1
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
GỢI Ý LỜI GIẢI ĐỀ THI CAO HỌC NĂM 20101
Đề thi này có 50 câu hỏi trắc nghiệm và thời gian làm bài là 90 phút.
PHẦN KINH TẾ VI MÔ
1.
Hàm cầu học tập của học sinh có dạng Q = 100/P, độ co giãn của cầu theo giá sẽ …… khi giá giảm.
[A]. Không thay đổi
[B]. Co giãn nhiều hơn
[C]. Hoàn toàn không co giãn
[D]. Co giãn ít hơn (không co giãn)
Đáp án: A.
Nếu có hàm số cầu dạng Q = A/Pα hay Q= AP- α với A là hằng số thì độ co giãn của nó đới với P luôn bằng – α với
mọi P (và Q). Vậy bài toán trên thì độ co giãn luôn bằng -1. Bạn có thể tự chứng minh?
Thật vậy: E = [∂Q/∂P][P/Q] = [-AαP- α – 1][P/AP- α] = - α với mọi P và Q.
2.
Cô Hoa vừa thích nghe CD vừa thích xem Video. Nếu cô muốn tối đa hóa hữu dụng thì cô phải phân bổ chi tiêu
cho hai hàng hóa trên dựa vào điều kiện nào dưới đây?
[A]. Hữu dụng biên (MU) của CD bằng với MU của Video.
[B]. Tổng hữu dụng trên giá (TU/P) của CD bằng với TU/P của Video.
[C]. TU của hai hàng hóa phải bằng nhau.
[D]. Tỷ số hữu dụng biên trên giá (MU/P) của CD bằng với MU/P của Video.
Đáp án D.
Tối đa hóa hữu dụng khi: (MUCD/PCD) = (MUVD/PVD). Xem bài “Sự lựa chọn của người tiêu dùng”. Đừng nhằm với
đáp án [A] và [B] nhé!
3.
Độ co giãn của cầu đối với giá của kem dưỡng da NIVEA là - 2. Trong năm 2008 giá của kem này tăng 2% thì
doanh thu của hãng sẽ ……
[A]. Giảm xấp xỉ 2%
[B]. Tăng 4%
[C]. Tăng 2%
[D]. Giảm 4%
Đáp án: A
Nếu giá tăng 2% thì lượng sẽ giảm là -2x2% = - 4%. Mà ta có TR = PxQ nên %∆TR = %∆P+%∆Q = - 2%. Đừng
hấp tấp chọn [D] nhé, đề hỏi %∆TR chứ không phải %∆Q! Tất nhiên bạn có thể “tính rợ” theo kiểu:
TR1=P1xQ1=1,02P0x0,96Q0=0,98P0xQ0=0,9792TR0 nên kết luận là giảm xấp xỉ 2%.
4.
Phát biểu nào sau đâu thể hiện sự khác nhau giữa thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường độc quyền.
[A]. Khi doanh nghiệp trong ngành độc quyền và cạnh tranh tăng sản lượng thì làm giá trên thị trường giảm.
[B]. Ngành độc quyền và cạnh tranh có điểm chung là lợi nhuận bằng 0 (zero) trong cân bằng dài hạn.
1
Nguyễn Hoài Bảo, giảng viên bộ môn Kinh tế học, Đại học Kinh tế TP. HCM. Đây là đáp án không chính thức và chỉ
dùng cho mục tiêu giảng dạy, do vậy những sai sót nếu có là trách nhiệm của chính tác giả. Mọi thắc mắc có thể
email về <>
GỢI Ý LỜI GIẢI CHO ĐỀ THI CAO HỌC CỦA ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NĂM 2010
2
[C]. Doanh thu biên trong ngành độc quyền và cạnh tranh luôn nhỏ hơn giá.
[D]. Ngành độc quyền có thể định giá cao hơn chi phí biên còn ngành cạnh tranh thì không.
Đáp án: D
Chỉ có doanh nghiệp độc quyền mới có thể định giá cao hơn chi phí biên. [A] sai vì cạnh tranh không làm thay đổi
giá trên thị trường được. [B] sai vì chỉ có cạnh tranh là lợi nhuận bằng không trong dài hạn, độc quyền thì không.
[C] cũng sai vì MR = P trong thị trường cạnh tranh.
5.
Khác với doanh nghiệp cạnh tranh, doanh nghiệp độc quyền vẫn tạo ra được lợi nhuận trong dài hạn bởi vì:
[A]. Doanh nghiệp độc quyền có sức mạnh tài chính
[B]. Nhà sản xuất cạnh tranh không quan tâm đến lợi nhuận.
[C]. Trong ngành độc quyền có rào cản gia nhập ngành.
[D]. Luật chống độc quyền sẽ loại bỏ các doanh nghiệp cạnh tranh.
Đáp án: C
[A] Sai, trong kinh tế vi mô không ai bàn gì về sức mạnh tài chính, sức mạnh tài chính nghĩa là gì? [B] cũng sai vì
không ai mà không quan tâm đến lợi nhuận, còn [D] thì mâu thuẫn, luật chống độc quyền là để ủng hộ sự cạnh tranh
chứ không phải là loại bỏ nó!
6.
Trong câu lạc bộ (CLB) khiêu vũ Bạch Đằng có 20 thành viên, có một phòng lạnh dự trữ sô đa nhằm phục vụ
cho các thành viên trong lẫn ngoài CLB. Mỗi chai sô đa là 2 nghìn đối với người trong CLB nhưng 4 nghìn đối
với người ngoài CLB. Những thành viên trong CLB uống bao nhiêu tùy thích và cuối tháng chi phí sẽ chia đều
cho tất cả, khi đó chi phí biên của mỗi thành viên sẽ là:
[A]. 4 nghìn
[B]. 0 nghìn
[C]. 2 nghìn
[D]. Không xác định được
Đáp án: D
Khó có thể biết chính xác mỗi thành viên uống bao nhiêu chai nước nên không thể nào tính chi phí biên của họ!
7.
Có hai đường cầu là D1 và D2 như trong hình vẽ dưới đây, hãy so sánh độ co giãn của cầu theo giá tại các điểm
(a), (b) và (c).
