Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

nghiên cứu vi nấm và cách điều trị bệnh nấm trên cá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 75 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

PHẠM MINH TRÚC

NGHIÊN CỨU TÁC NHÂN GÂY BỆNH TRƢƠNG BÓNG
HƠI TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)

LUẬN VẶN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2012

i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

PHẠM MINH TRÚC

NGHIÊN CỨU TÁC NHÂN GÂY BỆNH TRƢƠNG BÓNG
HƠI TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)

LUẬN VẶN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
Ts. TỪ THANH DUNG
Ts. PHẠM MINH ĐỨC


2012
ii


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ts. Từ Thanh Dung và Ts.
Phạm Minh Đức đã giúp đỡ, động viên và tận tình hƣớng dẫn trong suốt thời
gian triển khai thí nghiệm, phân tích ở phòng thí nghiệm và hoàn thành luận
văn tốt nghiệp. Đồng thời đã tạo các điều kiện thuận lợi và cơ hội học tập giúp
tôi nâng cao kiến thức.
Xin gửi lời cám ơn chân thành đến các anh chị của Bộ môn Sinh học và
Bệnh thủy sản cũng nhƣ các thầy cô của Khoa Thủy sản về những lời khuyên
quý báu và sự hƣớng dẫn nhiệt tình trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Cám ơn các em sinh viên lớp Bệnh học thủy sản K34 đã giúp đỡ rất
nhiệt tình trong suốt quá trình phân tích và triển khai thí nghiệm tại khoa.
Chân thành cám ơn các anh chị lớp Cao học Nuôi trồng thủy sản K17
và các bạn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và động viên tôi trong quá trình học
tập.
Cuối cùng, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, mẹ và
chồng tôi đã chia sẻ những khó khăn, giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện
tốt nhất để tôi học tập và nghiên cứu tại trƣờng.
Xin chân thành cám ơn!

i


TÓM TẮT
Nghiên cứu đƣợc tiến hành nhằm xác định tác nhân gây bệnh và đặc
điểm bệnh học của bệnh trƣơng bóng hơi trên cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus). Tổng 59 cá bệnh thu từ 11 ao nuôi cá tra có dấu hiệu bóng

hơi trƣơng to, chứa chất dịch và bọt khí. Tất cả mẫu bóng hơi đƣợc soi tƣơi
dƣới kính hiển vi và phân lập trên môi trƣờng GYA, sau đó ủ ở 28ºC từ 1-4
ngày cho nấm phát triển. Dựa trên đặc điểm hình thái khuẩn lạc, sợi nấm, bào
tử và kích thƣớc sợi nấm, bào tử xác định đƣợc 49 chủng nấm phân lập thuộc
giống Fusarium sp. với tần suất xuất hiện 100%. Kết quả giải trình tự gen 28S
rRNA cho thấy 2 chủng vi nấm F1P2 và F1P2-tái phân lập tƣơng đồng 100%
với loài Fusarium oxysporum; F12P2 và F12P2-tái phân lập tƣơng đồng 100%
với loài Fusarium subglutinans. Hai chủng vi nấm Fusarium sp. F1P2 và
Fusarium sp. F12P2 đƣợc chọn gây thí nghiệm cảm nhiễm. Thí nghiệm đƣợc
tiến hành với 4 nhóm cá tra giống khỏe tiêm mật độ bào tử nấm khác nhau và
một nhóm cá đối chứng tiêm nƣớc muối sinh lý tiệt trùng với 3 lần lặp lại. Kết
quả là tỉ lệ biểu hiện trƣơng bóng hơi của cá tiêm F1P2 mật độ 8x106 và 8x103
bào tử/ml lần lƣợt là 46,67 và 3,33%; trong khi tiêm F12P2 mật độ 6x106 và
6x103 bào tử/ml lần lƣợt là 13,33 và 0%. Kiểm tra mô học các cơ quan mang,
gan, thận, tỳ tạng và bóng hơi chủ yếu là hiện tƣợng xung huyết, xuất huyết,
mất liên kết và hoại tử ở nhiều vùng trên mô tế bào. Đồng thời phát hiện rải
rác bào tử nấm hình thuyền trên mô bóng hơi.

ii


ABSTRACT
The purpose of the study was to determine the causative agents and
pathological characteristics of swim bladder inflammation disease on striped
catfish (Pangasianodon hypophthalmus). In 59 diseased fish from difference
farms with the clinical signs of listless swimming, swollen swim bladder with
ascites and air-bubbles inside were collected and sampled. All swimbladders
of the diseased fish were examined fungus on microscopy before cultured on
GYA medium, then incubated for 1-4 days at 28ºC. Basing on the
morphological characteristics, colony pigmentation, hyphae, conidiopores and

conidia, all 49 fungal isolates were identified such as Fusarium sp. Two
Fusarium sp. F1P2 and Fusarium sp. F12P2 isolates were chosen for infection
experiments. The experiments were devided into 4 groups of the healthy
striped catfish fingerling. Experimental fish were injected at the different
concentrations of conidia suspension, and 1 control group with saline sterilewater. The experiments were done with triplicate. Results showed that fish
with swim bladder inflammation injected at high dose (8x106 conidia ml-1) and
a low dose (8x103 conidia ml-1) of the Fusarium sp. F1P2 isolate reached 46,67
and 3,33%, respectively. While, the Fusarium sp. F12P2 isolate with swim
bladder inflammation at a high dose (6x106 conidia ml-1) and a low dose
(6x103 conidia ml-1) reached 13,33 and 0%, respectively. Most of infected fish
in the experiments showed clinical signs as those in the natural infection.
Molecular techniques with 28S rRNA genes partial sequencing was used to
identify the causative agents. Fusarium sp. was found as causative agent of the
swim bladder inflammation disease on striped catfish. Histopathologically,
gill, liver, spleen, kidney and swim bladder tissue of infected fish were
congestive phenomena, hemorrhage, cell necrosis appeared; and the presence
of fungal conidia in swim bladder tissue.

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và kết quả này chƣa đƣợc dùng cho bất kỳ luận văn cùng
cấp nào khác.

Cần thơ, ngày 27 tháng 12 năm 2012
Ký tên

Phạm Minh Trúc


iv


MỤC LỤC
Lời cảm tạ ................................................................................................................ i
Tóm tắt .................................................................................................................... ii
Abstract .................................................................................................................. iii
Lời cam đoan ......................................................................................................... iv
Mục lục ................................................................................................................... v
Danh sách bảng ..................................................................................................... vii
Danh sách hình..................................................................................................... viii
Danh mục từ viết tắt............................................................................................... ix
CHƢƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................. 1
1.1 Giới thiệu ..................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu đề tài ............................................................................................. 2
1.3 Nội dung đề tài ............................................................................................ 2
CHƢƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3
2.1 Tổ ng quan về nghiên cƣ́u bê ̣nh nấ m trên động vật thủy sản ....................... 3
2.1.1 Cách tiếp cận nghiên cứu bệnh nấm ............................................ 3
2.1.2 Bệnh nấm thƣờng gặp trên cá ....................................................... 3
2.1.3 Một số nghiên cứu bệnh liên quan đến Fusarium ......................... 5
2.2 Một số phƣơng pháp nghiên cứu bệnh nấm ................................................ 6
2.3 Một số nghiên cứu về bóng hơi ................................................................... 7
2.3.1 Cấu trúc và vai trò bóng hơi .......................................................... 7
2.3.2 Cấu trúc bóng hơi cá tra ................................................................ 8
2.3.3 Nghiên cƣ́u bệnh trên bóng hơi ở động vật thủy sản .................... 9
2.4 Những nghiên cứu mô học trên động vật thủy sản ................................... 12
CHƢƠNG III: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................... 15
3.1 Địa điểm và thời gian thực hiện đề tài ...................................................... 15

