Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

tiểu luận cao học bản chất của sự thật trong đời sống báo chí hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.02 KB, 29 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1- Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Ai cũng biết, thước đo giá trị hiện thực hoá phụ thuộc hàm lượng sự thật
và sự đúng đắn mang tính bản chất của tác phẩm báo chí tác động vào đời sống,
làm thay đổi hành vi, cách nghĩ của con người trong các hoạt động chính trịkinh tế-văn hoá- xã hội. Đó chính là tính hiệu quả của tác phẩm báo chí. Một tác
phẩm báo chí hay là một tác phẩm báo chí có hiệu quả xã hội cao. Đồng thời
một tác phẩm báo chí có hiệu quả xã hội cao cũng là một tác phẩm báo chí hay.
Muốn có tác phẩm báo chí hay đòi hỏi người làm báo phải có phẩm chất chính
trị. Muốn có phẩm chất chính trị, người làm báo phải được trang bị đầy đủ các
nguyên lý chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hiểu sâu và nắm rõ mọi
quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước. Đó là yêu cầu bắt buộc đối với mọi người làm báo, nhất là đối với các
phóng viên, biên tập viên và những người quản lý, chỉ đạo báo chí. Chủ nghĩa
Mác-Lênin, tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng, trước đây, ngày
nay và mai sau vẫn là học thuyết khoa học, tiên tiến, là kim chỉ nam dẫn đường
đi tới của dân tộc ta, đất nước ta.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Từ trước đến nay, chưa có 1 công trình, một tác giả nào công bố kết quả
khảo sát ở góc độ nghiên cứu về bản chất của sự thật trong tác phấm báo chí đối
với công cuộc đổi mới một cách tổng thể trên các phương diện:
- Tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển
kinh tế xã hội của đất nước từ trước đến nay
- Tuyên truyền nâng cao trình độ dân trí cho quần chúng nhân dân;
- Phản ánh quan điểm của các cơ quan quản lý, lãnh đạo đặc biệt là ý
kiến của quần chúng nhân dân đối với công tác lãnh chỉ đạo điều hành của chính
quyền các cấp.

1


- Những vấn đè liên quan đến quốc kế dân sinh, tuyên truyền về tình hình


an ninh trong và ngoài nước.
Trên cơ sở đó, người viết xin đặt vấn đề:
"Bản chất của sự thật trong đời sống báo chí hiện nay"
(Khảo sát trên các phương tiện thông tin đại chúng trong 10 năm trở lại đây)
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Với tư cách là người trực tiếp tham gia hoạt động trong đời sống báo chí
tác giả muốn đi sâu tìm hiểu để trang bị thêm hệ thống lí luận và thực tiễn giúp
công việc đạt hiệu quả cao hơn trong tương lai.
Có thể thấy rằng thực tiễn vấn đề khá phong phú, trong khi chưa có nhiều
đánh giá, tổng kết về mặt lý luận. Vì vậy, tiểu luận chọn đề tài này cố gắng có
những kết quả bước đầu trong việc hình thành một mối liên hệ đa chiều giữa lí
thuyết và thực hành trong việc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền góp phần nâng
cao hiệu quả của các sản phẩm báo chí trong phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo
của các cấp lãnh đạo.
- Rút kinh nghiệm và bài học cho việc nâng cao hiệu quả tuyên truyền
trên các ấn phẩm báo chí
- Tìm kiếm các giải pháp khắc phục hạn chế, khó khăn trong quá trình
thực hiện.
- Đưa ra một số kiến nghị trong việc tổ chức, cách thức tiến hành.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận được thực hiện dựa trên hệ thống quan điểm của Đảng, Nhà
nước về báo chí, các Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ, các Văn bản của Trung ương, Thành phố về công tác quản lý báo chí
ở địa phương;

2


Lý thuyết truyền thông, Cơ sở lý luận báo chí… và các cuốn sách đề cập
đến các nguyên tắc hoạt động báo chí... là kim chỉ nam cho công tác khảo sát,

nghiên cứu đề tài
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận: Từ việc đi tìm bản chất sự thật làm rõ khái niệm tuyên
truyền chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực phát triển kinh tế xã
hội, đặc biệt là công tác chỉ đạo điều hành của trung ương chỉ đạo địa phương
trong việc điều hành phát triển kinh tế xã hội. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến quá trình thực hiện, hiệu quả chất lượng, những hạn chế cần khắc phục
nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề cập trực tiếp đến thực tiễn quản lý, công tác công
tác phóng viên của cá nhân…từ đó tổng kết, rút kinh nghiệm và đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao công tác tuyên truyền trên các ấn phẩm của Báo Hànộimới
nơi tác giả đang công tác.
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
1- Những vụ việc xì - căng – đan làm rúng động dư luận thời
gian qua
2- Những vấn đề pháp lý liên quan đến bản chất sự thật trong
tác phấm báo chí
3- Những cuộc hội thảo liên quan đến vấn đề trên trong vòng 10
năm trở lại đây
7. Phương pháp nghiên cứu
Bằng thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận của Triết học
Mác – Lê Nin; lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
làm nền tảng; dựa trên cơ sở có tính nguyên tắc của logic biện chứng, sử dụng

3


phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng hợp, logic, so sánh, diễn dịch, mô
hình hoá, khái quát hoá.

8. Kết cấu tiểu luận
Tiểu luận ngoài phần mở đầu và phần kết luận, sẽ tập trung phân tích,
làm rõ tìm hiểu bản chất sự thật trong tác phẩm báo chí phục vụ công tác điều
hành quản lý của cơ quan chức năng.
Chương 1. Sự thật là sức mạng của báo chí cách mạng
Chương 2. Bản chất về sự thật trong hoạt động báo chí gần đây
2.1. Những chuyện xì – căng - đan ầm ĩ
2.2. Câu chuyện Đan Lê và trách nhiệm của cơ quan chức năng
2.2.1. Từ việc gán ghép thông tin giật gân
2.2.2. Vấn đề đặt ra với cơ quan chức năng
Chương 3. Nhìn thẳng vào sự thật – hướng tới sự hoàn thiện của
một tác phẩm báo chí chân chính
3.1. Xu hướng cũ nhưng luôn được đổi mới
3.2. Bài học từ thực tiễn cá nhân

