Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2014 – 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 130 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI

BÁO CÁO CHÍNH

QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI
VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH
GIAI ĐOẠN 2014 – 2020

Hà Nội, 11/2014


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI

QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI VẬN TẢI
HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2014 – 2020

ĐƠN VỊ TƯ VẤN : VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ PHÁT TRIỂN GTVT
K.T VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG

Nguyễn Thị Phương Hiền

Hà Nội, 11/2014


QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐINH GIAI ĐOẠN 2014 – 2020, TỈNH HẢI DƯƠNG

Báo cáo chính


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
PHẦN I.......................................................................................................................5
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ .........................................5
GIAO THÔNG VẬN TẢI .........................................................................................5
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ....................................................................................5
1.2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI .........................................5
1.2.1. Địa giới hành chính...........................................................................................5
1.2.2. Dân số ................................................................................................................5
1.2.3.Hiện trạng phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội chủ yếu ..............................6
1.3. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ .............................................................7
1.4. HIỆN TRẠNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ...................................7
1.4.1. Hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ.....................................................7
1.4.2. Hiện trạng mạng lưới giao thông đường sắt.....................................................9
1.4.3. Hiện trạng mạng lưới giao thông đường thủy nội địa......................................9
1.4.4. Đánh giá chung..................................................................................................9
1.5. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG ĐƯỜNG
BỘ TỈNH HẢI DƯƠNG............................................................................................9
1.5.1. Các loại hình vận tải hành khách bằng đường bộ ............................................9
1.5.2. Mạng lưới tuyến vận tải hành khách bằng đường bộ.................................... 10
1.5.3. Phương tiện vận tải hành khách bằng đường bộ........................................... 10
1.5.4. Các loại hình doanh nghiệp đang khai thác vận tải hành khách bằng đường
bộ............................................................................................................................... 10
1.5.5. Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng đường bộ....... 11
1.5.6. Tình hình trật tự ATGT đường bộ................................................................. 11
1.6. HIỆN TRẠNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH ........12
1.6.1. Mạng lưới các tuyến vận tải hành khách theo tuyến cố định........................ 12
1.6.2. Hiện trạng phương tiện vận tải hành khách................................................... 12
1.6.3. Sản lượng vận tải............................................................................................ 13

1.6.4. Hệ thống giá vé............................................................................................... 14

1


QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐINH GIAI ĐOẠN 2014 – 2020, TỈNH HẢI DƯƠNG

Báo cáo chính

1.6.5. Hiện trạng kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ vận tải hành khách theo tuyến
cố định .......................................................................................................................14
1.6.6. Phân tích, đánh giá hiện trạng về Quản lý nhà nước về tổ chức, khai thác
hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định....................................................15
1.7. ĐÁNH GIÁ CHUNG ....................................................................................... 16
PHẦN II................................................................................................................... 18
DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH............................... 18
TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020................................................................... 18
2.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ..................................... 18
2.1.1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội............................................................18
2.1.2.Các định hướng phát triển kinh tế - xã hội......................................................18
2.2. CÁC QUY HOẠCH, CHIẾN LƯỢC CÓ LIÊN QUAN................................. 21
2.3 DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI HÀNH KHÁCH THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH
ĐẾN NĂM 2020...................................................................................................... 24
2.3.1 Mô hình dự báo ...............................................................................................24
2.3.2 Dự báo nhu cầu đi lại của người dân đến năm 2020 ......................................26
PHẦN III.................................................................................................................. 32
QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH GIAI ĐOẠN
2014-2020................................................................................................................ 32
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN............................................. 32
3.1.1


Quan điểm phát triển ...................................................................................32

3.1.2

Mục tiêu phát triển.......................................................................................32

3.2. QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH GIAI
ĐOẠN 2014-2020 ................................................................................................... 33
3.2.1.Căn cứ và nguyên tắc quy hoạch.....................................................................33
3.2.2 Các chỉ tiêu xây dựng mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định..............34
3.2.3 Quy hoạch các tuyến vận tải hành khách cố định...........................................35
3.3. QUY HOẠCH HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG PHỤC VỤ VẬN TẢI
HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH..................................................................................... 37
3.3.1. Quy hoạch các điểm đầu, điểm cuối tuyến, bến xe ....................................37
3.3.2. Quy hoạch các điểm dừng đón trả khách....................................................38

2


QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐINH GIAI ĐOẠN 2014 – 2020, TỈNH HẢI DƯƠNG

Báo cáo chính

3.4. LỰA CHỌN PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI .....................................................40
3.4.1. Xác định loại phương tiện, số lượng phương tiện ..................................... 40
3.4.2. Xác định chỉ tiêu khai thác kỹ thuật trên tuyến.......................................... 40
3.4.3. Kết quả tính toán nhu cầu và lựa chọn phương tiện .................................. 41
3.4.4. Giá vé .......................................................................................................... 42
PHẦN IV TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI.................................43

4.1 NHU CẦU VỐN VÀ PHÂN KỲ VỐN ĐẦU TƯ............................................43
4.2 TÁC ĐỘNG CỦA QUY HOẠCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN XÃ HỘI
..................................................................................................................................45
4.3 HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI KHI THỰC HIỆN QUY HOẠCH MẠNG
LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH LIÊN TỈNH GIAI ĐOẠN 20142020 ..........................................................................................................................47
PHẦN V ...................................................................................................................49
CÁC GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH.....................................................49
VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ..................................................................................49
5.1. TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH
THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH.......................................................................................49
5.2. CÁC CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI
HÀNH KHÁCH THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH ..........................................................49
5.2.1 Chính sách khuyến khích đầu tư vào hoạt động vận tải hành khách theo tuyến
cố định....................................................................................................................... 50
5.2.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách theo tuyến cố
định............................................................................................................................ 50
5.2.3 Các giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ..................................... 50
5.2.4 Các giải pháp khác. ......................................................................................... 51
5.2.5 Hệ thống quản lý ATGT trong các doanh nghiệp vận tải.............................. 51
5.3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH..........................................................52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................54
PHỤ LỤC.................................................................................................................56

3


QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐINH GIAI ĐOẠN 2014 – 2020, TỈNH HẢI DƯƠNG

Báo cáo chính


CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
ATGT

An toàn giao thông

BTN

Bê tông nhựa

BTXM

Bê tông xi măng

BX

Bến xe

CCN

Cụm công nghiệp

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CSGT

Cảnh sát giao thông

ĐBSH


Đồng bằng sông Hồng

ĐT

Đường tỉnh

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GIS

Geographic Information System – Hệ thống thông tin địa lý

GPS

Global Positioning System – Hệ thống định vị toàn cầu

GTVT

Giao thông vận tải

HK

Hành khách

KCN

Khu công nghiệp


KCHT

Kết cấu hạ tầng

KTTĐ

Kinh tế trọng điểm

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

QL

Quốc lộ

TNGT

Tai nạn giao thông

VTHK

Vận tải hành khách

VTHKLT

Vận tải hành khách liên tỉnh

(VITRANSS2)


