Tải bản đầy đủ (.pptx) (33 trang)

Thuyết trình về môi trường cac loai dat va giai phap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.65 MB, 33 trang )

CÁC LOẠI ĐẤT VÀ GIẢI PHÁP


I. Tổng quan về đất
 Đất hay thổ nhưỡng là lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi tự nhiên dưới tác động tổng hợp
của nước, không khí, sinh vật.

 Ở nước ta môi trường đất đang xảy ra quá trình thoái hoá nghiêm trọng.
 Quá trình thoái hoá xảy ra dưới tác động của các điều kiện tự nhiên và ngày càng nghiêm trọng do

hoạt động thiếu ý thức của con người và nạn phá rừng đầu nguồn, rừng phòng cát lấn, đắp đập ngăn
nước…


II. Đất cát biển (Arenosols)
1.Diện tích và phân bố.



Diện tích hơn 442.570 ha, chiếm khoảng 1.61%
diện tích tự nhiên cả nước.



Đất cát biển phân bố chủ yếu ở ven biển các tỉnh
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa
Thiên- Huế, Bình Thuận...


2. Đặc điểm


 Đất có thành phần cơ giới thô.
 Không mang tính chất phù sa.
 Không phân tầng rõ rệt.
 Thực vật chủ yếu là các loại thực vật chịu hạn
như: xương rồng, cây phi lao, muống biển…


3. Diện tích đất cát ngày càng tăng.

 Quá trình cát lấn xảy ra do tàn phá các dải cây
chắn cát ven biển.

 Do hiện tượng cát bay, cát lấn.
 Làm giảm diện tích đất canh tác.
 Làm giảm độ kết dính của dải đất ven biển làm

gia tăng lượng bùn cát, giảm thành phần sét, mùn
trong đất.


4. Điều kiện và quá trình hình thành



Điều kiện hình thành: do phạm vi phân bố trải dài từ Bắc Trung Bộ cho tới Nam Trung Bộ cho
nên các yếu tố hình thành đất ở đây như điều kiện khí hậu, thảm thực vật cũng có sự thay đổi.



Quá trình hình thành: đó là do quá trình hoạt động địa chấn của biển và vận động nâng lên của

thềm biển cũ. Do hệ thống sông miền trung thường ngắn nên độ dốc lớn, dòng chảy con sông
mạnh do đó các sản phẩm lắng đọng là những vật liệu thô chủ yếu là cát.


5. Phân loại
a. Đất cồn cát trắng và vàng.



Phân bố ở vị trí tiếp giáp với biển, có nơi
chạy song song với đường bờ biển và xen kẽ
với các dãy cát bằng phẳng ở ven biển.



Đất có kết cấu rời rạc, độ phì nhiêu thấp, khả
năng giữ nước và giữ màu kém.


b. Đất cồn cát đỏ

 Tập trung chủ yếu ở vùng ven biển Bình
Thuận.

 Đất nghèo mùn và các chất dinh dưỡng.
 Đất có phản ứng chua.
 Mức độ phân giải chất hữu cơ trong đất khá
mạnh.



c. Đất cát biển

 Tập trung chủ yếu ở vùng ven biển từ Thanh
Hoá đến Bình Thuận.

 Đất có ít mùn.
 Độ phân giải chất hữu cơ mạnh.
 Đất có phản ứng trung tính hoặc kiềm.


6. Giải pháp.
Giải pháp công trình

 Khai thác, tạo nguồn nước cấp cho sinh hoạt và tưới tiêu.
 Xây dựng hệ thống đập dâng trên các sông suối.
 Tạo các hồ chứa thu nước mặt và nước ngầm tầng nông.
 Xây dựng hệ thống kênh thu nước mạch (nước ngầm) trong đồi cát.
 Đào giếng (giếng khoan và giếng khơi) khai thác nước ngầm tầng vừa và sâu, trang bị hệ
thống máy bơm, thiết bị đường ống.


Giải pháp phi công trình

 Lựa chọn cây trồng có khả năng chịu hạn cao.
 Dùng các biện pháp tạo ẩm (bón vào đất), giữ ẩm chống bốc thoát hơi như màng phủ PVC.
 Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, đề xuất các giải pháp sản xuất hợp lý để tăng độ phì nhiêu
cho đất trồng như phương án nông - lâm nghiệp xen kẽ đúng quy trình kỹ thuật trong
canh tác.

 Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, áp dụng phương pháp tưới tiết kiệm nước (tưới nhỏ

giọt, phun mưa v..v.).


Giải pháp phi công trình

 Để giữ nước và ngăn chặn tình trạng cát bay làm giảm khả năng sa mạc hoá cần trồng các
băng rừng phi lao chắn gió phòng hộ ven biển.

 Giao đất giao rừng để gắn trách nhiệm và quyền lợi của người dân với sự nghiệp phát triển
rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn.

 Tăng cường trồng rừng và phủ xanh thảm thực vật để nâng cao khả năng ngấm và trữ

nước, giảm thiểu sự bốc thoát hơi nước của đất, chắn gió và giảm quá trình sa mạc hoá, cát
nhảy - cát bay.



7. Các loại cây trồng trên đất cát biển

 Lựa chọn loài cây, các biện pháp kỹ thuật phù

hợp để canh tác có hiệu quả tới từng dạng đất cát.

