Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Kỹ năng học đại học hiệu quả dành cho tân sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.34 KB, 12 trang )

Kỹ năng học đại học hiệu quả dành cho tân sinh viên

Một điều chắc chắn rằng cách học của bạn ở đại học sẽ khác ở phổ thông, nếu
bạn còn giữ cách học cũ thì đây là lúc bạn nên trang bị cho mình kỹ năng học
đại học. Để học một cách hiệu quả những chương trình ở bậc đại học, bạn cần
trang bị cho mình kỹ năng sống sau đây.
Chắc hẳn bạn đã được nghe nói nhiều về sự khác nhau giữa môi trường đại học và
môi trường trung học phổ thông? Phương pháp giảng dạy và môi trường học tập
cũng có nhiều điều khác biệt. Làm sao để thích nghi với phương pháp giảng dạy và
môi trường học tập mới? Đó chính là bạn cần phải có những kỹ năng mềm cơ
bản để hòa nhập vào môi trường đại học một cách nhanh chóng
Một điều chắc chắn rằng cách học của bạn ở đại học sẽ khác với cách học ở phổ
thông, nếu bạn còn giữ cách học cũ thì đây là lúc bạn nên trang bị cho mình kỹ
năng học đại học. Để học một cách hiệu quả những chương trình ở bậc đại học,
bạn cần trang bị cho mình kỹ năng học đại học. Kỹ năng học đại học là cách thức
học ở bậc đại học phù hợp với môi trường mới với cách dạy và cách học mới, đem
lại hiệu quả tối ưu cho người học.
6 kỹ năng học đại học dành cho tân sinh viên:
Đây là những kĩ năng hết sức quen thuộc nhưng lại cần thiết và giúp ích rất nhiều
cho các tân sinh viên.
1. Kỹ năng học tập trên lớp:
Đầu tiên là kĩ năng nghe giảng. Hãy rèn luyện cho mình sự tập trung cao nhất khi
nghe giảng. Nếu bạn là người dễ bị lơ đãng, hãy ngồi bàn đầu. Tiếp theo là kĩ năng
ghi chép. Hãy rèn luyện khả năng viết tốc kí, viết có chọn lọc và khả năng phản
biện ngay cả khi đang ghi chép.
2. Kỹ năng tự học ở nhà:
Về không gian, cần tìm một chỗ yên tĩnh, tránh tiếng ồn, tuy nhiên đừng là sự im
lặng đến đáng sợ. Có thể tốt hơn nếu có một chút âm nhạc không lời với giai điệu
phù hợp. Về thời gian, bạn nên chọn một thời gian học cố định và tạo cho mình
thói quen học theo kế hoạch thời gian đó. Cần có lịch học thật hợp lý, kết hợp giữa
học tập và nghỉ ngơi. Hãy chia sẻ và cùng tìm giải pháp nếu gặp phải những vấn đề


khó khăn. Có ý thức học tập là điều mà các bạn tân sinh viên cần lưu ý.
3. Kĩ năng ghi nhớ tốt:
Hãy rèn luyện cho bộ não, vì nếu không hoạt động não sẽ chết dần. Để có một trí
nhớ tốt hãy chọn cho mình những thói quen tích cực như: khi đến trường kiểm tra


sách vở, ghi chép tích cực, luôn động não suy nghĩ, không ỷ lại, ghi giấy nhớ, quan
sát,…
Ghi nhớ là một kỹ năng sống, một khả năng quan trọng và cần thiết, được sử dụng
trong suốt cuộc sống của một con người. Nó giúp học sinh nhớ được kiến thức và
hệ thống hóa kiến thức tốt hơn, giảm được thời gian học tập. Khả năng ghi nhớ còn
đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và cả trong công việc của tất cả mọi người
từ trẻ em lẫn người trưởng thành. Cùng một nội dung nhưng ghi nhớ không phải là
nhớ từng câu từng chữ mà là nhớ những ý chính, những khái niệm và kiến thức
trọng tâm.

