lao động;
đổi mới công tác dạy nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu thực tế trước mắt và lâu
dài; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo lại và tạo điều kiện cho người lao động
8
Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay – thực trạng và giải pháp
học tập suốt đời để không lạc hậu trước công nghệ mới và đẩy mạnh xuất khẩu lao
động. Thực hiện việc lồng ghép các chương trình mục tiêu về việc làm với các
chương trình, dự án khác nhằm nâng cao chất lượng cung, điều chỉnh cung lao động
phù hợp cầu lao động, đẩy mạnh kết nối cung - cầu và trực tiếp làm tăng quy mô
việc làm hay gián tiếp tạo ra việc làm mới.
1.1.1.2. Hiện tượng mùa thất nghiệp xảy ra hàng loạt
Mùa thất nghiệp mà một khái niệm chỉ thất nghiệp theo mùa cả những người
chưa có công việc ổn định. Hiện tượng lạ này thường xuất hiện ở khu vực có sự
thay đổi chóng mặt về mùa hoặc tập chung lượng lớn lao động eo hẹp về kỹ năng.
Theo nhà nghiên cứu nghề nghiệp Charles: tỷ lệ thất nghiệp thường xảy ra ở
những khu vực thường xuyên có sự thay đổi nhanh chóng về mùa trong năm. Thêm
vào đó, hiện tượng này cũng xuất hiện ở cộng đồng người thiếu trình độ. Những
người di cư với thời gian làm việc ngắn cùng nguồn thu không cố định cũng gây ra
hiện tượng thất nghiệp theo mùa này.
Nông nghiệp là một trong những nghề phổ biến nhất về tỷ lệ nghiệp theo mùa
do tính thời vụ của nó. Những nước thiên về nền kinh tế nông nghiệp thương phải
đối mặt với vấn nạn này cùng với đó là sự “bí” trong việc tìm hướng giải quyết.
Chung số phận với nông nghiệp là các ngành liên quan đến chế biến hoa quả công
nghiệp. Chẳng hạn như ở phía Tây Ấn Độ, nơi trồng rất nhiều loại xoài Alphonso.
Mùa hái quả thường kéo dài từ tháng ba đến tháng năm. Khoảng hai tháng đó,
những người làm nghề hái quả sẽ rất bận rộn, nhưng đến gần cuối năm họ sẽ mất
việc vì lúc đó là nhiệm vụ của các nhà máy chế biến xoài xuất khẩu. Hoặc là xoay
nghề khác để kiếm sống hoặc ngồi chờ đến vụ xoài năm sau. Đó là lý do tỉ lệ thất
nghiệp theo mùa tăng cao.
Dịch vụ cũng là ngành chịu tác động lớn của hiện tượng thất nghiệp theo mùa
này. Mỗi quốc gia lại có mùa du lịch riêng tùy thuộc vào vị trí và thời gian tốt nhất
để khách du lịch đến tham quan. Ở đỉnh cao của mùa giải, các ngành dịch vụ như
khách sạn, giải trí, vận chuyển, sản xuất thi nhau cạnh tranh, nhưng khi mùa giải kết
thúc hầu hết các nhân viên ở các ngành dịch vụ đều rơi vào tình trạng thất nghiệp.
Tương tự như ngành du lịch, nhành công nghiệp sản xuất len cũng phải đối mặt
9
Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay – thực trạng và giải pháp
với tình trạng thất nghiệp theo mùa này.
Một lượng lớn người thất nghiệp sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng và tình hình
kinh tế của quốc gia đó. Và điều duy nhất mà chính phủ có thể làm là phát trợ cấp
thất nghiệp cho người dân. Đống thời, để tránh bị ảnh hưởng bởi mùa thất nghiệp,
cấn xác đinh rõ thời vụ của công việc đang làm. Thay vì chung thành với một công
việc, hãy tìm thêm một công việc dự trù, phòng trường hợp công việc cũ không
còn phù hợp nữa. Yêu cầu ông chủ cho bạn cơ hội làm việc cả năm hoặc trợ cấp
một khoản lương thất nghiệp để bạn ổn định cuộc sống trong khoẳng thời gian tìm
kiếm công việc mới cũng là một cách hiệu quả. Nếu như bạn sở hữu một doanh
nghiệp nhỏ sản xuất các sản phẩm theo mùa, hãy chọn cách đa dạng hóa kinh
doanh, đa dạng hóa các sản phẩm hoặc cung cấp một số loại dịch vụ giảm giác
ngoài mùa chính đánh vào tâm lý mua hàng của người tiêu dùng.
