Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM -BIỆN CHỨNG CỦA TỰ NHIÊN- CỦA F.ENGHEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.26 KB, 16 trang )

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “BIỆN CHỨNG CỦA TỰ NHIÊN” CỦA
F.ENGHEN

I.

Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của tác phẩm.
Tác phẩm được F.Enghen viết vào những năm 1873-1883. Lúc này F.Enghen
còn bận nhiều công việc khác của phong trào công nhân và cộng sản quốc tế. Đây
là tác phẩm chưa hoàn thành của F.Enghen.
- Trước 1925 chỉ có hai bài trong tác phẩm này được cơng bố: “Vai trị của
lao động trong quá trình vượn biến thành người - 1896”, “Khoa học tự nhiên trong
thế giới thần linh - 1898”. Năm 1925, toàn bộ tác phẩm lần đầu tiên được xuất bản
tại Liên-xô.
- Giữa thế kỷ XIX khoa học tự nhiên đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đã
tích luỹ được một khối lượng tri thức khổng lồ, nhưng vẫn chưa có một sự khái
quát mới về triết học. C.Mac và F.Enghen tuy tập trung quán triệt chủ nghĩa duy vật
và phép biện chứng vào lĩnh vực xã hội, song không coi nhẹ lĩnh vực khoa học tự
nhiên, mà luôn luôn coi khoa học tự nhiên là cơ sở của mọi tri thức. Theo F.Enghen
“với những phát minh mới của khoa học tự nhiên thì chủ nghĩa duy vật cũng thay
đổi hình thức”. Cho nên, để phát triển triết học không thể không nghiên cứu khoa
học tự nhiên, khái quát các thành tựu của khoa học tự nhiên. Tác phẩm này của
F.Enghen trên cơ sở khái quát các thành tựu của khoa học tự nhiên, đưa ra khái quát
mới về mặt triết học, bổ sung và phát triển phép biện chứng duy vật, đánh giá đúng
các thành tựu đã đạt được và vạch phương hướng cho khoa học tự nhiên tiếp tục
phát triển.
- Đây cũng là thời kỳ chủ nghĩa duy tâm, siêu hình và chủ nghĩa thực chứng
đang gây những cản trở lớn cho sự phát triển của khoa học tự nhiên. F.Enghen viết
tác phẩm này cũng nhằm phê phán các quan điểm đó và chứng minh chỉ có chủ
nghĩa duy vật biện chứng là duy nhất thích hợp với khoa học tự nhiên hiện đại.
Chính thế, các nhà khoa học tự nhiên phải tự giác đi theo phép biện chứng duy vật
và từ bỏ thế giới quan duy tâm và siêu hình.


- Tác phẩm chưa hồn thành, nhưng nó có ý nghĩa to lớn trong kho tàng lý
luận Mác-Lênin. Nó cung cấp cho chúng ta kiểu mẫu về việc vận dụng phép biện
chứng trong q trình phân tích, khái quát các thành tựu của khoa học tự nhiên,
vạch ra phương hướng cho khoa học tự nhiên phát triển. Nó cung cấp cho chúng ta
nhiều vấn đề thế giới quan và phương pháp luận biện chứng duy vật.
Cho đến nay khoa học tự nhiên đã có nhiều thay đổi nhưng những vấn đề
phương pháp luận trong tác phẩm vẫn giữ nguyên giá trị.
II. Bố cục của tác phẩm.
Vì là bản thảo nên trật tự chương mục là vấn đề còn phải nghiên cứu. Khi
nghiên cứu tác phẩm này cần tập trung nghiên cứu các nội dung cơ bản theo từng
bài, từng phần.


III.

- Lời tựa (Tr 5 - 30)
- Những sơ thảo đề cương (Tr 31 - 36)
[ Các chương]
- Lời nói đầu (Tr 37 - 69)
- Bài tựa cũ của cuốn “Chống Đuy Rinh” (Tr 70 - 84)
- Khoa học tự nhiên trong thế giới thần linh (Tr 85 - 103)
- Phép biện chứng (Tr 104 - 114)
- Những hình thái vận động cơ bản (Tr 115 - 142)
- Sự đo lường vận động - Công (Tr 143 - 165)
- Sự ma sát của nước thuỷ triều. Cant và Tômxơn - Te. Sự quay của quả đất
và sức hút của mặt trăng (Tr 166 - 174)
- Nhiệt (Tr 175 - 182)
- Điện (Tr 183 - 265)
- Tác dụng của lao động trong sự chuyển biến từ vượn thành người (Tr 266 289)
Bút ký và đoạn ngắn

- Trích yếu lịch sử khoa học (Tr 290 - 316)
- Khoa học tự nhiên và triết học (Tr 317 - 332)
- Phép biện chứng (Tr 333 - 388)
- Những hình thái vận động của vật chất. Phân loại các ngành khoa học (Tr
389 - 414)
- Toán học (Tr 415 - 442)
- Cơ học và thiên văn học (Tr 443 - 452)
- Vật lý học (Tr 453 - 478)
- Hoá học (Tr 479 - 481)
- Sinh vật học (Tr 482 - 512)
Nội dung cơ bản về triết học của các chương trong tác phẩm

1. Những sơ thảo đề cương [31 - 36]
Ở đây F.Enghen vạch ra những dự kiến nghiên cứu bước đầu của mình. Nhập
đề cuốn sách khẳng định:
- Quan điểm siêu hình học tự bản thân nó khoa học tự nhiên khơng thể tồn tại
được.
- Phép biện chứng của Heghen là đầy rẫy mâu thuẫn.
- Khẳng định sự sống của phép biện chứng duy vật.
- Khẳng định giữa các khoa học tự nhiên đều có sự liên hệ lẫn nhau, trong đó
tốn học là công cụ bổ trợ và là phương thức biểu hiện quan hệ biện chứng. Trong


cơ học thiên thể, F.Enghen coi quán tính chỉ là biểu hiện của mặt trái của tính
khơng thể tiêu diệt được của vận động.
Trong vật lý học F.Enghen coi vận động vật lý chẳng qua là sự chuyển hoá
lẫn nhau của các vận động phân tử (Điện, nhiệt, quang).
Trong hoá học F.Enghen bàn về lý luận năng lượng (phân tích và tổng hợp).
Trong sinh học, từ chủ nghĩa Đác-uyn F.Enghen chỉ ra tính tất nhiên và ngẫu
nhiên.