Kỹ năng học



đại học hiệu quả dành cho tân sinh viên
4. Kỹ năng đọc sách:
Đọc sách là kỹ năng không thể thiếu bởi học đại học sẽ phải học rất nhiều. Hãy
chọn cho mình những cuốn sách có ích thay vì những cuốn sách có ít tác dụng.
Tìm cho mình những phương pháp đọc sách nhanh và có hiệu quả. Bạn nên dùng
bút đánh dấu những chỗ quan trọng hay chưa hiểu để có thể xem lại. Trong khi
đọc, thỉnh thoảng dừng đọc và đặt những câu hỏi kích thích và tự tìm câu trả lời.
Đọc sách là cách để bạn bổ sung kiến thức, nhưng khi thời lượng có hạn hoặc sách
cần đọc quá nhiều thì bạn cần những "tuyệt chiêu" giúp "đánh nhanh rút gọn" mà
phải thật hiệu quả.

Phân loại tài liệu đọc: Có rất nhiều loại tài liệu cần thiết, nhưng nhìn
chung chúng có 3 loại sau: Loại 1: tài liệu tin tức hàng ngày (facebook, báo chí,
tin nhắn, E.mail…); Loại 2: các loại sách truyện (tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ,
…); Loại 3: Các loại sách giáo khoa, sách nâng cao, tham khảo, tài liệu chuyên










sâu liên quan đến học tập… Việc phân loại rõ ràng các tài liệu cần đọc giúp ta có
được cách thức và tốc độ đọc phù hợp. Loại 1 và 2 thì đọc nhanh hơn, khái quát
hơn. Loại thứ 3 thì cần nghiền ngẫm, đọc kỹ lưỡng hơn.
Tăng "khẩu độ" mắt: Tốc độ xử lí của mắt nhanh hơn chúng ta tưởng rất
nhiều, vì vậy để mắt đọc từng chữ là vô cùng lãng phí. Để tăng tốc độ đọc chúng
ta không nên đọc từng chữ mà cần đọc nhiều chữ cùng một lúc. Theo nghiên
cứu, trung bình trong một tích tắc mắt có thể đọc được từ 3 đến 5 chữ, đây gọi là
khẩu độ mắt. Khẩu độ mắt sẽ được trợ giúp bằng tốc độ lia đi của “vật chỉ
đường” như đã nhắc ở trên và tất nhiên sẽ tăng lên bằng việc rèn luyện đọc hằng
ngày.
5. Kỹ năng giải tỏa stress:
Đầu tiên là đừng để stress xảy ra bằng sự chuẩn bị kĩ càng về các mặt của đời sống
và học tập. Ví dụ, bạn sẽ không phải lo lắng về điểm số nếu bạn học tốt. Hãy rèn
luyện cho mình lối suy nghĩ tích cực. Nếu đã bị stress hãy loại bỏ nó bằng việc
nghỉ ngơi thư giãn: gặp bạn bè, đi dạo, nghe nhạc, chơi thể thao,…
Một kỹ năng sống quan trọng để ngăn ngừa và vượt qua stress, đó là biết cách sắp

xếp hợp lý, cân bằng các hoạt động trong cuộc sống. Thế nào là hợp lý và cân
bằng? Đó là khi bạn làm chủ và điều khiển được các hoạt động theo thứ tự ưu tiên
về mục tiêu, tầm quan trọng, thời gian, nội dung, phương pháp. Đối với sinh viên,
dĩ nhiên học tập hiệu quả là mục tiêu hàng đầu, bên cạnh đó là hoạt động thể dục
thể thao, đi làm thêm, tham gia đội nhóm, giao lưu, một số nhiệm vụ với gia đình,
và, chăm sóc cho tình yêu.
6. Kỹ năng chuẩn bị và làm bài kiểm tra
Học ngay trên lớp chính là yếu tố then chốt giúp bạn thành công trong học tập.
Đừng huyễn hoặc bản thân rằng ta không cần học trên lớp về ta tự học. Hãy thử
suy nghĩ, trên lớp bạn còn không học được thì về nhà bạn học thế nào? Tất nhiên là
vẫn có những ngoại lệ.
Bước vào kỳ thi, đầu tiên bạn phải xác định các tài liệu liên quan để ôn
tập, sắp xếp những gì ghi chép được, hệ thống hóa kiến thức, ước lượng xem
cần bao lâu để ôn tập. Chia nhỏ những gì bạn học thành từng phần.
Phân chia thời gian ôn thi hợp lí. Học nhóm sẽ hoàn thiện những lỗ hổng
cá nhân. Hãy tập trung vào những bài học thầy cô nhấn mạnh trong quá trình
học trên lớp. Cuối cùng là đừng để nước đến chân mới nhảy. Đa phần cách học
của sinh viên hiện nay là bình thường thì “chơi dài”, đến lúc thi thì “cày ngày,
cày đêm”. Điều này ai cũng biết là không tốt nhưng không phải ai cũng công
nhận. Hãy bắt đầu thay đổi ngay từ bây giờ.
Khi bạn làm bài kiểm tra bạn đang cố gắng chứng minh rằng bạn có
thể hiểu bài học và làm một số dạng bài tập nhất định. Ví dụ về một số dạng
bài tập mang tính khách quan, như bài tập đúng sai, trắc nghiệm, điền vào chỗ