4


NỘI DUNG
Chương 1. Sự thật là sức mạnh của báo chí cách mạng
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn các nhà báo phải luôn trung
thực, coi đó là một trong những tiêu chuẩn đạo đức số một của người làm báo
cách mạng. Với báo chí cách mạng, chân thật, khách quan là sức mạnh, bản
sắc, đồng thời là lý do tồn tại. Thông tin càng nhanh nhạy, đa dạng,
phong phú thì càng phải trung thực, chính xác.
Vì quần chúng luôn “mong muốn những tác phẩm có nội dung chân
thật và phong phú, có hình thức trong sáng và vui tươi” nên người làm báo
phải luôn viết rõ sự thật: Việc đó ai làm, ở đâu, ngày tháng nào…, nếu chưa
điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ thì “chớ nói, chớ viết”. Thậm chí, sau
khi viết rồi, phải xem đi xem lại ba, bốn lần. Nếu là tài liệu quan trọng, phải

xem đi xem lại chín, mười lần. Chính xác, cụ thể, trung thực, cẩn trọng là
những phẩm chất Người đòi hỏi phải có trong từng bài viết, bài nói, trong
từng vấn đề nêu ra của mỗi nhà báo.
Báo Nhân Dân số ra ngày 14-6-1961 đăng tin: Hội đồng Chính phủ
quyết định điều chỉnh giá bán lẻ một số hàng công nghiệp. Người đã gạch
chữ “điều chỉnh” và thay vào bằng chữ “giảm” cho chính xác.
Cũng báo Nhân Dân số ra ngày 18-3-1963 có bài “Triều Tiên được
mùa lớn trong tình hình lụt nặng”, Người gạch dưới ba chữ “trong tình
hình” và sửa thành hai chữ “mặc dù” (Triều Tiên được mùa lớn, mặc dù lụt
nặng) cho hay và chính xác.(3)
Báo Quân đội Nhân dân số ra ngày 3-1-1961, trên trang nhất, nửa
bên phải, dưới đầu đề lớn “Thắng lợi vô cùng to lớn về quân sự và chính trị”,

5


bài báo viết: “Đánh chiếm hàng loạt vị trí chiến lược...”, Người gạch chéo
giữa chữ “Đánh” và “chiếm”, thay vào bằng hai chữ “giải phóng” cho đúng
và hay hơn.(4)
Đôi khi có những thông tin báo chí nêu, Người chỉ thị cho Văn
phòng xác minh lại. Đối với những gương người tốt, việc tốt, Người thường
rất cẩn thận, đề phòng trường hợp tin đưa không chính xác, người nhận phần
thưởng chưa xứng đáng và việc tốt đó không phát huy được tác dụng cổ vũ,
động viên. Và cũng đã có 1, 2 trường hợp địa phương nhận được chỉ thị của
Người đi xác minh người và việc thì tìm không ra. Đó là vì báo đã đưa tin
không có thật!(5)
Người từng phê bình các báo là “thường nói một chiều và đôi khi
thổi phồng các thành tích, mà ít hoặc không nói đúng mức đến khó khăn và
khuyết điểm”(6), tránh né những tiêu cực trong xã hội. Tin tức thì có báo đưa
hấp tấp, nhiều khi thiếu thận trọng, chỗ đáng khen thì không khen, chỗ đáng

chê lại đi khen.
Theo Người, báo chí phải có khen, có chê, có nêu cái tốt cũng có viết
về cái xấu, không nên chỉ viết cái tốt mà giấu đi cái xấu. Nhưng viết về cái
hay, cái tốt cũng phải có “chừng mực, chớ phóng đại, có thế nào nói thế ấy.
Bộ đội và nhân dân ta cũng đủ nhiều cái hay để nêu lên, không cần phải bịa
đặt”.(7) Nói bộ đội ta đánh thắng thì phải nói rõ đánh thắng trận nào, ngày
nào, thắng như thế nào, thắng bằng cách nào, giết được bao nhiêu địch, thu
được bao nhiêu súng, phải nói cho rõ ràng, chính xác nhưng cũng phải nhớ
đừng “lộ bí mật” quân sự. Viết về sự hung ác, xấu xa của giặc thì phải viết
chúng độc ác, xấu xa thế nào, nhiều việc chúng làm bên ngoài thì tốt nhưng
bên trong thì thật là xấu (như việc chúng cướp chỗ này lại đi “giúp” chỗ
khác), phải có dẫn chứng cụ thể. Khi viết về một kinh nghiệm hay mà chỉ nêu

6


thôi thì chưa đủ, phải có số liệu để so sánh, phân tích xem cũng trong điều
kiện ấy, thời gian ấy không làm như thế thì kết quả như thế nào.
Viết phê bình thì phải chân thành, đúng mức, chính xác, “phải đứng
trên lập trường hữu nghị.” Nếu khen quá lời thì người được khen cũng cảm
thấy xấu hổ mà chê quá đáng thì người bị chê vừa khó tiếp thu lại vừa sinh
tâm lý bực tức, thù oán. Người làm báo đừng nên vì việc gì mà lại “thêu dệt
thêm vào, dùng những lời vô phép” làm tổn hại đến người khác.
Từng bài báo được viết ra dù đó là khen hay chê đều phải hướng tới
đích xây dựng, lấy xây để chống, lấy chống để xây tốt hơn, góp sức làm lành
mạnh hoá cuộc sống xã hội. Nhà báo khi đưa tin cần tránh những thông tin có
nguy cơ gây ra sự bất hoà hoặc làm rối loạn sự đoàn kết, hoà hợp của đất
nước, của dân tộc. Vì thế rất cần nhà báo phải cẩn trọng trong sử dụng các chi
tiết, khách quan thông tin, tránh kích động khi thông tin về những vụ lộn xộn,
có thể làm xấu thêm tình hình.

Khi nói về kinh nghiệm viết báo, làm báo của mình, Người nói đó là
phải viết chính xác, phải đọc đi đọc lại bài viết của mình nhiều lần, thấy câu
nào thừa, chữ nào thừa, không chắc chắn thì bỏ đi đừng tham chi tiết.
Một trong những đặc trưng nổi bật của báo chí Hồ Chí Minh là luôn
tạo được sự gắn bó chặt chẽ giữa báo chí và đời sống xã hội, luôn có những
tư liệu, số liệu chân thực, chính xác trong các bài viết. Đời sống xã hội với
những vấn đề rộng lớn, những hiện tượng tiêu biểu và các chất liệu đời
thường luôn được Người đưa rất cụ thể trong các tác phẩm báo chí.
Đọc các bài báo của Người trong những năm đầu của thế kỷ XX,
chúng ta thấy được những số phận, những cảnh đời có thật của những người
nghèo khổ ở Đông Dương và các nước thuộc địa, những con số biết nói, biết
tố cáo tội ác của bọn thực dân và thức tỉnh lương tri của mọi người.