1.1.2. Các khái niệm và phân loại thất nghiệp
1.1.2.1. Các khái niệm về thất nghiệp
Khái niệm người có việc làm: Người có việc làm là những người trong độ
tuổi lao động đang làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, văn hóa, xã hội…
hoặc các công việc mang tính chất tự tạo khác đem lại thu nhập cho bản thân.
Đo lường thất nghiệp:
+Tỷ lệ thất nghiệp = (số người thất nghiệp) / (lực lượng lao động) *100%
Tỷ lệ thất nghiệp là một chỉ tiêu phản ánh khái quát tình trạng thất nghiệp
của một quốc gia. Cũng vì thế mà có những quan niệm khác nhau về nội dung và
phương pháp tính toán để nó có khả năng biểu hiện đúng và đầy đủ đặc điểm
nhiều vẻ của tình trạng thất nghiệp thực tế, đặc biệt là các nước đang phát triển.
- Thời gian thất nghiệp bình quân= Ʃ ( ti.ai) /100
Trong đó: ai: tỷ trọng của nhóm người thất nghiệp thứ i.
ti: thời gian thất nghiệp của nhóm i.
- Sự thay đổi về tỷ lệ thất nghiệp và thời gian thất nghiệp theo thời gian:
Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng= tổng số ngày công làm việc thực tế*
10
Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay – thực trạng và giải pháp
100% / tổng số ngày công có nhu cầu làm việc.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động= lực lượng lao động* 100% / dân số
trưởng thành.
- Ngoài ra, ở các nước phát triển còn sử dụng chỉ số “ số giờ làm việc trong
tuần” để biểu diễn mức độ sử dụng nhân công trong một nền kinh tế.
Các khái niệm về thất nghiệp:
+ Là những người trong độ tuổi lao động có khả năng làm việc, mong muốn
làm việc nhưng lại không tìm được việc làm: nữ 18 55, nam 18 60.
Người trong tuổi lao động có 2 loại:
•Lực lượng lao động ( người có việc làm trong hoạt động kinh tế xã hội và
người không có việc làm nhưng mong muốn tìm được việc làm)
•Người ngoài lực lượng lao động như sinh viên, người bệnh tật, ốm đau,
người nội trợ,….
+ Là những người ngoài tuổi lao động = dân số - người trong tuổi lao động.
Có thể nhận thấy, những khái niệm trên có tính quy ước thống kê và có thể
khác nhau giữa các quốc gia. Do tình hình kinh tế và đặc điểm tuổi thất nghiệp có
sự khác nhau giữa các nước nên việc xác định những tiêu thức làm cơ sở xây dựng
những khái niệm trên cần tiếp tục dược thảo luận.
1.1.2.2. Phân loại thất nghiệp:
+ Theo lý do thất nghiệp:
•Tự ý bỏ việc: Là những người đang có việc làm nhưng tự ý xin thôi việc
vì lý do nào đó.
•Mất việc do doanh nghiệp cho nghỉ.
•Những người mới ra nhập lực lượng lao động nhưng chưa có việc làm:
thanh niên đến tuổi lao động, sinh viên ra trường nhưng chưa có việc.
•Những người trước đây thất nghiệp (ra khỏi lực lượng lao động) nay muốn
quay lại công việc.
Như vậy thất nghiệp mang tính thời điểm nó luôn biến đổi không ngừng theo
thời gian.Thất nghiệp kéo dài thường xảy ra trong nền kinh tế trì trệ kém phát triển
và khủng hoảng .
11
Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay – thực trạng và giải pháp
+ Theo nguồn gốc thất nghiệp:
•Thất nghiệp tự nguyện (thất nghiệp tạm thời): là thất nghiệp nảy sinh do
người lao động không chấp nhận những công việc hiện thời với mức lương và điều
kiện tương ứng.