Nghiên cứu toàn diện và Phát triển bền vững Hệ thống giao
thông vận tải ở Việt Nam

4


QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐINH GIAI ĐOẠN 2014 – 2020, TỈNH HẢI DƯƠNG

Báo cáo chính

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng: 2.3.1 Mô hình phát sinh/thu hút chuyến đi
Bảng 2.3.2-2: Nhu cầu vận tải hành khách liên tỉnh
Bảng 3.2.3: Quy hoạch các tuyến VTHK cố định nội tỉnh đến năm 2020
Bảng 3.3.3: Tổng hợp nhu cầu quy đất đến năm 2020
Bảng 3.4.2: Loại phương tiện và số lượng phương tiện cần đầu tư
Bảng 4.1.1-1: Nhu cầu vốn đầu tư phương tiện theo các giai đoạn
Bảng 4.1.1-2: Nhu cầu vốn đầu tư bến xe khách tỉnh Hải Dương đến 2017
Bảng 4.1.3: Phân kỳ vốn đầu tư
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế năm 2012
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.6: Phân cấp quản lý nhà nước về VTHK theo tuyến cố định bằng ô tô
Hình 1.6.1-1: Hiện trạng các tuyến VTHKCĐ liên tỉnh bằng xe ô tô từ Hải
Dương đi các tỉnh

5




QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐINH GIAI ĐOẠN 2014 – 2020, TỈNH HẢI DƯƠNG

Báo cáo chính

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết lập quy hoạch
Tỉnh Hải Dương nằm trong đồng bằng Sông Hồng thuộc vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ, có vị trí thuận lợi nằm giữa tam giác phát triển kinh tế (Hà
Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố gồm: Bắc Ninh,
Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Hưng Yên. Vị trí địa lý của
tỉnh có vai trò quan trọng và làm cầu nối thủ đô Hà Nội với thành phố Hải
Phòng và tỉnh Quảng Ninh.
Tỉnh Hải Dương có nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua như QL5,
QL10, QL18, QL37,QL38, QL38B, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (đang
xây dựng), Hà Nội - Hạ Long - Móng Cái (quy hoạch), đường sắt Hà Nội - Hải
Phòng, Kép - Hạ Long và có nhiều tuyến đường thủy nội địa đi qua. Mạng lưới
giao thông được phân bố tương đối hợp lý tạo điều kiện thuận lưu thông hàng
hóa và hành khách trong và ngoài tỉnh.
Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng vận tải hành khách bình
quân giai đoạn 2000 - 2010 là 22%/năm, cùng với sự gia tăng của phương tiện
cá nhân để đáp ứng nhu cầu đi lại cũng là một trong các nguyên nhân gây nên
tình trạng phức tạp đối với TNGT. Vận tải hành khách chủ yếu do phương thức
vận tải bằng đường bộ, vận tải hành khách bằng đường thủy nội địa và đường
sắt chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Vận tải hành khách theo tuyến cố định bằng ô tô chủ
yếu do các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và các HTX vận tải
đảm nhận. Loại hình vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định hiện nay
bao gồm nội tỉnh và liên tỉnh đã có nhiều cải thiện về chất lượng và dịch vụ
nhưng thiếu quy hoạch và định hướng phát triển.
Việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp vận tải, tranh

giành khách giữa các chủ xe, chở quá tải, chất lượng phục vụ chưa cao, đón trả
khách không đúng nơi quy định đã và đang diễn ra phổ biến và làm cho tình
hình trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh thêm phức tạp và chưa tạo được niềm tin của
người dân, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh.
Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT ngày 06/08/2013và công văn số
11176/BGTVT-VT ngày 18/10/2013 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành yêu cầu
Sở GTVT các tỉnh, thành phố triển khai lập Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải
hành khách tuyến cố định có kết nối với mạng lưới các tuyến vận tải hành khách
công cộng khác, nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân, khắc phục
ùn tắc giao thông, kiềm chế TNGT và giảm ô nhiễm môi trường.
Mặt khác, Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Hải Dương đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030, Quy hoạch vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh
1


QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐINH GIAI ĐOẠN 2014 – 2020, TỈNH HẢI DƯƠNG

Báo cáo chính

phê duyệt. Do vậy, việc lập “Quy hoạch mạng lưới vận tải hành khách cố định
giai đoạn 2014 – 2020” là cần thiết.
2. Căn cứ lập quy hoạch
Luật Giao thông đường bộ (Luật số 23/2008/QH 12 ngày 13/11/2008).
Nghị định 93/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ về Sửa đổi,
bổ sung một số điều Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2009
của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về Lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ

sung một số điều Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006.
Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 01/03/2013 của Chính phủ Ban hành
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04
tháng 9 năm 2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ,
đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông".
Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 28/3/2013 của Chính phủ về Quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu kỳ (2011-2015) tỉnh
Hải Dương.
Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/08/2011 của Chính phủ về tăng cường
thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự ATGT.
Công văn số 1702/TTg-KTN ngày 24/9/2012 của Thủ tướng chính phủ về
tăng cường thực hiện giải pháp trọng tâm bảo đảm ATGT.
Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT ngày 06/08/2013 của Bộ GTVT Quy
định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ
trợ vận tải đường bộ.
Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư về việc hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định, phê duyệt,
điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch
phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.
Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư về việc xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản
phẩm chủ yếu.
Căn cứ văn bản số 11176/BGTVT-VT ngày 18/10/2013 của Bộ Giao
thông vận tải về việc triển khai Thông tư 18/2013/TT-BGTVT.
2


QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐINH GIAI ĐOẠN 2014 – 2020, TỈNH HẢI DƯƠNG


Báo cáo chính

Quyết định số 1739/QĐ-UBND ban hành ngày 07/08/2013 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải hành
khách công cộng bằng xe buýt tỉnh Hải Dương giai đoạn 2012-2020 và định
hướng đến năm 2030.
Quyết định số 3128/QĐ-UBND ban hành ngày 25/12/2013 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán chi
phí xây dựng quy hoạch mạng lưới vận tải hành khách cố định liên tỉnh giai
đoạn 2014-2020.
Quyết định số 3155/2011/QĐ-UBND ngày 15/11/2011của UBND tỉnh
Hải Dương phê duyệt Quy hoạch vùng tỉnh Hải Dương đến năm 2020 tầm nhìn
đến năm 2030.
Quyết định số 3679/QĐ-UBND ngày 28/12/2010 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận
tải tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030.
Căn cứ văn bản số 1985/UBND-VP ngày 28/10/2013 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Hải Dương về việc giao nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới vận tải
hành khách cố định liên tỉnh giai đoạn 2014-2020.
Nghị quyết số 31/2012/NQ-HĐND ngày 06/07/2012 của HĐND tỉnh Hải
Dương thông qua việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Hải Dương đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.
3. Đối tượng, phạm vi và mục tiêu quy hoạch
 Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng “Quy hoạch mạng lưới vận tải hành khách cố định giai
đoạn 2014 – 2020” phù hợp với quy hoạch tổng thể giao thông vận tải và định
hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương nhằm:
- Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Kết hợp, khai thác tốt hệ thống giao thông khác như xe buýt, taxi và kết
nối giao thông với các tỉnh lân cận.