(c)
(b)
(a)
D1
D2
[A]. Tại (a) cầu co giãn hơn so với (c)
[B]. Tại (a) cầu ít co giãn hơn so với (c)
[C]. Tại (a) cầu ít co giãn hơn so với (b) và (c)
[D]. Tại (a) cầu ít co giãn hơn so với (b)
Đáp án: B
Nhớ: Trên cùng một đường cầu thì độ co giãn giảm dần khi giá giảm, ví dụ như trên D2 thì chắc chắn độ co giãn tại
(c) là lớn hơn tại (b). Với nhiều đường cầu khác nhau, cùng một mức giá thì độ co giãn sẽ bằng nhau, ví dụ như tại
GỢI Ý LỜI GIẢI CHO ĐỀ THI CAO HỌC CỦA ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NĂM 2010
3
(a) và tại (b) thì chắc chắn độ co giãn là như nhau. Trong khi đó, với nhiều đường cầu khác nhau cùng một mức
lượng thì độ co giãn của đường cầu nằm trên sẽ lớn hơn đường cầu nằm dưới, cứ như thế theo thứ tự, trong hình trên
thì độ co giãn tại (c) sẽ lớn hơn tại (a). Vậy đáp án [B] là đúng. Chứng minh?
Để dễ hiểu, hãy làm ví dụ sau đây: cho đường cầu P1 = 10 – 5Q1 và P2 = 10 – 2Q2 vậy đường cầu nào là D1 và D2 ở
hình trên biết không? Khi đó độ co giãn của cùng một mức giá là: tại (a) sẽ là E(a) = -1/5(P/Q1) và tại (b) sẽ là E(b)
= -1/2(P/Q2). Mà cùng một mức giá nên ta cũng có P = 10 – 5Q1 = 10 – 2Q2 hay 5Q1 = 2Q2 vậy Q2 = 5/2Q1 hay Q2
này lại E(b) = -1/2(P/ 5/2Q1) = -1/5(P/Q1) = E(a). Vậy độ co giãn tại (a) và (b) là bằng nhau. Trong khi đó nếu so
sánh giữa (a) và (c) thì độ co giãn tại cùng một mức lượng nên E(c) = -1/2(P2/Q) so với E(a) = -1/5(P1/Q) với P1
nên độ co giãn tại (c) luôn lớn hơn tại (a).
8.
Phát biểu nào dưới đây thể hiện là đúng đối với thị trường cạnh tranh độc quyền và thị trường độc quyền?
[A]. Cả hai đều có lợi nhuận bằng 0 (zero) trong dài hạn.
[B]. Cạnh tranh độc quyền phân bổ nguồn lực hiệu quả giống như thị trường cạnh tranh hoàn toàn, nhưng độc
quyền thì không.
[C]. Doanh thu biên của cả hai là đều là nhỏ hơn giá
[D]. Độc quyền có thể định giá cao hơn chi phí biên còn cạnh tranh độc quyền thì không.
Đáp án: D
Chỉ có D là đúng, như đã nói ở câu 4, độc quyền luôn có lợi nhuận.
9.
Giả sử rằng kỹ thuật sản xuất cho phép lao động và vốn có thể thay thế cho nhau. Khi giá công nhân tăng, để tối
thiểu hóa chi phí sản xuất, nhà sản xuất sẽ …….
[A]. Sử dụng kỹ thuật thâm dụng lao động (tỷ lệ lao động/vốn sẽ tăng.)
[B]. Sử dụng kỹ thuật thâm dụng vốn (tỷ lệ vốn/lao động sẽ tăng.)
[C]. Duy trì tỷ lệ vốn/lao động như cũ.
[D]. Không sử dụng vốn.
Đáp án: B
Khi giá của yếu tố đầu vào nào tăng lên thì nhà sản xuất sẽ giảm dùng chúng và thay vào đó là yếu tố còn lại (vì kỹ
thuật cho phép làm như vậy). Trong trường hợp này MPK/r > MPL/w (vì w tăng lên) nên nhà sản xuất sẽ tăng K.
10. Khi giá vé xem phim là 5 nghìn đồng thì cầu của vé xem phim là co giãn nhiều (E<-1). Khi giá là 4 nghìn thì E
= -1. Nếu rạp giảm vé từ 5 xuống còn 4 nghìn thì doanh thu của rạp sẽ:
[A]. Không đổi
[B]. Giảm
[C]. Tăng
[D]. Có thể tăng, giảm hoặc không đổi.
Đáp án: C
Những câu hỏi kiểu thế này thì nhớ ngay đến công thức MR = (1/Edp + 1)P. Hay nhớ luôn ý nghĩa của chúng là nếu ∞ < Edp < -1 thì giá và doanh thu là nghịch biến (hay lượng và doanh thu là đồng biến). Do vậy trong câu này, giảm
giá xuống (tại đó Edp < -1) thì doanh thu sẽ tăng.
Nhân tiện nhớ luôn: -1 < Edp < 0 thì giá và doanh thu là đồng biến, nghĩa là tăng giá thì doanh thu sẽ tăng ☺ dễ hen!
11. Người tiêu dùng sau khi cân nhắc quyết định mua áo sơ mi hiệu Việt Tiến giá 200 nghìn đồng thay vì mua áo sơ
mi hiệu An Phước là 300 nghìn đồng. Hành vi này có thể giải thích hợp lý nhất là do:
[A]. Cho dù thích cả hai nhưng do giới hạn thu nhập và giá cả nên buộc phải mua áo Việt Tiến.
GỢI Ý LỜI GIẢI CHO ĐỀ THI CAO HỌC CỦA ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NĂM 2010
4
[B]. Mua áo Việt Tiến thặng dư tiêu dùng sẽ nhiều hơn.
[C]. Người tiêu dùng thích áo Việt Tiến hơn là An Phước.
[D]. Người tiêu dùng quyết định phi lý trí.
Đáp án: A
Câu này quá dễ! Nhớ là khi quyết định lựa chọn thì phải ràng buộc (1) thích + (2) là khả năng chi trả.
12. Tuyến xe bus Sài Gòn – Chợ Lớn vào giờ cao điểm có 50 hành khách nhưng hầu như ít khách (chỉ khoảng 5)
vào giờ bình thường. Chi phí mỗi chuyến xe chạy trên tuyến đường này là 100 nghìn đồng. Khi đó, chi phí biên
của việc cung cấp dịch vụ này vào giờ cao điểm sẽ:
[A]. Cao hơn chi phí biên vào những giờ thông thường.
[B]. Thấp hơn chi phí biên vào những giờ thông thường.
[C]. Bằng 2 nghìn đồng
[D]. Bằng với chi phí biên vào những giờ thông thường.
Đáp án: D
Cho dù có bao nhiêu khách trên xe thì chi phí vận hành là giống nhau, do vậy chi phí biên của mỗi chuyến là như
nhau. Đúng không?
13. Công ty Bình Điền sản xuất phân bón có hai nhà máy với chi phi biên lần lượt là MC1 = 5 + 2Q1 và MC2 = 40 +
Q2. Theo dự báo thị trường công ty quyết định sản xuất 25 tấn phân bón và đang tính toán mức phân bổ cho mỗi
nhà máy. Để sản xuất ra với mức chi phí thấp nhất nên phân bổ sản xuất lần lượt:
[A]. Q1 = 20 tấn và Q2 = 5 tấn.
