Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Hôn nhân nhóm ngôn ngữ Tày Thái ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.6 KB, 31 trang )

NIÊN LUẬN: NHÂN HỌC
TỤC CƯỚI XIN CỦA CÁC DÂN TỘC THUỘC NHÓM NGÔN NGỮ TÀY – THÁI QUA MỘT SỐ TÀI LIỆU

PHẦN MỘT – MỞ ĐẦU
1. Mục đich – ý nghĩa của đề tài.
1.1. Mục đích.
Hôn nhân là một trong số những nhu cầu không thể thiếu được của con
người. Bất kỳ một dân tộc nào, một quốc gia nào, một con người nào cũng cần
được duy trì nòi giống và phát triển. Hôn nhân chính là phương tiện để họ thực
hiện nhu cầu đó. Con người có được như ngày hôm nay, phát triển như bây giờ
chính là nhờ có hôn nhân. Nhưng mỗi dân tộc khác nhau lại có những hình thức và
quan niệm hôm nhân khác nhau. Đó là đặc chưng văn hóa của các dân tộc, song nó
vẫn không ngoài mục đích duy trì và phát triển nòi giống.
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, trong đó nhóm ngôn ngữ Tày – Thái bao
gồm tám dân tộc: Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái. Các dân tộc
này có đặc điểm giống nhau về cấu trúc ngữ pháp, từ vị cơ bản, và hệ thống âm vị.
Ở một mức độ nào đó, giữa các dân tộc này có một sự gần nhau về văn hóa và sự
giao lưu tiếp xúc văn hóa. Tuy cùng nhóm ngôn ngữ Tày – Thái, nhưng mỗi dân
tộc cũng có những hình thức và quan niệm khác nhau về hôn nhân. Để hiểu rõ hơn,
trong bài niên luận này, tôi xin được đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về hôn nhân của
tám dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái, một nhóm ngôn ngữ có số dân
đứng thứ hai (sau nhóm Việt - Mường) ở Việt Nam. Do không có điều kiện đi khảo
sát thực tế, nên bài viết của tôi chỉ là sự thống kê, tìm hiểu và tổng kết những kiến
thức thông qua các tài liệu của những người đi trước để lại, phục vụ cho bài niên
luận.
Để hoàn thành bài niên luận này, có một phần rất lớn sự hướng dẫn tận tình
của thầy Phạm Văn Thành - giảng viên bộ môn Nhân học, các thầy cô khác trong
khoa và bạn bè của tôi. Vì vậy, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, các bạn những người đã giúp tôi hoàn thành bài niên luận này.
1.2.

Ý nghĩa.


1
Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử


NIÊN LUẬN: NHÂN HỌC
TỤC CƯỚI XIN CỦA CÁC DÂN TỘC THUỘC NHÓM NGÔN NGỮ TÀY – THÁI QUA MỘT SỐ TÀI LIỆU

Bài viết này tuy dưới hình thức là một bài niên luận nhưng nó vẫn có những
ý nghĩa trong thực tiễn và trong khoa học
1.2.1. Ý nghĩa thực tiễn.
Tày – Thái là một ngữ hệ lớn của Việt Nam nói riêng cũng như của khu vực
Đông Nam Á nói chung. Ở Đông Nam Á, nhóm này có mặt ở các nước Thái Lan,
Lào, Việt Nam, Mianma. Tuy là một ngữ hệ lớn nhưng giữa các thành phần dân
tộc trong ngữ hệ có sự phát triển không đồng đều. Trong tám dân tộc này, người
Thái, người Tày và một bộ phận người Nùng có trình độ phát triển hơn hẳn, đồng
thời các dân tộc này cũng là những dân tộc có số dân đông.
Việc cưới xin của các dân tộc cũng phản ánh một phần về văn hóa và trình
độ nhận thức của mỗi dân tộc. Từ đó có thể rút ra những nguyên nhân của sự phát
triển không đồng đều đó và để đưa ra những chiến lược phát triển đúng hướng cho
các dân tộc.
Phong tục cưới xin của các dân tộc còn phản ánh văn hóa của dân tộc. Khi
nghiên cứu vấn đề này, cần rút ra những mặt tiến bộ và mặt hạn chế trong hôn
nhân. Để từ đó tuyên truyền những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
đến từng dân tộc, thực hiện xóa bỏ những quan niệm lạc hậu, những hình thức tốn
kém, rườm rà trong hôn nhân. Đồng thời, trong thời kỳ hội nhập mạnh nhưng ngày
nay, các dân tộc đang dân xích lại gần nhau hơn, nhưng nó cũng làm nhiều dân tộc
không còn giữ được bản sắc văn hóa của mình, vì vậy qua nghiên cứu vấn đề này
có thể đưa ra những phương sách để giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc đang ngày
bị mai một.


1.2.2. Ý nghĩa khoa học.
Hôn nhân là một đề tài đã được rất nhiều người nghiên cứu. Các bài nghiên
cứu về hôn nhân dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhưng phần lớn hôn nhân được
các nhà nghiên cứu viết vào cùng với văn hóa. Trong bài niên luận này, các hình
2
Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử


NIÊN LUẬN: NHÂN HỌC
TỤC CƯỚI XIN CỦA CÁC DÂN TỘC THUỘC NHÓM NGÔN NGỮ TÀY – THÁI QUA MỘT SỐ TÀI LIỆU

thức và quan niệm về hôn nhân của các dân tộc thuộc nhóm Tày – Thái sẽ được
tổng hợp lại. Từ đó rút ra những điểm giống và khác nhau, những mặt tiến bộ và
hạn chế trong quan niệm cũng như trong cách thức tổ chức cưới xin.
Thông qua phong tục cưới xin của các dân tộc thuộc ngữ hệ Tày – Thái, ta
có thể hiểu biết thêm về những đặc trưng văn hóa các tộc người này. Góp phần làm
rõ hơn văn hóa của các dân tộc này. Cung cấp, sưu tầm thêm những tư liệu quan
trọng cho những người nghiên cứu sau và mở ra những hướng nghiên cứu mới.
Đây là một nhiệm vụ quan trọng nhất của ngành dân tộc học hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Như đã nói, hôn nhân là một vấn đề đã được nhiều người nghiên cứu. Có
những sách đi sâu nghiên cứu vấn đề này thì chủ yếu tập chung vào một số dân tộc
lớn như Tày, Nùng, Thái. Còn các dân tộc nhỏ thì thường ít chú ý và thường được
viết lồng vào các bài viết tổng quát như “Các dân tộc ít người ở Việt Nam” của
Viện Dân tộc học (Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam) do Nhà xuất bản khoa học
xã hội xuất bản năm 1978; “Dân tộc Sán Chay ở Việt Nam” do Khổng Diễn chủ
biên (Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc xuất bản năm 2002). Trong quyển “Các dân
tộc Tày Nùng ở Việt Nam” (một dự án do Viện Dân tộc thuộc Viện Khoa học Xã
hội Việt Nam công bố năm 1992) cũng ít nhiều đề cập đến vấn đề này…và rất
nhiều bài viết đã được đăng trên các tạp chí. Vì vậy, thông qua tài liệu trên, bài

viết này của tôi chỉ muốn đi vào nghiên cứu về vấn đề cưới xin của các dân tộc, để
thông kê, tìm hiểu, tổng kết và hệ thống những kiến thức dân tộc học.
3. Bố cục đề tài.
Bố cục của bài niên luận gồm ba phần:
PHẦN MỘT – MỞ ĐẦU
4. Mục đich – ý nghĩa của đề tài.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
6. Bố cục đề tài.
3
Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử


NIÊN LUẬN: NHÂN HỌC
TỤC CƯỚI XIN CỦA CÁC DÂN TỘC THUỘC NHÓM NGÔN NGỮ TÀY – THÁI QUA MỘT SỐ TÀI LIỆU

PHẦN HAI – NỘI DUNG CHÍNH
1. Tổng quan về nhóm các dân tộc thuộc ngữ hệ Tày – Thái ở Việt
Nam.
2. Quan niệm về hôn nhân của các dân tộc thuộc ngữ hệ Tày – Thái.
3. Quan niệm về một gia đình , một lứa đôi hạnh phúc của các dân
tộc thuộc ngữ hệ Tày – Thái.
4. Quy tắc hôn nhân.
5. Các bước trong hôn nhân.
6. Tín ngưỡng – kiêng kỵ trong cưới hỏi.
PHẦN BA – KẾT LUẬN

PHẦN HAI – NỘI DUNG CHÍNH
1. Tổng quan về nhóm các dân tộc thuộc ngữ hệ Tày – Thái ở Việt Nam.
Bảng1. Các dân tộc thuộc ngữ hệ Tày - Thái1
STT


Dân tộc

Tên gọi khác

Dân số

Nơi cư trú

01

Bố Y

Chủng Chá, Trọng Gia, Tu Dí, Tu

1.864

Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên

Dìn, Pu Nà
02

Giáy

Quang

Nhắng, Dẳng, Pâu Thìn, Pu Nà, Cùi

49.098


Chu, Xạ

Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu và Cao
Bằng

1

1 Thống kê theo Tập bài giảng “Các dân tộc Việt Nam”, Lê Sĩ Giáo.

4
Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử


NIÊN LUẬN: NHÂN HỌC
TỤC CƯỚI XIN CỦA CÁC DÂN TỘC THUỘC NHÓM NGÔN NGỮ TÀY – THÁI QUA MỘT SỐ TÀI LIỆU

03

Lào

Lào Bốc, Lào Nọi

11.611

Huyện Điện Biên, Phong Thổ (Lai
Châu), Sông Mã (Sơn La), Than
Uyên (Lào Cai)

04


Lự

Lữ, Nhuồn, Duồn

4.964

huyện Phong Thổ và Sìn Hồ, tỉnh
Lai Châu

05

06

Nùng

Sán Chay

Xuồng, Giang, Nùng An, Nùng Lòi,

856.412

Phần Sình, Nùng Cháo, Nùng Inh,

Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang,

Quý Rịn, Nùng Dín, Khen Lài

Yên Bái, Lào Cai.

