Hôn nhân truyền thống của người Sán Chí ở xã Phú Đô – Phú Lương – Thái Nguyên
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để đáp ứng nhu cầu thực tế của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực cho nền kinh tế tri thức như Đại
hội Đảng IX đề ra nghĩa là chuyển từ lao động cơ bắp, tiền vốn sang lao động trí
não. thì rõ ràng dân tộc học phải đươc tiếp tuc đươc đẩy mạnh nghiên cứu và đổi
mới. Nghiên cứu là để chúng ta tìm lai quá khứ, tìm lại những giá trị tốt đẹp của
cha ông ta, những giá trị, những truyền thống tốt đẹp đó phải đươc thế hệ sau tiếp
nối và giữ gìn.
Lãnh thổ Việt Nam trải dài trên 15 vĩ độ, với diện tích là 330991 km 2, trên
đó tồn tại 54 dân tộc anh em. Chính vì vậy mà không thể có một cách nghiên cứu
chung cho tất cả các dân tộc, đối với mỗi một thành phần dân tộc chúng ta phải có
cách tiếp cận và nghiên cứu riêng. Đối với dân tộc Sán Chí cũng vậy. Dân tộc Sán
Chí có lịch sử tồn tại và phát triển từ 400 đến 500 năm ở Việt Nam họ đã tích lũy
được một kho tàng tri thức địa phương rất phong phú và đa dạng. Đó là một bộ
phận quan trọng vào việc hình thành bản sắc văn hóa riêng của người Sán Chí.
Việc tìm hiều và nghiên cứu về phong tục hôn nhân truyền thống của người Sán
Chí chúng ta sẽ phần nào hiểu rõ hơn về văn hóa truyền thống của dân tộc này, từ
đó làm phong phú và đa dạng kho tàng văn hóa truyền thống trong cộng đồng các
dân tộc Việt Nam, góp phần xứng đáng vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước.
1
Hà Đức Dương – Sử A K50
Hôn nhân truyền thống của người Sán Chí ở xã Phú Đô – Phú Lương – Thái Nguyên
2. Đối tượng nghiên cứu
Đám cưới là một sự kiện quan trọng trong cuộc đời mỗi con người, ở mỗi
nơi mỗi dân tộc đều hình thành cách thức tổ chức tiến hành khác nhau, tập tục đó
mang sắc thái độc đáo thể hiện sự linh thiêng của hôn nhân.
Hôn nhân truyền thống của người Sán Chí trải qua nhiều bước, nhiều nghi lễ
khác nhau, mỗi một bước một nghi lễ đó đều là những hoạt động văn hóa rất đặc
sắc. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này chủ yếu nghiên cứu nội dung các bước và
ý nghĩa hôn nhân truyền thống của người Sán Chí.
3.Mục đích nghiên cứu
Gia đình là một tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi
trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách góp phần vào sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội tốt, xã hội tốt thì đất nước ngày
càng phồn vinh.
Trước khi có một gia đình con người ta ai cũng vậy nhất thiết phải trải qua
hôn nhân, hôn nhân không chỉ là một hoạt động văn hóa tín nghưỡng mà nó là cơ
sở pháp lý cho gia đình. Hôn nhân của người Việt nam nói chung và của người Sán
Chí nói riêng cũng vậy, việc nghiên cứu hôn nhân của người Sán Chí ở Phú Đô nói
riêng, chúng ta sẽ phần nào làm rõ, giữ gìn và phát huy những phong tục tập quán
những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam nói chung.
4.Phạm vi nghiên cứu
Dân tộc Sán Chí (Sán Chay) ở Việt nam theo thống kê năm 1999 là 147315
người, sống rải rác ở phần lớn các tỉnh thuộc Việt Bắc, Đông Bắc như: Thái
Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Kạn…
2
Hà Đức Dương – Sử A K50
Hôn nhân truyền thống của người Sán Chí ở xã Phú Đô – Phú Lương – Thái Nguyên
Người Sán Chí sang Việt Nam sinh sống khoảng trên dưới 500 năm nay, do
điều kiện tự nhiên ở mỗi vùng cùng với khoảng thời gian sang Việt Nam khác
nhau, vì vậy mà ở mỗi một khu vực người Sán Chí sinh sống lại có những hoạt
động văn hóa, tôn giáo, tín nghưỡng mang sắc thái riêng. Do đó đề tài này chỉ
nghiên cứu phong tục hôn nhân truyền của người Sán Chí trong phạm vi một xã,
xã Phú Đô là địa bàn sinh sống của 7 dân tộc anh em trong đó người Sán Chí
chiếm số đông nhất gần 3000 người.
Nội dung
Chương I: Khái quát chung về xã Phú Đô
1.Vị trí đia lý, đặc điểm tự nhiên và dân cư
Xã phú Đô nằm ở phiá đông của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. xã
Phú Đô có diện tích 21.5 km 2, gồm 25 xóm trong đó có 2 xóm là xóm đặc biệt khó
khăn, cách trung tâm huyện 15 km và cách trung tâm tỉnh lỵ Thái Nguyên 35 km,
phần lớn diện tích của xã là đồi núi thấp, hoặc trung bình xen giữa vùng đồi rộng
lớn, khu vực xã có độ cao trung bình từ 150m đến 600m so với mực nước biển
phía bắc tiếp giáp xã Yên Lạc, phía đông giáp xã Văn Lăng và Hòa Bình của
huyện Đồng Hỷ, phía nam và phía tây giáp xã Tức Tranh.
Địa bàn xã Phú Đô là nơi tập trung sinh sống của năm dân tộc anh em, tổng
dân số toàn xã là 5430 người. Trong đó, người Sán Chí chiếm số đông nhất với
2929 người chiếm 53.9%, Kinh là 2322 người chiếm 42,7%, người H’Mông là 132
người chiếm 2.4%, Tày là 26 người chiếm 0.4%, Nùng là 15 người chiếm 0.2%,
Dao là 5 người chiếm 0.09%, Cao Lan 1 người chiếm 0.01%. Đồng bào Sán Chí là
3
Hà Đức Dương – Sử A K50
Hôn nhân truyền thống của người Sán Chí ở xã Phú Đô – Phú Lương – Thái Nguyên
Bản đồ xã Phú Đô, huyện Phú Lương, Thái Nguyên
người đầu tiên đến định cư trên dịa bàn xã Phú Đô từ thế nửa đầu thế kỉ XIX. Năm
1955 toàn xã có 555 người (100% là người Sán Chí) Trải qua nhiều thế hệ, để tồn
tại và phát triển, họ đã tích lũy được một kho tàng tri thức địa phương và tập quán
tộc người rất phong phú và đa dạng trong ứng xử với thiên nhiên. Đó là một bộ
phân quan trọng góp phần hình thành bản sắc văn hóa riêng của họ, những bản
sắc này hiện nay phần lớn vẫn còn dược lưu giữ trong nhân dân như truyền thống
về ma chay, lễ tết, tín ngưỡng, đặc biệt là hôn nhân truyền thống của ngưới Sán
Chí mang một bản sắc văn hóa rất riêng trong cộng đồng các tộc người thiểu số ở
Việt Nam.