•Thất nghiệp cơ cấu: là loại thất nghiệp phát sinh do sự mất cân đối giữa nhu
cầu sử dụng lao động và cơ cấu lao động, nguyên nhân chủ yếu do công tác đào
tạo không ăn khớp với như cầu thị trường và khả năng điều chỉnh cung của các thị
trường lao động. Khi sự lao động này kéo dài,nạn thất nghiệp trở nên trầm trọng
và kéo dài.
•Thất nghiệp chu kì (thất nghiệp do thiếu cầu): là loại thất nghiệp do nền
kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, tổng cầu giảm xuống, sản lượng giảm, cắt
giảm nhân công. Gắn liền với thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh, xảy ra ở
khắp mọi nơi mọi ngành mọi nghề.
•Thất nghiệp bắt buộc (thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường) là loại thất
nghiệp phát sinh do qui định mức tiền lương lớn hơn mức tiền lương cân bằng trên
thực tế trên thị trường lao động nên dẫn tới cầu lao động giảm.
•Thất nghiệp lâu dài :là những người khó khăn về thể chất và tinh thần, vẫn
có khả năng lao động nhưng không được thuê mướn.
+ Theo nguyên nhân thất nghiệp:
•Thất nghiệp tự nhiên (natural unemployment): là mức thất nghiệp bình
thường mà nền kinh tế trải qua, là dạng thất nghiệp không mất đi trong dài hạn,
tồn tại ngay khi thị trường lao động cân bằng. Bao gồm thất nghiệp tạm thời và
thất nghiệp cơ cấu.
- Thất nghiệp tạm thời ( fricstional unemployment) xuất hiện khi không có
sự ăn khớp về nhu cầu trong thị trường lao động.
- Thất nghiệp cơ cấu xuất hiện do sự dịch chuyển cơ cấu giữa các ngành
trong nền kinh tế hoặc sự thay đổi phương thức sản xuất trong một ngành.
•Thất nghiệp chu kỳ (cyclical unemployment): là mức thất nghiệp tương ứng
12
Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay – thực trạng và giải pháp
với từng giai đoạn trong chu kì kinh tế, do trạng thái tiền lương cứng nhắc tạo ra, là
dạng thất nghiệp sẽ mất đi trong dài hạn.
•Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển: xảy ra khi tiền lương được ấn định không
bởi các lực lượng thị trường mà cao hơn mức tiền lương thực tế cân bằng của thị
trường.
+ Theo lý thuyết hiện đại
Gồm có thất nghiệp tự nhiên, thất nghiệp tự nguyện, thất nghiệp bắt buộc.
Trong đó, thất nghiệp= thất nghiệp bắt buộc + thất nghiệp tự nguyện.
Trong trường hợp thị trường lao động cân bằng:
Thất nghiệp bắt buộc= 0.
Thất nghiêp= thất nghiệp tự nhiên.
1.1.3. Nguyên nhân và hậu quả của thất nghiệp
1.1.3.1. Nguyên nhân
a, Xét theo góc độ kinh tế vĩ mô
Kinh tế học vĩ mô đã cho chúng ta nhận thức được rõ ràng các loại hình thất
nghiệp trong nền kinh tế, gồm có thất nghiệp tự nhiên và thất nghiệp chu kì.
+ Thất nghiệp tự nhiên là loại hình thất nghiệp mà nền kinh tế luôn hướng tới
trong dài hạn. Thất nghiệp tự nhiên bao gồm các loại hình thất nghiệp sau:
- Thất nghiệp tạm thời: bắt nguồn từ sự dịch chuyển bình thường của thị
trường lao động. Một nền kinh tế vận hành tốt là nền kinh tế đảm bảo sự ăn khớp
giữa công nhân và việc làm. Nhưng trong một nền kinh tế phức tạp, chúng ta
không thể hy vọng những sự ăn khớp như vậy xuất hiện tức thì vì trên thực tế,
công nhân có những sở thích, năng lực, thuộc tính, sự tiếp cận các luồng thông tin
khác nhau. Như vậy chúng ta cần phải dự tính và phải coi một mức thất nghiệp
nhất định là cần thiết và đáng mong muốn trong xã hội hiện đại. Ví dụ, sau khi tốt
nghiệp đại học, bạn cần phải có thời gian để đi xin việc. Loại thất nghiệp này gọi
là thất nghiệp tạm thời.