[B]. Q1 = 0 tấn và Q2 = 20 tấn.
[C]. Q1 = 5 tấn và Q2 = 20 tấn.
[D]. Q1 = 25 tấn và Q2 = 0 tấn
Đáp án: A
Dùng công thức MC1 = MC2 và kẹp với điều kiện Q1 + Q2 = 25 là có kết quả.
14. Một doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, quyết định nào sau đây nằm ngoài khả năng của nó.
[A]. Điều chỉnh sản lượng để đạt lợi nhuận tối đa
[B]. Tăng lượng lao động để đáp ứng yêu cầu một hợp đồng mới trong ngắn hạn.
[C]. Tăng giá bán.
[D]. Chủ động phối hợp các yếu tố sản xuất để đạt mức chi phí thấp nhất.
Đáp án: C
Đúng vậy, doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn thì phải chấp nhận giá cân bằng của thị trường, họ
không có khả năng thay đổi nó (họ đối diện với đường cầu co giãn hoàn toàn – nằm ngang, nhớ không?)
15. Thị trường độc quyền phân bổ nguồn lực kém hiệu quả hơn thị trường cạnh tranh là do:
[A]. Do có sự phân phối lại thu nhập giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.
[B]. Có chi phí cao hơn thị trường cạnh tranh
[C]. Các hãng khống chế sản lượng nâng giá bán để tối đa hóa lợi nhuận.
[D]. Không có động cơ sử dụng công nghệ mới.
Đáp án: C
GỢI Ý LỜI GIẢI CHO ĐỀ THI CAO HỌC CỦA ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NĂM 2010
5
[A] Không có lý, làm gì có chuyện phân phối thu nhập gì đó…[B] không thể khẳng định được là chi phí ở doanh
nghiệp nào cao hơn như vậy, và [D] cũng sai, không thể kết luận hễ độc quyền thì không có động cơ cải tiến. [C] là
đúng vì họ có thể định ra bất cứ lượng nào để có được giá mong muốn, tất nhiên tùy vào chi phí biên của họ nữa!
16. Trường hợp nào sau đây không phải là rào cản đối với một doanh nghiệp mới gia nhập ngành?
[A]. Doanh nghiệp có qui mô lớn
[B]. Một doanh nghiệp có qui mô lớn với chi phí trung bình thấp do tính kinh tế theo qui mô.
[C]. Chính phủ cho phép các doanh nghiệp quyền loại trừ để cung cấp một loại hàng hóa.
[D]. Nguồn lực sản xuất được sở hữu bởi 1 doanh nghiệp duy nhất.
Đáp án: B
Câu này phải hiểu nghĩa là “cái gì là rào cản” thì là đáp án sai. Haiz, vậy [A] sai, bởi vì doanh nghiệp có qui mô lớn
không có nghĩa là họ có chi phí trung bình thấp, chi phí trung bình – ma cụ thể hơn là chi phí biến đổi trung bình
mới là yếu tố quyết định sự gia nhập – rời khỏi ngành của doanh nghiệp. Do vậy nên [B] đúng, vì có tính lợi thế
kinh tế theo qui mô tức là khi Q càng tăng thì LAC càng giảm.
17. Các hãng sản xuất phim hoặc viết chương trình phần mềm mới thường đòi hỏi chi phí cố định rất cao nhưng chi
phí biên gần như bằng 0 (zero). Các hãng này hoạt động có hiệu quả khi:
[A]. Chúng hoạt động trong môi trường cạnh tranh.
[B]. Chúng định giá với doanh thu biên lớn.
[C]. Chúng khai thác được tính kinh tế theo qui mô.
[D]. Chúng sản xuất ở mức sản lượng tương đối thấp.
Đáp án: C
Đúng rồi, chỉ có C vì khi đó họ tăng Q thì chi phí trung bình trong dài hạn của họ giảm. Các giảng viên đều có tính
chất này, soạn một bài giảng ban đầu rất mất nhiều thì giờ và công sức, nhưng sau đó cứ thế giảng hết năm này đến
năm khác...Khakhakha!!!
18. Một nhà độc quyền đối diện với đường cầu thị trường là Q = 70 – P và tổng chi phí của nó là TC = 0.25Q2 – 5Q
+ 300. Để tối đa hóa lợi nhuận họ sẽ bán với giá là …… và khi đó thu được lợi nhuận là …..
[A]. 50; 500
[B]. 30; 825
[C]. 40; 825
[D]. Tất cả đều sai.
Đáp án: C
Từ đường cầu bên trên suy ra: MR = 70 – 2Q và từ TC suy ra MC = 0.5Q – 5. Doanh nghiệp sẽ bán ở lượng mà MR
MC hay 70 – 2Q = 0.5Q – 5 thì suy ra Q = 30 nên P = 40. Tính lợi nhuận = 30x40 – (0.25x302 – 5x30) = 825.
19. Hiện thời tỷ lệ thay thế biên giữa Coke (C) và Pepsi (P) của cô Lam là MRSCP = MUC/MUP = 2. Tỷ lệ này có
nghĩa là:
[A]. Do giới hạn thu nhập và giá cả, để mua thêm 1 đơn vị P thì cô Lam phải giảm đi 2 đơn vị C.
[B]. Cô Lam sẵn sàng đánh đổi 1 đơn vị C cho 2 đơn vị P.
[C]. Cô Lam sẵn sàng đánh đổi 1 đơn vị P cho 2 đơn vị C.
[D]. Giá trị của một đơn vị C gấp đôi giá trị của một đơn vị P.
Đáp án: B
GỢI Ý LỜI GIẢI CHO ĐỀ THI CAO HỌC CỦA ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NĂM 2010
6
Về mặt đại số đáng lý ra phải là – 2, nhưng không sao, hiểu ý nghĩa kinh tế đó là sự đánh đổi giữa Coke và Pepsi
thôi, vì cô Lam sẵn sàng đánh đổi như vậy để hữu dụng không thay đổi.
20. Hữu dụng biên của Nam đối với bánh ngọt Kinh Đô (KD) và Đức Phát (DP) được biết theo thứ tự là MUKD =
QDP và MUDP = QKD. Nam có một khoản thu nhập dành để mua bánh ngọt là 240 nghìn. Giá mỗi hộp bánh DP
hay của KD đều là 1 nghìn, để đạt mức hữu dụng tối đa Nam nên chi cho bánh ngọt KD là:
[A]. 0 nghìn
[B]. 60 nghìn
[C]. 240 nghìn
[D]. 120 nghìn
Đáp án: D
Nhân tiện, gặp bài toán lựa chọn của người tiêu dùng, đừng giải kiểu kinh điển mất thời gian. Hãy thử hai bước:
bước 1 thử xem phương án nào bằng với phù hợp với ngân sách thì giữ lại, bỏ đi đáp án không phù hợp, sau đó thử
bước 2 là chọn phương án nào có hữu dụng cao nhất, thế là xong. Bài toán sản xuất trong dài hạn cũng vậy, chọn K
và L sao cho đúng với chi phí rồi sau đó chọn kết hợp K và L sao cho Q cực đại. Tất nhiên nếu người làm đề thi cẩn
thận thì bước một có thể không có ích khi mà tất cả mọi đáp án đều đúng với thu nhập (bài toán tiêu dùng) hoặc chi
phí (đối với bài toán sản xuất) ☺.
