QLNN về MT các KCN – Nhóm I – KH8G
MỞ ĐẦU
Môi trường có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo sự tồn tại
và phát triển của nền kinh tế - xã hội cũng như sự sống của con người, đặc biệt
là môi trường tự nhiên, bởi đó là: không gian sống của con người; nơi hình
thành, tích lũy và cung cấp tài nguyên thiên nhiên cho đầu vào sản xuất, tiện
nghi sinh hoạt cho con người; nơi chứa đựng và đồng hóa chất thải sản xuất và
sinh hoạt do con người thải ra... Với vai trò quan trọng như vậy, vấn đề môi
trường và bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm ở hầu hết các quốc gia
trên thế giới, nhất là trong thời đại hiện nay khi vấn đề biến đổi khí hậu cũng
như những tác hại của ô nhiễm môi trường đang đe dọa nghiêm trọng đến sự
sống của loài người nói chung.
Ở Việt Nam, quá trình đổi mới đất nước và thực hiện tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong những năm qua đã đạt được nhiều thành
tựu đáng kể, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân, thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội đất nước. Công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được xem là một quá trình tất yếu trong việc
phát triển kinh tế - xã hội bởi nó góp phần quan trọng trong việc thay đổi cơ cấu
kinh tế, quan hệ xã hội và đáp ứng các nhu cầu con người theo hướng phát triển,
hiện đại. Tuy nhiên, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, điều này cũng đồng
nghĩa với việc số lượng các nguồn gây ô nhiễm, tác động xấu lên môi trường
ngày càng có xu hướng gia tăng và tạo nên những sức ép rất lớn lên khả năng
chịu tải ô nhiễm của môi trường, làm cho môi trường Việt Nam suy giảm nhanh
chóng, nhiều nơi ô nhiễm đã ở mức báo động. Trong đó, số lượng các KCN tăng
lên một cách ồ ạt theo tốc độ công nghiệp hóa mà không có sự kiểm soát và gắn
chặt với vấn đề bảo vệ môi trường cũng chính là một trong những nguyên nhân
gây tổn hại nghiêm trọng tới môi trường sinh thái. Nước thải, rác thải, khí
thải… của các KCN đang từng ngày, từng giờ hủy hoại môi trường sống của
người dân; làm tổn hại tới sức khỏe, đời sống, hiệu quả sản xuất kinh tế…
Nhà nước có chức năng quản lý trên tất cả các lĩnh vực trong đó có lĩnh
vực quản lý môi trường và môi trường KCN. Bằng những công cụ, biện pháp
của mình Nhà nước tiến hành quản lý bảo vệ môi trường là một hoạt động tất
yếu khách quan và bảo vệ môi trường KCN không nằm ngoài nhiệm vụ đó.
Thực tế quản lý hiện nay của nhà nước về môi trường KCN đã tốt hay chưa khi
mà môi trường tại các KCN đang trong tình trạng ô nhiễm với những mức độ
khác nhau.
1
QLNN về MT các KCN – Nhóm I – KH8G
Trên cơ sở đó, “Quản lý Nhà nước về môi trường KCN, thực trạng và
giải pháp” là vấn đề nhóm chúng em lựa chọn để đề cập trong bài tiểu luận lần
này. Sau một quá trình tìm hiểu, thảo luận nhóm đã đi đến thống nhất ý kiến và
đưa ra kết quả cuối cùng cho bài tiểu luận. Do quá trình tìm hiểu không dài,
kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên bài tiểu luận không tránh khỏi
những khiếm khuyết về nội dung cũng như diễn đạt hay ngôn từ. Nhóm rất
mong được cô giáo góp ý kiến để nhóm rút kinh nghiệm.
2
QLNN về MT các KCN – Nhóm I – KH8G
NỘI DUNG
Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỚI MÔI TRƯỜNG Ở CÁC KCN
I. KHU CÔNG NGHIỆP
1. Các khái niệm :
• Công nghiệp: Là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng
hóa vật chất mà sản phẩm được chế tạo, chế biến cho nhu cầu tiêu dùng
hoặc phục vụ nhu cầu hoạt động kinh doanh tiếp theo; đây là hoạt động
kinh tế có quy mô lớn, được hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ
công nghệ, khoa học và kỹ thuật.
• Khu công nghiệp: Là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung cấp
các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được
thành lập theo các điều kiện, trình tự thủ tục theo pháp luật quy định.
• Khu chế xuất: Là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch
vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa
lý xác định được thành lập theo điều kiện trình tự thủ tục áp dụng đối với
KCN đã quy định.
