Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT VỀ XẾP DỠ HÀNG HÓATRÊN XE Ô TÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 45 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT VỀ XẾP DỠ HÀNG HÓA
TRÊN XE Ô TÔ
BAN HÀNH KÈM THEO QCVN 1518/BGTVT
BẢN DỰ THẢO

HÀ NỘI 2015


Lời mở đầu
Do những ưu thế từ cửa đến cửa, giao thông đường bộ luôn là một phương thức quan
trọng và chủ lực của bất cứ quốc gia nào. Hệ thống giao thông đường bộ đã đang và sẽ
tiếp tục đóng vai trò quyết định trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam.
Ngoài yêu cầu về tính hiệu quả, quá trình vận chuyển đường bộ phải đảm bảo an toàn
cho tất cả các bên có liên quan. Việc xếp dỡ hàng hóa một cách hợp lý an toàn, dùng
bao bì phù hợp, phương tiện phù hợp, có phương án xếp dỡ đúng quy cách sẽ góp
phần đáng kể làm cho vận tải hàng hóa đường bộ trở nên an toàn hơn, qua đó nâng cao
chất lượng và hiệu quả của toàn bộ hệ thống GTVT.
Trên thế giới, có đến 25% vụ tai nạn đường bộ có liên quan trực tiếp/gián tiếp đến việc
xếp dỡ hàng hóa không an toàn. Những vụ tai nạn này hoàn toàn có thể tránh được nếu
các bên có liên quan tuân thủ những nguyên tắc về an toàn trong xếp dỡ vận chuyển.
Tài liệu này nên được phổ biến rộng rãi đến tất cả các tổ chức và cá nhân vận tải, chủ
hàng, cơ quan quản lý nhà nước và những cá nhân tổ chức có liên quan đến quá trình
xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam.
Mặc dù đã cố gắng, bản dự thảo ban đầu không thể tránh khỏi những thiếu sót. Ban
soạn thảo rất mong muốn nhận được các ý kiến góp ý của người đọc để hoàn thiện tài
liệu.
Xin trân trọng cảm ơn
Ban soạn thảo tài liệu


2


MỤC LỤC
Lời mở đầu................................................................................................................... 2
MỤC LỤC.................................................................................................................... 3
DANH MỤC HÌNH ẢNH............................................................................................5
DANH MỤC BẢNG BIỂU..........................................................................................5
CHƯƠNG 1. HƯỚNG DẪN XẾP DỠ HÀNG HÓA TRÊN XE Ô TÔ....................6
1.1. Phạm vi điều chỉnh................................................................................................7
1.2. Đối tượng áp dụng ................................................................................................7
1.3. Định nghĩa thuật ngữ.............................................................................................7
1.4. Những tác động đến hàng hóa trong quá trình xếp hàng và vận chuyển..............7
1.5. Tải trọng và phân bổ tải trọng trong container (và thùng xe xe)..........................9
1.6. Xe nâng hàng.......................................................................................................10
1.7. Kiểm tra container................................................................................................10
1.8. Phân bổ tải trọng container..................................................................................11
1.9. Một số nguyên tắc chung khi xếp hàng...............................................................12
1.10. Các thiết kế hỗ trợ việc gia cố, chằng buộc hàng hóa trên xe...........................12
1.11. Các vật liệu, thiết bị, công cụ hỗ trợ xếp dỡ .....................................................12
1.12. Các quy định chung trong cố định lô hàng........................................................16
1.13. Hướng dẫn với các loại hàng trụ ống................................................................17
1.15. Quy định về xếp hàng rời..................................................................................18
1.16. Các thùng carton, các thùng gỗ và hộp gỗ........................................................18
1.17. Xếp hàng hóa cùng các tấm nâng hàng.............................................................19
1.18. Quy định về xếp hàng bao kiện.........................................................................20
1.19. Xếp dỡ hàng thùng và can nhựa........................................................................20
1.20. Xếp dỡ các hàng bao gói (túi và cuộn)..............................................................21
1.21. Xếp dỡ các hàng cuộn hàng...............................................................................21
1.22. Xếp dỡ động vật sống........................................................................................22

1.23. Xếp dỡ thực phẩm..............................................................................................23
1.25. Xếp dỡ hàng lỏng...............................................................................................24
CHƯƠNG 2. CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM......................................................31
2.1. Một số tai nạn giao thông trong quá trình vận chuyển hàng hoá trong nước.....31

3


2.1.1. Lật xe tải chở hàng do xếp, chằng buộc, che đậy hàng hoá không đúng quy
định..............................................................................................................................31
2.1.2. Cháy thùng hàng hoá do bảo quản không đúng quy định................................35
2.2. Một số tai nạn giao thông trong quá trình vận chuyển hàng hoá quốc tế...........37
2.2.1. Lật xe tải chở hàng do xếp, chằng buộc che đậy hàng hoá không đúng quy
định..............................................................................................................................37
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHO HOẠT ĐỘNG XẾP
DỠ HÀNG HÓA TRÊN XE Ô TÔ...........................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................44

4


DANH MỤC HÌNH ẢNH

DANH MỤC BẢNG BIỂU

5


CHƯƠNG 1. HƯỚNG DẪN XẾP DỠ HÀNG HÓA TRÊN XE Ô TÔ
Sự cần thiết của việc xếp dỡ vận chuyển hàng hóa an toàn bằng ô tô