- Phát triển hợp lý mạng lưới vận tải hành khách cố định nội tỉnh và liên tỉnh;
- Phát triển, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải hành
khách cố định nội tỉnh (trạm dừng, bến xe, điểm đón trả khách…);
- Đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh, giảm ô nhiễm môi trường
và phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
 Phạm vi nghiên cứu
Tỉnh Hải Dương và có sự kết nối với mạng lưới giao thông của các tỉnh
khác trên cả nước.
3


QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐINH GIAI ĐOẠN 2014 – 2020, TỈNH HẢI DƯƠNG

Báo cáo chính

 Đối tượng nghiên cứu
Toàn bộ hệ thống mạng lưới giao thông vận tải của tỉnh Hải Dương bao
gồm: mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh, hệ thống trạm trung
chuyển, điểm dừng đỗ, điểm đón trả khách, bến xe, phương tiện vận tải hành
khách và công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách theo tuyến cố định

4


QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐINH GIAI ĐOẠN 2014 – 2020, TỈNH HẢI DƯƠNG

Báo cáo chính

PHẦN I
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ

GIAO THÔNG VẬN TẢI
1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Với vị trí địa lý thuận lợi thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (phía
Tây Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông Bắc giáp
tỉnh Quảng Ninh, phía Đông giáp thành phố Hải Phòng, phía Nam giáp tỉnh Thái
Bình và phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên), tỉnh Hải Dương có tiềm năng rất lớn về
phát triển kinh tế và giao thông vận tải, có nhiều tuyến giao thông quan trọng và
huyết mạch chạy qua thuộc hai trục hành lang kinh tế: Lào Cai - Hà Nội - Hải
Phòng và Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Tổng diện tích tự nhiên của Hải Dương là 165.598 ha. Trong đó, diện tích
đất nông nghiệp là 104.882 ha (chiếm 63,4%), đất phi nông nghiệp là 60.126 ha
(chiếm 36,3%), đất chưa sử dụng là 554 ha (chiếm 0,3%). Địa hình tỉnh Hải
Dương nghiêng và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam (vùng đồi núi chiếm
khoảng 11% diện tích đất tự nhiên).
Hải Dương nằm trong vùng nhiệt đới khí hậu gió mùa, nóng ẩm, được
chia thành 4 mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 230 - 240C.
Tài nguyên khoáng sản: có trữ lượng lớn như cao lanh, đá vôi xi măng, sét
chịu lửa, quặng thủy ngân, quặng bôxít, sét làm gạch ngói và cát xây dựng…
chất lượng tốt đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp và vật liệu xây dựng.
1.2.

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.2.1. Địa giới hành chính

Tỉnh Hải Dương bao gồm thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh và 10
huyện: Nam Sách, Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, Cẩm Giàng, Bình Giang,
Gia Lộc, Tứ Kỳ, Ninh Giang và Thanh Miện.
1.2.2. Dân số
Theo Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2012, dân số toàn tỉnh có
1.735.084 người, mật độ dân số 1.048 người/km2. Trong đó, dân số thành thị là

381.385 người, chiếm 22%, dân số nông thôn là 1.353.709 người, chiếm 78%.
Tốc độ dân số tăng bình quân giai đoạn 2007-2012 của toàn tỉnh là 0,67%/năm.
Dân số đô thị tập trung phần lớn tại hai đô thị chính là thành phố Hải
Dương và thị xã Chí Linh, ngoài ra tại các huyện Kinh Môn, Cẩm Giàng số
lượng dân số thành thị chiếm từ 12-19%.

5


QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐINH GIAI ĐOẠN 2014 – 2020, TỈNH HẢI DƯƠNG

Báo cáo chính

1.2.3.Hiện trạng phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội chủ yếu
Kinh tế Hải Dương đã có bước tăng trưởng cao trong những năm qua. Tốc
độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2000-2010 đạt 10,31%/năm, cao hơn tốc độ
tăng trưởng của vùng ĐBSH (10%/năm) và cao gấp 1,4 lần tốc độ tăng trưởng
chung của cả nước (7,2%/năm); giai đoạn 2010-2012, tốc độ tăng trưởng GDP
đạt 7,35%/năm, GDP bình quân đầu người tăng gấp 1,3 lần (năm 2012 là 24,7
triệu đồng/người). Năm 2013, Tổng sản phẩm GDP trên địa bàn tỉnh ước đạt
46.397 tỷ đồng, tăng 7,1% so với năm trước.
Cơ cấu kinh tế trong những năm qua tiếp tục chuyển dịch đúng hướng,
giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế năm 2012

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2012

Năm 2013, sản xuất công nghiệp có bước phục hồi, nhưng ở mức độ
chậm. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 966.873 tỷ đồng (theo giá hiện hành),
tăng 9,7% so với năm trước. Khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

tăng 14,3%, khu vực nhà nước tăng 7,8%, khu vực ngoài nhà nước tăng 3,7%.
Du lịch có sự phát triển khá nhanh tốc độ tăng trưởng cao. Lượng khách
du lịch tăng 18% giai đoạn 2000-2010 (đặc biệt đối với khách quốc tế, tốc độ
tăng trưởng ước đạt 37%). Năm 2013, hoạt động du lịch đã thu hút 2.950.000
lượt du khách, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó có 165.000 lượt
khách quốc tế, tăng 10,5%; doanh thu du lịch ước đạt 1.130 tỷ đồng, tăng
16,3%. Đề án Phát triển du lịch cộng đồng Đảo cò Chi Lăng Nam được triển
khai đã bước đầu đạt kết quả tốt.
Nhìn chung, với tốc độ đô thị hóa khá cao, định hướng phát triển các khu
công nghiệp và cụm công nghiệp cũng như phát triển về du lịch cho thấy nhu
cầu về vận tải hành khách bằng đường bộ sẽ ngày một gia tăng trong thời gian
tới.

