CHI ĐOÀN GIẢNG VIÊN KHOA
Một số nội dung gợi ý trả lời câu hỏi cuộc thi Tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ tỉnh
Bình Dương (1975-2010)
Cập nhật ngày: 18/04/2012 17:23:06
Câu 1: Anh (chị) cho biết, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Sông Bé lần
thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào? Nhiệm vụ bức thiết của Đảng bộ,
quân và dân tỉnh Sông Bé trong kế hoạch 5 năm (1976-1980) mà Đại hội
Đại biểu lần thứ nhất của tỉnh đã xác định là gì?
Trả lời:
Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Sông Bé lần thứ I họp tại TX.Thủ Dầu
Một. Đại hội được tổ chức 2 vòng:
Vòng 1: Diễn ra từ ngày 10 đến 20-11-1976, có 291 đại biểu tham dự.
Trong 10 ngày làm việc đại hội đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, thảo
luận Đề cương Báo cáo chính trị, dự thảo Điều lệ Đảng (sửa đổi) và quán
triệt sâu sắc hơn những vấn đề đường lối cách mạng của Đảng.
Vòng 2: Từ ngày 19 đến 30-4-1977. Đại hội một lần nữa quán triệt
những nghị quyết cơ bản của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của
Đảng. Tổng kết thắng lợi của Đảng bộ, quân dân Sông Bé từ sau giải
phóng 30-4-1975 đến năm 1977; kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban
Chấp hành Đảng bộ trong thời gian qua; quyết định phương hướng nhiệm
vụ và những mục tiêu cơ bản trong kế hoạch 5 năm và nhiệm kỳ hơn 2
năm của Tỉnh ủy; quyết định những mục tiêu, biện pháp cụ thể năm 1977;
thảo luận và quyết định những nội dung, biện pháp cơ bản nhằm nâng cao
hơn nữa vai trò lãnh đạo toàn diện của các cấp bộ Đảng trong tình hình
mới và bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 1976-1979.
- Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Sông Bé lần thứ I là sự kiện chính trị
quan trọng nhất của địa phương - diễn ra trong hoàn cảnh sự nghiệp giải
phóng dân tộc của nhân dân ta toàn thắng, đất nước thống nhất, cả nước
bước vào giai đoạn mới - giai đoạn hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
* Nhiệm vụ của Đảng bộ, quân, dân trong kế hoạch 5 năm (19761980):
- Tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo toàn diện của các cấp bộ
Đảng, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động và kiện toàn
thêm một bước tổ chức chính quyền nhân dân các cấp.
- Nắm vững và thực hiện tốt 3 cuộc cách mạng, nâng cao hiệu quả
quản lý kinh tế, văn hóa, đẩy lên một bước phong trào thi đua lao động
XHCN, cần kiệm xây dựng Nhà nước. Lấy sản xuất nông nghiệp làm trung
tâm, hoàn thành căn bản việc cải tạo xã hội chủ nghĩa.
- Tiếp tục trấn áp bọn phản cách mạng, ra sức củng cố quốc phòng,
giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội ở cả nội địa và biên giới.
- Xây dựng Đảng, chính quyền và đoàn thể ngày càng vững mạnh về
số lượng cũng như chất lượng.
Câu 2: Anh (chị) cho biết, đại hội đại biểu lần thứ mấy của Đảng bộ
tỉnh là đại hội mở đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt
Nam; thời gian tiến hành đại hội?
Trả lời:
- Đại hội lần thứ IV của Đảng bộ tỉnh là đại hội mở đầu thực hiện
đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam.
* Thời gian tiến hành đại hội:
Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Sông Bé lần thứ IV họp từ ngày 28-10
đến 1-11-1986 tại TX.Thủ Dầu Một. Về dự đại hội có 358 đại biểu, thay mặt
cho hơn 10.500 đảng viên trong toàn tỉnh. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ IV (11.1986 - 12.1991) gồm 58 đồng chí, trong đó
có 13 đồng chí là ủy viên dự khuyết. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh bầu Ban
Thường vụ Tỉnh ủy gồm 14 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Văn Luông tiếp tục
được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Đồng chí Lê Văn Thâm được bầu làm Phó Bí
thư Thường trực Tỉnh ủy. Đồng chí Trần Ngọc Khanh được bầu làm Phó
Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh.
