Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

5 ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG, SỰ LÃNH đạo CỦA XỨ UỶ TRUNG KỲ đối VỚI PHONG TRÀO đấu TRANH CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN QUẢNG NGÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.02 KB, 11 trang )

ÁNH SÁNG ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG, SỰ LÃNH ĐẠO
CỦA XỨ UỶ TRUNG KỲ ĐỐI VỚI PHONG TRÀO ĐẤU TRANH
CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN QUẢNG NGÃI
(1930 - 1931)
PGS, TS Nguyễn Thanh Tâm*
Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930) và lãnh
đạo cách mạng nước ta, một cao trào đấu tranh rộng lớn chống đế quốc
Pháp và phong kiến Nam triều dâng lên mạnh mẽ trong cả nước - cao trào
cách mạng 1930 - 1931 mà đỉnh cao là phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh.
Hoà trong làn sóng đỏ cách mạng, dưới ánh sáng đường lối của Đảng, tư
tưởng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Xứ uỷ Trung
Kỳ, của Tỉnh uỷ Quảng Ngãi, Đảng bộ, nhân dân các địa phương trong tỉnh
đã nổi dậy rầm rộ với nhiều hình thức phong phú, có cả những cuộc đấu
tranh quyết liệt. Phong trào cách mạng Quảng Ngãi đã trở thành một trung
tâm của cao trào cách mạng ở phía Nam Trung Kỳ và huyện Đức Phổ là
một tiêu biểu của phong trào cách mạng Quảng Ngãi.
Ảnh hưởng tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc của lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1925-1929 và ánh sáng đường lối của
Đảng đến Quảng Ngãi trong thời kỳ 1930-1931 là tất yếu lịch sử, được quy
định bởi các nhân tố truyền thống yêu nước, quật khởi của nhân dân và tính
chất xã hội thuộc địa, nửa phong kiến với những mâu thuẫn cơ bản sâu sắc
giữa chủ nghĩa đế quốc Pháp và dân tộc Việt Nam. Đường lối cách mạng tư
sản dân quyền và cách mạng điền địa tức cách mạng dân tộc dân chủ của
Đảng từ đầu đã dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng giải
phóng thuộc địa và tư tưởng kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa
cộng sản cùng những sáng tạo về phương pháp cách mạng giải phóng dân
*

Viện Lịch sử Đảng, Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh.

1




tộc Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Từ nhận thức lý luận và
trải nghiệm qua thực tiễn về quá trình tổ chức của Hội Việt Nam cách
mạng Thanh niên xây dựng ngoài nước, phát triển trong nước (1925-1929)
đến nẩy nở phong trào cộng sản ở Đông Dương, tư tưởng "Đường kách
mệnh" của Người là gốc rễ để xây dựng chính cương, điều lệ của các tổ
chức cộng sản tiền thân: Đông Dương Cộng sản Đảng (6-1929), An Nam
Cộng sản Đảng (9-1929) và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (12-1929).
Như một định mệnh lịch sử, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các
tổ chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu Xuân
1930 làm nên một bước ngoặt vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Đảng ra đời đã
chủ trương "làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi
tới xã hội cộng sản"1. Sứ mệnh của Đảng là lãnh đạo cách mạng nước ta
trên các phương diện chính trị, xã hội, kinh tế, nhằm mục đích đánh đổ chủ
nghĩa đế quốc Pháp và bọn phong kiến làm cho nước Việt Nam hoàn toàn
độc lập, dựng ra Chính phủ và quân đội nhân dân; thực hiện các quyền tự
do dân chủ, nam nữ bình quyền, mở mang công nghiệp, nông nghiệp của
đất nước và phát triển giáo dục phổ thông hóa công nông. Đường lối của
Đảng được nêu trong Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt
của Đảng - những văn kiện cơ bản thông qua Hội nghị thành lập Đảng và
trở thành Cương lĩnh đầu tiên của Đảng. Nội dung tư tưởng chính yếu của
Cương lĩnh sau đó được tiếp tục quán triệt trong Hội nghị Trung ương lần
thứ nhất (10-1930) của Đảng. Với tính đúng đắn, hợp lẽ, đáp ứng trúng
nguyện vọng của toàn dân tộc ta, nên khi đưa vào xã hội Việt Nam thuộc
địa, nửa phong kiến "đen tối không có đường ra", Cương lĩnh của Đảng là
ngọn đuốc sáng chiếu rọi đến mọi miền đất nước.
Đưa con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc, chủ trương đường
lối của Đảng vào phong trào yêu nước của nông dân, công nhân, thanh niên
học sinh, những người yêu nước, tiến bộ và binh lính cùng cảnh ngộ bị áp

1

. Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H, T2. tr. 2.

