BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
Số tháng 01/2008
ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH
CÁC CHƯƠNG TRÌNH KH VÀ CN TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC
VẬN HÀNH THEO CƠ CHẾ MỚI
Bộ Khoa học và Công nghệ (KH và CN) vừa tổ chức Hội nghị
cơ chế quản lý và tập huấn nghiệp vụ về chế độ quản lý tài chính các
chương trình KH và CN trọng điểm cấp Nhà nước.
Đến dự hội thảo có đại diện các đơn vị chức năng của Bộ KH
và CN cùng các nhà khoa học là chủ nhiệm của 14 chương trình KH
và CN trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2006 - 2010 và hơn 200
chủ nhiệm đề tài dự án của các chương trình đang triển khai.
Hội nghị là dịp để các nhà khoa học, nhà quản lý cùng nhau
trao đổi những vấn đề đổi mới và công tác quản lý đối với các
chương trình, đề tài KH và CN trong giai đoạn 2006 - 2010, nhằm
mục tiêu quản lý nhà nước về KH và CN, đáp ứng được yêu cầu thực
tiễn, từ đó tạo ra được chất lượng của hoạt động KH và CN và chất
lượng của các kết quả nghiên cứu, đồng thời tạo ra được cơ chế để
kết quả nghiên cứu đi vào được cuộc sống.
Đáng chú ý, cơ chế tổ chức thực hiện các chương trình KH và
CN trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2006 - 2010 có sự đổi mới
căn bản so với giai đoạn trước, nhất là việc đổi mới trong quản lý và
tổ chức bộ máy vận hành hoạt động của các chương trình, đề tài, dự
án, giao quyền và phân cấp tổ chức thực hiện từ Ban Chủ nhiệm
chương trình, Văn phòng các chương trình đến các cơ quan chủ trì và
các cá nhân chủ trì đề tài, dự án.
Một số vấn đề còn hạn chế, bất cập trong giai đoạn trước đã
được tháo gỡ và xác định rõ, như: vai trò quản lý nhà nước đối với
các chương trình, trách nhiệm và quyền hạn của Ban chủ nhiệm
chương trình trong việc tổ chức quản lý và điều hành hoạt động của
chương trình, tiêu chí và yêu cầu lựa chọn xác định các nhiệm vụ
thuộc các chương trình KH và CN cấp Nhà nước được cụ thể và rõ
hơn, trách nhiệm và quyền lợi của tổ chức và cá nhân chủ trì nhiệm
vụ được nâng cao, khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức
khoa học, các nhà khoa học được chủ động trong việc tổ chức thực
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
1
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
Số tháng 01/2008
hiện các nhiệm vụ KH và CN, được tự chủ trong khoán chi nghiên
cứu, được mời các nhà khoa học nước ngoài tham gia nghiên cứu, tư
vấn các vấn đề KH và CN...
Cho đến nay, 14 chương trình KH và CN trọng điểm cấp Nhà
nước giai đoạn 2006 - 2010 (bao gồm bốn chương trình thuộc lĩnh
vực KHXH, mười chương trình thuộc lĩnh vực KH và CN và KHTN)
đã được Bộ KH và CN phê duyệt và vận hành theo cơ chế mới.
Theo: Báo Nhân Dân
MỘT "ĐÒN BẨY" CHO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Việc Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia sẽ chính thức đi vào
hoạt động trong năm 2007, đánh dấu một bước phát triển mới trong
quản lý hoạt động khoa học. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
Lê Đình Tiến đã có cuộc trao đổi với phóng viên Tia Sáng một số
vấn đề về Quỹ này.
PV: "Làm dự toán, giải trình tài chính còn mệt hơn nghiên cứu", "quy
chế tài chính buộc nhà nghiên cứu phải "nói dối"... Không ít nhà khoa học đã
than phiền như vậy. Phải chăng, khi đi vào hoạt động, Quỹ Phát triển
KH&CN Quốc gia sẽ góp phần quan trọng thay đổi điều đó?
Thứ trưởng Lê Đình Tiến: Cho đến thời điểm này, hoạt động khoa học
– từ nghiên cứu cơ bản đến nghiên cứu triển khai - của nước ta vẫn theo kế
hoạch, chủ yếu do Nhà nước tài trợ. Quản lý khoa học theo kế hoạch đã bộc
lộ nhiều bất cập. Cơ chế tài chính cho nghiên cứu khoa học mà như cho công
trình xây dựng: đầu năm duyệt kế hoạch, các hạng mục... Hết năm quyết
toán, không thực hiện được thì xuất toán. Trong khi đó, đặc thù của khoa học
là nghiên cứu điều chưa biết, làm sao có thể kế hoạch hóa điều chưa biết.
Mặt khác, không ai có thể tiên liệu được thời điểm, quy mô bệnh vàng lùn
xoắn lá, dịch cúm gia cầm... Vì thế, với quy chế tài chính cũ, không thể đáp
ứng kịp thời kinh phí để nghiên cứu ngăn chặn những bệnh dịch trên. Với
Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia, cơ chế tài chính cho khoa học sẽ theo
nguyên tắc: thông thoáng, linh hoạt, phù hợp với hoạt động khoa học và kích
thích hiệu quả hoạt động nghiên cứu. Ở đây, cơ chế tài chính sẽ không là rào
cản, mà là một đòn bẩy cho nghiên cứu khoa học.
Xin Thứ trưởng cho biết đôi nét về cơ cấu tổ chức, nguồn vốn
và hoạt động của Quỹ?
2
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
Số tháng 01/2008
Trên cơ sở Luật KH&CN, và Nghị định 112/2003/NĐ-CP của
Chính phủ về thành lập Quỹ phát triển KH&CN Quốc gia, năm 2006,
Bộ trưởng Bộ KH&CN đã ký quyết định thành lập Hội đồng Quỹ và
bổ nhiệm nhân sự Cơ quan điều hành Quỹ. Cơ cấu của Quỹ gồm Hội
đồng quản lý Quỹ, Cơ quan điều hành Quỹ, Ban kiểm soát Quỹ, Hội
đồng Khoa học. Hội đồng quản lý Quỹ quyết định phương hướng và
kế hoạch hoạt động của Quỹ trên cơ sở các định hướng ưu tiên phát
triển KH&CN của Nhà nước. Cơ quan điều hành Quỹ có nhiệm vụ
chuẩn bị và thực hiện các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ. Hội
đồng Khoa học có nhiệm vụ tư vấn, đánh giá các nghiên cứu được
Quỹ tài trợ. Vì là quỹ đầu tiên cho hoạt động khoa học nên việc xây
dựng cơ cấu, quy chế hoạt động cho Quỹ đều học tập từ mô hình quỹ
khoa học của các nước phát triển.
Ngoài nguồn vốn cấp ban đầu 200 tỷ đồng từ ngân sách sự
nghiệp khoa học và được bổ sung hằng năm, Quỹ cũng huy động
nguồn vốn ngoài ngân sách như các khoản đóng góp tự nguyện, hiến
tặng của các tổ chức và cá nhân trong nước và quốc tế. Với nguồn
vốn này, Quỹ sẽ tài trợ hoàn toàn cho nghiên cứu cơ bản, cho nhiệm
vụ khoa học và công nghệ đột xuất, có triển vọng. Quỹ sẽ hỗ trợ
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong các doanh nghiệp
và cho vay ưu đãi để giúp doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Việc tài
trợ, cho vay của Quỹ cho các hoạt động KH&CN được thực hiện
theo hợp đồng.
Trọng tâm hoạt động của Quỹ trong năm 2007 này là tập trung
xây dựng Quy chế hoạt động và các quy định cụ thể quản lý Quỹ.
Vừa qua, Bộ KH&CN đã tổ chức xin ý kiến của nhiều nhà khoa học
về Quy chế này và việc này sẽ tiếp tục làm trong thời gian tới sao
cho phù hợp với đặc thù của lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu
ứng dụng. Đồng thời cùng với Bộ Tài chính xây dựng thông tư
hướng dẫn về cơ chế, chế độ tài chính của Quỹ.
Dù có các quy định, cơ chế hoàn thiện tới đâu, Quỹ cũng sẽ
không thể hoạt động hiệu quả nếu thiếu những người điều hành giỏi,
nhất là các thành viên Hội đồng Quản lý Quỹ. Thứ trưởng có thể cho
biết tiêu chí để tuyển chọn thành viên Hội đồng này?
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
3
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
Số tháng 01/2008
Thành viên Hội đồng quản lý Quỹ trước hết phải là những nhà
khoa học có uy tín, đang thực sự hoạt động khoa học và những nhà
quản lý khoa học có tầm nhìn chiến lược; đồng thời phải đại diện cho
các tổ chức khoa học lớn: Viện Khoa học công nghệ Việt Nam, các
trường đại học lớn... và đại diện các lĩnh vực khoa học mà Quỹ ưu
tiên tài trợ.
Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ sẽ như thế nào, thưa
Thứ trưởng?
Chỉ tiêu để đánh giá hoạt động của Quỹ sẽ được đưa ra sau khi
thống kê, phân loại kết quả các hoạt động khoa học được Quỹ tài trợ
theo những chuẩn mực quốc tế. Đây sẽ là một trong những trọng tâm
trong quy chế hoạt động của Quỹ.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Quỹ:
- Công bố các định hướng ưu tiên, nội dung, yêu cầu và thể
thức cụ thể để mọi tổ chức, cá nhân đề xuất nhiệm vụ khoa học công
nghệ thích hợp đề nghị Quỹ tài trợ, cho vay.
- Tổ chức xét chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ để Quỹ tài
trợ, cho vay.
- Ban hành Quy chế hoạt động và các quy định khác phục vụ
cho hoạt động của Quỹ.
Hội đồng quản lý Quỹ:
Hội đồng quản lý Quỹ là các nhà khoa học, nhà quản lý hoạt
động kiêm nhiệm theo nhiệm kỳ 5 năm. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và
các ủy viên do Bộ trưởng KH&CN bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở
đề xuất của các tổ chức KH&CN và các cơ quan quản lý.
Theo: Báo Nhân Dân
PHẢI NGHĨ ĐẾN VIỆC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VŨ TRỤ
Bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam, hiện là Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu
phát triển- người được các doanh nhân kính trọng, yêu mến không
chỉ vì có những đóng góp vào sự đổi mới thể chế, môi trường kinh tế
mà còn vì sự thẳng thắn, sâu sắc, khiêm tốn và cởi mở của bà.
Tia Sáng đã có cuộc trao đổi với bà về chất lượng tăng trưởng kinh tế
4
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
Số tháng 01/2008
và những vấn đề đặt ra đối với KH&CN trong giai đoạn phát triển
mới của đất nước.
PV: Với cái tên “Viện nghiên cứu phát triển”, hẳn Viện của bà
sẽ quan tâm nghiên cứu tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội,
khoa học, giáo dục, văn hóa...?
Bà Phạm Chi Lan: Không một Viện nào có thể nghiên cứu
quá rộng như vậy. Chúng tôi đặt tên Viện chung chung như vậy là để
tránh trùng lặp với tên một số Viện khác như: Viện Kinh tế, Viện
Khoa học giáo dục, Viện Văn hóa... Trọng tâm của Viện chúng tôi là
nghiên cứu những vấn đề phát triển, lấy kinh tế làm trọng tâm. Phát
triển kinh tế phụ thuộc vào yếu tố con người. Do vậy không thể tách
rời vấn đề nghiên cứu phát triển kinh tế với các vấn đề khác liên
quan đến con người như giáo dục, khoa học, văn hóa, xã hội... Chính
vì thế ngoài một số chuyên gia về kinh tế, Viện chúng tôi còn có sự
tham gia của GS Hoàng Tụy, GS Phan Đình Diệu, GS Phan Huy
Lê... và nhiều nhà nghiên cứu chuyên và không chuyên quan tâm đến
những vấn đề phát triển của đất nước.
Ngày càng có nhiều người cho rằng GDP của chúng ta liên tục
tăng nhưng chất lượng tăng trưởng ngày càng thấp. Ý kiến của bà?
Đúng là có những dấu hiệu cho thấy chất lượng tăng trưởng của
chúng ta ngày càng thấp: hệ số giữa đầu tư và tốc độ tăng trưởng
ngày càng tăng (nghĩa là muốn tăng 1%GDP thì phải đổ thêm nhiều
tiền của hơn. Nếu năm 1995-1996 GDP đạt 9% thì hệ số này là 2,2;
hiện nay GDP cũng như vậy nhưng hệ số đó là 4,4); chỉ số năng suất
lao động thấp so với các nước trong khu vực; ô nhiễm, tàn phá môi
trường ngày càng nghiêm trọng hơn bao giờ hết; chỉ số giá cả tăng
quá cao, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn; khoảng cách giàu
nghèo giữa các tầng lớp dân cư ngày càng tăng nhất là giữa nông
thôn và thành thị... Trên cơ sở những kinh nghiệm của nước ngoài và
thực tiễn của nước ta, chúng tôi sẽ triển khai nghiên cứu vấn đề này
một cách thấu đáo hơn.
Nhưng theo bà, vì sao tại các kỳ họp Quốc hội, các hội nghị
của Chính phủ hầu như chỉ thấy bàn đến các giải pháp tăng GDP, ít
thấy đề cập đến biện pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng?
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
5
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
Số tháng 01/2008
Đây là điều đáng tiếc ở nước ta (nếu không muốn nói là đáng
buồn). Khái niệm và ý thức quan tâm đến chất lượng phát triển đã
được đề cập đến trong Nghị quyết Đại hội 8. Có nghĩa là cách đây 10
năm, chúng ta đã thấy chất lượng tăng trưởng có vấn đề, đã có định
hướng không chỉ theo đuổi tốc độ mà phải lo đến cải thiện chất lượng
tăng trưởng. Nhưng cho đến nay, chúng ta hầu như chưa làm được
điều gì theo định hướng đó. Ngay tại Kỳ họp Quốc hội vừa qua, không
ít đại biểu còn đòi đưa tốc độ tăng trưởng cao hơn chỉ tiêu Chính phủ đề
ra (thậm chí có đại biểu muốn GDP của chúng ta đạt tới hai con số).
Tuy vậy gần đây trong cuộc họp với các địa phương, Thủ tướng Chính
phủ đã nhấn mạnh đến các việc cần thực hiện các giải pháp để nâng cao
hiệu quả, cải thiện môi trường, đời sống của nhân dân... Nhưng tôi e
rằng vì bị sức ép, bị ám ảnh bới tốc độ tăng trưởng, nên trên thực tế
những yếu tố liên quan đến chất lượng sẽ vẫn bị sao lãng.
Hẳn các nhà quản lý đều biết “nguy cơ” của tăng trưởng chất
lượng thấp, nhưng tại sao họ chỉ quan tâm đến tốc độ tăng trưởng.
Phải chăng đó cũng là biểu hiện của bệnh thành tích?
Đúng vậy. Đó là căn bệnh chung của nhiều bộ phận xã hội chứ
không phải của riêng ngành giáo dục. Nó phát sinh nhiều tiêu cực,
lây lan nhanh nhưng ít được quan tâm khắc phục. Ngoài ra có thể
một số chuyên gia giúp việc cho Chính phủ, Quốc hội cũng chưa có
được nhận thức một cách đầy đủ về tư duy phát triển. Tôi cho rằng
nếu trong điều hành của Chính phủ còn có những điều chưa ổn, thì
không nên chỉ trách những người đứng đầu Chính phủ mà phải thấy
trách nhiệm của bộ máy giúp việc.
KHCN được coi là quốc sách hàng đầu, động lực của phát
triển, nhưng tại các hội nghị về kinh tế của các cấp chỉ thấy bàn đến
thể chế, chính sách. Tại nhiều Kỳ họp Quốc hội chẳng có mấy ý kiến
yêu cầu chất vấn Bộ trưởng Bộ KH&CN. Đó là ví dụ điển hình về sự
thiếu quan tâm đến sự phát triển KHCN. Theo bà vì sao?
Tôi nghĩ, thứ nhất, quá trình phát triển của nước ta là từ một
nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, phải vượt qua nhiều khó khăn to lớn
do mới qua khỏi chiến tranh, do cơ chế quan liêu bao cấp... Vì vậy
bước vào đổi mới mọi người cần phải lo nhiều đến hoàn thiện thể chế
thì kinh tế mới có thể vượt qua khủng hoảng, vận hành và phát triển.
6
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
Số tháng 01/2008
Còn đối với doanh nghiệp thì mối quan tâm hàng đầu của họ là môi
trường kinh doanh. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa hình thành đồng
bộ thể chế kinh tế thị trường, môi trường kinh doanh vẫn còn quá
nhiều bất cập, tranh tối, tranh sáng. Do vậy, đó vẫn là mối quan tâm
hàng đầu cần phải tháo gỡ của lãnh đạo và doanh nghiệp. Thứ hai,
bản thân trình độ phát triển của chúng ta chủ yếu còn dựa vào tài
nguyên, lao động giá rẻ, thu hút vốn đầu tư nước ngoài... không có
mấy yếu tố phát triển do tác động của KH&CN. Từ đó hoạt động
KHCN bị đẩy xuống hàng thứ yếu.
