Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi môn Kinh tế thương mại Việt Nam và Đông Nam Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.12 KB, 3 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------

I.

ĐỀ THI HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn thi: KINH TẾ - THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á

Thời gian làm bài: 60 phút
Loại đề thi: không sử dụng tài liệu
Đối tượng thi: Sinh viên Trung Quốc

Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
kinh tế, xuất khẩu, thuế quan, ảnh hưởng, nguồn nhân lực,

1. Dù có chịu nhiều……………của văn hóa Trung Quốc, văn hóa Ấn Độ, nền văn hóa
Đông Nam Á vẫn mang tính riêng biệt độc đáo.
2. Cộng đồng……………ASEAN (AEC) sẽ hòa trộn nền kinh tế của 10 quốc gia thành
viên thành một khối sản xuất thương mại và đầu tư.
3. Trong tương lai, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ được hưởng ưu
đãi……………….0% khi xuất khẩu sang các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản,
Hàn Quốc.
4. Thái Lan đang tiến hành nhiều chương trình củng cố chất lượng và tính cạnh tranh
của………………...
5. Việt Nam và Thái Lan là hai nước……………..gạo lớn nhất Đông Nam Á.
II.

Chọn nghĩa phù hợp cho các từ dưới đây:


cổ phiếu, hàng thủ công, tiếp thị, doanh nghiệp, hàng tiêu dùng,.

1. tất cả hàng hóa được mua bán trên thị trường (………………….)
2. giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào công ty phát hành
(………………………………..)
3. sản phẩm làm bằng tay (……………………………..)
4. đơn vị hoạt động kinh doanh (……………………….)
5. giới thiệu cho mọi người hiểu biết về sản phẩm (………………..)

III.

Đọc và trả lời:

Nâng vị thế xuất khẩu của Việt Nam trong ASEAN

Điểm


Thống kê của Bộ Công thương giai đoạn gần đây cho thấy, các nước khu vực ASEAN liên tục
được xếp vào nhóm các thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên,
tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường ASEAN của Việt Nam đang có xu hướng chậm
dần.
Theo Tổng cục Hải quan năm 2013, về thị trường hàng hóa xuất khẩu, ASEAN là thị trường xuất
khẩu lớn thứ ba của Việt Nam, chỉ đứng sau Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU), với kim ngạch
xuất khẩu đạt 18,47 tỷ USD, tăng 4,4% so với năm 2012. Tương tự, tính đến hết tháng 7.2014,
ASEAN tiếp tục đứng thứ 3, với giá trị kim ngạch đạt 10,8 tỷ USD, tăng 0,3% so với cùng kỳ
năm 2013. Các nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang ASEAN gồm: gạo; dầu
thô; điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính sản phẩm điện tử, linh kiện; sắt thép các loại;
xăng dầu các loại; cà phê; máy móc thiết bị dụng cụ, phụ tùng; cao su; thủy tinh và các sản phẩm
thủy tinh; sản phẩm từ chất dẻo; hàng dệt may...

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang thị
trường ASEAN của Việt Nam đang có xu hướng chậm dần. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu năm
2011 so với năm 2010 tăng 3,22 tỷ USD, năm 2012 tăng 3,73 tỷ USD so với năm 2011; song con
số này của năm 2013 so với năm 2012 chỉ là 1,16 tỷ USD. Và 7 tháng năm 2014 chỉ tăng 0,01 tỷ
USD so với cùng kỳ năm 2013 (10,79 tỷ USD). Chuyên gia của Bộ Công thương nhận định,
nguyên nhân là do nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn để
vận dụng thuế nhập khẩu ưu đãi của các nước khu vực ASEAN. Đồng thời, chính vì các mặt
hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN chất lượng còn chưa tốt nên khó vượt qua
được rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT). Do vậy, khả năng hội nhập, theo kịp và đủ sức
cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực của doanh nghiệp Việt Nam không dễ dàng, nhất
là trong giai đoạn 2014 - 2015 - giai đoạn chuẩn bị gấp rút cho việc hình thành Cộng đồng Kinh
tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015.
Để có thể tận dụng tiềm năng và khai thác thị trường ASEAN hiệu quả, trước hết, các doanh
nghiệp cần thay đổi tầm nhìn, tư duy kinh doanh và không chỉ thu hẹp phạm vi trong từng địa
phương, trong nước; cần phải mở rộng hơn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần linh hoạt, nhạy
bén hơn; sớm nhận diện và nắm bắt những lợi ích tiềm năng từ AEC để thúc đẩy khả năng, tăng
quy mô của doanh nghiệp - không chỉ đối với khối thị trường ASEAN mà còn với các thị trường
khác, nhất là các thị trường ASEAN đã ký Hiệp định Thương mại tự do như Trung Quốc, Hàn
Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand. Ngoài ra, Nhà nước cần ban hành các chính
sách khuyến khích hình thành chuỗi cung ứng nguyên vật liệu, tăng cường việc cộng gộp xuất xứ
ASEAN; tích cực phát triển công nghiệp phụ trợ.
Đồng thời, cần đưa ra các kế hoạch, định hướng tổ chức sản xuất trong nước theo hướng: tận
dụng nguồn nguyên liệu ASEAN và tăng cường xuất khẩu sang các nước ASEAN để cộng đồng
doanh nghiệp Việt không còn bị động trong quá trình hòa nhập kinh tế ASEAN.

Dựa vào bài đọc hãy trả lời các câu hỏi sau:
1. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN như thế nào? tại
sao?



………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
2. Để tăng cường xuất khẩu, quảng bá sản phẩm của mình ra nước ngoài, các doanh nghiệp
cần làm gì?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
3. Hãy giải thích con số 10,8 tỷ USD có ý nghĩa gì?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
4. Theo bạn, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) ra đời sẽ tạo cơ hội gì cho các nước
ÁEAN?...................................................................................................................................
................................................................................................................................................
....................................................................................................................
IV.

Trình bày những hiểu biết của em về quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt
Nam và Trung Quốc.(khoảng 5 đến 7 dòng)
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………




×