7


Khi tố cáo thực dân Pháp đã bảo hộ, che chở và đưa những kẻ bất tài,
chuyên “làm bậy” đến làm quan ở Đông Dưong, Người đã dẫn chứng:
“Ông Bôđoanh mặc dù bị tố cáo hẳn hoi về tội giả mạo và dùng giấy
tờ giả mạo, bây giờ vẫn cứ là toàn quyền.
Ông Đáclơ nguyên bán cháo, trước là quan cai trị tỉnh, bị lên án là
ăn hối lộ, là cường hào và đã gây ra cuộc nổi dậy đẫm máu ở Thái Nguyên,
đã được chính phủ thuộc địa cử vào Hội đồng thành phố Sài Gòn.
Ông Têa, kỹ sư giám đốc một hãng buôn lớn, bị tố cáo là có tội
nhũng lạm mà không bị rầy rà gì...”(8)
Khi chứng minh nước Pháp đích thực là một “nước quân phiệt”,
“một nước đế quốc chủ nghĩa”, Người nêu dẫn chứng:
“Năm 1914, quân đội chiếm đóng gồm có 1.825 sĩ quan, 17.290 hạ
sĩ quan và lính người Âu, 42.099 người bản xứ; lại phải thêm vào số đó
1.979 người trong các đội cảnh vệ bản xứ của Đahômây, Ghinê và Bờ Biển

Ngà, hiện nay những đội lính này đã thay thế bằng những đội quân chính
quy. Tổng cộng quân số là 63.220 người… Nếu chúng ta nói thêm rằng, chỉ
riêng ở Đông Dương, chi phí về quân sự năm 1921 cũng đã hơn 35.600.000
phrăng, trong khi đó ngân sách giáo dục có không đầy 350 nghìn đồng bạc
và ngân sách về y tế không đầy 65 nghìn đồng bạc thì sẽ thấy ngay tất cả sự
tốt đẹp của chế độ thực dân của cái nước Cộng hoà Pháp nhân từ và đã tải
giảm quân bị này”.(9)
Trong bài viết “Tình cảnh người nông dân Bắc Phi” đăng trên số 1
của Tạp chí “Quốc tế Nông dân”, Người đã nêu ra những dẫn chứng hết sức
thuyết phục: “… Hàng vạn người dân da trắng ồ ạt kéo đến đuổi nông dân
bản xứ đi để cướp rộng đất. Ở Angiêri và Tuynidi, thực dân Pháp đã cướp

8


1.800.000 héc ta ruộng đất của nông dân, 2.700.000 héc ta rừng, 800.000
héc ta công điền. Cũng ở Ma rốc, chúng cướp 545.000 héc ta đất đai…”(7)
Nhà nghiên cứu Thu Trang trong “Nguyễn Ái Quốc ở Pari” đã đưa
ra một nhận xét có căn cứ về đặc điểm tính thời sự và những chất liệu cụ thể
của đời sống trong những bài báo của Nguyễn Ái Quốc: “Những bài báo
ngắn gọn, có tính thời sự và đi vào từng việc một cách cụ thể, nhất là chú ý
đến những quyền lợi của thợ thuyền, đượm tính chất tranh đấu kiểu công
đoàn…”(11)
Nhận xét về “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Người, cố thủ
tướng Phạm Văn Đồng đã có một so sánh thú vị với tác phẩm “Tình cảnh
của giai cấp lao động ở Anh” của Ph.Ăngghen: Đó là những trang trần trụi về
cuộc sống thực tế, với những chi tiết khốc liệt, không lý luận, không triết lý,
mà lại làm sáng ngời lên triết lý của lịch sử, phương hướng đấu tranh của các
dân tộc và của loài người.(12)
Dưới ngòi bút của Người, các thể loại dù là bình luận, chuyên luận

cũng không bao giờ có tính chất trừu tượng, chủ quan. Những lời bình luận
bao giờ cũng dựa trên cơ sở vững chắc của những sự việc khách quan, những
ví dụ cụ thể.
Sau cách mạng tháng Tám, trên cương vị là một vị Chủ tịch Đảng,
Chủ tịch nước, Người không có nhiều điều kiện, thời gian để tiếp xúc trực
tiếp và sử dụng những tư liệu cụ thể trong đời sống. Nhưng Người vẫn quan
tâm đến tất cả mọi vấn đề của đời sống, từ những vấn đề lớn như dân chủ,
chăm lo cho giáo dục, trồng cây… đến những việc liên quan đến cuộc sống
hàng ngày như nấu rượu, cờ bạc, mổ bò bừa bãi, mở tiệc linh đình, tảo hôn,
cưới xin, đánh vợ… Người chọn lọc những hiện tượng tiêu biểu để đề xuất

9


vấn đề và bàn luận. Đặc biệt, Người luôn có ý thức khai thác triệt để những tư
liệu trên báo chí để có những số liệu cụ thể, chính xác.
Trong bài “Cần phải nâng cao chất lượng hàng hoá”, khi phê phán
một số cán bộ và công nhân kém tinh thần trách nhiệm đã sản xuất hàng hoá
xấu, kém chất lượng làm thiệt thòi cho nhân dân, Người đã nêu dẫn chứng:
“- Kim khâu quá to, khó khâu, hay làm đứt chỉ.
- Đinh (của công ty Phú lợi) quá xấu. Người ta mua 500 cây thì non
một nửa không dùng được.
- Xe đạp “Thống Nhất” có cái mới đi 30 cây số đã xộc xệch.
- Khăn mặt có cái dùng một tháng đã rách
- Áo đi mưa mặc dăm lần đã đứt cúc.
- Ủng đi mưa, 12 đồng một đôi, chỉ dùng được vài tháng.
- Áo may sẵn cho trẻ con, mới mặc một buổi thì 3 khuy đã rơi mất 2.
- Bút máy “Trường Sơn” có cái dùng đựoc vài tháng thân bút đã nứt.
- Bút chì “Hồng Hà” thường hay gẫy, không vót được.
(Trích báo Nhân Dân, ngày 17-11-1962)

- Dép da “Minh Tân” khâu dối. Mấy nghìn đôi bị ứ đọng không bán
được.
- Vở bán cho học sinh, gạch xiêu vẹo, bị mực hoen ố, bị loại ra 10 vạn
tập.

