Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Tiểu luận biện chứng của tự nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.71 KB, 47 trang )

MỞ ĐẦU
Loài người từ khi thoát khỏi loài vượn cho đến nay, đã có cả một lịch sử
phát triển riêng của mình: Từ thời kỳ đồ đá, đồ đồng, đồ sắt và tới ngày nay
khi khoa học đã phát triển mạnh mẽ, nó tạo ra những bước ngoặt quan trọng
của lịch sử - đó là sự thay đổi các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao:
"xã hội công xã nguyên thuỷ", "xã hội chiếm hữu nô lệ", "xã hội phong kiến",
"xã hội tư bản", đặc biệt là sự xuất hiện của "chủ nghĩa xã hội" sau cách
mạng tháng Mười Nga thành công và tiến lên "chủ nghĩa cộng sản" - hình
thái kinh tế - xã hội cao nhất của loài người trong tương lai.
Khoa học tự nhiên đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là động lực của
sự phát triển xã hội. Triết học được khoa học tự nhiên cung cấp cho
những tài liệu để khái quát, rút ra những vấn đề chung nhất về thế giới,
Ăngghen đã từng nói: "Mỗi lần có một phát minh vạch thời đại, ngay cả
trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, thì chủ nghĩa duy vật không tránh khỏi
sự thay đổi của nó" 1.
Trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên, Ăngghen đã khái quát các
thành tựu của khoa học tự nhiên từ thời kỳ cổ đại cho tới thời đại của ông,
chỉ rõ mối quan hệ giữa khoa học tự nhiên và triết học. "Trong toàn bộ các
tác phẩm của Ph.Ăngghen thì Biện chứng của tự nhiên là một trong số
những tác phẩm giữ vai trò nổi bật nhất và có ý nghĩa quan trọng nhất trong
thời đại hiện nay"2. Mặt khác, nếu đứng ở trình độ khoa học hiện đại để xem
xét thì có những vấn đề khoa học cụ thể được Ăngghen đề cập đến ở trong
tác phẩm này vẫn còn giữ được giá trị ở các mức độ khác nhau, trong đó tác
phẩm Biện chứng của tự nhiên là tác phẩm có những dự đoán thiên tài do
Ăngghen nêu lên chỉ một thời gian ngắn ngay sau đó đã được khoa học xác
nhận là đúng đắn, nhưng cũng có những dự đoán vượt trước thời đại khá xa,
thậm chí chúng chỉ được xác nhận là đúng đắn nhờ sự phát triển của khoa
C.Mác - Ph.Ăngghen, Tuyển tập, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội 1962, Tr.606
Nguyễn Trọng Chuẩn, Tác phẩm Biện chứng của tự nhiên và ý nghĩa hiện thời của nó, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2002, Tr.10
1


2

1


học thời đại chúng ta hoặc đang chờ đợi được xác nhận. Điều này đặc biệt
đáng nói là trong tác phẩm này còn chứa đựng nhiều vấn đề quan trọng của
phép biện chứng, nhiều tư tưởng, nhiều luận điểm và nhiều chỉ dẫn quan
trọng về vai trò của lịch sử triết học, của tư duy lý luận, về mối quan hệ giữa
triết học và các khoa học cụ thể.

NỘI DUNG
1. Sự ra đời tác phẩm Biện chứng của tự nhiên
1.1. Lý do Ăngghen viết tác phẩm
1.1.1. Hoàn cảnh văn hoá - xã hội
2


Tác phẩm Biện chứng của tự nhiên được Ăngghen viết năm 1873-1883
cùng với tác phẩm Chống Đuy-rinh (1876-1878).
Ở thời kỳ này, cùng với sự phát triển của sản xuất xã hội, khoa học tự
nhiên cũng có quá trình phát triển từ cổ đại đến cận đại. Đặc biệt giai đoạn
cuối thế kỷ XIX, cùng với sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa, khoa học tự nhiên phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của nhiều
phát minh khoa học, trong đó phải kể đến ba phát minh vĩ đại có tính chất
vạch thời đại.
Thứ nhất, là định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng do R.Mâye và
Giulơ tìm ra. Định luật này chứng minh rằng lực cơ học, nhiệt, ánh sáng, điện
các quá trình hoá học nghĩa là những hình thức khác nhau của vận động vật
chất không tách rời mà liên hệ với nhau, và trong những điều kiện nhất định

nó có thể chuyển hoá lẫn nhau.
Thứ hai, là học thuyết cấu tạo tế bào thực vật và động vật của M.Slâyđen
và T.Vansơ, xây dựng vào những năm 30 của thế kỷ XIX. Học thuyết đó
chứng minh sự thống nhất bên trong của cơ thể động vật và thực vật, giải
thích quá trình phát triển của chúng.
Thứ ba, là học thuyết tiến hoá của Đácuyn chứng minh rằng các loài
động vật và thực vật hiện nay không phải bất biến, mà là đang biến đổi. Sự
biến đổi này diễn ra nhờ quá trình chọn lọc tự nhiên và đấu tranh sinh tồn của
giới động vật trong tự nhiên.
Như vậy, những thành tựu khoa học tự nhiên giữa thế kỷ XIX đã vạch
ra dưới hình thức đặc thù mối liên hệ biện chứng, sự biến đổi, phát triển và
chuyển hoá về mặt chất lượng trong các lĩnh vực khác nhau của giới tự
nhiên, xác nhận quan điểm triết học duy vật biện chứng về sự tồn tại và phát
triển của thế giới. Ăngghen nhấn mạnh: “Quan niệm mới về giới tự nhiên đã
được hoàn thành trên những nét cơ bản: tất cả cái gì cứng nhắc đều bị tan ra,
tất cả cái gì cố định đều biến thành mây khói, và tất cả những gì đặc biệt mà
người ta cho là tồn tại vĩnh cửu thì đã trở thành nhất thời; và người ta đã
3


chứng minh rằng toàn bộ giới tự nhiên đều vận động theo một dòng và một
tuần hoàn vĩnh cửu”3.
Bên cạnh đó, thời kỳ này xuất hiện nhiều trào lưu triết học sai lầm: trào
lưu triết học thực chứng, triết học siêu hình duy tâm… đang có ảnh hưởng
sâu sắc tới sự phát triển của triết học, và làm cho khoa học tự nhiên phát
triển chệch hướng. Cuộc đấu tranh tư tưởng diễn ra gay gắt trong lĩnh vực
khoa học tự nhiên. Nhiều nhà khoa học tự nhiên bị ảnh hưởng và chịu sự chi
phối của thế giới quan siêu hình, họ còn xa lạ vói phép biện chứng. MácĂngghen nhận thấy cần khắc phục trở ngại đó trên con đường phát triển của
quá trình nhận thức khoa học. Cần thiết phải có một hướng đi đúng đắn cho
sự phát triển của khoa học tự nhiên, đó chính là tư duy biện chứng. Đây

cũng là thời kỳ mà chủ nghĩa duy tâm đang thịnh hành với trò bàn ma và gọi
hồn được “nhập cảng” từ châu Mỹ sang. Nhiều những nhà khoa học, nhũng
đại biểu không phải tầm thường của các trường phái, mà như Ăngghen viết
“hình như đã hoàn toàn chìm ngập trong cái trò bàn ma gọi hồn” 4. Một số
đại biểu của chủ nghĩa kinh nghiệm Anh, hay như nhà toán học, nhà vật lý
thiên tài Isắc-Niutơn vào những năm cuối đời, ông cũng vùi đầu vào việc
phân tích A-pô-ca-lip của thánh Giăng (đây là một chương trong kinh thánh,
nói về vinh dự cuối cùng của đạo Cơ-đốc), hay Valatxơ - nhà động vật kiêm
thực vật học siêu việt cũng tìm hiểu và say mê các cuộc thí nghiệm thôi
miên lực từ. Ông cũng đã viết cả cuốn sách nhỏ nói về những phép lạ và chủ
nghĩa thần linh hiện đại: On Miracles and Modern Spiritua lism. Và còn rất
nhiều nhà khoa học khác chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa duy tâm với trò bàn
ma gọi hồn nhảm nhí đó.
Chính vì vậy, cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm đủ mọi màu
sắc trong khoa học tự nhiên thời kỳ này có ý nghĩa to lớn để bảo vệ những
nguyên lý triết học cơ bản của chủ nghĩa Mác. Ngoài các khuynh hướng mê
tín dị đoan như thuật gọi hồn của Valatxơ, Cơrúccơ, cái khuynh hướng bất
3
4