6


QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐINH GIAI ĐOẠN 2014 – 2020, TỈNH HẢI DƯƠNG

Báo cáo chính

1.3. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
Toàn tỉnh hiện có 15 đô thị, trong đó có 01 đô thị loại II, 01 đô thị loại IV
và 13 đô thị loại V. Từ năm 2000 đến nay, trên địa bàn tỉnh có 49 dự án khu đô
thị mới, khu đô thị thương mại, khu du lịch sinh thái và khu dân cư mới đã được
UBND tỉnh phê duyệt, cấp phép đầu tư, với tổng diện tích đất sử dụng khoảng
trên 1.281 ha.
Nhìn chung các đô thị của tỉnh Hải Dương có bước phát triển nhanh, đặc
biệt là TP Hải Dương giữ vai trò là hạt nhân động lực phát triển cho cả tỉnh và
khu vực. Thời gian qua, tỉnh đã huy động nhiều nguồn lực xây dựng các khu
công nghiệp, khu đô thị, tạo bứt phá cho phát triển KT-XH. Tập trung phát triển

và đầu tư xây dựng, hoàn chỉnh và hiện đại hệ thống kỹ thuật hạ tầng, tạo vốn
đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng các đô thị, cụm công nghiệp và nông thôn.
1.4. HIỆN TRẠNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG
1.4.1. Hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ
Tính đến thời điểm hiện tại, tổng chiều dài mạng lưới đường bộ toàn tỉnh
Hải Dương có 9.762 km, được phân bố tương đối hợp lý, trong đó, có 6 tuyến
quốc lộ dài 164km (chiếm 1,68%); đường tỉnh có 18 tuyến dài 328,551km
(chiếm 3,37%); đường đô thị có 326 tuyến dài 285,39 km (chiếm 2,92%); đường
huyện có 118 tuyến, dài 364,36 km (chiếm 3,73%); đường xã có tổng chiều dài
1.288,78 km (chiếm 13,2%); ngoài ra còn khoảng 7.331 km (chiếm 75,1%)
đường thôn, xóm, đường trên đê và đường ra đồng (chi tiết xem phụ lục số 1).
Trong 06 tuyến quốc lộ có 84,6% mặt đường bê tông nhựa, 1,6% mặt
đường bê tông xi măng và 13,8% mặt đường đá dăm, trong đó: 04 tuyến quốc lộ
do Trung ương quản lý gồm: QL5, QL10, QL18 và QL38; 02 tuyến quốc lộ
Trung ương uỷ thác cho tỉnh quản lý gồm: QL37 và QL38B. So với vùng Đồng
Bằng Sông Hồng và cả nước, mật độ đường quốc lộ/100 km2 theo diện tích của
Hải Dương cao hơn mức trung bình của vùng và mật độ đường quốc lộ theo dân
số (km/1000 người) cũng cao hơn bình quân vùng ĐBSH nhưng lại thấp hơn
bình quân chung của cả nước.
Mạng lưới các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh theo tuyến cố định bằng
ô tô từ Hải Dương đến các tỉnh chủ yếu đi trên các tuyến QL1, QL5, QL2, QL3,
QL10, QL18 và QL37, QL38, QL38B, QL39, QL14… và mạng lưới đường tỉnh
của Hải Dương và các tỉnh.
Quốc lộ 1 là tuyến đường huyết mạch đối với vận tải hành khách liên tỉnh
giữa các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2
làn xe, các đoạn đi qua thành phố, thị trấn, thị xã đạt 4-6 làn xe, tiêu chuẩn
đường cấp II, mặt bê tông nhựa, chất lượng đường tương đối tốt.
7



QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐINH GIAI ĐOẠN 2014 – 2020, TỈNH HẢI DƯƠNG

Báo cáo chính

Quốc lộ 5 dài 107 km là tuyến đường quan trọng, đóng vai trò chiến lược
trong vùng trọng điểm Bắc Bộ, tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 4 làn xe, mặt
bê tông nhựa, có giải phân cách giữa.
Quốc lộ 2 dài 313 km là một trong những tuyến đường lớn nối Hà Nội
với các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang và Hà Giang. Tuyến đạt tiêu
chuẩn cấp III, 2 làn xe, mặt BTN.
Quốc lộ 3 dài 351 km, đạt cấp tiêu chuẩn cấp III, 2-4 làn xe, đoạn đi qua
TP Thái Nguyên đạt tiêu chuẩn cấp III đô thị chính yếu, 4 làn xe, có giải phân
cách giữa rộng 1,5m, mặt đường bê tông nhựa.
Quốc lộ 3 mới dài 64 km đi qua 03 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Bắc Ninh
và Thái Nguyên. Quy mô 4 làn xe chạy và 2 làn dừng khẩn cấp được thiết kế
theo tiêu chuẩn đường cao tốc.
Quốc lộ 10 dài 228 km là tuyến đường liên tỉnh chạy dọc theo vùng
duyên hải Bắc Bộ qua 6 tỉnh và thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái
Bình, Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa. Tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III - đồng
bằng, 2-4 làn xe, mặt đường bê tông nhựa chất lượng tốt.
Quốc lộ 18 dài 340 km là trục đường quan trọng chạy song song với QL5
về phía Bắc. Tuyến đạt các cấp kỹ thuật II, III - đồng bằng, 4 làn xe, mặt đường
bê tông nhựa, có đoạn kết cấu mặt đường bê tông xi măng; chất lượng đường
khá tốt.
Quốc lộ 37 dài 485km toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III - đồng
bằng, 2 làn xe, mặt đường bê tông nhựa và đá nhựa, chất lượng đường nói chung
ở mức trung bình.
Quốc lộ 38 tổng chiều dài 85km, chủ yếu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV,
kết cấu mặt đường bê tông nhựa, chất lượng đường nói chung ở mức trung bình.
Mạng lưới đường bộ hiện nay đã phục vụ tốt đối với loại hình vận tải theo

tuyến cố định nội tỉnh và liên tỉnh trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Quốc lộ 38B tổng chiều dài 145,06 km, bắt đầu từ Hải Dương và kết thúc
tại Ninh Bình, chủ yếu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, kết cấu mặt đường bê tông
nhựa, chất lượng mặt đường trung bình, kết nối các tỉnh Hải Dương, Hưng
Yên, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình
Quốc lộ 39 tổng chiều dài 110 km là con đường nối liền 3 tỉnh Hưng
Yên,Bắc Ninh và Thái Bình. Điểm đầu là giao cắt Quốc lộ 5. Điểm cuối là tại thị
trấn Diêm Điền – Thái Bình.
Quốc lộ 14 dài 1005 km, là con đường giao thông huyết mạch nối các
tỉnh Tây Nguyên với nhau và nối Tây Nguyên với Bắc Trung Bộ và Đông Nam
Bộ. Quốc lộ 14 chạy qua địa phận các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế,Quảng
Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước.
8


QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐINH GIAI ĐOẠN 2014 – 2020, TỈNH HẢI DƯƠNG

Báo cáo chính

1.4.2. Hiện trạng mạng lưới giao thông đường sắt
Có 02 tuyến đường sắt quốc gia đi qua tỉnh Hải Dương là tuyến đường sắt
Hà Nội - Hải Phòng (đoạn qua Hải Dương có chiều dài 46,3km và tuyến Kép Hạ Long có chiều dài 8,87 km).
Ga đường sắt Hải Dương được bố trí liền kế bến xe trung tâm Hải Dương
nên đã tạo được sự kết nối giữa hai phương thức vận tải đường bộ và đường sắt.
1.4.3. Hiện trạng mạng lưới giao thông đường thủy nội địa
Có 18 tuyến đường thủy nội địa được sử dụng vào mục đích vận tải với
tổng chiều dài 397 km trong đó có 12 tuyến sông do Trung ương quản lý. Các
tuyến sông đạt tiêu chuẩn cấp 3, cấp 4, một số tuyến đạt tiêu chuẩn cấp 2, cho
phép phương tiện thủy có trọng tải toàn phần từ 200 đến 1000 tấn hoạt động vận
tải.

Về các cảng, bến thủy: có cảng Cống Câu, cảng Tiên Kiều năng lực thông
qua đạt 850.000 tấn/năm.
Vận tải hàng hóa bằng đường thủy tương đối phát triển, khối lượng hàng
hóa vận chuyển chiếm 20 -25% tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng
đường thủy- bộ. Vận tải bằng đường thủy nội địa chủ yếu là vận tải hàng hóa,
vận tải hành khách bằng phương thức này không đáng kể.
1.4.4. Đánh giá chung
Hải Dương có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên các hành lang vận tải quan
trọng đi qua, có mạng lưới giao thông được phân bố tương đối hợp lý thuận lợi
trong việc giao thương giữa các tỉnh trong vùng, cả nước và quốc tế.
Công tác thực hiện đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động
vận tải hành khách nói chung vẫn còn diễn ra chậm, đặc biệt là việc đầu tư xây
dựng bến xe khách.
Đối với vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh vẫn chủ yếu do phương thức
vận tải đường bộ đảm nhận (chiếm khoảng trên 99% vận tải hành khách của
toàn tỉnh), đã có sự kết nối giữa phương thức vận tải bằng đường bộ và đường
sắt.
1.5. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG
ĐƯỜNG BỘ TỈNH HẢI DƯƠNG
1.5.1. Các loại hình vận tải hành khách bằng đường bộ
Có bốn phương thức vận tải hành khách bằng đường bộ bao gồm vận tải
hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh, taxi, xe buýt và vận tải hành khách theo
hợp đồng. Trong đó, tập trung chủ yếu là vận tải hành khách liên tỉnh theo tuyến
cố định và vận tải hành khách bằng xe buýt.
9


QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐINH GIAI ĐOẠN 2014 – 2020, TỈNH HẢI DƯƠNG

Báo cáo chính


1.5.2. Mạng lưới tuyến vận tải hành khách bằng đường bộ
Mạng lưới tuyến vận tải hành khách bằng đường bộ bao gồm: mạng lưới
tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh, mạng lưới vận tải hành khách bằng
xe buýt, mạng lưới tuyến vận tải hành khách bằng xe taxi (mạng lưới vận tải
hành khách bằng taxi hoạt động chủ yếu trong nội tỉnh và các tỉnh lân cận Miền
Bắc).
Mạng lưới tuyến VTHK bằng ô tô theo tuyến cố định liên tỉnh hiện tại có
116 tuyến, đi đến 49/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Các tuyến cố định nội
tỉnh hiện nay đã được thay thế bằng xe buýt liên tỉnh và nội tỉnh. Tuyến vận tải
hành khách cố định liên tỉnh có cự ly xa nhất là tuyến Hải Dương – Bình Phước
(Lộc Ninh, Bù Đốp).
Mạng lưới tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt của tỉnh Hải Dương
hiện có 17 tuyến xe buýt đang hoạt động bao gồm: 09 tuyến xe buýt nội tỉnh và
08 tuyến xe buýt liền kề đi đến các tỉnh như Thái Bình, Hưng Yên, Hà Nội và
Quảng Ninh.
1.5.3. Phương tiện vận tải hành khách bằng đường bộ
Cùng với tốc độ phát triển kinh tế cao trong tỉnh trong thời gian qua thì số
lượng phương tiện đường bộ có sự gia tăng lớn, tốc độ tăng trưởng bình quân
giai đoạn 2000-2010 đạt 21%/năm đối với phương tiện chở hàng và tốc độ tăng
trưởng của loại xe dưới 5 ghế ước là 30%, xe trên 5 ghế là 32%.
Năm 2013, tổng số phương tiện vận tải hành khách bằng đường bộ ước tính
1.312 xe (xe khách, xe buýt, tắc xi) với số ghế ước là 30.227 ghế.
Các cơ sở sửa chữa, lắp ráp ô tô: toàn tỉnh có 24 cơ sở có ngành nghề sửa
chữa ô tô, song hiện chỉ có nhà máy lắp ráp xe ô tô Ford có quy mô lớn với công
suất khoảng 14.000 xe/năm/2 ca, còn các cơ sở khác chủ yếu là quy mô nhỏ lẻ.
Có 05 cơ sở sửa chữa, hoán cải xe ôtô.
1.5.4. Các loại hình doanh nghiệp đang khai thác vận tải hành khách
bằng đường bộ
Các đơn vị vận tải đang tham gia khác vận tải hành khách bằng đường bộ

trên địa bàn tỉnh bao gồm: các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần vận
tải, các hợp tác xã vận tải, hộ kinh doanh cá thể.
Hiện nay có 30 doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải trong tỉnh tham gia khai
thác vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định và 35 doanh nghiệp, hợp
tác xã vận tải ngoài tỉnh.
- Có 14 đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt (trong đó có
01 đơn vị đã bị thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải; 01 đơn vị đang tạm ngừng
hoạt động từ tháng 6/2013);
10


QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐINH GIAI ĐOẠN 2014 – 2020, TỈNH HẢI DƯƠNG

