Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Báo cáo thực tập quản trị nhân lực: Báo cáo thực tập quản trị nhân lực: Thực tiễn hoạt động thi tuyển công chức hành chính nhà nước tại sở nội vụ tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.6 KB, 44 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................3
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................2
1)Lý do chọn đề tài:............................................................................................................................2
2)Lịch sử nghiên cứu:..........................................................................................................................2
3)Mục tiêu nghiên cứu:......................................................................................................................2
4)Phạm vi nghiên cứu:........................................................................................................................2
5)Phương pháp nghiên cứu:...............................................................................................................3
6)Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu:.........................................................................................................3
7)Kết cấu đề tài:..................................................................................................................................3

PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................4
Chương I: Khái quát về đơn vị thực tập, về cơ sở lý luận của công tác quản
trị nhân lực và tổng quan về vấn đề nghiên cứu...............................................4
1.Vài nét về Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc:................................................................................................4
Vị trí, chức năng:.................................................................................................................................4
Nhiệm vụ, quyền hạn:.........................................................................................................................5
Cơ cấu, tổ chức:..................................................................................................................................6
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sở Nội vụ:.........................................................................................................8
2.Cơ sở lý luận các hoạt động của công tác quản trị nhân lực............................................................9
Công tác hoạch định nhân lực:............................................................................................................9
Công tác phân tích công việc :.............................................................................................................9
Công tác tuyển dụng nhân lực:.........................................................................................................10
Công tác sắp xếp,bố trí nhân lực cho các vị trí:.................................................................................10
Công tác đào tạo và phát triển nhân lực:..........................................................................................11
Công tác đánh giá kết quả thực hiên công việc:................................................................................11
Quan điểm trả công cho người lao động:..........................................................................................12


Quan điểm vả các chương trình phúc lợi cơ bản:..............................................................................12
Công tác giải quyết các quan hệ lao động:........................................................................................13
2.1.Vấn đề nghiên cứu:.....................................................................................................................13

Sinh viên: Nguyễn Mạnh Thường
Lớp: Quản trị Nhân lực K6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Khái niệm thi tuyển công chức:........................................................................................................14
Vai trò của hoạt động thi tuyển công chức Nhà nước:......................................................................14

Chương II: Thực tiễn hoạt động thi tuyển công chức hành chính Nhà nước
tại Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc...........................................................................15
1. Vài nét về đội ngũ công chức hành chính nhà nước của tỉnh trong những năm qua.....................15
2.Quy trình thi tuyển công chức tại Sở Nội vụ Vĩnh Phúc:.................................................................16
2.1. Đối tượng, điều kiện đăng ký dự thi:..........................................................................................16
2.2. Nguyên tắc tổ chức thi tuyển:.....................................................................................................17
2.3. Hình thức thi tuyển:....................................................................................................................18
2.4. Quy trình tiến hành thi tuyển công chức tại Sở Nội vụ Vĩnh Phúc:............................................19
3. Nhận xét, đánh giá hoạt động thi tuyển công chức của Sở Nội vụ Vĩnh Phúc năm 2014..............30
3.1. Nhận xét chung về đợt thi tuyển công chức năm 2014:............................................................30
3.2. Ưu điểm trong hoạt động thi tuyển công chức tại Sở Nội vụ Vĩnh Phúc:....................................31
3.3. Một số hạn chế tồn tại:..............................................................................................................32
3.4. Nguyên nhân của những tồn tại:................................................................................................33

Chương III: Một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hoạt động thi
tuyển công chức Hành chính Nhà nước tại Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc........35
1.Một số giải pháp:...........................................................................................................................35

2.Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thi tuyển công chức hành chính nhà
nước của Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc...................................................................................................38

KẾT LUẬN........................................................................................................40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................41
MỤC LỤC............................................................................................................1
TCBM&BC ………………….. Tổ chức bộ máy và biên chế...........................3
......................................................................................................3
Em xin chân thành cảm ơn!................................................................................1
+ Một Phó Giám đốc: phụ trách công tác cải cách hành chính, thanh tra, tổ chức bộ máy và biên
chế, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tiền lương và các chính sách khác đối với cán bộ, công
chức, viên chức;..........................................................................................................................6
Các vấn đề về tranh chấp lao động được giải quyết theo quy định của Bộ luật lao động Việt
Nam, Luật cán bộ, công chức, viên chức và Nội quy, quy định của Sở... đã được thông qua khi
cán bộ, công chức kí hợp đồng lao động với Sở.......................................................................13

Sinh viên: Nguyễn Mạnh Thường
Lớp: Quản trị Nhân lực K6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
HCNN ………………………….. Hành chính nhà nước.
BCĐ ……………………………. Ban chỉ đạo.
CBCC ………………………….. Cán bộ công chức.
UBND …………………………. Uỷ ban nhân dân
CQHC …………………………. Cơ quan hành chính
TCCQ …………………………. Tổ chức chính quyền
CBNV …………………………. Cán bộ nhân viên

CTTD ……………………….. Công tác tuyển dụng
TCBM&BC ………………….. Tổ chức bộ máy và biên chế.

Sinh viên: Nguyễn Mạnh Thường
Lớp: Quản trị Nhân lực K6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
LỜI NÓI ĐẦU
Con người được hình thành trong mối quan hệ cộng tác với nhau và con
người liên kết phối hợp qua lại với nhau để đạt được công việc như mong
muốn.Trong xã hội cũng như trong một tổ chức thì con người là nguồn nhân tố
quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của tổ chức. Muốn tổ chức hoạt
động trơn tru và có hiệu quả thì nhân tố con người đóng vai trò quan trọng
nhất.Bên cạnh đó thì khâu “Tuyển dụng”là một trong những khâu quan trọng,
tìm kiếm đầu vào cho tổ chức, chọn lọc những con người thực sự có chất lượng
để phục vụ cho những yêu cầu mục tiêu trong tổ chức đề ra.
Trong đợt thực tập vừa qua, là quá trình tiếp xúc thực tế liên quan đến
chuyên nghành mà em theo học để có thể hiểu được cụ thể hơn về lĩnh vực
chuyên ngành, cũng như được quan sát nắm bắt thực tế công việc, để có được
thành quả tốt nhất cho kết quả học tập sau khi ra trường cũng như sau này đi
làm. Bài báo cáo này em tìm hiểu về mảng “Tuyển dụng”, một khâu quan trọng
để quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực trong mọi tổ chức.
Để có được kết quả mong muốn như vậy, em xin chân thành cảm ơn Ban
lãnh đạo Sở Nội vụ cùng các bác, các chú, anh, chị trong phòng Thanh tra Sở
Nội vụ đã tạo điều kiện giúp đỡ, nhiệt tình chỉ bảo cho em có thể hoàn thành tốt
quá trình thực tập của mình.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong khoa Tổ chức và Quản
lý nhân lực Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã hướng dẫn, chỉ bảo để em có thể

hoàn thiện tốt nhất bài báo cáo này.
Qúa trình thực tập còn nhiều bỡ ngỡ, do hạn chế được tiếp xúc với môi
trường công việc thực tế nên vẫn còn nhiều phần chưa sâu sắc và kỹ lưỡng, em
rất mong nhận được sự góp ý và nhận xét từ quý thầy cô để hoàn thiện hơn bài
báo cáo của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên: Nguyễn Mạnh Thường

