Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

BẢN CHẤT của CHIẾN TRANH CÔNG NGHỆ CAO và một số vấn đề TRONG CHIẾN TRANH NHÂN dân bảo vệ tổ QUỐC xã hội CHỦ NGHĨA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.98 KB, 23 trang )

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU

1

1.1
1.2

2

2
CHIẾN TRANH CÔNG NGHỆ CAO VÀ BẢN CHẤT
CỦA NÓ
Chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao
Bản chất của chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ
cao
MỘ SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ
QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG ĐIỀU KIỆN

3

3
8

13

HIỆN NAY
2.1



Tính chính nghĩa của cuộc chiến tranh

13

2.2

Con người trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc

15

2.3

Nghệ thuật tác chiến

17

Giáo dục, huấn luyện nâng cao trình độ, khả năng tác
2.4

chiến của lực lượng vũ trang, đáp ứng yêu cầu của sự

19

nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
KẾT LUẬN

23

TÀI LIỆU THAM KHẢO


24

1


MỞ ĐẦU
Ngày nay, trên thế giới đang diễn ra nhiều biến đổi sâu sắc về kinh
tế, chính trị-xã hội, văn hoá và khoa học, nhân loại chứng kiến được nhiều
điều kỳ diệu và khả năng to lớn. Đồng thời nhân loại phải giải quyết nhiều
vấn đề cấp thiết, nhức nhối quan hệ đến sự tồn tại và phát triển của từng
quốc gia, dân tộc và cộng đồng thế giới. Bên cạnh nguy cơ đói nghèo, cạn
kiệt tài nguyên thiên nhiên, bệnh tật, ô nhiễm môi trường sinh thái là nguy
cơ chiến tranh. Chiến tranh công nghệ cao đã trở thành hiện thực trong đời
sống nhân loại. Đó là việc sử dụng, áp dụng những thành tựu mới nhất của
cách mạng khoa học công nghệ hiện đại vào chiến tranh, bao gồm việc cải
tiến vũ khí, khí tài, thay đổi phương thức tiến hành, quy mô và hình thức
chiến tranh.
Các cuộc chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao đã và đang đặt ra
nhiều vấn đề mới trong nghiên cứu đặc điểm, dự báo xu thế phát triển của
chiến tranh trong thời đại mới và sự tác động của nó đến tinh thần của quần
chúng nhân dân, của quân đội nhân dân Việt Nam trong xây dựng nền quốc
phòng toàn dân cũng như trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.
Trên tinh thần ấy, trong quá trình học tập, cũng như quá trình nghiên
cứu tham khảo về một số cuộc chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao gần
đây. Em chọn chủ đề : “bản chất của chiến tranh công nghệ cao và một số
vấn đề trong tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa hiện nay” làm nội dung viết tiểu luận môn học. Mục đích của
tác giả tiểu luận nhằm bước đầu tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của cuộc

chiến tranh công nghệ cao, gắn những vấn đề kiến thức của môn học vào
phân tích, đánh giá một cuộc chiến tranh hiện đại, đồng thời xác định rõ
2


nhận thức và đưa ra những vấn đề cơ bản của việc tiến hành chiến tranh
nhân dân và xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình mới.
1. CHIẾN TRANH CÔNG NGHỆ CAO VÀ BẢN CHẤT CỦA NÓ.
1.1. Chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao.
Chiến tranh trong thời đại hiện nay đang diễn ra rất phong phú, phức
tạp. Nó là cuộc đấu tranh toàn diện cả kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao,
tâm lý, tư tưởng giữa các bên tham chiến, là sự thử thách sức mạnh tổng
hợp, sức mạnh của một quốc gia, một chế độ xã hội. Phương thức tiến hành
chiến tranh đã có sự kết hợp chặt chẽ bạo lực vũ trang với phi bạo lực vũ
trang, chiến lược "diễn biến hòa bình"...Tuy nhiên xem xét khía cạnh riêng
cuộc chiến tranh công nghệ cao hiện nay, mà tiêu biểu là chiến tranh Vùng
Vịnh (1991), Nam Tư (1999), áp-ga-ni-xtan (2001) và I-rắc (2003), Libi
(2012), Sirya (2015)... cuộc chiến tranh công nghệ cao hiện nay mang những
đặc điểm cơ bản đó là.
* Về vũ khí, khí tài,
Theo các chuyên gia quân sự, một cuộc chiến tranh hiện nay được
gọi là “chiến tranh công nghệ cao” phải thỏa mãn hai điều kiện. Thứ nhất,
phải sử dụng vũ khí công nghệ cao. Thứ hai, vũ khí đó phải ảnh hưởng to
lớn đến tiến trình chiến tranh, tạo ra phương thức tác chiến mới.
Sự phát triển của các ngành khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là
một số lĩnh vực mũi nhọn như điện tử, tin học, vật liệu mới, năng lượng,
công nghệ gen...đã tác động không chỉ mang tính quyết định đến vũ khí
trang bị kỹ thuật mà còn quyết định đến sự phát triển của loài người. Trong
những cuộc chiến tranh gần đây, những loại vũ khí trang bị kỹ thuật tân tiến
nhất đã được đưa vào thử nghiệm và sử dụng như: Máy bay tàng hình

F117A, Máy bay A-10A, Bom dẫn lade, bom xuyên bê tông dẫn băng lade28, Máy bay Tomado-GRI với bom dẫn đường JP233, trực thăng AH-64 với
tên lửa Hellfire, tên lửa hành trình Tomahawk, hệ thống rocket di động TOS,
những loại bom sử dụng hệ thống định vị toàn cầu để nhắm mục tiêu, bom
KHB dẫn đường, tên lửa dẫn đường KH2TG, máy bay siêu thanh SU3


34......Cùng với hàng loạt các loại vũ khí hủy diệt lớn như hạt nhân, hóa học,
sinh hoạc, phóng xạ....đang tồn tại ở nhiều quốc gia vẫn đang là ẩn số cho
các cuộc chiến tranh công nghệ cao hiện nay và dường như chưa có dấu hiệu
dừng lại....
Những loại vũ khí đó, trước tiên là sự cải tiến vũ khí thông thường
thành vũ khí có điều khiển, có tầm bắn xa, độ chính xác cao, sức công phá
lớn và sử dụng trong mọi điều kiện thời tiết, địa hình… Đồng thời, đó cũng
là vũ khí, khí tài mới như: vũ khí phóng xạ, vũ khí xung điện tử, vũ khí hạ
âm, vũ khí chùm tia, chùm hạt, vũ khí địa - vật lý, vũ khí hoá học, khí tài
tàng hình… có khả năng định vị, nhận dạng, bám sát một số lớn mục tiêu
trong một không gian rộng lớn và thời gian dài với hiệu quả cao, khả năng
truyền dẫn, xử lý chính xác, cùng các loại vũ khí, khí tài có khả năng cơ
động cao, được bố trí phân tán tới mức độ cực đại cả trên mặt đất, tàu biển,
máy bay và vũ trụ.