Ví dụ, sở thích của Lan đối với Kem (K) và xem phim (F) cho bởi: U = K0.5F0.4. Hiện nay giá kem là 1$/ly và giá
xem phim là 4$/vé. Nếu Lan dành 40$ để tiêu dùng hai hàng hóa này thì lựa chọn đem lại tối ưu là: [A] K =16; F =
6., [B] K = 28; F = 2. [C] K = 20; F = 5. và [D] K = 24; F = 5. Nếu trong trường hợp này thì loại ngay [B] và [D] vì
với lượng tiêu dùng này không bằng với thu nhập là 40$. Tiếp tục thử [A] và [C] vào hàm hữu dụng là U ở trên và
thấy [C] đem lại hữu dụng cao nhất nên đó cũng là đáp án. Còn nếu người ra đề cẩn thận hơn, ví dụ như [A] K =16;
F = 6., [B] K = 28; F = 3. [C] K = 20; F = 5. Và [D] K = 24; F = 4 thì bước 1 coi như phá sản, có thể thử hết 4 đáp
án ở bước 2.
21. Trong thực tế việc duy trì sự hợp tác giữa doanh nghiệp độc quyền nhóm rất khó thực hiện bởi vì:
[A]. Do sự giám sát chặt chẽ giữa các doanh nghiệp lẫn nhau.
[B]. Có sự mâu thuẫn lợi ích giữa các doanh nghiệp và thiếu sự giám sát chặt chẽ.
[C]. Số doanh nghiệp quá ít trên thị trường.
[D]. Tất cả các câu trên đều đúng.
Đáp án: B
Có thể hiểu [B] đúng là do mâu thuẩn lợi ích cộng với không giám sát được lẫn nhau nên nên khó hợp tác, còn [A]
sai thì rõ ràng vì nếu như giám sát chặc chẽ được thì đã hợp tác được rồi, [C] và D là sai.
22. Một doanh nghiệp hoạt động trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí biên MC = 10 + 5q, hàm chi
phí biến đổi trung bình AVC = 10 + 2.5q và chi phí cố định là 250. Nếu giá trên thị trường là 50 cho mỗi đơn vị,
lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ là:
[A]. -90 và doanh nghiệp ngừng sản xuất.
[B]. 30
[C]. -45 và doanh nghiệp ngừng sản xuất.
[D]. -90 nhưng doanh nghiệp vẫn sản xuất.
Đáp án: D
Lượng bán của doanh nghiệp tại P = MC hay 50 = 10 + 5q và do vậy q = 8. Thay q = 8 vào AVC = 10 + 2.5x8 = 30,
vậy TVC = 30x8 = 240. Có TFC = 250 nên TC = 490. Trong khi đó TR = Pxq = 50x8 = 400. Vậy lỗ là 400 – 490 =
GỢI Ý LỜI GIẢI CHO ĐỀ THI CAO HỌC CỦA ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NĂM 2010
7
90 và khoản lỗ này còn nhỏ hơn TFC là 250 nên vẫn sản xuất. Hỏi thêm: P giảm xuống đến đâu thì đóng cửa? Trả
lời: nhìn hàm AVC trên thì biết ngay AVCmin =10 và đây cũng là ngưỡng của giá đóng cửa!
23. Dọc bờ biển Mỹ Khê chỉ có hai người bán bia dành cho khách tắm biển là Tân và Bảo. Khi hoạt động họ được
yêu cầu bán cùng mức giá và được chọn lựa vị trí bán tại bất cứ nơi nào miễn sao mang lại doanh thu cao nhất.
Khách hàng của họ là những người tắm biển, họ rãi đều trên bờ biển và ngại đi xa, họ sẽ mua bia chỗ nào gần
nhất. Vì vậy, vị trí tốt nhất mà Tân chọn sẽ là:
[A]. Điểm chính giữa
[B]. Bên trái bờ biển
[C]. Bên phải bờ biển
[D]. Bất cứ nơi nào miễn là chọn trước.
Đáp án: A
Đây là bài toán kinh điển về chọn vị trí trong lý thuyết trò chơi. Bãn hãy suy nghĩ kỹ, không có địa điểm nào là tốt
hơn vị trí chính giữa cho chính bạn (và cũng cho đối phương). Muốn tìm hiểu kỹ hơn thì đọc bài của TS. Lê Hồng
Nhật theo link mà tôi lưu ở đây: />24. Do thời tiết khắc nghiệt nên vụ mùa cà phê năm nay bị mất mùa và làm giá cà phê trên thị trường tăng. Biết
rằng cà phê là loại thực phẩm có cầu ít co giãn với giá, doanh thu của người trồng cà phê năm nay sẽ:
[A]. Không đổi
[B]. Giảm
[C]. Tăng
[D]. Không xác định được.
Đáp án: C
Bài này có kết quả ngược lại với câu 10 ở trên. Café ít co giãn nên giá và TR sẽ đồng biến.
25. Trong ngắn hạn, khi lao động được thêm vào sẽ làm cho năng suất (sản phẩm) biên của lao động giảm. Sở dĩ
năng suất (sản phẩm) biên giảm là do:
[A]. Sự phân công lao động
[B]. Tính kinh tế theo qui mô
[C]. Năng suất giảm theo qui mô
[D]. Lượng lao động không được khai thác hết do vốn cố định.
Đáp án: C
MPL giảm khi L tăng là vi tăng L mà không tăng K nên tỷ lệ K/L ngày càng giảm và sản lượng sẽ tăng nhưng giảm
dần.
GỢI Ý LỜI GIẢI CHO ĐỀ THI CAO HỌC CỦA ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NĂM 2010
8
PHẦN KINH TẾ VĨ MÔ
26. Những người theo lý thuyết của John M. Keynes cho rằng biện pháp đối phó với vấn đề suy thoái kinh tế hiện
nay là:
[A]. Chính phủ nên quản lý tổng cầu
[B]. Chính phủ nên sử dụng chính sách tiền tệ hơn là tài khóa
[C]. Chính phủ không nên can thiệp vào nền kinh tế
[D]. Chính phủ nên kiểm soát giá cả
Đáp án: A
Đúng vậy, Keynes và những người theo ông ủng hộ vai trò của chính phủ khi nền kinh tế suy thoái thông qua các
công cụ bên phía cầu, đặt biệt là công cụ G. [B] là lập luận của monetarists, [C] là lập luận của classical còn [D] thì
…không có trường phái nào nói vậy, không ai quản lý được giá cả đâu!