Nguyễn Hữu Vui, Lịch sử triết học, Nxb Chính trị Quốc gia, HN 1998, Tr.472
Ph.Ăngghen, Biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật, Hà Nội 1971, tr.62

4


khả tri luận của chủ nghĩa Cantơ mới ở Đức, chủ nghĩa Hium ở Anh khá phát
triển. Hơn nữa, trong ý thức của các nhà khoa học tự nhiên bất khả tri luận
còn liên kết chặt chẽ với chủ nghĩa cơ giới máy móc như ở nhà vật lý học
Hemhôn, nhà sinh học Hếcken…

Các trào lưu triết học sai lầm: siêu hình, thực chứng, duy tâm… ảnh
hưởng rất lớn tới nhận thức của các nhà khoa học, làm cho khoa học phát
triển sai lệch, cản trở sự phát triển của khoa học tự nhiên.
Từ những yêu cầu về mặt văn hoá xã hội trên Ăngghen viết Biện chứng
của tự nhiên. Tác phẩm đã giải quyết đầy đủ yêu cầu đặt ra của lịch sử.
1.1.2. Hoàn cảnh kinh tế - chính trị - xã hội
Tác phẩm Biện chứng của tự nhiên viết sau sự thất bại của Công xã Pari,
đánh dấu thời kỳ tạm lắng của phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản. Công
xã Pari tuy thất bại nhưng nó đã để lại những kinh nghiệm cách mạng quý báu
cho giai cấp vô sản thế giới, nó cũng là cơ sở thực tiễn xã hội giúp cho MácĂngghen khái quát và phát triển lý luận của mình. Mác-Ăngghen nhận thấy
nguyên nhân thất bại của Công xã Pari, và sự cần thiết phải có một đường lối
chiến lược, sách lược phù hợp cho phong trào đấu tranh cách mạng của giai
cấp vô sản trong thời kỳ khoa học tự nhiên phát triển mạnh mẽ.
Vào những năm 70 của thế kỷ XIX, các vấn đề triết học của khoa học tự
nhiên bắt đầu trở thành trung tâm chú ý của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác.
Thế kỷ XIX là thời kỳ của những phát minh vĩ đại, đặc biệt là trong lĩnh vực
khoa học tự nhiên. Chính nhờ sự phát triển này đã đáp ứng được yêu cầu cho
sự phát triển sản xuất của chủ nghĩa tư bản. Ở chủ nghĩa tư bản, khối lượng
sản phẩm sản xuất ra bằng khối lượng sản phẩm của tất cả các thời kỳ trước
cộng lại. Có thể nói, chính nhờ sự phát triển của khoa học tự nhiên, cùng với
các phát minh vạch thời đại mà chủ nghĩa tư bản tạo ra một nền sản xuất cực
kỳ phát triển như vậy.
Thời kỳ này, nền sản xuất đại công nghiệp của các nước tư bản Tây Âu,
nhất là trong ngành công nghiệp điện lực và hoá học, đã có bước phát triển
5


mạnh mẽ. Chủ nghĩa tư bản giờ đây đang bắt đầu ở vào thời kỳ quá độ sang
chủ nghĩa đế quốc và các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội ngày càng diễn
ra sâu sắc và gay gắt, mà đỉnh cao là Công xã Pari, quần chúng nhân dân tuy

đã giành được chính quyền, song do còn non trẻ nên đã thất bại. Sau sự thất
bại của Công xã Pari, giai cấp tư sản mở cuộc tấn công toàn diện vào chủ
nghĩa Mác trên toàn bộ các lĩnh vực tư tưởng, nhất là tấn công cả vào lĩnh vực
của triết học. Chủ nghĩa tư bản không những chống lại chủ nghĩa Mác về lịch
sử xã hội, mà còn xuyên tạc những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên,
chúng chống lại phép biện chứng duy vật bằng chủ nghĩa ngu dân và chủ
nghĩa thần bí, thuyết cơ giới và thuyết tiến hoá tầm thường.
Trước tình hình đó, việc đánh giá ý nghĩa của các thành tựu khoa học tự
nhiên trở nên hết sức cần thiết, đặc biệt là việc xác lập quan niệm Mác xít về giới
tự nhiên và khoa học, việc hình thành và hoàn chỉnh hệ thống triết học Mác xít
trở thành nhiệm vụ bức xúc đặt ra cho Mác-Ăngghen. Do đó Ăngghen đã viết
Biện chứng của tự nhiên nhằm khái quát các thành tựu của khoa học tự nhiên
dưới góc độ triết học, định hướng cho sự phát triển của khoa học tự nhiên.
1.2. Mục đích Ăngghen viết tác phẩm
Một là, tổng hợp những thành tựu mới của khoa học tự nhiên, xây quan
niệm Mácxít về giới tự nhiên. Ăngghen vạch rõ, khoa học tự nhiên thời kỳ
này đang có những biến đổi mạnh mẽ, mang tính cách mạng. Đó là sự chuyển
biến từ khoa học kinh nghiệm sang khoa học lý luận, từ giai đoạn thu thập tài
liệu, chuyển sang giai đoạn phân tích và tổng hợp tài liệu. Trước đây khoa
học tự nhiên sử dụng phương pháp kinh nghiệm, nhưng giờ đây nó đã mất tác
dụng, cần phải thay thế nó bằng phương pháp lý luận. Thời kỳ này thé giói
quan siêu hình về thế giới tự nhiên chiếm địa vị thống trị trong khoa học,
Ăngghen nhận thấy cần phải thay thế thế giới quan siêu hình bằng thế giới
quan hoàn toàn mới - thế giới quan Mácxít về giới tự nhiên.

6


Thế giới quan siêu hình là cách nhìn nhận thế giới trong sự cô lập, tĩnh
tại và nó gây ra mâu thuẫn với sự phát triển của khoa học tự nhiên, nó là

xiềng xích đối với sự tiến bộ của khoa học tự nhiên.
Có những nhà khoa học tự nhiên, do không hiểu được phép biện
chứng, đã cho rằng: đối với khoa học tự nhiên thì triết học không có vai trò
gì cả. Ngoài ra, chủ nghĩa thực chứng đang trở thành trào lưu tư tưởng
được truyền bá rông rãi. Trược tình trạng đó của khoa học tự nhiên,
Ăngghen nhận thấy cần phải dùng quan điểm duy vật biện chứng để khái
và tổng kết những thành tựu mới nhất của khao học tự nhiên, xác lập hề
thống quan niệm Mácxít về giới tự nhiên, thay thế cho thế giới quan siêu
hình đã không còn giá trị nữa, bên cạnh đó phê phán trào lưu tư tưởng thực
chứng chủ nghĩa, xác lập vai trò và vị trí của phép biện chứng duy vật đối
với sự phát triển của khoa học tự nhiên.
Hai là, nhằm mục đích cung cấp cho khoa học tự nhiên lý luận nhận thức
khoa học và phương pháp luận Mácxít hoàn toàn mới mẻ.
Từ lâu, lý luận nhận thức và phương pháp luận siêu hình chiếm vị trí
thống trị trong khoa học tự nhiên. Sự phát triển của khoa học tự nhiên đã
chứng minh những hạn chế rất cơ bản của lý luận nhận thức và phương pháp
luận siêu hình. Chính vì vậy, việc sáng lập lý luận nhận thức và phương pháp
luận khoa học duy vật biện chứng là việc cần thiết, nhằm đáp ứng những đòi
hỏi trong khoa học tự nhiên. Biện chứng của tự nhiên đã luận chứng đầy đủ
về tầm quan trọng đặc biệt của phép biện chứng duy vật đối với việc định
hướng phát triển nghiên cứu khoa học tự nhiên. Hoạt động nhận thức và
nghiên cứu khoa học tự nhiên được sự vận dụng cụ thể của phương pháp luận
duy vật biện chứng, nhờ đó có được sự phát triển đúng đắn.
Ba là, chỉ ra phép biện chứng về sự quá độ từ giới tự nhiên sang xã hội
loài người. Lúc đầu Ăngghen chua có ý định trình bày phép biện chứng của
giới hữu cơ, do đó ông chưa nghĩ tới vấn đề về nguồn gốc sự sống và sự phát
triển của nó, vì thế ông không nêu ra vấn đề giới tự nhiên đã thực hiện bước
7



