I.
Phần một mở đầu
Trong thời kỳ công nghệ thông tin và hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều
công ty, doanh nghiệp, tổ chức đã phát triển thành các công ty, tập đoàn
xuyên quốc gia có ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế và chính trị thế giới. Hiện
nay, sự phát triển của công nghệ thông tin, những thành tựu lớn về công
nghệ như: máy tính, internet, điện thoại di động… đã và đang tạo nên
những bước đột phá trong ngành thông tin liên lạc giúp cho giao tiếp giữa
con người, tổ chức trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn_ mà giao tiếp là nhu
cầu, là công cụ để tổ chức, cá nhân mở rộng mối quan hệ, tạo điều kiện
giao lưu và phát triển, mở rộng hợp tác.
Xã hội của thế kỷ XXI là thế kỷ của thông tin, thông tin đóng vai trò
chiến lược quyết định, tác động đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã
hội từ kinh tế, văn hóa đến chính trị… thắng lợi của các cuộc đấu tranh
chính trị không chỉ dựa vào khả năng vận động, tiếp xúc cử tri trực tiếp mà
còn nhờ sự quảng bá, cổ vũ của các phương tiện truyền thông: báo in, phát
thanh, truyền hình, internet… ngoài ra, các thông tin chính trị đưa ra không
chính xác, thông tin bất lợi đưa ra không đúng lúc có thể gây xáo trộn xã
hội, xảy ra các cuộc chiến, cũng như các quyết định sai lầm của cử tri…
Như vậy, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp rất cần một hoạt động
quản lý thông tin chuyên nghiệp để có những điều kiện thuận lợi nhất cho
mình. Đó chính là hoạt động quan hệ công chúng_PR.
Quan hệ công chúng (Public Relations_ PR) bao gồm tất cả cac hình
thức giao tiếp được lên kế hoạch, cả bên trong và bên ngoài tổ chức, và
công chúng của nó nhằm đạt được những mục đích cụ thể liên quan đến sự
hiểu biết lẫn nhau, theo Frank Jefkins, trong cuốn “ Public Relations
Frameworks”. Ngoài ra, theo đại hội đồng quốc tế của những người làm
PR tại Mexico City tháng 8 năm 1978, thì cho rằng, PR là một ngành khoa
1
học xã hội nhân văn, phân tích những xu hướng, dự đoán những kết quả, tư
vấn cho các nhà lãnh đạo của tổ chức, và thực hiện các chương trình hành
động đã được lên kế hoạch để phục vụ quyền lợi của tổ chức và công
chúng.
Như vậy, có thể nói PR là một hoạt động truyền thông, hai chiều, gián
tiếp, tạo sự hiểu biết lẫn nhau, mang lại lợi ích chi cả hai bên, hai bên ở đây
là người gửi và người nhận. Bản chất của quan hệ công chúng là cải thiện
cái nhìn về một người, một công ty, hoặc một Chính phủ, phát thông tin tới
các phương tiện truyền thông và lôi kéo sự chú ý của họ. Hiệu quả ở đây
không thể sờ thấy được đó là kết quả vô hình, nhưng việc tạo ra hình ảnh
riêng và tăng thiện ý từ phía công chúng là những kết quả cuối cùng mà PR
phải đạt tới.Nhiệm vụ của PR là tạo ra một hình ảnh tốt nhất khi truyền tới
công chúng. Quan hệ công chúng là một quá trình quản lý về truyền thông
nhằm nhận biết, thiết lập và duy trì những quan hệ hữu ích giữa một tổ
chức, cá nhân với những cộng đồng liên quan có quyết định trực tiếp hay
gián tiếp tới sự thành bại của tổ chức đó.
Như đã nói ở trên, thắng lợi của các cuộc đấu tranh chính trị không chỉ
dựa vào khả năng vận động, tiếp xúc cử tri trực tiếp mà còn nhờ sự quảng
bá, cổ vũ của các phương tiện truyền thông: báo in, phát thanh, truyền hình,
internet… hiện nay, chính phủ các nước trên thế giới đang quan tâm và sử
dụng rất nhiều trong nền chính trị hiện đại. Vì kết quả mà PR Chính phủ
mang lại là lòng tin của dân chúng, sự phát triển hình ảnh của đất nước
trong mắt dân chúng cũng như bạn bè quốc tế, đây cũng là điều mà nhà
nước mọi thời đại điều hướng tới.
PR trong Chính phủ không gì khác là việc tạo dựng một hình ảnh tích
cực và niềm tin đối với chính phủ, tăng cường sự thấu hiểu, đồng cảm, hỗ
trợ trước hết là từ chính công chúng của đất nước mình, rồi đến các đối
tượng quan tâm khác rộng dần ra các quốc ra xa hơn nhằm thu hút đầu tư
và quan trọng hơn là ngày càn hoàn thiện bộ máy Chính Phủ.