2. Hoạt động kinh tế.
2.1. Về sản xuất nông nghiệp.
4
Hà Đức Dương – Sử A K50
Hôn nhân truyền thống của người Sán Chí ở xã Phú Đô – Phú Lương – Thái Nguyên
Do đặc điểm tự nhiên về đất đai, địa hình và khí hậu của vùng trung du miền
núi, trên địa bàn xã Phú Đô chỉ phù hợp vớ trồng chè và trồng lúa là chủ yếu, các
hoạt động sản xuất nông nghiệp khác như trồng ngô, trồng sắn, chăn nuôi chỉ mang
tính chất thứ yếu. Là xã miền núi nhân dân sống chủ yếu bằng sản xuất nông
nghiệp nên đây là vấn đề cần được quan tâm và chỉ đạo sâu sát. Xuất phát từ những
khó khăn của địa phương cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong xã tập
trung cao độ mọi nguồn lực, đề ra các giải pháp tích cực triển khai phương án sản
xuất bằng mọi biện pháp, quản lý điều tiết nguồn nước dự trữ, khắc phục các công
trình thủy lợi, chủ động cung ứng giống vật tư cho sản xuất, chỉ đạo gieo cấy trồng
màu hết diện tích cả vụ xuân và vụ mùa đúng thời vụ. Kết quả năm 2007 toàn xã
gieo cấy được 308 ha, đạt 100% kế hoạch, trong đó: vụ xuân là 115 ha năng suất
bình quân đạt 4.7 tấn/ha; vụ màu là 193 ha, năng suất bình quân đạt 4.51 tấn/ha.
Sản lượng thóc cả năm đạt 1408 tấn.
Chương trình cây chè: sản xuất và chế biến chè trên địa bàn xã có nhiều
thuận lợi do có điều kiện tự nhiên và đất đai rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát
triển của cây chè, diện tích chè được trồng hàng năm tiếp tục tăng. Tổng diện tích
chè của xã hiện nay là 440 ha, cây chè được nhân dân chú trọng đầu tư sản xuất,
năng xuất bình quân 8 tấn/ha, sản lượng cả năm đạt 3.440 tấn.
2.2. Chăn nuôi-thú y
Hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng phát triển trong các hộ gia
đình, khuyến khích các dự án phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, công tác
phòng dịch cho đàn gia súc thường xuyên được quan tâm và duy trì tiêm phòng
nhất là đối với đàn trâu, đàn bò, đàn chó… trong năm 2007 đã tổ chức tiêm phòng
cho 540 con trâu, bò,… kiểm tra và xử lý đối với trường hợp không tiêm phòng,
ngăn chặn không để cho dịch xảy ra trên địa bàn toàn xã.
5
Hà Đức Dương – Sử A K50
Hôn nhân truyền thống của người Sán Chí ở xã Phú Đô – Phú Lương – Thái Nguyên
2.3. Lâm nghiệp
Để phủ xanh đất trống đồi trọc, đất hoang hóa, toàn xã đã trồng mới được
52.6 ha thuộc dự án 661 và rừng sản xuất, nhân dân tự trồng và được phép chuyển
đổi là 39ha.
Công tác chuyển đổi và sử dụng đất lâm nghiệp: chủ yếu chuyển cây rừng tự
nhiên sang trồng cây keo, tổng diện tích chuyển đổi là 23.6 ha
Bảo vệ rừng: cán bộ kiểm lâm được chỉ đạo bám sát địa bàn, kiểm tra
thường xuyên và ngăn chặn những hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng, thực hiện
công tác phòng chống cháy rừng và quy ước quản lý và bảo vệ rừng.
2.4. Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng
Trên cơ sở thực hiện nghị quyết của Đảng ủy-HĐND, UBND Xã tập trung
chỉ đạo thu xây dưng trên một số lĩnh vực:
Huy động vốn đóng góp của nhân dân để trả nợ xây dựng các công trình
trước như: Nhà hiệu bộ trường THCS xã; 6 nhà văn hóa ở các xóm, thu nợ vốn
đóng góp xây dựng mạng lưới điện hạ thế…
Thu đóng góp xây dựng đường giao thông nông thôn 41.380.000đ; thu đối
ứng xây dựng nhà hiệu bộ 86.370.000 đ.
Thực hiện giải phóng măt bằng để đón nhận dự án xây dựng vốn OPEC như
trường học, đường điện, công trình thủy lợi…
3. Hoạt động văn hóa xã hội
3.1. Công tác giáo dục
Toàn xã có 4 trường học, 1trường mầm non, 2 trường tiểu học và một trường
trung hoc cơ sở với tổng số hoc sinh là 1195 hoc sinh, số giáo viên là 69 giáo viên.
Các trường đã thực hiện tốt nội dung chương trình giáo dục hoàn thành năm học
6
Hà Đức Dương – Sử A K50
Hôn nhân truyền thống của người Sán Chí ở xã Phú Đô – Phú Lương – Thái Nguyên
2006 - 2007 với kết quả cao, tỉ lệ lên lớp đạt 99%, tốt nghiệp cấp hai đạt 96%. Huy
động 100% trẻ từ 6 tuổi trở lên vào lớp 1. Các trường tổ chức tốt việc nâng cao
chất lượng giảng dạy, duy trì học tập tốt và hoạt động tốt các phong trào Đoàn,
Đội, thi kiểm tra đạt kết quả cao.
Cơ sở vật chất thiết bị giảng dạy ở các trường tiếp tục được quan tâm đầu tư,
đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu dạy và học. Hiện nay toàn xã có 26 phòng học
cấp 4 phân bổ đủ lớp học hai ca, còn một số lớp học tại hội trường nhà văn hóa các
xóm .
Công tác khuyến học ngày càng được quan tâm, hội đồng giáo dục xã và các
chi hội đã có những hoạt đông thiết thực như huy động quỹ, động viên khuyến
khích hoc tập đối với học sinh, tác động mạnh sự quan tâm của phụ huynh cho học
sinh trong việc đầu tư đóng góp. Hiện nay toàn xã 28/28 chi hội khuyến học với
tổng số hội viên là739 hộ viên. Số quỹ thu và sử dụng trong năm là 9.716000 đ.
3.2. Hoạt động văn hóa – thông tin – thể thao
Ban văn hóa xã chủ động phối hơp với phòng văn hóa trung tâm huyện,
đoàn thanh niên xã tổ chức thực hiện các hoạt động văn hóa, giao lưu văn hóa thể
thao theo cụm. Công tác tuyên truyền được duy trì, hoạt động các cụm loa tuy mới
có nhưng đã phát huy hiệu quả trong việc thông báo, cung cấp thông tin cho nhân
dân. Đặc biệt là thực hiện kế hoạch của Ủy ban nhân dân huyện về chỉ đạo các xã
tổ chức đại hội thể dục thể thao. Mặc dù còn găp nhiều khó khăn về kinh phí, thời
gian, nhân vật lực… Nhưng dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ
ban nhân dân, sự nhiệt tình tham gia của các đoàn vận động viên và nhân dân trong
toàn xã đã tổ chức thành công đại hội thể dục thể thao lần thú hai được toàn dân
trong xã ủng hộ.
7
Hà Đức Dương – Sử A K50
Hôn nhân truyền thống của người Sán Chí ở xã Phú Đô – Phú Lương – Thái Nguyên
Tiếp tục nâng cao và phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống gia đình - làng bản,cơ quan văn hóa”. Đầu năm cả xã có 1092 hộ, 24/25 xóm,
6/6 cơ quan đăng kí xây dựng làng bản, gia đình cơ quan văn hóa. Kết quả bình
xét số hộ đạt gia đình văn hóa là 819 hộ trên tổng số 1092 hộ chiếm 75%, 5 trên 6
cơ quan đạt cơ quan văn hóa.