- Lý luận về nhận thức F.Enghen chỉ ra sự khác biệt trong nhận thức luận của
Đuy-boa Rây-mông và Nêghêli với Hemhôn, Cant, Hium.
- Nghiên cứu về thuyết cơ giới của Hecken.
- Bàn về linh hồn của nguyên sinh bào của Hecken và Nêghêli.
- Bàn về khoa học và việc giảng dạy - Quốc gia tế bào của Viêcsốp
- Chính trị của chủ nghĩa Đác-uyn và học thuyết Đác-uyn về xã hội. Hecken
và Smít những người phản đối chủ nghĩa xã hội. Lao động phân hố con người. Ap
dụng kinh tế chính trị học vào khoa học tự nhiên.
- Khái niệm về công của Hemhôn.
Trong sơ thảo sơ bộ, F.Enghen đã bàn đến các nội dung cơ bản sau:
1) Vận động nói chung.

2) Hút và đẩy. Truyền dẫn vận động.
3) Việc áp dụng ở đây (định luật) bảo tồn và chuyển hoá năng lượng. Đẩy Hút - Sự can thiệp của sức đẩy = năng lượng.
4) Trọng lực - Thiên thể - Cơ học địa cầu.

5) Vật lý học, Nhiệt học, Điện học.
6) Hoá học.
7) Tóm tắt.
a) Trước điểm 4: Tốn học. Đường thẳng vô cực. + và - bằng nhau.
b) Lúc khảo sát thiên văn học: Cơng do thuỷ triều sinh ra
Tính tốn của Hemhôn về hai mặt II, 120. Lực của Hemhôn II, 190
[Chương]
2. Lời nói đầu [37 - 69]
Ở đây, F.Enghen đã trình bày một số vấn đề cơ bản sau:
- Các giai đoạn phát triển cơ bản của khoa học tự nhiên và triết học trong lịch
sử loài người cho đến khi F.Enghen viết tác phẩm này (1873 - 1883)..
- Sự xuất hiện sự sống, xuất hiện con người là sản phẩm của sự phát triển lâu
dài của tự nhiên. Sự khác nhau cơ bản giữa con người và động vật là con người biết



lao động sản xuất. Lao động sản xuất là hoạt động cơ bản của con người. Nó quyết
định mọi hoạt động khác.
- Vận động của vật chất là bất diệt. Vận động có nhiều hình thức. Các hình
thức có thể chuyển hố lẫn nhau. Bất diệt của vận động khơng chỉ về mặt số lượng,
mà còn cả về mặt chất lượng.
3. Bài tựa cũ của cuốn “Chống Đuy Rinh” về biện chứng (Tr 70-84)
F.Enghen xếp bài tựa này vào trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”.
Trong bài tựa này, F.Enghen vạch ra các tư tưởng sau:
- Mối quan hệ giữa khoa học tự nhiên và triết học. Các nhà khoa học tự nhiên
khi tích luỹ đến một trình độ nhất định sẽ đi đến những kết luận có tính chất triết
học, ngược lại các nhà triết học phải dựa vào các thành tựu của khoa học tự nhiên.
- Vai trò của tư duy lý luận, của phép biện chứng. F.Enghen khẳng định “Một
dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì khơng thể khơng có tư duy
lý luận. Phép biện chứng là một hình thức tư duy quan trọng nhất của khoa học tự
nhiên hiện đại.
- Các giai đoạn phát triển cơ bản của phép biện chứng: Biện chứng cổ Hy
lạp, Biện chứng của triết học cổ điển Đức, Biện chứng của C.Mac.
4. Khoa học tự nhiên trong thế giới thần linh (Tr 85 - 103)
F.Enghen chỉ ra, nếu các nhà khoa học tự nhiên chỉ dừng lại chủ nghĩa kinh
nghiệm, xem thường tư duy lý luận thì sẽ đi đến những kết luận sai lầm, đi đến chủ
nghĩa thần linh. F.Enghen chỉ rõ: “xem thường phép biện chứng thì khơng thể
khơng bị trừng phạt. Chỉ có phép biện chứng mới giúp cho chúng ta liên kết hai sự
kiện với nhau, vạch ra mối liên hệ lẫn nhau giữa chúng.”
5. Phép biện chứng (Tr 104 - 114)
F.Enghen chỉ ra: Các quy luật của phép biện chứng là rút ra từ lịch sử của
giới tự nhiên và lịch sử lồi người. Đó là quy luật chung của tự nhiên, xã hội, và tư
duy. Các quy luật đó quy thành ba quy luật: Lượng - Chất, Mâu thuẫn, Phủ định
của phủ định biện chứng.
F.Enghen tập trung trình bày một số nội dung cơ bản của quy luật Lượng Chất. Trong đó ơng chỉ ra cơ sở của sự chuyển hoá về chất, sự chuyển hoá về chất

và điểm nút trong q trình chuyển hố đó, những biểu hiện của quy luật lượng chất trong các lĩnh vực khác nhau, nhất là trong lĩnh vực hố học.
6. Những hình thái vận động cơ bản (Tr 115 - 142)
F.Enghen tập trung nói về vận động với các nội dung cơ bản sau:
- Vận động là phương thức tồn tại và là thuộc tính cố hữu của vật chất.
- Giới tự nhiên có các hình thức vận động cơ bản là: Cơ học, Vật lý, Hoá
học, Sinh học.