2
Điển hình trên thế giới sử dụng PR thành công trong chính trị như:
Mỹ_sử dụng PR để người dân có cái nhìn khác về cuộc chiến tại I-rắc;
Trung Quốc luôn đặt PR là một trong những vấn đề được đặt lên hàng
đầu. Chú trọng cho truyền thông để cải thiện hình ảnh đất nước là một chủ
trương lớn mà Trung Quốc tiến hành những năm qua. CNC World thuộc
Tập đoàn mạng lưới tin tức Tân Hoa Trung Quốc (The China Xinhua News
Network Corp) là kênh truyền hình tiếng Anh mới nhất của Tân Hoa xã ra
mắt năm 2009; Thái Lan, Bộ Ngoại giao Thái ngày 30/4/2007 thông tin,
Chính phủ nước này thuê một công ty PR đóng tại Mỹ giúp sức chống lại
cuộc chiến PR do cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra phát động; tại Việt
Nam cũng sử dụng PR trong việc tạo lòng tin của dân chúng vào các nghị
quyết của Đảng, kênh đối ngoại VTV4 luôn quảng bá hình ảnh Việt Nam
trong mắt bạn bè quốc tế…
PR ở Việt Nam hiện nay được áp dụng nhiều trong kinh tế, nhưng vẫn
còn bỏ ngỏ ở một khía cạnh hết sức quan trọng như đã trình bày ở trên đó
là PR Chính phủ. Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về PR Chính phủ từ các
nhà hành chính, chính trị ở nước ta, bên cạnh đó, Chính phủ ta cũng có
nhiều hoạt động về PR để xây dựng hình ảnh trong mắt bạn bè quốc tế. Đất
nước ta đang trong quá trình hội nhập, nhu cầu tạo dựng một hình ảnh tốt
đẹp về Việt Nam để thu hút thiện cảm, lòng tin, sự hợp tác hỗ trợ của bạn
bè quốc tế là rất lớn. Làm thế nào để thay đổi hình ảnh từ một đất nước
chiến tranh, mất mát bằng hình một Việt Nam năng động với tiềm năng
phát triển kinh tế lớn với các nhà đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, nhiều cường quốc khác như, Mỹ, Anh cũng chú trọng đầu tư
và PR cải thiện hình ảnh Chính phủ thông qua nhiều chiến dịch hàng tỉ
USD. Rõ ràng PR đưa hình ảnh tốt của Chính phủ đối với công dân đã và
đang mang lại nhiều kết quả tốt đẹp cho nhiều quốc gia trên thế giới.
3
II.Phần
1.
hai nội dung
PR trong hoạt động của chính phủ
1.1.
Khái quát chung
Chính phủ ở một khía cạnh, cũng có thể được xem như là một thương
hiệu với quymô, phạm vi và cách thức hoạt động đặc thù để tạo ra các tác
động, các hiệu ứng đặc biệt về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, môi trường
trong xã hội mà không một doanh nghiệp nào có các tác động tương tự.
Trong lịch sử cũng như hiện nay, chính phủ của một quốc gia nào đó, trong
quá trình hoạt động của mình có thể làm mất lòng tin của nhân dân, hay
chính phủ đó có chủ trương chính sách mới, hay là cải tổ bộ máy nhà
nước… thì luôn có bộ phận đảng phái, dân chúng nào đó phản đối nên việc
lôi kéo lòng tin cũng như sự ủng hộ của người dân là vô cùng cần thiết. vì
vậy,PR cần được chính phủ quan tâm một cách thích đáng nhằm giúp tạo
dựng một hình ảnh tích cực và niềm tin đối với chính phủ, tăng sự hỗ trợ,
trước hết là từ chính công chúng, rồi đến các đối tượng quan tâm khác;
nhằm thu hút đầu tư và quan trọng hơn là tạo áp lực cho những đổi mới
trong chính nội bộ chính phủ.
Theo TS TRẦN THỊ THANH THỦY_Học viện Hành chính:
‘PR gắn với công chúng. Cần phân biệt giữa nhóm công dân nào đó
với công chúng. Sự khác biệt giữa hai đối tượng này là ở mức độ liên
quan. Công chúng của chính phủ khác với khách hàng của doanh nghiệp
bởi vì doanh nghiệp có thể lựa chọn lấy một nhóm riêng lẻ khách hàng nào
đó có tiềm năng nhất trong việc sử dụng dịch vụ và hàng hóa của họ.
Chính phủ, trái lại, không lựa chọn được công chúng của mình, ít ra là đối
với công dân - nhóm chủ chốt trong công chúng. Công chúng của chính
phủ bao gồm công dân và đối tác. Cụ thể là công dân và tổ chức, doanh
nghiệp, khách. Như vậy, so với các chủ thể PR khác trong xã hội, công
chúng của chính phủ có tính đặc thù là toàn bộ công dân trong xã hội.
Điều này hết sức quan trọng vì cách thức PR cũng như nhất cử nhất động
4
của chính phủ ảnh hưởng rộng lớn đến đời sống nhân dân...Công chúng
của chính phủ còn là các đối tác, các bên hữu quan ảnh hưởng hoặc bị ảnh
hưởng bởi những hành động, quyết định, chính sách hay mục tiêu của
chính phủ. Công chúng của chính phủ còn bao
gồm giới truyền thông đại chúng (tuy nhiên, đây cũng là công cụ,
phương pháp và là đối tượng tác động của chính phủ).’
Các hoạt động chính của hoạt động PR trong chính phủ
Vận động người dân tham gia các hoạt động của chính phủ: các buổi
-
•
trưng cầu dân ý về các dự luật, vận động người dân tham gai đầy đủ cấc
•
kỳ bầu cử quốc hội…
Chiến dịch xây dựng và quảng bá hình ảnh quốc gia, ví dụ Việt Nam vs
bạn bè thế giới: biểu tượng bông sen, tà áo dài, vùng đất thanh bình,
•
mến khách…
- So sánh:
Ở các nước phương tây, PR rất phát triển. Trong các cơ quan của chính
phủ, từ văn phòng tổng thống đến các bộ, ngành đều có 1 bộ phận đảm
nhiệm chức năng này- vai trò được đề cao, có sự quan tâm, chú trọng,
•
có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.
Ở VN, chính phủ cũng như các doanh nghiệp nhà nước đều nhận thấy yêu
cầu cấp thiết phải có nhân viên PR. Nhiều công ty PR đã được thành lập.
Nhà nước biết chú trọng đến việc xây dựng và quảng bá hình ảnh đất nước,
xây dựng và củng cố niềm tin trong nhân dân, biết sử dụng PR nhưu nhịp
cầu kết nối chính phủ vs nhân dân… PR ở VN có nhiều điểm khác với PR
tại các nước phương tây, do thể chế chính trị, giai cấp cầm quyền, môi
trường văn hóa…khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản vẫn chung nguyên tắc và
mục tiêu hoạt động.
PR đã và đang chứng minh được sự cần thiết của mình đối với các
hoạt động của chính phủ, khả năng làm cho chính phủ nhạy bén hơn trong
việc đáp ứng nhu cầu của người dân, giành được sự ủng hộ và chấp nhận
5
đối với các chương trình thiết yếu, làm cho các dịch vụ xã hội trở nên phổ
biến và dễ tiếp cận hơn.