1
Lớp: Quản trị Nhân lực K6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
PHẦN MỞ ĐẦU
1) Lý do chọn đề tài:
Tuyển dụng (thi tuyển) công chức hành chính Nhà nước chính là bước
sàng lọc, kiểm duyệt chất lượng nhân lực đầu vào, tuyển chọn những cá nhân có
đầy đủ các yếu tố phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và khả năng thực
hiện tốt công việc trong các cơ quan Hành chính Nhà nước và các đơn vị sự
nghiệp công lập.
Chính vì vậy mà đề tài này em tìm hiểu về “Thực tiễn hoạt động thi tuyển
công chức hành chính nhà nước tại Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc” để biết và hiểu
được các công việc cần thiết khi tiến hành thi tuyển công chức Hành chính nhà
nước, các bước tiến hành, thực hiện thi tuyển công chức để có được chất lượng
nguồn cán bộ tốt nhất phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước.
2) Lịch sử nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu được tìm hiểu thông qua các tài liệu báo cáo trong
khoảng 2 năm trở lại đây, cùng với việc tham khảo các đề tài nghiên cứu trước

đó về công tác tuyển dụng cán bộ công chức hành chính Nhà nước tại Sở Nội vụ
tỉnh Vĩnh Phúc.
3) Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu các nội dung về quy trình tuyển dụng công chức hành chính
Nhà nước.
- Vận dụng các kiến thức chuyên ngành đã học vào quan sát và áp dụng
vào thực tế.
- Phân tích đánh giá được thực trạng công tác tuyển dụng công chức hành
chính sự nghiệp của vấn đề nghiên cứu.
- Từ đó đưa ra các khuyến nghị góp phần nâng cao công tác tuyển dụng
công chức hành chính sự nghiệp của Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc.
4) Phạm vi nghiên cứu:
Tại Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc (kỳ thi tuyển công chức năm 2014).

Sinh viên: Nguyễn Mạnh Thường

2
Lớp: Quản trị Nhân lực K6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
5) Phương pháp nghiên cứu:
+) Phương pháp quan sát thực tế: Thông qua các hoạt động thường ngày
của tổ chức để nắm bắt, thu thập thông tin;
+) Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi một số thông tin liên quan đến vấn
đề báo cáo với các chuyên viên và lãnh đạo của phòng;
+) Phương pháp so sánh phân tích tổng hợp tài liệu từ những công văn
quyết định, các văn bản báo cáo về tình hình thi tuyển của Sở Nội vụ và một số
các phương pháp khác.

6) Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu:
Về mặt phương pháp luận: Đề tài “Tìm hiểu về thực trạng thi tuyển công
chức hành chính Nhà nước của Sở Nội vụ Vĩnh Phúc” là một nghiên cứu dựa
trên những tài liệu thực tế từ thực tiễn công việc và những kiến thức chuyên
ngành đã học để vận dụng vào thực tế, tiến hành phân tích, tổng hợp, so sánh để
tiến hành các bước của quy trình tuyển dụng sao cho phù hợp và đạt được hiệu
quả cao nhất, là nền tảng của một quy trình khuôn mẫu nhưng vẫn có sự thay đổi
cho phù hợp theo yêu cầu của từng năm tuyển dụng.
Về mặt thực tiễn: Đề tài có giá trị là một tài liệu tham khảo cho một số
hoạt động nghiên cứu bổ sung, đúc rút được những kinh nghiệm quý báu trong
các giai đoạn tuyển dụng.
Đề tài cũng là một nguồn kiến thức hữu ích cho bản thân cá nhân em được
biết về quy trình thực hiện tuyển dụng nắm bắt được phần nào đó tinh thần của
công việc chuyên môn. Nâng cao được các kỹ năng tuyển dụng cũng như thi
tuyển khi dự tuyển vào công chức nhà nước.
7) Kết cấu đề tài:
Gồm 3 chương:
Chương I: Vài nét về đơn vị thực tập, về cơ sở lý luận công tác quản trị
nhân lực và tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Chương II: Thực tiễn hoạt động thi tuyển công chức Hành chính Nhà
nước tại Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương III: Một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao công tác thi
tuyển công chức cơ quan Hành chính Nhà nước của tỉnh Vĩnh Phúc.
Sinh viên: Nguyễn Mạnh Thường

3
Lớp: Quản trị Nhân lực K6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Khái quát về đơn vị thực tập, về cơ sở lý luận của công tác quản
trị nhân lực và tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
1. Vài nét về Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc:
Vị trí, chức năng:
Sở Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, có chức
năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nội
vụ, gồm: tổ chức bộ máy; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước;
cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công
chức, viên chức nhà nước, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; tổ chức hội,
tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen
thưởng.
Lịch sử xây dựng và phát triển của ngành gắn liền với quá trình xây dựng
và phát triển của bộ máy Nhà nước Cách mạng và quá trình đấu tranh giải phóng
dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc qua các thời kỳ với những tên gọi khác nhau:
- Trước năm 1963 cơ quan làm công tác “Tổ chức Nhà nước” là Phòng Tổ
chức cán bộ thuộc Uỷ ban hành chính tỉnh.
- Từ năm 1963- 1968, do yêu cầu nhiệm vụ, tỉnh thành lập Ban Tổ chức
dân chính trên cơ sở sáp nhập 02 phòng trực thuộc UBHC tỉnh, đó là phòng Tổ
chức cán bộ và phòng Dân chính.
- Từ 1968- 2003 có tên gọi là Ban Tổ chức Chính quyền. Năm 1993, Ban
Tổ chức Chính quyền được bổ sung thêm nhiệm vụ theo dõi công tác tiền lương
khu vực hành chính sự nghiệp tỉnh. Năm 1995, Ban Tổ chức Chính quyền được
xác định rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ là cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh
vực Tổ chức bộ máy, công chức và viên chức Nhà nước, lập hội quần chúng và
tổ chức phi Chính phủ, xây dựng và củng cố Chính quyền các cấp. Từ năm 1998
được Tỉnh ủy giao thêm nhiệm vụ theo dõi, tổng hợp kết quả tổ chức thực hiện
Quy chế dân chủ ở cơ sở. Năm 2003 được UBND tỉnh bổ sung thêm nhiệm vụ
tổ chức triển khai Cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh.