Báo cáo chính

- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi tại Hải Dương hiện có 25
đơn vị.
- Có 218 đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo hợp đồng
(gồm cả các hộ kinh doanh cá thể).
1.5.5. Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng đường
bộ
Cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ mạng lưới vận tải hành khách bằng
đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương là hệ thống các bến xe, mạng lưới đường
quốc lộ và đường tỉnh, mạng lưới trạm dừng nghỉ, điểm dừng đỗ dọc đường. Hệ
thống cơ sở hạ tầng giao thông những năm gần đây đã được đầu tư nâng cấp, cải
tạo tốt và tạo điều kiện cho người dân đi lại dễ dàng.
Việc triển khai xây dựng hệ thống bến xe khách liên tỉnh theo quy hoạch
của Hải Dương bến diễn ra rất chậm nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát
triển kinh tế xã hội. Một số huyện như Kinh Môn, Chí Linh chưa có bến xe
khách hoặc bến xe có diện tích không đạt tiêu chuẩn theo Quy chuẩn về bến xe

đã ban hành.
Hiện còn chưa có trạm dừng nghỉ trên hệ thống tuyến quốc lộ và các điểm
dừng đỗ trên mạng lưới đường tỉnh theo đúng quy định cũng gây ra những khó
khăn nhất định cho việc đi lại của người dân.
1.5.6. Tình hình trật tự ATGT đường bộ
Trong năm 2013 Hải Dương đã làm tốt công tác đảm bảo an toàn giao
thông nói chung và an toàn giao thông trong hoạt động vận tải nói riêng với kết
quả là tiếp tục giảm ở cả ba tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương).
Toàn tỉnh trong năm 2013 xảy ra 331 vụ TNGT, làm chết 163 người, bị
thương 153 người. So với năm 2012 số vụ TNGT giảm 36 vụ (giảm 9,8%), số
người chết giảm 9 người (giảm 5,2%), số người bị thương giảm 15 người (giảm
8,9%), cơ quan chức năng của tỉnh đã phát hiện và xử lý 81.830 trường hợp vi
phạm trật tự an toàn giao thông, tước 1.792 giấy phép lái xe, tạm giữ 2.136
phương tiện, thu trên 28,1 tỷ đồng nộp ngân sách nhà nước.
Các cơ quan chức năng trong tỉnh làm tốt công tác kiểm tra xử lý các vi
phạm ở mức cao nhất đối với các vi phạm của xe ô tô vận tải hành khách như:
dừng đỗ không đúng quy định, chở quá số người cho phép, chạy không đúng
hành trình... kiểm tra việc thực hiện các quy định của các trung tâm đăng kiểm,
đào tạo lái xe, các bến xe. Tổ chức đoàn kiểm tra ít nhất 03 tuyến vận tải hành
khách một tuần, kết quả vi phạm được thông báo tới doanh nghiệp và công khai
trên Website của Sở GTVT. Triển khai ký cam kết đến doanh nghiệp, lái xe về
11


QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐINH GIAI ĐOẠN 2014 – 2020, TỈNH HẢI DƯƠNG

Báo cáo chính

chấp hành các quy định pháp luật trong hoạt động vận tải hành khách và xử lý vi
phạm thông qua thiết bị giám sát hành trình.

1.6. HIỆN TRẠNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH
1.6.1. Mạng lưới các tuyến vận tải hành khách theo tuyến cố định
Thống kê đến tháng 12 năm 2013, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 116
tuyến cố định đi đến 49/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, các tuyến cố định nội
tỉnh hiện nay đã được thay thế bằng 17 tuyến xe buýt liên tỉnh và nội tỉnh. Mạng
lưới tuyến hiện tại đã phủ khắp ba miền Bắc - Trung - Nam đã tạo điều kiện cho
người dân dễ dàng tiếp cận.
Trong tổng số 116 tuyến cố định liên tỉnh có 36 tuyến có cự ly lớn hơn
300km xuất phát từ bến xe loại 4 trở lên (các tuyến này đều xuất phát từ 06 bến
xe đang hoạt động hiện tại). 15 tuyến có cự ly nhỏ hơn 300km có điểm xuất phát
tại Sao Đỏ, huyện Kinh Môn, Từ Ô chưa đảm bảo yêu cầu. Còn lại 65 tuyến có
cự ly nhỏ hơn 300km có điểm xuất phát đảm bảo yêu cầu theo quy định.
Tuyến vận tải hành khách cố định bằng đường sắt có hai tuyến đó là Hà
Nội – Hải Phòng (đi qua 6 ga: Tuấn Lương, Cẩm Giàng, Cao Xá, Tiền Trung,
Lai Khê, Phú Thái) và tuyến Kép - Hạ Long (đi qua ga Chí Linh). Các ga này có
vai trò quan trọng trong việc vận tải hàng hoá và hành khách trên đi, đến tỉnh
Hải Dương.
1.6.2. Hiện trạng phương tiện vận tải hành khách
Thống kê năm 2013, trong tổng số 30 doanh nghiệp, HTX vận tải trên địa
bàn tỉnh tham gia kinh doanh vận chuyển hành khách theo tuyến cố định liên
tỉnh có 290 phương tiện khai thác. Loại phương tiện bao gồm từ 16-51 ghế, chủ
yếu là loại xe Huyndai, Transinco và một số các loại xe khác như: Ford, Asia,
Deawoo…Trong đó chiếm tỷ lệ nhiều nhất là loại phương tiện có sức chứa 29
chỗ với 101 xe (chiếm 34,8%), đứng thứ hai là loại xe 25 chỗ với 66 phương
tiện (chiếm 22,8%), chiếm tỷ trọng thấp nhất là loại phương tiện 51 ghế (chiếm
2,41%). (Chi tiết xem phụ lục số 2).
Niên hạn sử dụng phương tiện tính đến năm 2013: loại phương tiện có
niên hạn từ 1-5 năm (chiếm 26,55%), niên hạn từ 6-10 năm (chiếm 36,21%),
niên hạn từ 11-18 năm (chiếm 37,24%). (Chi tiết xem phụ lục số 3).
Số lượng phương tiện tại các đơn vị vận tải cũng không đồng đều. Có

những đơn vị có lượng phương tiện lớn như Công ty Ô tô VTHK Hải Hưng có
43 xe (chiếm 16,4%), là Công ty Ô tô VTHK Vân Thanh với 37 xe (chiếm
14,1%) nhưng cũng có những đơn vị chỉ có 3 xe như Công ty TNHH Thanh
12


QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐINH GIAI ĐOẠN 2014 – 2020, TỈNH HẢI DƯƠNG