PR trong chính phủ gắn với quản lý hình ảnh của chính phủ với tư
cách là một hệ thống và từng tổ chức thành viên của nó. Tại các nước
phương tây, PR có vai trò trung tâm trong việc giành và giữ quyền lợi
chính trị. Tại Việt nam, chính phủ cũng đã rất chú trọng đến công tác dân
vận và tuyên truyền để xây dựng, phát triển mối quan hệ khăng khít giũa
đảng, chính phủ và nhân dân. Các hoạt động PR có vai trò quan trọng trong
việc đưa các chính sách đến với dân, khuyến khích nhân dân tham gia vào
các hoạt động của chính phủ, là cầu nối giữa chính phủ với nhân dân.
1.2.
Vai trò của PR trong hoạt động của chính phủ
Trong giai đoạn phát triển đầu tiên, PR thường được coi là lĩnh vực
hoạt động chính trị. Các nhà chính trị luôn có nhu cầu tạo dựng và duy trì
đội ngũ quần chúng đông đảo làm chỗ dựa xã hội cho các quá trình giành,
giữ và thực thi quyền lực chính trị. Chủ thể của quan hệ công chúng chính
là các nhà chính trị, các đảng phái, các tổ chức chính trị – xã hội, chính
quyền và các cơ quan chính quyền. Điều này lý giải tại sao quan hệ công
chúng sử dụng nhiều nguyên tắc, phương pháp và kỹ thuật của tuyên truyền
và vận động.
PR là một chức năng của quản lý, mà chính phủ thực hiện chức năng
quản lý cả đất nước nên PR là công cụ quan trọng của chính phủ.
-
Thứ nhất, PR trong hoạt động của chính phủ giúp hình thành mối liên
kết với dân chúng (công chúng), với nhân viên (trong nội bộ) và với bạn
-
bè quốc tế.
Thứ hai, PR giúp chính phủ đánh giá tác động của mình với nhân dân
của mình của như ảnh hưởng, hình ảnh của mình trên thế giới. thông
qua dư luận phản ứng với các thông điệp trên các phương tiện truyền
6
thông: báo in, phát thanh, truyền hình… từ đó tìm ra các vấn đề cần giải
quyết, khắc phục sai lầm của mình.
Ví dụ: quyết định về việc “đi xe chính chủ”. Nhằm biết phản ứng
của dân chúng, cũng như tác động của quyết định này, chính phủ Việt
Nam đã thông qua các kênh thông tin chính thống như: báo in, đài tiếng
nói Việt Nam, đài truyền hình Việt Nam… để thông báo quyết định này
đến nhân dân. Và chọn Hà Nội là địa phương thí điểm cho quyết đinh
này, từ đó xem ý kiến của người dân qua các diễn đàn, mạng xã hội, các
tờ báo điện tử…
-
Thuyết phục, vận động nhân dân tham gia các hoạt động chính trị:
Trong lĩnh vực chính trị, PR đã được tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ.
Các tổng thống Hoa Kỳ thường xuyên vận dụng các nguyên tắc kỹ thuật
của quan hệ công chúng trong hoạt động của mình, nhất là trong thời
gian vận động tranh cử và các tình huống khủng hoảng. Họ tích cực tác
động đến công chúng bằng các bài viết, bài phát biểu, các cuốn sách, tờ
rơi, tiếp xúc với báo giới, các bài thuyết trình trước đám đông, dưới đây
là hai bài viết về chiến lược vận động tranh cử của tổng thống Mỹ
Obama:
Thế giới
Bầu cử Mỹ
24h qua
RSS
T? khóa tìm
Thứ ba, 6/11/2012, 20:28 GMT+7
Obama rơi lệ trong ngày cuối vận động tranh cử
7
Vào đêm cuối cùng của chiến dịch vận động tranh cử, Tổng thống
Mỹ Barack Obama trở lại bang Iowa, nơi ông giành chiến thắng để trở
thành ứng viên tổng thống hơn 4 năm trước, trong sự xúc động và
những giọt lệ.
> Cử tri Mỹ đi bầu tổng thống
> Áo váy rực rỡ mùa bầu cử Mỹ
Ông Obama xúc động trước giờ bầu cử. Ảnh: AP
Đám đông hàng chục nghìn người đứng trên các đại lộ hướng về tòa
nhà chính quyền của bang Iowa, hò reo và vẫy cờ ủng hộ ứng cử viên đảng
Dân chủ. Sau lời cầu nguyện và lời giới thiệu của vợ ông, bà Michelle
Obama, tổng thống bước ra sân khấu như những buổi vận động tranh cử
khác.
Tuy nhiên, đêm nay, ông Obama xuất hiện gần gũi và thân thuộc hơn,
dành nhiều thời gian để nói chuyện với các cử tri, thay vì lặp lại những
khẩu hiệu của chiến dịch tranh cử, Yahoo News cho hay. Ông Obama hồi
tưởng lại những ngày tranh cử cho nhiệm kỳ trước và khơi lại trong lòng
8
cử tri những kỷ niệm trong quá khứ. Đương kim tổng thống khá xúc động
và phóng viên đã ghi lại được khoảng khắc giọt nước mắt lăn trên má ông.
"Tôi trở lại đây để đề nghị các bạn giúp tôi hoàn thành việc mà chúng
ta đã bắt đầu, bởi vì đây chính là nơi bắt nguồn cho sự thay đổi", ông
Obama nhắc đến việc giành chiến thắng trước thượng nghị sĩ Hillary
Clinton chính tại bang Iowa để trở thành đại diện đảng Dân chủ ra tranh
cử tổng thống năm 2008. Việc đề cử bà Clinton gần như chắc chắn, tuy
nhiên sau khi các thành viên đảng Dân chủ Iowa họp kín, họ lại chọn
Obama.