Sinh viên: Nguyễn Mạnh Thường

4
Lớp: Quản trị Nhân lực K6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
- Từ năm 2004 đến nay, Ban Tổ chức Chính quyền được đổi tên là Sở Nội
vụ. Tổ chức bộ máy của Sở có sự thay đổi đáng kể, khi là Ban TCCQ bộ máy
gồm có 03 phòng; khi là Sở Nội vụ bộ máy của Sở gồm 05 phòng. Đến năm
2006, do yêu cầu của đất nước, Chính phủ đã giao cho ngành nhiệm vụ thường
trực BCĐ cải cách hành chính, tiếp đó UBND tỉnh cũng giao cho Sở nhiệm vụ
thường trực BCĐ cải cách hành chính của tỉnh và thành lập thêm phòng Cải
cách hành chính thuộc Sở Nội vụ. Đến năm 2008, do yêu cầu cải cách bộ máy,
Sở Nội vụ được tiếp nhận Tổ chức và nhiệm vụ của Ban Thi đua - Khen thưởng,
Ban Tôn giáo và Trung tâm lưu trữ tỉnh để trở thành Sở có chức năng quản lý đa
ngành, đa lĩnh vực của tỉnh. Đến nay Sở có 08 phòng chuyên môn và 03 đơn vị
thuộc Sở; biên chế 78 công chức, viên chức.
Địa chỉ:Số 38, Nguyễn Trãi, P. Đống Đa, Tp. Vĩnh Yên, T. Vĩnh Phúc
Điện thoại: (84-211) 3 862 522
Email: ;
Website: sonoivu.vinhphuc.gov.vn/
Nhiệm vụ, quyền hạn:
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức nhà nước, cán bộ, công chức cấp xã.
- Tham mưu trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các văn bản về
tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ, chính
sách đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và cán bộ, công chức cấp xã
theo quy định của pháp luật;

- Thống nhất quản lý và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức ở trong và ngoài nước sau khi được Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh phê duyệt. Hướng dẫn, kiểm tra việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng và việc
thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh;
- Trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định hoặc quyết định theo thẩm
quyền việc tuyển dụng, đánh giá, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân
chuyển, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ, chính sách khác đối với cán bộ,
công chức, viên chức nhà nước thuộc UBND cấp tỉnh quản lý;
Sinh viên: Nguyễn Mạnh Thường

5
Lớp: Quản trị Nhân lực K6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về tiêu chuẩn chức
danh và cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; tuyển dụng, quản lý và
sử dụng công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức cấp xã thuộc tỉnh
theo quy định của pháp luật và của Bộ Nội vụ; việc phân cấp quản lý hồ sơ cán
bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu, tổ chức:
a) Lãnh đạo Sở, gồm: Giám đốc và 03 Phó Giám đốc.
- Giám đốc là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân
dân, Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở và
việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
- Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở chỉ đạo một số mặt công
tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được
phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc
uỷ nhiệm điều hành các hoạt động của Sở;

+ Một Phó Giám đốc: phụ trách công tác cải cách hành chính,
thanh tra, tổ chức bộ máy và biên chế, quy hoạch, đào tạo, bồi
dưỡng, tiền lương và các chính sách khác đối với cán bộ, công chức,
viên chức;
+ Một Phó Giám đốc: Phụ trách công tác xây dựng chính quyền, tôn
giáo;
+ Một Phó Giám đốc: phụ trách công tác thi đua - khen thưởng, văn thư,
lưu trữ.
b) Các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở, gồm:
- Văn phòng Sở;
- Thanh tra Sở (thực hiện cả nhiệm vụ thanh tra công tác thi đua, khen
thưởng và công tác tôn giáo);
- Phòng Tổ chức bộ máy và Biên chế;
- Phòng Công chức, Viên chức và Đào tạo;
- Phòng Xây dựng chính quyền;
Sinh viên: Nguyễn Mạnh Thường

6
Lớp: Quản trị Nhân lực K6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
- Phòng Cải cách hành chính;
- Phòng Quản lý Văn thư, Lưu trữ.
c) Các tổ chức tương đương Chi cục trực thuộc Sở, gồm:
- Ban Thi đua - Khen thưởng;
- Ban Tôn giáo.
d) Tổ chức sự nghiệp thuộc Sở:
- Trung tâm Lưu trữ (Sở Nội vụ tiếp nhận nguyên trạng về tổ chức, biên

chế, chức năng, nhiệm vụ và cơ sở vật chất, tài sản, tài chính của Trung tâm Lưu
trữ từ trực thuộc Văn phòng UBN tỉnh sang trực thuộc Sở Nội vụ).

Sinh viên: Nguyễn Mạnh Thường

7
Lớp: Quản trị Nhân lực K6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sở Nội vụ:

GIÁM ĐỐC SỞ

Phó Giám đốc

Văn
Phòn
g

Phòn
g Tổ
chức
bộ
máy

Biên
chế


Phó Giám đốc

Phòn
g Xây
dựng
Chính
quyền

Phòn
g Cải
cách
hành
chính

Phó Giám đốc

Phòng
Thanh
tra

Phòn
g Cc,
vc và
Đào
tạo

Phòn
g
Pháp
chế


Ban Thi đua – Khen
thưởng
Ban Tôn giáo

Chi cục Văn thư – Lưu
trữ

Sinh viên: Nguyễn Mạnh Thường

8
Lớp: Quản trị Nhân lực K6B

Phòn
g
Công
tác
Than
h niên


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
2. Cơ sở lý luận các hoạt động của công tác quản trị nhân lực
Công tác hoạch định nhân lực:
Hoạt động phân tích và hoạch định nguồn nhân lực có nhiều khía cạnh,
thông qua hoạt động hoạch định, các nhà quản lý có thể dự đoán được các ảnh
hưởng có thể tác động đến nguồn cung ứng lao động cũng như nhu cầu lao động
trong tương lai. Để công tác hoạch định nguồn nhân lực được chính xác, tổ chức
cần phải có một hệ thống quản lý thông tin nhân sự có thể cung cấp một cách