- Mối quan hệ giữa vận động và thay đổi vị trí. Vận động càng cao thì sự
thay đổi vị trí càng nhỏ.
- Vật chất vận động là tuyệt đối. Mọi vận động luôn luôn là vận động của vật
chất. Vận động của vật chất là vận động tự thân, nó khơng tự nhiên sinh ra và cũng
khơng bị tiêu diệt.
- Mọi vận động đều là tác đông tương hỗ giữa hút và đẩy. Hút và đẩy trong
vũ trụ phải bằng nhau, khơng có một lúc nào đó mặt này sẽ thắng mặt kia.
- Các hình thức vận động có thể chuyển hoá lẫn nhau trong điều kiện nhất
định.
7. Sự đo lường vận động - Công (Tr 143 - 165)
F.Enghen vạch ra cuộc đấu tranh giữa các nhà vật lý về công thức đo vận
động - công. Người chỉ ra: do bị chi phối bởit tư tưởng siêu hình cho nên các nhà
vật lý đương thời đã không xác định đúng giới hạn của các phát minh của mình.
Vận dụng phép biện chứng vào việc phân tích các cơng thức đo vận động công, F.Enghen đã đánh giá một cách đúng đắn giá trị của các cơng thức đó.
F.Enghen chỉ ra “mỗi một cách đo thích hợp với một loạt hiện tượng có hạn và rất
xác định” và F.Enghen đã chỉ ra một cách cụ thể cơng thức nào thích hợp với
trường hợp nào.
8. Sự ma sát của nước thuỷ triều. Cant và Tômxơnte. Sự quay của quả đất và
sức hút của mặt trăng (Tr 166 - 174). Nhiệt (Tr 175 - 182). Điện (Tr 183 - 265)
Trong ba phần này, F.Enghen đi phân tích một số lĩnh vực cụ thể trong khoa
học tự nhiên.
9. Tác dụng của lao động trong sự chuyển biến từ vượn thành người (Tr 266 289)

Ở đây F.Enghen tập trung phân tích vai trị của lao động trong quá trình
chuyển biến từ vượn thành người. Ông chỉ ra: “lao động là điều kiện cơ bản đầu
tiên của toàn bộ đời sống loài người. Lao động đã làm cho con người khác với con
vật, đã làm cho ý thức của con người hình thành, phát triển. Sự phát triển của lao
động sản xuất cũng quyết định hình thành phát triển các mặt khác của đời sống xã
hội”.
F.Enghen cũng chỉ ra vai trò to lớn của ý thức đối với hoạt động của con
người và chỉ ra nguyên nhân dẫn đến chủ nghĩa duy tâm.
F.Enghen cũng chỉ ra mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên. Xã hội là một bộ
phận cuả tự nhiên, thống nhất chặt chẽ với tự nhiên. Trong quá trình chinh phục tự
nhiên có nhiều hậu quả khơng thể biết ngay được, mà phải trải qua một thời kỳ phát
triển, tìm tịi. Song để giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người với tự nhiên thì
chỉ nhận thức thơi là chưa đủ mà phải giải quyết về mặt xã hội nữa.
Bút ký và đoạn ngắn


10.

Trích yếu lịch sử khoa học (Tr 290 - 316)
F.Enghen chỉ ra phải nghiên cứu sự phát triển tuần tự của từng ngành khoa
học tự nhiên và khẳng định: “ngay từ đầu, sự phát sinh và phát triển của các ngành
khoa học đã do sản xuất quy định”. Sản xuất vật chất là cơ sở nền tảng của mọi chế
độ xã hội trong mọi giai đoạn phát triển của lịch sử, đồng thời giữ vai trò quyết
định đối với sự hình thành và phát triển của mọi ngành khoa học.
F.Enghen trình bày khái quát sự phát triển của khoa học từ thời cổ đại cho
đến thế kỷ XVIII và khẳng định vai trò quyết định của sản xuất đối với sự ra đời và
phát triển của khoa học.
- Đoạn “quan niệm của những người cổ đại về tự nhiên”, F. Enghen tóm tắt
những quan niệm mộc mạc chất phác của các nhà triết học thời cổ đại về giới tự
nhiên và linh hồn.

- Đoạn “Sự khác nhau giữa tình hình hồi cuối thời cổ đại vào khoảng những
năm 300 và tinh hình hồi cuối thời kỳ trung cổ, năm 1453” F.Enghen nhận xét một
số mặt về sự phát triển văn hóa cuối thời trung cổ so với cuối thời cổ đại.
- Đoạn “Lấy trong lĩnh vực lịch sử . Những sáng chế” F.Enghen ghi lại thời
gian của một số sáng chế.
- Đoạn “Lấy trong lĩnh vực lịch sử” F.Enghen đánh giá cao tính chất cách
mạng của khoa học tự nhiên hiện đại và đã chia ra các giai đoạn phát triển của khoa
học tự nhiên hiện đại:
+ Giai đoạn đầu bắt đầu từ thời phục hưng và kết thúc với sự thống trị
của cơ học cổ điển của Niutơn. Đây là giai đoạn khoa học tự nhiên nghiên cứu từng
lĩnh vực riêng biệt, tách rời nhau; nghiên cứu tự nhiên trong trạng thái khơng có
lịch sử trong thời gian.
+ Giai đoạn thứ hai, sự phát triển của khoa học tự nhiên bắt đầu từ
Cant và Lapơlátxơ. Đây là giai đoạn khoa học tự nhiên đi vào nghiên cứu sự thâm
nhập, chuyển hoá lẫn nhau giữa các lĩnh vực; nghiên cứu sự vận động phát triển
của giới tự nhiên từ thấp đến cao.
- Đoạn “Rút bỏ ra khỏi tập Ludwig Feuerbach”, F.Enghen đánh giá các thành
tựu của khoa học tự nhiên đầu thế kỷ XIX, đặc biệt là ba phát kiến vĩ đại: Học
thuyết tế bào của bốn nhà khoa học Gôriannhicốp (người Nga), Puckin (người
Tiệp), Sơlâyđen và Savanơ (người Đức); Học thuyết về bảo tồn và chuyển hố
năng lượng của Rơ-bét May-e; và học thuyết tiến hố của Đac-uyn. Những phát
hiện đó đã chứng minh giới tự nhiên là một hệ thống những mối liên hệ và các quá
trình, và chúng là cơ sở của “quan điểm duy vật về giới tự nhiên”. F.Enghen khẳng
định: “Thế giới quan duy vật chỉ có nghĩa là sự hiểu biết về giới tự nhiên y như nó
đã biểu hiện ra, khơng thêm thắt gì ở ngồi vào”.
11. Khoa học tự nhiên và triết học (Tr 317 - 332)


Ở đây F.Enghen tập trung nói về mối quan hệ giữa khoa học tự nhiên với
triết học. Nội dung cơ bản của phần này là:

- Hai phương pháp cơ bản của triết học là: Siêu hình gắn với những phạm trù
cố định; Biện chứng gắn với những phạm trù không cố định. F.Enghen chỉ ra biện
chứng của Heghen là thần bí vì ơng ta cho phạm trù là cái có sẵn, còn biện chứng
của thế giới hiện thực chỉ là phản chiếu của những phạm trù ấy mà thôi. F.Enghen
khẳng định: Phép biện chứng ở trong đầu óc người ta chỉ là sự phản ánh của những
hình thức vận động của thế giới hiện thực”.
- F.Enghen chỉ ra, nếu như cuối thế kỷ XVIII thậm chí đầu thế kỷ XIX các
nhà khoa học tự nhiên phần nào còn sử dụng phương pháp siêu hình cũ, thì vào
giữa thế kỷ XIX với những phát minh mới của khoa học tự nhiên thì những phạm
trù siêu hình cũ khơng cịn thích hợp nữa, buộc một số nhà khoa học tự nhiên trở
thành những nhà biện chứng không tự giác.
- F.Enghen khẳng định các nhà khoa học tự nhiên không thể tách khỏi triết
học mà luôn luôn bị triết học chi phối. Vấn đề chỉ là chỗ họ bị chi phối bởi triết học
nào, các thứ triết học tồi tệ hay là triết học thực sự khoa học (phép biện chứng).
12. Phép biện chứng (Tr 333 - 388)

a) Những vấn đề chung của biện chứng. Những quy luật cơ bản của biện
chứng.
F.Enghen chỉ ra sự khác nhau giữa biện chứng khách quan và biện chứng chủ
quan đồng thời đi vào phân tích các quy luật cơ bản của phép biện chứng, nhưng
trong đó đặc biệt nhấn mạnh quy luật mâu thuẫn.
- F.Enghen nghiên cứu các lĩnh vực khác nhau của giới tự nhiên và có lĩnh
vực ý thức tư tưởng và khẳng định, khơng có ở đâu có đồng nhất tuyệt đối mà đồng
nhất là bao hàm sự khác biệt. Đó là sự đồng nhất, thống nhất cuỉa các mặt đối lập.
Sự vận động của giới tự nhiên là thông qua sự đấu tranh thường xuyên và sự
chuyển hoá cuối cùng của các mặt đối lập. Trong sự chuyển hoá ấy, F.Enghen đặc
biệt chú ý đến khâu trung gian và cho rằng: các mặt đối lập đều phải thông qua
những khâu trung gian mà chuyển hoá lẫn nhau.
- Khi bàn về tất nhiên và ngẫu nhiên, F.Enghen phê phán các quan điểm siêu
hình đã tách rời tất nhiên và ngẫu nhiên. Ông đánh giá cao quan điểm của Heghen

về sự thống nhất biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên.
b) Lơgíc biện chứng và nhận thức luận bàn về những giới hạn của nhận thức.
- F.Enghen đánh giá cao quan điểm của Heghen cho rằng tính ngẫu nhiên
đóng vai trị của nó, vai trị này được khái qt lại thành tính tất yếu trong tư duy
biện chứng. Trong mối quan hệ giữa trừu tượng và cụ thể, F.Enghen cho rằng quy
luật chung còn cụ thể hơn bất cứ thí dụ “cụ thể” riêng lẻ nào.
- F.Enghen nêu ra những sự khác nhau giữa lơgíc hình thức và lơgíc biện
chứng: Những phương pháp mà lơgíc thơng thường thừa nhận thì con người và con


vật đều giống nhau, chúng chỉ khác nhau về trình độ. Trái lại, tư duy biện chứng tư duy lấy sự nghiên cứu bản chất của ngay những khái niệm làm tiền đề - chỉ có
thể có được ở con người.
Khi phân loại các phán đốn, F.Enghen chỉ ra: “Lơgíc biện chứng - ngược lại
với logíc học cũ hồn tồn hình thức - khơng bằng lịng với việc chỉ nêu ra những
hình thức vận động của tư duy, tức là những hình thức khác nhau của phán đốn và
suy lý, và với việc xếp những hình thức ấy cái nọ bên cạnh cái kia khơng có sự liên
hệ nào cả. Lơgíc học biện chứng suy từ hình thức này ra hình thức khác: xác định
mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng; phát triển những hình thức cao từ
những hình thức thấp. F.Enghen đã chia phán đốn thành ba loại: đơn nhất, đặc thù
và phổ biến.
- Giữa quy nạp và diễn dịch, F.Enghen phê phán những quan điểm tuyệt đối
hoá cái này, phủ nhận cái kia và chỉ ra: giữa chúng có mối liên hệ với nhau, bổ sung
cho nhau. Vấn đề là ở chỗ phải sử dụng mỗi cái cho đúng chỗ của nó. F.Enghen
cũng chỉ ra vai trị của phương pháp phân tích mơ hình lý tưởng trong nghiên cứu
khoa học.
- F.Enghen đạc biệt nhấn mạnh vai trị của thực tiễn đối với nhận thức. Ơng
khẳng định chỉ có thơng qua hoạt động thực tiễn mới nhận thức được tính tất yếu.
Việc con người cải biến tự nhiên là cơ sở chủ yếu nhất và là công việc trực tiếp
nhất của tư duy. Trí tuệ của con người phát triển song song với việc con người học
cải biến tự nhiên.

- Khi bàn về mối quan hệ nhân quả, F.Enghen chỉ ra: tác dụng lẫn nhau là
nguyên nhân thật sự của các sự vật. Muốn nhận thức được mối quan hệ nhân quả
thì phải xuất phát từ những tác động lẫn nhau. Khi tách khỏi mối liên hệ phổ biến
và nghiên cứu từng mối liên hệ riêng rẻ thì sự vận động nối tiếp nhau sẽ biểu hiện
ra cái này là nguyên nhân, cái kia là kết quả. Phủ nhận nhân quả là phủ nhận quy
luật.
- Khi bàn về chất và lượng của sự vật, hiện tượng, F.Enghen khẳng định: Mọi
chất lượng đều có vơ vàn mức độ khác nhau về số lượng và chúng có thể đo được
và nhận thức được; Sự vật nào cũng có chất, hơn nữa có vơ vàn chất. Giữa các sự
vật khác nhau ln ln có một vài chất lượng chung nào đó; Trong nhận thức, các
giác quan của chúng ta mang lại những tài liệu cảm tính khác nhau về sự vật nhưng
cuối cùng chúng liên kết với nhau thành một chỉnh thể cho chúng ta nhận thức
được sự vật.
- F.Enghen chỉ ra nhận thức của con người đi từ cái đơn nhất lên cái đặc thù,
từ cái đặc thù lên cái phổ biến. Khả năng nhận thức của con người là vơ hạn, nhưng
nó được thực hiện thơng qua cái hữu hạn. Nhận thức của con người cũng phát triển
rất quanh co, các học thuyết không ngừng loại trừ lẫn nhau.
+ Đối với các khái niệm, F.Enghen cho rằng không thể nhận thức trực tiếp
bằng các giác quan, mà chúng hình thành bằng con đường trừu tượng tượng hố từ