Bốn năm sau, Obama lại chọn Iowa và điểm lại các chính sách và
những việc mình đã làm trên cương vị tổng thống. Ông Obama thừa nhận
ông biết đôi khi những người ủng hộ cũng cảm thấy "thất vọng về tốc độ
của sự thay đổi". Ông cho biết sẽ thúc đẩy các tiến trình và phản đối việc
"giữ nguyên hiện trạng" trong nhiệm kỳ thứ hai. "Tôi hứa với các bạn",
ông Obama phát biểu.
Không phải là bang có nhiều phiếu đại cử tri, tuy nhiên Iowa lại có vị
trí quan trọng trong cuộc bầu cử lần này. Cả hai ứng cử viên đều tìm cách
để giành chiến thắng ở đây. Trong khi ông Mitt Romney tranh thủ những
giờ phút cuối cùng để vận động tranh cử trong cả ngày 6/11 thì ông
Obama có bài phát biểu cuối cùng tại Iowa. Ông Obama dành ngày bầu cử
để chơi bóng rổ. "Mọi việc đã không nằm trong tay tôi nữa. Quyết định ở
trong tay các bạn và phụ thuộc tất cả ở các bạn", ông nói với các cử tri.
Vũ Hà (Video: CNN)
/>bài viết trên là trước khi Obama tái đắc cử tổng thống, còn dưới đây là
9
bài viết sau khi ông đã trúng cử:
Thế giới
Bầu cử Mỹ
24h qua
RSS
T? khóa tìm
Thứ sáu, 9/11/2012, 11:17 GMT+7
Obama khóc sau chiến thắng
Tổng thống Mỹ nhiều lần lau nước mắt lăn trên má khi cảm ơn các
thành viên trẻ tuổi của đội tranh cử, chỉ vài giờ sau bài phát biểu đêm
mừng chiến thắng.
> Obama rơi lệ trong ngày cuối tranh cử
> Obama phát biểu mừng chiến thắng
10
Khoảnh khắc ông Obama rơi lệ khi cảm ơn đội vận động tranh
cử. Ảnh chụp màn hình
Nhóm vận động tranh cử của ông Obama hôm qua chia sẻ một đoạn
video trên Youtube, trong đó ghi lại những lời cảm ơn xúc động của tổng
thống ở trụ sở tranh cử ở Chicago, chỉ vài giờ sau khi ông giành chiến
thắng nhiệm kỳ thứ hai.
"Những gì các bạn đã làm, cũng là công việc mà tôi đang làm, rất
quan trọng. Tôi thực sự tự hào về điều đó. Tôi thực sự tự hào về tất cả các
bạn", tổng thống Mỹ nói, rồi ngừng lại trong chốc lát để gạt những giọt
nước mắt đang lăn dài trên má.
"Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng tất cả các bạn sẽ làm nên những điều
tuyệt vời trong cuộc sống của mình", ông Obama một mình đứng phát biểu
trước mic, đằng sau là tấm áp phích tranh cử màu xanh có từ "Forward!".
Giọng ông khàn khàn sau những ngày dài nỗ lực thu hút cử tri.
11
Video cũng được đăng trên trang web BarackObama.com và được
các thành viên đội tranh cử chia sẻ bằng Twitter và email. Đội trưởng đội
tranh cử Jim Messina, gửi thông điệp đến những người ủng hộ rằng tổng
thống không chỉ đang nói với nhóm tranh cử mà còn nói với hàng nghìn
tình nguyện viên khác, những người đã hỗ trợ ông xây dựng một chiến dịch
vận động lớn mạnh.
Ông Obama, nổi tiếng là người lạnh lùng, đôi khi bị chỉ trích là thể
hiện quá ít cảm xúc trước công chúng và dường như hơi lãnh đạm. Tuy
nhiên, thực tế ông cũng từng rơi lệ trong những bài phát biểu cuối hai
chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2008 và 2012.
/>Thông tin cho người dân, nâng cao hình ảnh uy tín chính trị: Thông tin
là yếu tố sống còn đối với những người làm công tác PR. Sức mạnh của
thông tin được ví như sức mạnh của những cơn sóng thần, có thể cuốn hút
sự tham gia của hàng triệu con người, trở thành một thứ vũ khí hiện đại
trong việc tổ chức và định hướng cho các hoạt động sống của con người.ví
dụ:
Phê duyệt quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến
năm 2030
5:26 PM, 22/03/2013
(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch
cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
12
Phạm vi nghiên cứu Quy hoạch bao
gồm toàn bộ địa giới hành chính Thủ đô
Hà Nội với tổng diện tích 3.344,47 km2 có
Theo Quy hoạch Hà Nội có mở rộng ra vùng phụ cận Thủ đô Hà Nội.
24 nhà máy nước mặt và nước
Phạm vi lập quy hoạch gồm các đô
ngầm - Ảnh minh họa
thị, khu công nghiệp, khu vực nông thôn
lân cận kết hợp với cấp nước đô thị thuộc địa bàn Thủ đô Hà Nội.
Quy hoạch nhằm xác định nhu cầu sử dụng nước sạch, phương án
cấp nước, phát triển hệ thống cấp nước và nhu cầu đầu tư trong từng giai
đoạn. Khai thác hợp lý các nguồn nước (nước ngầm, nước mặt).
Mục tiêu đặt ra là tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sạch đến năm 2020
đối với đô thị trung tâm nội đô đạt 100% (một số khu vực phát triển mới
thành lập từ huyện tỷ lệ đạt 95 - 100%); đối với các đô thị vệ tinh đạt 90 95%; đối với đô thị sinh thái đạt 85 - 90%. Giai đoạn đến năm 2030, đối
với các đô thị trung tâm là 100%; đối với các đô thị vệ tinh đạt 100% và
đối với đô thị sinh thái đạt 95 - 100%; giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước
sạch đến năm 2020 đạt 22 - 27%; đến năm 2030 đạt dưới 20%.
Hà Nội có 24 nhà máy nước mặt và nước ngầm
Theo Quy hoạch, Hà Nội có 24 nhà máy nước mặt và nước ngầm,
trong đó có 3 nhà máy nước mặt là Nhà máy nước Sông Đà; nhà máy nước
Sông Hồng; nhà máy nước Sông Đuống (phần cấp cho Hà Nội) với tổng
công suất đến năm 2020 là 1.140.000 m3/ngày đêm.