nhẩy vọt sang xã hội loài người như thế nào. Đây lại là một vấn đề nan giải
trong khoa học tự nhiên, và là vấn đề còn tranh cãi giữa chủ nghĩa duy vật và
chủ nghĩa duy tâm, giữa phép biện chứng và phép siêu hình.
Nhờ sự khái quát các thành tựu của khoa học tự nhiên, cũng nhờ sự phát
triển của nó, Ăngghen đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này. Ăngghen đã mở
rộng việc biên soạn Biện chứng của tự nhiên và coi việc vạch ra quá trình
biện chứng của sự quá độ từ giới tự nhiên sang xã hội loài người là nội dung
và mục đích quan trọng.
Bốn là, nhằm phê phán các trào lưu triết học duy tâm siêu hình đang ngự
trị trong khoa học tự nhiên, chống lại các triết gia tư sản lợi dụng các thành
tựu mới của khoa học tự nhiên để tấn công vào chủ nghĩa Mác.
Sau khi Công xã Pari thất bại, giai cấp tư sản ráo riết tấn công và công
kích chủ nghĩa Mác về mặt tư tưởng, đặc biệt là sự tấn công vào triết học
Mác. Những người theo các trường phái chống chủ nghĩa Mác thời bấy giờ,
Ăngghen chỉ rõ: Họ “muốn áp dụng những lý luận của khoa học tự nhiên vào
xã hội và muốn sửa đổi chủ nghĩa xã hội. Tất cả những điều đó buộc chúng ta
phải chú ý đến họ”5.
Trong thời kỳ này, chủ nghĩa duy tâm sinh học có ảnh hưởng rất lớn. Đại
biểu tiêu biểu là: L.Hemhôn, Muylơ... Họ lợi dụng sinh vật học, đặc biệt là
sinh lý học cảm quan để tuyên truyền cho thuyết bất khả tri của Cantơ, thuyết
này cho rằng nhận thức của con người có một giới hạn không thẻ vượt qua
được, phủ nhận vai trò nguồn gốc nhận thức của thế giới khách quan. Ngoài
ra còn rất nhiều trào lưu khác: chủ nghĩa nhiệt học, chủ nghĩa toán học, chủ
nghĩa ngu dân mà hình thức của nó là “thuật thần linh” cũng rất thịnh hành.
Những trào lưu này ảnh hưởng một cách tiêu cực, cản trở sự phát triển
của khoa học tự nhiên, đồng thời gây trở ngại cho việc truyền bá chủ nghĩa
Mác vào khoa học tự nhiên. Do đó trong Biện chứng của tự nhiên Ăngghen

5


C.Mác - Ph.Ăngghen, Tuyển tập, tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1994, Tr.681-682

8


đã vạch trần và phê phán kịch liệt những trào lưu tư tưởng triết học siêu
hình và duy tâm.
Như vậy, "nhiệm vụ của cuộc đấu tranh chống lại những tư tưởng thù
địch đòi hỏi chủ nghĩa Mác phải tiến hành cả trong lĩnh vực khoa học tự
nhiên, hơn nữa, cũng phải thấy rằng các thành tựu của khoa học tự nhiên thời
kỳ này khẳng định một quan điểm duy vật biện chứng về giới tự nhiên và đỏi
hỏi các nhà khoa học tự nhiên cần phải nắm vững các quan điểm duy vật biện
chứng một cách có ý thức" 6. Đó chính là mục đích cuối cùng mà Ăngghen
muốn đạt được qua Biện chứng của tự nhiên.
1.3. Khái quát bản thảo chi tiết
Tác phẩm Biện chứng của tự nhiên là tác phẩm có giá trị vô cùng to lớn
dù mới chỉ dừng lại ở dạng bản thảo. Để viết tác phẩm này, bắt đầu từ năm
1873 Ăngghen đã thu thập tài liệu và viết nhiều bài cho tác phẩm Biện chứng
của tự nhiên và đã có những kết quả nhất định. Tuy nhiên vì những điều kiện
khách quan nên tác phẩm chưa hoàn thành. Ta có thể tìm hiểu về quá trình ra
đời và số phận tác phẩm Biện chứng của tự nhiên của Ăngghen.
Tác phẩm Biện chứng của tự nhiên, xuất bản lần đầu tiên dưới góc độ là
một tác phẩm hoàn chỉnh vào năm 1925 (sau 30 năm ngày mất của Ăngghen)
tại Liên Xô.
Để phục vụ cho việc viết Biện chứng của tự nhiên, bắt đầu từ tháng 21870, Ăngghen đã rời bỏ công việc kinh doanh kéo dài suốt 20 năm, chuyến
sang sống ở Luân Đôn. Điều này đã giúp Ăngghen có thể chuyên tâm vào
việc nghiên cứu khoa học tự nhiên và bắt đầu - như cách ông nói - một quá
trình thay lông kéo dài suốt 8 năm.
Tác phẩm Biện chứng của tự nhiên được Ăngghen viết trong hai giai
đoạn: Từ ngày 30-5-1873, trong thư gửi Mác, Ăngghen nêu lên những ý


6

Bộ GD & ĐT, Triết học, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, Tr.146

9


tưởng về việc nghiên cứu phép biện chứng trong khoa học tự nhiên với một
đề cương khái quát trình bày mấy điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, Ăngghen đề cập tới đối tượng của khoa học tự nhiên đó là vật
chất, vật thể đang vận động. Vật thể và vận động không thể tách rời nhau, và
vật thể luôn nằm trong mối liên hệ với các vật thể khác.
Thứ hai, những hình thái vận động cơ bản của vật chất trong giới tự
nhiên như vận động: cơ giới, vật lý, hoá học... và việc phân loại các hình
thức vận động cơ bản đó ở góc độ khoa học tự nhiên. Ăngghen cũng nhấn
mạnh, những hình thức vận động cơ bản là sự chuyển hoá biện chứng từ
thấp đến cao.
Bức thư này là một mốc quan trọng đánh dấu việc Ăngghen bắt đầu
nghiên cứu có hệ thống và biên soạn Biện chứng của tự nhiên. Từ năm 18731876, Ăngghen thu thập và chỉnh lý một khối lượng lớn tài liệu về khoa học
tự nhiên, trên cơ sở đó ông viết "Lời nói đầu" và "Tác dụng của lao động
trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người", cùng nhiều bút ký và đoạn
trích. Đây là những nội dung ban đầu thể hiện tư tưởng và đề cương khái quát
của Biện chứng của tự nhiên.
Bắt đầu từ tháng 5-1876, để chống lại cuộc tấn công điên cuồng của
Đuyrinh vào chủ nghĩa Mác, Ăngghen đành phải hoãn các công việc khác lại
để ngoạm vào cái quả chua ấy, tức là ông phải mất hai năm trời để viết
Chống Đuyrinh - đây là các tác phẩm vĩ đại kiểu "Bách khoa toàn thư" về chủ
nghĩa Mác. Công việc này buộc Ăngghen phải tạm dừng việc viết Biện chứng
của tự nhiên, Tuy vậy, việc nghiên cứu và chuẩn bị tài liệu để viết Biện

chứng của tự nhiên, đã có nhiều thuận lợi khi ông viết Chống Đuyrinh.
Từ tháng 5-1787 đến tháng 3-1883, sau khi hoàn thành cuốn Chống
Đuyrinh, Ăngghen quay trở lại công việc nghiên cứu và biên soạn Biện chứng
của tự nhiên. Trong thời gian này Ăngghen lần lượt viết 8 chương, ghi chép
nhiều bút ký và viết 2 sơ thảo đề cương.