Trong chiến tranh Vùng Vịnh, vũ khí, trang bị công

nghệ cao được sử dụng chiếm tỷ lệ 80%, chiến tranh Nam Tư 90%, Áp-gani-xtan 56% và ở I-rắc là 69%, Nga tham gia không kích tại Syria với gần
như 100% vũ khí tân tiến nhất thế giới hiện nay. Trong ngày đầu tiến công Irắc, Mỹ đã phóng 500 tên lửa chống ra đa HARM. Sau 25 ngày tiến công,
liên quân Anh-Mỹ đã thực hiện 34.000 phi vụ tiến công đường không, sử
dụng 1000 tên lửa hành trình (trong đó có 800 tên lửa Tomahawk), 70% số
bom đạn trên là có điều khiển. Đặc biệt là, tác chiến điện tử và công nghệ
thông tin được ứng dụng rộng rãi đã tạo ra sự vượt trội về khả năng trinh sát,
gây nhiễu điện tử, chế áp hệ thống thông tin chỉ huy và hệ thống phòng

không của đối phương. Chỉ trong 10 ngày không kích Syria, Nga đã làm chủ
được tình hình, trong 5 tháng Nga đã thực hiện 9000 cuộc không kích, phá
hủy đa số các cơ sở của nhà nước hồi giáo tự xưng (IS).....
Có thể dễ nhận thấy, ưu thế về vũ khí, trang bị công nghệ cao tập
trung vào một số nước chủ động trong chiến tranh. Sự không đối xứng thể
hiện áp đảo cả về chất lượng và số lượng vũ khí, trang bị được sử dụng, và
thông thường khi đánh giá về tâm lý của dư luận thế giới trong một cuộc
4


chiến tranh mà một bên tham chiến là các nước có ưu thế vượt trội về vũ khí
công nghệ cao, thì phần thắng thuộc về ai là điều có thể biết trước được.
Chính vấn đề này cũng đặt ra những yêu cầu mới trong huy động sức mạnh
tổng hợp, xây dựng niềm tin vững chắc để đối phó với chiến tranh sử dụng
vũ khí công nghệ cao bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay,
nhất là việc tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc trong điều
kiện mới.
* Về chỉ huy, chiến thuật và không gian tác chiến.
Do ranh giới chiến lược, chiến dịch, chiến thuật không còn rõ ràng,
từ cấp chiến lược có thể biết được vị trí chuẩn xác và chỉ đạo đến hành động
của từng binh sĩ trên chiến trường, quyền của tướng tại ngoại bị triệt tiêu,
hình thành hệ chỉ huy kép (trinh sát - tiến công). Tổ chức chỉ huy được tự
động hóa cao. Hệ thống C4I (chỉ huy - kiểm soát- truyền thông - máy tính tình báo) đã liên kết hữu cơ các khâu trong quá trình nắm bắt, xử lý các tình
huống và nâng cao hiệu quả, khả năng chỉ huy. Điều đó đã bảo đảm cho
công tác chỉ huy diễn ra thuận lợi, nhanh chóng từ chỉ huy toàn mặt trận đến
các phân đội chiến thuật, kể cả trong những trường hợp vượt cấp.
Tác chiến không - bộ - biển khó phân biệt do sự hoà nhập ngày càng
cao. Tác chiến điện tử và thông tin được coi là hình thức tác chiến rất quan
trọng, thay vì tiêu diệt một số mục tiêu bằng hoả lực, cho phép tiêu diệt tiềm
năng chiến đấu của đối phương không có súng nổ. Như vậy, khái niệm ngày

N, giờ G để “khai hoả” cũng có nhiều vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu.
Sự thay đổi về vũ khí, khí tài tất yếu đưa đến những thay đổi về tác
chiến ngay từ trong quan niệm. Quan niệm chiến trường không còn như
trước. Chiến trường trong tác chiến công nghệ cao trở nên “trong suốt”
không phụ thuộc vào ngày hay đêm, thời tiết tốt hay xấu, địa hình thuận lợi
hay bất lợi. Như vậy, ưu thế của những đạo quân thiên về đánh đêm bị vô
hiệu hoá và vấn đề bố trí lực lượng, nguỵ trang, nghi binh, cơ động… không
theo các nguyên tắc cũ.
Do vũ khí, khí tài được phân tán ở mức độ cực đại và khả năng đánh
trực tiếp, mau lẹ, hiệu quả tất cả các mục tiêu chiến lược của đối phương,
5


nên khái niệm phòng tuyến, hậu phương, tiền tuyến không còn nguyên
nghĩa. Tuy nhiên, chiến tranh công nghệ cao không có nghĩa là đoạn tuyệt
triệt để với phương thức tác chiến thông thường. Vì vậy, bố trí lực lượng có
chiều rộng, chiều sâu, thành khu vực phòng thủ… phải có sự xem xét trong
tương quan chung.
Không gian tác chiến mở rộng, thời gian ngắn, thời điểm bất ngờ.
Ngay từ những ngày đầu chiến tranh, Mỹ và đồng minh đã sử dụng hỏa lực
tiến công trên toàn tuyến, trong suốt chiều sâu đất nước, vào các mục tiêu
trọng yếu về quân sự, kinh tế, chính trị của đối phương. Thời gian diễn ra
cuộc chiến tranh Vùng Vịnh là 42 ngày, chiến tranh Nam Tư 78 ngày, chiến
tranh I-rắc 25 ngày và chiến tranh áp-ga-ni-xtan là 100 ngày. Nga can thiệp
quân sự tại Syria trong 5 tháng.
* Về lực lượng,
Lực lượng trực tiếp tham gia tác chiến phải có trình độ cao và đa
dạng, có cả những người không phải là nhân viên quân sự bởi các nhà khoa
học trở thành lực lượng trực tiếp tham gia tác chiến. Điều đó cũng có nghĩa
là chiến tranh công nghệ cao huy động tất cả các lực lượng cần thiết trong

dân cư ở diện rộng. Tính chất xã hội hoá của chiến tranh ngày càng cao, thì
vấn đề kết hợp kinh tế với quốc phòng tuy vẫn giữ vị trí trung tâm nhưng
cùng với nó việc kết hợp quốc phòng với các lĩnh vực khác như chính trị,
văn hoá, pháp luật, văn học nghệ thuật… là công việc không thể thiếu.
Trong tác chiến công nghệ cao, tổ chức lực lượng phải phù hợp (gọn
nhẹ, giảm tối thiểu khâu trung gian, cơ động cao đến mức biến hoá, sức
chiến đấu cao đến tối đa…; huấn luyện dựa trên áp dụng kỹ thuật mô phỏng
tiên tiến, từ mô phỏng riêng lẻ đến hệ mô phỏng và các mô hình chiến
trường năng động đưa lại hiệu quả huấn luyện tối ưu, sát với tác chiến thực.
*Kết hợp nhiều hình thức, thủ đoạn chiến tranh
Tuy đối kháng về quân sự là chủ yếu nhưng chiến tranh hiện đại ngày
càng mang tính toàn diện, trên các mặt kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn
hóa, xã hội... Dùng các biện pháp ngoại giao, tuyên truyền rộng rãi, nhằm
tìm kiếm sự ủng hộ của dư luận thế giới. Đặc biệt coi trọng chiến tranh tâm
6