21 nhà máy nước ngầm gồm 11 nhà máy trong khu trung tâm (8 quận
nội thành cũ) như:Nhà máy nước Yên Phụ; Ngô Sỹ Liên; Lương Yên; Ngọc
Hà;... Ngoài ra có 2 nhà máy nước ngầm ở khu vực Vành đai 3-4, phía
13
Nam sông Hồng; 2 nhà máy ở khu vực phía Sơn Tây. Còn khu vực phía
Bắc và phía Đông Hà Nội mỗi khu vực có 3 nhà máy nước ngầm.
Tổng công suất các nhà máy nước ngầm đến năm 2020 là 623.500
m3/ngày đêm.
Một số nguồn nước ngầm phía Nam Hà Nội có chất lượng xấu sẽ
giảm dần công suất khai thác và ngừng hoạt động vào năm 2020 đối với
Nhà máy nước Hạ Đình và năm 2030 đối với Nhà máy nước Tương Mai,
Nhà máy nước Pháp Vân. Thay thế nguồn nước ngầm này là nguồn nước
mặt lấy từ Nhà máy nước mặt Sông Đà và từ Nhà máy nước mặt Sông
Đuống.
Khái toán kinh phí đầu tư thực hiện Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà
Nội đến năm 2030 khoảng 72.000 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn đến năm
2020, đầu tư các nhà máy nước ngầm, Nhà máy nước Sông Hồng, Nhà
máy nước Sông Đuống giai đoạn I và II, Nhà máy nước Sông Đà giai đoạn
II và mạng lưới đường ống cấp nước khoảng 50.000 tỷ đồng.
Hoàng Diên
-
Quản lý báo chí, quản lý thông tin: Chính phủ là cơ quan quản lý xã
hội, do đó chức năng quản lý luôn được coi là chức năng số một của
chính phủ. Trong PR chính phủ, quản lý báo chí và quản lý thông tin có
vai trò quan trọng và mang tính chủ chốt. Các nhà chính trị luôn tìm
cách khống chế và phản kháng lại báo chí. Điều này xảy ra từ khi PR
chính trị bắt đầu phát triển và lớn mạnh ở thế kỷ XX. Báo chí luôn
dành nhiều thời lượng cho các vấn đề về chính trị, bắt nguồn từ những
-
thành công của PR trong chính trị.
Riêng vai trò của PR trong hoạt động của chính phủ tại Việt Nam, đất
nước ta đã và đang phát triển một nền kinh tế thị trường năng động và
14
đang có những nỗ lực không ngừng để hội nhập vào nên kinh tế thế
giới. Sự phát triển của nền kinh tế với sự ra đời của hàng loạt công ty,
thị trường chứng khoán hoạt động mạnh, giao dịch buôn bán không chỉ
phát triển trong nước mà còn vươn ra tận nước ngoài. Tất cả nhwungx
điều này thúc đẩy nhu cầu giao tiếp thông tin của người dân ngày càng
tăng cao. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, tổ chức cũng cần các hoạt
động truyền thông chuyên nghiệp để tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triền
và bảo vệ mình trước các khủng hoảng có thể xảy ra bất cứ lúc nào
trong vòng quay của nền kinh tế thi trường. PR với vai trò quảng bá sự
hiểu biết về tổ chức và các hoạt động của tổ chức, khắc phục sự hiểu
nhầm và định kiến của công chúng đối với tổ chức, cơ quan, đưa ra các
thông điệp rõ ràng, nhanh chóng nhằm thay đổi tình thế bất lợi. PR có
khả ăng thu hút và giữ chân được những người có tài làm việc cho mình
qua việc giữ tốt quan hệ nội bộ, tạo ra cảm nhận về trách nhiệm xã hội
đối với cộng đồng qua qua các hoạt động thể thao,từ thiện, gây quỹ và
xây dựng hình ảnh , thương hiệu cho các tổ chức, doanh nghiệp. Chính
vì lẽ đó mà PR ngày càng trở nên quan trọng hơn, không chỉ với các
doanh nghiệp mà còn cả các tổ chức và chính phủ.
1.3.
Mục tiêu và nguyên tắc của hoạt động PR trong chính phủ
Các hoạt động PR trong chính phủ có thể khác nhau tùy từng cơ quan,
song chúng phải dựa trên 2 cơ sở nền tảng đó là:Chính phủ dân chủ phải
thông tin cho người dân biết hoạt động của mình & Hoạt động quản lý
chính phủ hiệu quả đòi hỏi phải có sự chủ động tham gia và ủng hộ của
người dân. hoạt động PR trong chính phủ có Mục tiêu là:
•
•
Nâng cao hình ảnh, uy tín của chính phủ
Thông tin cho các thành phần liên quan về các hoạt động của chính phủ:
Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.PR chính phủ thường nghiêng về hoạt
động thông tin 1 chiều, gồm các hoạt động thông tin tuyên truyền và các
hoạt động thuyết phục thông qua các cơ quan báo đài ( Việt Nam), cơ
15
quan thông tin Hoa Kỳ( USIA), thư viện mở miễn phí( Thụy Điển), các
website của chính phủ, các kênh phát thanh, các chương trình riêng về
quốc hội, thông qua đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận, tuyên
•
truyền….
Đảm bảo sự chủ động hợp tác trong các chương trình của chính phủ
( VD: bầu cử) cũng như sự tuân thủ các chương trình quy định của
•
chính phủ
Vận động sự ủng hộ của người dân đối với các chương trình, chính sách
mà chính phủ đã đưa ra ( VD: chương trình viện trợ nước ngoài, chương
•
trình phúc lợi xã hội…)
Tạo dựng một hình ảnh tốt đẹp về Việt Nam để thu hút thiện cảm, lòng
•
tin, sự hợp tác hỗ trợ của bạn bè quốc tế.