- Thất nghiệp cơ cấu: quá trình chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế cũng có
13
Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay – thực trạng và giải pháp
thể gây ra thất nghiệp, nguyên nhân là do khi cơ cấu về hàng hóa thay đổi thì cơ
cấu về cầu lao động cũng thay đổi theo. Trước khi công nhân thích ứng vời điều
kiện mới, thất nghiệp cơ cấu sẽ xuất hiện. Thất nghiệp như vậy có thể được định
nghĩa là thất nghiệp gây ra do sự không ăn khớp giữa cơ cấu của cung và cầu lao
động về kỹ năng, ngành, nghề hoặc địa điểm.
- Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển: Mô hình cổ điển giả thiết tiền lương
thực tế được điều chỉnh để cân bằng thị trường lao động, đảm bảo trạng thái đầy
đủ việc làm. Điều này phù hợp với cách tiếp cận cân bằng của thị trường: giá cả
điều chỉnh để đảm bảo sự cân bằng giữa cung và cầu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy
thất nghiệp luôn tồn tại. Theo lý thuyết cổ điển, nếu tiền lương thực tế bị mắc ở
điểm cao hơn với trạng thái đầy đủ việc làm, do tiền lương cứng nhắc thì thất
nghiệp sẽ xuất hiện. Loại hình thất nghiệp đó được gọi là “thất nghiệp theo lý
thuyết cổ điển”.
+ Thất nghiệp chu kỳ được dùng để chỉ những biến động của thất nghiệp từ
năm này đến năm khác xung quanh mức thất nghiệp tự nhiên và nó gắn liền với
những biến động ngắn hạn của hoạt động kinh tế. Các nền kinh tế thường xuyên
biến động – tăng trưởng cao trong một số thời kỳ và tăng trưởng thấp trong các
thời kỳ khác và đôi lúc có thể tăng trưởng âm. Khi nền kinh tế mở rộng, thất
nghiệp chu kỳ biến mất; ngược lại, khi nền kinh tế thu hẹp, thất nghiệp chu kỳ trở
nên đặc biệt cao.
b, Xét theo góc độ nguyên nhân gắn với các loại hình thất nghiệp
Trên cơ sở những nghiên cứu về thất nghiệp và tổng hợp ý kiến của nhiều
nhà kinh tế trên thế giới, có thể phân loại những nguyên nhân thất nghiệp và đánh
giá mức độ ảnh hưởng của chúng đến từng loại hình thất nghiệp theo bảng 1:
14
Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay – thực trạng và giải pháp
Bảng 1.2. Nguyên nhân gắn với các loại hình thất nghiệp
Nguyên nhân thất nghiệp
Thất
nghiệp
tạm thời
Thất
nghiệp cơ
cấu
Thất
nghiệp nhu
cầu
* Không có thông tin về tình hình trên thị
trường lao động.
+++
* Do sự di chuyển của người lao động +++
* Tham gia thị trường lao động lần đầu +++ ++
* Tham gia lại thị trường lao động của những
người trước đây tự nguyện thất nghiệp
+++ ++
* Lạm phát ++
* Mất đất nông nghiệp do làm KCN, KCX ++ ++
* Tăng quy mô lực lượng lao động +++
* Trình độ đào tạo không phù hợp với yêu cầu
làm việc
+++
* Cơ cấu nghiệp vụ (nghề) theo vùng về số
lượng và chất lượng không phù hợp
+++
* Áp dụng công nghệ mới +++
* Thay đổi trong hệ thống giá trị + +++
* Thay đổi cơ cấu dân số +++
* Chính sách tiền lương tối thiểu của Chính phủ +++ +++
* Đình đốn nhu cầu và suy thoái kinh tế ++ +++
* Cơ chế sử dụng lao động trong khu vực nhà
nước
++ +++
* Chi phí lao động quá cao +++ +++
* Năng suất lao động thấp +++
* Do tính chất mùa vụ của sản xuất +++
(+ : ảnh hưởng ít ; ++ : ảnh hưởng vừa; +++ : ảnh hưởng nhiều)
(Nguồn: Bộ lao động - thương binh và xã
hội)
15
Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay – thực trạng và giải pháp
Trong bảng 1.2, ta thấy một nguyên nhân có thể gây ra nhiều hơn một loại
hình thất nghiệp. Ví dụ, suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế gây
ra thất nghiệp nhu cầu nhưng cũng tác động đến một số ngành và lĩnh vực kinh tế
gây ra thất nghiệp cơ cấu. Chính sách tiền lương tối thiểu theo hướng cao có thể
ảnh hưởng đến việc làm gây ra thất nghiệp cơ cấu, đặc biệt với những người tham
gia thị trường lao động lần đầu và những người chưa có tay nghề hoặc tay nghề
thấp; đồng thời làm giảm nhu cầu lao động của một số doanh nghiệp. Cơ chế cứng
trong sử dụng lao động tại doanh nghiệp nhà nước gây ra cả thất nghiệp cơ cấu và
thất nghiệp nhu cầu vì chi phí lao động quá cao, năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp nhà nước thấp.