Báo cáo chính

Bình, Xí nghiệp vận tải hành khách Du lịch Vinh Quang, Doanh nghiệp tư nhân
Thắng Hoa….
Tuyến Hải Dương - Hà Nội có nhiều phương tiện cùng tham gia khai thác
nhất với 102 xe, tương đương 2.647 ghế; tuyến Hải Dương - Quảng Ninh đứng
thứ hai với 75 xe, sức chứa 2.078 ghế (giường). Các tuyến phía Nam có nhiều xe
đang khai thác nhất là tuyến Hải Dương - Gia Lai (24 xe); Hải Dương - TP Hồ
Chí Minh (28 xe); Hải Dương - Bình Phước (21 xe). Tuy nhiên, cá biệt cũng có
một số tuyến chỉ có 1-2 xe chạy như Hải Dương - Yên Bái, Hải Dương - Nghệ
An, Hải Dương - Tây Ninh. Các phương tiện hiện nay hầu hết chưa đảm bảo tiếp
cận cho người khuyết tật theo quy định của Luật GTĐB và Luật Người khuyết tật.
Hiện nay, 100% các xe đang tham gia khai thác các tuyến cố định liên
tỉnh đã được lắp thiết bị giám sát hành trình hợp chuẩn theo tiêu chuẩn của Bộ
GTVT cũng như đã được cấp phù hiệu. Việc thực hiện quản lý, khai thác cung
cấp thông tin từ thiết bị giám sát hành trình được bộ phận kỹ thuật của doanh
nghiệp thường xuyên cập nhật để nắm bắt tình hình của xe. Có 100% tổng
phương tiện đã có lệnh vận chuyển khi hoạt động. Tất cả các phương tiện đều có
giấy tờ hợp lệ như đăng ký, đăng kiểm, bảo hiểm dân sự.
Đánh giá
Niên hạn phương tiện vận tải vận tải hành khách khá cao, loại phương tiện
có niên hạn sử dụng từ 11-18 năm chiếm tỷ trọng nhiều nhất cho thấy Hải

Dương cần phải có những chính sách ưu đãi rất cụ thể để doanh nghiệp và HTX
vận tải đầu tư mua mới phương tiện trong thời gian tới đáp ứng nhu cầu và đảm
bảo an toàn giao thông, cho dễ tiếp cận người khuyết tật và giảm ô nhiễm môi
trường, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải.
1.6.3. Sản lượng vận tải
 Về khối lượng hành khách vận chuyển
Khối lượng hành khách vận chuyển bằng đường bộ của tỉnh Hải Dương
giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012 tăng trung bình tăng 17%/năm, tăng cao so
với mức tăng trung bình của cả nước (tăng từ 13-15%/năm). Mức tăng trưởng
trên thể hiện nhu cầu đi lại của người dân của tỉnh đến các tỉnh khác và từ các
tỉnh khác đến Hải Dương khá cao. Ước tính trong năm 2013 vận VTHK cố định
liên tỉnh vận chuyển được hơn 20,89 triệu HK (tăng khoảng 20,5% so với năm
2012).
 Về khối lượng luân chuyển hành khách
Khối lượng luân chuyển hành khách bằng đường bộ của tỉnh giai đoạn
2007-2012 tăng trường trung bình tăng 17%/năm. Ước tính năm 2013 lượng

13


QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐINH GIAI ĐOẠN 2014 – 2020, TỈNH HẢI DƯƠNG

Báo cáo chính

luân chuyển HK theo tuyến cố định liên tỉnh đạt khoảng 970 triệu HK.Km (ước
tăng 8,38% so với năm 2012).
1.6.4. Hệ thống giá vé
Giá cước vận tải hành khách hiện tại được tính toán theo Thông tư liên
tịch số 129/2010/TTLT-BTC-BGTVT ngày 27/8/2010 về “Hướng dẫn thực hiện
giá cước vận tải đường bộ và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ” quy định kinh

doanh vận tải hành khách bằng xe ôtô theo tuyến cố định phải thực hiện kê khai
giá cước.
Giá cước vận chuyển hành khách theo tuyến cố định tại Hải Dương dao
động trong khoảng từ 500-700 đồng/HK.km. Mức giá cước phụ thuộc vào cách
tính toán của từng doanh nghiệp. Đối với các tuyến có cự ly >1.000km như Hải
Dương - Gia Lai, giá cước trung bình là 438 đồng/HK.km; các tuyến có cự ly
>1.500km như Hải Dương - Bình Phước, Hải Dương - TP Hồ Chí Minh giá
cước phổ biến ở mức 503 đồng/HK.km.
1.6.5. Hiện trạng kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ vận tải hành
khách theo tuyến cố định
Hệ thống đường bộ phục vụ cho giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Hải
Dương trong nhiều năm qua đã được xây dựng, nâng cấp, cải tạo để đáp ứng nhu
cầu đi lại của người dân trong và ngoài tỉnh. Các tuyến đường tỉnh hiện nay chủ
yếu là đường đạt tiêu chuẩn cấp IV chỉ có 02 làn xe cơ giới chiều rộng mỗi làn
3,5m chưa tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện hoạt động khi mật độ tham
gia giao thông tăng.
Hiện tại, có 04 bến xe đạt tiêu chuẩn loại 4 trở lên được công bố gồm:
Bến xe Hải Dương (quy mô loại 3 với diện tích 4.344 m2), Hải Tân (quy mô loại
4, diện tích 2.186 m2), Ninh Giang (quy mô loại 4 với diện tích 3.165 m2),
Thanh Hà (quy mô loại 3 với diện tích 5.766 m2) là những bến có lưu lượng trên
100 xe/ngày đêm; bến xe Bến Trại đang được đầu tư mở rộng để nâng cấp đạt
tiêu chuẩn bến xe loại 3, bến xe phía Tây Tp Hải Dương đang triển khai đầu tư.
Việc quản lý và khai thác bến xe hiện nay do Ban Quản lý các bến xe khách
thực hiện. Một số trung tâm huyện mặc dù có những tuyến cố định lớn hơn
300km nhưng chưa có bến xe mà mới chỉ hình thành là điểm đỗ xe đón trả
khách phục vụ cho xe buýt như huyện Kinh Môn, huyện Thanh Miện, thị xã Chí
Linh.
Việc xây dựng các bến xe khách hiện nay triên địa bàn tỉnh rất chậm,
chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như nhu cầu
đi lại của người dân. Một số huyện vẫn chưa có bến xe khách trong khi một số

bến xe khách của thành phố Hải Dương và một số huyện khác như huyện Thanh
14


QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐINH GIAI ĐOẠN 2014 – 2020, TỈNH HẢI DƯƠNG