2


bức, được thực hiện bằng hệ thống giao thông liên lạc bí mật cung cấp tài
liệu của Đảng và của Quốc tế Cộng sản; bằng tuyên truyền miệng của
những chiến sĩ cách mạng đi dự các lớp huấn luyện chính trị ở Quảng
Châu; Cương lĩnh của các tổ chức cộng sản tiền bối, sự truyền đạt của các
đại biểu dự Hội nghị thành lập Đảng; hoạt động của Ban Chấp hành Trung
ương lâm thời được cử ra trong nước, của Trung ương chính thức sau Hội
nghị Trung ương tháng 10-1930; của các Xứ uỷ, Tỉnh uỷ, của tất cả các cấp
ủy, cán bộ, đảng viên và hội, đoàn thể cách mạng của Đảng.
Đối với Quảng Ngãi, trong số những bậc tiền bối gắn với các tổ chức
cách mạng ở địa phương đưa ánh sáng đường lối của Đảng vào phong trào
cách mạng của nhân dân phải kể đến các đồng chí Nguyễn Thiệu, Trương
Quang Trọng, Hồ Độ, Nguyễn Nghiêm, Phạm Văn Đồng...
Đồng chí Nguyễn Thiệu (1903-1989), người con của huyện Mộ Đức,
tham gia sáng lập, lãnh đạo An Nam Cộng sản Đảng ở Nam Kỳ, là một
trong 4 đại biểu của các tổ chức cộng sản trong nước dự Hội nghị thành lập
Đảng tại Hương Cảng (Trung Quốc). Đồng chí là Ủy viên Xứ uỷ Nam Kỳ,
Bí thư liên Tỉnh uỷ Bến Tre - Mỹ Tho - Cà Mau của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong những năm 1930 - 1931. Nhưng trước đó, sau khi dự lớp huấn
luyện chính trị ở Quảng Châu về nước với tư cách đại diện Tổng bộ Thanh
niên phụ trách Kỳ bộ Thanh niên Trung Kỳ, Nguyễn Thiệu đã đến Quảng
Ngãi (1927) mở lớp huấn luyện truyền đạt chủ trương của Tổng bộ Thanh
niên cho Tỉnh Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên Quảng Ngãi.
Đồng chí Trương Quang Trọng (1905-1931) người con của huyện

Sơn Tịnh, đã cùng với đồng chí Hồ Độ cầm đầu Tân Việt cách mạng Đảng
(Tân Việt) ở Quảng Ngãi, là một trong số những người kiên quyết đấu
tranh chống phái quốc gia cải lương, tán thành đi theo con đường cách
mạng triệt để do Nguyễn Ái Quốc vạch ra cho Hội Việt Nam cách mạng
Thanh niên; kiên quyết đấu tranh cho sự thống nhất của hai tổ chức cách
mạng đó. Trương Quang Trọng là Bí thư Tỉnh bộ Thanh niên Quảng Ngãi
3


đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên lần
thứ nhất (5-1929) ở Hương Cảng. Đồng chí cùng với các đồng chí Nguyễn
Thiệu, Phạm Văn Đồng và Nguyễn Sĩ Sách (quê Nghệ An) thành lập Tổ
chức dự bị cộng sản làm nhiệm vụ như Ban vận động thành lập Đảng bộ
cộng sản tỉnh Quảng Ngãi. Đồng chí bị địch bắt (19-8-1929), đày lên nhà
ngục Kon Tum và anh dũng hy sinh trong cuộc đấu tranh quyết liệt của tù
chính trị ngày 12-12-1931, nêu tấm gương kiên cường của người cộng sản.
Đồng chí Nguyễn Nghiêm (1904-1931), người con của huyện Đức
Phổ, đã tham gia Việt Nam cách mạng Đảng, tham gia thành lập Tỉnh bộ
Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, xúc tiến thành lập Đảng bộ cộng sản
tỉnh Quảng Ngãi và được cử làm Bí thư Tỉnh uỷ (3-1930). Đồng chí bị giặc
bắt (6-3-1931) và bị xử chém (24-4-1931) lúc lãnh đạo cao trào cách mạng
Quảng Ngãi.
Đồng chí Phạm Văn Đồng (1906-2000), người con của huyện Mộ
Đức, từ thanh niên học sinh yêu nước sớm hoạt động cách mạng giải phóng
dân tộc. Đồng chí đã tham gia huấn luyện chính trị tại Quảng Châu (Trung
Quốc), trở thành người học trò của Nguyễn Ái Quốc; tham gia lãnh đạo và
là Bí thư Kỳ bộ Thanh niên Nam Kỳ (đầu 1929). Đồng chí dẫn đầu đoàn
đại biểu của Kỳ bộ Thanh niên Nam Kỳ đi dự Đại hội đại biểu Hội Việt
Nam cách mạng Thanh niên tại Hương Cảng (5-1929), được bầu vào Ban
Chấp hành Tổng bộ Thanh niên, tích cực cùng với các đồng chí trong Tổng

bộ xúc tiến thành lập Đảng Cộng sản. Đồng chí đã về Quảng Ngãi (23-71929) họp với các đồng chí Nguyễn Thiệu, Nguyễn Sĩ Sách đại diện Kỳ bộ
Thanh niên Trung Kỳ và đồng chí Trương Quang Trọng, Bí thư Tỉnh bộ
Thanh niên Quảng Ngãi bàn việc gia nhập Đông Dương Cộng sản Đảng.
Trên cơ sở đó, sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đồng chí
Nguyễn Nghiêm cùng một số đồng chí hoạt động ở Nam Kỳ ra Quảng Ngãi
thành lập Tỉnh uỷ lâm thời Quảng Ngãi của Đảng, do đồng chí làm Bí thư.
Tỉnh uỷ đã họp đề ra các chủ trương công tác mới về xây dựng tổ chức
4


Đảng và đoàn thể quần chúng cách mạng, lập cơ quan ấn loát, ra báo tuyên
truyền, chuẩn bị tài liệu, truyền đơn, góp tiền xây dựng tài chính mua ô tô
chở khách chạy đường Quảng Ngãi - Đà Nẵng, Quảng Ngãi - Nha Trang Sài Gòn để bắt liên lạc với Trung ương Đảng và Xứ uỷ Trung Kỳ. Nhờ có
chủ trương đúng đắn đó, đến tháng 6-1930 tổ chức Đảng bộ Quảng Ngãi đã
phát triển khắp các huyện Đức Phổ, Mộ Đức, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, Ba Tơ,
Nghĩa Hành, Bình Sơn với 80 đảng viên, 26 chi bộ và lập được nhiều
Huyện uỷ lâm thời. Các đoàn thể Công hội đỏ, Nông hội đỏ, Thanh niên
Cộng sản đoàn, Hội phụ nữ, Tự vệ đỏ đã được xây dựng khắp các huyện.
Riêng Nông hội đỏ có 1.200 hội viên. Tỉnh uỷ tiếp tục ra tờ báo Dân cày,
xuất bản thêm các tờ Bạn gái, Tiến lên, in nhiều truyền đơn, tài liệu tuyên
truyền phổ biến các văn kiện của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam.
Những kết quả đó ngoài nỗ lực phấn đấu của tổ chức Đảng, cán bộ,
đảng viên, đoàn thể nhân dân địa phương, còn có vai trò lãnh đạo, chỉ đạo
của Xứ uỷ Trung Kỳ do đồng chí Nguyễn Phong Sắc (tức Thịnh) làm Bí
thư và hoạt động của đồng chí Phan Thái Ất - phái viên của Xứ ủy, người
cùng với đồng chí Nguyễn Nghiêm trực tiếp xây dựng, phát triển cơ sở
Đảng và lãnh đạo phong trào cách mạng tỉnh Quảng Ngãi trong cao trào
1930-1931.
Xứ uỷ Trung Kỳ là một cấp lãnh đạo của Đảng dưới Trung ương,