10


- Giường bán mỗi chiếc 70 đồng, nhưng mua về lắp vào không được,
lỗ đục nhỏ mà mộng lại to. Giường ghế đóng không đúng quy cách, cán bộ
mậu dịch vẫn cứ nhận.
(Trích báo Thời mới, ngày 20-11-1962)(13)
Trong bài “Uy danh lừng lẫy khắp năm châu” nói về trận đánh thắng
tại sân bay Biên Hoà của du kích miền Nam, Người ví dụ:
“- Báo Sao đỏ Liên Xô viết: “Đã đến lúc Mỹ phải chấm dứt ngay
cuộc chiến tranh bẩn thỉu và rút hết lực lượng ra khỏi miền Nam Việt Nam”.
Các báo Trung Quốc đều nhiệt liệt hoan hô thắng trận Biên Hoà và viết: “Ở
Nam Việt Nam, việc Mỹ thất bại nhất định sẽ không thể tránh khỏi”. Báo
Anmana ở Irắc viết: “Du kích đánh vào sân bay Mỹ ở Biên Hoà chứng tỏ
rằng không lực lượng nào ngăn được bước tiến của cách mạng Nam Việt
Nam”.
- Các báo phương Tây thì mỉa mai Mỹ. Báo Anh viết: “...” Báo Pháp
Lơ Phigarô viết: “...”. Báo Nhân đạo viết: “...”
- Dư luận Mỹ thì rất bi quan. Báo thì viết: “...”. Báo thì viết: “...”.
Thời báo Nữu Ước viết: “...”. Luận đàm Nữu Ước viết: “...”(14)
Không chỉ có bài viết mà Bác Hồ còn đặc biệt quan tâm đến nội
dung, chất lượng thông tin, hình thức thể hiện của thể loại ảnh báo chí. Ngay
khi báo Nhân Dân ra hàng ngày và có sử dụng ảnh đen trắng, Bác thường
xuyên nhắc nhở Tổng biên tập Hoàng Tùng, đồng chí Trần Quang Huy và Vũ
Tuân chú ý đến tính chân thật của ảnh báo chí. Theo Bác, phải quan tâm

nhiều đến vẻ đẹp vốn có của đời sống, tránh kiểu “bố trí chụp ảnh” khiến
ảnh nặng về trang trí, hình thức. Chú thích ảnh cũng phải đảm bảo tính chân

11


thật, sinh động, có khi xem xong, Bác sửa lại nội dung lời chú thích ảnh đăng
trên báo rồi giao cho thư ký chuyển Ban biên tập báo để rút kinh nghiệm.
Ngoài ra, Bác cũng nhắc các báo thường xuyên đăng ảnh “chân
dung người tốt việc tốt” bởi với sức mạnh và tính chân thật của mình, ảnh
báo chí sẽ góp phần nhân lên trong xã hội nhiều hơn những con người, những
việc làm như thế. Thấy bức ảnh chân dung đăng báo nào đẹp, lột tả được tình
cảm chân thật của nhân vật, Bác dùng bút chì đỏ viết chữ “tốt” bên cạnh rồi
gửi tờ báo cho Ban biên tập(15).
Trong xã hội ta, dân chủ ngày càng được mở rộng và đội ngũ nhà
báo là những người nắm được nhiều nhất những thông tin mọi mặt của đời
sống xã hội, đặc biệt là mặt trái, những hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn xã hội.
Do vậy, đòi hỏi họ phải thực sự khách quan, không chỉ trong việc phản ánh
thông tin mà ngay cả trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin đó. Học tập và
làm theo những lời dạy trên, đó sẽ là món quà quý giá, thiết thực nhất mà mỗi
người làm báo dâng lên trong ngày sinh của Bác Hồ kính yêu./.

Chương 2. Bản chất về sự thật trong hoạt động báo chí
gần đây
2.1. Những chuyện xì – căng - đan ầm ĩ
Mới đây, dư luận xôn xao về video clip “Nước mắt bào thai” của ba
em học sinh THPT tại Huế đã giành được giải nhì Liên hoan phim toàn quốc
dành cho học sinh Việt Nam lần thứ 3. Bộ phim phản ánh việc người dân giết
những con trâu mẹ có chửa để lấy bào thai đem bán. Người ta mua những bào
thai ấy đem về nấu thành món súp để tẩm bổ cho những người phụ nữ mang

thai.

12


Các tác giả bộ phim gửi đến khán giả thông điệp đầy tính nhân văn:
“Mọi sinh linh đều có quyền nhìn thấy ánh sáng mặt trời” và “Ăn thịt bào thai
là một tội ác”. Bộ phim đã gây xúc động cho nhiều người xem và được chọn
đem sang tham dự Liên hoan Phim trẻ quốc tế vào đầu tháng 12 cùng phim
của học sinh các nước khu vực sông Mê Kông (Lào, Campuchia, Thái Lan,
Myanmar tại Nhật Bản).
Một học sinh là tác giả của bộ phim tâm sự ý tưởng làm phim xuất
phát từ việc “…Trên đường đi học về nhà, Phước (một trong ba học sinh tác
giả phim) thấy rất nhiều người buôn bán bào thai trâu bò dê bên cạnh chợ. Là
một hoạt động xảy ra mới đây trong thành phố Huế nhưng rất được chuộng.
Phụ nữ mang thai đều mong muốn con sinh ra phải khỏe mạnh nên họ rất
muốn ăn bào thai”.
Tuy nhiên, sau đó đã có một số nhà báo, nhà khoa học tiến hành điều
tra và lên tiếng nội dung phim phản ánh không đúng sự thật. Báo Thanh niên
ngày 19/11/2009 ghi lại ý kiến của một người phụ trách lò mổ: “Khi các em
đến liên hệ để quay phim, có giấy giới thiệu của nhà trường, tôi đã tạo điều
kiện cho các em hoàn thành công việc.
Thế nhưng, sau khi xem video clip phát trên mạng, tôi thực sự ghê sợ
bởi những ý tưởng trong phim mà các học sinh này đã xây dựng nên. Sự thật
là có beo (tức bào thai - PV) trong quá trình giết mổ trâu, bò. Nhưng đó chỉ là
chuyện vô tình, thỉnh thoảng mới gặp một lần, chứ làm chi có chuyện mua
bán hay dùng sản phẩm này để bổ thai cho các chị em như đoạn video clip
mô tả”.
Bài báo cũng ghi lại ý kiến của một người phụ nữ làm nghề buôn bán
khẳng định không có chuyện bày bán bào thai trâu bò công khai, và chỉ có

người già mới dùng, chứ chưa thấy phụ nữ mang thai dùng. Bài báo viết tiếp:

13


“Một số phụ nữ mang thai khi được hỏi liệu họ có dám ăn bào thai động vật
để bổ thai mình hay không, đều phản ứng gay gắt, quyết liệt. Đa số họ đều
cho rằng, một người mẹ khi mang thai, họ đều muốn làm điều thiện để mong
sinh con ra được khỏe mạnh, hiếu thuận.
Người Huế quan niệm, khi mang thai, những hành động từ cách ăn
uống, nói năng, đi lại của người mẹ sẽ ảnh hưởng đến thai nhi và tâm tính của
con sau này. Vì thế, chuyện tẩm bổ bằng bào thai trâu bò với họ quả là
chuyện xa lạ, quá rùng rợn”.
Người dân ở xứ đó trước đây cũng có tục người phụ nữ mang thai
tuyệt đối không được ăn các loại bào thai, kể cả… trứng vịt lộn. Mặt khác,
bào thai trâu, bò cũng không được tài liệu nào đánh giá cao về mặt bổ dưỡng.
Như vậy, vừa mới bị “sốc” và rơi nước mắt về một câu chuyện rùng
rợn, thương tâm, một thông điệp đầy tính nhân văn, dư luận lại bị “sốc” về sự
thiếu trung thực của những nhà làm phim “nhí”. Thông điệp nhân văn được
xây dựng từ những tư liệu dàn dựng, chắp vá, do đó không có tính thuyết
phục, và dư luận phẫn nộ vì cho rằng bị lừa dối. Người dân Huế vốn tôn sùng
đạo Phật cảm thấy bị xúc phạm.
Có ý kiến cho rằng không nên đưa bộ phim sang Nhật dự thi, vì có
thể bạn sẽ nghĩ sai về chúng ta, một dân tộc có truyền thống nhân văn sâu sắc,
coi trọng chữ Tâm, sống theo điều Thiện.
Một lần nữa, chúng ta có thêm một bài học về hậu quả của sự thiếu
trung thực của tác phẩm báo chí. Trước đây, có sự việc tương tự đã xẩy ra với
bộ phim tài liệu “Linh hồn Việt Cộng” của Minh Chuyên. Sau khi lấy nước
mắt của khán giả, tác giả bộ phim bị dư luận lên án dữ dội về những hành vi
thiếu trung thực trong khi xây dựng nội dung.


14


Trong thực tế những tác phẩm báo chí phản ánh không đúng bản chất
sự việc không phải là ít, và do nhiều nguyên nhân: sự vội vàng, tắc trách của
phóng viên, sự non kém về nghiệp vụ, thậm chí là cả việc nhà báo cố tình “bẻ
cong ngòi bút” vì những động cơ khác nhau. Có cả việc ngụy tạo tư liệu, thổi
phồng, bóp méo sự thật.
Một tờ báo đưa tin có người dân dựng bia ghi “liệt sỹ” giả, khiến
chính quyền phải cưỡng chế dỡ bỏ, nhưng đó chỉ là ngụy tạo. Một tờ báo
khác phản ánh tục bán vợ, con của một dân tộc thiểu số, nhưng thực chất đó
là sự việc của… quá khứ.
Điều đáng buồn bộ phim này là sản phẩm của các học sinh THPT,
những chủ nhân tương lai của đất nước. Trung thực là nền tảng, là gốc của
đạo đức, nhân cách. Những người lớn có tham gia đóng góp ý kiến, “quân
sư” cho các em cũng cần xem lại mình. Ngay cả Ban giám khảo cũng cần kĩ
lưỡng hơn khi quyết định trao giải.
Người Việt có truyền thống duy tình, dễ xúc động. Để ý một chút,
không ít tác phẩm báo chí, truyền hình đã tìm mọi cách để lấy nước mắt khán
giả, kể cả những “tiểu xảo”, thủ đoạn gian dối. Một khi nước mắt khán giả đã
rơi, hiệu ứng của tác phẩm báo chí rất ghê gớm.
Một tác phẩm báo chí chỉ có giá trị khi phản ánh được những vấn đề
đặt ra từ thực tiễn, chứ không phải là trong trí tưởng tượng của người làm
báo. Công việc của người làm báo là phản ánh sự kiện, vấn đề đặt ra từ cuộc
sống, chứ không phải là nhào nặn tùy tiện một số chi tiết theo ý tưởng chủ
quan của mình.

2.2. Câu chuyện Đan Lê và trách nhiệm của cơ quan chức năng
2.2.1. Từ việc gán ghép thông tin giật gân

15


Xuất hiện tại Hội thảo “Trách nhiệm báo chí trong việc bảo vệ bí mật
đời tư công dân” với vai trò một diễn giả, lần đầu tiên MC Đan Lê kể lại
chuyện cô bị một tờ báo gán ghép hình ảnh mình trong một clip sex.
Và trong những ngày đeo đuổi vụ kiện, cô đã phải trải qua những
khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua...TPCN giới thiệu bài viết của
Đan Lê như một bài học với người làm báo. Hôm nay, tôi xin được trình bày
“Tham luận: Hậu quả của việc bị báo chí xâm hại đời tư” không phải với ý
nghĩa như một chiến tích vì đòi lại được công bằng cho bản thân khi bị báo
chí xâm hại đời tư.
Tôi tham dự Hội thảo này với một phần mục đích cá nhân, như một
liệu pháp tâm lý cho mình và mong muốn lớn hơn là được chia sẻ phần nào
những kinh nghiệm của mình khi bị báo chí xâm hại đời tư.
Thông thường, người ta sẽ hiểu xâm hại đời tư có nghĩa là một sự
việc mang tính chất riêng tư bị phanh phui, bị bới móc, bị công khai trên báo
chí.
Nhưng với vụ việc cụ thể của tôi, việc xâm hại thể hiện ở chỗ: bỗng
dưng tên mình bị kéo vào chuyện không hay ho, hình ảnh của mình bị ghép
vào hình ảnh trong một bộ phim đồi trụy, câu trả lời của mình bị xuyên tạc để
phục vụ mục đích của phóng viên, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc
sống, công việc, danh dự, nhân phẩm của mình.
Nói đến đây không biết trong các anh các chị ở đây có ai suy nghĩ
scandal như một đòn bẩy của sự nổi tiếng? Với người khác thì tôi không biết,
nhưng với tôi, một phóng viên, biên tập viên, dẫn chương trình truyền hình
thì scandal liên quan tới sex được coi như một tờ giấy khai tử trong nghề
nghiệp.
Từ ngày 21-3-2008, trên các trang web, blog đen xuất hiện một vài
đoạn phim đồi truỵ, được lén lút phát tán, chuyền tay nhau. Tuy nhiên, Báo