Hiện nay, chúng ta đã gia nhập WTO, đã bước vào giai đoạn
phát triển mới với những thời cơ lớn cùng không ít thách thức, khó
khăn, trong đó KHCN đóng vai trò là yếu tố có tính sống còn của
phát triển. Vì vậy tôi tin rằng lãnh đạo và chính quyền các cấp tới
đây sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc thúc đẩy phát triển KHCN.
Như vậy phải chăng những yếu kém trong hoạt động khoa học
chủ yếu là do chưa được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp?
Tôi nghĩ đó còn thuộc trách nhiệm của các nhà quản lý, các nhà
khoa học. Được coi là động lực của phát triển, nhưng trong việc giúp
các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công
nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh; khắc phục những sự cố về môi
trường, dịch bệnh... còn mờ nhạt, chưa xứng với sự đầu tư của Nhà
nước. Nếu chủ động gắn mọi hoạt động của mình vào cuộc sống sôi
động của đất nước, đề ra các chương trình nghiên cứu có hiệu quả
thiết thực chứ không phải nghiên cứu chỉ để thỏa mãn nhu cầu sáng
tạo của bản thân, thì tôi tin là không cần nhà khoa học phải đòi hỏi,
xã hội và nhà lãnh đạo cũng sẽ quan tâm đến phát triển KHCN.
Ngoài những điều bà vừa nói ở trên, nhiều nhà khoa học còn
cho rằng thực trạng yếu kém trong hoạt động khoa học chủ yếu là do
chậm đổi mới cơ chế. Bà có đồng tình với ý kiến này không?
Đúng là cơ chế, chính sách về KH&CN còn phải tiếp tục đổi
mới nhất là cơ chế tài chính đang làm “khổ”, thậm chí buộc các nhà
khoa học phải “nói dối”. Nhưng tôi cho rằng mấy năm gần đây, Bộ
KH&CN đã trình Chính phủ ban hành được một số Luật và nhiều
Nghị định, chính sách theo hướng tăng cường tự chủ, tự chịu trách
nhiệm và ưu đãi cho các nhà khoa học. Trong đó Nghị định 115 được
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
7
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
Số tháng 01/2008
chính nhiều nhà khoa học cho là “khoán 10” trong khoa học. Nhưng
việc tổ chức thực hiện Nghị định này đã diễn ra hết sức chậm chạp ở
chính ngay các Trung tâm nghiên cứu lớn như: Viện KH&CN Việt
Nam, Viện KHXH Việt Nam, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo... với
lý do Nghị định còn nhiều điểm chưa hợp lý. Thực tế khi Luật Doanh
nghiệp ra đời đã được các doanh nghiệp hết sức hưởng ứng và họ đã
cùng các nhà quản lý tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực
hiện, nên đã mang lại hiệu quả to lớn như chúng ta đã thấy. Nếu các tổ
chức khoa học, các nhà khoa học cũng có tinh thần như vậy, dám từ bỏ
bao cấp, dấn thân vào cuộc sống sôi động của đất nước thì tôi tin rằng
Nghị định 115 sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển KHCN.
Theo: Tạp chí Tia sáng
LỘ TRÌNH ĐỔI MỚI: NÊN ĐI THẲNG VÀO CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN
Lần đầu tiên, một kỳ Techmart được tổ chức tại vùng miền núi phía
Bắc. Đây không chỉ là dịp để Thái Nguyên mà các tỉnh miền núi phía Bắc
tiếp cận và đổi mới công nghệ. Để làm rõ hơn về vấn đề này, Báo
KH&PT đã trao đổi với bà Trịnh Thị Cúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Bà Trịnh Thị Cúc cho biết: "Techmart Thai Nguyen 2007 đã
thành công tốt đẹp. Trong quá trình tổ chức, chúng tôi đã được rất
nhiều tỉnh, doanh nghiệp tham gia. Đến nay, đã có 115 hợp đồng,
biên bản ghi nhớ với tổng giá trị trên 90 tỷ đồng. Tôi cho rằng
Techmart Thai Nguyen 2007 có vai trò tích cực giúp các đơn vị, doanh
nghiệp trên địa bàn tiếp cận với những công nghệ, thiết bị mới, mà những
công nghệ, thiết bị này rất phù hợp cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội miền núi, ví dụ như: hệ thống giống cây trồng, công nghệ sau thu
hoạch, thiết bị xử lý môi trường, thiết bị về sản xuất, canh tác trên đất
dốc… Các thiết bị do các đơn vị, doanh nghiệp đem đến giới thiệu, quảng
bá đều phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Thái Nguyên và các tỉnh
miền núi phía Bắc. Chúng tôi cho rằng thông qua Techmart lần này cũng
là dịp để các tỉnh tìm ra công nghệ thích hợp cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương mình."
Về những chính sách để hỗ trợ cho các doanh nghiệp có nhu
cầu chuyển giao công nghệ, nhất là những hợp đồng đổi mới công
8
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
Số tháng 01/2008
nghệ, Bà Cúc nói: "Đối với những công nghệ mới chuyển giao cho
các huyện, các địa phương thì tỉnh sẽ hỗ trợ một phần kinh phí
chuyển giao công nghệ. Hoặc là những công nghệ mới có nhiều ý
nghĩa cho việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh cũng được
hỗ trợ kinh phí. Trong nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ
tỉnh cũng có thể ứng nguồn cho vay vốn đối với những hợp đồng
chuyển giao công nghệ như vậy.
Đối với việc đầu tư nghiên cứu, Thái Nguyên đang huy động
một số nguồn từ các doanh nghiệp để đầu tư vào nghiên cứu khoa
học. Trong những năm gần đây, tỉnh chủ trương ứng dụng vào các
mô hình để triển khai ra diện rộng. Còn mô hình nghiên cứu chủ yếu
dành cho các đơn vị. Mục tiêu của Thái Nguyên đến năm 2010 tập
trung ưu tiên việc chuyển giao và ứng dụng các thành tựu KH&CN
tiên tiến vào sản xuất và đời sống với trên 70% đề tài, dự án sau khi
nghiệm thu được ứng dụng và mở rộng vào sản xuất. Bên cạnh đó
cũng đẩy nhanh lộ trình đổi mới công nghệ theo hướng đi thẳng vào
những công nghệ tiên tiến hiện đại; chuyển giao, làm chủ những
công nghệ mới nhằm tạo bước tăng trưởng mạnh về chất lượng và
hiệu quả nền kinh tế của tỉnh, đảm bảo tốc độ đổi mới công nghệ
trung bình 15-20%/năm, riêng lĩnh vực ưu tiên phải đạt 20-30%.
Để phát huy vai trò vai trò là trung tâm khoa học kỹ thuật của
các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc, với đội ngũ đông đảo các nhà
khoá học, Thái Nguyên có điều kiện rất thuận lợi là có cơ sở nghiên
cứu, ứng dụng và đặc biệt là hệ thống các trường đại học, cao đẳng
trên địa bàn. Vì vậy, thời gian qua, Thái Nguyên cũng rất tích cực
trong việc này. Tỉnh cũng chủ trương quan tâm đầu tư, hỗ trợ cho các
đơn vị nghiên cứu khoa học trong việc chuyển giao công nghệ không
chỉ trên địa bàn Thái Nguyên mà cho cả các tỉnh miền núi phía Bắc.
Theo: Báo Khoa học & Phát triển
PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HOÁ CHẤT “SẠCH”
Công nghiệp hoá chất của Việt Nam là ngành có tốc độ phát
triển và tăng trưởng cao, từ 15% đến 20%. Hoá học được sử dụng
hầu khắp các ngành kinh tế, từ năng lượng, GTVT, công nghiệp…,
đến nông nghiệp, thuỷ sản, xây dựng cũng như các hoạt động nghiên
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
9
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
Số tháng 01/2008
cứu KH&CN khác.
Một trong những lĩnh vực Công nghiệp hoá chất mới đã và
đang hình thành tại Việt Nam là công nghiệp lọc dầu, hoá dầu, hiện
nay còn đang trong giai đoạn triển khai với các dự án: Nhà máy lọc
dầu Dung Quất, Nhà máy xử lý khí Dung Cố, tổ hợp đạm Phú Mỹ,
Khí-điện-đạm Cà Mau, Liên hợp hoá dầu Nghi Sơn… Hiện nay,
ngành Công nghiệp hoá chất đang được xem là ngành kinh tế trọng
điểm, được ưu tiên phát triển phù hợp với đường lối phát triển kinh
tế-xã hội của đất nước.