chịu trách nhiệm trước Trung ương lãnh đạo các Tỉnh uỷ, phong trào cách
mạng ở các tỉnh từ Thanh Hoá đến Phú Yên, Khánh Hoà. Tên gọi "Xứ uỷ
Trung Kỳ" chính thức có sau Hội nghị Trung ương tháng 10-1930. Hội
nghị Trung ương do đồng chí Trần Phú chủ trì thông qua Luận cương
chính trị, quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương, ban
hành Điều lệ mới của Đảng. Điều lệ Đảng Cộng sản Đông Dương nói rõ hệ
thống tổ chức Đảng bao gồm chi bộ, tổng bộ, huyện bộ, tỉnh bộ, xứ bộ và
Trung ương. Xứ bộ có ở Trung, Nam, Bắc, Cao Miên, Lào.
5


Song trong thực tế, trước các tên gọi Chấp ủy, Xứ uỷ Trung Kỳ, ở
Trung Kỳ đã có Kỳ bộ Thanh niên, Tổng bộ Hội Hưng Nam, sau đổi thành
Hội Việt Nam cách mạng đồng chí, rồi Tân Việt cách mạng Đảng (Tân
Việt) và Kỳ bộ Trung Kỳ Đông Dương Cộng sản Đảng.
Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập ngày 17-6-1929 tại số
nhà 312, phố Khâm Thiên (Hà Nội). Ban Chấp hành Trung ương lâm thời
của Đông Dương Cộng sản Đảng có các đồng chí Ngô Gia Tự, Nguyễn
Đức Cảnh, Nguyễn Phong Sắc, Đỗ Ngọc Du, Trần Văn Cung, Trịnh Đình
Cửu... Ngày 21-7-1929, Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đông Dương
Cộng sản Đảng họp tại nhà đồng chí Ngô Gia Tự ở làng Tam Sơn, Từ Sơn
(nay là Tiên Sơn, Bắc Ninh). Trung ương phân công đồng chí Nguyễn
Phong Sắc và Trần Văn Cung vào phụ trách phát triển tổ chức Đông
Dương Cộng sản Đảng ở Trung Kỳ. Kỳ bộ Đông Dương Cộng sản Đảng ở
Trung Kỳ ra đời do Nguyễn Phong Sắc làm Bí thư đặt trụ sở tại Vinh
(Nghệ An) và phân ban Kỳ bộ tại Đà Nẵng (Quảng Nam). Sau khi Đảng
Cộng sản Việt Nam thành lập, đồng chí Nguyễn Phong Sắc được đề cử vào
Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, tiếp tục phụ trách công tác Đảng và
phong trào cách mạng Trung Kỳ. Với tư cách Bí thư, Nguyễn Phong Sắc
chuyển Kỳ bộ Đông Dương Cộng sản Đảng thành Kỳ bộ Đảng Cộng sản

Việt Nam ở Trung Kỳ. Từ nhóm cộng sản trong Tân Việt, Đông Dương
cộng sản Liên đoàn được thành lập (31-12-1929). Theo yêu cầu của Đông
Dương Cộng sản Liên đoàn ở Trung Kỳ, ngày 24-2-1930, các đồng chí
Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu nhân danh đại diện của đại biểu Quốc tế
Cộng sản (tức Nguyễn Ái Quốc) cùng Ngô Gia Tự (tức Bách), Bí thư Chấp
uỷ Nam Kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức họp tại Sài Gòn công
nhận Đông Dương Cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngay sau đó, một cuộc họp giữa những người lãnh đạo Đông Dương Cộng
sản Liên đoàn với lãnh đạo Kỳ bộ Trung Kỳ lập ra Phân cục Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam tại Trung Kỳ, cử ra Ban Chấp hành lâm thời gồm
6