 Vd: trồng tỏi (Khánh Hoà);trồng ớt (Quảng Trị);
trồng cây phi lao, keo lá tràm, xoan chịu hạn để
chắn cát; muống biển, tù bi, cây bụi có tác dụng
che phủ bề mặt giữ ẩm, cố định cát…



III. Đất đỏ vàng (Acrisols).
1.Diện tích và phân bố.



Diện tích 347.431 ha, chiếm 68,74% tổng
diện tích tự nhiên.



Phân bố rộng khắp ở các tỉnh Trung du và
vùng đồi núi trong cả nước và một phần ở
đồng bằng.



Hình thành trên các loại đá mẹ


2. Đặc điểm.

Đất chua, độ no bazo thấp, khả năng hấp thụ không
cao, chất dễ hòa tan bị rửa trôi.

Tầng đất tương đối dày, thành phần cơ giới nặng,
kết cấu đất tốt, tơi xốp.

Thoát hơi nước nhanh, thường bị khô hạn.
Thường tích tụ các ôxit của Fe và Al do vậy tạo
nên màu đỏ vàng đặc trưng.



3. Phân loại đất đỏ vàng.
a. Đất nâu đỏ.



Phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam
Bộ, miền Trung và Tây Bắc.



Đất có màu đỏ thẫm, tầng đất dày, tầng mặt
giàu mùn.




Đất có phản ứng chua, độ no bazo thấp.
Đất nâu đỏ trên núi đá vôi có lượng mùn khá
cấu trúc tốt.


b. Đất nâu vàng.

 Tập trung ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc
Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên.

 Đất có màu nâu vàng, thành phần cơ giới nặng,
tầng đất dày từ 2- 3m, thoát nước tốt, cấu trúc

hạt khá tốt và bền.

 Đất có phản ứng chua.


c. Đất mùn vàng đỏ trên núi.

 Loại đất này nằm trên độ cao tuyệt đối từ 900m
trở lên.

 Phát triển chủ yếu trên đá macma bazo trung
tính và núi đá vôi.

 Đất có phản ứng chua vừa đến chua ít.
 Khả năng trao đổi cation thấp.
 Đất bị xói mòn mạnh.


4. Hướng sử dụng

 Nhóm đất đỏ vàng có thể được sử dụng để trồng một số cây công nghiệp: Cao su, ca cao, cà phê,
điều,... Ngoài ra cũng có thể canh tác cây lương thực: lúa, ngô, sắn mì,...

 Tăng cường giử ẩm cho đất vào mùa khô, đồng thời cần chủ động tưới tiêu vào mùa khô hạn.
 Trồng rừng để chống xói mòn đất, tăng độ mùn cho đất và làm cho tầng đất dày hơn.
 Ở những nơi có độ dốc lớn thì nên trồng cây lâm nghiệp, tạo rừng đầu nguồn.
 Những nơi thấp hơn và có địa hình thoải hoặc lượn sóng thì có thể trồng được các loại cây ăn
quả, các loại rau có nguồn gốc ôn đới, các cây đặc sản như quế, hồi.



4. Các loại cây trồng trên đất đỏ vàng.

 Nhóm đất đỏ vàng có thể được sử dụng trồng
một số cây công nghiệp: cao su, ca cao, cà phê,
điều , hồ tiêu…

 Ngoài ra có thể canh tác cây lương thực: lúa,
ngô, sắn mì…

 Ngoài ra thuận lợi cho sản xuất hoa, trồng rau,
cây ăn quả…


IV. Đất mặn (Salic Fluviols)
1. Diện tích và phân bố.



Đất mặn chiếm 6.290 ha, chiếm 1.24% diện tích đất
tự nhiên




Có 2 loại: đất mặn nhiều, đất mặn ít và trung tính.
Tập trung chủ yếu ở vùng ven biển trải dài khắp đất
nước từ Bắc vào Nam.


2. Đặc điểm.


 Được hình thành do ảnh hưởng của nước mặn, do
thuỷ triều xâm nhập hay do các mạch nước mặn
ngầm.

 Có chứa nhiều cation Na trên bề mặt keo đất và
dung dịch đất. Thành phần cơ giới nặng.

 Tỉ lệ sét từ 50- 60% chứa nhiều muối tan NaCl,
Na2SO4.

 Đất có phản ứng trung tính hoặc hơi kiềm. Hoạt
động của vi sinh vật yếu


3. Nguyên nhân xâm nhập mặn.

 Do vùng dồng bằng ven biển có đô cao nhỏ, đặc

biệt là đồng bằng sông Cửu Long, lưu lượng vào
mùa cạn rất nhỏ do phân bố lượng mưa không đều.

 Tệ nạn phá rừng do đó xâm nhập mặn vào xâu

trong đất liền làm giảm diện tích trồng trọt và làm
giảm năng suất cây trồng.

 Xâm nhập mặn xảy ra mạnh mẽ nhất ở ven biển

đồng bằng sông Cửu Long, nơi có độ dốc của sông

nhỏ.


4. Đặc điểm của từng loại đất mặn.
a.Loại đất mặn sú vẹt đước.



Tập trung nhiều nhất ở vùng ven biển từ Bến Tre
đến Cà Mau và ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.



Đất ở dạng chưa thuần thục, tầng mặt đang trong
quá trình bồi lắng bùn lỏng, lầy, ngập nước triều.




Đất chứa nhiều chất hữu cơ.
Đất trung tính hoặc kiềm yếu.


×