16


điện tử N. (Tiền Phong viết tắt tên cơ quan báo chí mà tác giả nêu trong
nguyên bản - TP) đã cố tình khai thác nguồn tin thất thiệt để đưa tin một cách
chính thức trên trang thông tin điện tử của họ.
Mặc dù họ đã nhận được những thông tin phủ nhận của tôi nhưng
vẫn cố tình đưa các tin thất thiệt đó lên trang báo để giật gân, câu khách và
xuyên tạc câu trả lời của tôi nhằm “đánh lận con đen”, gây hiểu lầm cho độc
giả. Việc làm đó đã vi phạm các quy định của Luật Báo chí.
Đặc biệt, Báo điện tử N. đã đăng tải hình ảnh của tôi và đặt bên cạnh
là hình ảnh của cô gái trong đoạn phim đồi trụỵ tạo sự liên tưởng trực tiếp tới
các hình ảnh xấu, là việc làm vi phạm nghiêm trọng quyền nhân thân của tôi,
đã được quy định tại Bộ luật Dân sự.
Hơn nữa, việc làm này của Báo điện tử N. thực chất là tiếp tay, phát
tán cho nguồn tin thất thiệt và văn hóa phẩm đồi trụy.
Cũng kể từ khi Báo điện tử N. đưa tin, và một số báo khác cũng tham
gia vào việc đăng tải các thông tin này làm sự bùng phát của thông tin này
trên mạng gia tăng khủng khiếp, phát tán rộng rãi và phổ biến với tốc độ
chóng mặt, gây ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến danh dự, nhân phẩm, cuộc
sống và công việc của tôi.
Kể từ bài viết đầu tiên được đăng lên cho đến khi vụ kiện chính thức
kết thúc, tôi mất trọn 3 tháng không làm bất cứ việc gì khác ngoài việc tập
trung cho vụ kiện. Đó có thể coi là thời gian cứng. Còn thời gian mềm, tức là
thời gian kể từ khi tôi bị báo chí lôi vào vụ việc bê bối cho đến khi người đọc,
dư luận không còn xầm xì, dè bỉu, thậm chí công khai coi thường tôi thì cho
đến nay vẫn không thống kê được.
Vì bản chất của truyền thông là thông tin trôi, người đọc chỉ quan
tâm đến thông tin đầu tiên và nổi bật, không phải ai cũng theo dõi được một

thông tin từ khi nó bắt đầu đến khi kết thúc nên đến tận ngày hôm nay, thi

17


thoảng tôi vẫn bị lôi vào một vài bài báo có tựa để kiểu như “Những sao Việt
vướng phải nghi vấn lộ clip phòng the”. Người làm trong giới truyền thông
còn như vậy, nói gì đến công chúng.
Cũng như những ảnh hưởng về thời gian, phần thống kê được thiệt
hại về vật chất là 3 tháng nghỉ không lương, kéo theo một loạt những chế độ
của cán bộ công nhân viên nhà nước khi nghỉ không lương. Chi phí đi lại, in
ấn, thuê luật sư... rất nhiều thứ mà tôi không còn nhớ đích xác nữa.
Và phần không thống kê được là những người làm công việc liên
quan nhiều đến hình ảnh như tôi mà hình ảnh bị bôi nhọ thì cũng đồng nghĩa
với việc sẽ hạn chế rất nhiều cho công việc cũng như thu nhập của mình. ?Dù
khá nhiều lần phải né tránh do hoàn cảnh chưa thể công bố, nhưng tôi chính
thức phải rời VTV với công việc đang ở thời điểm nhiều cơ hội, vì sự việc
này.
Thiệt hại vật chất có thể tính được, còn những thiệt hại tinh thần mới
thực sự là khủng khiếp. Đây là yếu tố bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tôi đã trải
qua 3 tháng dài như 3 năm với vô vàn những bức xúc, tủi hổ và những cảm
xúc bị dìm xuống đáy.
Đến nay, sau 4 năm, cho dù không còn thường xuyên như trước,
nhưng tôi vẫn luôn bị ám ảnh bởi suy nghĩ không biết người ta có hiểu đúng
về mình không? Không biết người ta có biết câu chuyện cho đến khi nó được
sáng tỏ không? Hay người ta chỉ lờ mờ biết tôi có liên quan đến một clip sex
nào đó. Sự tự kỷ ám thị còn đáng sợ hơn nhiều so với việc người ta nói thẳng,
công kích thẳng nhau.
Đâu đó trên những trang mạng vẫn còn những thông tin sai lệch về
tôi, khi tìm kiếm tên Đan Lê trên google tên tôi vẫn bị gắn liền với các từ

khóa scandal, clip sex, hình ảnh của tôi vẫn còn xuất hiện cùng những hình
ảnh trong clip đồi trụy kia và trong suy nghĩ, tiềm thức của nhiều người vẫn

18


còn những định kiến, suy diễn xấu xa về tôi. Và đó gần như là một vết nhơ,
không phải do tôi tạo ra nhưng cũng khó lòng gột hết sạch được.
Cuộc sống riêng của tôi cũng gặp phải nhiều trắc trở không phải vì
những người bên cạnh tôi không hiểu và không tin tôi mà vì họ không chịu
đựng nổi áp lực của dư luận, không chịu nổi những tiếng xì xầm, những lời
miệt thị về tôi, không chịu đựng nổi sức ép khi gắn liền với một người bị bêu
xấu như tôi.

2.2.2. Vấn đề đặt ra với cơ quan chức năng
Trách nhiệm của báo chí trong bảo vệ bí mật đời tư Đó là chủ đề
cuộc Hội thảo do Trung tâm nghiên cứu Truyền thông phát triển thuộc Liên
hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức chiều 1/11 tại Hà Nội.
Liên quan đến chủ đề trên là do thời gian qua, trên báo chí, những thông tin
về vấn đề đời tư của công dân, như của các doanh nhân – “đại gia” giàu có,
chuyện đời tư của ca sĩ, người mẫu, thể thao… luôn được dư luận quan tâm.
Tuy nhiên, thực tế đã xảy ra những trường hợp khai thác quá mức, đi
quá đà nhằm làm các tin, bài giật gân. Thậm chí có tờ báo cố tình khai thác
nguồn tin thất thiệt, đưa tin xâm phạm đời tư công dân để câu khách làm ảnh
hưởng sâu sắc đến danh dự, nhân phẩm và cuộc sống của cá nhân. Cũng đã
có một số cá nhân kiện cơ quan báo chí có hành vi thông tin xâm phạm đời
tư, thông tin không đúng sự thật.
Chia sẻ quan điểm của mình nhà báo Đà Trang, Báo Tuổi trẻ trăn
trở: Thực tại cho thấy, nhiều báo xâm phạm đời tư người khác khá “ngang
nhiên”. Một số nhà báo trẻ ít chú trọng khía cạnh pháp lý, đạo đức nghề

nghiệp, không ít phóng viên, nhà báo tự cho mình quyền phán xét, “ném đá”.
Về mặt pháp luật, tuy đã có quy định bảo vệ quyền bí mật đời tư công dân.
Tuy nhiên về nội hàm khái niệm “bí mật đời tư” lẫn “quyền bí mật đời tư”