27. Các nhà kinh tế tiền tệ cực đoan cho rằng chính sách tài khóa không có vai trò trong việc ổn định nền kinh tế.
Lập luận này dựa vào:
[A]. Cầu tiền co giãn hoàn toàn đối với lãi suất
[B]. Tác động hất ra (lấn át) là hoàn toàn (full crowding-out effect)
[C]. Đầu tư không co giãn với lãi suất
[D]. Bẫy thanh khoản (liquidity trap)
Đáp án: B
Để trả lời câu hỏi này cần phải có chút suy luận ban đầu để trả lời, nhất là khi mình không rành về các trường phái
kinh tế. Thứ nhất câu này bàn đến chính sách tài khóa và tác dụng của nó, vậy thì đáp án nào nói về chuyện của
chính sách tiền tệ thì bỏ qua, vậy là bỏ [A] và [D]. Hai đáp án còn lại là đối lập và chỉ có [B] là đúng vì khi tác động
lấn át là hoàn toàn thì kết quả sẽ không có sản lượng tăng. Nhớ lại tác động lấn át là tác động mà khi chính phủ tăng
chi tiêu trong mô hình IS-LM thì làm lãi suất tăng và làm giảm đầu tư tư nhân, chính vì thế nên kéo theo thu nhập
giảm xuống. Nếu tác động lấn át là một phần nhỏ thì cuối cùng trong mô hình IS-LM bình thường khi chính phủ
tăng G thì Y sẽ tăng lên, nhưng nếu lấn át hoàn toàn thì Y sẽ không tăng, lúc đó đường IS là nằm ngang và trường
hợp này gọi là bẫy đầu tư (investment trap). Hỏi thêm: trong mô hình đường chéo Keynes cơ bản ban đầu có tác
động lấn át không?
28. Với vai trò là người cho vay cuối cùng, ngân hàng trung ương có thể:
[A]. Ổn định được số nhân chính sách tài khóa
[B]. Buộc các ngân hàng thương mại thận trọng với các dự án cho vay
[C]. Tạo được niềm tin cho dân chúng về các khoản chi tiêu công của chính phủ
[D]. Tránh được tác động hoảng loạn tài chính đối với hệ thống ngân hàng.
Đáp án: D
Vâng, khi mà hệ thống ngân hàng thương mại bên dưới gặp sự cố mất tính thanh khoản hàng loạt, thường xảy ra khi
tất cả khách hàng đồng loạt đến ngân hàng để rút lại tiền gửi của mình. Khi đó, central bank sẽ phải xuất tiền mặt
của mình ra chi trả và trong tình huống này vai trò của central bank là người cho vay cuối cùng, hay còn gọi là cứu
cánh cuối cùng (the lender of last resort).
29. Trong một nền kinh tế mở, nhỏ với cơ chế tỷ giá cố định và vốn luân chuyển tự do hoàn toàn. Tác động của
chính sách tài khóa mở rộng được giải thích trong mô hình IS-LM sẽ là:
[A]. Làm sản lượng, lãi suất và tỷ giá đều tăng.
[B]. Tăng sản lượng nhưng tỷ giá và lãi suất không đổi.
GỢI Ý LỜI GIẢI CHO ĐỀ THI CAO HỌC CỦA ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NĂM 2010
9
[C]. Tăng sản lượng nhưng tỷ giá và lãi suất giảm.
[D]. Không tác động nhiều đến sản lượng do hiệu ứng lấn át.
Đáp án: B
Đây là kết quả của mô hình IS-LM trong nền kinh tế mở, hay còn gọi là mô hình Mundell – Fleming. Vẽ hình ra là
thấy kết quả ngay. Nếu ai học lớp ôn của tôi thì lấy bảng tóm tắt kết quả mô hình ra thì thấy ngay!!!
30. Trong một nền kinh tế mở, nhỏ với cơ chế tỷ giá thả nổi và vốn luân chuyển tự do hoàn toàn. Tác động của
chính sách tiền tệ mở rộng được giải thích trong mô hình IS-LM sẽ là:
[A]. Không có tác động lên sản lượng nhưng lãi suất thị trường tăng.
[B]. Sản lượng và tỷ giá hối đoái tăng.
[C]. Sản lượng và lãi suất thị trường tăng.
[D]. Sản lượng tăng nhưng lãi suất thị trường giảm.
Đáp án: B
Như câu 29, đây là kết quả của mô hình IS-LM trong nền kinh tế mở, hay còn gọi là mô hình Mundell – Fleming.
Vẽ hình ra là thấy kết quả ngay.
31. Một ngân hàng thương mại có dự trữ thực tế (R) là 9 tỷ đồng và tiền gửi (D) là 30 tỷ. Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc
của hệ thống ngân hàng là 20% thì dự trự thừa hoặc vượt mức (excess reserves) là:
[A]. 1,8 tỷ
[B]. 3 tỷ
[C]. 6 tỷ
[D]. 9 tỷ
Đáp án: B
Dễ quá! RR = 30x0.2 = 6 tỷ vậy ER = R – RR = 9 tỷ - 6 tỷ = 3 tỷ. (Trong đó RR là reserve requirement và ER là
excess reserves).
32. Nếu ngân hàng trung ương muốn giảm GDP thực nhằm ngăn chặn lạm phát đang gia tăng thì họ sẽ …… cung
tiền, lúc này lãi suất trong ngắn hạn sẽ …… tương đối so với lãi suất dài hạn.
[A]. Tăng, tăng
[B]. Giảm, giảm
[C]. Tăng, giảm
[D]. Giảm, tăng
Đáp án: D
Vâng, giảm cung tiền nên làm lãi suất tăng, không bàn gì thêm!
33. Chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở ít ảnh hưởng đến sản lượng và việc làm khi nền kinh tế đang có:
[A]. Cầu tiền tệ co giãn hoàn toàn
[B]. Lãi suất gần bằng 0 (zero)
[C]. Chế độ tỷ giá cố định
[D]. Bao gồm tất cả các bộ phận trên.