Vận tải đường bộ là một phương thức vận tải phổ biến, có nhiều ưu điểm nhưng cũng
là một trong những phương thức vận tải kém an toàn nhất. So với các phương thức vận
tải như đường sắt, đường biển và đường hàng không, đường bộ có xác suất tai nạn và
tỷ lệ số người thiệt mạng/số lượng luân chuyển cao nhất, chính bởi vậy nghiên cứu các
giải pháp nhằm nâng cao an toàn trên đường bộ là một yêu cầu cấp thiết từ thực tế.
Ngoài yêu cầu về tính hiệu quả, quá trình vận chuyển đường bộ phải đảm bảo an toàn
cho tất cả các bên có liên quan. Việc xếp dỡ hàng hóa một cách hợp lý an toàn, dùng
bao bì phù hợp, phương tiện phù hợp, có phương án xếp dỡ đúng quy cách sẽ góp
phần đáng kể làm cho vận tải hàng hóa đường bộ trở nên an toàn hơn, qua đó nâng cao
chất lượng và hiệu quả của toàn bộ hệ thống GTVT.
Trên thế giới, có đến 25% vụ tai nạn đường bộ có liên quan trực tiếp/gián tiếp đến việc
xếp dỡ hàng hóa không an toàn. Những vụ tai nạn này hoàn toàn có thể tránh được nếu
các bên có liên quan tuân thủ những nguyên tắc về an toàn trong xếp dỡ vận chuyển.

Hình 1. 1. Tài xế phanh gấp, và ống thép không được chằng buộc an toàn đã xô lên phía
trước cắt ngang qua ca bin của xe tải

Nguồn : [Jacques Barrot (2014), Cargo securing for road transport]
6


1.1. Phạm vi điều chỉnh
Tài liệu này cung cấp những hướng dẫn kỹ thuật về xếp dỡ trên xe ô tô tải nhằm
đảm bảo an toàn cho bản thân người lái và những người lao động khác có liên quan
đến quá trình xếp dỡ, đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông trên đường và
đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Tài liệu hướng dẫn này không áp dụng cho công tác xếp dỡ hàng hóa siêu trường, siêu
trọng, hàng hoá nguy hiểm và các loại xe ô tô đặc chủng.
1.2. Đối tượng áp dụng
Tiêu chuẩn này có thể áp dụng đối với người vận tải hàng hóa, người lái xe,

người áp tải, người thuê vận tải, người xếp hàng hóa trên xe ô tô và các tổ chức, cá
nhân có liên quan đến hoạt động xếp dỡ hàng hóa trên xe ô tô khi tham gia giao thông
trên lãnh thổ Việt Nam.
Tài liệu này mang tính tham khảo, các đơn vị tổ chức cá nhân vận tải cần
nghiên cứu và lựa chọn phương án xếp dỡ vận chuyển hợp lý nhất cho lô hàng của
mình.
1.3. Định nghĩa thuật ngữ
- Hàng rời: là loại hàng hóa có dạng cục, hạt, khi vận chuyển được chứa trực tiếp bằng
thùng chở hàng của ô tô, không cần bao gói.
- Hàng bao kiện: là hàng hóa được đóng gói trong bao, thùng hoặc kiện để đảm bảo
hàng hóa không bị thất thoát, hư hỏng khi vận chuyển.
- Hàng hình trụ ống: là hàng hóa có hình dạng trụ tròn hoặc hình ống tròn dễ lăn trên
mặt phẳng.
- Hàng thực phẩm : là các loại thực phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày của người dân,
như rau, quả, thịt, sữa..
- Hàng động vật sống : Các loại động vật còn sống
1.4. Những tác động đến hàng hóa trong quá trình xếp hàng và vận chuyển
Có một số loại lực tác động cần quan tâm trong quá trình xếp hàng.
* Lực cơ học
Có hai loại lực cơ học tác động lên hàng hóa trong quá trình vận chuyển xếp dỡ
-

-

Thế năng: thường tạo ra bởi tải trọng của các hàng hóa xếp lên nhau, tạo nên
cong, gẫy, vỡ, đặc biệt đối với những lô hàng phía dưới. Áp suất xếp hàng phụ
thuộc vào kích thước, trọng lượng, hình dáng và chiều cao của hàng hóa.
Động năng: được tạo ra trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ container, hoặc
chuyển tải giữa các phương thức vận tải khác nhau. Tốc độ gia tốc khi xếp dỡ,
các lực rung lắc sẽ khác nhau tùy theo trường hợp cụ thể. Các lực tạo ra bởi quá

7


trình gia tốc có thể được tạo ra do quá trình nâng hạ, di chuyển container....các
lực rung tạo ra bởi động cơ, số, bộ phận đẩy của tàu hoặc các thiết bị treo của
xe kéo, tòa tàu.
Trong vận tải đường bộ, lực tác động đến lô hàng trên xe có thể có gia tốc trọng
trường lên tới 1.0 g theo chiều dọc xe, 0.6 g theo chiều ngang xe và tới 1.5 g theo
phương thẳng đứng (với g = 9.81 mét/giây)

Hình 1. 2 Các tác động đến hàng hóa trong quá trình vận chuyển

* Lực thay đổi theo môi trường
Hàng hóa được vận chuyển trong những môi trường khác nhau sẽ chịu các tải
trọng khác nhau. Chẳng hạn khi di chuyển trong khu vực rất lạnh hoặc rất nóng, hàng
hóa sẽ chịu các tác động từ môi trường và có thể thay đổi về hình dáng, kích thước.
Tất cả các container kín có thể bảo vệ hàng hóa bên trong tránh được các tác
động từ môi trường bên ngoài như mưa, tuyết, nước biển, nước muối. Tuy nhiên quá
trình ngưng đọng có thể xảy ra ở bên trọng container, xảy ra do không khí có độ ẩm
nhất định, ngoài ra là các bộ phận có thành phần nước bên trong hàng hóa.
Nước ngưng tụ sẽ giỏ từ trên trần container xuống dưới khu vực hàng hóa và
gây hư hỏng.
Các dạng hư hỏng thường gặp có thể là các vết bản, mốc, mất màu, kết dính với
vỏ carton, mất nhãn hoặc cả lô hàng bị sụp đổ.
Nhiệt độ bên trong container phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ bên ngoài và vị trí
của container trên thuyền. Các container có mái che có nhiệt độ khoảng 20-30 độ C,
trong khi những container không có mái che có thể lên hơn 60 độ C. Đây là những
nhân tố cần tính đến khi sắp xếp hàng hóa.
* Các thay đổi về sinh học
8