các đồng chí Nguyễn Phong Sắc, Lê Mao (tức Cát), Lê Viết Thuật (tức
Luyện)…, đặt trụ sở tại Vinh và cơ quan đại diện tại Đà Nẵng. Cơ quan
Phân cục Trung ương tại Trung Kỳ được coi như Chấp ủy, Xứ uỷ Trung
Kỳ, do đồng chí Nguyễn Phong Sắc, Ủy viên Trung ương Đảng làm Bí thư.
Đồng chí Nguyễn Phong Sắc trong quá trình hoạt động thống nhất các tổ
chức cộng sản và đi kiểm tra tổ chức Đảng, phong trào cách mạng ở các
tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế,
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên… Trong đó, ngoài phụ
trách chung toàn xứ, trực tiếp các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, đồng chí đã chú ý
Đảng bộ và phong trào Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Còn đồng chí Phan Thái Ất (1894-1967) quê huyện Anh Sơn (Nghệ
An), tham gia Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên; được Nguyễn Phong
Sắc bắt liên lạc xây dựng thành nòng cốt của Đông Dương Cộng sản Đảng
ở Nghệ An. Tháng 11-1929 Kỳ bộ Trung Kỳ Đông Dương Cộng sản Đảng
tổ chức lập Tổng Nông hội Nghệ An đã chỉ định đồng chí làm Bí thư.
Tháng Chạp năm 1929, Phan Thái Ất được đồng chí Nguyễn Phong Sắc
triệu tập về Vinh và giao nhiệm vụ phái viên của Kỳ bộ đi phát triển cơ sở

vào các tỉnh phía Nam Trung Kỳ. Phan Thái Ất vào Đà Nẵng gặp đồng chí
Võ Mai trong Phân ban Kỳ bộ Đông Dương Cộng sản Đảng ở Trung Kỳ
nhận công tác xây dựng cơ sở ở Đà Nẵng và sau đó vào Quảng Ngãi, Bình
Định, Phú Yên cùng với các đồng chí địa phương gây dựng cơ sở.
Trên đường nhiều lần đi lại từ Đà Nẵng vào Quảng Ngãi, Phú Yên,
rồi từ Quy Nhơn (Bình Định), Phú Yên quay ra Quảng Ngãi, Phan Thái Ất
thường đi xe của một người vừa là chủ xe, vừa tài xế quê Quảng Ngãi. Xe
đông khách, nhưng thấy người chủ xe tốt, nên Phan Thái Ất làm quen rồi
thân nhau. Một hôm người chủ xe hỏi Phan Thái Ất về tình hình cách mạng
ở Nghệ - Tĩnh và trao đổi về phong trào Quảng Ngãi có nhiều cán bộ bị bắt,
số còn lại đang tìm bắt liên lạc với Đảng. Đến lúc đó, Phan Thái Ất mới
biết người chủ xe, lái xe đó chính là đồng chí Nguyễn Nghiêm là người
7


tham gia thành lập Tỉnh bộ Việt Nam cách mạng Thanh niên Quảng Ngãi
và đang tìm bắt liên lạc với tổ chức Đảng Cộng sản 1. Nắm được tình hình
Quảng Ngãi, Phan Thái Ất báo cáo với Phân cục Trung ương ở Trung Kỳ
và Phân cục Trung ương giao cho đồng chí phụ trách công tác Đảng và
phong trào cách mạng tỉnh Quảng Ngãi. Từ đó đồng chí Phan Thái Ất
gắn bó mật thiết với đồng chí Nguyễn Nghiêm, với tổ chức cách mạng,
tổ chức cộng sản và nhân dân Quảng Ngãi. Được cơ sở và nhân dân che
chở, bảo vệ, thoát khỏi bị địch bắt nhiều lần, hai đồng chí tích cực hoạt
động phát triển cơ sở Đảng, cùng Tỉnh ủy lãnh đạo phong trào cách
mạng Quảng Ngãi trong những năm 1930-1931.
Như vậy, trước khi hưởng ứng cao trào cách mạng 1930-1931 mà
đỉnh cao là phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh, đẩy phong trào trong tỉnh lên
cao trào, Tỉnh uỷ Quảng Ngãi đã liên lạc được với Phân cục Trung ương ở
Trung Kỳ (Xứ uỷ) và Xứ uỷ Trung Kỳ thực hiện được sự lãnh đạo, chỉ đạo
đối với phong trào cách mạng Quảng Ngãi.