chính xác, kịp thời các số liệu thống kê về tình hình nhân sự trong tổ chức. Tầm
quan trọng của Nguồn nhân lực trong tổ chức cũng phải được xác định và quan
tâm một cách thích đáng, bên cạnh đó hoạt động phân tích và đánh giá nguồn
nhân lực cũng phải được thực hiện định kỳ vì đó chính là một phần trong hoạt
động nhằm duy trì tính cạnh tranh của tổ chức.
Công tác phân tích công việc :
Phân tích công việc là quá trình nghiên cứu nội dung công việc nhằm xác
định điều kiện tiến hành, các nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn khi thực hiện
công việc và các phẩm chất, kỹ năng nhân viên cần thiết phải có để thực hiện
công việc.
Phân tích công việc cung cấp các thông tin về những yêu cầu, đặc điểm
của công việc, như các hành động nào cần được tiến hành thực hiện, thực hiện
như thế nào và tại sao; các loại máy máy móc trang bị, dụng cụ nào cần thiết
khi thực hiện công việc, các mối quan hệ với cấp trên và với đồng nghiệp trong
thực hiện công việc. Không biết phân tích công việc, nhà quản trị sẽ không thể
tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận cơ cấu trong tổ chức, không thể
đánh giá chính xác yêu cầu của các công việc, do đó không thể tuyển dụng đúng
nhân viên cho công việc, không thể đánh giá đúng năng lực thực hiện công việc
của nhân viên và do đó, không thể trả lương, kích thích họ kịp thời, chính xác.
Ðặc biệt, phân tích công việc là công cụ rất hữu hiệu giúp các tổ chức, doanh
nghiệp mới thành lập hoặc đang có sự cải tổ hoặc thay đổi về cơ cấu tổ chức,
Sinh viên: Nguyễn Mạnh Thường

9
Lớp: Quản trị Nhân lực K6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
tinh giản biên chế nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tổ chức.

Công tác tuyển dụng nhân lực:
Quá trình tuyển dụng nhân lực là quá trình đánh giá các ứng viên theo
nhiều khía cạnh khác nhau dựa vào các yêu cầu của công việc để tìm những
người phù hợp với yêu cầu đặt ra. Cơ sở của tuyển dụng là các yêu cầu công
việc đã được đề ra theo bản mô tả công việc và bản yêu cầu đối với người thực
hiện công việc. Quá trình tuyển dụng phải đáp ứng các yêu cầu dưới đây:
- Tuyển dụng phải xuất phát từ kế hoạch kinh doanh và kế hoạch nguồn
nhân lực.
- Tuyển dụng những người có trình độ chuyên môn cần thiết cho công
việc của tổ chức để đạt tới năng suất lao động cao, hiệu suất công tác tốt.
- Tuyển được những người có kỷ luật trung thực, gắn bó với công việc với
tổ chức.
- Tuyển dụng là khâu quan trọng giúp cho các nhà quản lý đưa ra các
quyết định một cách đúng đắn, tuyển dụng tốt sẽ giúp cho tổ chức giảm bớt chi
phí do tuyển chọn lại, đào tạo lại cũng như tránh được các thiệt hại rủi ro trong
quá trình thực hiện, thi hành công việc.
Để đào tạo được kết quả cao cần phải có các bước tuyển chọn phù hợp,
các phương pháp thu thập thông tin chính xác và đánh giá thông tin một cách
khoa học.
Công tác sắp xếp,bố trí nhân lực cho các vị trí:
Mục đích của hoạt động Quản lý và sắp xếp nhân sự là cung cấp và bố trí
những lao động có trình độ và kỹ năng phù hợp để đảm trách các vị trí công việc
trong tổ chức. Phân tích công việc chính là cơ sở để giúp việc thực hiện hoạt
động quản lý và sắp xếp nhân sự đạt hiệu quả, kết quả của phân tích công việc
được thể hiện thông qua “Bản mô tả công việc”, là thông tin đầu vào giúp cho
quá trình tuyển chọn nhân sự được thực hiện hiệu quả, đảm bảo tìm được đúng
người, phù hợp với yêu cầu của vị trí công việc cần tuyển dụng. Phân tích công
việc cũng là căn cứ để đánh giá công việc nhằm xây dựng hệ thống định chuẩn
công việc và làm cơ sở để xây dựng các chính sách đãi ngộ nhận sự đảm bảo
Sinh viên: Nguyễn Mạnh Thường


10
Lớp: Quản trị Nhân lực K6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
tính công bằng trong nội bộ tổ chức.
Công tác đào tạo và phát triển nhân lực:
Bắt đầu bằng việc đào tạo định hướng cho các nhân viên mới ngay ngày
đầu đi làm, đào tạo và phát triển cũng bao gồm cả việc đào tạo nâng cao kỹ năng
thực hiện công việc, kỹ năng quan hệ nhân sự...duy trì đạo tạo lại cũng là hoạt
động cần thiết để cập nhật những kiến thức mới cho người lao động giúp họ nắm
bắt những thay đổi về công nghệ, phương pháp quản lý mới... trong thực hiện
công việc.
Khuyến khích sự phát triển của tất cả mọi nhân viên, bao gồm các các cấp
quản lý, giám sát là rất quan trọng để chuẩn bị cho Tổ chức đối mặt với các
thách thức mới trong tương lai. Xây dựng định hướng nghề nghiệp giúp xác định
con đường và các hoạt động cho mỗi cá nhân để cùng đồng hành với sự phát
triển của tổ chức.
Hoạt động Quản lý thực hiện công việc cũng sẽ giúp việc đánh giá mức
độ hoàn thành công việc của Người lao động, xác định các điểm mạnh cần tuyên
dương và các điểm yếu cần cải thiện trong thực hiện công việc, xác định nhu cầu
đào tạo để bổ sung kiến thức, kỹ năng thực hiện công việc cho người lao động.
Công tác đánh giá kết quả thực hiên công việc:
Công tác quản trị nhân lực thành công hay không phần lớn do tổ chức biết
đánh giá đúng hiệu quả làm việc của nhân viên. Đánh giá thực hiện công việc là
cơ sở cho các hoạt động khác của quản trị nhân lực như tuyển mộ, tuyển chọn,
đào tạo và phát triển, thù lao…nó sẽ tăng cường hiệu quả cho hoạt động quản lý
nhân sự.