c, Xét theo góc độ khác:
•Do suy giảm kinh tế toàn cầu: Nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất,
phải đóng cửa hoàn toàn do sản phẩm làm ra không tiêu thụ được; Kinh tế Việt
Nam vẫn phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư ngoại quốc và xuất khẩu.
•Nếp nghĩ có từ lâu trong thanh niên: Thói quen đề cao việc học để “ làm
thầy” và “ thích làm Nhà nước, không thích làm cho tư nhân” ; Một bộ phận trẻ
ngộ nhận khả năng của bản thân hoặc tự ti, không đánh giá hết khả năng của
bản thân.
•Lao động Việt Nam có trình độ tay nghề thấp: Tỷ lệ lao động được dào
tạo nghề rất thấp (khoảng 26%).
•Kỹ năng không đáp ứng được yêu cầu mới, tính chuyên nghiệp không cao.
•Lao động vẫn trong tình trạng chất lượng thấp, công việc chắp vá, không
ổn định.
• Do trình độ học vấn.
• Tỷ lệ sinh đẻ cao.
•Do cơ cấu ngành nghề không phù hợp.
•Do chính sách nhà nước.
16
Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay – thực trạng và giải pháp
1.1.3.2. Hậu quả của thất nghiệp
Thất nghiệp là vấn đề nan giải, tồn tại xuyên suốt trong quá trình phát triển
của mỗi quốc gia. Chúng ta chấp nhận một điều rằng, trong nền kinh tế của mỗi
quốc gia, luôn tồn tại ít nhất một tỉ lệ thất nghiệp, đó là tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên
mà trong dài hạn nền kinh tế luôn hướng tới, để đảm bảo cân bằng xã hội, cũng
như cung cấp nhân công khi có thêm những ngành nghề mới, hoặc thay thế một số
lao động khi họ về hưu, hoặc gặp những rủi ro trong lao động. Tuy nhiên, thất
nghiệp ở các quốc gia nói chung đều cao hơn mức thất nghiệp tự nhiên, thậm chí
là vượt xa. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế nói riêng và toàn xã
hội nói chung. Cụ thể sẽ được đề cập rõ trong phần này.
Ở góc độ vi mô, thất nghiệp làm tăng tỉ lệ tội phạm, tỉ lệ tự tử và suy giảm
chất lượng cuộc sống. Những người không có việc thường có xu hướng suy nghĩ
tiêu cực, sẽ dẫn đến sa đà vào các tệ nạn xã hội, như ma túy, cờ bạc, mại dâm. Đặc
biệt, tỉ lệ thất nghiệp chủ yếu là rơi vào những người trẻ tuổi – chủ nhân tương lai
của đất nước, điều đó sẽ dẫn tới những hậu quả xét trên góc độ vĩ mô mà chúng ta
sẽ đề cập dưới đây.
Tỉ lệ thất nghiệp cao dẫn tới GDP thấp, các nguồn lực con người không được
sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản phẩm dịch vụ.
Nhu cầu xã hội giảm, hàng hóa và dịch vụ không có người tiêu dùng, cơ hội
kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm dịch vụ và giá cả tụt giảm, cơ hội đầu tư ít.
Tình trạng thất nghiệp gia tăng tương quan với áp lực giảm lạm phát, minh
họa bằng đường Phillips.
Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã không tạo ra
những sự nhảy vọt về mọi mặt, đã đưa nhân loại tiến xa hơn nữa. Trong những
năm gần đây chúng ta đă đạt được một số thành tựu phát triển rực rỡ về khoa học
kỹ thuật, các ngành như du lịch, dịch vụ, xuất khẩu, lương thực thực phẩm sang
17
Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay – thực trạng và giải pháp
các nước v.v Tuy nhiên đằng sau những thành tựu chúng ta đă đạt được, cũng có
không ít vấn đề mà Đảng và nhà nước ta cần quan tâm như: Tệ nạn xã hội, lạm
phát, thất nghiệp Song với hạn chế của bài viết, chúng ta không phân tích kỹ
từng vấn đề đang xảy ra trong xã hội hiện nay mà sẽ đi sâu và tập chung vào vấn
đề được quan tâm hàng đầu ở đây- thất nghiệp.
Thất nghiệp- vấn đề nhức nhối của cả thế giới hiện nay. Bất kỳ một quốc
gia nào dù nền kinh tế có phát triển đến đâu đi chăng nữa thì vẫn tồn tại thất
nghiệp đó là vấn đề không tránh khỏi chỉ có điều là thất nghiệp đó ở mức độ
thấp hay cao mà thôi.Thất nghiệp kéo theo nhiều vấn đề đằng sau: dẫn đến tình
trạng làm giảm nền kinh tế, sự gia tăng của các tệ nạn xă hội như cờ bạc, trộm
cắp, làm sói mòn nếp sống lành mạnh, phá vỡ nhiều mối quan hệ và tạo ra sự lo
lắng cho toàn xã hội.
Như vậy, hậu quả của thất nghiệp đem lại là vô cùng nặng nề. Nó không chỉ
ảnh hưởng tới nền kinh tế của cả một đất nước mà còn ảnh hưởng tới từng tế bào
trong xã hội. Đặc biệt, dường như thất nghiệp là một yếu tố to lớn làm mất đi lòng
tin của người dân trên chính đất nước mình, mà cụ thể là những người trẻ tuổi và
tài năng, họ nhận thức rất rõ về vấn đề này, nên sẽ đi tìm kiếm những nơi có điều
kiện, tiềm năng để có thể phát huy khả năng của mình. Điều đó gây ra hiện tượng
chảy máu chất xám trong toàn xã hội.
1.1.4. Biện pháp giải quyết tình trạng thất nghiệp
Hiệu quả can thiệp của Chính phủ vào lĩnh vực lao động - việc làm để đảm
bảo an sinh xã hội hoặc tạo điều kiện tăng độ linh hoạt mềm dẻo của thị trường
lao động- nhằm mục tiêu việc làm đầy đủ, việc làm bền vững và có hiệu quả- phụ
thuộc trước hết vào việc đánh giá đúng những nguyên nhân gây ra từng loại hình
thất nghiệp và lựa chọn những công cụ, giải pháp phù hợp. Những biện pháp cơ
bản sau đã phần nào được thực hiện và đạt được hiệu quả:
•Cần đưa ra một cơ chế phù hợp tạo điều kiện cho thị trường lao động phát
triển. Song hành là những giải pháp tăng đào tạo cho lực lượng lao động, bao gồm
18
Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay – thực trạng và giải pháp
cả đào tạo lực lượng lao động chất xám.
•Một trong những chính sách quan trọng nhất là tiền lương, thu nhập của
người lao động. Chính sách tiền lương cần được mở theo xu hướng không quy
định mức lương khung đồng đều cho từng vị trí ở các thành phần doanh nghiệp
khác nhau, mà điều này phải để cho thị trường lao động điều tiết.
•Với độ thoáng của tiền lương, ở đâu có chất lượng lao động tốt, ở đó tiền
lương, thu nhập của người lao động sẽ cao.
•Chính sách dân số.
•Ngăn cản dân di cư từ nông thôn ra thành thị.
•Áp dụng các công nghệ thích hợp.
•Giảm độ tuổi nghỉ hưu.
•Chính phủ tăng đầu tư cho ngành kinh tế.
•Trợ cấp thôi việc, mất việc làm.
•Trợ cấp thất nghiệp.
•Bảo hiểm thất nghiệp.
Bảng 1.3 giới thiệu những công cụ, giải pháp được lựa chọn để hạn chế thất
nghiệp. Đó là những công cụ cụ thể cho từng loại hình thất nghiệp, chúng góp
phần làm giảm và thậm chí ngăn ngừa từng loại hình thất nghiệp xảy ra.