Ngày 31-10-1989 đồng chí Trần Phong (Nguyễn Minh Triết) được Ban
Bí thư chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sông Bé theo Quyết định
791/NQNS-TW.
-
Đại hội Đại biểu lần thứ IV của Đảng bộ tỉnh là đại hội đổi mới
cách suy nghĩ, cách làm; đổi mới tư duy kinh tế; đổi mới phong cách làm
việc gắn bó với quần chúng; đổi mới tổ chức cán bộ và hành động theo
quy luật, giải phóng cho kỳ được lực lượng sản xuất hiện có, khai thác và
phát huy mọi tiềm năng của tỉnh để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất,
ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân
trong tỉnh.
Câu 3: Anh (chị) hãy nêu những nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu có ý
nghĩa quyết định nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội và
quốc phòng - an ninh những năm 1986-1990 mà Nghị quyết Đại hội Đại
biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IV đã đề ra?
Trả lời:
* 5 nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu quyết định tạo sự chuyển biến mạnh
mẽ về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh là:
-
Kiên quyết điều chỉnh, bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư theo
hướng thực sự lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, gắn sản xuất với
chế biến nhằm giải quyết một các hợp lý yêu cầu lương thực, thực phẩm
tại chỗ, tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu
dùng phù hợp với nguyên liệu địa phương. Phấn đấu ổn định và cải thiện
một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân. Đáp ứng tốt hơn
các nhu cầu về chữa bệnh, đi lại, học hành, hưởng thụ văn hóa.
-
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về mặt xã hội, tích cực thực hiện
việc phân bổ lao động có việc làm, thực hiện mức sống công bằng, hợp lý,
giảm hẳn sự chênh lệch giữa các nhóm dân cư, xây dựng quan hệ xã hội
và nếp sống lành mạnh, khắc phục các hiện tượng tiêu cực, động viên mọi
người nhất là thanh niên hăng hái lao động sáng tạo, sống có văn hóa, có
lý tưởng, gắn bó với tiền đồ của cách mạng và Tổ quốc.
-
Tạo sự tích lũy kinh tế địa phương và sử dụng có hiệu quả các
nguồn vốn, xây dựng thêm cơ sở vật chất của CNXH, xây dựng có mục
tiêu, có trọng điểm, bảo đảm đầu tư có hiệu quả, nhanh chóng thu hồi vốn.
Đẩy mạnh cải tạo XHCN và nâng cao chất lượng quan hệ sản
-
xuất, làm cho kinh tế XHCN thực sự chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế
quốc dân; cải tạo và sử dụng hết khả năng các thành phần kinh tế khác
trong sự liên kết chặt chẽ với thành phần kinh tế XHCN tạo ra sức mạnh
tổng hợp lớn, có hiệu quả cao. Hình thành đồng bộ cơ chế mới, thiết lập
trật tự kỷ cương trong quản lý kinh tế - xã hội.
Bảo đảm nhu cầu củng cố quốc phòng - an ninh, làm cho hai mặt
-
không ngừng lớn mạnh, trên cơ sở phong trào an ninh quốc phòng toàn
dân, tích cực giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm tròn
nghĩa vụ với cả nước và quốc tế được giao.
Câu 4: Anh (chị) hãy nêu tóm tắt những nhiệm vụ chủ yếu của tỉnh
trong việc tổ chức thực hiện “3 chương trình kinh tế” những năm 19861990?
Trả lời:
Nội dung 3 chương trình kinh tế là: Lương thực; thực phẩm; hàng tiêu
dùng và hàng xuất khẩu.