Môi trường nóng, ẩm và thông gió kém là điều kiện lý tưởng cho các loại côn
trùng, nấm mốc và vi khuẩn và các vi sinh vật phát triển. Trong rất nhiều trường hợp,
hàng hóa cũng bị ô nhiễm về sinh học trước khi được xếp vào container. Tuy nhiên
quá trình kiểm tra cũng không thể được thực hiện khi container đã được kẹp chì. Một
số quốc gia có quy định về mặt luật pháp để đảm bảo các tấm gỗ kê dưới sàn
container/thùng xe được kiểm tra không có côn trùng.
* Các thay đổi về hóa học
Các thay đổi này phụ thuộc vào loại hàng, nhiệt độ, độ ẩm và sự dịch chuyển
của tàu thuyền. Một số loại hóa chất có thể tăng nhiệt độ rất nhanh chóng, bởi vậy các
hóa chất nguy hiểm phải được vận chuyển tuân thủ theo các quy định về hàng nguy
hiểm hàng dễ cháy nổ.
Chính bởi vậy việc lựa chọn bao bì, xếp, bảo quản hàng hóa có một vai trò cực
kỳ quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cũng như chất lượng của lô hàng.
1.5. Tải trọng và phân bổ tải trọng trong container (và thùng xe xe)
Tải trọng của container/thùng xe cần phải được kiểm tra trước khi xếp hàng
Tải trọng và tải trọng phân bổ trên các trục của phương tiện vận tải: Cần được
kiểm tra so với trường hợp cụ thể của từng thị trường.
Nguyên tắc cơ bản là tải trọng của hàng hóa phải được phân bổ đều trên toàn bộ
mặt sàn của container.
Mức thông thường với container 20 foot: 4.5 tấn/m dài và loại 40 foot: 3
tấn/mét dài
Kinh nghiệm thông thường là dùng các dầm gỗ để phân bổ lực đều trên thùng
xe/sàn container.
Chiều rộng của dầm gỗ chịu lực (khoảng cách A trong hình dưới): ít nhất từ 10
cm (container 20 foot) đến 15 cm (container 40 foot), Khoảng cách từ tâm dầm gỗ đến
đến trục giữa của container (khoảng cách B) ít nhất 40 cm.
Khoảng cách dầm gỗ chịu lực không có hàng: không quá 1 m
Nếu hàng hóa có trọng lượng lớn, cần thiết kế chân đế chịu lực đặc biệt để đảm

bảo phân bổ tải trọng thấp hơn giới hạn quy định.

9


Hình 1. 3. Sử dụng kết cấu dầm gỗ phân bổ lực đều trên sàn container hoặc thùng xe

1.6. Xe nâng hàng
Một số thông số của xe nâng hàng có thể hoạt động trong container tiêu chuẩn
chung ISO 1496/1
-

Tải trọng cầu trước: (xe + hàng hóa) : Không quá 5460 kg
Diện tích tiếp xúc trên một bánh: không nhỏ hơn 142 cm2
Độ rộng của lốp: không nhỏ hơn 18 cm2
Khoảng cách giữa hai bánh trên cùng một trục: không nhỏ hơn 76 cm

1.7. Kiểm tra container
Kiểm tra container trước khi xếp hàng: Tất cả các container trước khi được sử
dụng cần có một chứng chỉ kiểm định CSC, tương thích với công ước quốc tế về an
toàn container.

Hình 1. 4. Chứng chỉ an toàn của container CSC

Trong quá trình vận chuyển, container còn được kiểm tra giám sát tại các điểm
trung chuyển. Để đảm bảo cho quá trình vận chuyển an toàn, có thể tham khảo thêm
một số nội dung sau:
10



Kiểm tra bên ngoài container:
-

Có lỗ thủng hoặc vết nứt ở trên vách, trần, sàn của container không?
Cửa container có đóng mở được bình thường
Các thiết bị khóa và tay cầm có hoạt động tốt
Các thiết bị kẹp chì có ở trong trạng thái tốt
Không còn các nhãn mác hàng hóa của lần vận chuyển trước đó.

Một số nội dung kiểm tra với container đặc biệt:
-

Container mặt bằng: Các vách ngang cần được dựng lên và khóa cứng
Các container mở: Các thanh giằng cho mái cần phải được lắp đúng vị trí. Các
tấm bạt che không bị hư hại và có kích cỡ đùng để đảm bảo che phủ toàn bộ
diện tích trần của container, các dây thừng ở trong trạng thái tốt.

Với các container trần cứng: trần container không có dấu hiệu tư hại, các vị trí
kết nối được lắp đặt đúng.
Với các container có các thiết bị điện kết nối: cần kiểm tra toàn bộ điều kiện của
các thiết bị điện (dây, phích cắm, ...) trước khi cấp điện cho container.
Kiểm tra bên trong container
-

Container có thể chống nước: có thể vào bên trong container, đóng cửa
container và kiểm tra xem có ánh sáng lọt qua được các lỗ, vết nứt hoặc các khe
Đảm bảo bên trong container khô ráo.
Đảm bảo container sạch sẽ, không có mùi
Đảm bảo không có các vật sắc nhọn có thể làm hỏng hàng hóa trong quá trình
vận chuyển