lý bằng các biện pháp như phát sóng phát thanh, truyền hình, thả truyền đơn,
dùng ô tô, máy bay chở lương thực, thuốc men cấp phát để mua chuộc người
dân... Mục đích chính là gieo rắc tư tưởng hoài nghi về chế độ đương thời,
gây chia rẽ giữa lãnh đạo với nhân dân, giữa quân đội với chế độ; làm giảm
sút ý chí quyết tâm của lực lượng vũ trang đối phương. Mặt khác, tổ chức
hỏa lực phá hủy, làm tê liệt hệ thống phát thanh, truyền hình của đối
phương.
Tuy nhiên, qua những cuộc chiến tranh trên cũng cho thấy một số
nhược điểm, hạn chế khó khắc phục của vũ khí công nghệ cao. Hiệu quả của
vũ khí công nghệ cao phụ thuộc nhiều vào địa hình. ở địa hình đồi núi, khả
năng phát huy hiệu quả của vũ khí, trang bị công nghệ cao sẽ bị giảm. Khả
năng phân biệt trận địa, vũ khí giả, nghi binh của đối phương là một điểm
yếu, khó có thể khắc phục. Những yếu tố như mật độ hỏa lực cao, khả năng

hủy diệt lớn, chỉ phát huy khi đối phương tập trung lực lượng, phương tiện
với mật độ cao. Nếu lực lượng của đối phương phân tán, cơ động, di chuyển
linh hoạt, ngụy trang kín đáo thì các cuộc tiến công của hỏa lực sẽ bị hạn chế
đáng kể. Mặt khác, nếu cuộc chiến tranh kéo dài sẽ dẫn đến bị sa lầy. Với
việc ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin ở nhiều khâu trong tác chiến,
nên nếu bị tiến công bằng tin học, phá hoại trên mạng, gây nhiễu... hoặc chỉ
một sai sót nhỏ có thể dẫn đến sai lầm trong hệ thống điều khiển, ảnh hưởng
đến hiệu quả tác chiến. Ngoài ra, do binh sĩ phải chiến đấu ở chiến trường
xa, địa hình, thời tiết không quen thuộc nên sức khỏe bị ảnh hưởng….
Vấn đề là ở chỗ, trong chiến tranh công nghệ cao, dù đối phương có
thể kiểm soát trên không, trên biển, vũ trụ. Nhưng mặt đất vẫn là nơi chiến
trường chính, khi đó lục quân vẫn giữ vai trò thiết yếu trong quyết định kết
cục của chiến tranh. Cùng với đó, môi trường sử dụng vũ khí trang bị cũng
đa dạng, phức tạp, chiến tranh công nghệ cao cũng có thể bị chế phục bởi
công nghệ cao.
1.2. Bản chất của chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao.

7


Để đánh giá đúng bản chất chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao
trong giai đoạn hiện nay, chúng ta luôn quán triệt sâu sắc tư tưởng của
Lênin. Người viết: Làm thế nào để tìm ra bản chất thực sự của chiến tranh,
làm thế nào để xác định được bản chất đó, và chính Lênin cũng tự trả lời:
Chiến tranh là tiếp tục của chính trị. Phải nghiên cứu chính trị được tiến
hành trước chiến tranh, chính trị đang dẫn đến và đã dẫn đến chiến tranh.
Lênin đã chỉ ra phương pháp luận khoa học để xem xét bản chất
chiến tranh, tức là phải phân tích toàn bộ các quan hệ kinh tế - xã hội và
chính trị ở trong nước hay trong hệ thống các nước tiến hành chiến tranh.
Khi phê phán các lãnh tụ của Quốc tế II, đem phép siêu hình thay thế cho

phép biện chứng để xem xét giải thích bản chất chiến tranh, Lênin đã đưa ra
công thức: ... Chiến tranh chỉ là một sự tiếp tục của chính trị bằng những
biện pháp khác (cụ thể bằng bạo lực). Đó là sự phát triển biện chứng công
thức của Clau-dơ-vít, một trong những cây bút vĩ đại viết về lịch sử chiến
tranh, những tư tưởng của ông đã được Hêghen làm cho phong phú thêm. Và
quan điểm của Mác-Ănghen luôn luôn cũng chính là như vậy, các ông coi
bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng đều là sự tiếp tục của chính trị của một số
cường quốc hữu quan nào đó - và của các giai cấp khác nhau trong nội bộ
những cường quốc đó - trong một thời gian nhất định.
Nhận rõ bản chất chính trị của chiến tranh tức là vạch rõ thực chất về
bản chất giai cấp của nó, xác định sự lệ thuộc của những mục đích chính trị
của chiến tranh đối với các lợi ích kinh tế và chính trị của các giai cấp và của
các nhà nước đang có sự xung đột. Chỉ có đứng trên lập trường của giai cấp
vô sản với phương pháp luận biện chứng duy vật mới thấy rõ được "chiến
tranh chẳng qua chỉ là chính trị từ đầu đến cuối, chỉ là sự tiếp tục thực hiện
cũng những mục đích đó, cũng do các giai cấp đó theo đuổi với những
phương pháp khác mà thôi". Cái chính trị mà chủ nghĩa Mác - Lênin quan
niệm là "Mối quan hệ giữa các dân tộc, các giai cấp". Lênin cũng khẳng
định: "Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế".
8


Quan niệm khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin đã nhận thức đúng
đắn bản chất của chiến tranh nói chung và chiến tranh trong thời đại hiện
nay.

Các cuộc chiến tranh mới nhất đang chứng minh các chân lý đó.

Như cuộc chiến tranh Nam Tư đã gây chấn động hết thảy các quan hệ quốc
tế lớn, nhỏ trước thềm thế kỷ 21. Bằng không trận với qui mô lớn nhất, với

những vũ khí hiện đại nhất của Mỹ và các nước trong khối Bắc Đại Tây
Dương hướng tới một quyền lực quốc tế. Cuộc chiến tranh này đã phá đi trật
tự thế giới đã được hình thành và đã "định vị" nền chính trị thế giới với một
trật tự mới rất đáng lo ngại. Thực chất cuộc chiến tranh Nam Tư là sự thử
nghiệm một chiến lược mới của Mỹ và NATO. Thực chất bản chất của
chiến tranh trong thời đại hiện nay là mối quan hệ biện chứng giữ chiến
tranh và chính trị là quan hệ giữa mục đích chính trị và phương tiện, thủ
đoạn, biện pháp thực hiện mục đích đó. Song hai yếu tố đó có vai trò không
ngang bằng nhau. Chính trị luôn giữ vai trò quyết định chiến tranh.
Chính trị định ra phương hướng, tính chất chuẩn bị cho một cuộc
chiến tranh cụ thể của một giai cấp, một nhà nước hay liên minh. Chính trị
quyết định mục tiêu, nhiệm vụ, những điều kiện vật chất, phương tiện, điều
kiện quốc tế, chuẩn bị dư luận, điều hòa các quan hệ xã hội trong nước và nó
kiểm soát sự mở đầu và phần lớn tiến trình chiến tranh, đề xuất và chỉnh lý
mục tiêu chiến lược trong từng giai đoạn, thông qua chiến lược nó tác động
đến những hình thức, phương thức cụ thể, qui mô cường độ, sử dụng lực
lượng trong đấu tranh vũ trang để thực hiện cho được ý đồ chính trị - quân
sự chung.
Chính trị quyết định cả quá trình chuẩn bị, tiến trình và kết thúc
chiến tranh. Khi chiến tranh kết thúc, kết quả của chiến tranh được chính trị
sử dụng để đề xuất những mục tiêu và nhiệm vụ mới của giai cấp, của xã
hội.
Ngược lại, chiến tranh có tác động trở lại to lớn đối với chính trị. Sự
tác động trở lại của chiến tranh ảnh hưởng cả đến quan hệ đối nội và đối
ngoại, cả đường lối chính trị đến đường lối chính trị và quan hệ quốc tế của
9