Đánh giá thực hiện công việc nhằm các mục đích chính như sau: đánh giá
thực hiện công việc trong quá khứ nhằm nâng cao hiệu quả công việc trong
tương lai, xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nhân viên, đánh giá năng lực
tiềm tàng và khả năng thăng tiến trong tương lai của nhân viên, làm cơ sở xác
đinh mức lương, tạo động lực cho ngườ lao động thông qua việc công nhận đúng
mức thành tích của ho, giúp họ gắn bó với tổ chức. Tóm lại tổ chức có thể thực
Sinh viên: Nguyễn Mạnh Thường

11
Lớp: Quản trị Nhân lực K6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
hiện các mục đích khác nhau khi đánh giá thực hiện công việc, nhưng đều
hướng tới một mục đích chung là nâng cao hiệu quả làm việc cho nhân viên,
nâng cao hiệu quả cho chính mình.
Quan điểm trả công cho người lao động:
Chính sách tiền lương, thưởng và các quyền lợi khác là những hình thức
trả công cho những đóng góp của người lao động vào thành quả chung của tổ
chức. Người sử dụng lao động cần phải xây dựng và thiết lập hệ thống thang
bảng lương trong tổ chức của mình cũng như xây dựng các chính sách thưởng
như thưởng năng suất, thưởng cổ phiếu ưu đãi..., để động viên khuyến khích
người lao động. Bên cạnh đó các chính sách phúc lợi khác cho người lao động
như chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ nghỉ mát, hỗ trợ chăm sóc con em CBNV... cũng
cần được quan tâm và thực hiện.
Một chính sách lương thưởng hiệu quả phải đảm bảo 3 yếu tố: công bằng,
cạnh tranh và hợp lý, muốn như vậy khi xây dựng chính sách lương thưởng tổ
chức phải có được hệ thống định chuẩn công việc rõ ràng và khoa học (thông
qua đánh giá công việc), phải xác định được khả năng cạnh tranh của mình trên

thị trường trong việc trả lương để thu hút nhân tài và 1 yếu tố cũng không kém
phần quan trọng là khả năng chi trả của tổ chức.
Quan điểm vả các chương trình phúc lợi cơ bản:
Quan điểm mấu chốt của Sở chính là thông qua hệ thống phúc lợi của Sở
nhằm thu hút và duy trì đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ cao, vị trí quan
trọng trong Sở và năng cao hiệu quả lao động.
Ở sở hệ thống phúc lợi phải: Đem lại cho cán bộ, công chức trong Sở tâm
lý thoải mái và tích cực hơn trong công việc. Nâng cao sức hấp dẫn trong công
việc cho cán bộ, công chức. Làm cho cán bộ, công chức cảm thấy bản thân họ
nhận được sự quan tâm và tạo điều kiện của Sở. Chương trình phúc lợi phải góp
phần kích thích cán bộ, công chức giúp họ có điều kiện tốt hơn khi thực hiện
công việc. Ngoài các chế độ phúc lợi cơ bản do Nhà nước quy định như: Bảo
Sinh viên: Nguyễn Mạnh Thường

12
Lớp: Quản trị Nhân lực K6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
hiểm xã hội, chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí... Sở còn có những chế độ phúc lợi
đặc biệt khác dành cho cán bộ, công chức như:
+ Tổ chức khám chữa bệnh định kì hàng năm.
+ Tổ chứ đi tham quan du lịch cho toàn bộ cán bộ, công chức trong Sở vào
dịp đầu năm và nghỉ mát mùa hè.
+ Tham quan các hoạt động của Sở, hoặc công đoàn tổ chức.
+ Qùa tặng cho cán bộ nữ nhân ngày 8/3, 20/10, cho con cán bộ, công chức
ngày 1/6, tết trung thu.
+ Tổ chức ăn tiệc tất niên cuối năm...vv.
Công tác giải quyết các quan hệ lao động:

Các vấn đề về tranh chấp lao động được giải quyết theo quy
định của Bộ luật lao động Việt Nam, Luật cán bộ, công chức, viên
chức và Nội quy, quy định của Sở... đã được thông qua khi cán bộ,
công chức kí hợp đồng lao động với Sở.
2.1. Vấn đề nghiên cứu:
- Thực tiễn hoạt động thi tuyển công chức hành chính sự nghiệp tại Sở
Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc.
Công chức theo nghĩa chung là nhân viên trong cơ quan nhà nước, đó là
những người được tuyển dụng hay bổ nhiệm vào các chức danh trong cơ quan
nhà nước (trong đó tập chung vào các cơ quan hành chính) để thực thi hoạt động
công vụ và được hưởng lương và các khoản thu nhập từ ngân sách nhà nước.
Phân biệt giữa công chức và viên chức:
 Công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm trong khi đó viên chức thường
chỉ được tuyển dụng.
 Công chức phân thành ngạch, viên chức không phân ngạch.
 Viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập ( đơn vị sự
nghiệp có thu ) còn công chức làm việc trong các cơ quan không chỉ là công lập.
 Công chức làm việc theo biên chế trong khi viên chức theo hợp đồng
làm việc.
 Công chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc từ quỹ lương của
Sinh viên: Nguyễn Mạnh Thường

13
Lớp: Quản trị Nhân lực K6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
đơn vị sự nghiệp công lập trong khi viên chức thì hưởng lương chủ yếu từ quỹ
lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

Để tìm hiểu về chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh mình nên em chọn đề
tài này.
Khái niệm thi tuyển công chức:
Thi tuyển cán bộ công chức là công việc lựa chọn thông qua tuyển dụng
để có được các đối tượng công chức sao cho phù hợp với yêu cầu công việc đặt
ra trong tổ chức hành chính Nhà nước hay trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
Vai trò của hoạt động thi tuyển công chức Nhà nước:
Thi tuyển công chức là một trong những quy định pháp lý quan trọng
trong công tác tổ chức cán bộ, nhằm xây dựng và phát triển nguồn nhân lực
trong các cơ quan Nhà nước nói chung, cơ quan Hành chính nhà nước nói riêng
đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thông qua chế độ thi tuyển, cơ quan Nhà nước có thể tuyển được những
người có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ, có tinh thần trách nhiệm…có
khả năng hoàn thành tốt công việc của một công chức, viên chức, góp phần nâng
cao hiệu quả làm việc trong các cơ quan Hành chính nhà nước, đồng thời nâng
cao chất lượng đội ngũ công chức viên chức trong các cơ quan Hành chính nhà
nước.
Tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả những ai muốn thi tuyển vào làm việc
trong các cơ quan Nhà nước, đồng thời cũng là nhân tố tạo sự thu hút những lao
động trẻ tài năng, nhiệt huyết tạo nội lực mạnh mẽ cho sự phát triển của các cơ
quan hành chính Nhà nước trong tương lai.