Nếu hàng hóa được xếp vào các container của khách hàng, cần đảm bảo chứng chỉ
kiểm định CSC còn hiệu lực.
1.8. Phân bổ tải trọng container
Các mặt hàng cần được sắp xếp để đảm bảo trọng tâm của khối hàng nằm giữa
trung tâm của container, trong trường hợp không thể đạt được điều này, khoảng cách
tối đa từ trung tâm của container tới trọng tâm của khối hàng cho phép là 60 cm với
loại container 20 foot và 90 cm với loại container 40 foot.
Tải trọng cho phép trên một số kết cấu khác của container khi xếp hàng:
Bảng 1. 1. Tải trọng container cho phép trên một số khu vực khi xếp hàng

Kết cấu

Tải trọng

Thành container

0.6 lần tải trọng cho phép của sàn container

Hai cửa

0.4 lần tải trọng cho phép của sàn container

Trần

300 kg trên một diện tích 60 x 30 cm

11



1.9. Một số nguyên tắc chung khi xếp hàng
Các loại hàng hóa sau không được xếp cùng với nhau:
-

Hàng nhạy cảm với bụi và hàng có dính bụi
Hàng có mùi và hàng phản ứng với mùi
Hàng có tạo ra độ ẩm và hàng hút ẩm hoặc vật liệu bao bì hút ẩm
Hàng hóa có những bộ phận sắc nhọn và hàng hóa mềm dễ bị xuyên thủng
Hàng hóa có độ ẩm và hàng khô
Những hàng hóa nặng không xếp trên hàng hóa nhẹ hơn

Trong trường hợp bắt buộc phải vận chuyển các loại hàng trên cùng với nhau,
những hàng có độ ẩm cao cần xếp dưới những hàng khô. Hai loại hàng này cần được
phân cách bằng một túi hơi hoặc một lớp bao bì. Các túi hơi hoặc mùn cưa cần được
đặt ở dưới các hàng hóa có độ ẩm cao.
1.10. Các thiết kế hỗ trợ việc gia cố, chằng buộc hàng hóa trên xe
Bảng 1. 2. Thiết kế hỗ trợ việc gia cố, chằng buộc hàng hoá trên xe

Các thiết bị

Công năng

Các khuyết, quy tai dùng dùng Dùng để buộc dây thừng, các dây nhựa, dây
để chằng buộc
xích...nhằm cố định hàng hóa.
Kết cấu lượn sóng ở hai vách Dùng để cố định các hàng hóa có kích thước lớn.
dọc container
Các dầm gỗ nằm ngang có thể được chốt chặn bởi
các kết cấu lượn sóng ở hai vách dọc
Các trục chịu lực chính tại các Giữ chặt hàng hóa để chống di chuyển theo

góc của container
phương nằm ngang
1.11. Các vật liệu, thiết bị, công cụ hỗ trợ xếp dỡ
Có nhiều công cụ hỗ trợ xếp dỡ hàng hóa khác, mỗi loại có ưu nhược điểm
riêng, người vận tải cần cân nhắc và quyết định cách dùng phù hợp.
* Vật liệu đệm lót sàn xe/ sàn container
Tùy vào từng loại hàng hóa khác nhau mà có thể đặt trực tiếp hàng hóa lên mặt
sàn container/sàn xe hay không. Một số trường hợp hàng hóa cần rải 1 lớp vật liệu lót
để tăng ma sát giữa lô hàng với mặt sàn hoặc phải đặt trên giá gỗ rồi mới đặt lên sàn
container/sàn xe để bảo mặt sàn container không bị hư hỏng trong quá trình xếp hàng
cũng như an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Hàng hóa có thể xếp trực tiếp lên sàn của container mà không cần những tấm
đệm đặc biệt nếu lô hàng có thể đứng một cách độc lập, tải trọng của lô hàng không
ảnh hưởng đến kết cấu sàn container/sàn xe, cũng như hàng hóa không có các tác động
12


sinh hóa học đến container/xe. Một vài ví dụ như các hộp hàng carton, các hộp nhẹ
hoặc các tấm nâng hàng.
* Tấm nâng hàng (Pallet)
Các tấm nâng hàng thường được sử dụng để tăng tốc độ xếp dỡ hàng hóa, đặc
biệt đối với các hộp carton và các hàng hóa nhỏ do chúng có thể được sử dụng rất hiệu
quả với xe nâng cơ giới hoặc xe nâng tay. Chúng có thể được xếp và bao quanh bằng
các lớp nylong mỏng và các dây ny lông chằng xung quanh tấm nâng hàng, trong
trường hợp này các tấm nâng hàng là một phần của lô hàng.
Nhược điểm của tấm nâng hàng là trong một số trường hợp chúng không thể
được xếp kín tối đa trong một container tiêu chuẩn. Khoảng cách giữa các tấm nâng
hàng phải được chèn chặn bằng các vật liệu khác. Thông thường không thể xếp chồng
các tấm nâng hàng nên cần phải có khung gỗ/giá đỡ để có thể tận dụng được không
gian trong container/thùng xe.


Hình 1. 5. Tấm nâng hàng, xe nâng tay và xe nâng cơ giới

* Các dầm gỗ vuông
Một kết cấu gồm nhiều các thanh gỗ vuông kết nối với nhau là một dạng phổ
biến để phân bổ tải trọng đều lên sàn container.
Tùy thuộc vào loại hàng, các thanh gỗ có thể dao động từ độ dày 5 cm đến kết
cấu hình vuông 20 x 20 cm, phần không chịu tải không nên quá 1 m.
* Các khung thép: thường đường sử dụng đối với các kiện hàng lớn và siêu trọng, các
vật liệu chống trượt cần được sử dụng khi có hai bề mặt thép tiếp xúc với nhau.
* Các vật liệu để chằng buộc cố định hàng hóa trên ô tô
Vật liệu dùng để chằng buộc, cố định lô hàng hóa nhằm chống lại các dịch
chuyển theo các phương khác nhau như dọc, ngang và thẳng đứng, ngoài ra là các tác
động rung trong quá trình vận chuyển.
Các loại vật liệu chằng buộc cần được sử dụng với các lô hàng có tải trọng thấp
hơn tải trọng giới hạn của thiết bị chằng buộc.
Mỗi loại vật liệu có một độ đàn hồi khác nhau bởi vậy không được sử dụng các
loại vật liệu chằng buộc khác nhau cho cùng một loại hàng.
13