3.2 Vật liệu nghiên cứu ................................................................................... 15
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 15
3.3.1 Phƣơng pháp thu mẫu cá ............................................................. 15
3.3.2 Phƣơng pháp giải phẫu và kiểm tra kí sinh trùng ....................... 16
3.3.3 Phƣơng pháp phân lập và định danh nấm ................................... 16
3.3.4 Phƣơng pháp kiểm tra vi khuẩn trên cá tra trƣơng bóng hơi ...... 18
3.3.5 Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm gây cảm nhiễm .......................... 19
v


3.3.6 Phƣơng pháp mô học................................................................... 20
3.3.7 Phƣơng pháp xƣ̉ lý số liê ̣u ........................................................... 20
CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 21
4.1 Kết quả thu thập thông tin về bệnh trƣơng bóng hơi trên cá tra ............... 21
4.1.1 Thông tin về kỹ thuật nuôi .......................................................... 21
4.1.2 Tình hình bệnh trƣơng bóng hơi và cách xử lý của ngƣời nuôi .. 22
4.2 Hiện trạng ao thu mẫu cá tra bệnh trƣơng bóng hơi ................................. 23
4.3 Dấu hiệu bệnh lý cá tra bệnh trƣơng bóng hơi .......................................... 23
4.4 Kết quả kiểm tra kí sinh trùng trên cá tra bệnh trƣơng bóng hơi .............. 24
4.5 Kết quả kiểm tra vi khuẩn trên cá tra bệnh trƣơng bóng hơi .................... 25
4.6 Kết quả phân lập và định danh nấm .......................................................... 25
4.7 Kết quả gây cảm nhiễm vi nấm Fusarium sp............................................ 29
4.7.1 Dấu hiệu bệnh lý ......................................................................... 29
4.7.2 Mức độ nhiễm bệnh .................................................................... 30
4.8 Kết quả giải trình tự gen 28S rRNA .......................................................... 31
4.9 Biến đổi cấu trúc mô học cá tra bệnh trƣơng bóng hơi ............................. 33
4.9.1 Mang ........................................................................................... 34
4.9.2 Gan .............................................................................................. 35
4.9.3 Thận, tỳ tạng................................................................................ 38
4.9.4 Bóng hơi ...................................................................................... 40

CHƢƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .......................................................... 43
5.1 Kết luận ..................................................................................................... 43
5.2 Đề xuất ...................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 44
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 50

vi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1: Kết quả nhiễm kí sinh trùng trên cá tra bệnh trƣơng bóng hơi ............ 25

vii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 3.1: Phƣơng pháp nuôi nấm trên lam kính................................................... 18
Hình 4.1: Cá bệnh bơi lờ đờ tầng mặt................................................................... 23
Hình 4.2: Bệnh lý cá trƣơng bóng hơi. ................................................................. 24
Hình 4.3: Khuẩn lạc nấm Fusarium sp. trên môi trƣờng GYA sau 7 ngày nuôi
cấy ......................................................................................................................... 26
Hình 4.4: Đặc điểm hình thái Fusarium sp. (F1P2): ............................................ 27
Hình 4.5: Cá cảm nhiễm bơi ở mặt bể và mất thăng bằng ngửa bụng ................. 29
Hình 4.6: Cá cảm nhiễm bóng hơi trƣơng to ........................................................ 30
Hình 4.7: Tỉ lệ cá chết tích lũy sau 30 ngày cảm nhiễm 2 chủng vi nấm
Fusarium sp. F1P2 và Fusarium sp. F12P2 ......................................................... 30
Hình 4.8: Tỉ lệ trƣơng bóng hơi và nhiễm nấm trong thí nghiệm cảm nhiễm 2
chủng vi nấm F1P2 và F12P2 ............................................................................... 31
Hình 4.9: Kết quả tra cứu BLAST search của 2 chủng vi nấm F1P2 và F1P2tái phân lập
............................................................................................................................... 32

Hình 4.10: Kết quả tra cứu BLAST search của 2 chủng vi nấm F12P2 và
F12P2- tái phân lập ............................................................................................... 33
Hình 4.11: Mang cá khỏe...................................................................................... 34
Hình 4.12: Mang cá bệnh...................................................................................... 35
Hình 4.13: Gan cá khỏe ........................................................................................ 35
Hình 4.14: Gan cá bệnh ........................................................................................ 37
Hình 4.15: Thận cá khỏe ....................................................................................... 38
Hình 4.16: Thận sau cá bệnh ................................................................................ 39
Hình 4.17: Bóng hơi cá khỏe ................................................................................ 40
Hình 4.18: Bóng hơi cá bệnh ................................................................................ 42

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL
H&E
TSA
GYA
PDA
PYGSA
EUS

Đồng bằng sông Cửu Long
Haematoxylin & Eosin
Tryptic Soy Agar
Glucose Yeast Extrac Agar
Potato Dextrose Agar
Bacto-peptone Yeast extract Glucose Salt Agar
Epizootic Ulcerative Syndrome


ix


CHƢƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Nuôi trồng thủy sản Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong những ngành
sản xuất có tốc độ tăng trƣởng rất nhanh. Theo Bộ nông nghiệp và phát triển
nông thôn 2012, tổng sản lƣợng thuỷ sản 9 tháng đầu năm ƣớc đạt 4.313 ngàn
tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm trƣớc; sản lƣợng nuôi trồng ƣớc đạt 2.318
ngàn tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm trƣớc. Trong đó ĐBSCL là nơi có sản
lƣợng thủy sản lớn nhất cả nƣớc. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê 2011,
ĐBSCL có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 739,8 nghìn ha và tổng sản
lƣợng nuôi trồng là 2.131 ngàn tấn.
Ở ĐBSCL, cá tra (Pangasius hypophthalmus) là đối tƣợng nuôi nƣớc
ngọt có giá trị kinh tế cao đóng vai trò chủ lực về xuất khẩu và cung cấp thực
phẩm nội địa. Từ năm 2000, cá tra đã trở thành đối tƣợng nuôi quan trọng và
xuất khẩu chủ lực thứ hai sau tôm sú. Theo Tổng cục Thủy sản (2011), diện
tích nuôi cá tra đạt 5.400 ha; sản lƣợng đạt trên 1,141 triệu tấn; kim ngạch xuất
khẩu là 1,4 tỷ USD trong năm 2010; diện tích nuôi và sản lƣợng cá tra
ƣớc đạt 6.000 - 6.300 ha và 1,2 - 1,3 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu từ 1,45
- 1,55 tỷ USD trong năm 2011. Cá tra đƣợc nuôi với quy mô công nghiệp ở
An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long và Sóc
Trăng. Tuy nhiên, hình thức nuôi thâm canh là nguyên nhân dẫn đến suy thoái
môi trƣờng gây nhiều dịch bệnh do quản lý môi trƣờng chƣa đúng mức và chất
lƣợng con giống kém không rõ nguồn gốc cũng là nguyên nhân. Hầu nhƣ các
vùng nuôi cá tra đều xuất hiện những loại bệnh phổ biến nhƣ: xuất huyết, gan
thận mủ, trắng gan trắng mang và kí sinh trùng.
Bệnh đƣợc cho là thách thức quan trọng của ngành thủy sản với số