- Các nguyên tắc của hoạt động PR trong chính phủ:
Có kế hoạch: PR phải là một phần của đời sống làm việc trong chính
phủ, có chương trình, lộ trình cụ thể, rõ ràng, gắn với quản trị chiến lược
•
và tầm nhìn chứ không phải khi có chuyện xảy ra mới tính đến PR.
Trung thực, chính xác. Tạo dựng hình ảnh tích cực về tổ chức mà không
•
•
•
•
•
bóp méo thông tin. Hạn chế tối đa việc đính chính thông tin.
Hình thức phù hợp.
Đúng thẩm quyền.
Hướng tới cộng tác.
“Chơi đẹp” và hướng thiện.
Thích ứng: mỗi thời kỳ lịch sử đều có dấu ấn của nó lên chính phủ, tạo
nên một hình ảnh nhất định về chính phủ; mặt khác, chính cách thức
hoạt động của chính phủ cũng là một phần của lịch sử. PR cần làm rõ
các đặc điểm bản chất của chính phủ trong mỗi thời kỳ, mỗi chế độ.
Nói tóm lại, chức năng PR trong chính phủ được thừa nhận là một
yếu tố góp phần tạo nên một chính phủ hoạt động hiệu quả. Chính vì vậy,
ứng dụng PR vào các hoạt động của chính phủ là cần thiết, nên được thúc
đẩy dựa trên các nguyên tắc, mục tiêu chung và sự nghiên cứu xem xét kỹ
lưỡng điều kiện chính trị, xã hội của từng quốc gia nhằm đạt hiệu quả cao
nhất, mang tính đạo đức nhất, góp phần dân chủ hóa xã hội và cải thiện đòi
sống nhân dân.
16
1.4.
PR chính phủ thông qua Chính phủ điện tử (e-gov)
Chính phủ điện tử (e-gov) Theo nghĩa rộng thì e-gov là việc sử dụng
Internet (online-trực tuyến) trong các hoạt động tương tác giữa chính phủ
với các bộ phận khác nhau trong xã hội hoặc chỉ đơn giản là nâng cao năng
lực ứng dụng công nghệ thông tin của nhân viên hành chính thuộc bộ máy
công. Theo nghĩa cụ thể hơn thì “Chính phủ điện tử là việc sử dụng công
nghệ thông tin, mà đặc biệt là Internet, như là một công cụ để hỗ trợ nhằm
đạt đến một chính phủ hoạt động hiệu quả nhất” (OECD, 2003). Một mô
hình chính phủ điện tử hiệu quả sẽ bao gồm các mô thức giải quyết quan hệ
tương tác về thông tin giữa ba chủ thể: chính phủ, doanh nghiệp và dân
chúng .
Cổng thông tin là một trong những hệ thống quan trọng trong việc
điều hành và quản lý thông tin của các tổ chức, doanh nghiệp, nhằm giảm
17
thiểu chi phí điều hành , tăng cường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp,
thúc đẩy nền kinh tế tri thức tiến tới một bước mới.
Cổng thông tin điện tử chính phủ tại Việt Nam,
ww.baodientu.chinhphu.vn Hiện nay hầu hết các tỉnh thành đều đã
xây dựng được cổng thông tin điện tử của riêng mình nhằm đáp ứng nhu
cầu của nhân dân trên địa bàn và đưa các chính sách của đảng và nhà nước
tới người dân, doanh nghiệp. Trong đó cổng thông tin điện tử chính phủ
đóng vai trò làm đầu mối thoog tin kết nối mạng thông tin hành chinhhs
của cổng thông tin chính phủ trên internet, tích hợp thông tin từ cỏng thông
tin các bộ , ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung, thực hiện
ba chức năng chính gồm: cơ quan báo điện tử của Chính phủ, mạng thông
tin hành chính của Chính phủ, cổng tích hợp dịch vụ công của Chính phủ
và chính quyền các cấp.
Cổng thông tin điện tử đã góp phần rất lớn vào công tác xây dựng và
quảng bá hình ảnh cho chính phủ, tạo sự hiểu biết giữa chính phủ và nhân
dân. PR trong chính phủ không nằm ngoài các công việc tạo dựng hình
ảnh, tạo nên mối quan hệ khăng khít giữa chính phủ và người dân tạo nên
sự đoàn kết nội bộ . hỗ trợ hoạt động tiếp thị của chính phủ đạt hiệu quả
cao trong hợp tác hữu nghị quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, là công cụ
của chính phủ trong việc đưa thông tin ra với nhân dân và xử lý khủng
hoảng.
18
Baodientu.chinhphu.vn là cổng thông tin của chính phủ, ngoài đưa ti
về nghị quyết thông tư ,các đường lối chính sách của đảng và nhà nước tới
nhân dân mà còn tiếp nhận thông
tin từ nhân dân. Đây là kênh thôn
tin hai chiều góp phần là cho
chính phủ gần dân hơn.
Trang thông tin điện tử này
có nững ưu điểm nổi bật, góp
phần to lớn trong hoạt động “hiểu
biết lẫn nhau” giữa chính phủ và
nhân dân như: là trang thông tin
về các hoạt động cảu đảng và nhà
nước, các bộ ngành, đưa ra các
thông tin chính thống nhất, chính
xác, minh bạch và cụ thể; có
tương tác hai chiều_mà PR là hoạt
động truyền thông hai chiều nên
rất thuận lợi cho các quyết định của chính phủ. Cung cấp đầy đủ và kịp thời
những thông tin chủ yếu theo quy định để phục vụ người dân và doanh
nghiệp. Thông tin về các dự luật cũng được đăng tải đầy đủ tạo thuận lợi
cho nhà đầu tư tìm hiểu về môi trường pháp lý, chính trị, các thông tin về
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. thông tin chính xác, nhanh nhạy, có sự
định hướng kịp thời giúp báo chí dễ dàng tiếp cận nguồn tin và đăng tải
thông tin.
Tuy nhiên, trang thông tin điện tử này vẫn chưa thu hút được đông
đâỏ công chúng nên số lượng công chúng tiếp cận được thông qua trang
điện tử này của các hoạt động PR trong chính phủ cũng bị hạn chế theo.