* Những nhiệm vụ chủ yếu của tỉnh tổ chức thực hiện 3 chương
trình kinh tế:
Đầu năm 1987, Tỉnh ủy thành lập Ban Chỉ đạo 3 chương trình mục
tiêu lớn của tỉnh, gồm 7 đồng chí, do đồng chí Phó Bí thư, Chủ tịch UBND
tỉnh làm trưởng ban; giao nhiệm vụ cho UBND tỉnh và các đồng chí Tỉnh ủy
viên phụ trách các ngành, tiến hành xây dựng kế hoạch, chương trình
hành động thiết thực nhằm thực hiện 3 chương trình mục tiêu lớn của tỉnh
đạt kết quả; tỉnh chỉ đạo xây dựng phương án thâm canh vùng lúa năng
suất cao ở 2 huyện Tân Uyên, Bến Cát; tu bổ, xây dựng các công trình
thủy lợi phục vụ theo yêu cầu sản xuất tại địa phương.
* Ý nghĩa việc thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn
- Chương trình lương thực, thực phẩm không thể tách rời phát triển
nông nghiệp toàn diện. Ngoài những cây con phục vụ trực tiếp nhu cầu
thực phẩm như đã nói ở trên, chúng ta khuyến khích phát triển mạnh cây
công nghiệp, trồng rừng để khai thác những tiềm năng to lớn của nền công
nghiệp nhiệt đới theo thế mạnh của từng vùng, tạo ra nguồn sản phẩm
hàng hóa để trao đổi lấy lương thực, khắc phục khuynh hướng giải quyết
lương thực theo lối khép kín, đồng thời tạo nguồn nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến và nhất là tăng nhanh những sản phẩm có giá trị xuất
khẩu.
- Về hàng tiêu dùng: Phát triển sản xuất hàng tiêu dùng là một
chương trình lớn, không chỉ có ý nghĩa cấp bách trước mắt, mà còn có ý
nghĩa lâu dài và cơ bản. Đó là điều kiện để bảo đảm các nhu cầu đời sống
hàng ngày của nhân dân. Cùng với lương thực, thực phẩm, bảo đảm tái
sản xuất sức lao động; đồng thời đây cũng là lĩnh vực thu hút hàng triệu
lao động, giải quyết việc làm cho nhân dân, từ đó tạo nguồn tích lũy và
nguồn xuất khẩu quan trọng.
- Đối với hàng xuất khẩu: Là mũi nhọn có ý nghĩa quyết định đối với
nhiều mục tiêu kinh tế trong 5 năm (1986-1990) đồng thời cũng là khâu chủ
yếu của toàn bộ các quan hệ kinh tế đối ngoại, xuất khẩu phải trở thành
mối quan tâm hàng đầu của tất cả các ngành, các cấp. Nhiệm vụ đặt ra là
tăng nhanh khối lượng hàng xuất khẩu, đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu,
khắc phục cung cách làm ăn kém hiệu quả, tình trạng phát tán lộn xộn, gây
thiệt hại cả thị trường trong nước lẫn nước ngoài.
Đặc biệt đối với nước ta, từ nền nông nghiệp sản xuất nhỏ lên sản
xuất lớn XHCN việc sử dụng đúng đắn các hình thức quan hệ kinh tế đối
ngoại để tranh thủ các yếu tố vật chất, kỹ thuật của các nước tiên tiến,
nhanh chóng cải tạo nền kinh tế cũ, xây dựng nền kinh tế mới XHCN là hết
sức quan trọng.
Câu 5: Anh (chị) trình bày những phương hướng phát triển kinh tế - xã
hội và chủ trương của Đảng bộ Sông Bé về quốc phòng - an ninh giai đoạn
1991-1995?
Trả lời:
* Phương hướng nhiệm vụ chủ yếu về kinh tế trong 5 năm (19911995)
- Ổn định và phát triển kinh tế.
- Bắt đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.
- Từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế mới theo yêu cầu công nghiệp
hóa.