KCN và KCX được gọi chung là KCN trừ trường hợp quy định riêng đặc biệt.
2. Sự hình thành và phát triển của các KCN
Bắt đầu được xây dựng từ năm 1991, tính tới năm 2009 Việt Nam đã
thành lập được 223 KCN với tổng diện tích là 57.264 ha. Phân bố tại 56/64 tỉnh
thành phố trực thuộc TW. Trong số 223 KCN hiện nay của nước ta, có 171 KCN
đã đi vào hoạt động, 52 KCN đang trong quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ
thuật. Tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt khoảng 46% với tổng diện tích 17.107 ha đất
công nghiệp đã cho thuê.
3. Sự phân bố của các KCN
Tình hình phân bố các KCN của nước ta là không đều, nhìn chung những
năm gần đây có sự điều chỉnh theo hướng tạo điều kiện cho một số địa bàn khó
khăn như trung du miền núi phía Bắc (Tuyên Quang, Hòa Bình, Bắc Kạn…)
hay Tây Nguyên (Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum…), Tây Nam Bộ (Hậu Giang, An
Giang, Sóc Trăng…) nhằm chuyển dịch kinh tế song chủ yếu các KCN vẫn tập
trung chủ yếu tại 23 tỉnh, thành phố thuộc 4 vùng kinh tế trọng điểm là: Vùng
KTTĐ Bắc Bộ, Vùng KTTĐ miền Trung, vùng KTTĐ phía Nam và vùng
KTTĐ vùng ĐB S.Cửu Long. Do mức độ tập trung quá lớn tại một số vùng
3
QLNN về MT các KCN – Nhóm I – KH8G
KTTĐ này đang là một trở ngại đối với phát triển kinh tế các vùng miền, đặc
biệt là sức ép của các KCN tập trung lên môi trường.
4. Xu hướng phát triển của các KCN
Xu hướng phát triển KCN Việt Nam được thể hiện cụ thể trong quyết
định số 1107/2006/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển KCN Việt Nam đến
năm 2015 và định hướng tới năm 2020. Hình thành hệ thống KCN có vai trò
chủ đạo dẫn dắt phát triển công nghiệp quốc gia, hình thành các KCN với quy
mô hợp lý tạo điều kiện phát triển công nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh
tế. Tăng đóng góp GDP và tăng tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp toàn quốc từ
19,2% lên 40% vào năm 2010 và cao hơn trong những năm tiếp theo. Trong đó
có đặt ra chỉ tiêu công tác bảo vệ môi trường là 70% các KCN có hệ thống xử lý
nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn.
II. MÔI TRƯỜNG
1. Khái niệm môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và sinh vật.
2. Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không
phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật
3. Suy thoái môi trường
Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành
phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật
4. Sự cố môi trường
Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động
của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái
hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng
5. Thành phần môi trường
Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất,
nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật
chất khác
4
QLNN về MT các KCN – Nhóm I – KH8G
6. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành,
sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố
môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường;
khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng
sinh học.
Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại
mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai
trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã
hội và bảo vệ môi trường.
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KCN VÀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG
1. Mối quan hệ
Phát triển các KCN cũng chính là một bộ phận của sự phát triển. Chính
sự phát triển các KCN góp phần phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Sự phát triển của các KCN đặt
trong một môi trường cụ thể. Nếu môi trường thuận lợi thì việc phát triển công
nghiệp diển ra dễ dàng và mang lại hiệu quả cao. Chính sự phát triển của các
KCN cũng chính là nhân tố tạo ra những biến đổi của các thành tố môi trường.
Tác động của phát triển KCN đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi
là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó,
nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi trường. Mặt khác, môi trường đồng thời cũng
tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài
nguyên đang là đối tượng của hoạt động phát triển KCN hoặc gây ra thảm hoạ,
thiên tai đối với các hoạt động sản xuất.
2. Nguyên tắc bảo vệ môi trường.
Những nguyên tắc bảo vệ môi trường nói chung cũng chính là nguyên tắc
cần tuân theo khi tiến hành hoạt động bảo vệ môi trường tại các KCN ở nước ta
hiện nay. Gồm 5 nguyên tắc sau:
- Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm
tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc
gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.
5
QLNN về MT các KCN – Nhóm I – KH8G
- Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm
của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
- Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là
chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng
môi trường.
- Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn
hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng
giai đoạn.
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách
nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo
quy định của pháp luật.