các tài liệu cảm tính do các giác quan mang lại. Các khái niệm “vật chất”, “vận
động” đều được hình thành như vậy.
+ Trong các hình thức phát triển của khoa học, giả thuyết đóng một vai trị
quan trọng. Khi xuất hiện một vấn đề mới đòi hỏi phải đưa ra các giả thuyết. Tài
liệu kinh nghiệm về sau sẽ chọn lọc lại các giả thuyết, gạt bỏ giả thuyết này, sửa đổi
giả thuyết khác cho đến lúc quy luật được xác định dưới hình thức thuần khiết.
13.
Những hình thái vận động của vật chất. Phân loại các ngành khoa
học (Tr 389 - 414)

- Theo F.Enghen, vật chất vừa gián đoạn, vừa liên tục. Trong thế giới vật chất
thì hút và đẩy khơng tách rời nhau.
Vận động là hình thức tồn tại của vật chất: vật chất luôn luôn vận động, vận
động luôn luôn là vận động của vật chất, vận động của vật chất là không thể bị tiêu
diệt.
Vận động và cân bằng khơng tách rời nhau. Có vận động trong cân bằng và
có cân bằng trong vận động. Cân bằng tạm thời là điều kiện chủ yếu của sự phân
hoá của vật chất, của sự sống. Vận động của cá biệt có xu hướng chuyển thành cân
bằng. Vận động toàn bộ lại phá vỡ sự cân bằng riêng biệt. Mọi sự cân bằng chỉ là
tương đối tạm thời.
Vận động của vật chất có nhiều hình thức và có quan hệ với nhau, có thể
chuyển hố lẫn nhau. Hình thức vận động cao thực hiện được không thể tách rời
hình thức vận động thấp, nhứng các hình thức vận động thấp đó khơng thể bao qt
được hình thức vận động chủ yếu. Thuộc tính của vật chất được bộc lộ thơng qua
vận động. Các hình thức vận động là do bản chất của vật thể đang vận động mà ra.
F.Enghen đã phân chia các hình thức vận động của vật chất đi từ thấp đến cao là:
Cơ học, Vật lý học, Hoá học, Sinh học, Xã hội.
- Về phân loại các khoa học, F.Enghen viết: “Mỗi ngành khoa học nghiên
cứu một hình thức vận động riêng biệt hoặc một loạt hình thức vận động liên quan
với nhau và chuyển hoá lẫn nhau. Việc phân loại, sắp xếp bản thân các hình thức
vận động theo thứ tự vốn có của chúng có tầm quan trọng đối với việc phân loại
các ngành khoa học.
Các hình thức vận động cùng phát triển, chuyển hố từ hình thức này sang
hình thức khác. Chính thế các ngành khoa học cũng phát triển từ ngành này sang
ngành khác. Khi nghiên cứu khoa học, phải nghiên cứu những bước quá độ từ hình
thức này sang hình thức khác. F.Enghen rất chú ý bước quá độ này.
- F.Enghen chỉ ra, vật chất và vận động là không thể sáng tạo ra, là nguyên
nhân cuối cùng của bản thân chúng.
- Vật chất với tính cách là vật chất thì khơng tồn tại cảm tính mà là một trừu
tượng thuần tuý. Các dạng vật chất cụ thể thì tồn tại cảm tính.



- F.Enghen chỉ ra mối quan hệ lẫn nhau và chuyển hoá lẫn nhau giữa lượng
và chất và cho rằng, không thể quy mọi sự khác nhau và mọi sự biến đổi về chất
thành sự khác nhau và biến đổi về lượng.
14.
Toán học (Tr 415 - 442). Cơ học và thiên văn học (Tr 443 - 452). Vật
lý học (Tr 453 - 478). Hoá học (Tr 479 - 481). Sinh vật học (Tr 482 - 512)
Những phần còn lại này, F.Enghen phân tích một số lĩnh vực cụ thể như Toán
học, Cơ học, Thiên văn học, Vật lý học, Hoá học và Sinh học.
KẾT LUẬN: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM.
Nội dung triết học trong tác phẩm này là rất phong phú, tuy nhiên cần tập
trung nghiên cứu những nội dung cơ bản về triết học xuyên suốt trong tác phẩm
như sau:
1. Lịch sử phát triển của khoa học tự nhiên.
F.Enghen đã khái quát lịch sử phát triển của khoa học tự nhiên cho đến khi
ông viết tác phẩm này và nghiên cứu nó gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội,
với sự phát triển của sản xuất.
Ông chia lịch sử phát triển của khoa học tự nhiên thành hai thời kỳ lớn: Thời
cổ đại khoa học tự nhiên chỉ là trực giác thiên tài, và Thời hiện đại khoa học tự
nhiên đạt trình độ phát triển khoa học, tồn diện và có hệ thống.
- Thời cổ đại, sự xuất hiện của khoa học tự nhiên gắn liền với yêu cầu phát
triển của một số ngành sản xuất nhất định như trồng trọt và chăn nuôi... Sự phân
nghành khoa học khi đó chưa rõ ràng mà tất cả đều hoà vào triết học. Khoa học tự
nhiên cịn mang tính trực quan, nó xem xét thế giới tự nhiên như một chỉnh thể và
là một quá trình biến đổi, phát triển.
- Sau thời trung cổ và phục hưng khoa học tự nhiên mới bắt đầu phát triển
mạnh mẽ: thời kỳ khoa học tự nhiên hiện đại. F. Enghen lại chia khoa học tự nhiên
hiện đại cho đến khi ông viết tác phẩm này thành hai giai đoạn:
+ Giai đoạn I bắt đầu từ thời phục hưng cho đến thế kỷ XVIII. Giai đoạn này