3.3. Công tác Y tế - dân số - gia đình - trẻ em
Trạm Y tế xã đã tổ chức tốt nội dung công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu,
chú trọng phòng ngừa dịch bệnh. Không có dịch bệnh xảy ra trog địa bàn.Thực
hiện tốt các chương trình về y tế quốc gia, tiêm phòng đầy đủ, đúng định kì cho trẻ
em. Tinh thần thái độ phục vụ nhân dân của y bác sỹ có nhiều tiến bộ, số người đến
khám trong năm là 4215 người đạt 123% kế hoạch.
Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình kết hợp với tuyên truyền. Hướng dẫn
làm mẹ an toàn nhìn chung các chỉ tiêu đề ra đều thực hiện tốt. Tổng số sinh trong
năm 2007 là 65 cháu, giảm so với cùng kì năm trước. Số sinh con thứ 3 trở lên là
hai trường hợp. Tỷ số sinh và sinh con thứ 3 giảm hơn so với cùng kì năm 2006.
Công tác chăm sóc sức khỏe và bảo vệ trẻ em được chính quyền và nhân dân
đặc biệt quan tâm, tổ chức Tết trung thu, Tết thiếu nhi 1- 6, tổ chức khám chữa
bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Trẻ em thuộc diện hộ nghèo, đặc biệt khó khăn đươc xã tạo điều kiện,miễn
giảm tiền xây dựng, việc chăm lo đầu tư của từng gia đình và địa phương tiến bộ rõ
rệt, không có biểu hiện xâm hại trẻ em.
3.4. Công tác chính sách xã hội
Quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt chính sách đối với các gia đình thương
binh, gia đình liệt sỹ như thăm hỏi tặng quà nhân dịp lễ, tết với số tiền hơn 3 triệu
đồng. Xây dựng hai nhà đại đoàn kết với số tiền quyên góp và trên hỗ trợ hơn 11
8
Hà Đức Dương – Sử A K50
Hôn nhân truyền thống của người Sán Chí ở xã Phú Đô – Phú Lương – Thái Nguyên
triệu đồng. Trợ cấp các gia đình khó khăn. Tạo điều kiện cho 180 khẩu tạm vắng đi
làm tại các nhà máy, xí nghiệp trong nước và đi lao động nước ngoài.
Thực hiện tốt chính sách đối với người nghèo như tạo điều kiên cho vay vốn
sản xuất, miễn giảm các khoản đóng góp tạo điều kiện cho các hộ nghèo phấn đấu
vươn lên thoát nghèo. Làm tốt công tác điều tra hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới để
có chính sách đầu tư và hỗ trợ phù hợp.
Triển khai các xóm có hộ nghèo là dân tộc thiểu số để nhà nước hỗ trợ làm
nhà và các công trình khác theo quyết định 134 của chính phủ đạt kết quả cao,
đúng tiến độ. Tổng số hộ đươc hỗ trợ là 30 hộ (2007) với số tiền là 96 triệu đồng .
Công tác phòng chống tệ nạn xã hội được phối hợp tổ chức triển khai đến
các đoàn thể, tập trung vào đề án phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội. Công an xã
đã tổ chức thống kê và nắm tình hình, diễn biến của các đối tượng trong tòa xã.
Hiện nay xã có 1 đối tượng đang cai nghiện tại trung tâm 06 của tỉnh. Ngoài ra còn
có một số đối tượng nghi vấn khác, vậy chính quyền đã có những biện pháp mạnh
như thương xuyên cho người giám sát, nhân dân cùng theo dõi đối với loại tội
phạm này trên địa bàn.
Chương II - Hôn nhân truyền thống của người Sán Chí ở xã Phú Đô
1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1. Khái niệm về dân tộc
Theo từ điển tiếng Việt, dân tộc là một “cộng đồng người hình thành trong
lịch sử có chung một lãnh thổ, các quan hệ kinh tế, một ngôn ngữ văn học và một
số đặc trưng văn hóa và tính cách”1
1
Viện ngôn ngữ : Từ điển tiếng Việt. in lần thứ năm (đợt 2). Nxb. Đà Nẵng-Trung tâm từ điển học. i-Đà
Nẵng,học1997, tr. 239.Hà Nộ
9
Hà Đức Dương – Sử A K50
Hôn nhân truyền thống của người Sán Chí ở xã Phú Đô – Phú Lương – Thái Nguyên
Cuấn từ điển tiếng Việt còn giải thích. Dân tộc là “tên gọi chung những
cộng đồng người cùng chung một ngôn ngữ, lãnh thổ, đời sống kinh tế và văn hóa,
hình thành trong lịch sử và bộ lạc”2.
1.2. Khái niệm về hôn nhân
Theo từ điển bách khoa Việt Nam hôn nhân là “thể chế xã hội kèm theo
những nghi thức xác nhận quan hệ tính giao giữa hai hay nhiều người thuộc hai
giới tính khác nhau (nam, nữ) được coi là chồng và vợ, quy định mối quan hệ và
trách nhiệm giữa họ với nhau và giữ họ với con cái của họ. Sự xác nhận đó, trong
quá tình phát triển của xã hội dần dần mang thêm những yếu tố mới”3.
3.1.Khái niệm truyền thống
Theo từ điển bách khoa Việt Nam, truyền thống là “quá trình chuyển giao từ
thế hệ này sang thế hệ khác những yếu tố xã hội và văn hóa, những tư tưởng chuẩn
mực xã hội, phong tục tập quán, lễ nghi… và được duy trì trong các tầng lớp xã
hội và các giai cấp trong một thời gian. Truyền thống là cốt lõi là bộ phận bền
vững nhất của văn hóa tộc người”4.
2. Nguồn gốc và quá
trình tộc người
2
Từ điển tiếng Việt. in lần thứ năm (đợt 2). Nxb. Đà Nẵng-Trung tâm từ điển học. i-Đà Nẵng,học1997, tr. 239.Hà
Nộ
3
Từ điển bách khoa Việt Nam, tập II. Nxb Từ điển bách khoa Hà Nội- 2002, tr389.
4
.Từ điển bách khoa Việt Nam, tập II. Nxb Từ điển bách khoa Hà Nội- 2005, tr630.
10
Hà Đức Dương – Sử A K50
Hôn nhân truyền thống của người Sán Chí ở xã Phú Đô – Phú Lương – Thái Nguyên
Cộng đồng người Sán
Chí cùng với người Cao Lan
nằm trong nhóm Sán Chay
sống phân bố ở các tỉnh Đông
bắc bộ như: Thái Nguyên,
Tuyên Quang, Bắc Giang,…
Dân số khoảng 147315 người
(1999). Đồng bào làm ruộng
nước là chính, nương rẫy
Ngôi nhà sàn truyền thống của người Sán Chí
đóng vai trò quan trọng, đánh bắt cá thành thạo. Tập quán ăn cơm tẻ, phụ nữ ăn
trầu, đàn ông hút thuốc lào, ở nhà sàn giống với người Tày.
Phụ nữ mặc áo đen chàm, áo dài có trang trí hoa văn ở hông và lưng áo,
ngày lễ Tết chị em thích thắt chồng 2, 3 chiếc thắt lưng nhiều màu khác nhau. Nam
mặc quần lá tọa, áo ngắn xẻ ngực nhuộm chàm.
Với các nguồn thư tịch ta biết được cho đến nay về người Sán Chí, sớm nhất
có thể là cuốn Kiến Văn tiểu lục của Lê Quý Đôn 5. Khi viết về xứ Tuyên Quang
trong phần về các giống người, ông coi Sán Chí là hai trong bảy chủng tộc Man.