10


Ngày 14-3-1883, Mác qua đời, Ăngghen phải dành gần như toàn bộ thời
gian cho việc hoàn chỉnh và xuất bản tập II, III, IV của Bộ Tư bản; cho việc lãnh
đạo phong trào công nhân quốc tế, mặc dù đôi khi ông có quay trở lại với Biện
chứng của tự nhiên nhưng không viết thêm được bao nhiêu.
Như vậy, cho tới ngày 5-8-1895 khi Ăngghen qua đời, Biện chứng của
tự nhiên vẫn chưa được hoàn thành một cách trọn vẹn, mà mới chỉ dừng ở
dạng bản thảo chi tiết.
Sau khi Ăngghen qua đời, bản thảo Biện chứng của tự nhiên nằm
trong tay các lãnh tụ của Quốc tế II, cụ thể là do E.Bécxtanh lưu giữ. Trong
suốt 30 năm - E.Bécxtanh - người lưu giữ bản thảo tác phẩm chỉ cho công
bố có hai chương: "Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến tự
vượn thành người" vào năm 1896 trên tạp chí Neue Zeit và "khoa học tự
nhiên trong thế giới thần linh" vào năm 1898 trong niên giám Illustrirer
Neue Welt - Kalender.
Việc E.Becxtanh không cho công bố toàn bộ bản thảo Biện chứng của tự
nhiên là điều dễ hiểu, bởi lẽ ông ta là người theo chủ nghĩa Cantơ mới, đây là
thứ chủ nghĩa công khai loại trừ phép biện chứng, vì cho rằng nó có hại cho
khoa học, mà Biện chứng của tự nhiên lại khẳng định vai trò quan trọng của
phép biện chứng đối với sự phát triển của khoa học.
Năm 1924, để tránh sự phê phán của dư luận nhằm vào việc không cho
công bố Biện chứng của tự nhiên của Ph.Ăngghen. E.Becxtanh muốn thông

qua Alber Anhxtanh - nhà vật lý nổi tiếng thế giới - nhằm biện hộ cho việc
không công bố toàn bộ bản thảo, bằng cách gửi cho Anhxtanh bài viết về
"Điện" đấy là bài viết mang ít giá trị nhất của tác phẩm, để xin ý kiến. Nhưng
theo A.Anhxtanh thì bản thảo này đáng được xuất bản vì nó là tài liệu lý thú
để làm sáng tỏ tầm quan trọng tinh thần của Ăngghen.
Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã đấu tranh, cùng với sức ép của
dư luận và sự khẳng định của A.Anhxtanh, năm 1925, lần đầu tiên bản thảo
Biện chứng của tự nhiên được chuyển sang Liên Xô và xuất bản đồng thời
11


bằng hai thứ tiếng: tiếng Đức và tiếng Nga. Ngày nay, tác phẩm được xuất
bản nhiều lần và bằng hầu hết các thứ tiếng thông dụng trên thế giới.
Tác phẩm Biện chứng của tự nhiên của Ăngghen tuy mới chỉ dừng lại ở
dạng bản thảo, nhưng nó đã trở thành tác phẩm có giá trị và "chứa đựng nhiều
vấn đề quan trọng của phép biện chứng, nhiều tư tưởng, nhiều luận điểm và
nhiều chỉ dẫn quan trọng về vai trò của lịch sử triết học, của tư duy lý luận, về
mối quan hệ giữa triết học và các khoa học cụ thể..."7.
Tác phẩm Biện chứng của tự nhiên đã ra đời trong những hoàn cảnh đặc
biệt của điều kiện kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội thời kỳ nửa cuối thế kỷ
XIX. Thời kỳ này có những biến động lớn trong cả lĩnh vực khoa học tự nhiên
và triết học. Nhiều trào lưu triết học sai lầm như: chủ nghĩa duy tâm. siêu
hình, chủ nghĩa thực chứng… ảnh hưởng tới sự phát triển của khoa học tự
nhiên. Khoa học tự nhiên phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên chưa có sự khái quát
các thành tựu khoa học tự nhiên về mặt triết học.
Chính vì vậy, Ăngghen đã nghiên cứu khoa học tự nhiên và viết tác
phẩm biện chứng của tự nhiên. Một mặt để khái quát các thành tựu của khoa
học tự nhiên về mặt triết học, mặt khác để định hướng đúng đắn cho sự phát
triển của khoa học tự nhiên, tránh được những trào lưu triết học sai lầm đang
ảnh hưởng tới sự phát triển của nó.

Tác phẩm Biện chứng của tự nhiên viết trong hai giai đoạn, tuy nhiên
cho tới ngày 5-8-1895, khi Ăngghen mất thì Biện chứng của tự nhiên vẫn mới
chỉ dừng lại ở dạng bản thảo. Song Biện chứng của tự nhiên là một tác phẩm
xuất sắc, nó mang tính khái quát các thành tựu khoa học tự nhiên về mặt triết
học và chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa khoa học tự nhiên và triết học,
định hướng để khoa học tự nhiên tiếp tục phát triển.
2. Mối quan hệ giữa khoa học tự nhiên và triết học trong tác phẩm Biện
chứng của tự nhiên
Nguyễn Trọng Chuẩn, Tác phẩm Biện chứng của tự nhiên và ý nghĩa hiện thời của nó, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2002, Tr.10
7

12


2.1. Lịch sử phát triển của khoa học tự nhiên trong tác phẩm Biện chứng
của tự nhiên
2.1.1. Khoa học tự nhiên thời kỳ cổ đại
Có thể nói, trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên Ăngghen đã khái
quát khá đầy đủ các thành tựu của khoa học tự nhiên thời kỳ cổ đại. Ở thời kỳ
cổ đại triết học và khoa học tự nhiên chưa tách rời nhau, do đó người ta còn
gọi triết học thời kỳ cổ đại là triết học tự nhiên, các nhà khoa học tự nhiên
cũng đồng thời là các nhà triết học.
Ở thời kỳ này, các phát minh khoa học tự nhiên có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, các phát minh ra đời nhằm phục vụ các ngành sản xuất đang
phát triển: chăn nuôi, trồng trọt, hàng hải…
Thứ hai, khoa học tự nhiên và triết học còn hoà nhập vào nhau, chưa
phân ngành rõ rệt.
Thứ ba, khoa học tự nhiên thời kỳ này còn mang tính trực quan, xem xét
tự nhiên như một chỉnh thể, còn tồn tại ở dạng mầm mống…

Khoa học tự nhiên thời kỳ cổ đại gồm có: Toán học, thiên văn học, vật lý
học, địa lý học, y học … các thành tựu này gắn liền với tên tuổi nhiều nhà
khoa học nổi tiếng: Talét, Pitago, Ơclít, Áccimét…
Talét (VII-VI.TCN): ông là người tiếp thu được các thành tựu của
Babilon và Ai Cập. Phát minh lớn nhất của Talét là tỷ lệ thức. Dựa vào công
thức đó mà ông tính được chiều cao của kim tự tháp qua việc đo bóng của nó.
Talét còn là nhà thiên văn học, ông tính trước được một lần nhật thực. Tuy
nhiên, ông còn nhận thức sai về trái đất, vì ông cho rằng trái đất nổi trên mặt
nước, vòm trời hình bán cầu úp lên mặt đất.
Pitago (khoảng 580-500.TCN): Ông là người sáng lập ra định lý Pitago
nói về mối quan hệ giữa 3 cạnh của một tam giác vuông. Ông còn phân biệt
các loại số chẵn, số lẻ và số không chia hết. Về thiên văn học, Pitago tiến bộ
hơn Talét khi ông nhận thức được quả đất hình cầu và chuyển động theo quỹ
đạo của nó.
13


clớt (khong 330-275.TCN): ễng l ngi ng u cỏc nh toỏn hc
Alchxngri. Trờn c s tng kt cỏc thnh tu ca nhng ngi i trc,
clớt ó son thnh sỏch Toỏn hc s ng, ú l c s ca mụn hỡnh hc,
trong ú cha ng tiờn clớt ni ting.
ácsimét (287-212.TCN): Ông là một trong những nhà khoa học vĩ đại
nhất thời kỳ cổ đại. Về toán học, ông tính số pi ( ) bằng một trị số nằm giữa
hai số 3

10
10
và 3 . Đó là số
71
70




chính xác sớm nhất trong lịch sử phơng Tây.