19


đều chưa rõ; ranh giới giữa "xâm phạm đời tư” và “thông tin phục vụ đại
chúng (lợi ích công cộng)” là mong manh. Do vậy, để hạn chế tình trạng này,
nhà báo Đà Trang cho rằng: "Nhà báo phải biết đặt mình vào vị trí nhân vật”
khi viết thông tin cá nhân.
Chia sẻ quan điểm này, các đại biểu tại Hội thảo cho rằng việc đưa
thông tin cá nhân cần phải được xác minh chính xác, có kiểm chứng và có sự
trao đổi, đồng thuận của nhân vật. Đặc biệt, các nhà báo cần xác định rõ mục
đích khi viết tin bài, nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật về báo
chí và quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
Ông Ngô Huy Toàn, Trưởng phòng Thanh tra báo chí xuất bản, Bộ
Thông tin và Truyền thông viết trong bản tham luận tại Hội thảo: Báo chí có
xu hướng khai thác những vấn đề đời tư trong khuôn khổ pháp luật để phục
vụ lợi ích xã hội, nhưng việc phân định ranh giới cũng như cách hiểu đang
còn khác biệt. Do vậy báo chí với vai trò to lớn trong việc định hướng dư
luận cần đề cao trách nhiệm trước xã hội, tuân thủ nghiêm túc quy tắc đạo
đức nghề nghiệp và thể hiện được sự bao dung để xác định được giới hạn cần
có khi thông tin về đời tư cá nhân và khi đó tác phẩm báo chí sẽ thấm đượm
tính nhân văn.

20


Chương 3. Nhìn thẳng vào sự thật – hướng tới sự hoàn

thiện của một tác phẩm báo chí chân chính
3.1. Xu hướng cũ nhưng luôn được đổi mới
Một tác phẩm báo chí độc đáo, mới mẻ, hoàn chỉnh và được xã hội
thừa nhận bao giờ cũng chứa đựng một lượng thông tin có giá trị nhất, đó là
lượng thông tin chính xác nhất, trung thực nhất, tin cậy nhất, hấp dẫn nhất,
kịp thời nhất, có hiệu quả, hiệu ứng xã hội cao nhất. Đây chính là các tiêu chí
của cái hay trong một tác phẩm báo chí.
Mỗi người làm báo khi thể hiện tác phẩm phải đảm bảo tính trung
thực đến mức không ai có thể tìm ra bất cứ một sự giả dối nào. Tác phẩm báo
chí hàm chứa lượng thông tin về các sự kiện, các vấn đề nảy sinh trong cuộc
sống một cách trọn vẹn, kịp thời, đảm bảo sự khách quan, trung thực, đúng
bản chất, mang lại lợi ích thiết thực cho công chúng. Cái hay của báo chí
không phải chỉ là hương, hoa, ý tưởng trầm sâu như cái hay của văn chương,
nghệ thuật, mà đó chính là sự tác động trực tiếp về nội dung tư tưởng tạo ra
sự lan toả thông tin mang lại hiệu qủa cao trong xã hội. Một tác phẩm báo chí
hay bao giờ cũng là một tác phẩm báo chí có nội dung tư tưởng tốt và hình
thức thể hiện tốt. Công chúng tiếp nhận tác phẩm báo chí có nhu cầu thoả
mãn sự hưởng thụ cái hay về nội dung tư tưởng và hình thức thể hiện.
Nói tới công chúng là nói tới chủ thể tiếp nhận tác phẩm báo chí.
Một sản phẩm báo chí không phải chỉ thoả mãn nhu cầu thông tin của một
người mà của nhiều người tuỳ theo cấp độ thông tin và tính chất xã hội của

21


nó. Sức lan toả của thông tin theo cả chiều sâu và chiều rộng. Chiều sâu bao
giờ cũng là điều cần thiết trước hết, có thể được coi là nguyên nhân và động
lực tạo ra chiều rộng, có sâu thì mới có rộng, vì sâu nên mới rộng. Chiều sâu
của tác phẩm báo chí chính là mục đích thông tin được thẩm thấu thông qua
từng đối tượng tiếp nhận, trong đó cái hay giữ vai trò hạt nhân tạo nên sự

bùng nổ và lan truyền thông tin, hay nói cách khác là sự lan tỏa thông tin.
Một tác phẩm báo chí càng hay bao nhiêu thì sức lan toả càng lớn, nó có thể
vượt qua mọi chướng ngại để đến với công chúng như không khí trong lành
và cơm ăn, nước uống hằng ngày.
Nội dung tư tưởng của tác phẩm báo chí nằm trong khối lượng thông
tin được biểu đạt với chủ đích rõ ràng. Trong thời kỳ hội nhập và phát triển,
chủ đích của mọi hoạt động thông tin đều nhằm phục vụ mục tiêu độc lập dân
tộc, thống nhất lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh. Đó là mục tiêu chung của đất nước, của dân tộc, là tâm thế thời
đại, tâm thức người dân, trong đó có người làm báo cách mạng. Gần 80 năm
qua, kể từ thành lập, với bản chất cách mạng và khoa học, Đảng Cộng sản
Việt Nam được dân tộc Việt Nam giao cho sứ mệnh lãnh đạo, dắt dẫn, tổ
chức thực hiện thắng lợi công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Những thành tựu của sự
nghiệp đổi mới hôm nay đã minh chứng đầy đủ cho sự đúng đắn về đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; khẳng định rõ
hướng đi đúng đắn của dân tộc.Với tư cách là công cụ tuyên truyền của Đảng,
một tác phẩm báo chí hay trước hết phải thể hiện được chức năng tuyên
truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ chức tập thể quan điểm, đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Không làm được điều
đó, dứt khoát, tác phẩm báo chí không thể được gọi là hay.