các bên tham chiến. Chiến tranh có thể làm thay đổi chính sách, thành phần
ban lãnh đạo, tình hình xã hội, các quan hệ xã hội và giải quyết hoặc làm sâu

sắc hơn các mâu thuẫn của các bên tham chiến. Chiến tranh là thước đo, là
tiêu chuẩn để kiểm tra toàn bộ sức sống của một chế độ chính trị - xã hội.
Mác đã từng cho rằng: chiến tranh đẩy cả nước vào cơn thử thách. Như
những xác ướp bị rữa ra tức khắc khi đưa ra ngoài không khí, chiến tranh
cũng tuyên án tử hình những cơ cấu xã hội không còn sức sống nữa. Chiến
tranh còn kiểm định đường lối chính trị đúng hay sai, nó biến mục đích
chính trị thành hiện thực, nó có thể làm cho các bên tham chiến phải điều
chỉnh lại liên minh do những điều kiện cụ thể hoặc do so sánh lực lượng chi
phối. Sự tác động trở lại của chiến tranh đối với chính trị diễn ra theo hai
chiều khác nhau, trong đó chủ yếu là sự tác động của kết quả tác chiến, của
chiến thắng hay thất bại của bộ đội trên chiến trường.
Sau chiến tranh Nam Tư gương mặt chính trị của thế giới mang dấu
ấn sâu sắc của chiến cuộc. Tổng thống Mỹ đã kiêu ngạo tuyên bố sau chiến
tranh rằng, từ nay nước Mỹ sẵn sàng can thiệp vào bất cứ ở đâu có sự đàn áp
sắc tộc và tôn giáo, rằng nước Mỹ kiên quyết làm điều đó ngay hôm nay,
ngày mai nếu tình hình đòi hỏi. Cái bản chất chính trị của cuộc chiến tranh
này biểu hiện rõ mục đích của Mỹ, một mặt muốn đưa lực lượng thân tín lên
nắm chính quyền để dễ bề thao túng, mặc khác muốn chứng tỏ sức mạnh
quân sự với thế giới, cảnh báo Nga, răn đe Trung Quốc. Cuộc chiến tranh Irắc (2003), Mỹ thực chất muốn thay đổi chế độ dưới thời tổng tống Saddam
Hussein, một chế độ Mỹ cho là “ngang bướng” không chịu nghe lời, thiết lập
chế độ thân Mỹ và kiểm soát nguồn dầu mỏ dồi dào của quốc gia vùng vịnh
này.
Ngay cả cuộc chiến tranh mới nhất hiện nay, khi Nga tham chiến tại
Syria (tháng 9/2015), Đây là lần đầu tiên Nga tiến hành một chiến dịch quân
sự ngoài biên giới sau khi rút quân khỏi Afghannistan và sau khi Liên Xô
sụp đổ vào năm 1991. Có thể thấy, bước đi của Nga đã được chuẩn bị và
tính toán kỹ lưỡng. Chiến dịch quân sự của Nga tại Syria sẽ giúp khởi động
10



lại tiến trình hòa bình để tìm ra giải pháp chung cho vấn đề ở Syria. Trong
khi vấn đề này hiện đang bị coi là bế tắc, chưa có một giải pháp nào xử lý
được cuộc khủng hoảng tại quốc gia này.
Sự trở lại của Nga ở vị trí trung tâm trên chính trường quốc tế với
nước cở Syria và Trung Đông đã được hé lộ thông qua mục đích của các
cuộc không kích của Nga. Nó không chỉ mang mục đích chống khủng bố
như chúng ta đã biết, mà còn để khẳng định lại vị thế và sức ảnh hưởng của
Nga đối với khu vực cũng như trên thế giới. Nga đã chứng minh sự trở lại
mạnh mẽ. Dường như, Nga đang làm chủ tình hình tại Syria, đẩy Mỹ và
phương Tây vào thể bị động. Trong các cuộc không kích của Nga cũng đã
“tế nhị” khoe khoang các loại vũ khí trang bị tân tiến nhất thế giới hiện tại,
với độ chính xác gần như tuyệt đối, khả năng sát thương mãnh liệt. Và cũng
từ cuộc tham chiến này, chúng ta có thể dự đoán được, bên cạnh những cuộc
hội đàm của tổng thống Putin sắp tới, luôn có những hợp đồng mua bán vũ
khí màu mỡ được soạn sẵn.
Như vậy, bản chất của chiến tranh công nghệ cao vẫn có hai yếu tố
quan hệ biến chứng với nhau, trong đó chính trị là yếu tố cơ bản luôn giữ vai
trò quyết định. Còn chiến tranh là công cụ thực hiện mục đích chính trị, có
tác động trở lại rất lớn đối với chính trị. Hai yếu tố tạo nên cấu trúc bản chất
cả chiến tranh luôn quan hệ biện chứng không thể tách rời và xem nhẹ yếu tố
nào. Cho nên nói bản chất chiến tranh là sự tiếp tục chính trị từ đầu đến cuối
bằng thủ đoạn khác (thủ đoạn bạo lực, thủ đoạn đấu tranh vũ trang). Đó là
quan điểm khoa học đúng đắn, là phương pháp luận tin cậy duy nhất, giúp
chúng ta xem xét và khẳng định các cuộc chiến tranh sử dụng vũ khí công
nghệ cao trong giai đoạn hiện nay, kể cả chiến tranh hạt nhân, chính trị trong
thời đại hiện nay, về thực chất là cuộc đấu tranh giai cấp không điều hòa
nhưng với thủ đoạn tinh vi và xảo quyệt hơn. Đó là vấn đề bất biến khi xem
xét sâu xa mọi cuộc chiến tranh theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Chính trị vẫn là mục đích, là nhân tố quyết định mọi đặc điểm cơ
bản nhất của cuộc chiến tranh, nó tác động sâu sắc đến khả năng phát sinh

11


chiến tranh, cũng như khả năng ngăn ngừa cuộc chiến tranh đó. Do vậy vấn
đề vừa có tính nguyên tắc, vừa là lập trường của người vô sản là sự khẳng
định bản chất của chiến tranh mà chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra vẫn còn
nguyên giá trị. Song các thuộc tính trong bản chất của chiến tranh không
phải là bất biến, mà nó có sự vận động và phát triển. Nên chúng ta phải nhận
rõ mặt ổn định tương đối và mặt vận động biến đổi của nó, có như vậy mới
phân tích đúng bản chất của các cuộc chiến tranh trong thời đại hiện nay.