19
Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay – thực trạng và giải pháp
Bảng 1.3. Những công cụ, giải pháp được sử dụng để hạn chế thất nghiệp
Nguyên nhân thất nghiệp
Thất nghiệp
tạm thời
Thất
nghiệp cơ
cấu
Thất
nghiệp nhu
cầu
1. Những công cụ thuộc chính sách việc làm và
chính sách thị trường lao động
* Định hướng nghề nghiệp ++ ++
* Tư vấn nghề nghiệp ++ ++
* Giới thiệu việc làm, tổ chức sàn giao dịch việc làm +++
* Phát triển thông tin thị trường lao động ++ +++
* Kéo dài thời gian học nghề và nâng cao trình độ đào
tạo trung bình
+ +++
* Đào tạo và đào tạo lại +++
* Đào tạo và nâng cao năng lực hệ thống quản lý lao
động - việc làm
++ +++ ++
* Hỗ trợ DN trong việc tạo điều kiện cho người lao
động học tập suốt đời
+ +++ +
* Sử dụng Quỹ Giải quyết việc làm hỗ trợ các DN
tuyển dụng lao động là người yếu thế.
+++
* Cho vay đối với những lao động phải nghỉ việc do
những nguyên nhân từ phía DN
+ ++ ++
* Cho những người thất nghiệp, người thiếu việc làm
vay vốn để tự tạo việc làm
+++ ++
* Cho DN vay ưu đãi để mở rộng sản xuất ++ ++
* Đẩy mạnh xuất khẩu lao động + +++
* Lồng ghép các chương trình mục tiêu về việc làm
với các chương trình, dự án khác.
+ +++ +++
* Tổ chức việc làm can thiệp + +++
* Tổ chức việc làm công cộng + +++
* Hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách về lao động + +++ +++
20
Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay – thực trạng và giải pháp
- việc làm
2. Những công cụ và giải pháp khác
* Quy hoạch phát triển vùng kinh tế, ngành kinh tế +++ +++
* Cải cách DNNN ++ +++
* Ưu tiên khu vực DN vừa và nhỏ +++ +++
* Chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng
miền núi, biên giới, hải đảo, vùng nông thôn nghèo.
+ ++ +++
* Chế độ nghỉ hưu linh hoạt ++ ++
* Nghĩa vụ phục vụ quân đội, công an +++
* Chính sách tài chính và tiền tệ +++
* Chính sách tiền lương tối thiểu +++ +++
* Hội nhập kinh tế quốc tế +++ +++
( Nguồn: Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội)
Những công cụ và giải pháp đã nêu được tập hợp trong chương trình việc
làm quốc gia gồm những chính sách việc làm và chính sách thị trường lao động
cùng những chính sách khác nhằm nâng cao chất lượng cung, điều chỉnh cung lao
động phù hợp với cầu lao động, đẩy mạnh kết nối cung - cầu và trực tiếp làm tăng
quy mô việc làm hay gián tiếp tạo ra việc làm mới. Tuy nhiên, việc đánh giá trên
chỉ mang tính nghiên cứu, chúng cần được kiểm chứng và đánh giá trong thực tế
kinh tế - xã hội.
21
Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay – thực trạng và giải pháp
1.2. Những nội dung cơ bản của bảo hiểm thất nghiệp
1.2.1. Sự ra đời của bảo hiểm thất nghiệp
Ngày 29 tháng 06 năm 2006 Quốc hội nước Cộng hoà Xă hội Chủ nghĩa
Việt Nam đă thông qua Luật bảo hiểm xă hội trong đó chính sách bảo hiểm thất
nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2009. Bảo hiểm thất nghiệp
là chính sách để người thất nghiệp nhanh chóng trở lại thị trường lao động, đồng
thời chính sách bảo hiểm xă hội nhằm hỗ trợ người thất nghiệp để thay thế hoặc bù
đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị mất thu nhập do thất nghiệp.
Chính sách bảo hiểm thất nghiệp còn hỗ trợ học nghề và hỗ trợ tìm việc làm đối
với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Ngày 1.1.2009, tại Việt Nam một loại hình bảo hiểm mới đã bắt đầu có hiệu
lực nhằm bảo vệ, hỗ trợ những đối tượng lao động thất nghiệp. Đó là bảo hiểm
thất nghiệp( BHTN). Sự ra đời của loại hình bảo hiểm này thực sự là một bước
tiến lớn trong con đường phát triển của ngành bảo hiểm Việt nam nói riêng và nỗ
lực đảm bảo an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta nói chung.