Sinh viên: Nguyễn Mạnh Thường

14
Lớp: Quản trị Nhân lực K6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Chương II: Thực tiễn hoạt động thi tuyển công chức hành chính Nhà nước
tại Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc
1. Vài nét về đội ngũ công chức hành chính nhà nước của tỉnh trong
những năm qua.
Sở Nội vụ được UBND tỉnh giao nhiệm vụ tuyển dụng công chức HCNN
cung cấp vào hệ thống các cơ quan ở tỉnh và ở huyện, thành phố của tỉnh theo
chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của mình, hàng năm Sở Nội vụ tổ chức thi tuyển công chức HCSN ở cấp tỉnh và
cấp huyện. Đội ngũ công chức HCSN cấp tỉnh và cấp huyện trong những năm
qua có sự chuyển biến rõ rệt cả về số lượng và chất lượng.
a) Về số lượng:
Theo thống kê của Sở Nội vụ, số lượng công chức trong cơ quan hành
chính nhà nước ở cấp tỉnh và cấp huyện của tỉnh hiện nay là 2.181 người (có mặt
đến 31/12/2011), trong đó, cấp huyện hiện nay của tỉnh có 01 thành phố và 09
huyện với khoảng 944 công chức; UBND tỉnh bao gồm các phòng, ban chuyên
môn, các Sở, ngành và các đơn vị trực thuộc có khoảng 1.237 công chức.
b) Về chất lượng:
Về độ tuổi, công chức hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện của tỉnh
hiện nay ngày càng trẻ hóa. Độ tuổi dưới 30 là 377 người, chiếm tỉ lệ 15,5%, độ
tuổi từ 31 đến 40 tuổi là 775 người, chiếm tỉ lệ 36,7%, độ tuổi từ 41 đến 50 là
584 người, chiếm 26,8%, còn lại độ tuổi 51 đến 60 có 449 người chiếm 20,9%.
Tỉ lệ nam và nữ hiện nay có thay đổi rất rõ nét theo khuynh hướng bình đẳng
giới nhưng vẫn có sự chênh lệch không nhỏ giữa công chức nam và công chức
nữ trong cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh. Tỉ lệ nam là 1370 người chiếm
62,8 %, nữ là 811 người chiếm 37,2%. Mặc dù vậy, về cơ bản có thể thấy quan
niệm về vai trò của công chức nữ có thay đổi khi số lượng công chức nữ ngày
càng nhều hơn trong công tác quản lý hành chính nhà nước.
Về trình độ năng lực chuyên môn, công chức trong cơ quan HCSN cấp
tỉnh và cấp huyện cũng khẳng định vị trí của mình so với trước. Về học vấn, hầu
Sinh viên: Nguyễn Mạnh Thường


15
Lớp: Quản trị Nhân lực K6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
hết công chức hành chính đều đã tốt nghiệp Trung học Phổ thông, không có
người có trình độ Trung học cơ sở và dưới Trung học phổ thông. Về trình độ
chuyên môn, theo Sở Nội vụ, chuyên môn đào tạo của công chức ngày càng cao
và đa ;dạng. Nếu trước đây số lượng công chức từ trình độ sơ cấp chiếm số đông
thì hiện nay công chức có trình độ Cao đẳng, Đại học và trên Đại học ngày càng
gia tăng. Theo Sở Nội vụ, hiện nay công chức hành chính chưa qua đào tạo là 08
người, chiếm 0,47%; công chức trình độ sơ cấp là 25 người chiếm 1,5%, trung
cấp 174 người chiếm 8,23 %, cao đẳng là 55 người, chiếm 3,7%, Đại học là
1733 chiếm 76,5%, trên Đại học là 186 người chiếm 8,5%. (Nguồn: Báo cáo
thống kê số lượng, chất lượng công chức năm 2011 - phòng TCBM&BC).
Qua quá trình sắp xếp, tổ chức lại hoạt động bộ máy, đã xuất hiện nhu cầu
đào tạo và đào tạo lại đối với công chức để đáp ứng yêu cầu về chuyên môn,
nghiệp vụ, kiến thức cần thiết về quản lý HCNN, về pháp luật, từng bước khắc
phục tình trạng đào tạo tràn lan, không đúng đối tượng, mục tiêu. Công tác đào
tạo và tổ chức thi tuyển công chức đã từng bước đi vào nề nếp nhưng cũng cần
phải cải tiến để nâng cao hiệu quả, phù hợp với đặc thù HCNN của tỉnh, góp
phần và tạo ra được đội ngũ công chức chuyên nghiệp, chất lượng cho công tác
quản lý HCNN.
2. Quy trình thi tuyển công chức tại Sở Nội vụ Vĩnh Phúc:
2.1. Đối tượng, điều kiện đăng ký dự thi:
Là tỉnh trung du miền núi phía bắc, ngoài những đặc điểm phát triển
chung như nhiều tỉnh khác, tỉnh Vĩnh Phúc tuân theo những quy luật phát triển
đặc thù về tình hình phát triển kinh tế, giáo dục để đưa ra những điều kiện tuyển

dụng phù hợp với từng đối tượng trong khu vực.
a) Đối tượng, điều kiện đăng ký dự tuyển
Người đăng ký dự tuyển vào làm việc tại các cơ quan hành chính tỉnh
Vĩnh Phúc phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Là công dân Việt Nam, có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Vĩnh Phúc trước
khi đi học chuyên nghiệp; người hộ khẩu tỉnh ngoài yêu cầu phải có trình độ tiến
Sinh viên: Nguyễn Mạnh Thường

16
Lớp: Quản trị Nhân lực K6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
sĩ hoặc thạc sĩ (tốt nghiệp đại học chính quy dài hạn trước khi đi học thạc sĩ)
đúng chuyên ngành cần tuyển; trường hợp kết hôn với người có hộ khẩu tỉnh
Vĩnh Phúc phải nhập hộ khẩu trước ngày đăng thông báo tuyển dụng.
- Tuổi đời dự tuyển: Từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Về trình độ, chuyên ngành: Những người tốt nghiệp hệ chính quy có
trình độ đạt chuẩn theo yêu cầu cần tuyển trở lên, có chuyên ngành đào tạo đúng
với quy định của ngạch cần tuyển;
- Có đơn xin dự tuyển: lý lịch rõ ràng; có văn bằng, chứng chỉ đào tạo
đúng với yêu cầu của ngạch dự tuyển;
- Đủ sức khoẻ để đảm nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ;
- Có chứng chỉ A ngoại ngữ đối với người đăng ký dự tuyển vào công
chức loại C (trình độ đại học, cao đẳng);
- Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án
phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục
tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
b) Những người sau đây không được dự thi công chức HCSN:

- Không cư trú tại Việt Nam;
- Mất hoặc bị hạn chế năng về lực hành vi dân sự;
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp
hành xong bản án, quyết định của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp
dụng biện pháp xử lý hành chính dưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
2.2. Nguyên tắc tổ chức thi tuyển:
Thi tuyển công chức trong cơ quan HCSN ở tỉnh Vĩnh Phúc đảm bảo
những nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc xuất phát từ nhu cầu thực tế của công việc: để quyết định
tổ chức thi tuyển vào những vị trí công việc đòi hỏi. Đây là nguyên tắc được đưa
lên hàng đầu mà tỉnh thực hiện. Để thực hiện nguyên tắc này được tốt, Sở Nội
vụ đã có công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị xây dựng Bản mô tả công việc và
Bản tiêu chuẩn công việc tại mỗi vị trí cần tuyển, sau đó gửi lại Sở Nội vụ tổng
Sinh viên: Nguyễn Mạnh Thường