Theo Quyết định số 207/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ về Chiến lược phát triển Công nghiệp hoá chất đến năm 2010 và
Định hướng 2020, thì ngành CNHC được xác định trên 5 quan điểm
sau. Một là, Công nghiệp hoá chất là một trong những ngành công
nghiệp trọng điểm, được ưu tiên phát triển phù hợp với Chiến lược
phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Hai là, phát triển ngành Công
nghiệp Hoá chất trên cơ sở coi trọng hiệu quả kinh tế và phù hợp với
xu thế hội nhập quốc tế. Ba là, phát triển ngành Công nghiệp hoá chất
dựa trên cơ sở huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước. Bốn là,
đầu tư phát triển Công nghiệp hoá chất bằng công nghệ tiên tiến nhằm
tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành cạnh tranh và bảo
đảm môi trường sinh thái. Năm là, phát triển Công nghiệp hoá chất
phải gắn với cơ cấu lại ngành công nghiệp, phân bố lại lực lượng sản
xuất và thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Theo: Thời báo Kinh tế Việt Nam
THƯƠNG MẠI HOÁ KH&CN: BÀI TOÁN NHIỀU THAM SỐ
Đổi mới - sáng tạo công nghệ theo hướng thương mại hóa đòi
hỏi một tư duy liên ngành, theo định hướng thị trường và sự tâm
huyết, dám phá bỏ các trì trệ, quan liêu của từng bộ, ngành riêng lẻ.
Dưới đây là một số khía cạnh đáng chú ý khi giải bài toán thương
mại hoá KH&CN.
Áp dụng mô hình “nghiên cứu toàn phần” (full-research)
Đây là mô hình đang được áp dụng tại Viện Khoa học-Công
nghệ tiên tiến của Nhật (AIST). Theo đó, sản phẩm của các dự án của
Viện không dừng lại ở thiết kế cái máy hay quy trình công nghệ mà
10
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
Số tháng 01/2008
là phải bao gồm cả việc thương mại hóa chúng. Như vậy, việc
“nghiên cứu” mới được quan niệm là “toàn phần”.
Triển khai SSME
Muốn thương mại hóa công nghệ, cần phát triển các dịch vụ
công nghệ. Đây là công cụ giúp đem công nghệ đến với người mua
công nghệ. Hãng IBM đề xuất SSME (service science, management,
engineering - khoa học dịch vụ, quản lý, kỹ nghệ) thành một ngành
trong trường đại học. Cần nghiên cứu công nghệ theo phạm vi của
SSME. Công nghệ không tách rời mà luôn gắn với quản trị sản xuấtkinh doanh của công nghệ đó.
Phát triển các khu công nghệ
Khu công nghệ thực chất cũng mang chức năng ươm tạo doanh
nghiệp công nghệ, ươm tạo công nghệ, hỗ trợ công nghệ, dịch vụ
công nghệ, phát huy tính cộng năng, nơi thuận tiện cho các hoạt động
của SSME, thúc đẩy (thậm chí là điều kiện cho) đầu tư nước ngoài.
Ưu tiên các khu có quy mô nhỏ, thuộc các trường đại học, viện, địa
phương, công ty (để gắn với hiệu quả, tiết kiệm đầu tư, trong tầm
quản lý).
Ưu tiên các dự án “cầu nối”
Các dự án “cầu nối” thường ít được giới kinh doanh chú ý đầu
tư vì chưa thấy khả năng sinh lời. Ở đây, rất cần sự tham gia của
vườn ươm, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ hỗ trợ công nghệ... Rất nên áp
dụng mô hình đồng tài trợ (giữa công ty, bên công nghệ, bên hỗ trợ
công nghệ) cho giai đoạn này.
Chính sách KH&CN hướng vào thị trường
Khu vực tư nhân sẽ chiếm thị phần lớn và ngày càng tăng trong
thị trường công nghệ. Thị trường là người đặt hàng, là “Bên A”, cho
KH&CN. Cơ chế cấp phát, quản lý kinh phí nhà nước cho KH&CN
cần thích hợp với cơ chế hoạt động của doanh nghiệp thay vì cho cơ
quan KH&CN của nhà nước. Nhà nước không nên cấp kinh phí đơn
lẻ mà nên đồng tài trợ (với khu vực tư nhân) cho các nghiên cứu
KH&CN.
Thành lập “Hệ thống quốc gia về sáng tạo-đổi mới”
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
11
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
Số tháng 01/2008
Tất cả những điều nêu trên cần nằm trong một chương trình nhà
nước và do một tổ chức điều phối. Đó là “Hệ thống quốc gia về sáng
tạo - đổi mới” (NIS), tổ chức đã được thành lập ở hầu hết các nước.
Để tiến tới NIS, cần thành lập tổ công tác (taskforce) về NIS. NIS
mang tính liên ngành cao (như SSME) và trước mắt, nên bao gồm:
KH&CN, công thương, đầu tư nước ngoài, đào tạo đại học.
Theo: Báo Tiền Phong
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
DỰ BÁO VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NĂM 2008
Trong những tuần gần đây, các nhà phân tích, bán hàng, tư vấn,
những người yêu thích CNTT đã bàn luận và dự đoán rất nhiều về
tương lai của ngành CNTT trong năm 2008. Năm 2008 được dự báo
là năm của CNTT xanh với sự mở rộng hơn nữa của Windows XP,
nhiều người sử dụng Linux hơn, các mạng di động cũng mở rộng hơn
với nhiều phiên bản hơn.
Ai sẽ tấn công ai?
Sẽ có những rắc rối mang tính quốc tế xảy ra khi các tin tặc
Trung Quốc có ý định can thiệp vào hệ thống bảo vệ bảo mật của
chính phủ khác. Các tài liệu sẽ bị lấy trộm. Những lời buộc tội cũng
sẽ được tiến hành bằng thương mại. Các mối quan hệ sẽ trở nên căng
thẳng và xấu hơn bao giờ hết.
CNTT xanh
CNTT xanh sẽ là mô hình phát triển bền vững của các doanh
nghiệp mà trọng tâm là các trung tâm dữ liệu và văn phòng. Những
mối quan ngại về môi trường (kèm theo những biến đổi về thời tiết
và những báo cáo báo động về sự biến mất của gấu Bắc cực) cùng
với những biến động kinh tế trên toàn cầu sẽ là những chủ đề chính
trong năm 2008, khiến cho chính phủ, người tiêu dùng và các công ty
đều phải có những hành động phù hợp nhằm cứu trái đất cũng như để
tiết kiệm chi phí cho chính mình.
Liên minh châu Âu sẽ là lực lượng chính phủ chính đưa ra
những quy định “xanh” vào năm 2008.
12
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
Số tháng 01/2008
Sự phát triển của mạng lưới ĐTDĐ
Các mạng dịch vụ ĐTDĐ sẽ mở rộng tới các thiết bị cầm tay,
các ứng dụng và sẽ cung cấp nhiều hơn nữa dịch vụ Wi-fi đi kèm với
các dịch vụ theo từng địa phương cụ thể. Các dịch vụ như nội dung
đa phương tiện, tìm kiếm, mạng xã hội, mua sắm trực tuyến và nhiều
dịch vụ khác sẽ là một phần chuẩn của các mạng ĐTDĐ.
Những rắc rối của mạng xã hội
Mạng xã hội sẽ tiếp tục thâm nhập vào các công ty cho đến tận
cuối năm. Các dịch vụ kiểu như Salesforce.com cho phép người bán
hàng chia sẻ thông tin và sẽ trở nên phổ biến trên thị trường. Những
ứng dụng mạng xã hội sẽ tiếp tục phát triển và đi sâu hơn nữa vào tận
các công ty cho dù bộ phận CNTT ở đó có thích hay không.
Các vấn đề cá nhân sẽ phải được giải quyết. Những trường hợp
như vụ quảng cáo hệ thống Beacon trên Facebook sẽ còn xảy ra vì
mạng xã hội vẫn đang phát triển. Người sử dụng phải tự bảo vệ mình.
Sẽ có thêm nhiều các điều khoản, luật lệ quy định được đưa ra và áp
dụng cho các trang xã hội.
Ranh giới mong manh hơn
Sự phân biệt giữa CNTT cho người tiêu dùng và cho công ty sẽ
tiếp tục rất mờ nhạt mà hiện tượng các trang xã hội sẽ là một yếu tố
trong đó. Nhân viên sở hữu iPhone sẽ mang thiết bị này đến công sở
nhiều hơn và việc này sẽ đặt ra nhiều vấn đề cho các bộ phận CNTT phải
giải quyết. An ninh và bảo vệ khỏi các tin tặc, thư rác và các tội phạm
mạng sẽ tiếp tục là vấn đề đau đầu cho các quản trị mạng, nhất là khi
CNTT gia đình đang ngày càng hòa nhập vào CNTT của công ty.