Cao Lan, Sán Chỉ, Mán Cao Lan,


147.315

Hờn Bận
07

Tày

Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái

Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao, Pa Dí

1.477.514

Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc
Giang, Quảng Ninh, Yên Bái, Lạng
Sơn, Phú Thọ.
Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên,
Hà Giang, Bắc Kạn, Tuyên Quang,
Yên Bái, Lào Cai, Hòa Bình.

08

Thái

Tày, Tày Khao (Thái Trắng), Tày

1.328.725

Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Cào


Đăm (Thái Đen), Tày Mười, Tày

Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Thanh Hóa,

Thanh (Man Thanh), Hàng Tổng

Nghệ An

(Tày Mường), Pu Thay, Thổ Đà Bắc

Theo các nhà Dân tộc học, hệ ngôn ngữ là một nhóm các ngôn ngữ có cùng
nguồn gốc với nhau. Quan hệ đó được xác định bởi những đặc điểm giống nhau về
ngữ pháp, hệ thống từ vị cơ bản, thanh điệu và ngữ âm…
Nhóm ngôn ngữ Tày – Thái ở Việt Nam bao gồm 8 dân tộc: Bố Y, Giáy,
Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày và Thái cùng nói một hệ ngôn ngữ Tày – Thái. Các
dân tộc này có cùng một nguồn gốc xa xôi. Trong lịch sử di cư, họ trở thành những
dân tộc khác nhau. Tuy nhiên, ngoài ngôn ngữ, xét về một khía cạnh nào đó, các
dân tộc này cũng có những nét giống nhau về văn hóa.
Ở Việt Nam, nhóm ngôn ngữ này chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số các dân
tộc thiểu số có mặt tại Việt Nam. Trong đó lớn nhất là người Tày (1.477.514 người
- là dân tộc có số dân lớn nhất trong số các dân tộc thiểu số), sau đó là người Thái
(1.328.725 người – là dân tộc có số dân đứng thứ 2 trong số các dân tộc thiểu số ),
Nùng (856.412 người), Sán Chay (147.315 người), Giáy (49.098 người), Lào
5
Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử


NIÊN LUẬN: NHÂN HỌC
TỤC CƯỚI XIN CỦA CÁC DÂN TỘC THUỘC NHÓM NGÔN NGỮ TÀY – THÁI QUA MỘT SỐ TÀI LIỆU


(11.611 người), Lự (4.964 người), cuối cùng là Bố Y (1.864
người). Nhóm này thường phân bố ở các tỉnh miền núi phía
Bắc (Đông Bắc và Tây Bắc), một số phân bố ở Thanh Hóa và
Nghệ An và mỗi một dân tộc lại có nhiều nhóm nhỏ có tên gọi
khác nhau. Lịch sử xuất hiện tại Việt Nam cũng không giống
nhau. Trong đó người Tày và người Thái xuất hiện sớm hơn,
có lịch sử phát triển gần tương đương người Kinh. Các dân tộc
còn lại vào Việt Nam muộn hơn, chỉ khoảng 2 đến 300 năm trở
lại đây. Phần lớn đều di cư từ Trung Quốc
Các dân tộc này có trình độ phát triển không đều. Những
dân tộc có số dân đông có trình độ phát triển cao hơn (người Tày, Nùng, Thái).
Tuy nhiên, còn một bộ phận nhỏ ở các vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí còn lạc
hậu. Các dân tộc còn lại, phần lớn còn trong tình trạng còn lạc hậu…
Ta có thể điểm qua một số dân tộc như sau:
1.1 Dân tộc Bố Y.
Là dân tộc có số dân nhỏ nhất trong nhóm Tày – Thái, di cư từ Trung Quốc
sang cách đây khoảng 150 năm. Kinh tế chủ yếu là làm nương rẫy, biết trồng bông
dệt vải. Bên cạnh đó mỗi gia đình thường có một mảnh vườn để trồng rau. Ngoài
nuôi gia súc, gia cầm họ còn nuôi cá ruộng và biết làm nhiều nghề thủ công như
dệt, rèn, gốm, đục đá, chạm bạc, đan lát, làm đồ gỗ... Đồng bào ăn bột ngô là chính
(giống như mèn mén của người Mông). Trang phục gần giống với người Mông,
một số lại giống người Hán (như nhóm Tu Dí –nhóm này nói ngôn ngữ Hán).
Người Bố Y ở nhà đất, trình tường lợp gianh hay ngói, có nhà lợp gỗ miếng.
Nhà có 3 gian, có sàn gác trên quá giang là chỗ để lương thực và là chỗ ngủ của
những người con trai chưa vợ..
1.2 Dân tộc Giáy.
Người Giáy từ Trung quốc di cư sang Việt Nam cách đây khoảng 200 năm.
Người Giáy có nhiều kinh nghiệm canh tác lúa nước trên những triền ruộng bậc
6

Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử


NIÊN LUẬN: NHÂN HỌC
TỤC CƯỚI XIN CỦA CÁC DÂN TỘC THUỘC NHÓM NGÔN NGỮ TÀY – THÁI QUA MỘT SỐ TÀI LIỆU

thang. Bên cạnh đó họ còn làm thêm nương rẫy trồng ngô, lúa, các loại cây có củ
và rau xanh. Chăn nuôi theo lối thả rông. Có một số nghề thủ công nhưng chưa
phát triển.
Ăn: ăn cơm tẻ. Gạo được luộc cho chín dở rồi mới cho vào chõ đồ lên như
đồ xôi. Nước luộc gạo dùng làm đồ uống. Cách chế biến món ăn, nhất là ăn trong
ngày lễ, ngày tết chịu ảnh hưởng sâu sắc của người Hán.
Mặc: Trước kia phụ nữ mặc váy xoè giống như váy của người Hmông. Ngày
nay họ mặc quần màu chàm đen có dải vải đỏ đắp trên phần cạp, áo cánh 5 thân xẻ
tà, dài quá mông, cài khuy bên nách phải, hò áo và cổ tay áo viền những dải vải
khác màu. Tóc vấn quanh đầu với những sợi chỉ hồng thả theo đuôi tóc. Vai khoác
túi thêu chỉ màu với hoa văn là những đường gấp khúc. Nam giới mặc quần lá toạ,
áo cánh xẻ tà, mở khuy ngực.
Ở: Nhà sàn là nhà ở truyền thống. Hiện nay, kiểu nhà sàn vẫn phổ biến trong
bộ phận người Giáy ở Hà Giang, còn bộ phận ở Lao Cai và Lai Châu ở nhà đất
nhưng phía trước nhà vẫn là sàn phơi. Nhà thường có 3 gian, bàn thờ đặt ở gian
giữa.
1.3 Dân tộc Lào.
Người Lào có nguồn gốc di cư từ Lào sang. Người Lào làm ruộng nước với
kỹ thuật dẫn thuỷ nhập điền hợp lý. Ngoài ra họ còn làm nương, chăn nuôi gia súc,
gia cầm. Tiểu thủ công nghiệp gia đình của dân tộc đặc biệt phát triển. Họ làm gốm
bằng bàn xoay với các sản phẩm như chum vại, vò, ché, nồi với chất lượng tốt.
Nghề dệt thổ cẩm tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, thể hiện thẩm mỹ tinh tế.
Nghề rèn, nghề chạm bạc... cũng góp phần thu nhập đáng kể cho nhiều gia đình.
Hái lượm còn có vai trò nhất định đối với đời sống kinh tế của người Lào.