khoa học tự nhiên gắn với sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, với
cuộc cách mạng công nghiệp và gắn liền với cuộc đấu tranh kiên cường chống tôn
giáo để khẳng định quyền sống của mình. Đây là lúc khoa học tự nhiên đi vào phân
ngành một cách mạnh mẽ. Cuối giai đoạn này vật lý cơ học cảu Niu-Tơn giữ vai trò
chi phối, khoa học tự nhiên khi đó chủ yếu là khoa học thực nghiệm. Do phương
pháp siêu hình, nghiên cứu từng lĩnh vực riêng biệt khơng liên hệ nhau, nghiên cứu
trong trạng thái tĩnh không biến đổi, không phát triển, mà bắt đầu của giai đoạn này
khoa học tự nhiên rất cách mạng, nhưng về cuối lại trở nên bảo thủ. Theo F.
Enghen, trong nửa đầu của thế kỷ XVIII, khoa học tự nhiên đã vươn cao hơn thời
Hy-La cổ đại cả về khối lượng kiến thức cả về việc phân loại các tài liệu của mình


bao nhiêu thì về mặt nắm vững những tài liệu này trên lý luận, về mặt quan niệm
tổng quát giới tự nhiên nó lại kém xa thời ấy bấy nhiêu.
+ Giai đoạn II bắt đầu từ Cant và La-pơ-lat-xơ. Lục này khoa học tự nhiên có
một bước phát triển mới về chất: Khoa học tự nhiên đã phát triển từ trình độ thực
nghiệm lên trình độ lý luận, từ chỗ nghiên cứu từng lĩnh vức tách biệt nhau và ở
trạng thái tĩnh đến đi sâu nghiên cứu sự thâm nhập lẫn nhau, chuyển hoá lẫn nhau
giữa các lĩnh vực, nghiên cứu sự vận động của giới tự nhiên đi từ thấp đến cao.
F.Enghen đánh giá cao các thành tựu của khoa học tự nhiên trong giai đoạn này,
đặc biệt là ba phát kiến vĩ đại: Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, Học
thuyết tế bào, Học thuyết tiến hoá.
Với sự khái quát về sự phát triển của khoa học tự nhiên, F.Enghen đã cho
chúng ta thấy: Sự phát triển của khoa học tự nhiên luôn gắn với sự phát triển của
sản xuất, do sản xuất quy định; Xét về bản chất, khoa học tự nhiên có tính cách
mạng, nó phải chống lại chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo để phát
triển. Bản thân khoa học tự nhiên có lơgíc phát triển của nó đi từ trực quan chỉnh
thể đến thực nghiệm phân tích rồi đến trình độ lý luận.
2. Mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên.
Mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên là một trong những nội dung

xuyên suốt của tác phẩm này. F.Enghen đã phân tích một cách sâu sắc vai trị của
khoa học tự nhiên đối với triết học và ngược lại.
- Về vai trò của khoa học tự nhiên đối với triết học, F.Enghen chỉ ra sự phát
triển của triết học không thể tách rời sự phát triển của khoa học tự nhiên. Mỗi khi
có những phát minh mới của khoa học tự nhiên, thì chủ nghĩa duy vật phải thay đổi
hình thức của nó. Tương ưng với mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử sẽ
có những hình thức khác nhau và nội dung khác nhau của triết học. F.Enghen viết:
“Tư duy lý luận của mỗi thời đại sẽ có những hình thức và nội dung triết học, tức là
kể cả tư duy lý luận của mỗi thời đại chúng ta, là một sản phẩm lịch sử mang
những hình thức rất khác nhau trong những thời đại khác nhau và do đó có một nội
dung rất khác nhau.”.
Trong tác phẩm F.Enghen đã chứng minh một cách rõ ràng: Ứng với các giai
đoạn phát triển khác nhau của khoa học tự nhiên thì triết học cũng có những hình
thức và nội dung khác nhau. Thời cổ đại, khoa học tự nhiên mang tính tự phát chưa
có sự phân ngành rõ rệt mà cùng hồ vào với triết học, thì phép biện chứng của triết
học là tự phát, chất phác, mộc mạc. Ở thế kỷ XVII - XVIII, khi khoa học tự nhiên
đã có sự phân ngành nhưng nghiên cứu tách biệt nhau và nghiên cứu giới tự nhiên
trong trạng thái tĩnh khơng vận động, khơng phát triển, thì triết học là sự thống trị
của chủ nghĩa duy vật siêu hình. Phải đến thế kỷ XIX, khi khoa học tự nhiên nghiên
cứu sự thâm nhập lẫn nhau, chuyển hoá lẫn nhau giữa các lĩnh vực và nghiên cứu
giới tự nhiên trong trạng thái vận động, phát triển từ thấp đến cao thì phương pháp


siêu hình trong triết học mới được thây thế dần dần bằng phương pháp biện chứng
duy vật.
- Về vai trò của triết học đối với khoa học tự nhiên, F.Enghen chỉ ra các nhà
khoa học tự nhiên không thể không bị chi phối bởi triết học, vấn đề là ở chỗ họ bị
chi phối bởi hệ thống triết học nào. F.Enghen cũng chỉ ra, người nào càng bài bác
triết học bao nhiêu người đó càng bị chi phối bởi hệ thống triết học tồi tệ bấy nhiêu.
Trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử, luôn tồn tại những hệ thống triết học