19
Dưới đây là một bài viết trên baodientu.chinhphu.vn
Nâng cao tính bền vững của hệ thống canh tác lúatôm ở vùng ĐBSCL
(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung danh
mục dự án "Nâng cao tính bền vững của hệ thống canh tác lúa - tôm ở
đồng bằng sông Cửu Long" (ĐBSCL) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn sử dụng viện trợ không hoàn lại của Trung tâm nghiên cứu
nông nghiệp quốc tế Australia.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
hoàn thiện văn kiện dự án, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện dự
án theo quy định hiện hành về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA).
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong khoảng 5 năm
gần đây, hệ thống canh tác lúa - tôm đã phát triển mạnh ở nhiều tỉnh ven
biển ĐBSCL, từ vài chục ngàn ha năm 2005 đã tăng lên khoảng 160.000
ha năm 2011, có thể đạt 180.000 ha vào năm 2015 và 200.000 ha năm
2020.
Tổng kết thực tế sản xuất ở nhiều địa phương cho thấy mô hình canh
tác lúa - tôm có hiệu quả và tính bền vững cao.
Hệ thống canh tác lúa - tôm có tính thân thiện môi trường cao hơn
các hệ thống chuyên canh vì dễ dàng áp dụng giải pháp “quản lý tổng
hợp”, giảm nhu cầu sử dụng các loại hóa chất trong sản xuất lúa, ít gây
hại đến môi trường tự nhiên, phù hợp với các yêu cầu thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt (GAP).
20
Mô hình này sản xuất ra nhiều sản phẩm - ngoài sản phẩm chính là
lúa và tôm còn có thể tận dụng nguồn lực để xen canh các loại cây trồng,
thủy sản khác. Vì vậy, nó bền vững hơn về mặt kinh tế và hiệu quả đầu tư,
ổn định và tăng thu nhập cho người sản xuất trước những ảnh hưởng tiêu
cực khi có biến động giá cả, thị trường.
Về mức độ tái sử dụng tài nguyên sinh học, sau một vụ tôm, các chất
thải được cây lúa chuyển hóa và hấp thụ, góp phần hạn chế lượng phân
bón, thuốc trừ sâu trong giai đoạn đầu. Ngược lại, sau một vụ lúa, các loại
rơm rạ bị phân hủy tạo môi trường sống và nguồn thức ăn tự nhiên cho
tôm trong vụ nuôi tiếp theo. Nhờ đó, mô hình này góp phần giảm chi phí
sản xuất, tăng năng suất và lợi nhuận.
Phương Hiển”
Hiện nay, Việt Nam có hơn 35 triệu người sử dụng internet, tương lai
sẽ còn tăng hơn nữa, cho nên việc lựa chọn internet, đặc biệt là có cổng
thông tin riêng cho chính phủ vẫn là lụa chọ đúng đắn và hiệu quả vì đây là
kênh thông tin hai chiều. tương lai đây sẽ là công cụ hữu hiệu trong các
hoạt động PR của chính phủ.
2.
PR trong chính phủ Việt Nam thời Kỳ hội nhập
Trong lịch sửViệt Nam, cũng có những ví dụ điển hình trong việc sử
dụng PR trong đấu tranh giành độc lập dân tộc thồn qua các bài viết: hịch
tướng sĩ của Trần Hưng Đạo; nam quốc sơn hà của Lý Liên Kiệt; bình
ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, những tác phẩm này đã đi vào tiềm thức của
người việt nam, thời bấy giờ cũng như sau này, những tác phẩm này vừa cổ
vũ nhân dân đứng lên đấu tranh, xây dựng lòng tin của nhân dân với người
lãnh đạo và uy hiếp được khí thế của quân thù.
21
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đảng nhà nước ta vận
động tuyên truyền tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân, xây dựng tạo lòng tin
của nhân dân vào đảng, xây dựng hình thành tư tưởng mới_Mác-LeeNin,
thông qua các tác phẩm văn học, thơ ca, báo chí, truyền miệng… như:
đường kách mệnh, bản án chế độ thực dân pháp, thư kêu gọi toàn quốc
kháng chiến…
Bước sang Thời kỳ đổi mới (1986), và hội nhập PR vào Việt Nam như
một nhu cầu phát triển tất yếu, ngày càng phát triển mạnh mẽ trong điều
kiện hội nhập kinh tế, nhất là sau Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa
Kỳ (BTA) và sau sự gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Sau hơn 25 năm đổi mới, Việt Nam đã trở thành điểm hẹn của các nhà
đầu tư quốc tế. Đã xuất hiện những làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam, ví
dụ như: Tập đoàn Intel đã cam kết đầu tư hơn 600 triệu USD vào Thành
phố Hồ Chí Minh, chủ tịch tập đoàn Microsoft Bill Gates đã có chuyên
thăm và làm việc tại Việt Nam, nhiều tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản
cũng tăng cường đầu tư vào Việt Nam… Chính nhờ những thành công
trong chiến dịch xây dựng và phát triển hình ảnh quốc gia, bạn bè quốc tế
thừa nhận Việt Nam đang đứng bên ngưỡng cửa của thành công, đang có
cơ hội nổi lên như một con rồng châu Á. Như vậy, “điểm son” này đã
chứng minh những ưu thế và thành công của PR Việt Nam khi “nhập
cuộc”. Và quan hệ công chúng ở nước ta dần dần được định hình và khẳng
định vai trò không thể thiếu trong xã hội Việt Nam thời hội nhập. thông qua
các bài viết như:
Quảng bá hình ảnh Việt Nam với bạn bè thế giới
(VOV) - Các đại sứ và tổng lãnh sự sẽ tìm kiếm, kết nối đối tác du
lịch nước ngoài với du lịch trong nước; cung cấp thông tin nhằm quảng
bá hàng hóa và hình ảnh Việt Nam
22
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa phối hợp với
Tổng cục du lịch Việt Nam tổ chức gặp mặt với 19 vị đại sứ và 6 vị tổng
lãnh sự, nhiệm kỳ 2012-2015, trước khi lên đường nhận nhiệm vụ.