Ăn: Người Lào ăn nếp là chính. Về thực phẩm họ ưa ăn các món chế biến từ
cá; đặc biệt có món Pàđẹc (cá ướp) rất nổi tiếng.
Mặc: Phụ nữ Lào mặc váy thắt ngang ngực, buông ngang tầm bắp chân. Gấu
váy thêu hoa văn màu tươi sáng rực rỡ. áo nữ ngắn, để hở phần ngực trên. Chiếc
7
Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử


NIÊN LUẬN: NHÂN HỌC
TỤC CƯỚI XIN CỦA CÁC DÂN TỘC THUỘC NHÓM NGÔN NGỮ TÀY – THÁI QUA MỘT SỐ TÀI LIỆU

trâm bạc cài tóc hay khăn piêu đội đầu của phụ nữ Lào cũng được chạm khắc hoặc
thêu thùa khéo léo. Nam phục Lào có nhiều nét tương đồng với người Thái.
Ở: Họ ở nhà sàn, lòng rộng, thoáng đãng, cột kèo được chạm khắc tinh vi.
Mái nhà thường kéo dài tạo nên hiên để đặt khung cửi và các công cụ làm vải.
Phương tiện vận chuyển: Người Lào quen gùi, gánh đôi dậu, đặc biệt giỏi đi
thuyền trên sông, ở một số nơi họ còn sử dụng ngựa thồ.
1.4 Dân tộc Lự.
Người Lự đã có mặt ở khu vực Xam Mứn (Ðiện Biên) ít nhất cũng trước thế
kỷ XI - XII. Tại đây họ đã xây thành Xam Mứn (Tam Vạn) và khai khẩn nhiều
ruộng đồng. Vào thế kỷ chiến tranh người Lự phải phân tán đi khắp nơi, một bộ
phận nhỏ chạy lên sinh sống ở vùng núi Phong Thổ, Sìn Hồ. Người Lự sáng tạo ra
hệ thống mương, phai truyền thống để dẫn thuỷ nhập điền. Ruộng trồng lúa nếp
theo kỹ thuật cấy mạ hai lần. Có nơi đã biết dùng phân xanh, rác rưởi và phân
chuồng để bón ruộng. Họ làm nương phát, đốt, chọc lỗ tra hạt hoặc cày do tiếp thu
từ người Hmông. Nghề dệt phát triển. Dệt thổ cẩm với nhiều đường nét hoa văn
đẹp. Người Lự có nghề rèn gươm nổi tiếng. Hái lượm, săn bắt, đặc biệt đánh cá ở
suối là hoạt động thường xuyên.
Ăn: Người Lự ăn xôi, ưa thích các món chế biến từ cá, trong đó có món nộm
chua với thịt cá tươi. Lợn, trâu, bò chỉ mổ ăn khi có lễ tết, không mổ để bán.

Mặc: Nữ mặc áo chàm, xẻ ngực. Váy nữ bằng vải chàm đen, có thêu dệt
thành hai phần trang trí, dễ cảm giác như váy có hai tầng ghép lại. Cổ đeo vòng
được nối hai đầu bằng chuỗi dây xà tích bằng bạc. Ðầu đội khăn cuốn nghiêng về
phía trái, để lộ mặt trước với những đường gấp viền thêu hoa văn bổ dọc. Nhuộm
răng đen. Ðeo vòng tay bằng bạc, bằng đồng.
Nam mặc quần áo bằng vải chàm đen, áo cánh kiểu xẻ ngực, cài cúc tết dây
vải, có hai túi ở hai vạt áo và một túi ở ngực trái. Quần từ đầu gối trở xuống có
thêu hoa văn. Họ đội khăn đen, gấp nếp cuốn nhiều vòng, thích nhuộm răng đen.
Ðàn ông thường đeo gươm, không những để tự vệ mà còn là tập quán trang trí.
8
Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử


NIÊN LUẬN: NHÂN HỌC
TỤC CƯỚI XIN CỦA CÁC DÂN TỘC THUỘC NHÓM NGÔN NGỮ TÀY – THÁI QUA MỘT SỐ TÀI LIỆU

Ở: Người Lự cư trú ở các huyện Phong Thổ, Sìn Hồ, Ðiện Biên (Lai Châu).
Nhà sàn 4 mái, mái kéo dài che làm hiên sàn nơi đặt khung dệt và các dụng cụ làm
ra vải. Trong nhà có chăn, đệm, màn, rèm; bếp ở giữa nhà.
Phương tiện vận chuyển: Gùi, trâu kéo, ngựa thồ.
1.5 Dân tộc Nùng.
Người Nùng phần lớn từ Quảng Tây (Trung Quốc) di cư sang cách đây
khoảng 200-300 năm. Người Nùng làm việc rất thành thạo nhưng do cư trú ở
những vùng không có điều kiện khai phá ruộng nước cho nên nhiều nơi họ phải
sống bằng nương rẫy là chính. Ngoài ngô, lúa họ còn trồng các loại củ, bầu bí, rau
xanh...
Họ biết làm nhiều nghề thủ công: dệt, rèn, đúc, đan lát, làm đồ gỗ, làm giấy
dó, làm ngói âm dương... Nhiều nghề có truyền thống lâu đời nhưng vẫn là nghề
phụ gia đình, thường chỉ làm vào lúc nông nhàn và sản phẩm làm ra phục vụ nhu
cầu của gia đình là chính. Hiện nay, một số nghề có xu hướng mai một dần (dệt),

một số nghề khác được duy trì và phát triển (rèn). Ở xã Phúc Sen (huyện Quảng
Hoà, Cao Bằng) rất nhiều gia đình có lò rèn và hầu như gia đình nào cũng có người
biết làm nghề rèn.
Chợ ở vùng người Nùng phát triển. Người ta thường đi chợ phiên để trao đổi
mua bán các sản phẩm. Thanh niên, nhất là nhóm Nùng Phàn Slình, thích đi chợ
hát giao duyên.
Ăn: Ở nhiều vùng người Nùng ăn ngô là chính. Ngô được xay thành bột để
nấu cháo đặc như bánh đúc. Thức ăn thường được chế biến bằng cách rán, xào,
nấu, ít khi luộc. Nhiều người kiêng ăn thịt trâu, bò, chó.
Mặc: Y phục truyền thống của người Nùng khá đơn giản, thường làm bằng
vải thô tự dệt, nhuộm chàm và hầu như không có thêu thùa trang trí. Nam giới mặc
áo cổ đứng, xẻ ngực, có hàng cúc vải. Phụ nữ mặc áo năm thân, cài cúc bên nách
phải, thường chỉ dài quá hông.
Ở: Người Nùng cư trú ở các tỉnh Ðông Bắc nước ta, họ thương sống xen kẽ
với người Tày. Phần lớn ở nhà sàn. Một số ở nhà đất làm theo kiểu trình tường
9
Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử


NIÊN LUẬN: NHÂN HỌC
TỤC CƯỚI XIN CỦA CÁC DÂN TỘC THUỘC NHÓM NGÔN NGỮ TÀY – THÁI QUA MỘT SỐ TÀI LIỆU

hoặc xây bằng gạch mộc. Ở ven biên giới trước kia còn có loại nhà làm theo kiểu
pháo đài, có lô cốt và lỗ châu mai để chống giặc cướp.
Phương tiện vận chuyển: Các phương thức vận chuyển truyền thống là
khiêng, vác, gánh, mang, xách. Hiện nay ở một số địa phương người Nùng sử dụng
xe có bánh lốp do các vật kéo để làm phương tiện vận chuyển.
1.6 Dân tộc Sán Chay.
Người Sán Chay từ Trung Quốc di cư sang cách đây khoảng 400 năm. Là cư
dân nông nghiệp, làm ruộng nước thành thạo nhưng nương rẫy vẫn có vai trò to lớn

trong đời sống kinh tế và phương thức canh tác theo lối chọc lỗ, tra hạt vẫn tồn tại
đến ngày nay. Ðánh cá có vị trí quan trọng. Với chiếc vợt ôm và chiếc giỏ có hom
việc đánh cá đã cung cấp thêm nguồn thực phẩm giàu đạm, góp phần cải thiện bữa
ăn.
Ăn: Người Sán Chay ăn cơm tẻ là chính. Rượu cũng được dùng nhiều, nhất
là trong ngày tết, ngày lễ. Ðàn ông thường hút thuốc lào. Phụ nữ ăn trầu.
Mặc: Phụ nữ mặc váy chàm và áo dài có trang trí hoa văn ở hò áo và lưng
áo. Thường ngày, chỉ dùng một thắt lưng chàm nhưng trong ngày tết, ngày lễ họ
dùng 2-3 chiếc thắt lưng bằng lụa hay nhiễu với nhiều màu khác nhau.
Ở: Người Sán Chay cư trú ở các tỉnh Ðông Bắc nước ta. Họ sống trên nhà
sàn giống nhà của người Tày cùng địa phương.
Phương tiện vận chuyển: Người Sán Chay thường đeo chiếc túi lưới ở sau
lưng theo kiểu đeo ba lô.
1.7 Dân tộc Tày.
Người Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ nửa cuối thiên niên kỷ
thứ nhất trước Công nguyên. Người Tày là cư dân nông nghiệp có truyền thống
làm ruộng nước, từ lâu đời đã biết thâm canh và áp dụng rộng rãi các biện pháp
thuỷ lợi như đào mương, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới ruộng. Họ có
tập quán đập lúa ở ngoài đồng trên những máng gỗ mà họ gọi là loỏng rồi mới
dùng dậu gánh thóc về nhà. Ngoài lúa nước người Tày còn trồng lúa khô, hoa màu,
10
Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử


NIÊN LUẬN: NHÂN HỌC
TỤC CƯỚI XIN CỦA CÁC DÂN TỘC THUỘC NHÓM NGÔN NGỮ TÀY – THÁI QUA MỘT SỐ TÀI LIỆU

cây ăn quả... Chăn nuôi phát triển với nhiều loại gia súc, gia cầm nhưng cách nuôi
thả rông cho đến nay vẫn còn khá phổ biến. Các nghề thủ công gia đình được chú
ý. Nổi tiếng nhất là nghề dệt thổ cẩm với nhiều loại hoa văn đẹp và độc đáo. Chợ là

một hoạt động kinh tế quan trọng.
Ăn: Trước kia, ở một số nơi, người Tày ăn nếp là chính và hầu như gia đình
nào cũng có ninh và chõ đồ xôi. Trong các ngày tết, ngày lễ thường làm nhiều loại
bánh trái như bánh chưng, bánh giày, bánh gai, bánh dợm, bánh gio, bánh rán,
bánh trôi, bánh khảo... Ðặc biệt có loại bánh bột hấp dẫn nhân bằng trứng kiến và
cốm được làm từ thóc nếp non hơ lửa, hoặc rang rồi đem giã.
Mặc: Bộ y phục cổ truyền của người Tày làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm
chàm, hầu như không thêu thùa, trang trí. Phụ nữ mặc váy hoặc quần, có áo cánh
ngắn ở bên trong và áo dài ở bên ngoài. Nhóm Ngạn mặc áo ngắn hơn một chút,
nhóm Phén mặc áo màu nâu, nhóm Thu Lao quấn khăn thành chóp nhọn trên đỉnh
đầu, nhóm Pa Dí đội mũ hình mái nhà còn nhóm Thổ mặc như người Thái ở Mai
Châu (Hoà Bình).
Họ thích sống thành bản làng đông đúc, nhiều bản có tới hàng trăm nóc nhà.
Ngôi nhà truyền thống của người Tày là nhà sàn có bộ sườn làm theo kiểu vì
kèo 4, 5, 6 hoặc 7 hàng cột. Nhà có 2 hoặc 4 mái lợp ngói, tranh hay lá cọ. Xung
quanh nhà thưng ván gỗ hoặc che bằng liếp nứa.
Phương tiện vận chuyển: Với những thứ nhỏ, gọn người Tày thường cho vào
dậu để gánh hoặc cho vào túi vải để đeo trên vai, còn đối với những thứ to, cồng
kềnh thì dùng sức người khiêng vác hoặc dùng trâu kéo. Ngoài ra, họ còn dùng,
mảng để chuyên chở.
1.8 Dân tộc Thái.
Người Thái có cội nguồn ở vùng Ðông Nam Á lục địa, tổ tiên xa xưa của
người Thái có mặt ở Việt Nam từ rất sớm. Người Thái sớm đi vào nghề trồng lúa
nước trong hệ thống thuỷ lợi thích hợp được đúc kế như một thành ngữ - "mương,
11
Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử


NIÊN LUẬN: NHÂN HỌC
TỤC CƯỚI XIN CỦA CÁC DÂN TỘC THUỘC NHÓM NGÔN NGỮ TÀY – THÁI QUA MỘT SỐ TÀI LIỆU


phai, lái, lịn" (khơi mương, đắp đập, dẫn nước qua vật chướng ngại, đặt máng) trên
các cánh đồng thung lũng. Họ làm ruộng cấy một vụ lúa nếp, nay chuyển sang 2 vụ
lúa tẻ. Họ còn làm nương để trồng thêm lúa, ngô, hoa màu, cây thực phẩm và đặc
biệt bông, cây thuốc nhuộm, dâu tằm để dệt vải.
Ăn: Ngày nay gạo tẻ đã trở thành lương thực chính, gạo nếp vẫn được coi là
lương ăn truyền thống. Gạo nếp ngâm, bỏ vào chõ, đặt lên bếp, đồ thành xôi. Trên
mâm ăn không thể thiếu được món ớt giã hoà muối, tỏi, có rau thơm, mùi, lá
hành... có thể thêm gan gà luộc chín, ruột cá, cá nướng... gọi chung là chéo. Hễ có
thịt các con vật ăn cỏ thuộc loài nhai lại thì buộc phải có nước nhúng lấy từ lòng
non (nặm pịa). Thịt cá ăn tươi thì làm món nộm, nhúng (lạp, cỏi), ướp muối, thính
làm mắm; ăn chín, thích hợp nhất phải kể đến các món chế biến từ cách nướng, lùi,
đồ, sấy, sau đó mới đến canh, xào, rang, luộc... Họ ưa thức ăn có các vị: cay, chua,
đắng, chát, bùi, ít dùng các món ngọt, lợ, đậm, nồng... hay uống rượu cần, cất rượu.
Người Thái hút thuốc lào bằng điếu ống tre, nứa và chạm bằng mảnh đóm tre
ngâm, khô nỏ. Người Thái Trắng trước khi hút còn có lệ mời người xung quanh
như trước khi ăn.
Mặc: Cô gái Thái đẹp nhờ mặc áo cánh ngắn, đủ màu sắc, đính khuy bạc
hình bướm, nhện, ve sầu... chạy trên đường nẹp xẻ ngực, bó sát thân, ăn nhịp với
chiếc váy vải màu thâm, hình ống; thắt eo bằng dải lụa màu xanh lá cây; đeo dây
xà tích bạc ở bên hông. Ngày lễ có thể vận thêm áo dài đen, xẻ nách, hoặc kiểu
chui đầu, hở ngực có hàng khuy bướm của áo cánh, chiết eo, vai phồng, đính vải
trang trí ở nách, và đối vai ở phía trước như của Thái Trắng. Nữ Thái Ðen đội khăn
piêu nổi tiếng trong các hình hoa văn thêu nhiều màu sắc rực rỡ. Nam người Thái
mặc quần cắt để thắt lưng; áo cánh xẻ ngực có túi ở hai bên gấu vạt, áo người Thái
Trắng có thêm một túi ở ngực trái; cài khuy tết bằng dây vải. Màu quần áo phổ
biến là đen, có thể màu gạch non, hoa kẻ sọc hoặc trắng. Ngày lễ mặc áo đen dài,
12
Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử



NIÊN LUẬN: NHÂN HỌC
TỤC CƯỚI XIN CỦA CÁC DÂN TỘC THUỘC NHÓM NGÔN NGỮ TÀY – THÁI QUA MỘT SỐ TÀI LIỆU

xẻ nách, bên trong có một lần áo trắng, tương tự để mặc lót. Bình thường cuốn
khăn đen theo kiểu mỏ rìu. Khi vào lễ cuốn dải khăn dài một sải tay.
Ở: ở nhà sàn, dáng vẻ khác nhau: nhà mái tròn khum hình mai rùa, hai đầu
mai rùa, hai đầu mái hồi có khau cút; nhà 4 mái mặt bằng sàn hình chữ nhật gần
vuông, hiên có lan can; nhà sàn dài, cao, mỗi gian hồi làm tiền sảnh; nhà mái thấp,
hẹp lòng, gần giống nhà người Mường.
Phương tiện vận chuyển: Gánh là phổ biến, ngoài ra gùi theo kiểu chằng dây
đeo vắt qua trán, dùng ngựa cưỡi, thồ nay. ở dọc các con sông lớn họ rất nổi tiếng
trong việc xuôi ngược bằng thuyền đuôi én.
2. Quan niệm về hôn nhân của các dân tộc thuộc ngữ hệ Tày – Thái.
Mỗi dân tộc có một quan niệm riêng về hôn nhâ. Nhưng chung quy lại, quan
niện hôn nhân đó chủ yếu xoay quanh việc xây dựng gia đình, duy trì và phát triển
nòi giống, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Ở một số khác là tăng thêm lao

động trong gia đình.
Trong xã hội người Tày, do chế độ phụ quyền đã thống trị từ lâu, lại được
các quan hệ phong kiến củng cố, vì vậy hôn nhân ít khi được thuận theo ý của đôi
trai gái mà phải theo ý của bố mẹ. Do vậy, hôn nhân nhằm mục đích được quy đinh
bởi xã hội gia đình. Ơ đây nổi bật lên là lòng mong muốn được duy trì huyết thống
và kế thừa tài sản. Hôn nhân đã trở thành việc hệ trọng của gia đình, gia tộc.
Còn ở người Thái trước ngày giải phóng,
3. Quan niệm về một gia đình, một lứa đôi hạnh phúc của các dân tộc
thuộc ngữ hệ Tày – Thái.
4. Nguyên tắc hôn nhân.

Hôn nhân một vợ một chồng là nguyên tắc cơ bản trong hôn nhân. Nguyên
tắc này cũng phổ biến ở các dân tộc. Tuy nhiên, do tư tưởng trọng nam khinh nữ
nên ngày xưa, con trai nhà có thế lực có thể được lấy nhiều vợ. Hiện nay, ở những
vùng sâu, vùng xa, một số gia đình không có con trai, người chồng vấn có thể lấy
thêm vợ.
13
Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử


NIÊN LUẬN: NHÂN HỌC
TỤC CƯỚI XIN CỦA CÁC DÂN TỘC THUỘC NHÓM NGÔN NGỮ TÀY – THÁI QUA MỘT SỐ TÀI LIỆU

Trong xã hội cũ, người Tày cũng có nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng.
Nhưng vì nền đạo lý phong kiến trọng nam khinh nữ nên nguyên tắc này ít nhiều bị
vi phạm. Người không có con trai thường có ý định cưới vợ lẽ và người phụ nữ
buộc phải thừa nhận việc đó là chính đáng. Không những thế mà còn có nhiệm vụ
tìm hỏi vợ lẽ cho chồng. Nhưng phần lớn, hiện tượng này chỉ rơi vào các tầng lớp
trên của xã hội, nhất là những kẻ quyền thế. Còn trong nông dân lao động thì
thường nhận con của anh em trai minh về nuôi, và phải coi như con đẻ. Bất đắc dĩ
mới phải nhận con nuôi họ khác.
Người Lào có hình thức hôn nhân thuận chiều, con trai bên chị em gái được
khuyến khích lấy con gái bên
5. Các bước trong hôn nhân.
Hầu hết các dân tộc nhóm Tày – Thái đều tiến hành các bước trong hôn nhân
rất phức tạp và tốn kém.
Chọn mờ (chọn người làm mối), nghi lễ mờ miệng (dạm ngõ, hỏi thăm); nghi lễ kháo tiếng (đặt vấn đề); nghi
lễ ti nòm (ăn hỏi); và nghi lễ ti cháu (lễ cưới).