Đáp án: D
GỢI Ý LỜI GIẢI CHO ĐỀ THI CAO HỌC CỦA ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NĂM 2010
10
Câu này cần có sự hiểu biết kỹ một chút về hiện tượng bẫy thanh khoản (liquidity trap). Nếu gọi hàm cầu tiền thực
là MD = kY + hi (với k > 0 và h <0) và cung tiền thực là MS = Hxm/P. Như vậy đường LM sẽ là i = Hxm/Ph –
(k/h)Y. Nếu cầu tiền co giãn hoàn toàn với lãi suất thì khi đó h → -∞ thì như vậy đường LM sẽ nằm ngang và khi đó
lãi suất cũng gần bằng zero. Nếu như vậy thì chính sách tiền tệ mở rộng sẽ không có tác dụng gì. Tóm lại, đáp án
[A] và [B] là giống nhau; đáp án [C] là cũng có kết quả tương tự (trong nền kinh tế mở chính sách tiền tệ không có
tác dụng gì khi theo đuổi chế độ tỷ giá cố định. Vậy đáp án đúng là D.
Nói thêm: trong mô hình IS-LM có hai hiện tượng đặc biệt, thứ nhất đó là bẫy thanh khoản như vừa nói ở trên và
thứ hai là bẫy đầu tư. Bẫy đầu tư (investment trap) là khi mà đầu tư co giãn hoàn toàn với lãi suất và lúc đó đường
IS gần như nằm ngang, trong trường hợp này chính sách tài khóa cũng không thể ảnh hưởng gì lên được sản lượng
vì tác động lấn át là hoàn toàn. Câu 27 ở trên cũng vừa bàn ý này. Monetarists dùng ý này để phản bác lại
Keynesian, ngược lại Keynesian dùng bẫy thanh khoản ở trên để phản bác lại Monetarists. Trên thực tế bẫy đầu tư
chưa được kiểm chứng thực tế nhưng bẫy thanh khoản có bằng chứng của nước Nhật trong những năm 1990s.
34. Gần đây khi suy thoái toàn cầu xảy ra, một số quốc gia theo đuổi chính sách bảo hộ mậu dịch mới. Sở dĩ họ
theo đuổi chính sách này là vì:
[A]. Không có nguồn ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa.
[B]. Để cải thiện vị thế cán cân thương mại.
[C]. Muốn cho chính sách kích thích kinh tế có hiệu lực hơn đối với sản xuất
[D]. Lo ngại cạnh tranh từ những nước đang phát triển.
Đáp án: C
Đây là dạng câu hỏi có chút thách thức sự hiểu biết, nếu không thì cũng có thể suy luận được. [A] vô lý, đừng chọn
những câu hỏi mang tính quá khẳng định như vậy, [B] thì quá chung chung, vị thế thương mại không phải đợi đến
suy thoái kinh tế mới nghĩ đến, [C] là hợp lý vì khi thực hiện chính sách kích thích kinh tế, hiểu quả của nó sẽ tốt
hơn nếu giả thuyết là nền kinh tế đóng (so sánh với những chính sách không tác dụng trong mô hình MundellFleming), còn [D] cũng là quá chung chung, lo ngại này lúc nào cũng có.
35. Giả sử ngân hàng trung ương bán 20 tỷ chứng khoán chính phủ cho ngân hàng thương mại và tỷ lệ dự trữ của
ngân hàng thương mại là 20%. Hoạt động này sẽ làm ……
[A]. Giảm cung tiền 4 tỷ
[B]. Giảm cung tiền (tiềm năng) là 100 tỷ.
[C]. Giảm cung tiền là 20 tỷ
[D]. Giảm cung tiền thực là 20 tỷ
Đáp án: B
Chữ “tiềm năng” ở đây là giả thuyết rằng nếu toàn bộ số tiền mặt mà ngân hàng mua/bán trái phiếu trên không nằm
trong túi của người dân – dưới dạng C (cash) mà nó chỉ ảnh hưởng lên số tiền trong hệ thống ngân hàng dưới dạng
D (deposit), do vậy số nhân tiền sẽ (m) trở thành tối đa là: m = 1/r = 1/0.2 = 5, và như vậy cung tiền tăng/giảm
tương ứng là ∆D/r, trong câu hỏi trên thì đó là -20x5 = -100. Nhớ luôn: bình thường thì m = (c+1)/(c+r), như nếu
giả sử dân chúng không sài tiền mặt thì c = 0 và lúc đó m = 1/r (nhớ r = rr + er, tức là bao gồm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
lẫn vượt mức). Hỏi thêm: nếu dân chúng không sài tiền mặt thì ngân hàng có cần in ra tiền giấy không? Hoặc nếu
dân chúng chỉ sài tiền mặt thì số nhân tiền bằng bao nhiêu???
36. Khi nền kinh tế giảm phát và lãi suất gần bằng 0%, người ta thích giữ tiền thay vì đầu tư vào các tài sản sinh lợi
khác. Suy luận nào sau đây là hợp lý nhất:
[A]. Giữ tiền có lợi hơn vì có tính thanh khoản cao
[B]. Giữ trái phiếu sẽ rủi ro vì khi nền kinh tế hồi phục, lãi suất tăng và giá trái phiếu giảm
[C]. Giá trị đồng tiền sẽ tăng khi giảm phát
GỢI Ý LỜI GIẢI CHO ĐỀ THI CAO HỌC CỦA ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NĂM 2010
11
[D]. Tất cả những suy luận trên
Đáp án: D
Đúng vậy, nếu lạm phát làm việc giữ tiền mặt không có lợi thì giảm phát thì ngược lại.
37. Loại thất nghiệp nào sau đây dùng để giải thích hợp lý nhất cho trường hợp giảm công ăn việc làm trong ngành
dược phẩm do suy thoái kinh tế toàn cầu gây ra:
[A]. Thất nghiệp cọ xát
[B]. Thất nghiệp chu kỳ
[C]. Thất nghiệp theo mùa
[D]. Thất nghiệp cơ cấu
Đáp án: B
Thất nghiệp cọ xát là loại thất nghiệp khi một người đang bỏ việc cũ tìm việc mới, trong giai đoạn tìm việc này họ là
người thất nghiệp; thất nghiệp chu kỳ là loại thất nghiệp mà do suy thoái kinh tế gây ra; thất nghiệp theo mùa là do
ảnh hưởng bởi mùa vụ; còn thất nghiệp cơ cấu là thất nghiệp do chuyển dịch cơ cấu kinh tế gây ra.
38. Cơ chế lan truyền của chính sách tiền tệ được thể hiện như thế nào trong nền kinh tế đóng khi mà ngân hàng
trung ương điều chỉnh tăng lãi suất danh nghĩa?
[A]. Đầu tư giảm nhưng cầu tiêu dùng tăng
[B]. Cầu tiêu dùng và đầu tư giảm làm giảm sản lượng và việc làm
[C]. Không ảnh hưởng đến tổng cầu do đầu tư và tiêu dùng dịch chuyển ngược chiều
[D]. Tiết kiệm tăng kéo theo đầu tư tăng.