- Vận hành thông suốt cơ chế quản lý mới.
Phương hướng trên đặt ra việc phát triển kinh tế, “thực hiện tổng thể
mục tiêu đạt mức sống khá giả” là nhiệm vụ hàng đầu. Xác định chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là một bộ phận hữu cơ của chiến lược
phát triển đất nước. Tư tưởng chiến lược cho phát triển tỉnh Sông Bé bền
vững.
+ Phát triển đi liền tăng trưởng kinh tế với giải quyết các mục tiêu cơ
bản về xã hội.
+ Đầu tư mạnh cho phát triển cơ sở hạ tầng. Chiến lược phát triển
kinh tế phải đạt yêu cầu bảo vệ và phát triển nguồn rừng.
+ Giúp đỡ và hướng dẫn người dân tạo thu nhập, khuyến khích phát
triển đa dạng các loại hình sản xuất trên cơ sở phát huy tiềm năng của
từng ngành, từng vùng.
+ Phát triển giáo dục, nâng cao dân trí và phát triển nguồn nhân lực,
tạo điều kiện cho người dân tiếp thu khoa học kỹ thuật và công nghệ.
+ Tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động .
(Tham khảo trang 322 - 323 - LSĐ Bình Dương 1975-2010 và Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VI).
* Những chủ trương của Đảng bộ Sông Bé về quốc phòng - an
ninh (1991-1995).
- Các cấp ủy và chính quyền địa phương đã làm tốt việc phát huy sức
mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc giáo dục quốc phòng
toàn dân, trong đó xây dựng lực lượng 3 thứ quân, theo hướng “cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại”.
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có những quyết sách mới, bảo đảm mọi điều
kiện cho việc học tập, bồi dưỡng kiến thức quân sự, quốc phòng cho cán
bộ chủ chốt từ cơ sở đến cấp tỉnh.
- Tỉnh đã chi hàng tỷ đồng để xây dựng các công trình phục vụ sẵn
sàng chiến đấu; các công trình phục vụ sinh hoạt, học tập, huấn luyện bộ
đội như các khu doanh trại khang trang, hệ thống điện, đường, sân bóng
đá, bóng chuyền... tạo điều kiện cho các chiến sĩ được học tập, rèn luyện...
- Công tác xây dựng Đảng trong quân đội cũng được chú trọng; đẩy
mạnh công tác giáo dục quốc phòng rộng rãi trong nhân dân, xây dựng thế
trận chiến tranh nhân dân và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Quan tâm công tác bảo vệ an ninh nội bộ, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính
quyền. Thực hiện tốt các nghị định của Chính phủ về trật tự an toàn giao
thông đường bộ, giao thông đô thị.
- Công tác an ninh nội chính được Đảng bộ thường xuyên theo dõi và
trực tiếp lãnh đạo việc thụ lý, thi hành án đúng luật, hạn chế số vụ tồn đọng
kéo dài.
- Đảng bộ quan tâm chỉ đạo công tác chống tham nhũng, chống buôn
lậu. (Tài liệu tham khảo trang 346 đến 349 - LSĐ Bình Dương 1975-2010).
Một số gợi ý thêm:
- Trình bày suy nghĩ về nhiệm vụ của thanh niên hiện nay đối với quốc
phòng - an ninh quốc gia.
Định nghĩa:
+ Quốc phòng là phòng thủ đất nước bảo vệ Tổ quốc.
+ An ninh là sự an toàn không nguy hiểm.
- Xác định vị trí của bản thân là ai làm cái gì.
- Nhiệm vụ đối với quốc phòng - an ninh Tổ quốc.
Mỗi thanh niên rất cần nắm chắc mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng nền
QPTD trong thời kỳ mới, đó là: bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân
dân và chế độ XHCN, giữ vững hòa bình, ổn định chính trị và an ninh quốc
gia, trật tự an toàn xã hội; chủ động đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu và
hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách
mạng của nhân dân.