khác nhau. Nếu các nhà khoa học tự nhiên bị chi phối bởi các hệ thống triết học lạc
hậu thì khơng thể đạt được thành tựu cao trong chun mơn của mình. Ngược lại,
các nhà khoa học tự nhiên được các hệ thống triết học tiên tiến dẫn đường họ sẽ đạt
được đỉnh cao trong nghiên cứu khoa học. Ông viết: “Một dân tộc muốn đứng vững
trên đỉnh cao của khoa học thì khơng thể khơng có tư duy lý luận”.
F.Enghen cũng khẳng định, đối với khoa học tự nhiên hiện đại thì phương
pháp tư duy duy nhất phù hợi là phép biện chứng duy vật. F.Enghen chỉ ra, trong
quá trình nghiên cứu đánh giá các kết quả đã đạt được và vạch ra hướng nghiên cứu
tiếp theo, các nhà khoa học tự nhiên luôn cần đến sự chỉ dẫn của phép biện chứng
duy vật. Chẳng hạn, khi các nhà khoa học tự nhiên phát hiện ra các công thức đo
công khác nhau và tranh luận với nhau khơng phân thắng bại, Người nói các cơng
thức đo cơng đó đều đúng trong những giới hạn nhất định. Khi phân tích định luật
bảo tồn và chuyển hố năng lượng, Người bổ sung thêm nó khơng chỉ bảo tồn về
số lượng mà cịn bảo tồn cả về chất lượng. Khi phân tích mối quan hệ giữa các
ngành khoa học trong khi chúng đang nghiên cứu tách rời lẫn nhau, F.Enghen chỉ
ra, chỗ giao tiếp giữa các ngành khoa học chính là nơi chờ đợi những thành quả to
lớn nhất...
- Qua sự khái quat trình bày của F.Enghen, chúng ta thấy rằng, giữa khoa học
tự nhiên và triết học là không tách rời nhau. Triết học phải dựa trên cơ sở các thành
tựu của khoa học tự nhiên, phải khái quát các thành tựu của khoa học tự nhiên đã
đạt được. Ngược lại, chính triết học duy vật biện chứng là thế giới quan và phương
pháp luận cho sự phát triển của các khoa học tự nhiên.
3. Vật chất và vận động.
- Về cơ bản F.Enghen đã chỉ ra cách khái niệm vật chất và khái niệm vận
động bằng con đường trừu tượng hố, khái qt hố các thuộc tính chung của mọi
sự vật, hiện tượng cụ thể và các dạng vận động cụ thể mà ta có thể cảm nhận được
bằng các giác quan. Vật chất với tư cách là khái niệm khơng tồn tại một cách cảm
tính và cũng không thể sáng tạo ra.
- F.Enghen chỉ ra vận động là phương thức tồn tại và là thuộc tính cố hữu của
vật chất: khơng có dạng vật chất nào là khơng vận động, cũng như khơng có vận

động nào lại không phải là vận động của vật chất. Vận động của vật chất là vận
động tự thân nó khơng thể sáng tạo ra cũng như không thể bị tiêu diệt. Thuộc tính


của các vật thể chỉ bộc lộ thông qua vận động. Hình thức của vận động như thế nào
là do bản chất của vật thể đang vận động quy định.
- F.Enghen cũng chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa vận động và đứng im là
mối quan hệ không thể tách rời nhau. Đứng im là sự vận động trong cân bằng, vận
động mà sự vật, hiện tượng chưa biến đổi về chất là sự cân bằn trong vận động.
Vận động cá biệt có xu hướng dẫn đến sự cân bằng, vận động toàn thể lại phá vỡ sự
cân bằng riêng biệt. Mọi đứng im chỉ là tương đối và tạm thời.
- F.Enghen chỉ ra vận động của vật chất có nhiều hình thức. Ơng chỉ ra năm
hình thức cơ bản của vận động của vật chất, đồng thời cũng chỉ ra giữa các hình
thức vận động đó ln có mối quan hệ biện chứng với nhau, không tách rời nhau
mà có thể chuyển hố cho nhau trong những điều kiện nhất định. Ơng chỉ ra sự
phân biệt các hình thức vận động và vạch ra mối quan hệ giữa chúng với nhau là cơ
sở để phân loại các ngành khoa học cũng như vạch ra mối quan hệ giữa các ngành
khoa học với nhau.
4. Ý thức.
Trong những chừng mực nhất định, trong tác phẩm này F.Enghen có bàn đến
ý thức. Ơng chỉ ra, vật chất trong q trình vận động và phát triển theo quy luật của
mình khi có điều kiện thích hợp thì nảy sinh vật chất biết tư duy.
- Y thức có mầm mống từ sinh vật cấp thấp là tính nhạy cảm, nhưng chỉ đến
con người mới thực sự có ý thức. Cái quyết định làm cho con người có ý thức là lao
động. Con vật chỉ sống dựa vào tự nhiên và thích ứng với tự nhiên. Trái lại, con
người không thoả mãn với những gì đã có sẵn trong tự nhiên, mà bằng lao động của
mình tác động một cách tích cực vào tự nhiên, cải tạo tự nhiên theo nhu cầu của
mình. Lao động là điều kiện cơ bản của toàn bộ đời sống con người. Trong lao
động, một mặt con người bắt tự nhiên bộc lộ những đặc trưng, đặc tính của nó để
mình phản ánh, mặt khác lao động làm cho các giác quan của con người ngày càng

hoàn thiện, khả năng phản ánh của con người ngày càng cao. Lao động quyết định
sự hình thành, phát triển của ngơn ngữ làm cho con người có khả năng phản ánh
một cách gián tiếp, khái quát. Chính thế mà ý thức của con người xuất hiện.
F.Enghen nói: “Sau lao động, đồng thời với lao động là ngơn ngữ, là hai kích thích
chủ yếu biến óc vượn thành óc người”.
- F.Enghen chỉ ra vai trò to lớn của ý thức đối hoạt động của con người. Hoạt
động của con vật là hoạt động bản năng. Hoạt động của con người là hoạt động có
ý thức. Ơng chỉ ra, lồi người càng cách xa lồi vật bao nhiêu, thì tác động của con
người vào tự nhiên càng mang tính chất của một hoạt động có tính tốn trước, tiến
hành một cách có phương pháp, hướng vào những mục đích nhất định đã đề ra từ
trước bấy nhiêu. Tuy nhiên, nếu từ đó mà cho rằng, hoạt động của con người là do
tư duy của con người quyết định thì sẽ đi đến chủ nghĩa duy tâm.
5. Phép biện chứng.


Ở tác phẩm này, F.Enghen đã đề cập một cách tương đối tồn diện về phép
biện chứng:
- Về các hình thức phát triển cơ bản của phép biện chứng, F.Enghen chỉ ra có
ba hình thức: Biện chứng trong triết học Hy -La cổ đại là biện chứng mang tính
chất thuần phác tự nhiên, mới chỉ dựa trên những trực giác mà xem xét giới tự
nhiên với tư cách là một chỉnh thể nhưng chưa cmi được về chi tiết; Phép biện
chứng trong triết học cổ điển Đức bắt đầu từ Cant đến Heghen, mà đỉnh cao là biện
chứng của Heghen, nhưng chỉ là phép biện chứng duy tâm; Đỉnh cao nhất của phép
biện chứng là phép biện chứng duy vật do C.Mac sáng lập ra.
- F.Enghen nêu ra những nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật: Biện
chứng khách quan chi phối trong giới tự nhiên, biện chứng chủ quan (tư duy biện
chứng) chỉ là phản ánh biện chứng khách quan mà thôi. Theo F.Enghen: “phép biện
chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến, là khoa học về những quy luật phổ biến
nhất của mọi vận động. Điều đó có nghĩa là những quy luật ấy phải có hiệu lực
trong giới tự nhiên và trong lịch sử loài người cũng như đối với vận động của tư