Đáp án: B
Hãy bắt đầu từ lãi suất tăng sẽ dẫn đến đầu tư giảm và rồi thu nhập, tiêu dùng giảm và tiết kiệm giảm. Vậy những
đáp án nào ngược lại với kết quả trên là sai.
39. Bộ phận nào sau đây không được xem là thu nhập trong nền kinh tế:
[A]. Lợi nhuận công ty
[B]. Tiền lương
[C]. Tiền trả lãi vay
[D]. Trợ cấp thất nghiệp
Đáp án: D
Những bộ phận thu nhập trong nền kinh tế là lương, lợi nhuận, lãi suất và thu nhập từ cho thuê tài sản.
40. Những hoạt động nào sau đây sẽ làm giảm GNP (hay GNI) trong năm 2010 ở Việt Nam?
[A]. Thu nhập từ đầu tư nước ngoài giảm
[B]. Việt Nam bán một lượng vàng dự trữ cho nước ngoài nhằm cản thiện cán cân thanh toán.
[C]. Lượng kiều hối giảm đáng kể.
[D]. Nhập một lượng thiết bị 100 tỷ USD từ Nhật Bản.
Đáp án: A
Vâng, GNI = GDP + NFP, trong đó NFP là thu nhập từ yếu tố nước ngoài ròng (hay còn gọi là NIA – Net Income
from Abroad). Vậy [A] làm giảm NFP nên làm giảm GNI. Những hoạt động trong câu [B], [C] và [D] lần lượt làm
tăng GDP, giảm GNDI và không ảnh hưởng lên GDP.
GỢI Ý LỜI GIẢI CHO ĐỀ THI CAO HỌC CỦA ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NĂM 2010
12
Nói thêm: nếu tính GDP bằng phương pháp tiêu dùng, khi đó GDP = C + I + G + X – M. Vậy nếu tăng M có làm
giảm GDP không. “Phản xạ tự nhiên” chắc là trả lời là CÓ vì thấy “– M”. Để ý rằng trong các thành tố C, G, I đã
bao gồm hàng sản xuất trong nước lẫn hàng nhập khẩu, chính vì thế mới trừ lại M một lần nữa để bỏ đi giá trị hàng
không được làm ra trong nội địa. Ví dụ đơn giản là cho C = 200, trong đó gồm 150 là hàng sản xuất trong nước +
50 là hàng nhập khẩu, G và I và X đều bằng zero, vậy khi đó GDP = 150(hàng sản xuất trong nước) + 50(hàng
nhập khẩu) – M(là 50 hàng nhập khẩu) = 150. Vậy có tăng hay giảm gì M cũng không ảnh hưởng lên GDP!
41. Yếu tố nào sau đây sẽ làm tăng tỷ lệ dự trữ tiền mặt của các ngân hàng thương mại?
[A]. Khoảng chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và cho vay là lớn.
[B]. Lãi suất cho vay sấp xỉ là 0%
[C]. Ngân hàng có nhiều cơ hội cho vay.
[D]. Lượng rút tiền mặt của khách hàng có thể tiên liệu được.
Đáp án: B
[A] là vô lý, bởi khi lãi suất huy động thấp nhưng cho vay cao thì ngân hàng lãi nhiều và do vậy các ngân hàng dại
gì dự trữ cao trong tình huống này. [B] là hợp lý vì khi lãi suất gần bằng 0% thì hầu như động cơ cho vay là cũng
bằng zero. [C] cũng vô lý, có nhiều cơ hội cho vay thì hà cớ gì mà dự trữ nhiều? và [D] là sai vì, khi tiên liệu được
lượng rút tiền mặt thì ngân hàng chỉ dự trữ đúng bao nhiêu đó thôi, chỉ khi nào không tiên liệu được thì họ mới phải
dự trữ nhiều để phòng rủi ro thanh khoản.
42. Tiết kiệm tư nhân sẽ được sử dụng hoặc để tài trợ cho thâm hụt ngân sách hoặt để tăng chi tiêu đầu tư tư nhân.
Một sự cắt giảm thâm hụt ngân sách sẽ dẫn đến:
[A]. Làm đầu tư tư nhân giảm khi nền kinh tế cân bằng.
[B]. Làm tăng đầu tư tư nhân khi nền kinh tế cân bằng.
[C]. Tiết kiệm tư nhân tăng.
[D]. Đầu tư tư nhân không bị ảnh hưởng
Đáp án: C
Trong tình huống này Sp = I - (T-G) vậy nếu (T-G) mà giảm xuống thì I sẽ phải tăng, chỉ thế thôi!
43. Nếu có sự gia tăng các nguồn lực (vốn, lao động) trong nền kinh tế …
[A]. Mức sống trong nền kinh tế được nâng cao.
[B]. Hiệu quả công nghệ trong nền kinh tế được cải thiện.
[C]. Nhiều hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nền kinh tế.
[D]. Nền kinh tế có khả năng sản xuất nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn.
Đáp án: D
Gia tăng L và K thì chưa chắc làm mức sống tăng, mức sống là một khái niệm rộng hơn tăng trưởng. [B] không có
lý do gì để kết luận hiệu quả của côg nghệ tăng – công nghệ là việc phối hợp giữa K và L. [C] không thể kết luận
được là K và L tăng thì làm Q tăng, nếu K và L vẫn chưa được toàn dụng. Vậy chỉ có [D] là hợp lý và có tính ôn
hòa hơn, “có khả năng sản xuất nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn.”
44. Tác động lấn át (crowding-out effect) của chính sách tài khóa mở rộng là hậu quả của việc vay mượn của chính
phủ trên thị trường tiền tệ, điều đó:
[A]. Làm tăng lãi suất và giảm đầu tư.
[B]. Làm tăng lãi suất và tăng đầu tư.
[C]. Làm giảm lãi suất và giảm đầu tư.
[D]. Làm giảm lãi suất và tăng đầu tư.
GỢI Ý LỜI GIẢI CHO ĐỀ THI CAO HỌC CỦA ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NĂM 2010
13
Đáp án: A
Nhớ lại cơ chế lan truyền của chính sách mở rộng tài khóa: G tăng → AE (gọi là tổng chi tiêu dự kiến – lưu ý rằng
trong mô hình Keynes phải gọi như vậy mới chính xác, nó không phải là AD – tổng cầu như nhiều sách đã chép
nhằm, tổng cầu rộng hơn và đó là quan hệ giữa giá với tổng thu nhập trong nền kinh tế trong quan hệ cân bằng đồng
thời giữa thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ.) → Y tăng → MD tăng → lãi suất tăng → I giảm → AE giảm
→ thu nhập giảm. Tác động lấn át là kết luận cho rằng khi G tăng …. → I giảm bởi lã G tăng làm lãi suất tăng.
45. Giả sử chính phủ cắt giảm bớt những khoản chi tiêu đầu tư công kém hiệu quả nhưng muốn giữ cho sản lượng
không đổi. Trong mô hình IS-LM kết hợp nào cho phép đạt được mục tiêu này?