22


Bên cạnh yếu tố quan trọng nói trên, một tác phẩm báo chí hay phải
là tác phẩm phát hiện được các giá trị thông tin mới phù hợp nhu cầu của số
đông độc giả. Các giá trị thông tin mới đó giúp cho công chúng nắm bắt kịp
thời bản chất sự kiện để có những phản ứng một cách tích cực. Phản ứng là
một quá trình tiếp nhận, xử lý, hiện thực hoá các giá trị thông tin của tác

phẩm báo chí trong cuộc sống bằng những việc làm cụ thể như: học tập, vận
dụng những phương pháp, cách làm mới, đồng thời tránh được những khuyết
điểm, sai lầm trong tư duy và cách làm cũ kỹ, lạc hậu.
Làm báo là làm chính trị. Báo chí là phương tiện hoạt động chính trị.
Bản chất chính trị là thể hiện và khẳng định rõ chức năng lãnh đạo và vai trò
cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam; chức năng quản lý, điều hành của
Nhà nước; sự vững vàng về chế độ; niềm hạnh phúc của con người; sự ổn
định và phát triển của đất nước. Hoạt động báo chí cần một đội ngũ nhà báo
có bản lĩnh chính trị, nghề nghiệp. Chính trị là hồn, cốt, là động lực, là mục
tiêu của hoạt động báo chí và hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí. Mục tiêu
chính trị của Đảng, của đất nước là động lực hoạt động sáng tạo tác phẩm báo
chí. Sức mạnh của báo chí, cái hay của báo chí khởi nguồn từ việc nắm bắt,
thông tin các sự kiện, vấn đề nảy sinh trong đời sống tuân theo quy luật khách
quan của mọi sự vận động, cũng là tuân theo các quy luật chủ nghĩa MácLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ ra.
Người cầm bút muốn viết hay phải có trái tim đầy nhiệt huyết và
lòng trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.
Sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc được thực thi bằng cuộc đấu
tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh chống bất công, nghèo
nàn, lạc hậu, xây dựng đất nước hướng tới các giá trị độc lập, thống nhất, dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nội dung chính trị
được thẩm thấu vào từng tác phẩm báo chí thông qua thế giới quan, nhân sinh

23


quan, khả năng chọn lựa, thể hiện tác phẩm của nhà báo. Sự thật trong mỗi sự
kiện, mỗi vấn đề được thể hiện trong tác phẩm đều phải tuân theo tôn chỉ,
mục đích, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
nước. Vì vậy, trước khi chọn lựa đề tài, người làm báo phải tìm hiểu xem sự
kiện đó, vấn đề đó nảy sinh có phù hợp với tôn chỉ, mục đích, đường lối, chủ

trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước hay không? Đây là
tiêu chí số một và quan trọng nhất của cái hay trong tác phẩm báo chí.

3.2. Bài học từ thực tiễn cá nhân
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã dẫn tới sự ra đời
của nhiều phương tiện truyền thông mới, tạo nên môi trường thông tin rộng
lớn vượt qua mọi biên giới quốc gia. Trong một thế giới phẳng, hầu như mọi
người đều được tiếp cận thông tin, trở thành người cung cấp thông tin, nên
báo chí buộc phải thay đổi và đã có những thay đổi cơ bản. Nhiều loại hình
báo chí mới ra đời và từ chỗ nặng về cổ vũ tuyên truyền, thông tin một chiều,
báo chí Việt Nam hiện nay đã có những góc nhìn đa chiều, thông tin đa dạng,
có tính tương tác nhiều hơn và làm tốt hơn vai trò phản biện xã hội… Tuy
nhiên, trong bối cảnh không ít trang mạng "đen" không ngừng hoang tin
chống phá Nhà nước, chống phá chế độ, gieo rắc thái độ thù địch, không ít tờ
báo chưa thể hiện rõ vai trò "người chiến sĩ cầm bút" trên mặt trận tư tưởng.
Nhiều tờ báo, đặc biệt là báo mạng chạy theo xu hướng giật gân, "lá
cải"…Như vậy, có hay không sự lệch chuẩn trong báo chí, truyền thông? Đổi
mới nội dung, hình thức như thế nào để không tự đánh mất chính mình,
không tầm thường hóa thông tin mà vẫn giữ được độc giả?… Rất nhiều câu
hỏi đặt ra với báo giới và cho báo giới. Tại cuộc hội thảo về đạo đức nghề
báo trong khai thác và xử lý nguồn tin do Hội Nhà báo Việt Nam và Học viện

24


Báo chí tuyên truyền phối hợp tổ chức mới đây, nhiều vấn đề liên quan đến
trách nhiệm xã hội, trách nhiệm công dân của người làm báo đã được bàn
thảo. Theo nhà báo lão thành Hữu Thọ, bên cạnh những ưu điểm cơ bản thì
báo chí hiện nay cũng có những khuyết điểm, có khuyết điểm nghiêm trọng.
Trong các khuyết điểm, có khuyết điểm thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng

xấu hoặc xâm phạm uy tín danh dự của tổ chức, nhân phẩm công dân, gây
khó khăn cho nhiều doanh nghiệp và làm mất uy tín của giới báo chí trong xã
hội… Ở một khía cạnh khác, nhà báo Vũ Văn Phúc - Tổng Biên tập Tạp chí
Cộng sản, nhận xét: Cách suy nghĩ đơn giản hoặc chạy theo thị hiếu tầm
thường để có những tít "giật", cách dùng ngôn từ dễ dãi, thiếu chọn lọc, thiếu
trau chuốt nhiều khi mang lại một cảm giác ghê sợ, phản cảm cho người đọc,
làm tổn hại đến sự trong sáng của tiếng Việt…
Có một thực tế đáng suy nghĩ là trong khi chưa phát huy được những
khía cạnh tích cực mà kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế có thể mang lại,
không ít tờ báo đã vô tình trở thành cầu nối, tạo môi trường trung gian để
những mặt trái của nó phát tác. Khoan nói đến tác hại của việc đưa tin thiếu
trách nhiệm, thiếu kiểm chứng, sai sự thật gây ảnh hưởng xấu trong dư luận
hoặc bị các thế lực thù địch lợi dụng, chỉ cần 15 phút lướt qua các trang báo
mạng, có thể cảm nhận được phần nào hiệu ứng tiêu cực từ những cái tít gây
"sốc", những vụ scandal nhảm nhí, hình ảnh sinh hoạt riêng tư, chuyện hậu
trường nhạy cảm…
Tần số xuất hiện của tên giết người Lê Văn Luyện trên các báo nhiều
hơn những vấn đề quốc kế dân sinh đã khiến kẻ sát nhân man rợ trở thành
"người hùng" được một bộ phận giới trẻ tung hô. Bàn quá nhiều về những vụ
việc vi phạm đạo đức, những trò PR thô lỗ của người đẹp, nghệ sĩ…, vô hình
trung một số tờ báo đã tiếp tay cho những trò lố bịch đua nhau nở rộ. Phơi
bày những cuộc ăn chơi thiếu văn hóa của các đại gia, người mẫu lên mặt

25


×