Cũng như các tỉnh miền Trung, phong trào cách mạng Quảng Ngãi
bước vào cao trào 1930-1931 bắt đầu từ các cuộc rải truyền đơn, treo cờ đỏ
búa liềm, mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế lao động (1-5) diễn ra ở các huyện
Đức Phổ, Mộ Đức, Sơn Tịnh, Bình Sơn. Tháng 6-1930, Đại hội Đảng bộ
tỉnh lần thứ I tại Hùng Nghĩa (Đức Phổ) bầu ra Tỉnh uỷ chính thức vẫn do
đồng chí Nguyễn Nghiêm làm Bí thư và đề ra chủ trương mới. Đồng chí
Phan Thái Ất thay mặt Xứ ủy cùng dự Đại hội này. Tháng 7-1930 theo chủ
trương của Xứ ủy và Tỉnh ủy ở Quảng Ngãi bắt đầu có nhiều cuộc mít tinh,
biểu tình chống sưu thuế, đòi bỏ thuế đinh, thuế đò, thuế chợ, giảm thuế
điền, chia công điền, thực hiện quyền tự do đi lại làm ăn, mở trường học...
Trong tháng 8-1930, xuất hiện nhiều truyền đơn, khẩu hiệu phản đối chiến
tranh đế quốc, ủng hộ Liên Xô và phong trào giải phóng các thuộc địa.
Tháng 9-1930, thực hiện Chỉ thị của Trung ương Đảng và chủ trương của
1

. Nghệ An đỏ, Nxb Nghệ An, 2000, tr. 240 - 242.

8


Xứ ủy Trung Kỳ, Hội nghị Tỉnh uỷ Quảng Ngãi đề ra kế hoạch phát động
đợt đấu tranh lớn chống đế quốc Pháp và bọn phong kiến tay sai để thực
hiện các mục tiêu của Đảng, ủng hộ Nghệ An đỏ, chống khủng bố phong
trào Nghệ - Tĩnh. Đồng chí Nguyễn Phong Sắc, Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ đi
kiểm tra tình hình, cùng tham dự, thông báo cho Đảng bộ về phong trào
toàn xứ.
Đánh dấu cao trào ở Quảng Ngãi là cuộc biểu tình của 5000 nhân
dân địa phương nhiều làng thuộc các tổng Phổ Cẩm, tổng Vân, tổng Ca,
Hùng Nghĩa, Tân Hội, Vạn Lý (nay xã Phổ Phong), Văn Trường (Phổ
Văn), Mỹ Thuận, Kim Giao (Phổ Thuận), Bích Chiểu, Nhơn Phước, An

Điền, An Tây (Phổ Nhơn), Thanh Lâm, An Ninh, An Trường (Phổ Ninh),
Tân Tự, Hải Môn (Phổ Minh)…, chia thành nhiều cánh kéo về huyện lỵ
Đức Phổ dự mít tinh vào đêm 7-10-1930. Tên tri huyện Đức Phổ Phan
Lang cùng lại mục, lính đồn hoảng sợ chạy trốn khỏi huyện đường. Nhân
dân xông vào huyện đường trút căm tức đốt phá công văn, giấy tờ, hồ sơ,
ấn tín, không lấy tiền bạc, của cải, thả tù nhân, dán áp phích, rải truyền đơn
treo cờ Đảng, biểu tình tuần hành hô vang khẩu hiệu cách mạng làm chủ
huyện lỵ cho đến 7 giờ sáng ngày 8-10-1930 mới giải tán về các làng.
Đồng thời với huyện Đức Phổ, trong đêm 7-10-1930, nhân dân phủ
Mộ Đức nổi dậy phối hợp với cuộc đấu tranh ở Đức Phổ, đã chặt cây dựng
chướng ngại vật trên quốc lộ 1, tỉnh lộ 5 để ngăn chặn quân địch.
Sau cuộc biểu tình chiếm huyện đường Đức Phổ thắng lợi, do địch
khủng bố trắng, cơ quan Xứ ủy Trung Kỳ ở Đà Nẵng bị phá, phong trào
cách mạng Quảng Ngãi mất liên lạc với Xứ ủy Trung Kỳ. Tỉnh uỷ Quảng
Ngãi bám trụ tiếp tục lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh vừa chống
địch khủng bố tàn sát, vừa đẩy mạnh phong trào phát triển liên tục, trong
điều kiện phong trào Nghệ - Tĩnh và các tỉnh khác ở Trung Kỳ đã lâm vào
thoái trào.
Tháng 12-1930, Tỉnh ủy họp tại làng Đồng Dương (nay xã Tịnh Ân,
9