[A]. Chính sách tiền tệ thắt chặt
[B]. Giảm thuế và mở rộng chính sách tiền tệ
[C]. Thắt chặt đồng thời chính sách tài khóa và tiền tệ
[D]. Thắt chặt chính sách tài khóa nhưng mở rộng chính sách tiền tệ.
Đáp án: D
Dùng IS- LM để lập luận.
46. Trong ngắn hạn, Keynes cho rằng lãi suất danh nghĩa được quyết định chủ yếu bởi:
[A]. Cân bằng giữa cung và cầu cho vay
[B]. Cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư ở mức toàn dụng.
[C]. Sự ưa thích thanh khoản của công chúng và mức cung tiền.
[D]. Tỷ suất sinh lời của đầu tư.
Đáp án: C
Nhớ lại, MD gọi là cầu tiền và đó cũng là cầu sự thanh khoản, hay còn gọi là sự ưa thích thanh khoản (liquidity
preference) và MS là cung tiền, lãi suất trên thị trường là sự cân bằng: MD = MS.
47. Cho dù qui định tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một công cụ của chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương thường hạn
chế sử dụng là do:
[A]. Nó là một loại thuế đánh vào lợi nhuận của ngân hàng thương mại.
[B]. Sử dụng nó sẽ làm giảm thanh khoản của ngân hàng thương mại.
[C]. Nó là một loại thuế đối với ngân hàng mà nó có thể tạo ra chi phí trên thị trường tín dụng.
[D]. Việc sử dụng nó thường khó thực hiện.
Đáp án: C
Câu này hơi khó hiểu! Chọn C là bởi vì khi R tăng thì khoản cho vay phải giảm, nhưng các ngân hàng cũng phải trả
lãi suất trên D ban đầu cho dù là R ít hay nhiều, nhưng khi R tăng thì chi phí trả lãi trên khoản tiền gửi trở nên lớn
hơn. Ví dụ như ngân hàng huy động 100 tỷ (tức là D) mà phải dự trữ 10% thì có 90 tỷ được cho vay lại. Nhưng tỷ lệ
dự trữ tăng lên 30% thì số cho vay lại giảm đi (còn 70 tỷ) nhưng ngân hàng cũng phải trả lãi giống nhau cho một
khoản huy động ban đầu là 100 tỷ, điều này gây ra một chi phí trên thị trường tín dụng đối với hệ thống ngân hàng.
[A] là sai vì R có thể không liên quan đến lợi nhuận. [B] cũng sai vì dự trữ bắt buộc cao chưa thể kết luận về tính
thanh khoản của ngân hàng thương mại.
48. Trên tờ Bưu điện Washigton ra ngày 6/3/2009, chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick cho rằng muốn hồi
phục nền kinh tế thế giới phải giải quyết mất cân đối tiều dùng và tiết kiệm giữa Mỹ và Trung Quốc, Mỹ đã tiêu
dùng quá mức còn Trung Quốc thì tiết kiệm quá mức. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn
cầu, mất cân đối này sẽ dẫn đến:
GỢI Ý LỜI GIẢI CHO ĐỀ THI CAO HỌC CỦA ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NĂM 2010
14
[A]. Mất cân đối giữa thu và chi trong phạm vi toàn cầu.
[B]. Nghịch lý tiết kiệm trong phạm vi toàn cầu.
[C]. Luồng vốn quốc tế dao động rất mạnh.
[D]. Tất cả những vấn đề trên.
Đáp án: D
Haiz, câu này kiểm tra thí sinh về sự hiểu biết chung chung trong lĩnh vực kinh tế! Chúc bạn may mắn!
49. Việc phát hành tiền của ngân hàng trung ương có tác động rất ít đến sản lượng và công ăn việc làm khi:
[A]. Đầu tư rất nhạy đối với sự biến động của lãi suất.
[B]. Ngân hàng thương mại sẵn sàn giữ tiền thay vì cho vay.
[C]. Lãi suất linh động
[D]. Nhà đầu tư thích giữ các loại tài sản tài chính thay vì giữ tiền.
Đáp án: B
Đúng vậy, tăng cung tiền chỉ có tác dụng khi mà tiền được đưa vào lưu thông. Nếu các ngân hàng giữ lại và không
cho vay thì chính sách tiền tệ sẽ vô tác dụng. Chúng ta có thể lướt qua các câu hỏi và loại trừ chúng: [A] là vô lý, vì
khi tăng cung tiền thì lãi suất sẽ giảm, nếu mà I và lãi suất rất nhạy thì ngay lập tứ I tăng lên rất nhiều và làm thu
nhập tăng. [B] lãi suất linh động, một nhận xét vô nghĩa! [D] Thường thì cung tiền tăng sẽ làm giá của các tài sản tài
chính tăng nên lúc này có thể nhà đầu tư không thích giữa tài sản tài chính.
50. Nguyên nhân nào sau đây làm cho chính sách tài khóa không phải là công cụ lý tưởng để quản lý tổng cầu?
[A]. Khó khăn về mặt chính trị khi thực hiện chính sách thu hẹp.
[B]. Chính sách tài khóa không thể thay đổi nhanh chóng.
[C]. Khó khăn trong chẩn đón hiện trạng của nền kinh tế.
[D]. Cả ba nguyên nhân trên.
Đáp án: D
Đây là câu hỏi có liên quan đến kinh tế học về chính sách. Chúng ta có thể khảo sát lần lượt từng ý: [A] đúng vậy,
khi mở rộng chính sách tài khóa mà thường là tăng G thì ai cũng “vui” vì tăng chi thường dễ dàng hơn (ai cũng có
phần!!!), nhưng giảm chi thì thường khó khăn và hay bị trì hoãn, chẳng hạn như Việt Nam hiện nay. [B] đúng, chính
sách tiền tệ thì nhanh chóng thay đổi chứ việc tăng giảm G không phải làm ngay được. [C] khó khăn trong việc chẩn
đoán nền kinh tế là một giới hạn của việc thực hiện chính sách, có nhiều lập luận rằng không ai có thể hiểu biết hết
nền kinh tế và con người là có giới hạn nhận thức, do vậy việc đưa ra các chính sách kinh tế coi chừng bị mắt sai
lầm, điều này không những cho chính sách tài khóa mà chính sách tiền tệ cũng vậy – đây cũng là ý của nhóm
“classical” khi họ cho rằng các chính sách ổn định hóa ít quan trọng bằng chính sách cho tăng trưởng dài hạn.
HẾT
Chúc các bạn may mắn!
GỢI Ý LỜI GIẢI CHO ĐỀ THI CAO HỌC CỦA ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NĂM 2010