Trong Đại Nam nhất thống chí, ở mục “Phong tục tỉnh Thái Nguyên”, khi
viết về Cao Lan, Sán Chí cũng coi họ như những nhóm Mán Sơn Man, Mán Đại
Bản, Mán Đeo Tiền. “Mán Cao Lan cứ ba năm một lần đổi chỗ ở, không ở chỗ
nào cố định”6.
Nhìn chung các tác giả thời phong kiến cũng như thời thuộc Pháp đều cho
Sán Chí thuộc các nhóm Mán. Sau này cho tới những năm của thập niên 50, 60 và
5
Lê Qúy Đôn. Kiến văn tiểu lục. Phạm Hồng Điền phiên dịch và chú thích. Nxb sử học. Hà Nội. 1962, tr 393.
6
. Đại nam nhất thống chí, tập I,IV. Nxb Thuộn Hóa. 1997, tr15, 163.
11
Hà Đức Dương – Sử A K50
Trang phục thường ngày
Hôn nhân truyền thống của người Sán Chí ở xã Phú Đô – Phú Lương – Thái Nguyên
đầu 70 của thế kỷ trước, một số tác giả như Bùi Đình,
Nguyễn Trắc Dĩ,…vẫn dựa vào những ghi chép trên mà
cho rằng Sán Chí cũng là Mán như các nhóm Mán
khác7.
Các công trình chuyên về nhóm Sán Chí trong
các thư tịch cho đến nay không nhiều. Khoảng ba bốn
chục năm trở lại đây có một số công trình cho Cao Lan,
Sán Chí là một dân tộc. Trong số các tác giả đó, có nhà
dân tộc học Đặng Nghiêm Vạn, ông đã viết: “Cao Lan,
Sán Chí là một, chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Việt Hán và Mán. Nhóm Cao Lan
sang Việt Nam sớm hơn, nay nói tiếng thuộc ngôn ngữ Tày Thái. Nhưng họ lại ca
hát bằng tiếng Sán Chí là thổ ngữ Hán phương Nam”.
“Trước khi sang Việt Nam họ ở vùng Quế Châu, Khâm Châu và Dương
Châu, tức địa bàn cư trú của người Choang, người Mán. Người Sán Chí cũng vậy.
Sán Chí tức Sơn Tử, tất không phải tên tự gọi. Cao Lan và Sán Chí sang Việt Nam
sau các dân tộc khác, không có ruộng, du canh du cư làm nương”. “ người Sán
Chí qua tỉnh miền biên giới sang ta suốt thời gian 500 đến 600 năm, đông nhất
vào thời kỳ cuối triều Minh đầu triều Thanh”8.
Các tác giả của công trình này cũng cho rằng người Cao Lan, Sán Chí từ
phía nam Trung Quốc sang Việt Nam và đến Tuyên Quang đã lâu đời. Sách hương
hỏa của đồng bào thường ghi: Đại Minh quốc, Quảng Đông tỉnh, Hải Bắc đạo,
Liêm Châu sở, Khâm Châu huyện.
7
. Bùi Đình. Tìm hiểu đồng bào miền núi Việt Nam. Hà Nội, 1950. Nguyễn Trắc Dĩ. Đồng bào sắc tộc ở Việt Nam,
1972.
8
. Đặng Nghiêm Vạn . Đại cương về các nhóm dân tộc thuộc ngôn ngữ Tày-Thái ở Việt Nam trước cách mạng
tháng tám. Thông báo khoa học (sử học, tập 2) của trường Đại Học Tổng Hợp, Nxb gd, Hà Nội, 1966, tr 83-92.
12
Hà Đức Dương – Sử A K50
Hôn nhân truyền thống của người Sán Chí ở xã Phú Đô – Phú Lương – Thái Nguyên
Khi cúng ma ông Hầu Văn Đạo (người Sán Chí) vẫn thỉnh tới thôn Bạch
Vân Sơn, huyện Hợp Châu, phủ Khâm Châu, tỉnh Quảng Đông, Đại Minh quốc.
Từ những tư liệu thu thập được cho thấy, người Sán Chí ở Việt Nam đều có
nguồn gốc từ Quảng Đông, Trung Quốc vì những lý do khác nhau cả chính trị kinh
tế, xã hội đã phải di chuyển sang Việt Nam cách ngày nay khoảng 400 đến 500
năm.
Theo ông Nịnh Văn Cam, ngưới Sán Chí, ở thôn Mo Luông, xã Lệ Viễn
(Sơn Động, Bắc Giang), Sán Chí xưa ở Quảng Đông, Trung Quốc, do vậy khi chết
người Sán Chí phải cúng để đưa hồn về với tổ tiên ở bên đó. Hồn trước khi về
Trung Quốc phải được đưa lên cung trăng để tắm rửa, nhận tổ tiên, sau đó mới đi
theo đường đã di cư về vùng Quảng Đông. Hàng năm có tết có giỗ hoặc có việc gì
đều mời ông bà, tổ tiên từ bên đó về ăn uống, phù hộ cho con cháu.
Như vậy, theo các tài liệu đã được công bố cũng như các tư liệu điền dã dân
tộc học bằng những câu chuyện kể trong dân gian, những bài hát sình ca, cũng như
những điều đã ghi chép trong gia phả, sách cúng hương hỏa… cho thấy người Sán
Chí xưa kia đã từng sinh tụ ở khu vực Dương Châu, Khâm Châu, Liêm Châu, Lôi
Châu, Linh Sơn, Thường Tư, Ninh Minh, Bạch Vân Sơn, Thập Vạn Sơn thuộc các
tỉnh Quý Châu, Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc). Họ đến Việt Nam vào
cuối đời Minh, đầu đời Thanh, cách ngày nay khoảng 300 đến 500 năm.
Ở Việt Nam, địa phương đồng bào Sán Chí đặt chân đến đầu tiên là vùng
Quảng Ninh, từ đó di chuyển theo hướng Tây men theo dải đất, nơi tiếp giáp giữa
Trung du và miền núi để định cư làm ăn sinh sống. Đó là địa bàn thuộc các tỉnh
Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên
Quang và Yên Bái.
3. Quan niệm hôn nhân của người Sán Chí
13
Hà Đức Dương – Sử A K50
Hôn nhân truyền thống của người Sán Chí ở xã Phú Đô – Phú Lương – Thái Nguyên
Hôn nhôn chỉ diễn ra trong nội bộ nhóm và giữ hai nhóm Cao Lan và Sán
Chí không có sự kết hôn không đồng tộc. Kết hôn trước hết phải tính theo nguyên
tắc quan hệ dòng họ những người cùng dong họ thì không đươc lấy nhau kể cả 5
đời, sự phân biệt họ ở đây là cùng chung “ hương hỏa”, cùng thờ một loại ma và
cùng chung những kiêng kị trong thờ cúng, lễ tết. Do vậy quan hệ hôn nhân được
quy định khá chặt chẽ.
Việc thành công hay thất bại của hôn nhân là phụ thuộc vào kết quả của việc
xem lá số, nếu hợp nhau thì đám cưới diễn ra dễ dàng. Nếu lá số không hợp nhau
thì nhất thiết không được lấy nhau. Đây là niềm tin quan trọng vì người Sán Chí
cho rằng lá số hợp nhau thì cuộc sông của họ mới hạnh phúc suốt đời.
4. Các bước hôn nhân của người Sán Chí
Trong cộng đồng người Sán Chí ở Phú Đô có rất nhiều hoạt động văn đặc
sắc, một trong số các sinh hoạt văn hóa đặc sắc của người Sán Chí nơi đây là đám
cưới (hạch trau) hôn nhân thường chỉ diễn ra trong mỗi nhóm. Về nguyên tắc kết
hôn trước hết phải tính theo quan hệ dòng họ. Đã là người cùng họ thì không được
lấy nhau, hôn nhân cũng được quy định khá chặt chẽ. Họ Trương với họ Đằng
không được lấy nhau trong họ, trong khi ở họ Hoàng, Hoàng ngũ giáp có thể kết
hôn với người họ Hoàng đại giáp.