Tăng cường QP-AN là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng,
Nhà nước và của toàn dân, trong đó quân đội nhân dân, công an nhân dân
là lực lượng nòng cốt. Thanh thiếu niên, sinh viên học sinh cần nhận thức
rõ và thực hiện:
+ Học tập quân sự, chính trị, rèn luyện thể lực do trường lớp và các
hoạt động Đoàn, địa phương tổ chức.
+ Chấp hành nghĩa vụ về đăng ký nghĩa vụ quân sự.
+ Thường xuyên kiểm tra sức khỏe và chấp hành nghiêm chỉnh lệnh
gọi nhập ngũ...
Câu 6: Sau khi tách tỉnh (1-1-1997), thực hiện sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa của Đảng, Bình Dương có những điều kiện thuận lợi gì?
Thuận lợi nào có ý nghĩa quyết định cho việc phát triển kinh tế?
Trả lời:
- Những điều kiện thuận lợi cơ bản:
+ Bình Dương là tỉnh có tiềm năng về tài nguyên, nhân lực, nằm trong
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; có vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu
kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật với các tỉnh liên vùng, ngoài vùng và
cả quốc tế.
+ Cơ sở hạ tầng về điện, đường giao thông, thông tin liên lạc, bệnh
viện, trường học... đã bước đầu phát triển. Các khu công nghiệp ngày
càng thu hút được nhiều vốn đầu tư, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nông nghiệp nông thôn có
bước chuyển biến. Tỉnh có quan hệ kinh tế, thương mại với nhiều đối tác
trong và ngoài nước.
+ Hệ thống chính trị tương đối vững mạnh. Đảng bộ tỉnh đoàn kết
thống nhất, có nhiều kinh nghiệm quý cả trong lãnh đạo chiến đấu và xây
dựng, nhất là trong những năm đổi mới...
+ Nhân dân Bình Dương có truyền thống yêu nước và cách mạng, lao
động cần cù sáng tạo, có tinh thần đoàn kết, vượt khó khăn, một lòng tin
tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt và đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt
Nam...
+ Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có bước chuyển biến tích cực. Đời
sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Văn hóa, giáo dục, y tế đạt được
những tiến bộ bước đầu.
* Thuận lợi có ý nghĩa quyết định cho việc phát triển kinh tế là:
- Quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, tỉnh có Nghị quyết Đại hội
VII của Đảng và các nghị quyết Hội nghị Trung ương 2, 3 (khóa VII).
- Các cơ chế và chính sách về kinh tế - xã hội đang dần dần hoàn
thiện. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã thu được
những kết quả nhất định. Tạo cơ sở để tiếp tục phát triển.
- Nền kinh tế nhiều thành phần đang phát triển đúng hướng và có tăng
trưởng với tốc độ cao và toàn diện. Cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích
cực. Cơ sở vật chất của tỉnh được tăng cường đầu tư theo hướng hiện
đại, bảo đảm và phát triển nhanh.
Câu 7: Hãy trình bày tóm tắt những thành tựu về phát triển kinh tế, văn
hóa - xã hội của tỉnh giai đoạn (2001-2005).
Trả lời:
* Những thành tựu về phát triển kinh tế từ 2001-2005 trên từng
lĩnh vực:
-
Về công nghiệp: Trong những năm 2001-2005, nhờ kiên trì thực
hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, công nghiệp Bình Dương
phát triển nhanh, đóng góp nhiều nhất vào mức tăng trưởng của nền kinh
tế tỉnh nhà, tạo được bước phát triển đột phá; trở thành một địa phương có
nhiều khu công nghiệp và nhiều cụm công nghiệp. Đến năm 2005 toàn tỉnh
có 16 khu công nghiệp với tổng diện tích trên 3.200 ha, thu hút 1.890 dự
án trong nước với tổng số vốn đạt 15.733 tỷ đồng và 1.076 dự án đầu tư
nước ngoài với số vốn là 2.259 tỷ USD.