2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC
VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY.

Chiến tranh công nghệ cao tuy có tạo ra những nét mới trong tác
chiến, khác hẳn về nguyên tắc vận hành so với chiến tranh thông thường,
nhưng rốt cuộc cũng chỉ là sự thay thế vũ khí, khí tài kém hiện đại bằng
những vũ khí, khí tài hiện đại hơn. Trong tương lai, chiến tranh bảo vệ Tổ
quốc (nếu xảy ra) ở nước ta sẽ là cuộc chiến tranh mà địch sử dụng vũ khí,
trang bị công nghệ là chủ yếu. Có thể, chúng ta tiến hành xây dựng nền quốc
phòng cũng như chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc với một xuất phát điểm
thấp hơn về mặt kinh tế, vũ khí công nghệ so với kẻ thủ. Song, sức mạnh của
chúng ta có được chính là tính chính nghĩa của cuộc chiến tranh, của những
con người Việt Nam với truyền thống hàng ngàn năm đánh giặc giữ nước,
của nghệ thuật quân sự, và của lực lượng vũ trang nhân dân ta đang ngày
một lớn mạnh, chính quy, hiện đại.
2.1. Tính chính nghĩa của cuộc chiến tranh.
12



Để đánh giá cuộc chiến tranh là chính nghĩa hay phi nghĩa bao
hàm nhiều yếu tố về chính trị, mặt đạo đức, chính trị, pháp luật... Trong
chiến tranh, mỗi bên tham chiến đều cố tình tìm cách chứng minh cuộc chiến
mà mình tiến hành là cuộc chiến tranh chính nghĩa. Tuy nhiên, Lênin đã
khẳng định: “đối với một người Mác xít, thì làm sáng tỏ tính chất của chiến
tranh là tiền đề cần thiết để giải quyết thái độ của mình đối với chiến
tranh...khi xác định tính chất xã hội của chiến tranh, ý nghĩa thực sự của
chiến tranh cần xuất phát không phải từ chỗ quân địch đứng ở đâu mà từ chỗ
cuộc chiến tranh đó là sự tiếp tục chính trị nào.
Như vậy chúng ta khẳng định, dù chiến tranh phát triển đến đầu thì
tính chất chính nghĩa và phi nghĩa vẫn không hề lẫn lộn. Kẻ đi xâm lược và
người chống xâm lược không bao giờ hoà nhập. Tính chất chính nghĩa và
phi nghĩa được phân định bởi mục đích cuộc chiến tranh. Dù nấp dưới bất kể
vỏ bọc nào, núp dưới danh nghĩa của bất kì tổ chức quốc tế nào (mà chúng
thao túng được) và dùng bất cứ kiểu chiến tranh gì thì hành động lấy thịt đè
người, cậy thế nước lớn ăn hiếp nước nhỏ cũng đều là phi nghĩa. Thực tế
cuộc chiến tranh công nghệ cao mà Mỹ sử dụng để đánh I-rắc, Nam Tư cho
thấy nó không thể xoá nhoà được tính chất phi nghĩa của kẻ xâm lược và
tính chất chính nghĩa trong việc bảo vệ độc lập dân tộc của các nước buộc
phải đối phó với cuộc chiến tranh này luôn luôn được dư luận tiến bộ đồng
tình ủng hộ.
Chiến tranh công nghệ cao thực chất chỉ là sự nâng cấp “kỹ thuật
xâm lược và giết người”. Bản chất chính trị của chiến tranh không hề thay
đổi, có tô vẽ bộ mặt của nó như thế nào thì các cuộc xâm lược, can thiệp vẫn
phô bày tính chất phi nghĩa. Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền của
các dân tộc trên thế giới bao giờ cũng là chính nghĩa. Chiến tranh công nghệ
cao không bao giờ là thứ vũ khí “tuyệt chiêu” không thể đánh bại.
Chúng ta tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc là một cuộc chiến
tranh tự vệ. Cuộc chiến tranh toàn dân chống kẻ thù xâm lược để bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa với tư cách là bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Mà

13


công cuộc bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa luôn có sự kết hợp chặt chẽ và biện
chứng giữa tính giai cấp, nhân dân và tính dân tộc sâu sắc... Cuộc chiến tranh
bảo vệ tổ quốc trong tương lai nếu xảy ra của chúng ta là cuộc chiến tranh
chính nghĩa. Và sức mạnh cũng từ đó mà ra, trong cuộc chiến tranh nhân dân,
cả nước là chiến trường, mỗi người dân là một chiến sĩ mà như Lê nin đã
khẳng định: Lòng tin vào cuộc chiến trang chính nghĩa, sự giác ngộ rằng cần
phải hy sinh đời mình cho hạnh phúc của những người anh em là yếu tố nâng
cao tinh thần của binh sĩ và là cho họ chịu đựng được những khó khăn chưa
từng thấy. Thực tiễn lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam là
minh chứng hùng hồn cho sức mạnh chính nghĩa khi tiến hành các cuộc chiến
tranh bảo vệ Tổ quốc.
Tính chất phi nghĩa, phi đạo đức của cuộc chiến tranh công nghệ cao
càng gia tăng bởi sự tàn phá, hủy diệt, hậu quả ghê gớm về người và của, về
môi trường sinh thái do chiến tranh gây ra. Điều đó càng làm dấy lên lòng căm
thù cao độ của toàn dân đối với kẻ thù, nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần đoàn
kết toàn dân, khơi dậy mạnh mẽ chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng
cách mạng trong mọi tầng lớp nhân dân, ý chí quyết chiến, quyết thắng, tinh thần
xả thân chiến đấu vì Tổ quốc. Mặt khác, chúng ta tiến hành cuộc chiến tranh
chính nghĩa bảo vệ tổ quốc còn tạo được sự đồng tình và ủng hộ của bạn bè,
các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Hiện nay, hòa bình hợp tác và
phát triển vẫn là dòng chảy chủ đạo trong đời sống của nhân loại. Đó là động
lực để xây dựng niềm tin tất thắng trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của
nhân dân ta. Cũng chính từ mục đích chính nghĩa của chúng ta khi tiến hành
cuộc chiến tranh nhân dân cũng như xây dựng nền quốc phòng toàn dân hiện
nay - một nền quốc phòng đủ mạnh, đủ sức để bảo vệ Tổ quốc đã tạo điều kiện
thuận lợi để chúng ta hạn chế các nguyên nhân làm nảy sinh chiến tranh, để giữ
vững môi trường hòa bình và đưa đất nước phát triển bền vững theo con đường

chủ nghĩa xã hội.
2.2. Con người trong chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc.
14