lƣợng bệnh xuất hiện ngày càng nhiều và nhiều bệnh chƣa xác định rõ nguyên
nhân nhƣ: vàng da, trắng gan trắng mang và gần đây là trƣơng bóng hơi. Đây
là một hiện tƣợng bệnh lý mới xuất hiện đã gây trở ngại lớn cho ngƣời nuôi.
Bệnh thƣờng xảy ra với dấu hiệu bóng hơi trƣơng to, chứa nhiều dịch và bọt
khí. Cá bệnh không chết hàng loạt mà bỏ ăn kéo dài cho đến chết; đặc biệt
bệnh không có thuốc trị và chƣa rõ nguyên nhân. Mặc dù, đã có một số công
trình nghiên cứu về bệnh trên bóng hơi nhƣ: cá chép với bệnh viêm bóng hơi
(Markiewicz, 1966 trích dẫn bởi Roberts, 2000), cá song với bệnh trƣơng bóng
hơi (Bùi Quang Tề, 2006), và sự nhiễm nấm Phialophora spp. lên bóng hơi cá
hồi Đại Tây Dƣơng (Lumsden, 2006). Tuy nhiên, “trƣơng bóng hơi” trên cá
tra Việt Nam hiện chƣa có công trình nghiên cứu nào cũng nhƣ phƣơng pháp
1


phòng trị. Từ thực tiễn đó, đề tài: “Nghiên cứu tác nhân gây bệnh trƣơng bóng
hơi trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)” là cấp thiết.
1.2 Mục tiêu đề tài:
Đề tài đƣợc thực hiện nhằm xác định tác nhân gây bệnh và đặc điểm
bệnh học bệnh trƣơng bóng hơi trên cá tra (Pangasinodon hypophthalmus). Từ
đó cung cấp dữ liệu cho những nghiên cứu về biện pháp phòng và trị bệnh.
1.3 Nội dung đề tài
- Thu thập thông tin và thu mẫu bệnh trƣơng bóng hơi trên cá tra
- Phân lập và định danh tác nhân gây bệnh trƣơng bóng hơi trên cá tra
- Gây cảm nhiễm và đặc điểm mô học cá tra bệnh trƣơng bóng hơi

2


CHƢƠNG II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tổ ng quan về nghiên cƣ́u bênh
̣ nấ m trên động vật thủy sản
2.1.1 Cách tiếp cận nghiên cứu bệnh nấm
Bệnh nấm đƣợc chẩn đoán bằng cách quan sát tiêu bản tƣơi, phân lập
và định danh dựa vào đặc điểm hình thái qua quá trình sinh sản vô tính và hữu
tính của nấm phân lập đƣợc. Phƣơng pháp phân lập và nuôi cấy nấm trên môi
trƣờng thạch thƣờng đƣợc ứng dụng nhƣ sau: cắt một phần nhỏ mẫu bệnh
phẩm làm tiêu bản tƣơi, quan sát dƣới kính hiển vi xem có sự xuất hiện của
khuẩn ty hay bào tử nấm không, nếu có thì tiến hành phân lập bằng cách rửa
mẫu qua nƣớc muối sinh lí vô trùng 2-3 lần và cấy vào giữa của đĩa Petri có
chứa môi trƣờng nuôi cấy nấm (Phạm Minh Đức và ctv, 2010).
Các loại môi trƣờng thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ: Cherry-decoction agar,
Cornmeal agar, Oatmeal agar, Potato-dextrose agar, Glucose-glutamate, Gystellurite hoặc YpSs-tellurite (Games et al., 1890). Hai loại kháng sinh nhƣ:
ampicilline và streptomycine thƣờng đƣợc sử dụng trong quá trình phân lập
nấm bằng cách rắc một ít (liều lƣợng 500 µg/ml) lên xung quanh mẫu cấy. Các
loại môi trƣờng GYA, và PGYSA thƣờng đƣợc ứng dụng lần lƣợt trên các loài
nấm gây bệnh trong môi trƣờng nƣớc ngọt và lợ, mặn. Tiến hành cấy truyền
nhiều lần để đƣợc nấm thuần bằng cách lấy một phần nhỏ mẫu agar có chứa
sợi nấm ở rìa khuẩn lạc mang cấy sang một đĩa agar mới, quá trình này đƣợc
lập đi lặp 2-3 lần (Phạm Minh Đức và ctv, 2010).
2.1.2 Bệnh nấm thƣờng gặp trên cá
Nấm là một trong những tác nhân gây bệnh khá phổ biến trên động vật
thủy sản nƣớc ngọt và nƣớc mặn (Loan et al., 2006). Nấm đƣợc chia làm 2
nhóm chính gồm: nấm bậc thấp (không vách ngăn) chủ yếu là nấm thủy mi
(Saprolegnia, Achlya, Aphanomyces) và nấm bậc cao (có vách ngăn) chủ yếu
là nấm bất toàn (Fusarium, Exophiala, Ochroconis, Acremonium). Nấm gây
bệnh ở động vật thủy sản thƣờng có cấu tạo hình sợi phân nhánh. Những nấm
này sinh ra ở đầu mút sợi nấm và phát triển rất nhanh tạo thành từng đám
chằng chịt. Từng sợi nấm gọi là khuẩn ty (Phạm Minh Đức và Nguyễn Thị
Thu Hằng, 2009)

Các loài cá nƣớc ngọt thƣờng nhiễm lớp nấm noãn Oomycetes đặc biệt
là giống Saprolegnia (Neish và Huges, 1980). Ngoài ra, giống Achlya cũng
đƣợc xem là tác nhân quan trọng gây bệnh nấm thủy mi trên cá nƣớc ngọt
3


(Yanong, 2003). Khi ký sinh trên cá, các sợi nấm tập trung thành búi nhƣ bông
bên ngoài cơ thể ký chủ và phát triển rất nhanh với hình thức sinh sản bằng
các túi động bào tử đƣợc hình thành trên đầu mút các sợi nấm hoặc sinh sản
hữu tính bằng cách tiếp hợp giữa túi noãn và các túi giao tử đực (Kabata,
1985).
Bệnh nấm thủy mi thƣờng đƣợc ghi nhận trên các loài cá chép Cyprinus
carpio, trê trắng Clasrias batrachus, trê vàng C. macrocephalus và cá măng
Chanos chanos ở Indonesia, Malaysia, Philipphine, Singapore và Thái Lan
(Kabata, 1985), trên cá hồi Onchrhynchus nerka (Hussein và Hatai, 1999),
trên cá rô phi Oreochromis niloticus ở Thái Lan (Panchai et al., 2007). Ngoài
ra, nấm thủy mi cũng đƣợc xem là tác nhân nguy hiểm trong sản xuất giống cá
nƣớc ngọt với khả năng phát triển nhanh và lây lan mạnh từ trứng không đƣợc
thụ tinh bị nhiễm sang các trứng lân cận làm ảnh hƣởng đến quá trình trao đổi
khí và tỉ lệ nở của trứng (Yanong, 2003). Nấm phát triển trên trứng cá chép
Cyprinus carpio ở Thái Lan (Chukanhom và Hatai, 2004) và trên cá tra ở Việt
Nam (Loan et al., 2006). Một số yếu tố môi trƣờng nhƣ nhiệt độ, nồng độ
muối (NaCl) và pH đƣợc cho là có ảnh hƣởng đến sự phát triển của nấm. Với
kết quả của nhiều nghiên cứu trƣớc đây với khoảng nhiệt độ 15-300C là tốt
nhất cho sự phát triển của các loài thuộc giống Saprolegnia (Klinger và
Francis-Floyd, 1996).
Hội chứng lở loét (EUS-Epizootic Ulcerative Syndrome) cũng đƣợc
đánh giá là có ảnh hƣởng lớn đến các loài cá ở vùng nƣớc ấm, ngọt và lợ. Tác
nhân gây bệnh đƣợc xác định là Aphanomyces invadans. Ngoài ra, nấm
Aphanomyces piscicida đƣợc phân lập từ cá bệnh tại Nhật bản vào năm 1971,