Phát biểu tại cuộc gặp, ông Đoàn Duy Khương, phó Chủ tịch thường
trực VCCI, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác quốc
tế theo tinh thần Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị. Trong xu hướng hội nhập
kinh tế quốc tế, cần tăng cường vai trò của các doanh nghiệp và doanh
nhân, nhất là hiện nay trong số 500 thương hiệu hàng đầu ở Việt Nam đã
có tới trên dưới 70% là các mặt hàng do các doanh nghiệp Việt Nam sản
xuất và kinh doanh, chẳng những nổi tiếng trong nước mà còn được nhiều
nước trên thế giới biết đến.
Ông Khương lưu ý đến đặc điểm của hoạt động kinh doanh, qua các
công trình nghiên cứu kinh tế và lịch sử phát triển kinh tế, là đều gắn kết
chặt chẽ hoặc xuất phát từ văn hóa và du lịch. Vì vậy, ông đề nghị các vị
đại sứ và tổng lãnh sự, ngoài nhiệm vụ hoạt động chính trị, ngoại giao,
kinh tế, cũng quan tâm xúc tiến hoạt động về du lịch và văn hóa. Thời gian
tới, VCCI dự kiến phát triển hiệp hội tại một số nước, chắc chắn sẽ có điều
kiện thuận lợi hơn cho mục đích này.
Bà Hoàng Thị Điệp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch Việt Nam,
lạc quan về triển vọng của ngành du lịch nước ta, nhất là từ sau khi Vịnh
Hạ Long trở thành kỳ quan mới của thế giới. Ngoài những hoạt động
quảng bá du lịch truyền thống, tham gia các hội chợ du lịch quốc tế, sắp
tới du lịch Việt Nam sẽ mở rộng thị trường tại Trung Đông và Ấn Độ,
thành lập các cơ quan đại diện ở nước ngoài, trước mắt tại Nhật Bản và
Hàn Quốc.
23
Bà Điệp tin tưởng các vị đại sứ và tổng lãnh sự sẽ giúp đỡ và hỗ trợ
hoạt động du lịch của Việt Nam.
Một địa danh du lịch quen thuộc được các nhà ngoại giao quan tâm
đặc biệt là Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà
Giang).
Trong giai đoạn 2012-2015, Công viên địa chất Đồng Văn là 1 trong
số 10 điểm du lịch quốc gia. Đây là công viên địa chất đầu tiên và cũng là
duy nhất của nước ta, bao gồm 4 huyện núi đá Quản Bạ, Yên Minh, Đồng
Văn, Mèo Vạc thuộc cao nguyên Đồng Văn biên giới địa đầu tổ quốc. Đây
là nơi sinh sống lâu đời của 25 vạn dân, thuộc 17 dân tộc anh em, đông
đảo nhất là 23 vạn đồng bào Mông, chiếm 30% dân số đồng bào Mông của
cả nước. Bởi thế, Công viên địa chất Đồng Văn là nơi giao thoa văn hóa
đa sắc màu truyền thống, có sức quyến rũ mãnh liệt hàng triệu du khách,
tuy nhiên cho dến nay cao nguyên này vẫn ở trong diện 30A nghèo nhất
nước.
Ông Nguyễn Lê Huy, đại diện Ban quản lý Công viên địa chất Đồng
Văn, nêu rõ quyết tâm của tỉnh Hà Giang làm mọi cách để đưa đời sống
của cư dân thoát nghèo, đã qui hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát triển trong
thời gian 20-30 năm tới, lấy hoạt động du lịch là một trong những nhân tố
mang tính quyết định. Ông Huy nói: “Phấn đấu để UNESCO công nhận
công viên địa chất toàn cầu đã khó, nhưng duy trì được lại khó gấp bội.
Cho nên chúng tôi phải triển khai đồng bộ một loạt tiêu chí: bảo tồn, chăm
sóc cộng đồng, quảng bá du lịch, kêu gọi đầu tư. Chúng tôi hi vọng các vị
đại sứ và tổng lãnh sự sẽ có những đóng góp tích cực để du khách quốc tế
đến với cao nguyên địa chất Đồng Văn ngày càng đông đảo”.
24
Thay mặt các vị đại sứ và tổng lãnh sự, ông Lê Đắc Lưu, Đại sứ nước
ta tại Bungari, cho biết cũng tại chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng đã tiếp và căn dặn các nhà ngoại giao phải làm tốt các nhiệm vụ
chính trị, kinh tế và văn hóa, trong đó hoạt động văn hóa có tác dụng trực
tiếp thúc đẩy ngành du lịch.
Ông Lưu tin tưởng hoạt động của các nhà ngoại giao đối với các đối
tác đặc biệt như Lào, đối tác chiến lược như Đức, Nga và những đối tác
truyền thống, sẽ góp phần phát triển ngành du lịch Việt Nam giai đoạn
2012-2015, thu hút từ 6,5 triệu đến 7 triệu du khách quốc tế, đạt tổng thu
nhập 10-11 tỉ USD, giải quyết 2-2,2 triệu việc làm.
Ông cam kết, các đại sứ và tổng lãnh sự sẽ tìm kiếm, kết nối đối tác
du lịch nước ngoài với du lịch trong nước; cung cấp thông tin các đối tác
nước sở tại, cung cấp thông tin các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài
nhằm quảng bá hàng hóa và hình ảnh Việt Nam; góp phần tháo gỡ những
khó khăn, vướng mắc với các doanh nghiệp…/.
/>
Mỗi người là một sứ giả”
Bốn sứ giả từ trái sang, từ trên xuống : Nguyễn Phi Vân
(bìa), Phùng Tiến Công (thứ tư), Văn Đinh Hồng Vũ (thứ hai) và
Vũ Minh Thọ (thứ tư) tiếp tục giao lưu trực tuyến dù buổi tọa
đàm đã kết thúc - Ảnh: Thanh Đạm.
25