Trước đây tuổi kết hôn của người Sán Chí ở Phú Đô thường là15 - 16 đối
với nữ và 17- 18 đối với nam. Chuyện dựng vợ gả chồng là một điều hết sức quan
trọng đối với mỗi gia đình có con trai hoặc con gái lớn, nó thể hiện sự thiêng liêng
của hôn nhân, sự vui mừng, nồng ấm tình cảm gia đình và họ hàng, đồng thời cũng
là ngày vui chung của cộng đồng .
Trong xã hội truyền thống, người Sán Chí ở xã Phú Đô chủ yếu làm nông
nghiệp nên trong việc lựa chọn người bạn đời người ta thường coi trọng tiêu chuẩn
14
Hà Đức Dương – Sử A K50
Hôn nhân truyền thống của người Sán Chí ở xã Phú Đô – Phú Lương – Thái Nguyên
thể lực người bạn đời của mình phải có sức khỏe tốt, thông thạo công việc đồng
áng, nương rẫy, đối với người con gái phải đảm đang việc nhà và biết chăm sóc gia
đình. Ở người Sán Chí xưa kia, hôn nhân nói chung đều do cha me, bề trên định
đoạt. Trai gái có thể tự do tìm hiểu nhau qua các đám hát ví hát đối (sình ca) nhưng
đến khi đi đến quyết định hôn nhân thì phải thông qua bố mẹ và thực hiện nhiều
nghi lễ bắt buộc.
Khi gia đình đã ưng thuận chọn cô gái về làm vợ thì bố mẹ của chàng trai
nhờ người đi đánh tiếng. Trường hợp chàng trai tìm hiểu cô gái trước cũng phải về
trình bày với bố mẹ, nếu bố mẹ đồng ý, các nghi lễ tiếp theo mới dược thực hiện.
Nếu cô gái là người cùng làng, thì hai gia đình đã biết nhau, không phải dò xét
nhiều. Nếu cô gái là người ở làng khác hoặc ở xa, bố mẹ của chàng trai phải nhờ
người thân quen tìm hiểu về đức hạnh, tính tình của cô gái. Nếu nhà gái cũng ưng
thuận thì nhà trai nhờ một người có vai vế lời nói có trọng lượng đến nhà gái đánh
tiếng.
4.1. Lễ đánh tiếng
Sau khi lựa chọn người con gái có ý định lấy là vợ, nhà trai sẽ báo trước cho
nhà gái về ngày, giờ nhà trai sang nói chuyện. Lễ đánh tiếng chỉ có 1 lần không
giống như người Thái Đen, người Thái Đen ở Thuận Châu (Sơn La) đi dạm phải
qua 3 lần, nếu được sự đồng ý thì sau lần thứ nhất khoảng 20 ngày lại đi sang nhà
gái lần thứ hai , lần này mang theo trầu cau và vỏ ăn trầu, lần thứ ba mang theo
một đôi gà: 1 trống 1 mái, 2 chai rượu, và hẹn ngày đưa rể tới ngủ quản. Người
Sán Chí thực hiện công việc đánh tiếng (dạm hỏi) gồm có: Đại diện nhà trai là một
người đàn ông có tuổi, như ông chú, ông cậu dư bề con cái, nói năng lưu loát lịch
thiệp, là người có uy tín trong dòng họ, trong làng và khong phài là người chịu
tang, cùng với ông đi còn có một người phụ giúp mang lễ sang nhà người con gái.
15
Hà Đức Dương – Sử A K50
Hôn nhân truyền thống của người Sán Chí ở xã Phú Đô – Phú Lương – Thái Nguyên
Theo truyền thống thì lễ mang đi đáng tiếng của người Sán Chí ở Phú Đô
không có quy định cụ thể, thường là chỉ có một con gà, với một chục trứng. Lễ vật
mang theo chỉ có tính chất tượng trưng phục vụ cho việc xã giao giữa đại diện nhà
trai với nhà gái. Phía nhà gái hôm đó sẽ nghỉ làm những công việc thường ngày
như: làm ruộng, làm nương… để có thời gian chuẩn bị tiếp đón nhà trai. Khi đến
nhà gái đại diện hai gia đình cùng ngồi uống chè và nói chuyện, đại diện nhà trai sẽ
nói đến nguyện vọng của người con trai và gia đình bên đó muấn lấy con gái của
gia đình bên này làm vợ. Sau khi ông đại diện cho nhà trai ngỏ lời, nếu nhà gái
đồng ý sẽ trao tờ giấy đỏ xin ghi tên, ngày tháng năm sinh theo âm lịch của cô gái
để đọ số với người con trai.
4.2. Việc so số (leo số) giữa người con trai và người con gái
Trước khi đi tới lễ ăn hỏi và đám cưới, công việc so số đôi trai gái của người
Sán Chí ở Phú Đô là một công việc không thể thiếu, công việc so số được tiến
hành sau lễ đánh tiếng (dạm ngõ). Sau khi lấy ngày tháng năm sinh của người con
gái,bố hoặc mẹ của người con trai mang đến nhà thầy mo trong làng để đọ tuổi của
người con trai mình với người con gái đó và với cha, mẹ của người con trai, nếu là
xung khắc thì không được ví dụ như, nam mang bản mệnh hỏa, nữ mang bản mệnh
thủy, còn nếu tương sinh ví dụ như nam mang bản mệnh thổ, nữ mang bản mệnh
mộc thì hợp duyên.
Sự việc đến đây nếu so số hợp tuổi không có điều gì trắc trở, nhà trai lại
chọn ngày lành tháng tốt cử người sang nhà gái xin định ngày ăn hỏi. Trong dịp
này nhà trai và nhà gái trao đổi, bàn bạc và thống nhất với nhau nội dung và yêu
cầu của hai bên để chuẩn bị cho ngày ăn hỏi. Trước khi nhà trai sang nhà gái mời
ông bác, ông chú, ông cậu… đến để bàn bạc, thảo luận về lễ thách cưới.
4.3. Lễ ăn hỏi (tìu vờ)
16
Hà Đức Dương – Sử A K50
Hôn nhân truyền thống của người Sán Chí ở xã Phú Đô – Phú Lương – Thái Nguyên
Trong hôn nhân truyền thống của người Sán Chí lễ ăn hỏi có ý nghĩa rất
quan trọng và không thể thiếu. Đây là một nghi lễ có tính “ngoại giao” lịch thiệp,
không nên có sai sót.
Bên nhà trai chủ động xem ngày tốt giờ lành để tiến hanh lễ ăn hỏi, theo tập
tục của người Sán Chí thì tùy điều kiện cụ thể của mỗi gia đình hai bên nhà trai,
nhà gái mà thời gian có thẻ dài ngắn khác nhau trước ngày cưới, thời gian ăn hỏi
có thể được tổ chức trước lễ cưới một tháng, hai tháng thậm chí là nột năm.
Người Sán Chí quan niệm: “lấy dâu họ nội, gả con gái họ ngoại” có nghĩa là
khi đi hỏi hoặc đi đón con dâu thường phải nhờ đến ông bác ông chú bên họ nội;
khi gả con gái về nhà chồng thường nhờ đến ông cậu bên họ ngoại.