sau đó Aphanomyces cũng đƣợc phân lập ở Úc, Châu Á và Mỹ (Yanong,
2003). Các dấu hỉệu cá bị nhiễm EUS thể hiện trên thân, đầu, vây và nắp mang
với các vết bị ăn mòn màu đỏ, sau đó lan thành các vết loét rộng kèm theo
rụng vây, xuất huyết và làm chết cá (Lilley et al., 1998).
Một số loài cá và trứng đƣợc ghi nhận bị nhiễm Aphanomyces nhƣ: cá
chẽm, cá lóc, cá gai, cá vàng, cá mòi dầu, nhóm cá sặc và trứng cá hồi (Royo
et al., 2004). Trên GYA, khuẩn lạc nấm Aphanomyces có màu trắng, khuẩn ty
phân nhánh và không có vách ngăn, đƣờng kính 7-15µm. Động bào tử sơ cấp
hình cầu 10-15 µm và tập trung tại đầu nút khuẩn ty, động bào tử thứ cấp dạng
quả thận với hai tiên mao. Túi noãn hình quả lê hoăc hình cầu với đƣờng kính
16-25 µm, mỗi túi noãn chứa một noãn bào tử hình cầu đƣờng kính 14-22 µm
thƣờng lệch tâm với các hạt nhỏ sáng bao quanh. Nhiệt độ tối ƣu là 20-250C
và pH là 5-10 (Kitancharoen và Hatai, 1997).
4


Nấm Saprolegnia là tác nhân cơ hội gây bệnh ở cá chép Cyprinus
carpio, cá lóc Chanos chanos và cá Odonthetes bonariensis (ở Nhật bản
(Kitancharoen et al., 1995). S. diclina nhiễm trên trứng cá chép ở Thái Lan
(Chukanhom và Hatai, 2004), S. salmonis sp. nhiễm ở cá hồi O. nerka
(Hussein và Hatai, 1999).
Branchiomyces nhiễm trên cá hồi O. mykiss, cá hồi cẩm thạch, cá chó,
cá chép, cá chình. Nấm Branchiomyces có khuẩn ty khoảng 19-21µm, phân
nhánh, đầu mút bao bọc hai lớp thành tế bào dầy. Dấu hiệu bệnh lý khi cá bị
nhiễm nấm là mang chuyển sang màu hồng nhạt hoặc màu trắng đục, các tơ
mang dính lại hoặc sƣng to, hoại tử, vùng hoại tử bị tróc ra, quan sát tiêu bản
tƣơi thấy khuẩn ty có màu nâu sáng, phân nhánh và không có bào tử (Yanong,
2003).
Ngoài ra, nấm bất toàn bậc cao cũng đƣợc xem là tác nhân gây bệnh
trên một số loài cá nƣớc ngọt và trên các loài động vật biển (Yanong, 2003).

Giống Fusarium là tác nhân chính gây tỉ lệ chết cao trên một số loài cá nƣớc
ngọt nhƣ Barbus rana, Channa punctatus, Labeo rohita, Mastaceamblus
armatus, Mystus tengra, Puntius sophore và Wallago attu ở Ấn độ (Deepa et
al., 2000), trên cá tráp đỏ Pagrus sp. nhiễm nấm với dấu hiệu bệnh lý thể hiện
trên thận cá bị sƣng và nhạt màu (Hatai et al., 1986), trên cá mập Sphyrna
lewini, F. solani gây bệnh trên vùng đầu với các vết phù và nhớt màu
trắng đục (Crow et al., 1995). Giống nấm này cũng tìm thấy trên cá rô đồng
bệnh nấm nhớt (Trần Ngọc Tuấn, 2010) và cá lóc (Lƣ Trí Tài, 2010).
Gần đây, 3 nhóm nấm Fusarium sp., Aremonium sp.và Geotrichum sp.
đƣợc tìm thấy trên cá rô đồng bệnh nấm nhớt (Trần Ngọc Tuấn, 2010). Nấm
Acremonium khuẩn lạc phát triển nhanh trên môi trƣờng PYGSA, đƣờng kính
khoảng 70mm sau 10 ngày ở 20oC, khuẩn lạc màu hơi trắng, vàng nhạt hoặc
hơi hồng. Sợi nấm tập trung thành chùm. Cuống sinh bào tử là thể hình dạng
búp măng. Bào tử thƣờng một tế bào, hình cầu hoặc trụ, thẳng hoặc cong, vách
tế bào nhẵn và mỏng, có kích thƣớc 4-10x2,5-3µm, thƣờng tập trung ở đầu
mút. Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển 20-300C (De Hoog et at., 2000).
2.1.3 Một số nghiên cứu bệnh liên quan đến Fusarium
Giống Fusarium là tác nhân gây tỉ lệ chết cao trên một số loài cá nƣớc
ngọt nhƣ: Barbus rana, Channa punctatus, Labeo rohita, Mastaceamblus
armatus, Mystus tengra, Puntius sophore (Deepa et al., 2000).
Cá mập Sphyrna lewini nhiễm F.solani trên vùng đầu với các vết phù
và nhớt màu trắng đục (Crow et al., 1995). Các loài F. solani, F. moniliforme
và F. oxysporum đƣợc xem là có liên quan đến bệnh đen mang trên tôm he
5


Nhật Bản P. japonicas (Khoa et al., 2005). Loài F. incarnatum đƣợc ghi nhận
gây bệnh đen mang t rên tôm sú P. monodon Việt Nam (Khoa et al., 2004), và
F. tabacinumtìm thấy trên tôm crayfish Austropotamobiu pallipes (Alderman
và Polglase, 1985). Ngoài ra, Loài F. solani đƣợc phân lập trên tôm hùm

Homarus americanus (Lightner và Fontain, 1975), tôm he Penaeus
californiensis và tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii (Burns et al.,
1979).
Vấn đề nhiễm nấm Fusarium sp. đã tăng lên trong những năm gần đây
trên cá nƣớc ngọt. Một báo cáo phân lập đƣợc Fusarium sp. từ Carasslus
auratus và xác định là Fusarium oxysporum (Ke Xiao-Li et al., 2010).
Gần đây, ở Việt Nam Fusarium sp. cũng đƣợc tìm thấy trên cá rô đồng bệnh
nấm nhớt với tỷ lệ 30% (Trần Ngọc Tuấn, 2010) và trên cá lóc 14,3% (Lƣ Trí Tài,
2010).