BHTN ở Việt Nam ra đời gắn với giai đoạn đầy khó khăn, tồi tệ của nền
kinh tế Việt nam cũng như kinh tế thế giới; giai đoạn mà chúng ta phải chứng kiến
nhiều doanh nghiệp phá sản, hàng nghìn lao động rơi vào cảnh thất nghiệp. Sau 2
năm thực hiện, Bảo hiểm thất nghiệp đã mang lại những thành công nhất định,
cũng như tác dụng tích cực về mặt kinh tế xã hội
1.2.2. Đối tượng và phạm vi của bảo hiểm thất nghiệp
+ Người lao động: Là công dân Việt Nam giao kết các loại hợp đồng lao
động, hợp đồng làm việc sau đây với người sử dụng lao động:
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi
sáu tháng.
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi
sáu tháng.
22
Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay – thực trạng và giải pháp
- Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, kể cả những người được tuyển
dụng vào làm tại các đơn vị hành chính sự nghiệp của nhà nước trước ngày Nghị
định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ quy định về
tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp nhà
nước.
+ Người sử dụng lao động: Có sử dụng từ 10 người lao động trở lên tại doanh
nghiệp, cơ quan, tổ chức sau:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ
trang nhân dân.
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề
nghịêp, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức
chính trị - xă hội và tổ chức xă hội khác.
- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Lụât Doanh nghiệp, Luật Đầu tư.
- Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp
tác xã.
- Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử
dụng và trả công cho người lao động.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh
thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước
quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên có quy định khác.
1.2.3. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
1.2.3.1. Nguồn hình thành
- Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất
nghiệp.
- Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng
bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất
nghiệp.
- Hàng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công
23
Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay – thực trạng và giải pháp
tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm
thất nghiệp và mỗi năm chuyển một lần.
- Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.
- Các nguồn thu hợp pháp khác.
1.2.3.2. Sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp
- Trả trợ cấp thất nghiệp hằng tháng cho người lao động được hưởng chế độ bảo
hiểm thất nghiệp.
- Hỗ trợ học nghề cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng
tháng.
- Hỗ trợ tìm việc làm cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng
tháng.
- Đóng bảo hiểm y tế cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng
tháng.
- Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp.
- Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định.
1.2.3.3. Điều kiện hưởng và các trường hợp không được hưởng bảo hiểm
thất nghiệp
a. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong vòng hai mươi
bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng
làm việc.
- Đă đăng kí thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm thất nghiệp và có đơn đề nghị
hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Việc đăng kí thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm thất nghiệp:
Trong thời hạn 7 ngày (không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần)
kể từ ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm
việc, người lao động phải đến tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp nơi nộp hồ sơ
tham gia bảo hiểm thất nghiệp để đăng kư thất nghiệp.
24
Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay – thực trạng và giải pháp
- Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng kí thất nghiệp.
b. Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật.
- Bị xử lư kỷ luật theo h́nh thức sa thải.
- Bị kết án tù giam theo quyết định của toà án.
- Chết hoặc mất tích theo tuyên bố của Toà án.
1.2.3.4. Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
a. Trợ cấp thất nghiệp.
Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền
công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi bị mất việc làm
hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định
của pháp luật về cán bộ, công chức.
- Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng phụ thuộc vào thời gian
làm việc có đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động:
+ 03 tháng, nếu có từ đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
+ 06 tháng, nếu có từ đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
+ 09 tháng, nếu có từ đủ 72 tháng đến dưới 144 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
+ 12 tháng, nếu có từ đủ 144 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên.
b. Hỗ trợ học nghề:
- Người thất nghiệp được hỗ trợ học nghề do Sở LĐ-TBXH tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương thực hiện thông qua các cơ sở dạy nghề.
- Mức hỗ trợ học nghề cho người lao động bằng mức chi phí học nghề ngắn hạn.
- Thời gian được hỗ trợ học nghề không quá 6 tháng.
c. Hỗ trợ tìm việc làm
- Người thất nghiệp được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí thực hiện
thông qua trung tâm giới thiệu việc làm.
25