Đại diện nhà trai đưa đoàn đi ăn hỏi là người sau này sẽ là bố mối của đôi
trai gái. Người đi ăn hỏi (ông mối) không phải là anh em trong dòng họ, người này
có thể là một người hàng xóm thân thích,người này có đủ uy tín có khả năng giải
quyết mọi vấn đề, có địa vị kinh tế có dịa vị trong làng… Tháp tùng người đi ăn
hỏi tùy theo điều hoàn cảnh cụ thể mà có thể nhiều hoặc ít người nhưng thông
thường là có từ 3 dến 5 người, trong đoàn đi ăn hỏi ngoài ông mối ra còn phải bắt
buộc có một người con trai trẻ tuổi, chưa lập gia đình, người này được nhà trai lựa
chọn phải tương đối điển trai, hiền lành, tốt tính,… Trong đoàn đi ăn hỏi phù rể là
người gánh lễ tháp tùng ông mối sang nhà gái.
Sính lễ ăn hỏi của người Sán Chí gồm có: một đôi gà thiến, 2 chai rượu
trắng, 2 đấu gạo nếp, 2 đấu gạo tẻ, trầu cau, đồ sính lễ đi ăn hỏi phải mang số chẵn
kiêng số lẻ vì theo quan niệm số lẻ cô dâu chú rể sẽ không hợp duyên. Theo tập tục
của người Sán Chí toàn bộ đồ lễ ăn hỏi sẽ được cho vào hai cái xọt, hai đầu của
đòn gánh đươc cuấn băng giấy đỏ do người phù rể gánh.
17
Hà Đức Dương – Sử A K50
Hôn nhân truyền thống của người Sán Chí ở xã Phú Đô – Phú Lương – Thái Nguyên
Đoàn đi ăn hỏi của nhà trai đến được nhà gái đón tiếp nồng hậu, nhà trai
mượn hai cái bát con đặt trầu cau vào, một cái bát đặt vào giữa hai bên ngồi nói
chuyện, một cái đặt lên bàn thờ để trình báo tổ tiên nhà gái. Nhà gái mở tiệc mời
anh em họ hàng nội ngoại đến dự, bữa tiệc có thể có 3 đến 4 mâm cơm. Sau bữa
tiệc. Sau bữa tiệc ông mối sẽ bàn bạc với nhà gái về; lễ vật thách cưới, giờ khắc
đón dâu, lễ vật thách cưới gồm có; 60 lít rượu, 100 kg thịt lợn, 60 đấu gạo, vòng
bạc tay một đôi, khuyên tai bạc một đôi, nhẫn một đôi, một chăn chiên (cháng) do
nhà trai tự dệt từ sợi bông, hai tấm vải một tấm vải trắng cho bố một tấm đen cho
mẹ của cô dâu nghĩa là để trả công nuôi dưỡng. Tất cả những đồ thách cưới này
hầu hết là do nhà trai tự làm ra như rượu, gạo, thịt lợn, do đời sông khó khăn thu
nhập chủ yếu từ những sản phẩm nông nghiệp, nhưng lễ vật này đươc gia đình
chuẩn bị từ lâu có thể là vài năm từ khi con còn chưa trưởng thành.
Đồ thách cưới có thể xê dịch tùy theo sự thương lượng giữa đôi bên nhà trai
và nhà gái. Cũng có trường hợp thách quá cao, nhà trai không lo được, cuộc hôn
nhân coi như bị hủy. Những trường hợp như vậy khá hiếm nó ảnh hưởng đến cả
hai gia đình nên người ta cố gắng dàn xếp để đi tới ổn thỏa. Nếu cả hai bên nhất trí
được thì hẹn ngày cưới.
Hẹn ngày cưới: nhà trai chủ động xem ngày tốt giờ lành, tránh các ngày sấu
như ngày trùng với ngày mất của người quá cố trong dòng họ. Giờ khắc đón dâu
thường là vào buổi sáng giờ lành, ngày cưới nhà gái phải tổ chức trước nhà trai
một ngày. Trước khi đoàn nhà trai ra về đại diện nhà trai là ông mối báo cáo với
thân tộc nhà gái về dự kiến hôn lễ,về ngày cưới, thời giờ đón dâu, trao lễ thách
cưới và xin ý kiến bổ khuyết của nhà gái. Sau khi thỏa thuận hai bên nhà trai nhà
gái thực hiện đúng như những gì đã bàn bạc.
4.4. Chuẩn bị cho lễ cưới
18
Hà Đức Dương – Sử A K50
Hôn nhân truyền thống của người Sán Chí ở xã Phú Đô – Phú Lương – Thái Nguyên
Công việc chuẩn bị lễ cưới của người Sán Chí được chuẩn bị chu đáo từ rất
sớm, có thể trước tới một năm hoặc hai năm. Trong gia đình người Sán Chí khi có
con trai con gái lớn đến tuổi dựng vợ gả chồng, trong gia đình thường nuôi hai đến
ba con lơn để làm đồ thách cưới hoặc thịt thiết tiệc trong ngày cưới,ngoài ra còn
nuôi gà, nuôi vịt,ngan ngỗng,… chuẩn bị thu lượm các sản vật sẵn có trong thiên
nhiên như;phơi măng khô, mộc nhĩ, nấm hương,..
Trước lễ cưới nhà trai tiến hành sửa sang nhà cửa, chuẩn bị buồng giường
cho cô dâu, sắm sửa đồ dùng cần thiết… nhà gái phải chuẩn bị một cái chăn bông,
tư trang quần áo, chậu, đèn, dao ,nón và một cái hom cho con gái mang sang nhà
chồng. Sắp đến ngày cưới cả nhà trai và nhà gái tổ chức nhờ anh em làng xóm làm
phục vụ lễ cưới như vào rừng lấy củi, mượn thêm xoong nồi, bát đũa, ấm chén,…
công việc này thường bắt đầu trước ngày cưới một tuần.
Người Sán Chí thương tổ chức đám cưới cho con trai con gái vào mùa thu
hoặc mùa đông khi tiết trời mát mẻ, thường vào các ngày phúc sinh, hiếu an để làm
đám cưới. Khi mời khách dự đám cưới con trai hoặc con gái gia đình phải mời
trước 15 ngày để tỏ rõ sự trân trọng đối với khách mời, mặt khác cũng nhằm giúp
người được mời có đủ thời gian chuẩn bị, sắp xếp công việc đi dự đám cưới. Một
đặc điểm khác biệt của người Sán Chí là khi đi mời đám cưới phải đưa cho mỗi
người một quả cau và không được gửi qua tay người khác.
Đồ lễ thách cưới của nhà gái nhà trai phải chuẩn bị đầy đủ không được thiếu,
tất cả những đồ lễ thách cưới phải được đưa sang nhà gái trước một ngày đám cưới
được tổ chức. Đại lễ của nhà trai là mang lợn còn sống sang nhà gái, con lơn được
nhà trai tính toán sao cho sát với số thịt mà nhà gái thách, lợn được nhà trai cắt cử
hai nam thanh niên khoe mạnh khiêng trong một cái lồng, cái đòn và chiếc lồng
19
Hà Đức Dương – Sử A K50
Hôn nhân truyền thống của người Sán Chí ở xã Phú Đô – Phú Lương – Thái Nguyên
được dán giấy màu đỏ, rượu, gạo và các sính lễ khác cũng được mang sang trong
ngày hôm đó.