trống. Ví dụ về một số dạng bài tập mang tính chủ quan, như những câu trả lời
ngắn gọn, những bài luận, thi vấn đáp. Nếu bạn có bất cứ một nghi ngờ nào về
sự công bằng của các bài thi, hay khả năng xác định chính xác năng lực của bạn
qua các bài kiểm tra, bạn nên nói chuyện với những người làm công tác cố vấn
học tập trong trường bạn.

Các cách rèn luyện kỹ năng mềm cho tân sinh viên trong môi trường đại học
Kỹ năng mềm thuộc phạm trù con người, không mang tính chuyên môn, không
phải là thiên bẩm mà do đào tạo nên. Kỹ năng mềm nên được học và thực hành
thông qua nhập vai, thảo luận nhóm và bài tập tình huống trong môi trường đại
học. Đây chính là bước chuyển tiếp quan trọng trong cuộc đời mỗi người, từ một
đứa trẻ thành một người trưởng thành biết chủ động nuôi sống bản thân. Ngay khi
bước chân vào đại học, các bạn tân sinh viên nên chú ý tham gia các hoạt động rèn
luyện kỹ năng sốngdưới đây:
Thuyết trình trước đám đông
Môn thuyết trình có thể rèn luyện cho sinh viên sự tin tin khi đứng trước nhiều
người. Ngoài ra, hoạt động này còn giúp hoàn thiện kỹ năng giao tiếp, gồm việc
học và thực hành cách sử dụng từ ngữ, ngôn ngữ cơ thể, nâng cao hiệu quả giao
tiếp với đồng nghiệp, khách hàng, bạn bè, cấp trên sau này.
Thảo luận và làm việc nhóm
Thảo luận giúp sinh viên nắm được cách trao đổi ý kiến trong nhóm, tích lũy kỹ
năng thăm dò và thu thập các dữ kiện, dữ liệu trong việc giải quyết bất đồng.
Ngoài ra, sinh viên còn có thể phát hiện ra những tố chất phát triển kỹ năng điều
hành và lãnh đạo.
Các hoạt động ngoại khóa
Các hoạt động này không chỉ mang lại những giờ phút tận hưởng, giải lao ngoài
giờ học trên lớp mà còn tạo điều kiện cho sinh viên phát triển các kỹ năng cá nhân
như tư duy, giải quyết vấn đề, phản xạ, sáng tạo...
Tham gia hội thảo quốc tế
Đây là cơ hội lý tưởng để sinh viên gặp gỡ, giao lưu, bắt kịp với kho kiến thức toàn
cầu. Bên cạnh đó, việc tham dự hội thảo quốc tế cũng tạo điều kiện cho sinh viên
thiết lập, mở rộng thêm các mối quan hệ. Nếu phụ huynh có dự định cho con du
học, các sự kiện này là cơ hội để giúp con thích nghi dần với môi trường giao tiếp
quốc tế, phát triển khả năng nghe nói tiếng Anh và làm quen với môi trường làm
việc trong các tập đoàn kinh tế có yếu tố nước ngoài.
Thực tập trong quá trình học

Không phải trường đại học nào cũng mở ra cánh cửa việc làm cho sinh viên sau
khi ra trường. Việc thực tập sớm tại các công ty sẽ giúp sinh viên hiểu biết thêm về
thực tiễn hoạt động các ngành nghề, tích lũy kinh nghiệm và làm đẹp hồ sơ xin
việc. Điều này rút ngắn đáng kể khoảng cách giữa đào tạo và thực tế, đáp ứng được
yêu cầu của nhà tuyển dụng.