ácsimét còn tìm đợc cách tính thể tích và diện tích của nhiều hình khối. Về
vật lý học, phát minh quan trọng nhất của ông là về mặt lực học, trong đó đặc
biệt nhất là nguyên lý đòn bẩy. Ông có câu nói nổi tiếng: Hãy cho tôi một
điểm tựa chắc chắn, tôi có thể cất lên cả quả đất. ácsimét cũng phát minh ra
nguyên lý quan trọng về thuỷ lực học, đó là mọi vật thả xuống nớc đều phải
chịu một lực đẩy từ dới nớc lên bằng trọng lợng nớc phải chuyển đi. Ngoài ra
ácsimét còn rất nhiều phát minh khác về nhiều lĩnh vực: gơng 6 mặt, đòn bẩy,
máy bơm nớc
Arixtỏc (310-230.TCN): ễng l ngi u tiờn nờu ra lý thuyt v h
thng mt tri. ễng tớnh toỏn khỏ chớnh xỏc th tớch ca Mt Tri, trỏi t,
mt trng v khong cỏch gia ba thiờn th ny. í kin ca ụng l: khụng
phi mt tri quay xung quanh trỏi t, m l trỏi t t quay quanh trc ca
nú v quay quanh Mt tri. Nhng ý kin ca ụng b buc ti l quy ry s
ngh ngi ca cỏc thiờn thn.
Plinỳt (23-79): l nh khoa hc ni ting nht ca Lamó c i. Tỏc
phm u tiờn ca ụng l Lch s t nhiờn gm 37 chng. ú l bn tp
hp cỏc tri thc ca cỏc ngnh khoa hc: Thiờn vn hc, Vt lý hc, Luyn
kim hc thi by gi. õy cú th coi nh mt tỏc phm tng t nh b
Bỏch khoa ton th ca Lamó c i.
Clt Ptụlờmờ (khong th k th II): ụng l nh Thiờn vn hc, Toỏn
hc, a lý hc. Trờn c s ỳc kt cỏc kin thc v thiờn vn hc ca Ai
Cp, Babilon v Hy Lp, ụng ó son b sỏch Tng hp - Kt cu toỏn hc
14



(Composition mathematique), trong đó ông cũng cho rằng quả đất hình cầu.
Tuy nhiên ông lại sai lầm khi cho rằng quả đất là trung tâm của vũ trụ. Đây
chính là “Thuyết địa tâm” - thuyết này đã chi phối nền thiên văn học của châu
Âu suốt 14 thế kỷ.
Mỗi phát minh khoa học ra đời, nó đều bắt nguồn từ yêu cầu của thực
tiễn, mà như Ăngghen nói, đó là: "Sự phát sinh và phát triển của các ngành
khoa học đã do sản xuất quy định"8.
Như vậy, vào khoảng những năm 300 của thời kỳ cổ đại, đây là thời kỳ
có nhiều phát minh lớn ra đời trên tất cả các lĩnh vực. Đó là những phát minh
có ý nghĩa lớn lao đối với loài người, nó chứng tỏ thành quả ban đầu đã đạt
được của khoa học tự nhiên. Mở đầu cho thời kỳ các phát minh khoa học
phục vụ đời sống của con người. Khoa học tự nhiên thời cổ đại chính là tiền
đề để cho sự phát triển rực rỡ của khoa học trong các giai đoạn sau này. Với
nền văn minh rực rỡ đầu tiên của nhân loại được đánh dấu bằng thế giới quan
duy vật và phép biện chứng ngây thơ của các nhà triết học cổ đại, bằng những
phỏng đoán thiên tài của họ về giới tự nhiên, thì cái đêm tăm tối của thời kỳ
trung cổ kéo dài hàng chục thế kỷ chỉ với sự thống trị của triết học kinh viện,
đã kìm hãm sự phát triển của khoa học tự nhiên. Ăngghen cũng nói: "Thời
trung cổ cơ đốc chẳng để lại gì cả"9. Điều này chứng tỏ sự tác động tiêu cực
của thế giới quan duy tâm có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sự phát triển của
khoa học tự nhiên "Khoa học còn bị mắc kẹt sâu trong thần học"10.
Vào cuối thời kỳ Trung cổ, thời kỳ mà chế độ phong kiến ở Châu Âu tan
rã, nền công nghiệp và thương mại của giai cấp tư sản đã mở ra thời kỳ mới,
thời kỳ mà khoa học tự nhiên bước vào giai đoạn phát triển mới, trên cơ sở
tiếp thu các thành tựu rực rỡ của khoa học thời cổ đại.
2.1.2. Khoa học tự nhiên thời kỳ hiện đại
Ph.Ăngghen, Biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật, Hà Nội 1971, Tr.275
Ph.Ăngghen, Biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật, Hà Nội 1971, Tr.16
10 Ph.Ăngghen, Biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật, Hà Nội 1971, Tr.19
8

9

15


Sau thời kỳ Trung cổ khoa học tự nhiên phát triển mạnh, mở ra một kỷ
nguyên mới về tri thức nhân loại - đó là các thành tựu khoa học tự nhiên thời
kỳ hiện đại. Thời kỳ này ta có thể chia thành hai giai đoạn.
Khoa học tự nhiên giai đoạn từ Phục hưng đến thế kỷ XVIII
Thời kỳ Phục hưng, các ngành khoa học tự nhiên có những thành tựu lớn
lao, trong đó đặc biệt quan trọng là thiên văn học. Nói về các thành tựu thiên
văn học thời kỳ này, Ăngghen gọi đó là cuộc cách mạng trên trời.
Sở dĩ thời kỳ này khoa học phát triển mạnh mẽ đó là do yêu cầu của chủ
nghĩa tư bản "Giai cấp tư sản, trong giai đoạn cách mạng đầu tiên của nó
chống chế độ phong kiến đã sử dụng khoa học tự nhiên, một mặt để chống lại
những quan điểm triết học kinh viện, mặt khác để phát triển lực lượng sản
xuất của xã hội" 11.
Thành tựu của khoa học thời kỳ này, trước tiên chúng ta phải kể đến nhà
bác học lớn mở đầu cho bước nhảy vọt về khoa học tự nhiên thời phục hưng
là Nicôlai Côpécních (1473-1543). Ông vốn là giáo sĩ, nhưng qua nhiều năm
nghiên cứu, ông đã nêu ra học thuyết về vũ trụ chống lại thuyết của nhà thiên
văn học cổ đại Ptôlêmê đã ngự trị ở Châu Âu suốt 14 thế kỷ. Côpécních
khẳng định mặt trời mới là trung tâm của vũ trụ, trái đất quay quanh trục của
nó và quay quanh mặt trời. Phát hiện này được ông trình bày trong tác phẩm
Bàn về sự vận hành của các thiên thể. Tác phẩm này được ông hoàn thành
năm 1536, nhưng vì nó sợ giáo hội kết tội nên mãi tới mấy ngày trước khi mất
ông mới công bố (1543).
Tác phẩm này của Côpécních đã phá tan tành vị trí trung tâm đặc biệt
của trái đất trong vũ trụ đã giáng chức trái đất xuống vị trí của một hành tinh
bình thường, và dó đó lật đổ thế giới quan cơ bản nhất của thời kỳ trung cổ,