5.1
Tìm hiểu.

Để đi đến một cặp hôn nhân xuất phát điểm của các đôi thường bắt đầu từ
những nguồn gốc sau:
5.1.1
Tình yêu đôi lứa.
Tình yêu đôi lứa là mội xuất phát điểm lý tưởng của một cuộc hôn nhân.
Đây là hiện tượng phổ biến ở các dân tộc trên thế giới, các dân tộc nhóm Tày –
Thái cũng không nằm ngoài. Tuy nhiên, vẫn có những sự khác biệt trong đó. Tùy
theo từng dân tộc mà mức độ tự do tìm hiểu trong tình yêu để đi tới hôn nhân có sự
khác nhau.
Ở người Thái, trước hôn nhân, nam nữ đến tuổi thành hôn được tự do tìm
hiểu.
Người Tày cũng vậy, trong các dịp hội hè, đình đám, tết nhất, trong các chợ
phiên, thường gặp gỡ nhau, tổ chức hát lượn (hát ví) tỏ tình với nhau…Nhiều
trường hợp về sau đã trở thành vợ chồng, nhưng phải được sự đồng ý của cha mẹ
14
Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử


NIÊN LUẬN: NHÂN HỌC
TỤC CƯỚI XIN CỦA CÁC DÂN TỘC THUỘC NHÓM NGÔN NGỮ TÀY – THÁI QUA MỘT SỐ TÀI LIỆU

và số mệnh tương hợp. Ở một số nơi còn có tục chọc sàn, nam nữ có tục ngủ chung
và tâm tình trước hôn nhân.
Riêng ở người Nùng, tuy cũng được tự do tìm hiều, con trai thường tặng quà
cho các cô gái bằng những đồ vật do mình làm ra như đòn gánh, giỏ đựng con
bông “hắp lỳ”, con sợi “cỏm lót”, còn các cô gái thường tặng các chàng trai áo, túi
thêu tự làm. Nhưng quyền quyết định trong hôn nhân lại do bố mẹ quyết định, gia
đình xem có môn đăng hộ đối hay không.
Nam nữ người Giáy cũng được tự do tìm hiểu và có tục kéo vợ
5.1.2

Mai mối.
5.1.3
Đính ước.
5.1.4
Giới thiệu.
5.1.5
Mua bán.
Dưới nhiều hình thức, hiện tượng mua bán trong hôn nhân luôn tồn tại trong
những cuộc cưới xin. Đó có thể là tục ở rể, thách cưới (tiền hoặc tặng phẩm), của
hồi môn, xem xét có môn đăng hộ đối hay không... Thậm chí mua bán một cách
trắng trợn như gả con gái để trừ nợ.
Do xây dựng trên cơ sở tư hữu tài sản, quan hệ hôn nhân của người Tày
mang tính chất mua bán rõ rệt. Người ta thường không sao dứt ra được những toan
tính lợi hại về cơ sở kinh tế và địa vị xã hội, nghĩa là xem xét có môn đăng hộ đối
hay không. Nhà gái bao giờ cũng mong muốn và tự hào vì con mình đã được gả,
làm ăn ở gia đình tương đối khấm khá và nhà trai cũng lấy làm vinh hạnh khi được
cô dân lắm của hồi môn. Tính chất mua bán của hôn nhân thường lộ ra trở nên
công khai trong cuộc mà cả giữa đại diện nhà trai và nhà gái. Người con gái được
đánh giá bằng các khoản tiền bạc, rượu, thịt, tặng phẩm…Thành ngữ “khai lục
nhình” (bán con gái) rất phổ biến trong người Tày một lân nữa chứng tỏ tính chất
đó.
Cưới xin bằng hình thức mua bán là một
15
Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử


NIÊN LUẬN: NHÂN HỌC
TỤC CƯỚI XIN CỦA CÁC DÂN TỘC THUỘC NHÓM NGÔN NGỮ TÀY – THÁI QUA MỘT SỐ TÀI LIỆU

Hiện tượng hôn nhân mang tính chất mua bán tương đối phổ biến không chỉ

riêng các dân tộc nhóm Tày - Thái tuy nhiên hiện nay, do điều kiện kinh tế phát
triển, hiện tượng này cũng đã ít phổ biển
5.2
Nghi lễ đám cưới.
Sau khi đã có được đối tượng cho cuộc hôn nhân, người ta bắt dầu tiến hành
lễ đám cưới chính thức. Mỗi dân tộc có một nghi thức ăn hỏi khác nhau. Những
nghi thức này thể hiện rõ nhất những nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc. Các
nghi lễ đám cưới của các dân tộc nhóm Tày – Thái đều mang nhiều nét chung.
5.2.1. Ở hai dân tộc Tày và Nùng.
Trong số các dân tộc thuộc nhóm Tày – Thái, có hai dân tộc có những nét
văn hóa rất gần nhau. Tục lệ cưới xin của họ gần như là giống nhau. Trước đây,
các nhà dân tộc học còn xếp họ thành một dân tộc, đó là 2 dân tộc Tày và Nùng. Vì
vậy khi nghiên cứu về nghi lễ cưới xin, có thể gộp chung hai dân tộc này làm một.
Để tiến hành tới đám cưới chính thức, phải tiến hành những bước quan
trọng, tạo thành một lễ nghi khá phong phú ở từng vùng.
Bước đầu tiên là dạm hay ướm hỏi. Người Tày gọi đó là “dóc” hay “xam”
tức là “thăm dò” hay “hỏi”, còn người Nùng An gọi đó là “pây slâu, pây dấu”. Chỉ
sau khi bố mẹ đã chọn được người con gái xứng đáng cho con trai mình, hoặc đôi
trai gái yêu nhau được cha mẹ đồng ý, lễ dạm hỏi sẽ được thực hiện. Ở người Tày
Đồng Mu, Cao Bằng, nếu bố mẹ người con trai còn sống thì bố hoặc mẹ người con
trai sẽ đi dạm hỏi. Trường hợp bố hoặc mẹ người con gái còn sống thì bên nhà trai
sẽ cử bố (hoặc mẹ) đi dạm. Nếu cả cha và mẹ không còn nữa thì anh hoặc chị gái
người con trai sẽ đảm nhiệm việc đó. Lễ vật gồm hai trai rượu. Tới nhà gái, đại
diện nhà trai ít khi đi thẳng vào mục đích mà thường nói ẩn ý rằng: “păn phè khảu
phè phải”(chia sẻ nhau giống lúa bông). Nếu được chấp thuận, nhà trai sẽ chọn
ngày, giờ lành cho người mang lễ vật (bốn con gà thiến, bốn ống gạo, hai lít rượu,
hai cân muối) sang nhà gái làm lễ “au slư mình” hay “pây tèo” (lấy lá số hay đi
16
Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử



NIÊN LUẬN: NHÂN HỌC
TỤC CƯỚI XIN CỦA CÁC DÂN TỘC THUỘC NHÓM NGÔN NGỮ TÀY – THÁI QUA MỘT SỐ TÀI LIỆU

lại). Sau bữa cơm thân mật, trước khi đại diện nhà trai ra về, chủ gia đình bên gái
giao cho tờ “lục mệnh”, một tờ gấy đỏ ghi đủ ngày, giờ, tháng, năm sinh của người
con gái. Theo tục lệ, trước khi giao tờ “lục mệnh” cho nhà trai, nhà gái phải thắp
hương khấn tổ tiên. Người Tày ở nơi khác, sau khi tìm hiểu người con gái và gia
đình, bố mẹ người con trai thường nhờ một người quen thuộc đem lễ vật đến dạm.
Lễ vật gồm một đồng bạc, hai hộp chè, hai phong bánh khảo. Nếu nhà gái chấp
nhận thì sẽ nhận lễ vật và ghi lá số của con gái giao cho người mối đem về trình
nhà trai. Người Tày ở Bạch Thông và Phổ Yên (Thái Nguyên) thì lại nhờ anh em
họ hàng nhà gái thăm dò, đánh tiếng với bố mẹ nhà gái. Chỉ khi nhà gái không tỏ
thái độ bất bằng, nhà trai mới nhờ ông mối mang lễ vật (1 chai rượu và một đôi gà)
đến làm lễ “dóc” chính thức xin “slư mình” của cô gái. Trong lễ dạm hỏi của
người Nùng Dím (Hà Giang), nhà trai tìm một bà mối đứng tuổi trong bản (là
nguời ăn nói hoạt bát, hiểu biến, vui vẻ, trung thực) đến nhà gái thăm hỏi, tìm hiểu
mọi mặt về gia thế, đặc biệt là về cô gái, giới thiệu với nhà gái về chàng trai và gia
đình anh ta. Nếu nhà gái có thiện cảm, sẽ cho bà mối biết về ngày sinh, tháng đẻ
của con gái mình. Trong khi đó, ở người Nùng An (Cao Bằng), bà mối thường là
bà cô trong họ, thay mặt nhà trai mang theo 20 lá trầu, 1 cây vỏ, 1 cân đường đến
nhà gái dạm ngõ. Lễ vật được đựng trong một cái “chỏng vả” (cái giỏ con bằng
tre) do chính tay chàng trai đan. Đây cũng là hình thức bày tỏ cho gia đình, nhất là
cô gái biết về sự khéo léo của người con trai. Người Nùng An chi tiến hành lễ dạm
hỏi vào những ngày chẵng theo Âm lịch và kiêng những ngày có chuyện không
hay xảy ra trong bản (tai nạn, đánh, cãi nhau hoặc hươu dác, cú kêu…), người mối
đi một mình. Khi đến thường được nhà gái tiếp đón vui vẻ và làm cơm thiết đãi.
Sau đó, nếu nhà gái ưng thuận, lễ vật sẽ được mẹ cô gái đặt lên bàn thờ tổ tiên.
Khoảng hai, ba ngày sau, người mối quay trở lại nhà gái xin lá số “au mình”(lần
này không cần chọn ngày, giờ, không mang theo lễ vật). Trong trường hợp nhà gái

17
Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử


NIÊN LUẬN: NHÂN HỌC
TỤC CƯỚI XIN CỦA CÁC DÂN TỘC THUỘC NHÓM NGÔN NGỮ TÀY – THÁI QUA MỘT SỐ TÀI LIỆU

khước từ, nhà gái không bưng mâm lễ vật để lên bàn thờ mà trả lại cho nhà trai.
Người Nùng Lòi thường nhờ chú, bác, những người có gia đình đầy đủ, đông con
sang đặt vấn đề với nhà gái. Đôi khi phải đi lại 3, 4 lần mới lấy được tờ “au mình”
của cô gái.
Sau khi nhận được lá số, nhà trai mang tờ lá số đến nhà thày mo so mệnh
của hai người xem có hợp nhau hay xung khắc. Họ cho rằng, khi đi xem số mệnh
cũng cần phải chọn ngày lành tháng tốt, kiêng cữ nhất định. Theo quan niệm của
người Nùng Phàn Slình Cao Lộc, Lạng Sơn, trên đường đi, gặp rắn là tốt, gặp
người đang cắt tóc, phụ nữ đang gội đầu hay nghe tiếng tu hú kêu là điều không
tốt, phải quay về để đi lần khác. Cũng có trường hợp người Tày ở Quảng Hoa, Cao
Bằng đoán sự tốt xấu về duyên số trai gái bằng cách gói lá số mệnh của họ vào tờ
giấy bản rồi vùi trong bồ thóc ba đêm, sau đó lấy ra để vào áo gối của bố mẹ. Nếu
bố mẹ nằm ngủ mơ thấy nhiều điềm gở như cây đổ, lũ lụt, sấm sét… là không tốt.
Trong trường hợp đó, nhà trai sẽ trả lại lá số cho nhà gái.
Tiếp theo là lễ mừng lá số hợp nhau. Lễ này được đồng bào Tày, Nùng gọi
bằng các từ “mỉnh hom”, “hạp mỉnh”, mỉnh hạp”, “kháp mỉnh”. Ở người Tày Cao
Bằng, bố mẹ người con trai mang lễ vật sang nhà gái làm lễ ăn mừng. Lễ vật gồm
có đôi gà, hai lít rượu, mười ống gạo nếp. Nếu lá số không hợp nhau, nhà trai cũng
báo cho nhà gái biết và trả lại tờ “lục mỉnh”, đồng thời mang một số lễ vật (một
con gà, một ống gạo tẻ), một “coóc phải” (tấm vải tự diệt khoảng 3m), vài đồng
tiền để nhà gái làm lễ “thom khoăn” (gọi hồn) cho người con gái về với tổ tiên, gia
đình. Ở nhóm Nùng Cháo Tràng Định, Lạng Sơn và Nùng Lòi Quảng Hòa, Cao
Bằng, khi trả lại lá số phải kèm theo một ít tiền gọi là “xèn quá hồng” để bồi

thường danh dự cho nhà gái. Để làm lễ “mỉnh hom”, người Tày ở Bản Chu, Tràng
Định thường mang đến nhà gái một đôi gà, một lít rượu. Lễ vật được để một chỗ
để cho mọi người có mặt hôm đó được nhìn thấy. Còn người Nùng An sau khi nhà
trai xem số thấy hợp nhau thì mang lễ vật (2kg thịt, 1 lít rượu) sang nhà gái để báo
18
Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử


NIÊN LUẬN: NHÂN HỌC
TỤC CƯỚI XIN CỦA CÁC DÂN TỘC THUỘC NHÓM NGÔN NGỮ TÀY – THÁI QUA MỘT SỐ TÀI LIỆU

kết quả. Nhà gái thỏa thuận việc đính hôn sau khi tham khảo ý kiến của họ hàng,
trong đó người cậu cô gái có vai trò quyết định.
Đến một thời gian nhất đinh, nhà trai tiến hành làm lễ ăn hỏi. Trong lễ này,
nhà gái mời họ hàng thân thích đến dự để bàn bạc và thống nhất với nhà trai về đồ
sính lễ, tiền cưới hỏi mà nhà trai cần phải nộp cho nhà gái tùy theo phong tục từng
vùng. Sau đó, từng khoản cụ thẻ được ghi lại để đại diện nhà trai mang về lo liệu.
Lễ vật có thể khác nhau tùy từng nơi nhưng nhất thiết phải có gà. Người Tày xã
Xuân Quang, Chiêm Hóa, Tuyên Quang nhờ anh em họ hàng mang lễ vật sang nhà
gái vào một ngày đã định. Lễ vật gồm một con lợn khoảng 40kg (nếu không có lợn
thì thay bằng 12 con gà thiến), 20 chai rượu, 120 bánh chưng, 12 bánh dầy to. Ở
người Tày thuộc các xã Phú Bình, Ngọc Hội, Yên Lập, Kiên Đài, Tuyên Quang,
ngoài những thứ trên còn phải có thêm 20kg bún. Người Tày vùng Na Hang
thường tiến hành lễ này sau khi hợp mệnh khoảng một năm hoặc sớm hơn. Nếu để
quá lâu, nhà gái có thể gả con gái cho người khác. Thành phần người sang nhà gái
có người mối và chàng rể tương lai. Lễ vật mang theo gồm 4 đôi gà thiến, 4 ống
gạo nếp, 4 chai rượu, 4 bó trầu, 40 quả cam. Hôm làm lễ đoạn lời, nhà gái mời đủ
họ hàng thân thích tới dự, đồng thời, hai họ bắt đầu thiết lập quan hệ thông gia.
Người Nùng Lòi thường mời ông mối cùng anh em trong dòng họ mang lễ vật sang
nhà gái làm lễ “háp mỉnh hom” thường tới vào buổi tối. Lễ vật gồm 100 bánh giầy,

1 đôi gà thiến, 1kg thịt lợn, 1 lít rượu. Lễ vật được một người trong số những
người họ hàng bên nhà gái đón nhận và dâng lên bàn thờ. Sau khi làm các thủ tục
cần thiết, nhà gái biếu lại nhà trai 10 cái bánh dầy và đầy đủ nửa con gà. Khi đã
làm lễ “háp mỉnh hom”, hai gia đình chính thức gả con cho nhau và coi nhau là
thông gia. Trong trường hợp không giữ lời hứa, nếu nhà gái khởi xướng vấn đề thì
phải trả lại nhà trai một số tiền tương ứng với trị giá các lễ vật mà nhà trai đã chi
phí cho ngày lễ. Nếu nhà trai chủ động trong việc này thì phải chịu mất hoàn toàn
19
Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử


NIÊN LUẬN: NHÂN HỌC
TỤC CƯỚI XIN CỦA CÁC DÂN TỘC THUỘC NHÓM NGÔN NGỮ TÀY – THÁI QUA MỘT SỐ TÀI LIỆU

số lễ vật. Còn người Nùng An, tới ngày lễ này, ông mối cùng một em bé khoảng
12,13 tuổi mang lễ vật một đôi gà thiến, 6kg thịt lợn, 2 chai rượu, 10 ống gạo nếp
sang nhà gái. Khi đoàn nhà trai đến, một trong số những người họ hàng nhà gái ra
đón lễ. Nhà gái dùng các lễ vật đó để cúng gia tiên. Ông cậu chủ trì buổi lễ. Sau
bữa cơm, ông mối bàn với ông cậu và họ hàng nhà gái về đồ sính lễ (số lượng bao
nhiêu), thời gian tiến hành các nghi lễ tiếp theo. Ông mối thông báo lại cho nhà trai
biết để chuẩn bị. Đối với người Tày ở một số nơi, sau lễ này, người con gái được
phép “nhằm khóp tu” (tức là giẫm bậu cửa) của người chồng tương lai mà không
sợ bị dư luận xã hội chê cười.
Sau lễ ăn hỏi, nhà trai tích cực chuẩn bị điều kiện vật chất để tổ chức lễ cưới
chính thức. Nhưng từ lúc này tới lễ cưới, thời gian thường là hai, ba năm, thậm chí
còn lâu hơn. Và trong các lễ tết hàng năm, nhà trai phải mang quà tới nhà gái. Các
dịp “chầu”, “ chậu” (siêu tết) thường tiến hành vào các tết tháng bảy và tháng
giếng.. Xưa kia còn chầu cả vào tháng năm và tháng mười ở người Tày, vào tháng
ba – tết Tảo mộ của người Nùng. Tại vùng người Tày ở Bản Chu, Hương Sơn,
Tràng Định, tết đầu tiên, nhà trai phải biếu hai con gà thiến, và chú bác mỗi người

một con gà và hai chiếc bánh chưng, sau phong bánh khảo, hai gói chè lam. Lễ siêu
tết tháng bảy đầu tiên đối với bố mẹ vợ tương lai gồm có: 1 đôi vịt, 8-10 bánh gai,
1 gói bún…
Lễ cưới “kin lẩu” (uống rượu), “dẳm lẩu”, “dẳm pang lẩu” (đám rượu),
“cẩn láo”, “cặp lù”, hay “tảng lù” (cưới to) như đồng bào người Tày, Nùng vẫn
thường gọi được tổ chức từ tháng bảy, tháng tám, đến tháng hai Âm lịch hàng năm.
Đó là thời gian thích hợp cho việc cưới xin, xét từ nhiều bình diện (mùa no, nhàn
rỗi, thời tiết phù hợp). Theo quan niệm của người Tày ở Bản Chu, Tràng Định, nếu
lễ cưới được tổ chức vào tháng ba, tháng tư Âm lịch thì đôi trai gái sẽ khó thành vợ
chồng. Ngày cưới được tổ chức kén chọn cẩn thận, nhất là giờ đón dâu. Họ cố chọn
ngày tháng có lợi cho nhà trai, có phúc cho bố mẹ, có lộc cho cô dâu, chú rể. Ở
20
Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử


NIÊN LUẬN: NHÂN HỌC
TỤC CƯỚI XIN CỦA CÁC DÂN TỘC THUỘC NHÓM NGÔN NGỮ TÀY – THÁI QUA MỘT SỐ TÀI LIỆU

người Tày, nhà gái thường chỉ tránh những trường hợp: một năm không được gả
chồng cho hai chị em, một tháng không được tổ chức hai đám cưới. Ở một vài
vùng Tày, Nùng, còn lưu truyền quan niệm cho rằng, nếu hôm cưới, sáng sớm có
mưa phùn, buổi chiều trời hửng nắng thì sau này đôi vợ chồng sẽ làm ăn thuận
buồn xuôi gió. Nếu vào ngày đó có sấm sét, thì việc làm ăn ắt sẽ gặp khó khăn,
những điều rủi ro có thể sảy ra đối với đôi trai gái.
Chọn được ngày cưới, nhà trai chủ động sang báo tin cho nhà gái biết để
chuẩn bị. Người Tày gọi lễ này là “páo vằn” hay “cạ vằn” (báo ngày). Theo thông
lệ, lễ vật gồm có đôi gà và một trai rượu, đôi khi có vài ống gạo nếp.
Trước ngày lễ cưới vài hôm, nhà trai phải nộp đồ sính lễ như đã thỏa thuận
từ lễ ăn hỏi. Nhìn chung, đồ sính lễ ít hay nhiều tùy thuộc vào khả năng kinh tế của
từng gia đình và phẩm chất của người con gái. Ở người Tày lẫn người Nùng, có

trường hợp thách cưới cả một đến hai tạ lợn, gạo nếp, gạo tẻ, mỗi loại vài chục cân,
một con lợn quay, rượu, gà, vải vóc, tiền bạc (trước kia phải có cả bạc trắng).
Ngoài ra nhà trai còn phải tặng quà hay biếu tiền cho những người họ hàng bên nhà
gái. Trong số các lễ vật nhà trai đưa sang, nhất thiết phải có một số vải tặng mẹ vợ
để trả bà đối với công nuôi dưỡng con gái. Nhận vải, người mẹ đem nhuộm và đợi
khi nào con gái sinh con đầu lòng thì làm cho cháu một cái địu và một cái tá 1. Ở
vùng người Tày Lạng Sơn, phải tặng mẹ cô gái một tấm lụa hồng, một mảnh vải,
một vòng bạc, một đồng bạc trắng. Ở Chiêm Hóa (Tuyên Quang) phải có 48 vuông
vải trắng hoặc đen, có khi nhuộm hồng nửa số vải này. Nếu chị em cô dâu chưa đi
lấy chồng thì phải đem cho mỗi người 4 vuông vải đỏ gọi là vải “quá hồng”( giải
sui). Theo tục lệ của người Nùng Cháo, nếu chị vợ chưa đi lấy chồng, em rể phải
biếu mỗi người một con dao phát và 1kg thịt. Khác với người Nùng Cháo, người
Nùng Phàn Slình chỉ tặng người chị vợ một chiếc khăn tay bằng lụa gọi là quà xin
phép chị cho em đi lấy chồng. Chú rể ngườ Nùng Lòi biếu chị vợ một mảnh vải và
1

Nông Minh Châu và Vi Quốc Bảo. Dân ca đám cưới Tày, Nùng.Việt Bắc 1973.

21
Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử


NIÊN LUẬN: NHÂN HỌC
TỤC CƯỚI XIN CỦA CÁC DÂN TỘC THUỘC NHÓM NGÔN NGỮ TÀY – THÁI QUA MỘT SỐ TÀI LIỆU

phải lạy tổ tiên nhà gái. Ở một số vùng người Tày, ngoài số lương thực, thực phẩm,
đưa sang nhà gái chi dùng cho ăn uống trong ngày cưới, nhà trai còn phải chi thêm
các khoản tiền khác như: tiền chặt thịt quay, tiền luộc gà, tiền buộc và khiêng hòm
của hồi môn của cô dâu…Người Tày ở Lục Yên còn có thêm khoản “kin phản”
quà cho bố mẹ nuôi cô dâu (nếu có), cho ông bà ngoại, bạn “tồng” (bạn kết nghĩa)

của cô dâu. Mỗi “phản” có một đôi gà thiến, 10 kg gạo, 1 chai rượu, 20 lá trầu, 10
quả cau.
Ở hầu hết các vùng Tày, Nùng, lễ cưới được tổ chức trong hai ngày: nhà gái
tổ chức hôm trước, nhà trai tổ chức hôm sau. Song cũng có nơi người ta tổ chức
cùng ngày. Đoàn đón dâu của nhà trai không giống nhau ở từng vùng, từng dân
tộc. Đoàn đón dâu của người Tày ở vùng Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn
gồm có người mối, chú rể, một phù rể chưa vợ, hai thiếu nữ mang lễ vật sang nhà
gái. Người mối phải là đàn ông có gia đình, ăn nói thành thạo, giỏ thơ ca. tài ứng
đáp. Phù rể cũng phải biết hát, thuộc một số thơ ca. Người Tày thuộc bản Đồng Mu
xã Xuân Trường Cao Bằng, thành phần trong nhà trai đón dâu gồm có hai “quan
lang” người mối trong đó có một ông chính thay mặt nhà trai đứng ra giao dịch với
nhà gái và có nhiệm vụ đưa đoàn rước dâu đi đến nơi về đến chốn, chú rể và hai
phù rể, hai thiếu nữ sánh đồ sính lễ, hai em nhỏ đi theo cầm bình rượu 1. Dẫn đầu
đoàn mối của người Nùng Cháo là ông mối “pò mòi”, tiếp đó là chàng rể, phù rể,
một cô đón, hai thanh niên khiêng lợn quay, một em trai gánh xôi, một em gái gánh
8 con gà thiến, một con gà luộc, 1 dải lụa hồng, một mảnh vải (khoảng hai mét) gọi
là vải “tùm khớ” để trả công ơn mang nặng đẻ đau cho mẹ cô dâu. Khi từ trong nhà
đi ra, không một ai được dẫm chân vào bậc cửa chính. Trước lúc khởi hành phải
đốt pháo. Thành phần đoàn đón dâu ở người Nùng Lòi có ông mối, chàng rể, một
phù rể, hai thiếu nữ và một em bé gái 12,13 tuổi. Lễ vật đưa sang nhà gái gồm có
1

Hoàng Bé. Những tục lệ chủ yếu trong thời kỳ đổi mới ở vùng Tày Đồng Mua. Tư liệu điền dã Viện Dân tộc học,
1985.