Kết luận:
Thay đổi từ môi trường phổ thông đến đại học sẽ làm bạn khó thích nghi tuy nhiên
đó cũng là thử thách để giúp bạn rèn luyện và hoàn thiện kỹ năng sống của bản
thân. Một khi bạn hoàn thiện kỹ năng thì cũng có nghĩa là bạn đang hoàn thiện
bản thân mình. Khi hiểu đúng về kỹ năng, học đúng kỹ năng và sống với những kỹ
năng thuần thục và chuyên nghiệp, cuộc đời của mỗi chúng ta sẽ tuyệt vời hơn rất
nhiều.


Những nhóm kỹ năng quan trọng dành cho
sinh viên
Những kỹ năng quan trọng dành cho sinh viên: Vai trò của các kỹ năng mềm
đối với sinh viên là rất quan trọng, nhưng phần lớn sinh viên tại Việt Nam vẫn
còn thiếu sự quan tâm tới những nhóm kỹ năng sẽ giúp ích cho cuộc sống và
công việc sau này ...
Bước vào cuộc đời sinh viên, các bạn trẻ không chỉ cần điều chỉnh phương pháp
học tập mà còn phải biết cách chăm sóc bản thân, rèn luyện những kỹ năng sống...
để chuẩn bị cho sự nghiệp sau này. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ mình cần
chuẩn bị những kỹ năng gì và những nhóm kỹ năng nào sẽ là hành trang giúp bạn
có lợi thế trong công việc sau này.
Không ít sinh viên thiếu kỹ năng giao tiếp và tư duy phản biện
Hiện nay trước một số ít sinh viên chủ động, tích cực trong công việc học tập, trau
dồi kỹ năng phục vụ bản thân cũng như đầu tư thời gian cho việc phát triển nghề

nghiêp thì còn lại đa phần sinh viên Viêt Nam thiếu kỹ năng giao tiếp phản biện,
sống và học tập một cách máy móc và thụ động.

Những kỹ năng quan trọng dành cho sinh viên | kỹ năng sống








Các em không có mục tiêu để vươn tới cũng như không biết mình phải làm gì,
chuẩn bị những gì cho hành trang phía trước. Quỹ thời gian ngoài giảng đường đã
bị các em sử dụng một cách lãng phí cho việc ăn chơi, nhậu nhẹt hay ngồi “tám”
chuyện với bạn bè... Nếu được hỏi dự tính về tương lai của các em có lẽ câu trả lời
đa số sẽ là chưa biết. Thiết nghĩ nếu các em không chuẩn bị cho mình hành trang
tốt trước khi bước đi trên chính “đôi chân” của mình thì không biết “đôi chân” ấy
sẽ đưa các em về đâu.
Tôi còn nhớ câu châm ngôn cuộc sống: “Cuộc đời giống như khi bạn đi xe đạp,
nếu bạn không đạp bạn sẽ ngã” Vậy ngay từ bây giờ tại sao các bạn lại không học
cách “đạp xe” thật tốt? hãy chuẩn bị cho mình một hành trang vững chắc để bước
vào đời bằng một con người tự tin, năng động , sáng tạo để thành công.
Và academy.vn sẽ giúp bạn thực hiện điều đó. Thông qua những khóa đào tạo kỹ
năng chuyên sâu để phát triển bản thân, nghề nghiệp cũng như định hướng tương
lai chắc chắn bạn sẽ thành công nếu như tất cả những bí quyết đó được bạn nắm
bắt và thực hiện.
Mục tiêu của các nhóm kỹ năng sống dành cho sinh viên:
Khám phá khả năng tiểm ẩn của bản thân, khơi dậy sự sáng tạo.
Thiết lập – duy trì những mối quan hệ xã hội tích cực.

Trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để phát triển nghề nghiệp.
Chuẩn bị hành trang tìm việc, chinh phục nhà tuyển dụng.
Đặt mục tiêu và xây dựng kế hoạch hành động để tiến tới thành công.
Các kỹ năng và nhóm kỹ năng cần thiết cho sinh viên
Nhóm kỹ năng
Chi tiết kỹ năng
Kỹ năng tư duy tích cực
Kỹ năng tư duy sáng tạo
Kỹ năng xác định mục tiêu
KỸ NĂNG NHẬN THỨC
Kỹ năng khám phá bản thân
Kỹ năng giaỉ quyết vấn đề - ra quyết
định
KỸ NĂNG XÃ HỘI