đã cho "Thần học về hưu" và mở đường cho thế giới mới.
Trong Biện chứng của tự nhiên, Ăngghen viết: "…tác phẩm vĩ đại của
Côpécních trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, tác phẩm trong đó Côpécních,
Viện Triết học, Vai trò của phương pháp luận triết học Mác - Lênin đối với sự phát triển của khoa học tự
nhiên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1977, Tr.10
11

16


sau 36 năm do dự và có thể nói rằng lúc sắp chế đã tấn công, dù còn dè dặt,
vào sự mê tín"12.
Nói tới thiên văn học, chúng ta còn phải nói tới người hưởng ứng học
thuyết của Côpécních, đó là nhà thiên văn học và triết học người Ý Gioócđanô
Brunô (1548-1600). Ông cũng là một giáo sĩ, nhưng trong khi giáo hội cấm
lưu hành tác phẩm của Côpécních thì Brunô lại phát triển thêm một bước cho
rằng vũ trụ là vô tận, mặt trời không phải là trung tâm của vũ trụ, mà chỉ là
trung tâm của thái dương hệ chúng ta, ngoài ra còn rất nhiều thái dương hệ
khác trong vũ trụ.
Tiếp thu và phát triển các quan điểm của Côpécních và Brunô về thiên
văn học chính là Galilê (1564-1642). Năm 1609, Galilê phát minh ra kính
thiên văn, ông đã trở thành người đầu tiên dùng kính viễn vọng phóng to 30
lần để quan sát bầu trời. Ông chứng minh mặt trăng cũng là hành tinh giống
như trái đất, bề mặt của nó cũng lồi lõm, có núi non gồ ghề. Ông cũng còn
phá hiện được thiên hà là do vô số vì sao tạo thành. Đồng thời với Kêplơ,
Galilê cũng phát minh ra ba quy luật quan trọng về sự vận hành của các hành
tinh xung quanh mặt trời.
Tiếp bước các nhà thiên văn đi trước, Niutơn (1642-1727) đã cho công
bố cuốn sách Những nguyên lý toán học của triết học về tự nhiên vào năm
1687. Trong cuốn sách này Niutơn đã trình bày "Định luật hấp dẫn vũ trụ"

của ông. Định luật này của Niutơn đã giải thích được chuyển động của trái đất
và các hành tinh quanh mặt trời, giải thích tại sao lại có thuỷ triều và ông chỉ
ra được đường bay của sao chổi.
Tác phẩm bất hủ này của I.Niutơn là đỉnh cao nhất của cuộc cách mạng
khoa học thế kỷ XVI - XVII.
Như vậy, học thuyết của Côpécních đã mở đầu cho cuộc cách mạng lớn lao
trong khoa học, cuộc cách mạng được Galilê tiếp tục tiến hành và kết thúc bằng
những công trình bất hủ của Niutơn. Và cũng từ đây, trí tuệ loài người được
12

Ph.Ăngghen, Biện chứng của tự nhiờn, Nxb Sự thật, Hà Nội 1971, Tr.291

17


trang bị công cụ tinh thần vô cùng sắc bén, các thành tựu của cuộc cách mạng
khoa học bắt đầu từ Côpécních đã được Niutơn hoàn thiện, tạo điều kiện làm nảy
sinh những công cụ lao động mới, các loại máy móc mới, con người được từng
bước giải phóng khỏi lao động cơ bắp và sự phụ thuộc vào thiên nhiên.
Qua việc nghiên cứu các thành tựu của khoa học tự nhiên thời kỳ Phục hưng,
thì lúc đầu khoa học tự nhiên mang tính cách mạng, bởi các thành tựu đó đã tấn
công trực diện làm tan rã hệ thống cố hữu của nhà thờ, của giáo hội trung cổ.
Khoa học tự nhiên thời kỳ bắt đầu phân ngành thành các khoa học cụ thể.
Như Ăngghen đã viết về thời kỳ Phục hưng: "Côpécníc đã mở đầu thời kỳ đó
bằng cách gửi cho thần học một bức thư đoạn tuyệt; Niutơn kết thúc thời kỳ
đó bằng cái định đề sự thúc đẩy ban đầu của Chúa"13.
Vào cuối thời kỳ Phục hưng, khoa học tự nhiên cơ bản nghiên cứu về
vận động cơ giới. Cơ học - học thuyết tổng quát về chuyển động được hình
thành trước tiên, sau đó mới đến vật lý, hoá học…, nghĩa là các khoa học
nghiên cứu những hình thức vận động phức tạp hơn của vật chất. Hơn nữa,

trong quá trình nhận thức của hiện tượng khách quan, cơ học đóng vai trò cơ
bản, trung tâm của khoa học. Ăngghen viết: "… việc khảo sát bản chất của
vận động phải xuất phát từ những dạng đơn giản nhất, thấp nhất của nó, và
phải học cách hiểu những dạng đó trước khi có thể đưa ra một cái gì đó để
giải thích những dạng vận động cấp cao hơn, phức tạp hơn"14.
Tóm lại, với thời kỳ phục hưng, thời kỳ mà chế độ phong kiến ở Châu
Âu đang tan rã, nền công nghiệp và thương mại của giai cấp tư sản đã thúc
đẩy khoa học tự nhiên phát triển. Các nhà khoa học đã viết nên bản tuyên
ngôn độc lập của mình. Thời kỳ này khoa học tự nhiên phát triển mạnh mẽ
nhờ những đầu kiện mới do chủ nghĩa tư bản tạo ra. Giai cấp tư sản trong giai
đoạn các nước đầu tiên của nó là chống lại giai cấp phong kiến, đã sử dụng
khoa học tự nhiên, một mặt để chống triết học kinh viện, mặt khác để thúc
đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất.
13
14

Ph.Ăngghen, Biện chứng của tự nhiờn, Nxb Sự thật, Hà Nội 1971, Tr.20
Ph.Ăngghen, Biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật, Hà Nội 1952, Tr.44

18


Có thể nói, nhờ những điều kiện mới do chủ nghĩa tư bản tạo ra, mà khoa
học tự nhiên thời kỳ này đã có nhiều phát minh ra đời, đặc biệt trong lĩnh vực
thiên văn học, "cuộc cách mạng trên trời" ấy đã đánh đổ quan niệm của nhà
thờ giáo hội, mở ra thời kỳ phát triển mới. Thời kỳ Phục hưng đã để lại những
tiền đề quan trọng, chuẩn bị cho sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên
giai đoạn sau này.
Khoa học tự nhiên giai đoạn từ nửa cuối XVIII đến giữa XIX
Khoa học tự nhiên thời kỳ này có sự thay đổi mới về chất, đó chính là sự

chuyển biến từ khoa học thực nghiệm phân ngành thành khoa học lý luận. Đó
là việc nghiên cứu thế giới trong sự vận động, biến đổi, thâm nhập và chuyển
hoá lẫn nhau.
Ở thời kỳ này, Ăngghen đánh giá rất cao ba phát minh vĩ đại, chính ba

phát minh này đã trở thành tiền đề khoa học tự nhiên cho sự ra đời của triết
học Mác - chủ nghĩa duy vật biện chứng. Ăngghen viết "Ba phát hiện vĩ đại
đã có ý nghĩa quyết định"15 và cũng chính trong Biện chứng của tự nhiên
Ăngghen cũng phân tích và tìm hiểu sâu sắc các phát minh này, đó là: Định
luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, học thuyết tế bào, học thuyết tiến
hoá. "Phát hiện thứ nhất là sự chứng minh được sự chuyển hoá của năng
lượng, bắt nguồn tự sự phát triển ra đương lượng cơ giới của nhiệt" 16, do Robe
Maye và Giulơ phát hiện ra.
Định luật phát biểu như sau: Năng lượng không sinh ra, không mất đi, nó
chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác hoặc phân bố lại các phần của
hệ vật chất, "Bây giờ thì đã chứng minh được rằng tất cả những nguyên nhân
tác động trong giới tự nhiên, trước đây vẫn tồn tại một cách bí ẩn, không thể
giải thích được dưới cái tên là lực"17.
Giờ đây, không những chúng ta có thể chứng minh sự chuyển hoá của
năng lượng qua các hình thức vẫn đang diễn ra trong giới tự nhiên, mà có thể
Ph.Ăngghen, Biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật, Hà Nội 1971, Tr.296
Ph.Ăngghen, Biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật, Hà Nội 1971, Tr.296
17 Ph.Ăngghen, Biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật, Hà Nội 1971, Tr.296
15
16