Con người vẫn là nhân tố quyết định trong chiến tranh công nghệ
cao. Sức mạnh khổng lồ của vũ khí, khí tài hiện đại không bao giờ khuất
phục được ý chí độc lập tự chủ của một dân tộc, cùng lắm nó cũng chỉ làm
được chức năng phá hoại cơ sở vật chất, giảm thiểu thương vong ở giai đoạn
đầu cho kẻ đi xâm lược. Thực tế cuộc chiến ở Nam Tư khẳng định nhân tố
quyết định trên chiến trường vẫn phải là con người, là lục quân. Sự xuất hiện
lục quân ở đây được nguỵ trang bằng sắc phục “đội quân gìn giữ hoà bình”,
“cảnh sát dân sự”… chỉ là giấu đầu hở đuôi trong việc trấn an tâm lý sợ
thương vong của người dân Mỹ (vì dư hậu của các cuộc chiến tranh trước
đây đã rất nặng nề và xu hướng ít con trong các gia đình đã làm người dân
Mỹ càng quan tâm hơn đến tính mạng của con em mình). Trên một khía
cạnh khác, với so sánh về sức mạnh quân sự và vũ khí kỹ thuật, Nam Tư còn
thua kém NATO. Song với tinh thần quật cường Nam Tư đã đứng vững
trong không kích ác liệt của NATO. Điều đó chứng tỏ rằng vai trò chính trị
tinh thần con người và nghệ thuật tác chiến vẫn được phát huy mạnh mẽ
trong chiến tranh công nghệ cao.
Trong lịch sử chống ngoại xâm, dân tộc ta đã nhiều lần đánh bại
những đạo quân xâm lược hùng mạnh, được trang bị tối tân hơn ta gấp nhiều
lần. Chiến tranh công nghệ cao là một thách thức mới. Nhận thức đúng đắn
về nó là điều hết sức cần thiết như V. I. Lê-nin đã từng dạy: Mọi người đều
đồng ý rằng một đội quân mà không học cách sử dụng tất cả những loại vũ
khí, tất cả những phương pháp và thủ đoạn đấu tranh mà kẻ thù sẵn có hay
có thể có thì đó là một điều ngu xuẩn, thậm chí là một tội ác nữa. Mà đối với
chính trị thì chân lý này lại quan trọng hơn là đối với nghệ thuật quân sự. Về
chính trị, người ta càng khó biết trước được thủ đoạn đấu tranh nào có thể

thích dụng và có lợi cho chúng ta, trong hoàn cảnh tương lai này hay hoàn
cảnh tương lai khác. Điều này giúp chúng ta càng hiểu rõ hơn tư tưởng “lấy
đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” của cha ông xưa.
Trong điều kiện chiến tranh công nghệ cao, chiến tranh nhân dân
15


của ta vẫn không hề mất đi sức mạnh và tính ưu việt của nó. Trước hết là do
ý chí, khả năng chiến đấu của toàn dân, những con người luôn cầm mọi thứ
vũ khí đánh giặc mọi lúc, mọi nơi. Thứ hai là khả năng trí tuệ, mưu mẹo diệt
địch có truyền thống của con người Việt Nam. Trong mấy cuộc kháng chiến
vừa qua, ta đều phải đối chọi với các quân đội đế quốc có vũ khí vừa nhiều,
vừa hiện đại hơn, kể cả vũ khí công nghệ cao. Những khả năng ấy, những
kinh nghiệm ấy có thể và cần phải được nhân lên nhiều lần trong hoàn cảnh
mới. Nếu như phải dùng đến chiến tranh để bảo vệ Tổ quốc thì sức mạnh của
chúng ta vẫn là sức mạnh của chiến tranh nhân dân, nhưng là chiến tranh
nhân dân trong điều kiện hiện đại, với những con người hiện đại.
Qua đấu tranh giữ nước và dựng nước, Đảng ta đă bồi dưỡng và xây
dựng được một thế hệ người lao động mới cả chân tay và trí óc, đông đảo
năng động và gắn bó với sự nghiệp cách mạng. Và ngày nay dân trí đă thay
đổi, có bước tiến về chất lượng. Chính điều đó lại tạo nên sự thay đổi về chất
lượng đối với công cuộc bảo vệ Tổ quốc cũng như tiến hành chiến tranh
nhân dân khi có tình huống. Nó tạo điều kiện làm mất thế độc quyền về khoa
học và về trí tuệ của kẻ xâm lược, những kẻ vốn ỷ vào ưu thế công nghệ.
Chúng ta hoàn toàn có khả năng xây dựng một đội ngũ cán bộ khoa học và
kỹ thuật có đủ trình độ không chỉ để đối phó với khả năng công nghệ mới về
khoa học và công nghệ cho chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu.
Việc hiện đại hóa chiến tranh nhân dân theo khả năng của ta là hoàn
toàn hiện thực. Điều đó sẽ tạo cho chiến tranh nhân dân có sức sống mới, thu
hút và lợi dụng yếu tố tiến bộ của thời đại. Rõ ràng, chiến tranh nhân dân

không hề đối lập với tiến bộ khoa học và công nghệ quân sự mới. Việc phát
huy các thành tựu khoa học công nghệ ứng dụng vào trong sản xuất, hoạt
động quân sự, cũng như đào tạo được đội ngũ chuyên gia có trình độ cao sẽ
là nền tảng để khi tiến hành chiến tranh, ngay lập tức chúng ta có thể huy
động lực lượng, đáp ứng những đòi hỏi cao của một cuộc chiến tranh hiện
đại.
16


Con người, xã hội luôn vận động và phát triển, chiến tranh cũng theo
đó mà thay đổi phương thức một cách khả biến. Tuy nhiên chính con người
làm nên lịch sử vai trò của quần chúng nhân dân luôn giữ vai trò quyết định
đến vận mệnh của một dân tộc. Vì vậy, chúng ta không bao giờ được tầm
thường hoá, không biến chiến tranh nhân dân thành một khái niệm xơ cứng,
một khẩu hiệu mang tính động viên thuần tuý, mà khi nghiên cứu phải xuất
phát từ xã hội và con người cụ thể, tìm ra tiềm năng đích thực.
2.3. Nghệ thuật tác chiến
Lịch sử giữ nước của dân tộc ta đă khẳng định một đặc trưng cơ
bản của nghệ thuật quân sự Việt Nam, đó là nghệ thuật buộc kẻ thù đánh
theo lối đánh của ta, khiến chúng không phát huy được sở trường khác, với
đối thủ khác. Nghệ thuật đánh giặc trong tác chiến của chúng ta dù phôi thai
song nhất định không thể nằm ngoài đặc trưng đó. Trần Hưng Đạo, người
anh hùng dân tộc, ba lần đại thắng quân Nguyên, đă dặn lại: "... giặc cậy
trường trận, ta cậy đoản binh, dĩ đoản chế trường là sự thường trong binh
pháp...". Ta có thể hiểu lời di chúc đó không phải là đua theo những cái
mạnh của địch, đánh theo cách đánh của địch, mà lấy binh nhỏ, binh ít dùng
nhiều trận nhỏ để thắng một kẻ thù cậy có quân đông, tiềm lực lớn, vũ khí
mạnh, kỹ thuật cao, đánh lớn, đánh nhanh. Trong chiến tranh nhân dân bảo
bệ Tổ quốc tương lai, vấn đề then chốt của nghệ thuật Quân sự chính là tìm
cái "cậy", cái chỗ dựa của địch, rồi kiến trúc cái "cậy" của ta mà bẻ gẫy đối

phương.
Để tìm ra cái "cậy" ta cần tổ chức hệ thống nắm địch thường xuyên ,
các hệ thống chỉ huy, các cách đánh, các trang bị, tìm ra những chỗ mạnh
của địch để tránh, tìm những chỗ yếu để khoét sâu và đánh trúng, đánh hiểm.
Trong tình hình hiện nay, ngoài việc thu thập tin tức về kỹ thuật, cần tổ chức
các trung tâm phân tích, xử lý có vai trò hết sức quan trọng. Để có thể nắm
được tình hình hoạt động của đối phương cũng phải hiệp đồng chặt chẽ với
các lực lượng trinh sát, tình báo khác trong cũng như ngoài Quân đội.