Lễ mang sang nhà gái có một số điều cấm kị như: khi rót rượu cho nhà gái
không được rót hết phải để lại một ít ý là để lấy phúc cho đôi trai gái, thịt lợn thịt
xong cân lên nếu thiếu 10 kg trở lên thì phải bù, thừa 10 kg thì được mang về còn
dưới 10 kg thì không phải bù.9
Trang phục trong ngày cưới của người Sán Chí theo truyền thống cô dâu
chú rể đều mặc những trang phục do dân tộc
mình tự dệt. Trang phục của người con gái
là mặc váy đen chàm, áo dài có trang trí hoa
văn, áo may cổ đứng, khuy cài bên nách
phải, có xẻ tà dài, tà áo phía trước dài hơn
phía sau, có hai dải màu xanh và màu đỏ
buộc ngang eo nam giới mặc quần lá tọa, áo
cài khuy trước ngực nhuộm chàm.
4.5. Ngày cưới (hạch chau)
Lễ cưới truyền thống của người Sán
Chí ở Phú Đô thường diễn ra trong 3 ngày:
ngày thứ nhất là chuẩn bị thịt lợn, thịt gà,
giã bánh giầy; ngày thứ hai là ăn đại tiệc
đón dâu ở nhà trai và đưa dâu ở nhà gái; ngày thứ 3 con dâu, con rể về lại mặt và
ăn tổng kết (đầu lợn) đám cưới.
Ngày cưới của người Sán Chí ở Phú Đô thường không linh đình, do là trong
đời sống của người Sán Chí trước đây còn nhiều khó khăn, đời sống kinh tế chủ
9
Theo bà Vi Thị Vinh, người Sán Chí ở Phú Đô, Phú Lương, Thái Nguyên.
20
Hà Đức Dương – Sử A K50
Trang phục ngày cưới
Hôn nhân truyền thống của người Sán Chí ở xã Phú Đô – Phú Lương – Thái Nguyên
yếu là thuần nông, cho nên tiệc cưới cũng không có khẩu phần thực sự đa dạng và
phong phú. Nhưng ngày cưới được tổ chức rất đầm ấm và đông vui có sự tham gia
đông đủ của bà con cô bác, họ hàng nội ngoại, hàng xóm thân quen… Ngày cưới
phải có gạo ngon nấu cơm đãi khách, thịt lơn, thịt gà đươc chế biến thành nhiều
món ăn khác nhau, ngoài ra còn có các mon rau như: măng rừng, các loại nấm,
mộc nhĩ… Đây đều là những sản vật đăc biệt không thể thiếu trong dịp lễ tết, đặc
biệt là đám cưới, đám hỏi, các món ăn tuy không nhiều thành phần nhưng thường
được nấu nướng dư thừa để ăn uống cho thỏa mái.
Ngày cưới, trong bữa tiệc khách mời thường được bố chí ngồi theo trật tự;
người già người lớn tuổi ngồi cùng mâm trên; những người trung tuổi ngồi cùng
với nhau; những thanh niên nam nữ ngồi cùng nhau ở mâm dưới.
Theo truyền thống trong ngày cưới của người Sán Chí, khi đến ăn cỗ cưới bà
con họ hàng thân thích thường mừng chủ yếu là tặng phẩm như: vải, khăn, chậu,
chăn… Ngày cưới anh em nội ngoại thường tặng cho cô dâu 2m vải làm quà,
người Sán Chí ở Phú Đô ít mừng tiền khi đi dự đám cưới. Khi tiếp nhận đồ mừng
cưới chủ nhà cử người ghi chép tên từng người, địa chỉ, quà tặng, họ ghi lại để sau
này có dịp sau này đền đáp.
Trong tiệc cưới truyền thống của người Sán Chí có một bữa tiệc được tổ
chức thịnh soạn giành riêng cho bạn bè nam nữ của cô dâu ở nhà gái, chú rể ở nhà
trai. Bữa tiệc được tổ chức vào buổi tối,tụ họp những nam thanh nữ tú đến dự tiệc
chúc vui cho cô dâu chú rể cùng gia đình, trong bữa tiệc (hạch bờn) còn có các
hoạt động văn hóa văn nghệ kèm theo như hát ví, hát đối đáp (sình ca)…cũng tại
những bữa tiệc như thế này mà có nhiều đôi trai gái quen biết, tìm hiểu nhau.
4.6. Đi đón dâu (tăng slán slau)
21
Hà Đức Dương – Sử A K50
Hôn nhân truyền thống của người Sán Chí ở xã Phú Đô – Phú Lương – Thái Nguyên
Cũng giống như các dân tộc khác trong cộng đồng các dân tộc việt nam, lễ
đón dâu trong ngày cưới của người Sán Chí được tổ chức rất trang trọng, người
con trai, con gái nào cũng nhớ ngày này suốt cuộc đời mình, vì vậy mà công việc
chuẩn bị cho việc đón dâu phải được chuẩn bị rất chu đáo về ngày giờ, sính lễ và
người đi đón dâu.
Đoàn đón dâu vào buổi lễ chính của nhà gái khi khách đến dự đông đủ nhất.
Thông thường đoàn di đón dâu phải đến nhà gái trước một ngày, làm như vậy là do
cộng đồng người Sán Chí trước đây thương sồng thưa thớt, khoảng cách giữa các
gia đình xa nhau cho nên phải đến trước một ngày cho kip thời gian.
Đến ngày đi đón dâu, trước khi sang nhà gái, những lễ vật và trang phục của
đoàn đi đón dâu đều được tập trung chính giữa nhà để ông quan lang làm phép.
Đoàn đi đón dâu do ông quan lang dẫn đầu, quan lang còn là người làm lễ ra ma
bên nhà gái và nhập ma bên nhà trai, ông bước ra khỏi nhà trước tiên, rồi dừng lại
phía dưới cầu thang để làm phép, ông giương cái ô lên để mọi người trong đoàn
đón dâu chui qua dưới cánh tay đang giương ô của ông. Sau đó cụp ô lại và cắp
vào nách, từ đó tới lúc đoàn đón dâu tới nhà gái, cái ô này không khi nào được
giương ra, kể cả trời mưa hay nắng. Theo quan niệm dân gian, hồn vía của những
người đi đón dâu đều ở trong ô đó, dưới sự bảo vệ của ông quan lang, ma quỷ
không quấy phá, hãm hại được. Nghi thức này cũng được tái thực hiện lại một lần
nữa khi đoàn đón dâu ra khỏi nhà gái về nhà trai.
Đoàn đi đón dâu của người Sán Chí ở Phú Đô theo truyền thống gồm có 5
người, điều đặc biệt là trong đoàn đi đón dâu không có chú rể. khác với dân tộc
khác như người Tày ở Trùng Khánh (Cao Bằng) ngày đi đón dâu nhất định phải có
chú rể cùng đi không thể vắng.Trong đoàn đi đón dâu có “bá mè”, bá mè là người
con gái còn trẻ chưa lấy chồng, tương đối xinh đẹp, ăn nói lưu loát. Bá mè được
22
Hà Đức Dương – Sử A K50
Hôn nhân truyền thống của người Sán Chí ở xã Phú Đô – Phú Lương – Thái Nguyên
nhà trai lựa chọn và cử đi đón dâu, bá mè có nhiệm vụ đưa đường cho cô dâu và
chỉ dẫn những công việc cho cô dâu khi mới về nhà chồng. Phù rể (tám slẫu) là
người thay mặt chú rể đi đón cô dâu về, phù rể cũng được nhà trai lựa chon kĩ
lưỡng, thường người được chọn là bạn thân của chú rể, người này phải chưa lập gia
đình đồng thời phải có khả năng đối đáp tốt. Đi cùng đoàn còn có ông mối và một
người con trai khỏe mạnh cùng đi gánh lễ sang nhà gái.