3. Yêu cầu bảo vệ môi trường ở các KCN
Theo Luật bảo vệ môi trường 2005 có quy định 8 yêu cầu về bảo vệ
môi trường tại các KCN như sau:
- Tuân thủ quy hoạch phát triển tổng thể đã được phê duyệt;
- Quy hoạch, bố trí các khu chức năng, loại hình hoạt động phải gắn với
bảo vệ môi trường;
- Thực hiện đầy đủ, đúng các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi
trường đã được phê duyệt;
- Có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ thu gom, tập trung chất thải rắn thông
thường, chất thải nguy hại và đáp ứng các yêu cầu tiếp nhận chất thải đã
được phân loại tại nguồn từ các cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ tập trung;
- Có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, hệ thống xử lý khí thải
đạt tiêu chuẩn môi trường và được vận hành thường xuyên;
- Đáp ứng các yêu cầu về cảnh quan môi trường, bảo vệ sức khoẻ cộng
đồng và người lao động;
- Có hệ thống quan trắc môi trường;
- Có bộ phận chuyên môn đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi
trường
IV. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG KCN.
1. Khái niệm quản lý
Quản lý là hoạt động tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối
tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý.
2. Quản lý nhà nước về môi trường
6
QLNN về MT các KCN – Nhóm I – KH8G
Quản lý nhà nước về môi trường là tổng hợp các biện pháp: pháp luật,
chính sách, kinh tế, xã hội…nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát
triển bền vững kinh tế - xã hội quốc gia.
3. Quản lý nhà nước về môi trường KCN
Quản lý nhà nước về môi trường KCN là tổng hợp các biện pháp: pháp
luật, chính sách, kinh tế, xã hội…nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và
phát triển các KCN một các bền vững.
4. Nội dung quản lý nhà nước về môi trường KCN
Luật bảo vệ môi trường quy định chung về bảo vệ môi trường gồm 10 nội
dung cụ thể. Và quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các KCN cũng tuân
theo những nội dung đó nhưng sẽ áp dụng trong phạm vi các KCN và các hoạt
động liên quan đối tới các hoạt động của các KCN. Nội dung cụ thể như sau:
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi
trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn về môi trường tại các KCN
- Xây dựng chỉ đạo thực hiện những chiến lược , chính sách bảo vệ môi
trường, chống khắc phục những suy thoái môi trường, ô nhiễm môi
trường, sự cố môi trường tại các KCN.
- Xây dựng , quản lý những công trình bảo vệ môi trừng có liên quan đến
bảo vệ môi trường KCN.
- Tổ chức,xây dựng , quản lý hệ thống quan trắc địa, định kỳ định giá hiện
trạng môi trường và dự báo môi trường KCN.
- Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cảu các dự án và cơ sở
sản xuất kinh doanh tại các KCN.
- Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trương cho các cơ sở sản
xuất kinh doanh tại các KCN.
- Giám sát thanh tra kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi
trường, giải quyết các tranh chấp khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường;
xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường,
- Đào tạo cán bộ khoa học và quản lý môi trường: giáo dục tuyên truyền,
phổ biến kiến thức khoa học pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong bảo vệ môi trường đối
với KCN.
- Quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cụ thể là môi
trường KCN.
5. Mục đích quản lý nhà nước về môi trường KCN
7
QLNN về MT các KCN – Nhóm I – KH8G
- Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường từ những hoạt
động sản xuất tại các KCN.
- Phát triển các KCN bền vững góp phần phát triển đất nước theo nguyên
tắc một xã hội bền vững theo hội nghị Rio – 92 đề xuất. Bao gồm các
khía cạnh: Phát triển kinh tế bền vững, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên,
không tạo ra ô nhiễm và suy thoái môi trường sống, nâng cao sự văn
minh và côn bằng xã hôi.
- Xây dựng các công cụ quản lý nhà nước về môi trường KCN hợp lý theo
từng nghành, từng địa phương và khu vực kinh tế.
8
QLNN về MT các KCN – Nhóm I – KH8G
Chương II. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG CÁC KCN VÀ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG CÁC KCN
I. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG CÁC KCN
Hiện nay các KCN ngày một phát triển theo số lượng và chất lượng. Số
lượng ngày một tăng lên được biểu hiện cụ thể thông qua các số liệu đã được đề
cập ở chương I, còn chất lượng của các KCN thì cần phần xem xét lại. Hầu hết
các KCN phát triển theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực nếu như công tác
bảo vệ môi trường không được chú trọng thì chính lượng rác thải tại các KCN
đang là nguồn xả thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe, đời
sống sinh hoạt, môi trường sinh thái, hoạt động sản xuất của người dân xung
quanh các KCN.