Khi có các lực tác động, hàng hóa sẽ được giữ lại bởi vác vật liệu có độ đàn hồi
thấp nhất, khi các vật liệu này bị đứt gãy, các thiết bị chằng buộc khác cũng sẽ nhanh
chóng bị hỏng, bởi vậy dùng nhiều loại vật liệu chằng buộc có độ đàn hồi khác nhau
trên cùng một hướng sẽ không có tác dụng cộng hưởng như nhiều người mong đợi.
Tuy nhiên có thể kết hợp nếu sử dụng mỗi loại ở các hướng khác nhau
* Dây chão, dây thừng:
Các loại dây thừng làm từ vật liệu tự nhiên (xơ cây, thân cây) có thể sẽ bị hỏng
trong điều kiện axit, hoặc các chất hòa tan, các loại dây thừng này sẽ co dãn theo độ
ẩm không khí

Các loại dây thừng làm từ các chất xơ tổng hợp ít bị ảnh hưởng của môi trường
hơn, tuy nhiên lại có khả năng chịu tải trọng kém hơn, bởi vậy chỉ được dùng để chằng
buộc các hàng hóa nhẹ.
Có thể dùng dây thừng có lõi thép.
* Các dây nylon
Loại phổ biến nhất để chằng buộc là các dây nylong, có rất nhiều loại với tải
trọng khác nhau. Khi dùng cần có các tai quai bảo vệ dây thừng tại các vị trí tiếp xúc
với các góc cạnh sắc nhọn.
Cấm không được thắt dây nylon do đặc tính trơn trượt của loại vật liệu này,
thay vào đó cần dùng các đai và khuyên để thắt chặt dây nylong.
* Các đai bằng thép
Các đai thép không có độ đàn hồi, và không thể áp dụng với các lô hàng mềm.
Khi các dầm gỗ co dãn, các đai bằng thép có thể bị lỏng rất nhanh chóng. Bởi vậy cần
đảm bảo các hàng hóa được chằng buộc bởi các đai thép không bị thất thoát/ngót về số
lượng trong quá trình vận chuyển.
Các đai bằng thép đặc biệt hữu dụng trong trường hợp vận chuyển các cuộn
thép. Có thể xiết chặt đai thép rất nhanh bằng các dụng cụ chuyên dùng. Đai thép
không được dùng ở các bề mặt sắc nhọn hoặc các góc không bằng phẳng.
* Các dây thép, móc, và khóa
Các dây thép thường được dùng rất phổ biến để chằng buộc các hàng hóa nặng.
Chúng cũng có rất nhiều kích cỡ. Có độ đàn hồi thấp và có khả năng chịu lực cao. Tuy
nhiên không nên sử dụng ở các góc sắc nhọn hoặc các vị trí có độ cong lớn.
Khi dùng dây théo, cần có thêm các thiết bị hỗ trợ bao gồm còng, bộ phận siết
chặt và quy tai/khuyết chịu lực.

14


Hình 1. 6. Cách dùng dây thép đúng (chưa xiết) – các dây thép được xoắn lại để tăng độ
ma sát


* Dây xích
Dây xích có giới hạn tải trọng cao. Mắt xích chằng buộc trên hàng hóa hoặc
trên container thường yếu hơn với dây xích thép. Dây xích thường được sử dụng để
chằng buộc các hàng hóa nặng, không bị mất tác dụng tại các cạnh nhỏ, miễn là tại đó
từng kết nối của dây xích không bị cong. Dây xích không có tính đàn hồi. Chúng được
thắt chặt với sự trợ giúp của các đinh vít căng lực hoặc đòn bẩy/móc.
* Các vật liệu chèn lấp
Túi khí: Các túi khí có nhiều loại kích thước khác nhau dùng để lấp đầy các
khoảng trống giữa các lô hàng sau khi xếp lên xe đảm bảo giữa các lô hàng, và giữa lô
hàng và thành container/thùng xe không còn khoảng trống đảm bảo hàng hóa cố định
tốt nhất trong khi vận chuyển. Lưu ý khi sử dụng túi khí không được chèn, lót túi khí
vào các cạnh sắc nhọn tránh túi khí bị hỏng và mất tác dụng.
Mùn cưa: Dùng để tăng ma sát gữa hàng hóa và các mặt sàn nhằm chống lại
hiện tượng trượt. Mùn cưa thường được dùng lót dưới sàn container hoặc trên mặt
phẳng nghiêng. Khi sử dụng mùn cưa cần lưu ý hạt mùn cưa có thể bị lèn chạt hơn tạo
khoảng trống so với ban đầu hoặc có thể bị rơi vãi do rung động.
Các loại vật liệu bao bì: Một cách đơn giản nhất để chống cho các kiện hàng xô
dịch là chèn đầy các khoảng trống bằng các loại vật liệu bao bì đóng gói. Cần đảm bảo
các lực phân bổ nằm trong giới hạn.
Các thanh gỗ có thể dùng để cố định các kiện hàng lớn, tuy nhiên do khả năng
chịu lực của các thành container thấp hơn sàn, nên nếu lô hàng lớn, cần có phương án
phân bổ lực lên thành container một cách đều đặn. Cách tốt nhất là dùng kết cấu để
truyền tải trọng về các khung chính của container.
15