Hợp tác mở rộng
Các phần mềm đơn thuần sẽ ngày càng trở nên ít phổ biến hơn.
Theo dự đoán của IDC cho năm 2007 và 2008, Salesforce.com
sẽ bị mua. Điều này nghe có vẻ là một dự báo chính xác. Cũng có ý
kiến cho rằng Palm sẽ không thể đứng vững trong năm 2008 nếu
không bị mua và vụ hợp tác giữa Microsoft và RIM sẽ thành công.
Phần mềm desktop ảo
Có rất nhiều dự đoán về phần mềm desktop ảo. Một số nhà
phân tích đã đưa ra những dự báo cho Thin Client 2.0, mà theo Barry
Eggers, đối tác của Lightspeed, mảng hạ tầng doanh nghiệp thì "Thin
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
13
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
Số tháng 01/2008
Client sẽ giảm chi phí về phần cứng và đầu tư hơn cho phần mềm
desktop ảo với các ứng dụng của nó”.
Ông cũng cho rằng một mô hình thành công cho việc này là các
cửa hàng CNTT sẽ sử dụng phần mềm desktop ảo để kết nối với các
máy chủ ảo. Những người mới dùng có thể không thích mô hình này
vì họ không hài lòng nếu so với phiên bản phần mềm đầy đủ nhưng
mọi việc sẽ thay đổi trong năm 2008.
Bầu cử điện tử
Mặc dù nước Mỹ không phải là trung tâm của vũ trụ nhưng
cuộc bầu cử sắp tới có vẻ quan trọng với tầm cỡ toàn cầu hơn so với
các cuộc bầu cử trước đó. Dự báo bầu cử điện tử sẽ là một phần quan
trọng trong CNTT năm 2008.
Theo: Báo Tuổi trẻ
VIỆT NAM CHẾ TẠO THÀNH CÔNG CHIP VI XỬ LÝ 8-BIT
Chip vi xử lý 8-bit RISC SigmaK3, sản phẩm chip vi xử lý đầu
tiên của Việt Nam, đã chính thức ra được mắt sáng 16/1 tại Thành
phố Hồ Chí Minh, đánh dấu bước tiến quan trọng của ngành công
nghệ vi mạch Việt Nam.
Nhóm nghiên cứu, thiết kế vi mạch thuộc Trung tâm Nghiên
cứu và Đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC), Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh đã thiết kế thành công sản phẩm trên, sau
gần 2 năm nghiên cứu với nguồn kinh phí khoảng 2 tỷ đồng, trong đó
50% từ ngân sách nhà nước.
Theo Phó Giám đốc ICDREC, Trưởng nhóm nghiên cứu Ngô
Đức Hoàng, chip vi xử lý 8-bit RISC SigmaK3 (chip vi xử lý đa
dụng dùng cho thiết bị điện tử, tự động và viễn thông) là con chip
đầu tiên hoạt động trong môi trường thực tế, được chế tạo theo công
nghệ TSMC 0,25 um (công nghệ đang được sử dụng cho các lõi IP vi
xử lý trên thị trường toàn cầu) với 5 lớp metal có thể sử dụng cho
những ứng dụng nhúng và điều khiển.
Chip có kích thước 14 x 14 mm2 với bề dày 1,4 mm, kích thước
lõi (core) 3x3 mm2, sử dụng kiến trúc RISC Harvard có 256 byte RAM
dữ liệu, tương thích về phần mềm và tuân thủ hoàn toàn 33 tập lệnh của
PIC 16C5X (dòng mạnh nhất của hãng Microchip Hoa Kỳ).
14
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
Số tháng 01/2008
Theo các chuyên gia vi mạch của Synopsys, Qualcomm,
Global-CyberSoft, Viet Vmicro, sản phẩm chip vi xử lý 8-bit RISC
SigmaK3 đã chứng minh Việt Nam có đủ khả năng tạo ra những lõi
IP điều khiển để tham gia vào thị trường IP thế giới.
Sản phẩm này có thể sử dụng cho công nghệ điện tử Việt Nam
thay thế các sản phẩm IC ngoại nhập, mở ra một thời kỳ mới cho
công nghệ điện tử sản xuất tại Việt Nam.
Theo: TTXVN
NHỮNG ĐỘT PHÁ KHOA HỌC NĂM 2007
Những khám phá liên quan đến gen người, các tính chất vật
liệu mới và cả những cảnh báo về quá trình ấm lên ngày càng nhanh
của Trái đất đã được tạp chí Science bình chọn là những sự kiện khoa
học đột phá của năm 2007.
Biến đổi gen người
Được trang bị với những kỹ thuật rẻ hơn và nhanh hơn trong
phân tích DNA và đánh giá biến đổi gen, các nhà khoa học đã khám
phá ra nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt của con người. Các công
nghệ mới có thể giảm chi phí phân tích gien, và giúp cho việc truy
tìm các gien có liên hệ đến bệnh tật dễ dàng hơn. Cách đây vài năm,
việc phân tích các mảng DNA ngắn (còn gọi là single nucleotide
polymorphism hay SNP) chỉ được tiến hành ở qui mô nhỏ (vài SNP)
và chi phí rất đắt, nhưng nay với các công nghệ mới có thể phân tích
hàng triệu SNP một lượt và chi phí rất thấp (chỉ 0,2 đến 0,5 USD mỗi
SNP). Các công nghệ mới đã cho ra đời một loạt nghiên cứu truy tìm
gien gây bệnh mà trước đây không thể nào thực hiện được. Trong
tương lai gần, các nhà khoa học có thể phân tích nhiều triệu SNP cho
mỗi cá nhân, và có thể xác định “căn cước” gien cho mỗi cá nhân
một cách dễ dàng.
Những tia vũ trụ ngoài Ngân Hà
Không chỉ nằm trong top 10 sự kiện vật lý nổi bật 2007 của
Viện vật lý Mỹ, khám phá những tia vũ trụ năng lượng cao đến từ
các thiên hà hoạt động cũng đã được Science bình chọn là sự kiện
khoa học đột phá của năm. Khám phá này được thực hiện bởi tập thể
các nhà khoa học làm việc tại Đài thiên văn Pierre-Auger ở
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
15
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
Số tháng 01/2008
Argentina. Các tia vũ trụ được gia tốc bởi từ trường mạnh xung
quanh những lỗ đen khổng lồ ở trung tâm các thiên hà lớn trong vũ
trụ. Tuy nhiên, phát hiện về mối đồng liên hệ giữa những tia vũ trụ
năng lượng đặc biệt cao với các thiên hà hoạt động vẫn còn nhiều
tranh cãi, trong đó, nhóm nghiên cứu Hi-Res lại không tìm thấy bất
cứ mối liên hệ nào giữa hai sự kiện.
Spin mới của điện tử
Các nhà vật lý lý thuyết ở California đã tiên đoán rằng, những
lớp mỏng HgTe giữa các lớp bán dẫn có thể tiết lộ những hành xử bất
thường của các điện tử, được gọi là hiệu ứng spin-Hall lượng tử
(QSHE). Đây là hiệu ứng cuối cùng trong một loạt những hành xử dị
thường của điện tử khi đặt chúng trong từ trường và điện trường
ngoài. Trong sự hợp tác chặt chẽ với các nhà vật lý thực nghiệm
Đức, họ đã chứng minh được tiên đoán trên. Ngoài ra, các nhà lý
thuyết cũng đã tiên đoán rằng vật liệu với cấu trúc điện tử hợp lí sẽ
tương tác với điện trường để tạo nên hiệu ứng QSHE và hiện tượng
gần siêu dẫn do tác động của spin. Những vật liệu đó không đòi hỏi
từ trường lớn hoặc nhiệt độ siêu thấp để đạt được hiệu ứng gần siêu
dẫn. Năm nay, các nhà khoa học đã phát hiện được ở các lớp xen kẽ
HgTe biểu hiện của hiệu ứng đó ở nhiệt độ gần 10K. Nếu điều này
được thực hiện ở nhiệt độ phòng, nó sẽ mở ra hướng đi mới cho các
linh kiện "spintronic" công suất thấp dựa trên sự điều khiển cả spin
lẫn điện tích của điện tử.
Chia để trị
Một thế hệ vắcxin mới có thể sẽ được phát triển từ thành quả
của các nghiên cứu chỉ ra rằng các tế bào T (T cells) có khả năng
chống trả lại siêu vi khuẩn, và các u bướu có khả năng phòng chống
bệnh tật. Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng khi họ tách một tế bào T
ngay sau khi nó được phân chia, có hai loại protein được phát sinh ở
hai cực của tế bào T. Ở một cực có một “phân tử lính”, và ở một cực
khác là các tế bào trí nhớ có khả năng chờ trong vài năm để chống trả
lại những siêu vi khuẩn.