+ Cùng với phát triển công nghiệp, các ngành tiểu thủ công nghiệp
cũng phát triển giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động nông nghiệp,
nông thôn.
-
Về nông nghiệp:
Nhờ phát huy nội lực bộ mặt nông nghiệp Bình Dương đã có sự thay
đổi rõ nét. Dù tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh giảm dần
từ 15,1% năm 2001 xuống còn 8% năm 2005, nhưng do áp dụng tiến bộ
khoa học, kỹ thuật nên giá trị tuyệt đối của sản xuất nông nghiệp vẫn tăng
khá. Ngành chăn nuôi tuy có khó khăn do giá cả không ổn định, do dịch
cúm gia cầm... nhưng vẫn tiếp tục khẳng định là ngành có tốc độ tăng
trưởng nhanh, bình quân hàng năm tăng 13,7% và từng bước tăng tỷ trọng
trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Đến năm 2005, lao động nông nghiệp
chiếm tỷ lệ 25% trong cơ cấu lao động chung của tỉnh. Giá trị sản xuất
nông - lâm - ngư nghiệp tăng 6,3%; trong đó nông nghiệp tăng 6,1%, lâm
nghiệp tăng 4,8% và ngư nghiệp tăng 8%. Cụ thể trên các ngành:
+ Trong trồng trọt đã chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ lương thực sang
các cây trồng khác như cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm như cao su,
điều... Giá trị trồng trọt từ năm 2001-2005 tăng liên tục ở mức cao, đặc biệt
là cây nguyên liệu cho công nghiệp và chế biến nông sản xuất khẩu.
+ Sản xuất lâm nghiệp có sự chuyển biến mạnh từ chỗ dựa vào các
đơn vị quốc doanh khai thác rừng, đã chuyển hẳn sang quản lý bảo vệ và
phát triển vốn rừng... Cơ chế công - nông - lâm kết hợp đã phát huy hiệu
quả trong việc khai thác, sử dụng rừng.
- Về chăn nuôi:
+ Mô hình chăn nuôi công nghiệp tập trung theo lối trang trại với quy
mô lớn phát triển khá nhanh. Tập trung ở các huyện Thuận An, Dĩ An, thị
xã Thủ Dầu Một.
+ Chăn nuôi thủy sản cũng phát triển khá, diện tích nuôi trồng thủy sản
năm 2001 có 224 ha, năm 2005 đạt 351 ha. Sản lượng năm 2001 đạt 248
tấn năm 2005 tăng lên 2.583 tấn. Giá trị sản xuất năm 2001 đạt 7.970 triệu
đồng, năm 2005 đạt 49.321 triệu đồng.
- Hoạt động thương mại - dịch vụ - du lịch của tỉnh cũng có bước
phát triển khá.
+ Kinh doanh thương mại diễn ra sôi động, trên địa bàn tỉnh có 256
doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trên 12.333 hộ kinh doanh cá thể, mức
lưu chuyển hàng hóa đạt được trên 2.698 tỷ đồng, chiếm 66,9% tổng mức
hàng hóa lưu chuyển hàng hóa chung của toàn tỉnh.
+ Hoạt động dịch vụ như du lịch, ăn uống, vận tải, bưu chính viễn
thông... chuyển biến tích cực theo hướng ngày càng đa dạng. Tổng giá trị
các ngành dịch vụ tăng bình quân 15,5%/năm, góp phần quan trọng vào
chuyển dịch kinh tế của tỉnh; các ngành dịch vụ phát triển đa dạng với sự
tham gia của nhiều thành phần kinh tế, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
+ Các hoạt động ngoại thương có nhiều khởi sắc, từ 2001-2005, kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng cao và liên tục. Tốc độ tăng bình quân
hàng năm đạt 42,4%. Năm 2005 đạt 3 tỷ 100 triệu USD, tăng gấp 5,8 lần
so với năm 2000.