19


thực hiện sự chuyển hoá đó trong phòng thí nghiệm hay cả trong công nghiệp

đã chứng minh hùng hồn rằng: mọi sự vật trong tự nhiên đều tồn tại trong mối
liên hệ phổ biến với nhau, nó chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác, từ vật
này sang vật khác, mà giữa chúng không có sự tách rời nào cả. Như vậy định
luật này xứng đáng được gọi là một trong những phát minh khoa học mang
tính vạch thời đại.
Tuy nhiên nếu theo học thuyết tế bào của T.Sơvan và Slâyđen thì "vẫn
còn một chỗ trống chính"18. Thật vậy, khi thế giới sinh vật được nảy sinh từ
một tế bào duy nhất, thì do đâu mà có tính muôn vẻ vô tận của những cá thể
trong thế giới đó?
Để giải đáp thuyết phục cho vấn đề này đã có "phát hiện vĩ đại thứ ba, lý
luận về sự tiến hoá, lý luận này được Đác uyn xây dựng nên và trình bày lần
đầu tiên một cách có hệ thống"19.
Theo thuyết tiến hoá của Saclơ Rôbơt Đácuyn (1809-1882): sự đa dạng
và phong phú mà thế giới sinh vật có được là nhờ hai đặc tính biến dị và di
truyền, và động lực thúc đẩy quá trình tiến hoá chính là sự đấu tranh sinh tồn
và quy luật chọn lọc tự nhiên.
Chuỗi tiến hoá của các cơ thể từ những hình thức đơn giản cho tới những
hình thức ngày càng đa dạng, phức tạp và muôn màu, muôn vẻ để tiến đến
việc hình thành con người. Thuyết tiến hoà đã trả lời cho nguồn gốc của lời
người từ đâu mà ra, do đó nó cũng đập tan quan niệm duy tâm cho rằng con
người do Chúa tạo ra. Ta có thể thấy qua nghiên cứu, khoa học tự nhiên ra đời
trên cơ sở yêu cầu sản xuất, nó gắn với sản xuất, và có một quá trình lâu dài
chống lại tôn giáo, góp phần hình thành xã hội mới.
Khoa học tự nhiên nó mang tính cách mạng, gắn với cách mạng xã hội
và giai cấp tiến bộ của xã hội. Khoa học tự nhiên trong thời đại ngày nay đang

18
19

Ph.Ăngghen, Biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật, Hà Nội 1971, Tr.297

Ph.Ăngghen, Biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật, Hà Nội 1971, Tr.297

20


trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, đóng góp lớn cho sự phát triển và tiến bộ
không ngừng của xã hội.
Chính các phát minh trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, đã mở đường cho
những tư tưởng triết học duy vật phát triển, thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa
duy vật biện chứng - chủ nghĩa Mác. Chính trong thời kỳ này, Mác-Ăngghen
đã có quá trình chuyển biến tích cực từ lập trường duy tâm chủ nghĩa sang lập
trường duy vật biện chứng.
2.2. Mối quan hệ giữa khoa học tự nhiên và triết học trong tác phẩm Biện
chứng của tự nhiên
Ăngghen nói: "Cái thúc đẩy các nhà triết học, hoàn toàn không phải chỉ
riêng sức mạnh của tư duy thuần tuý như họ tưởng tượng. Trái lại, trong thực tế,
cái thật ra đã thúc đẩy họ tiến lên, chủ yếu là sự phát triển mạnh mẽ ngày càng
nhanh chóng và ngày càng mãnh liệt của khoa học tự nhiên và của công nghiệp".
Thật vậy, triết học duy vật nói chung và triết học duy vật biện chứng nói
riêng có mối quan hệ mật thiết với khoa học tự nhiên. Về mặt khách quan mối
quan hệ này đã có cơ sở từ buổi đầu sơ khai của nền văn minh nhân loại và
lớn lên cùng với sự phát triển của lịch sử loài người.
2.2.1. Vai trò của triết học tự nhiên với triết học
Triết học kể từ khi ra đời và ở những giai đoạn phát triển sau của nó, nó
luôn gắn với khoa học tự nhiên. Khoa học tự nhiên đã cung cấp cho triết học
những tư liệu nhận thức về tự nhiên để khái quát và hình thành các quan điểm
của mình. Như Ăngghen nói: "Mỗi lần có một phát minh vạch thời đại, ngay
cả trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, thì chủ nghĩa duy vật không tránh khỏi
phải thay đổi hình thức của nó"20.
2.2.1.1. Vai trò của khoa học tự nhiên với triết học thời kỳ cổ đại


C.Mác – Ph.Ăngghen – V.I.Lênin, Về mối quan hệ giữa Triết học và Khoa học tự nhiên, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội 1973, Tr.5
20

21


Từ khi xuất hiện, loài người do không giải thích được cái hiện tượng
thần bí của giới tự nhiên, nên họ quan niệm các hiện tượng đó là do thần linh,
Chúa trời sáng tạo ra.
Cho đến khi bước vào thời kỳ cổ đại, khoa học có nhiều bước phát triển
mới, tuy còn ở mức độ hạn chế chưa hình thành các bộ môn khoa học độc lập
nhưng ta có thể thấy được khoa học tự nhiên đã ảnh hưởng đến việc hình
thành các tư tưởng triết học.
Ở thời kỳ này giữa khoa học tự nhiên và triết học chưa có sự phân biệt rõ

ràng, do vậy người ta gọi triết học cổ đại thời cổ đại chính là triết học tự
nhiên. Trong nền văn minh của thời cổ ấy, các nhà triết học chính là các nhà
khoa học tự nhiên và ngược lại. Chính vì vậy, qua nghiên cứu về giới tự nhiên
mà các nhà khoa học đã khái quát nên những tư tưởng triết học của mình.
Khoa học tự nhiên thời cổ đại chưa có sự phân ngành thành các khoa học
cụ thể, do hạn chế về mặt nhận thức, mà các nhà khoa học tự nhiên nghiên
cứu, xem xét giới tự nhiên một cách trực quan và coi nó như một chỉnh thể.
Chính từ việc nghiên cứu như vậy mà các nhà khoa học, cũng như các nhà
triết học triết học thời kỳ này đã hình thành tư tưởng triết học mang tính biện
chứng thô sơ, đã hình thành nên chủ nghĩa duy vật, tuy nhiên đó mới là chủ
nghĩa duy vật trực quan, chất phác.
Sự phát triển của nền sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương
nghiệp và hàng hải đã đặt ra những nhu cầu thực tiễn quyết định sự phát triển

các tri thức về khoa học tự nhiên: thiên văn học, khí tượng học, toán học và
vật lý học. Như vậy, thấy rõ triết học thời cổ đại ngay từ khi ra đời đã gắn với
khoa học tự nhiên và yêu cầu của thực tiễn.
Thời cổ đại, triết học duy vật mộc mạc và phép biện chứng tự phát là
tương ứng với trình độ ban đầu của khoa học tự nhiên. Các tri thức khoa học
tự nhiên dưới hình thức những dự kiến, những phát kiến rời rạc, chưa có hệ
thống, nó còn hoà lẫn vào những tri thức triét học. Những kiến thức khoa học
tự nhiên lúc này cơ bản quy vào "Hình học Ơclít và hệ thống mặt trời của
22