Biến tế bào da thành tế bào gốc
Năm 2007 đánh dấu bước ngoặt trong lĩnh vực y sinh khi các
nhà khoa học Mỹ và Nhật đã thành công trong việc biến các tế bào
16
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
Số tháng 01/2008
da người thành tế bào gốc mà không cần sử dụng phôi hay trứng,
thay vào đó chỉ cấy ghép các tế bào chức năng đặc biệt vào các tế
bào da để thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể. Các nhà khoa học gọi
những tế bào này là iPS (induced pluripotent stem cells-tạm dịch là tế
bào gốc nhân tạo đa năng). Sự kiện khoa học này đã chấm dứt cuộc
tranh cãi đạo đức và chính trị xung quanh những nghiên cứu về tế
bào gốc. Tế bào gốc là một loại tế bào quan trọng nhất vì có thể biến
thành 220 dạng tế bào khác của cơ thể. Trước đây, để tạo ra những tế
bào gốc, các nhà khoa học phải sử dụng phôi hay trứng. Thành tựu
này sẽ mở ra một hướng mới trong nghiên cứu và điều trị những căn
bệnh ung thư mà từ trước tới nay y học còn bó tay, tạo ra những bộ
phận thay thế của cơ thể.
Tầm nhìn về thụ thể
Các nhà nghiên cứu xác định cấu trúc của thụ thể gien beta2
được xem là có liên quan đến bệnh béo phì (Beta2-adrenergic
receptor). Đây là một thụ thể quan trọng trong nhóm thụ thể song
protein (G protein-coupled receptor). Thụ thể beta2 có chức năng vụ
kiểm soát hệ thống nội tiết trong cơ thể con người bằng cách phát tín
hiệu từ các kích thích tố (hormones), serotonin và các phân tử khác. Các
loại thuốc như kháng histamines và beta-blockers (thuốc điều trị cao
huyết áp) thường được bào chế nhằm can thiệp vào các thụ thể này. Do
đó, biết được cấu trúc của thụ thể có thể cải tiến hiệu quả của thuốc.
Bước tiến mới trong khoa học bán dẫn
Những nghiên cứu trong lĩnh vực bán dẫn đã tạo nên ngành
công nghiệp bán dẫn với việc phát triển các linh kiện transistor,
diode, vi xử lý, và mở ra một kỷ nguyên của điện tử. Khám phá gây
sửng sốt năm 2007 trong nghiên cứu về lớp tiếp xúc của các oxit kim
loại chuyển tiếp dự báo có thể tạo ra một cuộc cách mạng tiếp theo
đối với lĩnh vực khoa học vật liệu. Khi các tinh thể oxit được tạo
thành từng lớp mỏng với mặt phân cách lí tưởng , ảnh hưởng của một
tinh thể lên các lớp tinh thể khác có thể dịch chuyển vị trí của nguyên
tử ở lớp phân cách, đảo lộn mật độ điện tử, thậm chí thay đổi cả sự
phân bố điện tích xung quanh nguyên tử. Nhiều nhóm đã tiến hành
tạo 2 màng oxit để tạo lớp phân cách có thể dẫn điện giống kim loại,
hoặc thậm chí siêu dẫn. Nhiều cặp oxit khác lại thể hiện tính chất từ
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
17
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
Số tháng 01/2008
giống kim loại, ví dụ như thể hiện hiệu ứng Hall lượng tử, với sự
lượng tử hóa của độ dẫn điện dưới tác dụng của từ trường. Các nhà
khoa học rất lạc quan về khả năng tổng hợp các lớp oxit có tính chất
mạnh hơn hẳn các chất bán dẫn thông thường. Với những biến đổi
không giới hạn trong các oxit hỗn hợp, các nhà khoa học có thể nhận
được nhiều tính chất mới ngoài mong đợi.
Ngược về tương lai
Các nghiên cứu ở con người và chuột cho thấy trí nhớ và trí
tưởng tượng xuất phát từ vùng não có hình dạng giống chân hải mã
(hippocampus), đây là một trung tâm quan trọng kiểm soát trí nhớ trong
não. Các nhà nghiên cứu Anh suy luận rằng, trí nhớ của não có thể sắp
xếp các kinh nghiệm trong quá khứ để tạo nên những tình huống cho
tương lai. Ý tưởng này sẽ cần một khoảng thời gian dài thêm nữa để
chứng thực. Nhưng nếu các thí nghiệm tương lai xác thực điều này đúng
thì trí nhớ sẽ trở thành “người mẹ” của trí tưởng tượng.
Trái đất nóng hơn bao giờ hết
Năm 2007, cuộc tranh cãi xung quanh sự thật của quá trình ấm
lên toàn cầu đã kết thúc, chí ít cũng đạt được tiến bộ trong giới chính
trị và cộng đồng Mỹ. Sau 6 năm im lặng, Ủy ban liên chính phủ về
thay đổi khí hậu (IPCC) đã đưa ra một cảnh báo: Trái đất đang ấm
lên quá trình này diễn ra ngày một nhanh và các hoạt động của con
người đứng đằng sau sự thay đổi đó. Nhưng IPCC cũng cho rằng,
loài người có thể tránh được phần lớn thảm họa nếu nhân loại có
những biện pháp kiên quyết và hiệu quả. Tại Hội nghị về biến đổi khí
hậu diễn ra ở Bali, những đàm phán viên châu Âu và các nước đang
phát triển đã cố gắng thuyết phục Mỹ xem xét những cắt giảm bắt
buộc cho 2012. Và các chuyên gia khí hậu đang kêu gọi tiến hành
những nghiên cứu để có thể đảo ngược quá trình ấm lên này. Nhờ
những nỗ lực trong việc giáo dục cộng đồng trước thảm họa Trái đất
đang nóng lên, cựu phó tổng thống Mỹ Al Gore đã được trao giải
Nobel hòa bình 2007.
Trò chơi đã kết thúc
Trong một chương trình ngoạn mục về trí tuệ nhân tạo, trò chơi
checkers trở thành một trò chơi phức tạp nhất mà máy tính phải giải.
18
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
Số tháng 01/2008
Sau 18 năm cố gắng, cuối cùng các nhà nghiên cứu Canada đã chỉ ra
rằng, trò chơi sẽ kết thúc với kết quả hòa nếu cả hai người chơi đều
không phạm một sai lầm nào. Những suy nghĩ của con người dựa
trên một “lượng” trí nhớ vừa phải và khả năng xử lý thông tin lớn hơn.
Ngược lại, các chương trình của trò chơi checkers lại chiếm lượng bước
xử lý ít hơn và một cơ sở dữ liệu gồm 39 tỷ lệnh. Các thuật toán mà
nhóm nghiên cứu phát triển sẽ mang lại một tiềm năng ứng dụng rộng
rãi, đặc biệt là giải mã các thông tin được mã hóa trong DNA.
Công nghiệp gen
Cùng với những khám phá về gen người, năm 2007 được xem
là điểm mốc của một ngành công nghiệp mới: công nghiệp gen
người. Tùy thuộc vào “ngân sách”, bạn có thể mua một bản phác
thảo về bộ gen của chính bạn. Các công ty cho rằng, những thông tin
này sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về chính bản thân họ và dự liệu
sức khỏe của chính mình. Việc xác định căn cước gien của một cá
nhân có ý nghĩa cực kì quan trọng, vì nó không chỉ tiết lộ đặc điểm
sinh học độc đáo của một cá nhân, giúp cho các bác sĩ xác định thuốc và
liều lượng thuốc thích hợp cho từng cá nhân, mà còn giúp cho chúng ta
tiên đoán nguy cơ bệnh chính xác hơn. Tuy nhiên, việc xác định căn
cước gien cũng đặt ra nhiều vấn đề y đức và đạo đức xã hội. Chẳng hạn
như các công ty bảo hiểm có thể sử dụng các thông tin này để điều
chỉnh giá cả bảo hiểm, hay quyết định nên bán bảo hiểm cho ai. Đó là
một vấn đề đang xảy ra ở Mỹ khi các công ty bảo hiểm đòi các thông tin
về gien của một cá nhân trước khi bán hay không bán bảo hiểm.
Theo: Tạp chí Tia sáng
CHẾ TẠO NHIÊN LIỆU SINH HỌC TỪ THỨC ĂN THỪA
Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu thành công công nghệ sản
xuất Hyđrô từ các chất hữu cơ.
Bạn không biết làm gì với thức ăn thừa? Theo Trường đại học
công lập Penn (Penn State University - PSU), mang các thức ăn thừa
cho vi khuẩn xử lý để sản xuất khí Hyđrô nhiên liệu có thể là cách
làm sạch và vô cùng hiệu quả.