22
Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử


NIÊN LUẬN: NHÂN HỌC

TỤC CƯỚI XIN CỦA CÁC DÂN TỘC THUỘC NHÓM NGÔN NGỮ TÀY – THÁI QUA MỘT SỐ TÀI LIỆU

xôi, đôi gà thiến, hai cây nến và tờ giấy ghi lộc mệnh của cô dâu được đính trên
mảnh vải đen. Số lễ vật này, nhà gái đặt lên bàn thờ tổ tiên, còn tờ số đặt lên bàn
thờ mụ của cô gái. Đoàn đón dâu của người Nùng Dín gồm có bà mối, chú bác
chàng rể và chàng rể mang lễ vật sang nhà gái. Trong thành phần đón dâu của
người Nùng Phàn Slình, có một người , có thể là thầy tào đi cùng làm nhiệm vụ giữ
lá số của cô gái.
Ở một số vùng Tày, Nùng như thể Nùng Cháo, khi đoàn đón dâu đang tiến
dần tới đầu bản thường gặp những tốp chăng dây, chặn đường, hoặc xếp thành
hàng ngang không cho đoàn người qua. Chỉ sau khi nhận được tiền “xèn”, tốp trẻ
mới chịu tháo dây, mở đường cho đoàn đón dâu đi tiếp. Gần tới nhà gái, người
Nùng Lòi thường đốt pháo để cho nhà gái biết và chuẩn bị đón đoàn. Nhà gái đáp
lại bằng một tràng pháo khác. Sau đó đoàn nhà trai mới được vào. Nhà gái dẫn các
thành viên nam trong đoàn đón dâu vào ngồi một chỗ ở phần ngoài của nhà
“bưởng nưa”- gian nhà giành cho đàn ông. Còn cô đón vả em bé gánh sính lễ được
cô đón bên nhà gái dẫn vào gian trong “bưởng tẩu” – gian giành cho phụ nữ. Ở
một số vùng người Tày Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, đoàn đón
dâu bắt buộc phải vượt qua một số trò chơi phiền toái kể từ lúc bắt đầu đến cổng
làng cho tới khi bắt đầu nghi lễ ở bên nhà gái. Để làm được tất cả những việc đó,
đòi hỏi quan làng (ngươi mối) phải có tài ứng đáp khôn khéo bằng thơ, nếu không
sẽ bị phạt uống rượu. Quang làng ngâm các bài thơ như: “Xin cất sợ dây hay cái
nơm (đó) chắn lối vào cổng”, “Xin nước rửa công lên cầu thang”, thơ đặt chổi
ngang của, thơ trải chiếu ngược, thơ trải chiếu gấp…Sau đó đoàn đón dâu mới
được ngồi xuống chiếu.
Tại nhà gái, sau khi ngồi nghỉ ngơi uống nước, người ta tiến hành nghi lễ
trình tổ tiên. Lúc này họ hàng nhà gái tập chung khá đông đủ để nhận mặt chú rể
và quan sát xem chàng lễ có đúng không. Ở người Nùng Lòi, khi thực hiện lễ này,
thầy đón và thầy đưa đứng trước bàn thờ (thầy đón đứng trước bàn thờ mụ, thầy
23

Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử


NIÊN LUẬN: NHÂN HỌC
TỤC CƯỚI XIN CỦA CÁC DÂN TỘC THUỘC NHÓM NGÔN NGỮ TÀY – THÁI QUA MỘT SỐ TÀI LIỆU

đưa đứng trước bàn thờ tổ tiên), chú rể đứng trước hai người này nhưng ở vị trí
thấp hơn, phù rể đứng bên cạnh chú rể. Tiếp đến thầy đón và thầy đưa châm hai
câu nến trên bàn thờ (hai người châm nến chéo tay nhau), sau đó thầy đón trao cho
thầy đưa một khay nhỏ có hai chén rượu. Tay cầm khay, thầy đón khấn tổ tiên nhà
gái với nội dung: “hôm nay là ngày lành thánh tốt, nhà trai xin phép đón cô dâu về
nhà chồng”. Ông cũng báo tổ tiên biết cả giờ rước dâu. Rồi chú rể đứng chắp tay
để trước ngực, lễ hai lần. Trình tổ tiên nhà gái là lễ nghi bắt buộc phải có đối với
các đám cưới, còn cách thức mặc dù tiến hành cách thức khác nhau ở từng vùng,
từng dân tộc. Sau lễ trình tổ tiên là lễ lạy tạ cha mẹ, ông bà ngoại và những người
bậc trên trong dòng họ nhà gái. Ở người Nùng Lòi, những người thân thuộc bên
nội, bên ngoại của cô dâu ngồi thành hai hang trước bàn thờ tổ tiên theo giới và thứ
bậc: một hàng nam và một hàng nữ. Chú rể lễ từng người rồi lần lượt mời trầu cau
hoặc rượu từng người. Những người được mời, đến lượt mình đếu mừng tiền cho
chú rể gọi là “xèn miều nhá” (tiền trầu cau). Nghi lễ tương tự cũng thấy ở các
nhóm Nùng khác và người Tày. Đáng chú ý là các nghi lễ của đoàn nhà trai ở nhà
gái (lễ tổ tiên, chào mời, nộp lễ, trình diện chú rể…) của người Tày, Nùng đều diễn
ra dưới hình thức văn nghệ vui vẻ, hát đối đáp những bài “thơ lẩu”, “slin còn
lẩu”, “hà lều”.
Theo tục lệ của người Tày, Nùng, khi người con gái đi lấy chồng thì không
còn chịu sự chi phối trực tiếp của dòng họ nhà mình nữa. Vì thế, gia đình phải làm
lễ xuất gia, tách ma cho con gái trước khi về nhà chồng. Tùy từng nơi, lễ này được
gọi bằng nhiều từ khác nhau: “coóc tu” (xuất gia), “nặc vạ” (tách họ), “phúng
trưởng” (đóng ô), “thóc phi” (tách ma).
Giờ “lồng bản” (ra cửa) đã được đoàn đón dâu thông báo trước cho ông bà

đưa của bên nhà gái. Mặc dầu vậy, sự chuẩn bị của các cô dâu Tày, Nùng khi đi
làm dâu vẫn rất rề rà, chậm chạp. Người Tày có câu: “thẳm thanh bặng lùa lồng
lảng”(sửa soạn như đua dâu về nhà chồng). Ra khỏi nhà đoàn đưa dâu cũng đi rất
24
Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử


NIÊN LUẬN: NHÂN HỌC
TỤC CƯỚI XIN CỦA CÁC DÂN TỘC THUỘC NHÓM NGÔN NGỮ TÀY – THÁI QUA MỘT SỐ TÀI LIỆU

chậm: “pây bặng lùa lồng lảng”(đi như cô dâu ra cửa, tức về nhà chồng). Trước
khi ra về nhà chồng, cô dâu phải lễ tổ tiên, cha mẹ, cô dì, chú bác..
Thành phần đoàn đưa dâu của người Tày lẫn người Nùng chủ yếu là phụ
nữ, số lượng người và thứ tự đi cũng khác nhau. Dân đầu đoàn đón dâu của người
Tày ở Bắc Kạn, Thái Nguyên là “pả mẻ” (bác mẹ). Pả mẻ là người phụ nữ đã
luống tuổi, gia đình êm âm, đặc biệt là phải thuộc nhiều bài thơ và ngâm thơ hay.
Đi cùng với “pả mẻ” còn có “pả mẻ ón” (bà đưa trẻ), cô dâu, hai phù dâu và năm,
sáu người mang các đồ tư trang, của hồi môn của cô dâu. Ở một số vùng người Tày
ở Cao Bằng, thành phần đoàn đưa dâu gồm có một “tái thống” (bà đưa), cô dâu và
phù dâu. Lúc ra đến của, xuống thang nhà mình, lên thang vào nhà chồng, cô dâu
đều đi trước, còn hai phù dâu theo sau. Trên đường đi đến nhà chồng thì cô dâu đi
trước, còn hai phù dâu đi hai bên. Đoàn đưa dâu của người Nùng An gồm có “me
ả tắng” (bà đưa) đi trước, cô dâu ở giữa, còm hai phù dâu đi hai bên. Khi đoàn đưa
dâu đi được vài chục mét thì “tả slủng” (ông cậu)bắt đầu khởi hành mang theo hai
bó hương đủ để thắp dọc đường cho đến khi về đến nhà trai. Ở người Nùng Lòi,
những người gánh đồ tư trang, của hồi môn đi trước, tiếp đến là hai cô đón, phù
dâu thứ nhâu, cô dâu, phù dâu thứ hai, bà đưa, ông đón, đón, ông đưa.
Hôm về nhà chồng, cô dâu Nùng Dín mặc trang phục cưới, váy, áo, khăn
đều được dệt may rất đẹp, có hoa văn trang trí ở cặp váy, cổ và hai ống tay áo, đeo
khuyên bạc ở tai, vòng bạc ở cổ và tay. Cô dâu và phù dâu người Tày Cao Bằng

thường mặc hai áo gọi là “gặp slửa”, mặc vái, cuốn gọn tóc, đi giày có viền vải đỏ
ở mũi, đội nón, có khi trang trí bằng lông chim chẻ nhỏ đan kín ở chóp nón gọi là
nón “ca đóp”. Cô dâu và phù dâu ở người Nùng Lòi ăn mặc giống nhau, chỉ khác là
đế giày làm bằng vải trắng, mới, tay cầm ô đen.
Trên đường về nhà trai đoàn đưa đón dâu luôn tuân thủ những nghi lễ nhât
định. Gặp cầu, sông suối, cô dâu thường dừng lại để ông đón trả “tiền đò” cho bà
đưa (người Tày Yên Bái) , hoặc cô đón đặt chiếc khăn mặt (mảnh vải) ở đầu cầu
25
Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử


×