Gánh lễ của đoàn đi đón dâu gồm có: 24 cái bánh dầy nhỏ, 2 cái bánh dầy to,
2 tấm vải, một tấm nhuộm chàm, một tấm trắng để trả công bố mẹ của cô gái, 2
con gà thiến, 2 chai rượu 24 cái bánh dầy nhỏ là tượng trưng, tương ứng với 3 đời
hai họ nội ngoại bên nhà gái (1 đời 4 cái), 2 cái bánh dầy to là để trả công cho bá
mè công trang điểm và đưa đường cho cô dâu 10. Gánh lễ được bọc hai đầu bằng
giấy đỏ ý là để khi đi trên đường không ai đươc mở ra xem, đó là đồ sính lễ đi đón
dâu .
Khi đoàn nhà trai đến nhà gái, không được vào nhà ngay mà phải đợi đại
diện nhà gai, ông chú hoặc ông cậu của cô dâu ra kiểm duyệt lễ vật của nhà trai
mang sang. Sau khi đã nhận đủ lễ vật của nhà trai đoàn đón dâu mới được vào nhà,
khi vào nhà, đại diện nhà trai là ông quan lang và ông mối cùng ngồi nói chuyện
với đại diện nhà gái ở trươc bàn thờ gia tiên nhà gái, ông mối thưa chuyện với họ
hàng, anh em nhà gái, xin được đón dâu về nhà chồng và hẹn giờ đón dâu ra cửa.
Nhà gái sắp rượu và cơm rau ăn uống, bữa cơm tiếp đãi nhà trai được tổ chức rất
thịnh soạn , bên nhà gái cử những người có khả năng ăn nói và có khả năng uống
rượu tốt để chúc rượu nhà trai, sau đó đoàn đón dâu ngủ lại nhà gái 1 đêm.
Sáng hôm sau, trước giờ đón dâu về nhà trai, nhà gái dọn cỗ cho nhà trai và
họ hàng và người thân thích, tặng cô dâu những món quà đầy ý nghĩa cầu mong
hạnh phúc cho đôi vợ chồng trẻ.
10
Theo ông Hoàng Minh K,ì 60 tuổi, người Sán Chí ở xóm Pháng, Xã Phú Đô, Phú Lương, Thái Nguyên
23
Hà Đức Dương – Sử A K50
Hôn nhân truyền thống của người Sán Chí ở xã Phú Đô – Phú Lương – Thái Nguyên
4.7. Lễ ra ma bên nhà gái
Sắp đến giờ đón dâu, ông quan lang cho đặt lễ gồm 1 cái đầu lợn sống đã
trần qua nước sôi, 2 bát trầu cau, lấy 2 chai rượu trong đồ lễ đón dâu ra, 1 chai đặt
lên bàn thờ nhà gái, 1 chai mang quay về làm lễ nhập ma bên nhà trai 11. Cô dâu
thắp hương lên bàn thờ gia tiên, quan lang khấn vái trình bày với tổ tiên là cô gái
không còn mang họ của dòng họ nữa.
4.8. Mời con dâu về nhà chồng
Đại diện nhà trai là quan lang và bá mè dùng những lời lẽ mộc mạc, chân
thành, vì đường sá xa xôi, vì nhà trai đang đợi con dâu, xin phép nhà gái cho con
dâu về nhà chồng. Nhà gái đáp lại bằng những lời lẽ rất ý vị, cảm ơn quan lang, bá
mè, xin để con tôi về nhà trai và đề nghị nhà trai giúp đỡ.
Cô dâu sang nhà trai cùng đi còn có phù dâu, phù dâu (thường là người bạn
thân thiết của cô dâu) phù dâu sẽ chuẩn bị 1chăn bông và một cái chiếu mang theo
đi bạn cùng cô dâu, còn những tư trang và đồ dùng khác chưa phải mang theo. Cái
chiếu được quấn trong một cây mía, khi mang sang nhà trai thì bổ ra chia cho mọi
người cùng ăn. Cùng đoàn đưa dâu sang nhà trai đại diện nhà gái sẽ cùng đi, đi với
số lượng sao cho khi công với số người của nhà trai được số chẵn (nhà trai sang 5
thì nhà gái cùng về có thể là 3 hoặc 5)
4.9. Nàng dâu ra cửa về nhà chồng
Khi cô dâu ra cửa về nhà chồng, những người thân thích của cô dâu bảo
nhau dặn dò cô dâu; sang bên nhà chồng phải gữ lễ phép, quan tâm đến bố mẹ anh
em bên nhà chồng… Những điều cấm kị khi mới sang sống bên nhà chồng; không
được ngồi cao, không được đi vòng quanh bếp cho đến khi con đầu lòng chào
đời…
11
. Theo bà Vi Thị Vinh 50 tuổi người Sán Chí ở xóm Phú Thọ, Xã Phú Đô, Phú Lương, Thái Nguyên
24
Hà Đức Dương – Sử A K50
Hôn nhân truyền thống của người Sán Chí ở xã Phú Đô – Phú Lương – Thái Nguyên
Khi cô dâu ra cửa được người anh trai hoặc anh họ cho bá vai tiễn đưa ra
cửa, chứ bố mẹ không được đưa, do lo cho con gái sẽ buần không cầm được nước
mắt khi rời xa bố mẹ. Bá mè đóng vai trò là một người dẫn đường, đeo một cái nải,
một con dao, có nhiệm vụ khi đi trên đường có gặp những vật chắn ngang đường
như hòn đá to, khúc gỗ hoặc cành cây… thì chặt 1 cái, với ý là dọn đường cho cô
dâu đi.
Trên đường đi về nhà chồng, cô dâu không được đi dép mà phải đi chân đất,
do sợ ngã, ngã là một điều cấm ki đối với cô dâu San Chí trong ngày cuới. Khi
đoàn đưa dâu đi qua suối thì cô dâu phải bỏ một đồng xu xuống suối rồi mới được
đi tiếp, hành động này được hiểu như là đóng lộ phí đi đường. Trường hợp đoàn
đưa dâu đang đi mà gặp một đoàn đưa dâu khác thì hai cô dâu phải đổi nhẫn cho
nhau để lấy sự may mắn trong ngày cưới. Đi đưa dâu do đường xa và phải đi bộ
cho nên trên đường đi có thể nghỉ nhiều lần.
4.10. Đón con dâu vào nhà
Khi đoàn đón dâu về đến nhà, cô dâu phải thực hiện một nghi lễ bắt buộc
sau đó mới được vào nhà. Đầu tiên khi cô dâu về đến cửa nhà trai bà nấu cơm phục
vụ đám cưới lấy cái rế nồi hoặc ông trưởng bếp đặt cái rọ lợn ra cản đường, cô dâu
phải trả mấy đông xu rồi mới được đi tiếp. Sau đó người mẹ chồng lấy một cái bát
con trong có lót giấy đỏ, một cái vòng bạc được bỏ sẵn vào trong đó ý là để cho
con dâu, cái bát này được đặt trong một chậu nước, cô dâu lấy nước trong chậu này
rửa chân nhận cái vòng bạc rồi mới được vào nhà.
Cô dâu lên nhà đi vào buồng giành riêng cho cô dâu do nhà trai đã chuẩn bị
từ trước đó, ở trong nhà lúc này ông mối chuẩn bị cho việc làm lễ nhập ma bên nhà
trai và lễ tơ hồng. Lễ nhập ma nhà trai do quan lang thực hiện, nhà trai cho sắp lễ
25
Hà Đức Dương – Sử A K50