2.2 Một số phƣơng pháp nghiên cứu bệnh nấm
Hiện nay, ngoài phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống dựa vào các dấu
hiệu bệnh lí và đặc điểm về hình thái, sinh hóa của nấm phân lập thì phƣơng
pháp sinh học phân tử đang có xu hƣớng đƣợc ứng dụng và phát triển mạnh
(Atkins và Clark, 2004). Phƣơng pháp sinh học phân tử đã đƣợc ứng dụng
rộng rãi trong chẩn đoán bệnh nấm trên các đối thƣợng động vật thủy sản. Các
kỹ thuật đƣợc sử dụng bao gồm: PCR, mẩu dò ADN/ARN, restriction enzyme
digestion, probe hybridization, in situ hybridization và microarray để chẩn
đoán bệnh trên cá (Atkins và Clark, 2004). Mặt khác, phƣơng pháp này còn
giúp định danh nấm một cách chính xác nhƣ đối với một số loài nấm
Aphanomyces astaci và Saprolegnia parasitica không thể tạo đƣợc các cấu
trúc sinh sản hữu tính trên môi trƣờng nuôi cấy do đó việc định danh bằng
phƣơng pháp hình thái học đôi khi gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, việc ứng
dụng phƣơng pháp sinh học phân tử trong nghiên cứu bệnh nấm là rất cần thiết
(Lilley và Chinabut, 1999). Trong một nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật PCR và
mẫu dò ADN/ ARN đã cung cấp những dữ liệu cần thiết liên quan đến bệnh
nấm gây EUS trên một số loài cá nƣớc ngọt (Lilley và Chinabut, 1999). Trƣớc
đó, đoạn AND của Achlya bisexuali đã đƣợc mô tả có sự xuất hiện của một
đoạn mạch đơn dài hơn so với những nghiên cứu trƣớc đó (Hudspeth et al.,
1977) và RNA polymerase của Achlya biosexualis cũng đã ly trích (Hahn,

1982). Trong một nghiên cứu về xác định yếu tố độc lực của Saprolegnia
parasitica, kết quả đã khẳng định rằng có nhiều gen trên ESTs (Expressed
sequence tags) có chức năng sinh độc lực gây bệnh trên cá (Torto-Alalibo et
al., 2005). Ngoài ra, phƣơng pháp RAPD-PCR đã đƣợc sử dụng để định danh
6


Saprolegnia sp. gây bệnh trên cá hồi nuôi ở Phần Lan và Thụy Điển, từ đây có
thể nghiên cứu về tình hình dịch tễ học của loài này trong khu vực
(Bangyeekhun et al., 2003).
Bên cạnh đó, một nghiên cứu tìm hiểu về so sánh giữa các cặp bazơ
nitơ ở ITS1 và ITS2 của Aphanomyces frigidophilus phân lập lần đầu tiên trên
tôm hùm nƣớc ngọt Austropotamobius pallipes ở Châu Âu với mẫu chuẩn
trong Genbank sequence trong tổng số 673 cặp đã xác định đƣợc mức độ
giống nhau đến 99% (Ballesteros et al., 2006). Hơn nữa, loài Aphanomyces
astaci đƣợc phân lập trên tôm hùm nƣớc ngọt Astacus astacus ở Phần Lan
cũng đƣợc định danh bằng phƣơng pháp PCR khi so sánh với kiểu gen của A.
astaci đƣợc phân lập trên tôm Pacifastacus leniusculus và trên tôm hùm nƣớc
ngọt khác ở Thụy Điển (Vennerstrom et al., 1998). Aphanomyces invadans
cũng đã đƣợc phân lập và chứng minh là tác nhân chính gây ra bệnh EUS trên
cá bằng sensitive PCR và kỹ thuật fluorescent peptide nucleic acid in situ
hybridization (Vandersea et al., 2006). Khi tìm hiểu về khả năng phát sinh
giống loài bằng phƣơng pháp sinh học phân tử, kết quả thí nghiệm cho thấy tất
cả các chủng Fusarium incarnatum đƣợc phân lập trên tôm sú P. monodon
nuôi ở Việt Nam và 3 chủng đƣợc phân lập từ cây nông nghiệp ở Nhật Bản
đều có cùng nguồn gốc phát sinh loài (Khoa et al., 2004). Hơn nữa, dựa trên
trình tự phiên mã ribosome 5.8S và ribosome 28S của Fusarium solani đƣợc
phân lập trên tôm he P. japonicus bệnh đen mang chỉ ra rằng tất cả 5 chủng F.
solani đều có cùng nguồn gốc phát sinh loài mặc dù đƣợc phân lập từ những
địa điểm và thời gian khác nhau (Khoa et al., 2005). Gần đây, một nghiên cứu

về xác định tác nhân gây bệnh nâu mang trên tôm tít Oratosquilla oratoria
bằng phƣơng pháp sinh học phân tử dựa trên phân tích các đoạn ITS (ITS1,
5.8S rDNA và ITS2) và β-tubulin đã khẳng định hai loài Plectosporium
oratosquillae và Acremonium sp. là tác nhân gây bệnh chính ở tôm tít (Duc et
al., 2009).
2.3 Một số nghiên cứu về bóng hơi
2.3.1 Cấu trúc và vai trò của bóng hơi
Theo Lumsden (2006), ở cá vây tia, bóng hơi là cơ quan quan trọng
nhất giúp cá nổi. Trong một vài loài nó còn có khả năng hô hấp. Bóng hơi c á
nằm trong xoang bụng là một cơ quan rỗng nằm giữa ống tiêu hóa và thận
sau. Bóng hơi có màu trắng đục và hình dạng thay đổi tùy theo loài, có thể
hình ống dài, hình trứng hay hình thoi. Bóng hơi có nhiều tên gọi khác nhau
nhƣ: swim-bladder, air-bladder hay gas-bladder. Số ngăn của bóng hơi thay
đổi tùy loài, có thể có 1 ngăn, 2 ngăn, 3 ngăn, nhiều ngăn. Bóng hơi cá
7


Salmonids có một ngăn và trên cá Cyprinid có nhiều ngăn. Cá có 2 dạng bóng
hơi là bóng hơi hở và bóng hơi kín. Bóng hơi hở nối với thực quản bởi ống
khí. Ống nối của bóng hơi và thực quản có thể tồn tại hoặc mất đi khi cá
trƣởng thành. Cá có bóng hơi hở thì ống nối vẫn tồn tại khi cá trƣởng thành,
ngƣợc lại cá có bóng hơi kín vẫn hở tạm thời vào giai đoạn đầu và khi trƣởng
thành ống nối sẽ thoái hóa và bóng hơi kín lại. Đối với cá vây tia mềm trƣởng
thành thì bóng hơi hở trong khi cá vây tia gai thì bóng hơi kín.
Bóng hơi đƣợc tạo thành bởi một lớp mỏng hình khối, biểu mô sinh
chất hoạt dịch, lớp mô dầy tạo thành bởi cơ trơn hoặc cơ vân và cuối cùng là
lớp dƣới màng nhầy nơi có nhiều mạch máu nhất. Nhiều loài cá có lƣợng tế
bào nhỏ tƣơng tự tế bào bạch huyết bên trong biểu mô. Lƣới mirable có ở hầu
hết các loài cá, nó có nhiều mạch máu để mang khí vào trong bóng hơi. Hầu
hết các loài cá, bóng hơi đều chứa khí O2, CO2, N2 ngoại trừ cá ở tầng nƣớc