1.12. Các quy định chung trong cố định lô hàng
Người vận tải nên lựa chọn phương tiện phù hợp với loại hàng hóa cần vận chuyển.
Phương án xếp dỡ đảm bảo cho các công việc sau:

- Xếp hàng nhanh chóng và không có hư hại
- Dễ dàng cho kiểm kê (đếm/thống kê) và kiểm tra
- Dễ dàng trong dỡ hàng hóa
- Hàng hóa không bị hư hại hoặc tổn thất
* Một số lời khuyên trong xếp hàng và chằng buộc hàng hóa:
- Phân bổ tải trọng lô hàng đều trên sàn xe
- Cố định lô hàng bằng các giải pháp chèn, chằng, buộc, gia cố phù hợp.
- Trên thế giới, các quốc gia khác nhau có thể có quy định khác nhau về tải
trọng trục, khoảng cách giữa các trục, bởi vậy với các lô hàng vận chuyển từ Việt Nam
đi quốc tế, người vận tải cần tham khảo quy định cụ thể trên toàn tuyến từ đầu A đến
đầu B.
- Những lô hàng có cùng tính chất nên được xếp cùng với nhau để dễ dàng
trong kiểm kê/quản lý.
- Trình tự từng lô hàng xếp trên xe: nên được bố trí hợp lý để những lô hàng
giao cuối cùng ở phía trong cùng, trong khi những lô hàng giao đầu tiên sẽ ở gần phía
cửa của thùng xe/container.
- Phương án xếp nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc dùng xe nâng cơ giới, xe
nâng tay, tấm nâng hàng để giảm tối đa thời gian xếp dỡ hàng hóa.
Hạn chế tối thiểu hư hỏng và tổn thất hàng hóa qua việc cân nhắc đến cả ba tác động
về vật lý (các lực tác động theo cả ba phương), hóa học (thay đổi tính chất hàng hóa
trong các môi trường khác nhau, nước ngưng tụ) và sinh học (các biến đổi sinh học có
thể có, nấm mốc, vi khuẩn, độ ẩm) trong quá trình vận chuyển lô hàng.
- Lưu ý một số sản phẩm cần các quy định đặc biệt:
+
+
+
+

Hàng hóa luôn để lên trên
Hàng hóa luôn xếp phía dưới

Hàng hóa không để khoảng cách xung quanh
Hóa hóa phải xếp riêng biệt

Có thể tham khảo hướng dẫn của tổ chức lao động quốc tế và tổ chức hàng hải thế giới
về xếp hàng trên container.

16


1.13. Hướng dẫn với các loại hàng trụ ống
Hàng hóa hình trụ ống được xếp nằm ngang hoặc nằm dọc theo chiều dài xe tùy
thuộc vào chiều dài của hàng so với thùng xe. Khi đặt nằm ngang cần đặt vuông góc
với chiều dài xe.
Khi chiều cao của ống trụ nhỏ hơn đường kính, ống trụ cần được đặt thẳng
đứng.
Các loại hàng trụ ống cần được chằng buộc vào thành xe hoặc sử dụng giá kê,
giá đỡ, chèn lót để cố định tránh dịch chuyển hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Trường hợp hàng trụ ống có bề mặt trơn nhẵn, khi xếp chồng lên nhau phải sử
dụng vật liệu đệm lót giữa các lớp hàng để chống trơn trượt.
Hướng dẫn việc xếp và cố định hàng trụ ống được minh họa như sau:

Xếp, cố định cuộn tròn đứng trên
thùng xe

Xếp, cố định cuộn tròn ngang thùng xe

Xếp, cố định ống tròn bằng giá kê

Xếp, cố định ống trụ ngang thùng xe


Xếp, cố định ống trụ dài đường kính
lớn

Xếp, cố định ống trụ nặng ngang thùng xe
17


Xếp, cố định ống trụ dài trong thùng
xe kín

Xếp, cố định ống trụ dài với nhau và với
thùng xe

Hình 1. 7. Hướng dẫn xếp và cố định hàng trụ ống

1.15. Quy định về xếp hàng rời
Khi vận chuyển hàng rời phải sử dụng xe ô tô tải có thùng hoặc công - ten - nơ.
Trường hợp chở hàng rời trên xe tải không có thùng kín, người vận tải phải sử
dụng thiết bị, dụng cụ để che kín hàng hóa, đảm bảo hàng hóa không bị rơi vãi trong
quá trình vận chuyển
Hướng dẫn xếp và che phủ hàng rời được minh họa như sau:

Xếp hàng rời không đúng

Xếp hàng rời đúng

Xếp và che hàng rời bằng bạt

Xếp và che hàng rời bằng lưới


Hình 1. 8. Hướng dẫn xếp và che phủ hàng rời

1.16. Các thùng carton, các thùng gỗ và hộp gỗ.
18


Hình 1. 9. Các thùng/hộp carton, các thùng gỗ và hộp gỗ

Khi xếp các thùng carton vào container/trên thùng xe cần đảm bảo nếu hàng
hóa không đầy kín container/thùng xe, các túi bông/xốp cần phải được sử dụng để đảm
bảo toàn bộ diện tích sàn của container được lấp đầy.
Trong trường hợp lô hàng quá ít, cần tách thành các hàng, và giữa các hàng bố
trí các túi khí,vật liệu bảo quản bao bì.
Số lượng các thùng có thể xếp chồng lên nhau phụ thuộc vào độ ổn định của
thùng hàng. Ngoài ra cần tính đến các thay đổi về thời tiết, đặc biệt về độ ẩm với khả
năng chịu lực của các thùng carton (do các thùng carton có thể bị ngấm nước và trở
nên mềm hơn, khả năng chịu lực giảm đi đáng kể).
Nếu có nhiều tầng và tầng trên không đủ hàng, có thể dùng các túi khí hoặc
thanh chắn để đảm bảo các lô hàng phía trên không bị trượt/không di chuyển.
1.17. Xếp hàng hóa cùng các tấm nâng hàng