Bruce Logan, Kappe, giáo sư Kỹ thuật Môi trường cùng đồng
nghiệp tại trường PSU đã tạo ra một buồng phản ứng cỡ nhỏ sử dụng
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
19
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
Số tháng 01/2008
vi khuẩn để phân ly các chất hữu cơ dễ phân hủy. Thêm một chút
năng lượng kích hoạt vào hệ thống trên để thu khí H2 sủi bọt lên bề
mặt dung dịch. Logan cho rằng, phương pháp sản xuất sinh học này
so với các kỹ thuật sản xuất H2 hiện có thì đây có thể là giải pháp
thay thế hiệu quả và bền vững hơn nhiều.
Tiềm năng đầy hứa hẹn của H2 như là một nguồn nhiên liệu
tương lai đã khiến các đại gia trong ngành ôtô như BMW, Daimler
Chrysler, Ford và Toyota phát triển những xe thử nghiệm chạy bằng
pin nhiên liệu sử dụng khí Hyđrô. Những pin nhiên liệu này chuyển
hóa năng lượng phản ứng giữa ôxy và hyđrô thành điện năng và sản
phẩm phụ chỉ là nước. Với lượng khí phát thải bằng không, hệ thống
này có thể giảm đáng kể sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch gây ô
nhiễm môi trường. Tuy nhiên, pin nhiên liệu hiện vẫn có nhược
điểm: bản thân việc sản xuất khí H2 bằng các phương pháp hiện nay
cũng liên quan đến đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như khí đốt
thiên nhiên. Cũng có những phương pháp sản xuất khí H2 sạch hơn
như sử dụng địa nhiệt, sức gió và năng lượng mặt trời để tách H2 và
O2 từ nước. Mặc dù vậy, các phương pháp này lại rất tốn kém và cần
tiêu thụ nhiều điện năng. Khi sử dụng trên quy mô lớn thì các
phương pháp này trở nên kém hiệu quả.
Bởi vậy một số nhà khoa học đã tập trung vào việc tạo ra các tế
bào nhiên liệu dựa trên vi khuẩn những lò phản ứng sử dụng vi
khuẩn để gây xúc tác cho các phản ứng tạo ra điện năng. Phòng thí
nghiệm của Logan đã tìm ra một giải pháp tăng cường hoạt động của
các pin nhiên liệu vi sinh thông qua việc phân ly các sản phẩm cuối
như là axit axetic.
Nguyên lý hoạt động
Các nhà nghiên cứu đã nuôi vi khuẩn trong một buồng phản
ứng hiếm khí được thiết kế đặc biệt: một lò phản ứng vi sinh được hỗ
trợ bằng điện hóa sinh mà họ gọi là BEAMR. Lò phản ứng này gồm
có 2 ngăn. Ngăn thứ nhất chứa cực dương hút các ion âm làm bằng
cực than chì mà Logan đã bơm khí amoniac để giúp vi khuẩn bám
dính tốt hơn. Ngăn thứ hai có chứa cực âm làm bằng than có trộn
thêm bạch kim làm chất xúc tác để thu hút các ion dương. Một màng
trao đổi ion được đặt giữa để chia tách hai ngăn phản ứng trên.
20
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
Số tháng 01/2008
Logan cũng đã sử dụng một dây điện kết nối 2 cực điện trên với một
nguồn điện nhỏ bên ngoài.
Những nhà khoa học sau đó đưa vào buồng phản ứng vi sinh
một loạt chất gồm axit axetic và xenlulô. Họ nhận thấy rằng, khi vi
khuẩn được tiếp thức ăn, buồng phản ứng sẽ giải phóng các hạt
proton và các hạt electron. Các hạt electron nhanh chóng bị hút vào
cực anốt (cực dương) trong khi các hạt proton mang điện tích âm
vượt qua màng trao đổi ion để đến với cực âm catốt. Năng lượng từ
các hạt electron (khoảng 0,3 vôn) cộng với nguồn điện kích ngoài
(khoảng 0,2 vôn) được đưa vào ngăn chứa catốt, kết hợp với các hạt
proton để giải phóng khí H2. Khí hyđrô sẽ được thu và dẫn đi bằng
một đường ống.
Toàn bộ quá trình trên đã tạo ra năng lượng lớn hơn 288% so với
điện năng sử dụng để tạo ra phản ứng sinh hóa. Logan và đồng nghiệp
ước tính, so với phương pháp điện phân truyền thống thường chỉ đạt
hiệu suất 60% thì hệ thống BEAMR đạt được hiệu suất tới 82%.
Logan cho biết, thí nghiệm gần đây của ông cho thấy, axit
axetic có thể là nguồn vật liệu để tạo ra khí H2 dồi dào trong những
điều kiện nhất định. Điều này cũng gợi cho các nhà nghiên cứu rằng,
họ có thể thu được nhiều khí H2 hơn từ các sinh khối so với suy tính
trước đây. Một ý nghĩa thực tiễn khác từ nghiên cứu này: chất xơ
xenlulô hóa ra lại là nguyên liệu sản xuất khí H2 phù hợp hơn so với
sản xuất nhiên liệu cồn bởi vì dùng xenlulô để sản xuất cồn đòi hỏi
nhiều công đoạn phức tạp hơn rất nhiều.
"Nếu như bạn muốn dùng xenlulô như là nguyên liệu đầu vào
để sản xuất cồn thì bạn phải thêm nhiều loại enzyme để chuyển hóa
thành đường và rồi tiếp tục lên men để có sản phẩm cồn nhiên liệu,
Logan nói. Song bằng công nghệ này chúng tôi có thể sử dụng trực
tiếp xenlulô để tạo ra H2.
Ông cho biết, ứng dụng đầy tiềm năng đầu tiên đối với công
nghệ này có thể sử dụng ở các cánh đồng năng lượng, các nhà máy
xử lý nước thải và những nơi tương tự khác mà có lượng sinh khối
dư thừa lớn. Tuy nhiên, việc đẩy công nghệ BEAMR lên thành ứng
dụng thương mại có thể cần một số điều chỉnh. Các vật liệu sử dụng
trong hệ thống, đặc biệt là cực catốt bằng bạch kim trong buồng phản
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
21
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
Số tháng 01/2008
ứng có thể rất tốn kém khi sản xuất quy mô lớn. Trong tương lai,
phòng thí nghiệm của Logan sẽ tìm cách làm giảm giá thành của các
bộ phận cấu thành buồng phản ứng, và họ đã bắt tay vào việc tìm
kiếm chất thay thế cho bạch kim.
Lars Angenent, phó giáo sư của Khoa Kỹ thuật Năng lượng,
Môi trường và Hóa thuộc Đại học Washington hiện đang nghiên cứu
tối ưu hóa quá trình lên men trong sản xuất năng lượng sinh học. Ông
cho rằng, nếu như công nghệ của Logan thành công trong sản xuất
khí H2 sinh học giới hạn trong phòng thí nghiệm thì việc thương mại
hóa công nghệ này có thể gặp phải nhiều thách thức. Việc tăng quy
mô sẽ là vấn đề hóc búa bởi điều này vừa phải thương mại hóa được
sản phẩm trong khi vẫn phải giữ được hiệu suất làm việc cao của
thiết bị, Angenent nhận xét.
Theo: Báo Khoa học & Phát triển
RA ĐỜI NGÀNH CÔNG NGHỆ VI MẠCH VIỆT NAM
Với việc chế tạo thành công chip vi xử lý 8 bit RISC SigmaK3
của Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC)
thuộc Khu công nghệ phần mềm, Đại học Quốc gia Tp.HCM, có thể
khẳng định: ngành công nghệ vi mạch Việt Nam đã chính thức ra đời.
Theo đánh giá của các chuyên gia, sản phẩm tạo ra này mang
tính tiên phong đối với ngành thiết kế vi mạch của Việt Nam, nhưng
có tính năng kỹ thuật ngang tầm thế giới. Nó như một cú huých
chứng minh rằng nếu được đầu tư xứng đáng, Việt Nam có đủ khả
năng tạo ra được những sản phẩm vi mạch tham gia vào thị trường
thế giới, và xa hơn nữa là sử dụng chính những sản phẩm này cho
công nghiệp điện tử Việt Nam, thay thế các sản phẩm IC nhập ngoại.
Trước mắt sự thành công này sẽ mở ra một ngành mới cho nền
công nghiệp Việt Nam, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để
thực hiện các dự án outsourcing cho các hãng nước ngoài.