17
Lớp: Quản trị Nhân lực K6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
hợp và thẩm định;
- Nguyên tắc đúng quy định pháp luật về tuyển dụng nói chung và thi
tuyển công chức nói riêng: Sở Nội vụ nghiêm túc thực hiện thi tuyển công chức
dựa trên các văn bản của Chính phủ và văn bản riêng của tỉnh như: Nghị định
24/2010/NĐ-CP về tuyển dụng; Thông tư 13/2010/TT-BNV hướng dẫn Nghị
định 24 và thực hiện theo Quy chế tuyển dụng của tỉnh;
- Đảm bảo công khai, minh bạch: Tất cả những nội dung liên quan đến
kỳ thi tuyển công chức của tỉnh( điều kiện thi tuyển, số lượng, môn thi, thời
gian, địa điểm thi, hồ sơ…) đều được thông báo công khai trên các phương tiện

thông tin đại chúng của tỉnh cùng với niêm yết tại trụ sở…;
- Khách quan: Các Ban, Tổ giúp việc cho Hội đồng cũng như Hội đồng
thi tuyển làm việc độc lập, công tâm;
- Nguyên tắc bình đẳng: Đảm bảo kết quả thi và chấm thi công bằng,
chính xác cho mọi thí sinh không bỏ sót thí sinh nào, không nể nang hoặc nhận
hối lộ chạy chọt.
- Nguyên tắc cạnh tranh: Đảm bảo cạnh tranh công bằng,yêu cầu về trình
độ nhất định cho mỗi vị trí công việc cần tuyển; đảm bảo có ít nhất 02 thí sinh
đăng ký dự thi thì mới tổ chức thi tuyển cho vị trí đó.
- Có ưu tiên đối với một số đối tượng mà pháp luật quy định.
Sở Nội vụ quán triệt nguyên tắc tổ chức thi tuyển công chức nhằm đảm
bảo cho kỳ thi tuyển đạt kết quả như mong muốn, tuyển dụng được đúng người
có năng lực thực sự vào làm việc trong cơ quan HCSN của tỉnh, nâng cao chất
lượng đội ngũ công chức hành chính, đặc biệt là đội ngũ công chức ở cấp tỉnh,
cấp huyện.
2.3. Hình thức thi tuyển:
Có hai loại hình thi tuyển đó là “Thi viết” và “Thi trắc nghiệm”
Thi viết:
Đây là phương thức thi phổ biến nhất qua các đợt thi tuyển. Thông qua thi
viết có thể kiểm tra được các kỹ năng trình này vấn đề cũng như so sánh, phân
Sinh viên: Nguyễn Mạnh Thường

18
Lớp: Quản trị Nhân lực K6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
tích, tổng hợp được vấn đề, thể hiện được khả năng tư duy của cá nhân trong bài
thi. Hình thức này được áp dụng cho những môn thi chuyên ngành, những môn

thi lý luận chung.
Thi trắc nghiệm:
Chủ yếu áp dụng cho các đề thi môn “Tin học” và “Tiếng anh” và tùy vào
những yêu cầu của vị trí tuyển dụng mà lựa chọn áp dụng các hình thức thi phù
hợp.
Ngoài ra hiện nay thực hiện công nghệ thông tin hóa trong quá trình làm
việc có thể trong tương lai sẽ áp dụng thi tuyển hết trên máy tính và khi kết thúc
bài làm của mình thí sinh dự tuyển sẽ biết luôn được kết quả bài làm của mình ra
sao. Đây là đề án đang dược Bộ Giáo dục đào tạo nghiên cứu để triển khai phổ
biến trong cả nước để rút ngắn được thời gian chấm thi và tiết kiệm được về mặt
thời gian và kinh phí cho Nhà nước không chỉ riêng cho ngành giáo dục mà cho
tất cả các lĩnh vực chuyên ngành cần phải tuyển dụng con người.
2.4. Quy trình tiến hành thi tuyển công chức tại Sở Nội vụ Vĩnh Phúc:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch thi tuyển
Để xây dựng kế hoạch thi tuyển công chức của tỉnh, phòng Tổ chức bộ
máy và Biên chế gửi công văn hướng dẫn các Sở, ngành, UBND các huyện,
thành phố xây dựng kế hoạch chỉ tiêu biên chế của cơ quan mình. Bản kế hoạch
này phải thuyết minh rõ số biên chế tăng thêm (nếu có) do được giao thêm
nhiệm vụ hoặc do thành lập mới cơ quan hành chính.
Sau đó, chuyên viên phụ trách quản lý biên chế nhân sự hành chính của
Sở Nội vụ có nhiệm vụ tổng hợp kế hoạch của các đơn vị gửi lên để báo cáo
lãnh đạo Sở. Chủ tịch UBND tỉnh căn cứ vào Nghị quyết của HĐND tỉnh ra
quyết định giao chỉ tiêu biên chế cho các Sở, ban, ngành và UBND các huyện,
thành phố, Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch thi tuyển công chức cụ thể trình Chủ
tịch UBND tỉnh phê duyệt. Thi tuyển công chức của tỉnh Vĩnh Phúc thường bắt
đầu từ tháng 4 đến tháng 6 của năm có nhu cầu tuyển dụng.
Để chỉ đạo công tác thi tuyển, UBND tỉnh ra quyết định thành lập Hội
Sinh viên: Nguyễn Mạnh Thường

19

Lớp: Quản trị Nhân lực K6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
đồng thi tuyển công chức của tỉnh. Hội đồng thi tuyển công chức có 07 người,
gồm:
1. Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch UBND tỉnh:
- Chịu trách nhiệm thực hiện các nhiện vụ của Hội đồng thi theo quy định,
chỉ đạo tổ chức kỳ thi bảo đảm đúng nội quy, quy chế của kỳ thi;
- Phân công trách nhiệm cho từng thành viên của Hội đồng thi;
- Quyết định thành lập Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi,
Ban phúc khảo;
- Tổ chức việc thực hiện đề thi, lựa chọn đề thi, bảo quản, lưu giữ đề thi
theo đúng quy định, bảo đảm bí mật theo chế độ tài liệu tuyệt mật;
- Tổ chức việc coi thi, quản lý bài thi, đánh số phách, rọc phách, quản lý
phách và chấm thi theo quy định;
- Báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức
xem xét, quyết định công nhận kết quả thi;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi.
2. Phó chủ tịch Hội đồng là Giám đốc Sở Nội vụ:
- Giúp Chủ tịch Hội đồng thi điều hành hoạt động của Hội đồng thi và
thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể của Hội đồng thi theo sự phân công của Chủ
tịch Hội đồng thi.
3. Ủy viên Hội đồng là Phó Giám đốc Sở Nội vụ;
4. Ủy viên Hội đồng là Chánh Văn phòng UBND tỉnh;
5. Ủy viên Hội đồng là Phó Giám đốc Sở Nội vụ
6. Ủy viên Hội đồng là Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Các Ủy viên của Hội đồng thi tuyển do Chủ tịch Hội đồng thi phân công
nhiệm vụ cụ thể để đảm bảo các hoạt động của Hội đồng thi thực hiện đúng quy

