Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

TỔNG QUAN về rủi RO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.43 KB, 5 trang )

TỔNG QUAN VỀ RỦI RO
1.1. RỦI RO (RISK)
Là xác suất của một tác động bất lợi lên con người và môi trường do tiếp xúc với
mối nguy hại. Rủi ro thường biểu diễn xác suất xảy ra tác động có hại khi hậu quả
của sự thiệt hại tính toán được.
Ví dụ: Trung bình mỗi ngày có một người chết vì tai nạn giao thông thì trong trường
hợp rủi ro có thể được tính toán bằng xác suất của một biến cố xảy ra nhân với mức
độ thiệt hại nếu biến cố đó xảy ra.
Các loại rủi ro bao gồm:
Rủi ro trong quá trình vận hành.
Rủi ro trong thiết kế kỹ thuật
Rủi ro cho sức khoẻ và an toàn.
Rủi ro môi trường, hệ sinh thái.
Rủi ro kinh tế (rủi ro kinh doanh).
Rủi ro xã hội.
Rủi ro chính trị.
Rủi ro được biểu diễn dưới dạng phương trình sau đây:
RỦI RO = XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ (P) x MỨC ĐỘ THIỆT HẠI (S)
Trong đó:
P : tần suất (Probability)
S : mức độ thiệt hại (Severity occurrence)
Ví dụ có hai hoạt động có cùng mức độ rủi ro (R) nhưng
mức độ thiệt hại (S) và xác suất xảy ra (P) khác nhau:
Hoạt
động

Mức độ thiệt hại
tổng cộng
(số lượng mất/ngày)

Xác suất xảy ra


biến cố đang
nghiên cứu

Mức độ rủi ro
(số lượng
mất/ngày)

1

20

0,1

2,0

2

10

0,2

2,0

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÁNH GIÁ RỦI RO MT
Rủi ro được phân thành 2 dạng:
Rủi ro chủ ý.
Rủi ro không chủ ý.
1.2.1. Rủi ro chủ ý (Voluntary Risk)
Rủi ro chủ ý là rủi ro chủ tâm cố ý mang tính chất cá nhân, là kết quả của các quyết
định đã được biết rõ.

Hầu hết các rủi ro có chủ ý phát sinh từ các hoạt động cá nhân như lái máy bay, leo
núi, trò chơi cảm giác mạnh, nhảy dù.
1.2.2. Rủi ro không chủ ý (Involuntary Risk)
Rủi ro không chủ ý là rủi ro ngoài tầm kiểm soát của con người, là các đáp ứng cá
nhân tiếp xúc với mối nguy hại có thể được kiểm soát nhưng rủi ro không thể giảm
đến bằng không.
Vì dụ: rủi ro không chủ ý là các thảm hoạ tự nhiên như động đất, núi lửa, sóng


thần… gây ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt tài sản, của cải và tính mạng của con
người, hệ sinh thái.
1.2.3. Mối nguy hại (Hazard)
Mối nguy hại được định nghĩa như là tiềm năng của một vấn đề hay trường hợp là
nguyên nhân của những tác hại tạo ra những tác động bất lợi cho cộng đồng hay
mất mát tài sản và tính mạng con người.
1.2.3. Mối nguy hại (Hazard)
Trong công nghiệp, các mối nguy hại thường gặp là mối nguy hại vật lý, hoá học và
sinh học.
Mối nguy hại vật lý: các sự cố cháy nổ, sự cố điện, nhiệt độ cao, tiếng ồn, bức xạ,…
Mối nguy hại hoá học: hydrogen, dòng thải, nước nóng, các vật liệu tự bốc cháy, các
chất ăn mòn, các chất dễ nổ. Mối nguy hại sinh học: vi khuẩn, virut, nấm, mốc,…
2. SỰ HIỆN DIỆN CỦA RỦI RO MÔI TRƯỜNG

MỐI NGUY HẠI

CÁC CON ĐƯỜNG
PHƠI NHIỄM

CỘNG ĐỒNG BỊ RỦI
RO


Sơ đồ minh hoạ sự hiện diện của rủi ro.
Trong môi trường cụ thể, khi có sự hiện diện của mối nguy hại, việc tiến hành đánh
giá sẽ được thực hiện dựa trên 3 yếu tố:
1.  Mối nguy hại.
2.  Con đường phơi nhiễm.
3.  Tiềm năng đe doạ cộng đồng.
Khi cả 3 yếu tố cùng nằm trong một đối tượng rủi ro tồn tại.
Khi đối tượng được đánh giá chỉ mang 2 yếu tố rủi ro tiềm tàng.
Khi các yếu tố đứng một mình riêng lẻ không xuất hiện rủi ro.
Mức độ rủi ro có thể được chia thành 3 mức độ cơ bản:


Sự cố rủi ro thấp





Sự cố rủi ro trung bình
Sự cố rủi ro cao

Mức độ rủi ro có thể được chia thành 3 mức độ cơ bản:
Khu vực rủi ro thấp: là những khu vực không có tác nhân ô nhiễm và đánh giá môi
trường chỉ ra rằng các vật chất độc hại trong khu vực này không có trong bất kỳ
từng giai đoạn nào của chu trình sống.
Khu vực rủi ro trung bình: là khu vực có tác nhân ô nhiễm nhưng rất giới hạn. Khu
vực này cần phải có các giải pháp bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ con
người.
Khu vực rủi ro cao: là khu vực ô nhiễm cao và xuất hiện các nguyên vật liệu, nguồn

thải độc hại hay các tác nhân nguy hại. Khu vực cần phải có các biện pháp để ngăn
ngừa và các giải pháp bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường.
3. MỤC ĐÍCH CỦA ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG
Ước lượng mối nguy hại đến sức khoẻ con người và môi trường. Trong lĩnh vực
chất thải nguy hại: cung cấp các thông tin về những hậu quả có thể xảy ra giúp nhà
quản lý ra quyết định đúng đắn. Ví dụ: lựa chọn vị trí khu vực xử lý, lựa chọn
phương pháp xử lý chất thải, giảm thiểu nguồn phát sinh,…
ĐRM là một công cụ có hiệu quả, giúp các nhà quản lý TN&MT đưa ra các quyết
định hợp lý nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu và loại trừ các tác động có hại gây ra đối
với con người, môi trường và xã hội, đồng thời đảm bảo mức sản xuất hợp lý.
Đánh giá rủi ro môi trường cung cấp các giải pháp sau:
1.  Xác định các trường hợp nguy hiểm tồn tại những tiềm năng rủi ro.
2.  Cung cấp một tiến trình đánh giá và tài liệu hoá về mối đe doạ đối với sức khoẻ
môi trường liên hệ với kịch bản có tiềm năng rủi ro.
3.  Đánh giá tiềm năng mối đe doạ với sức khoẻ con người liên quan đến các trường
hợp phơi nhiễm với mối nguy hại.





Đánh giá rủi ro môi trường cung cấp các giải pháp sau:
Xác định mối liên hệ kích cỡ và mức độ của những trường hợp có rủi ro khác
nhau, xác định các ưu tiên lựa chọn cần thiết.
Xác định đâu là hành động cần thiết đáp ứng lại khi có rủi ro.
Xác định chiến lược hành động đúng có thể. Cung cấp nền tảng cho sự so
sánh và lựa chọn giữa các chương trình hành động thay thế trong các giải
pháp giảm thiểu rủi ro.

Đánh giá rủi ro môi trường cung cấp các giải pháp sau:

5.  Cung cấp nền tảng cơ bản cho việc xác định mức độ chất hoá học còn tồn lại
trong môi trường và đưa ra biện pháp bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và môi trường.
6.  Cung cấp cho nhà quản lý rủi ro những thông tin cần thiết.
7.  Đưa ra các ước lượng đã được tính toán và làm nền tảng cho việc ra quyết định
khi quản lý rủi ro.


Kết quả ĐRM càng tin cậy, càng chi tiết " nhà quản lý, hoạch định chính sách
TN&MT càng đưa ra được các quyết định cần thiết, chính xác, nhanh chóng và hiệu
quả về kinh tế, xã hội và môi trường.
4. CÁC RỦI RO MÔI TRƯỜNG QUAN TRỌNG MÀ
THẾ GIỚI ĐANG CÓ CÁC HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC
4.1. RỦI RO VỀ SINH THÁI







Rủi ro không chủ ý là rủi ro ngoài tầm kiểm soát của con
Sự thoái hoá đất đai toàn cầu.
Phá huỷ và gây tổn thương các khu rừng nhiệt đới.
Sự tàn phá từ dòng băng tuyết trên Thế giới.
Sông ngòi và các dòng chảy trầm tích.
Nồng độ, đồng vị phóng xạ và mưa axit trong các cơn mưa, ngưng tụ

4.2. RỦI RO VỀ KHÍ QUYỂN





Tác động đến tài nguyên thực vật và động vật hoang dã.
Nguồn tài nguyên sinh vật biển.
Tác động do thuốc trừ sâu tồn đọng và các tác hại từ chất thải bỏ của thuốc
trừ sâu.

4.3. RỦI RO TỪ CÁC VẬT CHẤT GÂY Ô NHIỄM











Các chất lơ lững (SS) trong nước và không khí.: SO2, SO42-, CO, CO2, Nox,
O3
Các hợp chất vòng thơm
Kim loại độc hại, kim loại nặng: Hg, Pb, As, Cu,…
Các hợp chất hữu cơ Halogen, Amiang, Hidrocacbon trong dầu mỏ
Các vật chất độc hại từ các vi khuẩn: NO3-, NO2, NH3
Các chỉ thỉ chất lượng nước: BOD, COD, DO, pH,
Coliform
Chất phóng xạ
Tiếng ồn
Nhiệt thải


4.4. RỦI RO VỀ KHÍ HẬU
4.5. SỰ THAY ĐỔI VỀ KHÍ, MỨC ĐỘ PHÓNG XẠ CỦA MẶT
TRỜI
4.6. RỦI RO VỀ BIỂN
4.7. Ô NHIỄM VÙNG CỬA SÔNG, TRÀN DẦU
4.8 CÁC THẢM HOẠ TỰ NHIÊN


5. PHÂN LOẠI RỦI RO MÔI TRƯỜNG
Rủi ro môi trường được chia thành 5 loại chính như sau:
1.  Rủi ro đối với sức khoẻ cộng đồng.
2.  Rủi ro đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên.
3.  Rủi ro do sự phát triển kinh tế.
4.  Rủi ro do thiên tai
5.  Rủi ro do phát triển công nghệ mới và sản phẩm mới.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×