Kỹ năng giao tiếp - ứng xử
Kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả
Kỹ năng tạo lập và duy trì các mối quan
hệ
Kỹ năng thuyết phục và gây ảnh hưởng
Kỹ năng tìm việc và chinh phục nhà


Nhóm kỹ năng

Chi tiết kỹ năng
tuyển dụng

KỸ NĂNG QUẢN KÝ

BẢN THÂN

Kỹ năng quản lý thời gian
Kỹ năng làm chủ cảm xúc
Kỹ năng vượt qua khó khăn và áp lực

Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả


Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả và chống buồn chán trong công việc:
Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kỹ năng làm việc nhóm
và tạo sự tự tin hơn trong công việc
7 kỹ năng cơ bản để làm việc nhóm một cách hiệu quả
7 kỹ năng được trình bày sau đây sẽ dùng trong suốt quá trình nghiên cứu mức độ
“ăn rơ” của các thành viên trong nhóm:
1. Lắng nghe: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Các thành viên
trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Kỹ năng này phản ánh sự tôn
trọng (hay xây dựng) ý kiến giữa các thành viên.
2. Chất vấn: Qua cách thức mỗi người đặt câu hỏi, chúng ta có thể nhận biết mức
độ tác động lẫn nhau, khả năng thảo luận, đưa ra vấn đề cho các thành viên khác
của họ.

Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả và chống buồn chán trong công việc
3. Thuyết phục: Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra.
Đồng thời họ cần biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến
của mình.
4. Tôn trọng: Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những người
khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực.



5. Trợ giúp: Các thành viên phải biết giúp đỡ nhau.
6. Sẻ chia: Các thành viên đưa ra ý kiến và tường thuật cách họ nghĩ ra nó cho
nhau.
7. Chung sức: Mỗi thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế hoạch
đã đề ra.
Hiểu rõ kỹ năng làm việc nhóm giúp bạn tự tin hơn trong công việc
Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu
làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản vì không ai là hoàn hảo,
làm việc theo nhóm sẽ tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung cho
nhau. Hơn nữa, chẳng ai có thể cáng đáng hết mọi việc. Người phương Tây luôn
xem công việc và bạn bè khác nhau do đó trong khi làm việc rất thoải mái. Tuy
nhiên, không khí làm việc khá căng thẳng đôi khi mâu thuẩn với nhau gay gắt do
họ rất coi trọng cá nhân.
1. Tại lần họp đầu tiên
- Khi nhóm nhận đề tài, trưởng nhóm sẽ đem ra cho các thành viên trong nhóm
thảo luận chung, tìm ý tuởng hay, phát biểu và đóng góp ý kiến.
- Nhóm sẽ phân công, thảo luận công việc cho phù hợp khả năng từng người dựa
trên chuyên môn vủa họ.
- Đề ra kế hoạch cụ thể, nhật ký công tác, thời gian dự tính sẽ hoàn thành và chuẩn
bị cho lần họp sau. Thông báo phần thưởng, phạt với các thành viên.
2. Những lần gặp sau.
- Tiếp tục có nhiều cuộc họp khác để bổ sung thêm ý kiến và giải đáp thắc mắc cho
từng người.
- Biên tập lại bài soạn của từng ngươì cũng như chuẩn bị tài liệu bổ sung.
3. Lần họp cuối cùng trước khi hoàn thành công việc
- Người trưởng nhóm tổng hợp lại toàn bộ phần việc của mỗi thành viên.
- Chuẩn bị sẵn bài thuyết trình và trả lời những câu hỏi thường gặp.
- Chọn người đứng lên thuyết trình đề tài, trả lời câu hỏi, ghi chú và một số người
dự bị.
Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân của các mối quan hệ