Hình 1. 10. Hàng cùng tấm nâng hàng trên xe tải

Hiệu quả sử dụng thùng xe với lô hàng có tấm nâng hàng phụ thuộc vào kích
thước của tấm nâng hàng. Hàng hóa xếp trên tấm nâng hàng cần che phủ hết diện tích
của tấm nâng hàng và được cố định bởi các vật liệu chằng buộc hỗ trợ như dây dai,
dây nylon...
Cần đảm bảo trọng tâm của toàn bộ lô hàng nằm ở giữa container, theo cả hai
phương dọc và ngang. Từng tấm nâng hàng cần được cố định một cách độc lập.
19



1.18. Quy định về xếp hàng bao kiện
Các kiện hàng nặng có bao gói cứng, ổn định được đặt ở phía dưới.
Các kiện hàng có kích thước giống nhau sắp xếp cùng nhau.
Các kiện hàng có xu hướng nghiêng một góc nhỏ xếp vào giữa đống hàng.
Trường hợp giữa các kiện hàng có khoảng cách, phải dùng các thiết bị, dụng cụ chèn
để chống va chạm, xê dịch trong quá trình vận chuyển. Trường hợp sau khi xếp hàng
xong mà vẫn có khoảng trống trong thùng xe thì phải gia cố để cố định hàng hóa.
1.19. Xếp dỡ hàng thùng và can nhựa
Trước khi xếp hàng lên xe cần kiểm tra các thùng, can nhựa có còn nguyên vẹn
hay không, có bị rò rỉ dung dịch đựng bên trong hay không? Trong quá trình xếp dỡ
cũng như vận chuyển chỉ cần 1 thùng hoặc can nhựa bị hỏng, móp có thể gây ảnh
hưởng đến cách sắp xếp cũng như an toàn của toàn bộ lô hàng. Về cơ bản thùng và can
nhựa phải được sắp xếp sao cho nắp thùng và can quay lên trên, các thùng phải được
xếp thẳng đứng cạnh nhau và có ván đệm chèn lót/tấm gỗ ngan cách giữa các lớp
thùng và can với nhau để tăng sự ổn định khi xếp và vận chuyển. Số lượng thùng sắp
xếp trên sàn tùy thuộc đường kính và diện tích sàn container.

Hình 1. 11. Hướng dẫn xếp thùng và can trên xe ô tô/container

Tùy cách sắp xếp hàng hóa mà sẽ có công thức tính số lượng thùng được xếp
vào container khác nhau:
Xếp theo cách 1:

Xếp theo cách 2:

Với: n: Số hàng xếp được
D: Đường kính của thùng/can
20



L: Kích thước bên trong của container
Tất cả thùng phải được sắp xếp phù hợp chặt chẽ trong container/thùng xe, mà
không có bất kỳ khoảng trống giữa các hàng hóa và container. Nếu khoảng trống là
không thể tránh khỏi, phải dùng các vật liệu đệm chèn lót hỗ trợ hoặc đóng vào các
tấm kê hàng để đảm bảo thùng không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển.
Thông thường cần đặt tấm gỗ lót chắn giữa hàng thùng cuối cùng với cửa
container/cửa thùng xe để ngăn thùng hàng bị trượt va vào cánh cửa đặc biệt khi dỡ
hàng. Ngoài ra lô hàng có thể được gia cố bằng dây đai hoặc tấm nâng hàng để có thể
đặt chồng lên nhau đảm bảo không bị sụp đổ khi vận chuyển, không ảnh hưởng đến
các thùng hàng khác.
1.20. Xếp dỡ các hàng bao gói (túi và cuộn)
Các túi và cuộn hàng cần phải được xếp lên nhau để chống trượt trong quá trình
vận chuyển. Bản chất các túi có thể xếp chồng lên nhau mà không có khoảng cách.
Cách tốt nhất là đưa vào các tấm nâng hàng và dùng các lynon quấn xung quanh.

Hình 1. 12. Xếp các bao gói/túi mềm

1.21. Xếp dỡ các hàng cuộn hàng
Với các lô hàng dạng cuộn trước khi xếp lên thùng xe cần kiểm tra trọng lượng
phân bổ trên 1 mét sàn có được đảm bảo hay không.
Nếu lô hàng có tải trọng nặng, cần dùng các dầm để phân bổ tải trọng đều trên
sàn thùng xe/sàn container.
Cuộn hàng có thể xếp theo phương thẳng đứng, dọc hoặc ngang. Cần phải có
các giải pháp chằng buộc gia cố nhằm cố định lô hàng khi vận chuyển.
Đặc biệt trong trường hợp xếp trục cuộc hàng theo phương dọc hoặc ngang, tải
trọng của cuộn hàng sẽ được phân bổ trên một diện tích rất nhỏ (diện tích tiếp xúc giữa
21



cuộn hàng và sàn xe) bởi vậy cần phải sử dụng các kết cấu hỗ trợ phân bổ lực đều trên
sàn xe.