Ptôlêmê; những người Ả- Rập đã để lại cách tính thập phân, những kiến thức
sơ đẳng về đại số, những chữ số cận đại và thuận luyện kim" 21. Đây là những
thành tựu của khoa học tự nhiên còn ở thời nguyên thuỷ, mới phát sinh và bắt
đầu phát triển. Khoa học tự nhiên vẫn còn lẫn lộn với triết học, chưa thoát ra
khỏi phạm vi triết học. Các nhà khoa học tự nhiên đều là các nhà triết học, họ
nghiên cứu các lĩnh vực khác nhau như: Toán học, Vật lý học, Thiên văn học
và cả triết học nữa. Các tri thức khoa học mà họ đưa ra hầu như chỉ là sự
phỏng đoán về thế giới xung quanh chứ chưa có cơ sở khoa học vững chắc,
song đó là những phỏng đoán thiên tài, rất nhiều phỏng đoán khoa học sau
này đã được khoa học chứng minh và mở ra con đường phát triển chân lý và
khoa học. Do hạn chế của khoa học thời kỳ này mà kết quả là chủ nghĩa duy
vật cổ đại mang tính mộc mạc và tự phát. Các nhà duy vật cổ đại thường dựa
vào các sự vật, hiện tượng cụ thể: đất, nước, lửa, không khí coi đó bản nguyên
của thế giới. Chẳng hạn "Ta-lét người Mêli… khẳng định rằng nước là căn
nguyên của mọi vật"22, còn "Anaximen người Milê thừa nhận không khí là cái
khởi nguyên và là nguyên tố cơ bản. Theo ông thì không khí là cái vô hạn
"Mọi cái đều xuất hiện từ nó và trở lại thành nó"23.
Như vậy, "một trong những đặc điểm cơ bản khác của triết học Hy Lạp
cổ đại là tính chất biện chứng sơ khai tự phát. Những nhà triết học đầu tiên

của Hy Lạp cổ đại là những nhà biện chứng tự phát, bẩm sinh"24.
Những hạn chế cố hữu của triết học cổ đại do nó chưa có căn cứ vững
chắc của khoa học tự nhiên, các nhà triết học, mới chỉ dựa vào phỏng đoán và
trực giác về vận động và phát triển của giới tự nhiên, chứ họ chưa lý giải được
những quy luật vận động và phát triển đó một cách khoa học. Những nhận
thức khoa học và triết học "đã tạo nên một bức tranh về thế giới, một bức

Ph.Ăngghen, Biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật, Hà Nội 1971, Tr.16
Ph.Ăngghen, Biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật, Hà Nội 1971, Tr.279
23 Ph.Ăngghen, Biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật, Hà Nội 1971, Tr.280
24 Bộ GD & ĐT, Lịch sử triết học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 2002, Tr.183
21
22

23


tranh tổng quát đầu tiên trong lịch sử nhận thức khoa học coi thế giới như là
một chỉnh thể"25.
Triết học Hy Lạp cổ đại cũng phản ánh cuộc đấu tranh của khoa học
chống thần học và tôn giáo, các nhà khoa học cũng đồng thời là những người
vô thần. Tuy chưa vạch rõ hết nguồn gốc của thần học và tôn giáo, nhưng
những tư tưởng của họ đã góp phần to lớn vào cuộc đấu tranh chống tư tưởng
hữu thần của triết học duy tâm.
Tóm lại, các nhà khoa học triết học duy vật cổ đại sơ khai chỉ có thể quan
sát trực tiếp các hiện tượng của tự nhiên và phỏng đoán để kết luận. Với cách
nhìn nhận còn hết sức thô sơ, mộc mạc, họ coi vật chất được sinh ra từ những
dạng vật chất cụ thể: đất, nước, lửa, không khí và cao nhất là nguyên tử để
qua đó họ khẳng định sự tồn tại khách quan của thế giới, chống lại những
quan niệm duy tâm, tôn giáo cho rằng thế giới do Thượng đế sáng tạo ra. Các

yếu tố triết học mang tính biện chứng tuy mới dừng lại ở việc phỏng đoán,
chưa được chứng minh một cách khoa học, nhưng nó là cơ sở chắc chắn cho
sự phát triển của triết học và khoa học sau này.
Khoa học tự nhiên ban đầu chưa phân ngành, xem xét thế giới tự nhiên
trực quan trong một chỉnh thể, thì triết học về phương pháp là biện chứng, về
thế giới quan là chủ nghĩa duy vật trực quan chất phác.
2.2.1.2. Vai trò của khoa học tự nhiên với triết học thời kỳ thế kỷ XVII XVIII
Nếu nền văn minh rực rỡ đầu tiên của nhân loại được đánh dấu bằng thế
giới quan duy vật và phép biện chứng ngây thơ chất phác của các nhà khoa
học - triết học thiên tài thời kỳ cổ đại, thì cái đêm tăm tối của thời kỳ Trung
cổ kéo dài hơn 10 thế kỷ về khoa học tự nhiên cũng như triết học đã không để
lại gì đáng kể cho nhân loại.
Nền văn minh nhân loại bước vào thời kỳ Phục hưng, giữa thế kỷ XV,
"Khi mà giai cấp tư sản đập tan sự thống trị của chế độ phong kiến, khi mà ở
C.Mác-Ph.Ăngghen-V.I.Lênin, Về mối quan hệ giữa Triết học và Khoa học tự nhiên, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội 1973, Tr.7
25

24


hậu trường của cuộc chiến đấu giữa giai cấp tư sản thành thị với giai cấp
phong kiến quý tộc đã xuất hiện giai cấp nông dân bạo động, và đi sau nông
dân là những người tiền bối cách mạng của giai cấp vô sản hiện đại, lúc đó
tay cầm cờ đỏ và miệng đã hô chủ nghĩa cộng sản"26.
Trong bầu không khí cách mạng đó, khoa học tự nhiên qua các cuộc đấu
tranh chống tôn giáo, chống triết học kinh viện, và công bố bản tuyên ngôn
độc lập của mình. Đó là việc phát hành "Tác phẩm vĩ đại của Côpécních: về
sự xoay chuyển của các thiên thể; nó đã thách thức uy quyền của giáo hoàng,
đã tấn công vào sự mê tín đối với giáo hội" 27. Và từ đây, khoa học tự nhiên về

cơ bản đã giải phóng khỏi thần học và bắt đầu bước vào thời kỳ phát triển độc
lập của mình với những bước tiến khổng lồ. Khoa học tự nhiên không còn
xem xét giới tự nhiên bằng sự quan sát, trực giác trực tiếp như - thời cổ nữa.
Giờ đây nó đã phát triển lên và vận dụng phương pháp nghiên cứu thực
nghiệm - phương pháp phân tích, phân chia thế giới thành các bộ phận riêng
lẻ, cá biệt để đi sâu nghiên cứu cụ thể, chi tiết. Chính trên cơ sở này mà trong
khoa học đã có sự phân ngành thành các ngành khoa học cụ thể, nghiên cứu
từng lĩnh vực riêng lẻ của thế giới tự nhiên.
Ăngghen viết: "Việc phân giới tự nhiên thành những bộ phận cá biệt,
việc tách các quá trình tự nhiên và sự vật tự nhiên khác nhau thành những loại
nhất định, việc nghiên cứu sự cấu tạo bên trong của những vật thể hữu cơ theo
các hình thái giải phẫu muôn vẻ của nó, tất cả những cái đó đều là những điều
kiện cơ bản cho những tiến bộ khổng lồ mà bốn thế kỷ vừa qua đã đạt được
trong việc nhận thức giới tự nhiên"28.
Khoa học tự nhiên đi sâu nghiên cứu vào các phần cụ thể, chi tiết đã bổ
sung vào bức tranh về thế giới - chỗ trống mà các nhà triết học và khoa học tự
nhiên cổ đại đã không làm được.
Ph.Ăngghen, Biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật, Hà Nội 1971, Tr.290
C.Mác-Ph.Ăngghen-V.I.Lênin, Về mối quan hệ giữa Triết học và Khoa học tự nhiên, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội 1973, Tr.10
28 Ph.Ăngghen, Chống Đuyrinh, Nxb Sự thật, Hà Nội 1960, Tr.34-35
26
27

25


×