17


Và ngược lại ta cần làm thế nào để địch không nắm được, hay nắm
không chính xác cái "cậy" của ta, vì thế cần hết sức chú trọng nghi binh
đánh lừa. Trong khi thực hiện các biện pháp này cần phát huy sức mạnh của
chiến tranh nhân dân, hướng dẫn huy động số đông dân sử dụng các phương
tiện ngụy trang đơn giản, xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh, bảo đoàn
an ninh, an toàn xã hội ngay trong từng bước phát triển kinh tế, phát huy sức
mạnh của ba thứ quân, các lực lượng…sẽ tạo nên một hệ miễn dịch để “địch
khó biết ta”
Nói phòng chống là chính không có nghĩa là ta không chủ động tiến
công. Tuy trang bị còn hạn chế song ở thời điểm quyết định trên những
hướng chủ yếu ta có thể tổ chức tiến công địch góp phần giành thắng lợi
quyết định. Muốn vậy chúng ta phải có sự chuẩn bị, tính toán từ trước để có
thể cơ động nhanh, trang bị khí tài, chuần bị sẵn trận địa, giành bất ngờ, tạo
thế áo đảo địch. Trên cơ sở nắm được tính năng kỹ, chiến thuật của các
phương tiện ta có thể tính toán, chuẩn bị sẵn mạng lưới quan sát phát hiện,
kết hợp hiện đại với thô sơ, các trận địa hỏa lực kết hợp giữa các tầm, các
hướng, dự kiến chính xác hướng tiến công của các phương tiện tác chiến, bố
trí đón lõng, phát hiện từ xa, đánh địch trước khi vào khu vực gây nhiễu

phóng tên lửa tìm diệt có hiệu quả….
Vũ trang can thiệp vào nước ta địch "cậy" có vũ khí hiện đại, hòng
bịt tai, bịt mắt, áp đảo ta từ đầu. Để đánh thắng ta phải dựa vào nỗ lực của
toàn dân, toàn quân sáng tạo ra ra những giải pháp hữu hiệu bằng sức mạnh
tổng hợp của yếu tố con người, trang bị tinh thần chính trị, thiên thời, địa lợi
để hạn chế hiệu quả vũ khí công nghệ cao, kết hợp đánh địch rộng khắp, tiêu
diệt để ngụy trang, nghi binh phòng tránh của toàn quân, toàn dân, đi đôi với
đánh trả có trọng điểm….
Ngày nay Đảng, Nhà nước ta chủ trương xây dựng lực lượng vũ
trang, nòng cốt là quân đội nhân dân và công an nhân dân “cách mạng, chính
quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, trước tiên trong quân đội là sự đầu tư
tiến thẳng nên một số quân, binh chủng đáp ứng yêu cầu tác chiến hiện tại.
18


Đồng thời chúng ta cũng không ngừng phát huy sức mạnh truyển thống đánh
giặc ngoại xâm của dân tộc, của tinh thần và ý chí đại đoàn kết toàn dân. Đó
chính là nghệ thuật chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc hiện nay với sức
sống mãnh liệt của nó.
2.4. Giáo dục, huấn luyện nâng cao trình độ, khả năng tác chiến của lực
lượng vũ trang, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong
tình hình mới.
Đặc điểm, xu hướng phát triển của cuộc chiến tranh hiện đại đòi
hỏi chúng ta phải quan tâm nghiên cứu để có biện pháp tổ chức để đối phó
với cuộc chiến tranh địch sử dụng vũ khí, trang bị công nghệ cao. Công tác
giáo dục, huấn luyện chiến đấu hiện nay của lực lượng vũ trang mà trực tiếp
nhất quân đội nhân dân Việt Nam cần tập trung vào những nội dung chủ yếu
đó là:
Một là, giáo dục nâng cao bản lĩnh chính trị, tinh thần cho bộ đội.
Suy cho cùng, dù vũ khí, trang bị có hiện đại đến đâu thì con người vẫn là

nhân tố quyết định thành, bại của cuộc chiến. Bản lĩnh chính trị, tinh thần đó
phải thể hiện được tư tưởng dám đánh và biết đánh. Do đó, cần tập trung xây
dựng lòng tin cho bộ đội về khả năng đánh thắng cuộc chiến tranh địch sử
dụng vũ khí công nghệ cao, lòng tin vào cách đánh, nghệ thuật quân sự Việt
Nam và vũ khí, trang bị hiện có... Từ đó xây dựng ý chí quyết tâm, tinh thần
dũng cảm, sáng tạo của mỗi quân nhân trong chiến đấu.
Bên cạnh đó, phải nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ về
những phát triển mới của chiến tranh, đặc biệt là vũ khí, trang bị công nghệ
cao; tập trung làm rõ đặc điểm, tính năng, tác dụng, mặt mạnh, mặt hạn chế,
phương pháp, thời cơ sử dụng của từng loại vũ khí, trang bị công nghệ cao.
Coi trọng giáo dục những bài học kinh nghiệm trong kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước của quân và dân ta và kinh nghiệm từ những cuộc chiến tranh nêu
mới nhất về sử dụng vũ khí, trang bị hiện có để đánh bại vũ khí, trang bị
hiện đại của địch. Trên cơ sở đó vận dụng, phát triển trong điều kiện mới của
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
19


Hai là, tiếp tục đẩy mạnh đổi mới nội dung, chương trình và
phương pháp huấn luyện. Để đối phó thắng lợi với cuộc chiến tranh xâm
lược mà kẻ địch sử dụng vũ khí, trang bị công nghệ cao thì ngay từ nội dung,
chương trình huấn luyện phải được đổi mới theo hướng tăng cường nội dung
phòng tránh, đánh trả địch sử dụng vũ khí công nghệ cao. Công tác tham
mưu, tổ chức chỉ huy, điều hành của các cấp trong chiến tranh cần được đổi
mới và phải có sự đột phá phù hợp với tình hình thực tiễn. Bởi lẽ, không
gian tác chiến rộng, thời gian ngắn, sự phân chia về ranh giới giữa chiến
lược, chiến dịch và chiến thuật, giữa tiền tuyến và hậu phương... ngày càng
không rõ ràng; các hình thức tác chiến ngày càng hòa quyện và chuyển hóa
nhanh chóng.
Mặt khác, công tác huấn luyện còn phải bảo đảm tính thiết thực,