Hình 1. 13. Xếp cuộn hàng theo phương thẳng đứng (trái) và theo phương ngang (phải)

1.22. Xếp dỡ động vật sống

Hình. Xếp dỡ động vật sống trên xe ô tô
Quá trình xếp dỡ vận chuyển động vật sống phải tuân thủ các quy định của cơ
quan quản lý
- Luật giao thông đường bộ
Tùy theo loại động vật sống, người kinh doanh vận tải yêu cầu người thuê vận
tải bố trí người áp tải để chăm sóc trong quá trình vận tải.
Người thuê vận tải chịu trách nhiệm về việc xếp, dỡ động vật sống theo hướng
dẫn của người kinh doanh vận tải; trường hợp người thuê vận tải không thực hiện được
thì phải trả cước, phí xếp, dỡ cho người kinh doanh vận tải.
Việc vận chuyển động vật sống trên đường phải tuân theo quy định của pháp
luật về vệ sinh, phòng dịch và bảo vệ môi trường.
- Đánh số quản lý động vận: Tại thời điểm 2015 là Quy định về việc đánh dấu
gia súc vận chuyển trong nước, xuất khẩu và nhập khẩu (Ban hành kèm theo Quyết
định số 49/2006/QĐ-BNN ngày 13/06/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn)
Một số khuyến cáo:
- Đảm bảo dưỡng khí cho động vật sống trong quá trình vận chuyển
22


- Tham khảo tiêu chuẩn tại Mỹ: Khi vận chuyển động vật trong thời gian dài
hơn 28 tiếng, bố trí 5 tiếng dừng để cung cấp thức ăn và nước uống và nghỉ ngơi cho

lô hàng động vật sống.
1.23. Xếp dỡ thực phẩm
Cần bảo quản, xếp dỡ phải tuân thủ các quy định về điều kiện an toàn thực
phẩm hiện hành trong quá trình vận chuyển thực phẩm của cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền.
Trích 16/2012/TT-BYT ngày 22/10/2012 Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh
doanh thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế
Điều 6. Điều kiện an toàn thực phẩm trong quá trình vận chuyển thực phẩm
1. Thiết bị chứa đựng thực phẩm phải ngăn cách với môi trường xung quanh, tránh sự xâm nhập của bụi, côn
trùng; phù hợp với kích thước vận chuyển.
2. Thiết bị vận chuyển chuyên dụng và các dụng cụ chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm trong quá trình
vận chuyển được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch.
3. Đủ thiết bị kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm, thông gió và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm theo yêu
cầu kỹ thuật để bảo quản đối với từng loại thực phẩm theo yêu cầu của nhà sản xuất trong suốt quá trình vận
chuyển.
4. Phải có nội quy quy định về chế độ bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm; duy trì và kiểm
soát chế độ bảo quản theo yêu cầu trong suốt quá trình vận chuyển đối với từng loại sản phẩm thực phẩm; đối
với thực phẩm có yêu cầu bảo quản đặc biệt phải có giao nhận cụ thể giữa người tiếp nhận và người vận chuyển
thực phẩm.
5. Thiết bị dụng cụ phải bảo đảm vệ sinh sạch sẽ trước, trong và sau khi vận chuyển thực phẩm; không vận
chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực
phẩm.
6. Đối với người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm trong quá trình vận chuyển thực phẩm: Tuân thủ theo các yêu
cầu quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 7 Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12 tháng 09 năm 2012 của Bộ Y tế
quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

1.24. Xếp dỡ hàng hóa dược phẩm

Dược phẩm là sản phẩm nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và môi trường
xung quanh, yêu cầu chất lượng vệ sinh môi trường cao cả trong xếp dỡ, vận chuyển,

bởi vậy quá trình xếp dỡ hàng hóa dược phẩm ngoài việc đảm bảo các yêu cầu về an
toàn chung ở trên, cần tuân thủ các quy định của cơ quan quản lý nhà nước (Bộ y tế)
trong xếp dỡ vận chuyển mặt hàng này.
Một số lời khuyên khi xếp dỡ dược phẩm
Về nguyên tắc các điều kiện bảo quản phải là điều kiện ghi trên nhãn thuốc.
Theo qui định của Tổ chức Y tế thế giới, điều kiện bảo quản bình thường là bảo quản
trong điều kiện khô, thoáng, và nhiệt độ từ 15-25 0 C hoặc tuỳ thuộc vào điều kiện khí
hậu, nhiệt độ có thể lên đến 30 0C. Phải tránh ánh sáng trực tiếp gay gắt, mùi từ bên
ngoài vào và các dấu hiệu ô nhiễm khác.
Nếu trên nhãn không ghi rõ điều kiện bảo quản, thì bảo quản ở điều kiện bình
thường. Trường hợp ghi là bảo quản ở nơi mát, đông lạnh .... thì vận dụng các qui định
sau:
Nhiệt độ:
23


Thùng xe nhiệt độ phòng: Nhiệt độ trong khoảng 15-25 0 C, trong từng khoảng
thời gian nhiệt độ có thể lên đến 300C.
Thùng xe mát: Nhiệt độ trong khoảng 8-150 C.
Thùng xe lạnh: Nhiệt độ không vượt quá 80 C.
Tủ lạnh: Nhiệt độ trong khoảng 2-80 C.
Thùng xe đông lạnh: Nhiệt độ không vượt quá - 100 C.
Độ ẩm: Điều kiện bảo quản "khô" được hiểu là độ ẩm tương đối không quá
70%.
1.25. Xếp dỡ hàng lỏng
Trong trường hợp dùng xe bồn, bồn chứa thường được nạp đầy với ít nhất 80%
thể tích và trọng lượng để tránh biến động đột biến nghiêm trọng trong quá trình vận
chuyển và tối đa không vượt quá 95% dung tích của bồn đảm bảo chất lỏng có thể giãn
nở trong quá trình xếp dỡ hoặc vận chuyển mà không gây nguy hiểm cho người và
phương tiện.

1. 26. Một số hình ảnh minh họa:

(i) Giảm tốc

(ii) Tăng tốc

(iii) Vào cua

Các lực tác động đến hàng hóa trong quá trình vận chuyển : Giảm tốc(i), Tăng tốc (ii), Vào
cua (iii)

24


Đảm bảo rơ móc ổn định cho xe nâng cơ giới hoạt động

Không lái xe nâng quá nhanh khi vào rơ moóc

Xếp kiên cố/đảm bảo hàng hóa chắc chắn để ngăn
việc rơi hàng khi mở của thùng

25


×