1. Nước thải tại các KCN
• Đặc trưng nước thải các KCN
Thành phần nước thải của các KCN rất đa dạng, chủ yếu là các chất lơ
lửng (SS), chất hữu cơ(thể hiện qua hàm lượng BOD, COD), chất dầu mỡ ( biểu
hiện qua tổng hàm lượng Nitơ và phốtpho) một số chất kim loại nặng. Những
chất này nếu không đạt tiêu chuẩn mà xả thải ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng
tới môi trường nước và trực tiếp là các con sông đón nhận các dòng xả thải này.
• Tình trạng môi trường nước
Tổng lượng nước thải thải ra của các KCN ước tính khoảng 1 triệu
m
3
/ngày. Trong đó có tới 70% xả thải trực tiếp ra các nguồn nhận thải không
qua xử lý đang gây ô nhiễm môi trường nước mặt, những nguồn nước mặt nhận
thải đã bắt đầu suy thoái. Lượng nước thải đều có thông số ô nhiễm cao hơn
nhiều so với QCVN.
Hàm lượng các chất lơ lửng trong nước thải công nghiệp thường xuyên
vượt ngưỡng quy chuẩn như KCN Hòa Khánh vượt 2 lần, KCN Điện Nam _
Điện Ngọc vượt mức tới 10 lần, có nơi tới hàng trăm lần tại các KCN thuộc Đà
Nẵng.
Hàm lượng BOD và COD những năm nay đã được giảm đáng kể nhờ
việc lắp đặt hệ thống xử lý nước thải tập trung như: KCN Tiên Sơn – Bắc Ninh.
Tuy nhiên một số KCN vẫn còn vi phạm quy chuẩn này như KCN Liên Chiểu-
Đà Nẵng.
9
QLNN về MT các KCN – Nhóm I – KH8G
Hàm lượng các chất hữu cơ cũng dao động ở mức cao ví dụ như hàm
lượng Amoni 50mg/l nước thải tại KCN Đinh Dương – Bình Dương gấp 10 lần
QCVN, hàm lượng caliform 8500 MPN/100 ml gấp 3 lần quy chuẩn.
2. Khí thải tại các KCN
Thông qua báo cáo của các KCN của các địa phương, và thực tiễn kiểm
tra thì tình trạng khí thải tại các KCN không bức xúc như nước thải và rác thải.
Đó là kết quả của viêc xử lý nguồn xả khí, các KCN cách xa khu dân cư. Nhưng
ô nhiễm không khí do nguồn diện và gián tiếp thì hầu như chưa được xử lý. Nó
là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống của người dân sinh
sống tại những khi vực bị ảnh hưởng.
• Đặc điểm của khí thải công nghiệp
Khí thải tại các KCN được thải ra từ nhiều nguồn khác nhau nhưng nhìn
chung chúng được thải ra từ hai nguồn chính là: quá trình đốt nhiên liệu để tạo
năng lượng cho hoạt động sản xuất (nguồn điểm), từ sự rò rỉ trong quá trình sản
xuất (nguồn diện). Các khí thải thải ra từ các ngành là khác nhau nhưng có thể
nhóm chúng thành 9 nhóm lớn và mỗi nhóm lại có những khí thải đặc trưng của
nhóm. Ví dụ như nhóm sản xuất thực phẩm và đồ uống (Bụi,H
2
S); nhóm
nghành dệt may (Clo, SO
2,
bụi); nhóm nghành sản xuất nhựa và cao su (SO
2
,
hơi hữu cơ, dung môi cồn…); nhóm nghành có lò đốt lò hơi tạo năng lượng
(CO, CO
2
,SO
2
, NO
2
.VOC
s
,…)…
• Tình trạng khí thải công nghiệp
Khí thải thải ra từ các KCN khác nhau và tập trung phát thải lượng khí
thải ô nhiễm môi trường nhiều nhất là tại vùng KTTĐ phía Nam, tiếp đến là
KTTĐ Bắc Bộ,… và cuối cùng là KTTĐ vùng ĐB S. Cửu Long.
Theo kết quả quan trắc, môi trường xung quanh các KCN tương đối là
tốt, số liệu quan trắc đạt tiêu QCVN. Chủ yếu tình trạng ô nhiễm môi trường
do khí thải xuất phát từ những KCN cũ, sử dụng những công nghệ lạc hậu và
không lắp đặt hệ thống xử lý chất thải. Chủ yếu là ô nhiễm do bụi, CO
2
, CO
và ô nhiễm tiếng ồn.
Về hàm lượng bụi thì thường bị ô nhiễm nặng vào mùa khô và những
KCN đang xây dựng.
10