định.
7. Ủy viên kiêm thư ký Hội đồng: là trưởng phòng Công chức Viên chức
và Đào tạo Sở Nội vụ:
- Chuẩn bị các văn bản, tài liệu cần thiết của Hội đồng thi và ghi biên bản
các cuộc họp của Hội đồng thi;
- Tổ chức và chuẩn bị các tài liệu để hướng dẫn ôn tập cho thí sinh;
- Tổ chức việc thu phí dự thi, quản lý chi tiêu và thanh quyết toán phí dự
thi theo đúng quy định;
- Nhận và kiểm tra niên phong bài thi từ Trưởng ban coi thi; bàn giao bài
thi cho Trưởng ban phách, nhân bài thi đã rọc phách và đánh số phách từ
Sinh viên: Nguyễn Mạnh Thường

20
Lớp: Quản trị Nhân lực K6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Trưởng ban phách; bàn giao bài thi đã rọc phách cho Trưởng ban chấm thi và
thu bài thi đã có kết quả chấm thi từ Trưởng ban chấm thi theo đúng quy định;
- Tổng hợp, báo cáo kết quả thi với Hội đồng thi;
- Nhận đơn phúc khảo và ghi rõ ngày nhân đơn phúc khảo theo dấu văn
thư của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức chuyển đến, kịp thời báo
cáo Chủ tịch Hội đồng thi để báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền
tuyển dụng công chức xem xét, quyết định.
Sau khi được thành lập, Hội đồng thi tuyển đã xây dựng: kế hoạch thi
tuyển công chức để hướng dẫn các cơ quan tổ chức thi tuyển. Nhiệm vụ của Hội
đồng thực theo các quy định hiện hành của Nhà nước về công tác tuyển dụng
công chức hành chính và giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Bước 2: Thông báo thi tuyển

Sở sẽ triển khai thông tin thi tuyển trên các phương tiện thông tin đại
chúng của tỉnh, đồng thời niêm yết tại trụ sở về chỉ tiêu biên chế cần tuyển theo
từng đơn vị.
Căn cứ vào kế hoạch thi tuyển công chức HCNN của tỉnh, 30 ngày trước
ngày thi tuyển, Hội đồng thi thông báo công khai kế hoạch thi tuyển công chức
tới các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố trên các phương tiện thông tin
đại chúng của tỉnh. Nội dung thông báo nêu rõ điều kiện, tiêu chuẩn đăng ký dự
tuyển (trình độ chuyên môn, chứng chỉ và văn bằng có liên quan đến ngạch cần
tuyển…), số lượng cần tuyển, nội dung hồ sơ đăng ký dự thi, thời gian, địa điểm
nộp hồ sơ, hình thức thi, thời gian, địa điểm thi, lệ phí thi.
Mỗi thí sinh chỉ được đăng ký dự tuyển vào 01 vị trí cần tuyển dụng và
hoàn toàn chịu trách nhiệm về hồ sơ đăng ký dự tuyển của mình. Nếu thí sinh
khai sai sự thật đăng ký vào vị trí cần tuyển không đúng với chuyên ngành học
mà không đạt yêu cầu sơ tuyển; cố tình đăng ký vào hai đơn vị trở lên thì Hội
đồng tuyển dụng xóa tên khỏi danh sách dự tuyển hoặc hủy kết quả tuyển dụng
mà không được hoàn lại hồ sơ, lệ phí đã nộp dự tuyển.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và sơ tuyển
Sinh viên: Nguyễn Mạnh Thường

21
Lớp: Quản trị Nhân lực K6B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Hồ sơ dự tuyển của mỗi thí sinh đăng ký dự tuyển phải nộp 02 bộ hồ sơ.
Hồ sơ dự tuyển của thí sinh do Sở Nội vụ phát hành, bao gồm:
1. Đơn dự tuyển ( theo mẫu quy định );
2. Bản khai sơ yếu lý lịch ( theo mẫu quy định ), có xác nhận của cơ quan
có thẩm quyền trong thời hạn là 30 gày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;

3. Bản chụp ( có công chức ) các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập
theo yêu cầu của vị trí dự tuyền;
4. Bản sao giấy khai sinh;
5. Giấy chứng nhận sức khỏe di Trung tâm y tế có thẩm quyền cấp huyện,
thành phố trở lên cấp, trong thời hạn 30 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
6. Giấy chứng nhận ưu tiên ( nếu có );
7. 01 phong bì có dán tem và ghi rõ địa chỉ người nhận.
Khi vào phòng thi thí sinh phải mang theo giấy chứng minh nhân dân
hoặc một loại giấy tờ khác có dán ảnh và ký nhận đóng dấu của cơ quan có thẩm
quyền để giám thị kiểm tra.
Sau thời gian thông báo là 15 ngày, các ứng viên mua hồ sơ dự thi và
đăng ký mua tài liệu ôn thi tại Văn phòng Sở Nội vụ. Sau đó trong 2 tuần, các
ứng viên nộp hồ sơ tại đơn vị đăng ký dự thi hoặc Sở Nội vụ. Danh sách các ứng
viên được tổng hợp về Sở Nội vụ. Thường trực Hội đồng thi tỉnh (phòng Công
chức, viên chức và Đào tạo Sở Nội vụ) trong 3 ngày tiến hành tổng hợp, lên
danh sách ứng viên đăng ký dự thi. Dựa vào kết quả xét duyệt của Hội đồng thi
tuyển, Sở Nội vụ thông báo danh sách những người đủ điều kiện và không đủ
điều kiện dự thi, lịch ôn thi, lịch thi và địa điểm thi tới các cơ quan để thông báo
cho các thí sinh.
Bước 4: tổ chức ôn thi
Thường trực Hội đồng thi tuyển có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu và hướng
dẫn ôn thi cho các ứng viên. Thời gian hướng dẫn trên lớp là 02 ngày. Nội dung
ôn tập trung vào một số văn bản pháp luật sau:
- Nội dung thi môn hành chính Nhà nước chung:
•Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 1992 ( sửa
đổi, bổ sung năm 2001): gồm các chương I, VI, VII, VIII. IX, X;
Sinh viên: Nguyễn Mạnh Thường

22
Lớp: Quản trị Nhân lực K6B



×