duy”, và F.Enghen quy về ba quy luật cơ bản rồi trình bày một ssó nội duỗiung
quanh ba quy luật đó:
+ Chất khơng tồn tại mà chỉ có những sự vật có chất, hơn nữa là những sự
vật có vơ và chất mới tồn tại. Giữa các sự vật không có sự khác nhau tuyệt đối về
chất mà có những chất chung. Tất cả các chất đều có vơ vàn những mức độ khác
nhau về lượng và chúng có thể đo được. Chất và lượng khơng có sự khác nhau
tuyệt đối mà chúng có thể chuyển hố cho nhau. Khơng thể quy mọi sự khác nhau
về chất thành sự khác nhau về lượng. Sự biến đổi về lượng phải đến điểm nút mới
gây nên sự biến đổi về chất.
+ Trong tự nhiên khơng có sự đồng nhất tuyệt đối, mà đồng nhất luôn luôn
bao hàm sự khác biệt - đồng nhất của các mặt đối lập. Các mặt đối lập không
ngừng liên hệ tác động lẫn nhau và chỉ tồn tại trong sự liên hệ thống nhất với nhau;
Ngược lại, sự thống nhất giữa chúng chỉ tồn tại trong sự phân ly, trong sự đối lập.
Các mặt đối lập thâm nhập lẫn nhau, là mầm mống của nhau và ở những điểm nhất
định chúng chuyển hoá lẫn nhau. Sự vận động và phát triển của thế giới là thông
qua sự đấu tranh và thống nhất của các mặt đối lập. Tất cả mọi sự chuyển hoá lẫn
nhau của các mặt đối lập đều thông qua khâu trung gian mà chuyển hoá cho nhau.
+ Sự phát triển bằng mâu thuẫn hoặc phủ định biện chứng của phủ định biện
chứng là phát triển theo hình xốy trơn ốc. Sự phát triển có tính chất chu kỳ, lặp lại
trên cơ sở cao hơn của q trình phát triển.
- Ngồi ba quy luật, F.Enghen cũng có đề cập đến các cặp phạm trù cơ bản
của phép biện chứng. Ông phê phán các quan điểm siêu hình về tất nhiên - ngẫu
nhiên đã dẫn đến thuyết định mệnh và đánh giá cao quan niệm của Heghen về mối
quan hệ tất nhiên - ngẫu nhiên...
6. Một số vấn đề về lý luận nhận thức và lơgíc học.


- F.Enghen nhấn mạnh vai trò của thực tiễn đối với nhận thức: Thực tiễn là
cơ sở của nhận thức. Con người cải biến tự nhiên là cơ sở chủ yếu nhất, trực tiếp
nhất của tư duy. Trí tuệ của con người phát triển song song với việc con người cải

biến tự nhiên. Sự hình thành và phát triển của các ngành khoa học là do sản xuất
quyết định. Thực tiễn chứng minh nhận thức là đúng hay sai.
- Nếu khoa học tự nhiên tuyệt đối hoá kinh nghiệm, phủ định tư duy lý luận
thì sẽ rới vào chủ nghĩa thần linh. Kinh nghiệm khơng chứng minh đầy đủ tính tất
yếu. “Quy luật chung còn cụ thể hơn bất kỳ ví dụ cụ thể riêng lẻ nào”. Nhấn mạnh
vai trị của nhận thức lý tính, nhưng khơng xem nhẹ nhận thức cảm tính: “Mọi nhận
thức thực sự, thấu đáo chỉ ở chỗ: trong tư duy chúng ta nâng từ tính đơn giản nhất
đến tính đặc thù và từ tính đặc thù lên tính phổ biến, là ở chỗ chúng ta tìm ra và xác
định cái vơ hạn trong cái hữu hạn, cái vĩnh viễn trong cái tạm thời”.
- Nhận thức của con người phát triển từ thấp đến cao theo đường quanh co
phức tạp. Khả năng nhận thức của con người là vơ hạn, nhưng nó thực hiện thơng
qua nhận thức có hạn của từng người và từng thế hệ. Vì thế, cái vơ hạn là có thể
nhận thức được và cũng là không thể nhận thức được.
- F.Enghen cũng chỉ ra sự thống nhất giữa quy nạp và diễn dịch và vai trị của
phân tích, của giả thiết trong nhận thức khoa học. Đồng thời ông cũng nêu ra sự
khác nhau giữa lơgíc biện chứng với lơgíc hình thức: Những phương pháp nghiên
cứu mà lơgíc thơng thường thừa nhận (như quy nạp, diễn dịch, trừu tượng hố,
phân tích và tổng hợp, thực nghiệm) thì con người và con vật đều có, chỉ khác nhau
về trình độ. Trái lai, tư duy biện chứng - tư duy lấy sự nghiên cứu biện chứng của
ngay những khái niệm làm tiền đề - chỉ có thể có ở con người, và chỉ ở con người
đã ở một trình độ phát triển tương đối cao.

1)
2)

Câu hỏi ơn tập:
Hồn cảnh ra đời và ý nghĩa của tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”?

Những khái quát của F.Enghen về lịch sử phát triển của khoa học tự
nhiên từ trước đó cho đến khi ơng viết tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”?

3) Nêu và phân tích những quan niệm của F.Enghen về vai trò của khoa
học tự nhiên với triết học và vai trò của triết học đối với sự phát triển của khoa học
tự nhiên trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”?
4) Nêu và phân tích những quan niệm của F.Enghen về vật chất và vận
động trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”?
5) Nêu và phân tích những quan niệm của F.Enghen về nguồn gốc và vai
trò của ý thức đối với hoạt động của con người trong tác phẩm “Biện chứng của tự
nhiên”?


6)

Những quan điểm toàn diện của F.Enghen về phép biện chứng trong
tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”?
7) Những kết luận cơ bản có ý nghĩa phương pháp luận và nguyên tắc
của nhận thức về lý luận nhận thức và lơgíc học được F.Enghen trình bày trong tác
phẩm “Biện chứng của tự nhiên”?



×