Thực trạng: Đối với người Việt trẻ, từ “teamwork” đã được nói đến nhiều nhưng
hình như nó vẫn chỉ được “nghe nói” chứ chúng ta chưa thực hiện nó theo đúng
nghĩa. Họ ít khi thành công trong những dự án làm việc theo nhóm và sự hỗ trợ của
nhiều thành viên, nhiều bộ phận chuyên biệt.
Nguyên nhân: Quá nể nang các mối quan hệ.
Người phương Tây có cái tôi rất cao nhưng lại sẵn sàng cùng nhau hoàn thành
công việc cần nhiều người. Còn người Việt trẻ chỉ chăm chăm xây dựng mối quan
hệ tốt giữa các thành viên trong đội, tỏ ra rất coi trọng bạn bè nên những cuộc
tranh luận thường được đè nén cho có vẻ nhẹ nhàng. Đôi khi có cãi nhau vặt theo
kiểu công tư lẵn lộn. Còn đối với sếp, tranh luận với sếp được coi như một biểu
hiện của không tôn trọng, không biết trên dưới, được đánh giá sang lĩnh vực đạo
đức, thái độ làm việc. “Dĩ hoà vi quý” mà, việc xây dựng được một mối quan hệ
tốt giữa các thành viên quan trọng hơn việc một công trình bị chậm tiến độ.
Thứ nhất ngồi ỳ, thứ nhì đồng ý
Người châu Âu và châu Mỹ luôn tách biệt giữa công việc và tình cảm còn chúng ta
thì ngược lại, thích làm vừa lòng người khác bằng cách luôn luôn tỏ ra đồng ý khi
người khác đưa ra ý kiến trong khi không đồng ý hoặc chẳng hiểu gì cả. Điều đó sẽ
làm cho cả nhóm hiểu lầm nhau, chia năm sẻ bảy hoặc ai làm thì làm. Những
người khác ngồi chơi xơi nước. Ai cũng hài lòng còn công việc thì không hoàn
thành. Nếu sếp đưa ra ý kiến thì lập tức trở thành khuôn vàng thước ngọc, các
thành viên chỉ việc tỏ ý tán thành mà chẳng bao giờ dám phản đối. Nếu bạn làm
việc mà chỉ có một mình bạn đưa ra ý kiến thì cũng giống như bạn đang ở trên biển
một mình. Bạn sẽ chọn đi với 10 người khác nhau hay với 10 hình nộm chỉ biết gật
gù đồng ý
Đùn đẩy trách nhiệm cho người khác
Chính sự thảo luận không dứt điểm, phân chia công việc không phân minh nên ai
cũng nghĩ đó là việc của người khác chứ không phải của mình. Khi đang đóng vai
im lặng đồng ý, thì trong đầu mỗi thành viên thường tạo ra cho mình một ý kiến

khác, đúng đắn hơn, dáng suốt hơn và không nói ra. Trong kỳ dọn dẹp công sở cuối
năm, khi công việc đươc tuyên bố”toàn công ty dọn dẹp phòng làm việc” thì sau
một tuần phòng vẫn đầy rác, giấy tờ, hồ sơ tung toé khắp nơi.
Cuối cùng sếp chỉ định một người chịu trách nhiệm thôi thì công việc chỉ một buổi
là OK. Vì sao? Đơn giản vì chỉ có một người, họ buộc phải làm chứ không thể đùn
cho ai khác! Còn với cả nhóm, nếu nhóm gặp thất bại, tất nhiên, không phải tại ý
kiến của mình, vì mình có nói gì đâu? Ý tưởng của mình vẫn còn cất trong đầu mà!
Rất nhiều lý do để giải thích tại sao thất bại, lý do nào cũng dẫn đến điều mình
không phải chịu trach nhiệm! Một trong những nguyên nhân của điều này là do
chúng ta hiếm khi phân công việc cho từng người, vì chúng ta thiếu lòng tự tin và
tâm lý sợ sai.


Không chú ý đến công việc của nhóm
Một khuynh hướng trái ngược là luôn luôn cố gắng cho ý kiến của mình là tốt và
chẳng bao giờ chịu chấp nhận ý kiến của bât kì ai khác. Một số thành viên trong
nhóm cho rằng mình giỏi nên chỉ bàn luận trong nhóm nhỏ những_người giỏi hoặc
đưa ý kiến của mình vào mà không cho người khác tham gia. Chỉ vài hôm là chia
rẽ nhóm. Khi cả đội bàn bạc với nhau, một số thành viên hoặc nghĩ rằng ý kiến của
mình không tốt nên không chịu nói ra hoặc cho rằng đề tài quá chán nên không tốn
thời gian. Thế là, trong khi phải bàn luận kỹ hơn để giải quyết vấn đề lại quay sang
nói chuyện riêng với nhau. Cho đến khi thời gian chỉ còn 5-10 phút thì tất cả mới
bắt đầu quay sang, đùn đẩy nhau phát biểu. Và chính lúc đã có một người lên
thuyết trình, chúng ta vẫn cứ tiếp tục bàn về chuyện riêng của mình.



×