Báo cáo chính

Hà, Ninh Giang, Thanh Miện công suất khai thác bến chỉ đạt khoảng 30% so với
thiết kế. Việc thiếu nguồn vốn xây dựng bến xe theo quy hoạch đã duyệt và
thiếu một cơ chế ưu đãi rõ ràng từ chính quyền tỉnh chưa thu hút được các doanh
nghiệp cùng đầu tư xây dựng, khai thác bến xe. Mặt khác việc khai thác các bến
xe nếu không kết hợp với kinh doanh các dịch vụ khác cũng không có hiệu quả
khi đầu tư.
Trạm dừng nghỉ dọc đường: Theo công bố của Tổng cục ĐBVN thì hiện
tại trên địa bàn tỉnh chưa có trạm dừng nghỉ đạt tiêu chuẩn mà mới chỉ có hai
điểm, nhà hàng có được coi như tương đương trạm dừng nghỉ loại 4 tại QL5
(Km 52+100, N4 Bến Hàn, P. Bình Hàn, TP.Hải Dương (trái từ HN-HP) và
QL18 (Km 41+500, ngã ba Đại Tân, thôn Đại Tân 4, P. Hoàng Tân, TX Chí
Linh), chưa có trạm nhiên liệu.
Điểm dừng đón trả khách: 71 điểm các điểm đón trả khách trên tuyến cố
định mới được UBND tỉnh phê duyệt trong năm 2013 theo quy định tại Thông
tư số 18/2013/TT-BGTVT ngày 6/8/2013 của Bộ Giao thông vận tải (xem phụ
lục số 8).
1.6.6. Phân tích, đánh giá hiện trạng về Quản lý nhà nước về tổ chức, khai
thác hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định
Hiện tại theo quy định, phân cấp quản lý về vận tải hành khách theo tuyến
cố định bằng xe ô tô như sau:
Chính Phủ


Bộ GTVT

Sở GTVT các tỉnh cấp
phép mở tuyến VTHK nội
tinh, liên tỉnh

Các DN và HTX vận tải
hành khách

Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý,
quy hoạch các tuyến liên tỉnh trên cả
nước

Các doanh nghiệp, Ban
quản lý bến xe

Theo đó:
- Cấp quản lý cao nhất là Chính Phủ (ban hành các nghị định về quản lý
về kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định).
15


QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐINH GIAI ĐOẠN 2014 – 2020, TỈNH HẢI DƯƠNG

Báo cáo chính

- Bộ Giao thông vận tải là đơn vị quản lý chuyên ngành (cùng với các cơ
quan trực thuộc Bộ như Cục Đăng kiểm, Vụ Vận tải, Tổng cục Đường bộ... tham
mưu cho Bộ) và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về vận tải đường bộ,
chỉ đạo tổ chức thực hiện; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.

- Tổng cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm quản lý, theo dõi, kiểm tra
và phối hợp với các Sở Giao thông vận tải thực hiện quy hoạch mạng lưới tuyến
vận tải hành khách cố định liên tỉnh; Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm quản
lý, theo dõi, kiểm tra và thực hiện quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách
cố định nội tỉnh; Sở Giao thông vận tải chấp thuận mở tuyến mới đối với tuyến
vận tải hành khách cố định nội tỉnh, liên tỉnh.
- Sở Giao thông vận tải là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà
nước về giao thông vận tải, bao gồm quản lý các tuyến vận tải hành khách theo
tuyến cố định bằng đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt trên địa bàn tỉnh.
Sự phân cấp quản lý nhà nước về hoạt động vận tải hành khách theo tuyến
cố định bằng ô tô hiện tại phù hợp với thực tế và đã phát huy được vai trò, trách
nhiệm của các cơ quan quản lý cấp địa phương, tạo sự chủ động trong công tác
quản lý, chỉ đạo và điều hành hoạt động vận tải.
1.7. ĐÁNH GIÁ CHUNG
 Ưu điểm
Mạng lưới giao thông đường bộ được phân bố tương đối hợp lý trên địa
bàn tỉnh và trong nhiều năm trở lại đây được cải tạo, nâng cấp; hệ thống đường
tỉnh chủ yếu là cấp IV, chất lượng đường cơ bản đáp ứng được yêu cầu vận tải
hiện tại.
Mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh bằng xe ô tô đi qua
đến 49/63 tỉnh, thành phố trải khắp tử Bắc vào Nam đã đáp ứng được khá tốt
nhu cầu đi lại của người dân.
Đề án phát triển dịch vụ vận tải tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2013,
phương hướng kế hoạch giai đoạn 2013-2015 được UBND tỉnh phê duyệt năm
2011 đã làm cho ngành vận tải của tỉnh thay đổi rõ rệt. Một số bến xe đang được
xây dựng, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu đi lại. Một số tuyến vận tải hành khách
cố định liên tỉnh chất lượng cao đã được đưa vào khai thác đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của người dân.
Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động vận tải của tỉnh đã thường xuyên

tổ chức các đợt kiểm tra các bến xe để nhắc nhở, chấn chỉnh, xử lý kịp thời hoạt
động kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra, quản lý bến xe, kiểm tra

16


QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐINH GIAI ĐOẠN 2014 – 2020, TỈNH HẢI DƯƠNG

Báo cáo chính

doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc hành trình, lịch trình của phương tiện, chạy
đúng luồng tuyến, xử lý các xe hoạt động trái phép.
Chất lượng dịch vụ vận tải hành khách theo tuyến cố định không ngừng
được cải thiện, chấp hành các quy định về vận tải đã dần được nâng cao.
 Những tồn tại
Quá trình xây dựng bến xe khách theo quy hoạch được duyệt vẫn còn rất
chậm, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển vận tải hành khách bằng ô tô, chưa có
chính sách cụ thể thu hút xã hội hóa đầu tư khai thác bến xe.
Đoàn phương tiện của các doanh nghiệp, HTX vận tải đang tham gia khai
thác tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh hiện nay có niên hạn sử dụng khá
cao. Vì vậy, cần có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải
trong tỉnh đầu tư đổi mới phương tiện chất lượng cao đảm bảo ATGT và môi
trường và cho dễ dàng tiếp cận người khuyết tật.
Một số doanh nghiệp, HTX vận tải hạn chế về quy mô (có doanh nghiệp
chỉ có 03 xe đang khai thác), năng lực quản lý, chưa đáp ứng được yêu cầu thực
tế. Một số doanh nghiệp cổ phần, HTX vận tải đã khoán trọn gói cho lái xe trong
việc kinh doanh mà thiếu quan tâm đến điều hành, quản lý lái xe dẫn đến các lái
xe vi phạm pháp luật trong lĩnh vực vận tải, an toàn giao thông.
Một số tuyến cố định liên tỉnh không xuất phát từ các bến xe theo quy
định mà có điểm đi tại những nơi điểm đón khách tự phát tại địa phương gây

khó khăn cho công tác quản lý nhà nước (đặc biệt là tại địa phương có tốc độ
phát đô thị triển nhanh, nhu cầu đi lại cao nhưng chưa có bến xe như huyện Kinh
Môn và thị xã Chí Linh).

17


×