quá sâu. Đối với cá ở tầng nƣớc sâu, khoang bóng hơi chứa các acid béo ngắn
chuỗi (Lumsden, 2006).
Bóng hơi đóng vai trò quan trọng trong sự sống của cá đã đƣợc nhiều
nhà khoa học quan tâm. Trong số những chức năng quan trọng của bóng hơi là
tạo âm thanh, hô hấp, nghe và cân bằng. Chức năng hô hấp chỉ quan trọng ở
một số loài và chức năng tạo âm thanh cũng giới hạn ở một số loài. Chức năng
quan trọng nhất của bóng hơi là cân bằng bởi vì nó là cơ quan có thể thay đổi
lƣợng không khí. Vì vậy, nó có thể cân bằng với môi trƣờng xung quanh dƣới
những áp suất khác nhau (Hall, 1924).
Bore (1680) là ngƣời đầu tiên cho rằng bóng hơi có chức năng hô hấp
(trích dẫn bởi Hall, 1924), nó có thể hoạt động nhƣ 1 lá phổi và là nơi dự trữ
oxy giúp cá tồn tại trong thời gian ngắn. Ngoài ra, bóng hơi là 1 cơ quan thủy
tĩnh, giúp cá điều tiết tỉ trọng cơ thể, qua đó cá có thể lên xuống các tầng
nƣớc đƣợc dễ dàng. Ngoài 2 chức năng trên bóng hơi còn có chức năng
quan trọng trong sự nhạy cảm với áp lực nƣớc, nhạy cảm với âm thanh và
đặc biệt là bóng hơi có thể tạo ra âm thanh có ý nghĩa quan trọng trong mùa
sinh sản cũng nhƣ trong việc tấn công hay phòng thủ với kẻ thù (Hall,
1924).
2.3.2 Cấu trúc bóng hơi cá tra
Bóng hơi của cá tra thuộc dạng bóng hơi kín, có dạng hình ống dài
bên trong chứa các hổn hợp khí O2, CO2, N2 với tỉ lệ khác với trong không
khí (Đỗ Thị Thanh Hƣơng và Trần Thị Thanh Hiền, 2000). Theo Grizzle
& Rogers (1976) bóng hơi cá tra có 2 ngăn và chia làm 3 khoang.

8


Cá da trơn Pangasius hypophthalmus ở Đông Nam Á sử dụng bóng hơi
nhƣ là một cơ quan hô hấp phụ. Bóng hơi nằm ở phần lƣng của khoang cơ thể
và đƣợc nối với thực quản bởi một ống khí ngắn có chứa các tế bào niêm

dịch. Nghiên cứu mô học và vi thể cho thấy thành bóng hơi gồm 3 lớp: lớp
ngoài cùng là màng thanh mạc, ở giữa là mô liên kết có nhiều sợi collagen và
lớp bên trong cùng là biểu mô hô hấp. Lớp trong cùng tạo thành nhiều vách
ngăn nhô ra đƣa vào khoang của bóng hơi. Vách ngăn ở giữa chia chiều dọc
bóng hơi thành hai khoang. Biểu mô hô hấp gồm những tế bào phẳng đơn bao
phủ mạng lƣới mao quản dầy. Tế bào biểu mô có lông nhỏ dài và mỏng trên
bề mặt của chúng. Tế bào chất của nó có nhân lớn, bộ máy Golgi, mạng lƣới
nội chất, ty thể, nhiều electron và thể dạng tấm tích lũy chất hoạt động bề
mặt. Hàng rào máu khí bao gồm biểu mô, mô liên kết, và nội mô dày từ 0,2 2,4 µm (Podkowa và Goniakowska, 1998).
2.3.3 Nghiên cƣ́u bệnh trên bóng hơi ở động vật thủy sản
Theo Lumsden (2006), bệnh trên bóng hơi chƣa đƣ ợc nghiên cứu phổ
biế n. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cũng đóng góp những thành tựu đáng kể.
Trại ƣơng cá vƣợc và cá tráp biển xuất hiện bệnh về bóng hơi làm bóng hơi
xẹp xuống đƣợc biết là do những chất chứa protein, dầu nổi trên mặt nƣớc làm
ảnh hƣởng sự phát triển của bóng hơi (Divanach et al. 1996). Theo Wolf
(1937), bệnh bóng hơi tại ao cá hồi giống đã gây tổn thất lớn đƣợc xem là có
liên quan đến Psedomonas fluorescens nhƣng ông không cho rằng đây là mầm
bệnh đầu tiên. Theo ông, cá bệnh là do những vi khuẩn cơ hội xâm nhập vào
cơ thể theo khoan bóng. Túi khí xẹp ở cá bị ảnh hƣởng, thành bóng hơi dầy và
xuất hiện lƣợng vi khuẩn lớn trong mô liên kết phù.
Ngoài ra, sự thiế u hay gi ảm lƣơ ̣ng khí trong bóng hơi có thể làm cá
chế t hoă ̣c giảm phát triể n gây nên di ̣tâ ̣t cơ và xƣơng . Đây cũng là mô ̣t trong
số yế u tố chiń h làm gi ảm tỉ lê ̣ số ng ở tra ̣i ƣơng và năng suấ t nhƣ̃ng loài nuôi
gầ n đây thấ p . Một trƣờng hợp khác là trƣơng bong bóng khí . Bệnh này có thể
do viêm bóng hơi , sƣ̣ bao bo ̣c nhiề u ố ng khí hay sƣ̣ giảm nhanh áp suất . Cá
vùng nƣớc sâu có thể bị căng bụng , mắ t lồ i khi chúng đƣơ ̣c mang lên tầ ng mă ̣t
là một điển hình. Việc chữa trị kịp thời có thể dùng kim đâm thủng bóng hơi
nhƣng dễ gây viêm nhiễm . Sƣng phồ ng bóng hơi do nhƣ̃ng đảo lô ̣n v ề sinh lý
từ sự mất cân bằng acid-bazơ cũng là trƣờng hơ ̣p phổ biế n . Vấn đề căng quá
mƣ́c của bóng hơi có th ể gọi với nhiều tên khác nhau nhƣ: swimladder stress

hay distress syndrome. Một trƣờng hợp khác về bệnh bóng hơi là xuấ t huyế t
bóng hơi. Bệnh này có thể là do vi khuẩ n hay viru s gây ra mă ̣c dù số ma ̣ch
máu ở thành bóng hơi tƣơng đối thấp . Điể m xuấ t huyế t đƣơ ̣c chú ý khi bóng
9


hơi là cơ quan đić h của virus nhiễm trên cá vƣ ợc. Iridovirus gây ra tỉ lê ̣ chế t
trên cá vƣơ ̣c với đ ặc trƣng l à đỏ thành bóng hơi , bong bóng khí bám ch ặt vào
thành bóng do sự tăng biểu mô và phù n ề. Mạch máu tăng là do sự xung huyết
và sự hình thành mạch đã làm cho tình trạng viêm nhiễm tăng liên tục
(Lumsden, 2006).
Bên cạnh đó, Lumsden (2006) lại cho rằng nhiễm nấm trên bóng hơi là
phổ biến. Chúng có thể xâm nhập trực tiếp từ ống dẫn khí. Hai nhóm nấm
phân bố rộng Phoma và Saprolegnia đƣợc ghi nhận là nhiễm trên bóng hơi.
Trƣờng hợp Phialophora spp. nhiễm trên bóng hơi cá hồi Đại Tây Dƣơng gây
nên xuất huyết, hoại tử cùng nhiều tế bào viêm. Trƣờng hợp “ gastric dilation
and air sacculitis” (GDAS) ở cá hồi (Chinook) thì khoang bóng hơi chƣ́a đầ y
dịch sệt có mùi thối . Kiểm tra mô bê ̣nh ho ̣c th ấy có mô ̣t vài chỗ viêm nhỏ trên
bóng hơi, đă ̣c biê ̣t có thêm phù nề vỏ ma ̣ch máu và lớp dƣới màng nhày . Đây
là dấu hiệu hiện diện của nhiều túi khí . Lấ y chấ t dich
̣ tƣ̀ cá bi ̣GDAS thì thấ y
có hiện diện của một số vi khuẩn , nấ m, tảo cùng với bạch cầ u trung tin
́ h. Ổ
bê ̣nh lớn lên theo hƣớng làm đầ y khoan khí và thƣờng tràn lan đế n thƣ̣c quản .
Ngoài ra, cách đây khoảng 20 năm, sau khi đƣa cá chình Nhật Bản vào Châu
Âu thì sự nhiễm trùng bóng hơi ở cá chình Châu Âu với Anguillicola crassus
đã xuất hiện. Kiể m tra mô bê ̣nh ho ̣c thấ y có sƣ̣ tăng biể u mô , giản và nghẽn
mạch máu; và sự hiện diện của giun, trƣ́ng, ấu trùng trong khoan bóng hơi . Ấu
trùng còn sống và chết cũng đƣợc tìm thấy ở lớp dƣới biểu mô và bên ng oài
thì bị sƣng viêm, phù nề, sơ hóa . Giun tròn cũng ảnh hƣởng lên bóng hơi cá