Xu hướng trên thế giới
Theo ghi nhận, trong năm 2006 ngành công nghiệp vi mạch,
hay công nghiệp bán dẫn (semiconductor industry) trên thế giới đã
đạt doanh thu gần 261 tỷ USD, cung cấp sản phẩm cho các ngành
điện tử, như: máy tính và thiết bị lưu trữ (công nghệ thông tin) khoảng
22
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
Số tháng 01/2008
54%; viễn thông 265; điện tử dân dụng 14%; cơ khí và tự động hóa
5%; các ngành khác (điện tử quốc phòng, điện tử y tế...) 1%.
Doanh thu từ lĩnh vực vi mạch (bán dẫn) được dự đoán chiếm
đến 35% tổng doanh thu toàn ngành điện tử vào năm 2010 (khoảng
350 tỷ USD/1.000 tỷ USD) và tiếp tục gia tăng ở mức 6,1%/năm.
Người ta cũng chia các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp
vi mạch (bán dẫn) làm 3 dạng: các công ty chế tạo ra chip
(chipmaker) là các công ty thiết kế và tự chế tạo ra chip cho chính họ
(như Intel); các công ty dạng fabless, là các công ty thiết kế nhưng
không tự sản xuất chip, mà bán sản phẩm thiết kế, hoặc gửi thiết kế
đến các nhà máy sản xuất chip (như Qualcomm, Xilinx); các nhà
máy sản xuất chip (foundary), là các công ty không thiết kế chip chỉ
chuyên chế tạo chip theo thiết kế được gửi tới. Hiện nay ngành công
nghiệp vi mạch thế giới đang bùng nổ xu hướng fables, đây cũng là
xu hướng chung của các nước đi sau trong lĩnh vực công nghiệp này.
“Viên đá nền” đầu tiên
“Thiết kế và chế tạo thử nghiệm chip vi xử lý 8 bit RISC
SigmaK3 Ver 1.0” là đề tài vườn ươm do ICDREC thực hiện, bắt đầu
từ ngày 9/11/2006 và dự kiến hoàn thành sau 2 năm; nhưng đã kết
thúc và thành công sớm hơn 1 năm.
Theo các chuyên gia giới thiệu, chip vi xử ly 8-bit RISC
SigmaK3 là loại CPU 8 bit tốc độ cao, tiêu hao năng lượng thấp,
tương thích về phần mềm với các loại PIC công nghiệp, như
PIC16C54, PIC16C55, PIC16C57 và PIC16C58, sử dụng kiến trúc
RISC hiệu chỉnh với bus chương trình và bus dữ liệu tách rời nhau,
cho phép truy xuất bộ nhớ dữ liệu và bộ nhớ chương trình đồng thời.
Để minh chứng cho khả năng của chip vi xử lý 8-bit RISC
SigmaK3 đầu tiên của Việt Nam, các kỹ sư ICDREC đã phát triển 2
ứng dụng của chip thông qua việc điều khiển hệ thống quang báo và
robot. Ở hệ thống quang báo có kích thước 150x1200 mm dung chip
làm đơn vị xử lý trung tâm (CPU), quang báo có khả năng hiển thị
chuỗi có chiều dài tối thiểu 8192 ký tự, thay đổi màu sắc theo 3 màu
xanh lá, đỏ, cam và có kiểu hiển thị tĩnh, động. Robot tự hành, dung
2 chip làm đơn vị xử lý trung tâm (CPU) có nhiệm vụ di chuyển tới,
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
23
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
Số tháng 01/2008
quay về theo lộ trình định sẵn với các góc rẽ 90 và 180 độ. Robot có
khả năng dò tìm đường nếu di chuyển lệch ra khỏi các đường định sẵn.
Đề cập đến ý kiến cho là việc nghiên cứu chip vi xử lý 8 bit là
đã lỗi thời, không còn khả năng ứng dụng và cũng không có khả năng
thương mại, nhiều chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực này thừa nhận:
đối với thị trường máy vi tính, thì ý kiến trên hoàn toàn chính xác.
Nhưng với thị trường sản phẩm nhúng, thiết bị dân dụng, thiết
bị cầm tay thì thị phần các chip vi xử lý RISC 8 bit vẫn còn tăng
trưởng mạnh trong suốt những năm đầu thế kỷ 21, và sẽ còn giữ
vững ít nhất trong hàng chục năm nữa. Đơn giản là vì các chip vi xử
lý 8 bit vẫn còn được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị nhúng không
đòi hỏi phải hoạt động ở tốc độ cao như: thiết bị điều khiển trong
nhà, thiết bị y tế, thiết bị nhỏ...
Với hướng nghiên cứu này, ICDREC đã đặt nền móng cho
công nghệ vi mạch nước nhà theo 2 dòng vi xử lý với 2 phân khúc thị
trường khác nhau.
Theo: Thời báo Kinh tế Việt Nam
KHÔNG KHÍ: NGUỒN NĂNG LƯỢNG MỚI CHO XE HƠI
Người Pháp đã phát minh và bán ra những chiếc ôtô chạy bằng
công nghệ không khí nén (compressed air technology – CAT). Đó sẽ
là một cuộc cách mạng động cơ?
So với các loại xe hơi chạy bằng xăng, xe ôtô mini MiniCAT
của MDI rẻ và sạch hơn rất nhiều.
Nếu công ty Pháp MDI thành công, CAT không chỉ là một
cuộc cách mạng đóng góp đối với nền công nghiệp sản xuất xe hơi.
Kể từ khi Henry Ford áp dụng việc sản xuất hàng loạt của công
nghệ chế tạo vũ khí hạng nhẹ vào sản xuất ôtô, câu trả lời của MDI
thật sự mở ra một lối đi mới cho ngành công nghiệp ôtô.
An toàn với áp suất cao
MDI được thành lập bởi một kỹ sư chuyên về xe đua, Guy
Nègre. Ông điều hành công ty với con trai mình là, Cyril.
Trước đó, Nègre mở một công ty gọi là MGN (Moteurs Guy
Nègre). Một trong những dự án thú vị nhất của ông hiện vẫn được
24
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
Số tháng 01/2008
trình diễn tại sảnh của MDI tại Carros, gần Nice: mô tơ xe đua Công
thức 1 “mũi tên rộng” (với 3 hàng và 4 xilanh).
MDI không phải là công ty duy nhất phát triển các động cơ sử
dụng công nghệ không khí nén. Tuy nhiên, MDI đã phát triển công
nghệ CAT được hàng chục năm nay và mong muốn trở thành chuyên
gia số 1 của loại sản phẩm này, với các nhà máy sản xuất ôtô trên
khắp thế giới và hơn 40 đối tác sản xuất xe ôtô.
Sản phẩm đầu tiên của MDI là MiniCAT, với 3 cửa. Trọng
lượng nhẹ và sự tiện dụng của xe rất quan trọng. Khung xe xung
quanh bằng các ống và sườn hợp kim nhẹ, được dán keo. Nhiều công
nghệ vật liệu nhẹ khác cũng đã sử dụng.
Cyril Nègre giải thích: “Khung xe được dán keo trong vòng 15
phút. Đường kính của các ống lớn hơn các ống thép thông thường mà
chúng ta hay sử dụng để hàn. Xe trở nên nhẹ hơn và dễ uốn hơn.”
Động cơ 4 xi-lanh được lắp đặt phía sau giúp 2 bánh sau
chuyển động (loại bỏ những ma sát không cần thiết do truyền năng
lượng cho bánh lái). Những thùng chứa không khí, dưới gầm xe,
được cấu tạo từ những sợi cácbon kết hợp với lớp nhựa dẻo.
MiniCAT rất thiết thực: xe có 3 ghế ngồi, vị trí lái trung tâm và
có thêm không gian để chứa hành lý. CityCat lớn hơn một chút, với
nhiều dòng xe như xe taxi hay xe chở hàng. MultiCAT là xe buýt bao
gồm một hay nhiều toa xe khách. Mỗi toa xe sẽ được trang bị riêng
một bình chứa không khí nén, và được điều khiển từ buống lái.
MDI đã cân nhắc các môtơ như thế rất thích hợp cho nhu cầu
thành thị và trong các sân bay, đồng thời cũng xem xét để phát triển
một hệ thống phù hợp với khách hàng ở nông thôn.
Bình không khí nén của MDI chứa được 100l không khí, đủ để
chạy 90 mile (khoảng 145km). Chiếc xe này cũng có thể chạy đến 240 –
300mile (386km – 483 km) với một loại mơtô chạy bằng 2 loại nhiên
liệu khác nhau, trong đó có một thiết bị tương tự như lò sưởi bằng ga
dùng trong các hộ gia đình.
Cyril giải thích “Nếu chúng ta chạy với tốc độ 50km/h trong
thành phố, chúng ta sẽ sử dụng động cơ chạy bằng không khí nén. Tuy
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
25