Sơn Tịnh) do đồng chí Nguyễn Nghiêm chủ trì, quyết định đẩy mạnh công
tác tuyên truyền chống mọi âm mưu của địch, quyết tâm lãnh đạo bảo vệ
cách mạng. Trong tháng 1-1931, nhiều cuộc biểu tình nổ ra ở vùng Đông
Tư Nghĩa (15-1), Tây Tư Nghĩa (17-1), Sơn Tịnh (17-1), Bình Sơn (28-1),
Trà Bồng (30-1), Mộ Đức (31-1)…
Trong tháng 2-1931, biểu tình của nhân dân tiếp diễn ở các huyện
Nghĩa Hành, Tư Nghĩa (2-2), Đức Phổ (5-2), Lý Sơn (9-2), Ba Tơ (23-2)...
Tháng 3-1931, khi xô viết ở hầu hết các địa phương Nghệ - Tĩnh bị

địch phá, thì Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã họp quyết định phát động đợt đấu
tranh trên quy mô toàn tỉnh nhằm biểu dương lực lượng vào dịp kỷ niệm
ngày Quốc tế lao động (1-5-1931). Để ngăn chặn phong trào cách mạng và
uy hiếp tinh thần nhân dân, ngày 6-3-1931 địch đã bắt đồng chí Nguyễn
Nghiêm. Hơn tháng sau, ngày 24-4-1931, thực dân Pháp dã man vội vàng
xử chém đồng chí Nguyễn Nghiêm - Bí thư Tỉnh ủy, người chiến sĩ cộng
sản kiên cường, người con ưu tú của nhân dân Quảng Ngãi tại bờ nam sông
Trà Khúc. Trước lúc hy sinh, đồng chí đã để lại những câu thơ bất hủ động
viên đồng chí, đồng bào:
... "Noi gương kẻ trước thờ non nước
Tiếp chí người sau rửa hận thù
Lá cờ giai cấp bền tay phất
Lưỡi kiếm anh hùng cố điểm tô
Rôi đây bão táp vùi thây giặc
Việt Nam độc lập đẹp muôn thu".
Biến đau thương thành hành động cách mạng, phong trào cách mạng
Quảng Ngãi vẫn tiếp diễn cho đến những cuộc nổi dậy với hàng chục ngàn
người vào đêm 30-4 rạng ngày 1-5-1931 ở tỉnh lỵ và các phủ huyện, châu
lỵ trong tỉnh.
Thực tiễn lịch sử phong trào cách mạng Quảng Ngãi dưới sự lãnh đạo
của Đảng trong cao trào 1930 - 1931 để lại nhiều bài học, kinh nghiệm quý
10


báu cần tiếp tục tổng kết. Đó là phải quán triệt, vận dụng sáng tạo đường lối
của Đảng vào điều kiện, đặc điểm của địa phương. Thực hiện các chủ trương
của Trung ương, Xứ ủy Trung Kỳ phải phân tích đầy đủ tình hình của địa
phương về tổ chức Đảng, phong trào cách mạng của nhân dân, âm mưu của
địch. Phải luôn dựa vào nhân dân để xây dựng, bảo vệ tổ chức Đảng; dựa
vào sức mạnh của nhân dân để lãnh đạo phát động phong trào đấu tranh

chống đế quốc, phong kiến thực hiện các mục tiêu cách mạng của Đảng.

11



×