hồ i là Cystidicola spp., và có thể xuất hiện rất nhiều . Khả năng gây bệnh của
loài này thấp, mă ̣c dù Cystidicola farionis đƣơ ̣c cho là nguyên nhân là m tăng tỉ
lê ̣ chế t ở cá hồ i chấ m hồ ng Bắ c Cƣ̣c .
Một trƣờng hợp đặc trƣng của bệnh bóng hơi trên cá chép là sƣng bóng
hơi (SBI) (Markiewicz, 1966), bệnh này phát triển thành vết viêm, hoại tử một
phần hoặc cả khoang bong bóng, vách bong bóng xuất hiện chất dịch nâu đỏ.
Csaba et al. (1984) và khoa bệnh kí sinh cho rằng nguyên nhân là do protozoa.
Cá hồi tự nhiên tìm thấy lƣợng lớn giun tròn trong bóng hơi nhƣng đây không
là mầm bệnh quan trọng. Ngoài ra, sự nhiễm khuẩn thƣờng xuyên có thể gây
ra sƣng bóng hơi. Một bệnh đặc trƣng khác của bóng hơi có thể do nguồn gốc
gen xuất hiện trên loài cá sóc. Khi sự phát triển của bóng hơi giảm thì cá
không giữ đƣợc thăng bằng trong nƣớc (trích dẫn bởi Roberts và Rodger,
2000).
Cá chết và hấp hối hầu hết bóng hơi trƣơng phồng do hoại tử thần kinh
– hay bệnh virus màng lƣới não ở cá biển (Viral nervous Necrosis - VNN
/Viral encephalopathy and retinopathy - VER) là b ệnh cấp tính xuất hiện từ
10


trại ƣơng giống. Tác nhân gây bệnh là Betanodavirus hình cầu, có acid nhân là
ARN. Ấu trùng 10 – 25 ngày tuổi hoặc cá giống bỏ ăn, cá chết rải rác bơi lờ
đờ trên tầng mặt do bóng hơi trƣơng phồng. Cá nhiễm bệnh bơi lội mạnh
không định hƣớng, đầu chút xuống dƣới. Bệnh cấp tính hoặc thứ cấp tính ở cá
mú hƣơng hoặc cá mới nuôi lồng có dấu hiệu giống nhau. Cá bơi hỗn loạn
không định hƣớng, hàm dƣới có vết hoại tử do chà sát với lƣới. Nhiều cá có
màu đen và thƣờng bơi chậm chạp. Cá dƣới 20 ngày tuổi không thấy dấu hiệu
rõ, cá sau 20-45 ngày tuổi dấu hiệu bệnh cá yếu bơi gần tầng mặt, cá 45 ngày
– 4 tháng tuổi khi bị bệnh bơi không định hƣớng kém ăn hoặc bỏ ăn thân đen
xám, đuôi và vây chuyển sang màu đen, mắt đục hoặc bóng hơi trƣơng phồng
ra. Cá bệnh hoạt động yếu đầu treo trên mặt nƣớc hoặc nằm dƣới đáy bể. Cá

chết sau 3-5 ngày có dấu hiệu bệnh. (Bùi Quang Tề, 2006). Cá biển nuôi ở
Khánh Hòa cũng bị hoại tử thần kinh với màu sắc đen sậm bơi không định
hƣớng, bơi xoắn ốc đuôi cong và liệt cứng, bụng cá chƣớng to do bóng hơi
căng phồng, ruột không có thức ăn nhƣng thƣờng có dịch màu xanh lá cây .
Thân và nội tạng không dấu hiệu tổn thƣơng. Bệnh này gây chết nhiều ở cá
con và chịu tác hại nhiều hơn cá lớn. Các loài mắc bệnh này là cá mú, cá
chẽm, cá giò (Đỗ Thị Hòa và ctv, 2008).
Cá song chấm nâu nuôi thƣơng phẩm ao đất bi ̣viêm bóng hơ i với các
triệu chứng căng bong bóng, bụng căng phồng, có các bong bóng nhỏ trong lá
mang. Khi nhiễm bệnh cá thƣờng bơi chút đầu xuống hoặc hƣớng lên trên mặt
nƣớc, cá bị nổi một cách thụ động mà không thể lặn xuống đáy đƣợc. Giải
phẫu nội tạng cá thấy bong bóng chiếm khoảng 3/4 khoang bụng. Hiện tƣợng
này xuất hiện khi có mƣa rào lớn, dẫn đến hiện tƣợng cá chết khá nhiều trong
các ao nuôi. Đến nay, chƣa xác định đƣợc nguyên nhân và chƣa có biện pháp
phòng trị (Lê Xuân, 2004).
Theo Bùi Quang Tề (2006), bệnh viêm bóng hơi ở cá chép (SBI) có
trạng thái ngạt thở, tách đàn, bơi ở tầng mặt hoặc chết chìm ở tầng đáy. Cá mất
thăng bằng bơi không định hƣớng, mang, mắt và da có hiện tƣợng xuất huyết.
Cơ thể có màu tối, những chỗ viêm có nhiều chất nhầy, mắt lồi nhẹ, mang
nhợt nhạt, các tơ mang dính bết lại. Máu loãng chảy ra từ hậu môn, bụng
trƣớng to. Giải phẫu bên trong xoang bụng, cho thấy hiện tƣợng xuất huyết
trên bề mặt các nội tạng, trong ổ bụng có dấu hiệu tích nƣớc, bóng hơi xuất
huyết và teo dần một ngăn, xoang bụng chứa nhiều dịch nhờn. Tác nhân gây
bệnh là Rhabodovirus carpio. Bệnh xảy ra vào mùa có nhiệt độ thấp, thƣờng
vào cuối đông đầu xuân ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam, trong các ao nuôi cá
thịt hay cá bố mẹ đều có thể gặp bệnh này. Thời tiết, khí hậu và chất lƣợng
môi trƣờng ao nuôi là các điều kiện cần thiết, có thể làm suy giảm hệ thống
11