+ Thu hút vốn đầu tư nước ngoài là một thành công lớn trong quan hệ
đối ngoại của tỉnh, đứng thứ 4 cả nước. Từ 2001-2005 đã thu hút được
16.019,4 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước và có 705 dự án đầu tư nước
ngoài với tổng số vốn đầu tư là 2 tỷ 625 triệu USD.
+ Hoạt động tín dụng, ngân hàng, tài chính: Tốc độ tăng trưởng huy
động vốn bình quân hàng năm đạt từ 29 - 31%, tăng trưởng tín dụng từ 7 29%. Các dịch vụ tài chính, bảo hiểm có bước phát triển khá so với giai
đoạn 1996-2000. (Tham khảo trang 492 đến 513 - LSĐ Bình Dương 19752010) .
* Những thành tựu trên lĩnh vực văn hóa - xã hội từ 2001-2005:
- Trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo: Hệ thống giáo dục đã phát triển
khá ổn định và phân bố đều khắp từ thị xã, thị trấn đến các vùng sâu, vùng
xa với trên 262 trường giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, bổ túc văn
hóa và các trường chuyên nghiệp dạy nghề. Đội ngũ giáo viên các ngành
học, bậc học ngày càng tăng về số lượng và chuẩn hóa về chất lượng.
Hàng năm, tỉnh đầu tư ngân sách cho giáo dục luôn duy trì ở mức 16 18% tổng chi toàn tỉnh.
+ Năm 2005, trên toàn tỉnh không còn phòng học tạm, đã đầu tư xây
dựng 32,5% số trường có phòng học lầu. Năm 2000, toàn tỉnh chỉ có một
trường tiểu học đạt chuẩn, đến năm 2005 toàn tỉnh có 27 trường đạt chuẩn
quốc gia. Tháng 12-2003, tỉnh đạt chuẩn quốc gia về công tác phổ cập giáo
dục trung học cơ sở (sớm hơn kế hoạch 2 năm).
+ Các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tăng
gấp 4 lần so với trước.
- Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân: mạng lưới y tế từ tỉnh
đến cơ sở được tăng cường về vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ.
Đến năm 2005, toàn tỉnh có 9 bệnh viện, 6 phòng khám đa khoa khu vực
và 89 trạm y tế xã, phường, thị trấn, trong đó có 62 trạm đạt chuẩn quốc
gia về y tế (69,6%), 77 trạm y tế có bác sĩ (86,5%). Mỗi khu ấp đều có
nhân viên y tế cộng đồng. Số giường bệnh ở cả 3 tuyến trong toàn tỉnh
năm 2000 là 1.184 giường, năm 2005 là 1.750 giường; tỷ lệ giường bệnh
là 20 giường/1 vạn dân. Đến năm 2005, toàn ngành cò 430 bác sĩ và
người có trình độ trên đại học; 467 y sĩ, kỹ thuật viên, 481 y tá, hộ lý; số y,
bác sĩ 10/1 vạn dân.
- Các hoạt động văn hóa - thông tin, thể dục - thể thao phát triển,
góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.
+ Các chương trình phát thanh - truyền hình ngày càng phong phú, đa
dạng, đáp ứng nhu cầu được thông tin và giải trí của nhân dân. Năm 2005,
hệ thống phát thanh - truyền hình, truyền thanh của tỉnh có 97 đơn vị gồm:
1 đài phát thanh truyền hình, 7 đài truyền thanh huyện, thị xã và 89 trạm
truyền thanh xã, phường, thị trấn.
+ Mạng lưới thông tin, báo chí ngày càng mở rộng, đặc biệt là tờ tin
của các cơ quan phục vụ nhiệm vụ chính trị như: Báo Bình Dương đã phát
triển thêm báo điện tử và trở thành nhật báo. Tạp chí của Hội Văn học
Nghệ thuật tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đựơc xuất bản, làm phong phú
thêm các loại hình thông tin của mọi tầng lớp nhân dân.