miễn dịch ở cá nuôi, tạo điều kiện cho bệnh này bùng phát và gây tác hại.
Ngoài ra tác động cơ học do nhốt giữ mật độ cao hay do ký sinh trùng gây
thƣơng tổn cũng là điều kiện cho sự xâm nhập và gây bệnh của virus. Bệnh
xuất hiện ở Châu Âu, Liên Xô cũ, Bắc Mỹ, Trung Quốc, và Việt Nam. Năm
1977-1980, bệnh viêm bóng hơi ở cá chép Hung bố mẹ nhập vào Việt Nam tại
Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I và gây tỷ lệ chết cao.
2.4 Những nghiên cứu mô học trên động vật thủy sản
Từ khi học thuyết tế bào ra đời, cùng với sự hoàn thiện chiếc kính hiển
vi và kỹ thuật hiển vi đã đƣa mô học phát triển mạnh. Đến cuối thế kỷ XIX,
bắt đầu thời kỳ phát triển rầm rộ của khoa học mô tả. Những thành công lớn
trong kỹ thuật mô học nữa sau thế kỷ XIX là việc chế tạo ra máy cắt lát mỏng
nghiên cứu tỉ mỉ cấu trúc vi thể của tế bào và mô (Phạm Phan Địch, 1988).
Theo Roberts (1995), việc phân tích mô bệnh học vi thể là nghiên cứu những
thay đổi diễn ra trong mô cơ thể trong suốt quá trình bệnh. Những thay đổi này
thƣờng là những đặc điểm đặc trƣng của cơ thể và nó góp phần không nhỏ vào
việc xác định ra tác nhân gây bệnh.
Những thay đổi mô học đƣợc xem là chỉ thị sinh học trong việc đánh
giá sức khỏe cá tiếp xúc với tác nhân gây hại (Thophon et al., 2003). Một
trong những lợi thế lớn của việc sử dụng chỉ thị sinh học mô học trong kiểm
soát môi trƣờng là kiểm tra đƣợc những cơ quan đích nhƣ mang, thận và gan,
mà chúng là những cơ quan có chức năng quan trọng nhƣ bài tiết, hô hấp
(Gernhofer et al., 2001).
Đề cập đến các công trình nghiên cứu mô học đã có không ít những nhà
khoa học nghiên cứu về lĩnh vực này nhƣ Chinabut và limsuwan (1983)
nghiên cứu mô học trên cá trê trắng (Clarias batrachus) nhiễm vi khuẩn
Aeromonas hydrophila. Kết quả quan sát đƣợc gan, thận sau bị thoái hóa, hoại
tử, tỳ tạng bị xung huyết, mô liên kết gia tăng, các tế bào lympho giảm đi ở
một số cá bị nhiễm khuẩn, thận trƣớc xuất huyết và hoại tử. Bên cạnh đó Nash
và ctv (1986), có nghiên cứu bệnh vi khuẩn có liên quan đến dịch bệnh trên cá
bống mú và cá chép, tác giả sử dụng phƣơng pháp mô học để xác định những

thay đổi vi thể trên các cơ quan khi bị vi khuẩn tấn công. Kết quả nghiên cứu
cho thấy lớp biểu mô da bị thoái hóa, vẩy bị mất lớp bì và trung tâm các bó cơ
bị xuất huyết, hoại tử và các tế bào bị sƣng viêm. Trên thận và tỳ tạng xuất
hiện các vùng mô tạo máu bị hoại tử rải rác ở các trung tâm hoại tử. Ở cả gan,
thận, tỳ tạng, tuyến tụy đều cho thấy sự gia tăng của các đại thực bào sắc tố.
Supranee và Robert (1999), viết tài liệu về bệnh cá và mô học ở cá
bệnh lở loét (EUS). Tác giả miêu tả dấu hiệu bệnh lý và những thay đổi cấu
12


trúc tế bào của đối tƣợng nhiễm bệnh. Do cá bệnh lở loét có nhiều tác nhân sơ
cấp và cơ hội xâm nhập gây bệnh (nấm, vi khuẩn) nên tác giả đã chia thành 5
dạng biểu hiện của bệnh tƣơng ứng với từng dạng sẽ có những biến đổi cấu
trúc mô.
Ở Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu trong lĩnh vực mô học chủ
yếu trên đối tƣợng nuôi phổ biến hiện nay. Nguyễn Quốc Thịnh và ctv (2004)
đã có những nghiên cứu trên cá tra trắng gan, thể hiện nhiều thay đổi về mặt
cấu trúc, đặc biệt ở gan, thận, tỳ tạng có hiện tƣợng xung huyết, xuất huyết và
nhiều vùng bị hoại tử trầm trọng xuất hiện ở hầu hết các vùng chức năng của
các cơ quan. Vi khuẩn cũng đã đƣợc tìm thấy trên mẫu mô của các cơ quan
này, những vi khuẩn này tạo thành bó ở rìa các vết hoại tử. Đồng thời ở mang
cá bệnh có sự dính lại của các tia mang làm cản trở hoạt động hô hấp của cá.
Bóng hơi cá hồi (Chinook) chƣ́a đầ y dich
̣ sê ̣t có mùi thố i khi ki ểm tra
mô học thấy xuất hiện mô ̣t vài chỗ viêm nhỏ trên bóng hơi , đă ̣c biê ̣t có thêm
phù vỏ mạch máu và lớp dƣới màng nhày . Ngoài ra, mô ho ̣c bóng hơi cá chình
Châu Âu nhiễm Anguillicola crassus thấ y có sƣ̣ tăng biể u mô , giản và nghẽn
mạch máu; và sự hiện diện của giun, trƣ́ng, ấu trùng trong khoan bóng hơi . Ấu
trùng cũng đƣợc tìm thấy ở lớp dƣới biểu mô và bên ngoài thì b ị sƣng viêm,
phù nề, sơ hóa (Lumsden, 2006).

Ngoài ra, mô bệnh học cũng đƣợc ứng dụng nhằm đánh giá sự hiện
diện của nấm trong các mẫu bệnh phẩm. Một số phƣơng pháp thƣờng đƣợc sử
dụng nhƣ nhuộm Heamatoxylin và Eosin (H&E), nhuộm Grocott´s và nhuộm
PAS. Nhuộm Grocott´s sƣ̉ d ụng methenamine-siver để xác định sự hiện diện
của nấm trong các mẫu mô với các sợi nấm bắt màu nâu và đen. Hơn nữa,
nhuộm bằng acid Periodic-Schiff (PAS-light green) cũng thƣờng đƣợc ứng
dụng với các sợi nấm màu hồng và đỏ trong mô bệnh học (Duc và Hatai,
2009). Nghiên cứu cho thấy tôm he Nhật Bản, tôm hùm nƣớc ngọt và tôm sú
bệnh đen mang do Fusarium sp. dễ dàng thấy đƣợc sự hiện diện của bào tử và
sợi nấm trên các mang bệnh khi nhuộm H&E, PAS, và Grocott’s
(Rhoobunjongde et al., 1991).
Khi kiểm tra mô học trên cá vàng cảm nhiễm Fusarium oxysporum thì
các tế bào cơ bị thoái hóa, hoại tử với nhiều tế bào viêm và cũng tìm thấy sợi
nấm trên mô. Tế bào gan bị phù. Sự xung huyết và nghẽn mạch máu cũng xuất
hiện. Cuống bào tử đính có thể xâm nhập vào mạch máu. Ngoài ra, mô gan bị
viêm nặng, thận xung huyết và một phần bị hoại tử. Mạc treo bị bong tróc. Họ
cho rằng nếu sợi nấm xâm nhập vào màng nhầy và xâm nhập vào chất nền thì
mạch máu có thể là mục tiêu xâm nhập quan trọng. Hoại tử sẽ lan rộng ra
13


xung quanh các mạch máu. Khi sợi nấm đã xâm nhập vào mạch máu, chúng
có thể gây ra nghẽn mạch. Những mô hoại tử là nơi thích hợp để Fusarium lan
rộng và làm tăng nhanh sự lây nhiễm. Cá bị nhiễm bệnh có thể chết vì khó thở
(Ke Xiao-Li et al., 2010).

14



×