+ Hoạt động thể dục - thể thao được xã hội hóa, thể dục thể thao quần
chúng đã phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh và trở thành phong trào
rộng khắp trong các cơ quan đơn vị, các địa phương. Số người tham gia
luyện tập, rèn luyện sức khỏe thường xuyên chiếm trên 20% dân số, có
khoảng 12,6% hộ gia đình tham gia thể thao thường xuyên. Đáng chú ý là
thể thao thành tích cao tiếp tục đựơc giữ vững được vị trí như: bóng đá,
bóng bàn, judo, điền kinh, thể dục thể hình, cờ vua... đã đạt nhiều thành
tích cao trong các cuộc thi đấu ở trong nước và quốc tế. Từ năm 20012005, đạt trên 570 huy chương các loại, trong đó có 140 huy chương vàng
và 79 huy chương bạc (có 96 huy chương tại các giải thi đấu quốc tế). Số
vận động viên cấp 1 có 36 người.
- Công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và nâng cao
đời sống nhân dân: trong 5 năm (2001-2005) đã huy động hơn 626 tỷ
đồng từ nhiều nguồn vốn cho các đối tượng nghèo vay, góp phần giảm
trên 11.000 hộ nghèo (hoàn thành chỉ tiêu trước 2 năm so với kế hoạch).
Bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 33.000 lao động. Chú
trọng việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn và bộ đội xuất ngũ. Tỷ lệ
lao động qua đào tạo đạt 38%.
+ Phong trào “Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa”, quỹ “Ngày vì
người nghèo” được nhân dân hưởng ứng. Đã vận động nhiều nguồn vốn
xây dựng được 1.048 căn và sửa chữa 407 căn nhà tình nghĩa cho các đối
tượng chính sách với tổng kinh phí gần 22 tỷ đồng, trao tặng nhiều sổ tiết
kiệm và 5.038 căn nhà đại đoàn kết trị giá 25,8 tỷ đồng. (Tham khảo trang
từ 514 đến 530 - Lịch sử Đảng bộ Bình Dương 1975-2010).
Câu 8: Hãy trình bày tóm tắt những bài học kinh nghiệm trong quá
trình lãnh đạo xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ Bình
Dương thời kỳ 1975-2010.
Trả lời:
Những bài học kinh nghiệm:
1. Đoàn kết thống nhất trong Đảng, trước hết là quan hệ đoàn kết
trong các Ban Thường vụ, các cấp ủy là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết
định chất lượng lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền trong toàn
bộ tiến trình phát triển kinh tế - xã hội.
2. Quá trình Đảng lãnh đạo cũng là quá trình luôn tìm tòi, xây dựng
phương thức lãnh đạo thích hợp của Ban Thường vụ và các cấp ủy trong
toàn bộ hệ thống chính trị.
3. Trân trọng và phát huy những lợi thế so sánh trong thiên thời địa lợi
và nhân hòa; khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tổng hợp.
4. Trong lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, đề cao và tuân thủ 5
nguyên tắc phát triển: Phát triển nhanh gắn với ổn định và bền vững. Phát
triển kinh tế gắn với tiến bộ văn hóa và công bằng xã hội. Công nghiệp gắn
với dịch vụ và đô thị, mở đường cho nông nghiệp và nông thôn phát triển.
Xây dựng đồng bộ 3 loại hạ tầng: hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng văn hóa - xã
hội và hạ tầng về các thể chế tài chính, tín dụng. Không xem nhẹ hoặc hy
sinh bất kỳ lợi ích nào của người dân, lấy cuộc sống ấm no, hạnh phúc của
nhân dân là mục tiêu cuối cùng hướng đến phát triển.
5. Thời kỳ mới, cán bộ mới. Khoan dung, trách nhiệm, quan tâm chăm
sóc, bồi dưỡng các thế hệ kế thừa.
6. Gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an
ninh. Luôn chủ động trên mọi mặt trận quốc phòng - an ninh trong điều kiện
mới.
Tài liệu tham khảo: (Lịch sử Đảng bộ Bình Dương (1975-2010), trang
641- 657).