phù hợp; thực hiện tốt các chỉ tiêu, giáo trình về thời gian; kết hợp giữa huấn
luyện với rèn luyện nâng cao trình độ, khả năng cơ động của đơn vị, nhất là
đối với các đơn vị được trang bị nhiều phương tiện vật chất kỹ thuật. Trong
đó cần tập trung vào nội dung báo động chuyển trạng thái sẵn sàng chiến
đấu, thực hiện các biện pháp phòng tránh, đánh trả, bảo toàn lực lượng trong
thời kỳ đầu chiến tranh, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng quân
chủng, binh chủng và đặc điểm, trang bị của đơn vị. Đổi mới chương trình,
tổ chức phương pháp huấn luyện theo hướng tăng cường nội dung thực
hành.
Ba là, huấn luyện sát với đặc điểm địa hình, địa bàn và tổ chức,
biên chế, trang bị hiện có. Đất nước ta có địa hình phức tạp, đồi núi chiếm
3/4 diện tích đất liền. Trên từng vùng lãnh thổ, từng tỉnh, thành phố được
xây dựng thành khu vực phòng thủ vững chắc. Vì vậy, cùng với công tác
huấn luyện bộ đội chủ lực, cần tập trung huấn luyện lực lượng vũ trang trong
khu vực phòng thủ theo phương án, kế hoạch đã xác định. Triệt để tận dụng
lợi thế của địa hình để hạn chế hiệu quả của vũ khí, trang bị công nghệ cao.
Ở đồng bằng sông nước Nam Bộ, cùng với huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật
theo chương trình, nội dung quy định, các đơn vị còn phải chú trọng huấn
20


luyện cơ động chiến đấu, xử lý các tình huống trên địa bàn sông nước. Đối
với địa hình đồi núi, phải quan tâm lợi dụng địa hình phòng tránh, đồng thời
sẵn sàng đánh trả địch cơ động trên các trục đường khi chúng đưa bộ binh
vào tham chiến. Bởi lẽ, với khối lượng lớn vũ khí, phương tiện, trang bị kỹ
thuật, trong cơ động địch vẫn phải dựa vào các trục đường.
Bốn là, huấn luyện nâng cao trình độ, khả năng hiệp đồng quân
chủng, binh chủng, hiệp đồng giữa các hướng, mũi trong từng trận đánh,
từng chiến dịch và sự phối hợp giữa bộ đội chủ lực với lực lượng vũ trang
địa phương trong khu vực phòng thủ. Phát huy vai trò của bộ đội địa

phương, dân quân, tự vệ thực hiện tác chiến rộng rãi, buộc địch phải phân
tán lực lượng, không phát huy được ưu thế của vũ khí, trang bị công nghệ
cao. Tập trung tạo bước chuyển biến về chất lượng trong tổ chức diễn tập, cả
cấp chiến thuật và chiến dịch, gắn diễn tập với cơ động phòng tránh, đánh
trả, tác chiến liên tục, ác liệt, dài ngày trong tình huống địch sử dụng vũ khí
công nghệ cao có tác nhân độc xạ. Trong đó, đặc biệt chú trọng nâng cao
trình độ chỉ huy, tham mưu tác chiến của đội ngũ cán bộ trong tổ chức hiệp
đồng.
Năm là, tập trung huấn luyện thực hiện tốt các biện pháp ngụy
trang, nghi binh. Một đặc điểm nổi bật của chiến tranh sử dụng vũ khí, trang
bị công nghệ caolà khả năng trinh sát, phát hiện nhanh, chính xác của các
loại thiết bị quang học điện tử hiện đại. Các thiết bị đó có khả năng quan sát
ở nhiều môi trường khác nhau, cả ngày lẫn đêm và trong mọi thời tiết. Do
vậy, các đơn vị cần quan tâm huấn luyện cơ bản các nội dung về ngụy trang,
nghi binh; coi trọng các nội dung thực hành thiết bị công sự, sử dụng trang
bị ngụy trang, xây dựng trận địa giả, vũ khí giả để nghi binh, lừa địch...
Đồng thời, chú trọng giáo dục, rèn luyện ý thức giữ gìn bí mật cũng như
cách phòng, chống các phương tiện trinh sát hiện đại của địch; tạo bước
chuyển biến mới trong huấn luyện ngụy trang, nghi binh, nâng cao khả năng
phòng tránh, đối phó với vũ khí công nghệ cao của địch.
21


KẾT LUẬN
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đem đến sự đổi
mới về vũ khí, trang bị kỹ thuật, tạo ra khả năng thay đổi nhanh chóng
phương thức và thủ đoạn tiến hành chiến tranh. Bản chất chính trị của
chiến tranh công nghệ cao không hề thay đổi, nhưng những nguyên nhân,
nguyên cớ của chiến tranh và những điều kiện lịch sử, kinh tế xã hội diễn
ra các cuộc chiến tranh thì có sự biến đổi rất phong phú, phức tạp và khó

lường. Do đó, các âm mưu, thủ đoạn tiến hành chiến tranh ngày nay của
các thế lực thù cũng ngày càng tinh vi, xảo quyết hơn. Mặt khác, phải nhận
thấy tính chất phức tạp của sự phát triển về phương thức, hình thức của
đấu tranh vũ trang, sự thay đổi nhanh chóng khó lường về qui mô chiến
tranh, về không gian, thời gian, về số lượng và chất lượng con người và vũ
khí kỹ thuật... đang đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề mới mẻ và bức xúc
trong nghiên cứu đặc điểm của chiến tranh và phân tích sự tác động của
nó đến tinh thần quân đội ta trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa.
Tiến hành chiến tranh nhân bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là vấn đề
có tính qui luật của cách mạng vô sản. Việc chuẩn bị tiến hành chiến tranh
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời đại hiện nay là yêu
cầu khách quan có tính chất sống còn đối với sự nghiệp cách mạng nước
ta hiện nay nhằm bảo vệ bảo vệ nền độc lập và chế độ xã hội chủ nghĩa. Đó
là cuộc chiến tranh nhân dân hiện đại, mang tính chất tự vệ, chính nghĩa,
toàn dân, toàn diện, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam, được phát triển lên trình độ cao trong điều kiện lịch sử mới.
22


Nhận thức đúng đắn bản chất, đặc điểm chiến tranh công nghệ
cao trong thời đại hiện nay cũng những những yêu cầu, vấn đề cơ bản
trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, tiến hành chiến tranh nhân dân
là cơ sở khách quan khoa học để xác định phương hướng chuẩn bị tinh
thần cho quân đội và xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng
những yêu cầu đòi hỏi trong tương lai của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ
quốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2011

2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII
của Đảng, Tài liệu sử dụng tại Đại hội Đảng bộ cấp cơ sở, tháng 2/2015
3. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc thời kỳ
đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X), Nxb CTQG, Hà Nội. 2010
4. C. Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, Tập 20, 8, 19. Nxb CTQG, H.
1994
5. V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mát-cơ-va, 1981, tập 26,30,
39, 41
6. Học viện chính trị: giáo trình học thuyết Mác – Lênin về chiến
tranh và quân đội, Nxb Quân đội nhân dân, Hà nội. 2008
7. Trung tướng Đ.A. Vôn-cô-gô-nốp (chủ biên): Học thuyết Mác –Lê
– Nin về chiến tranh và quân đội. Nxb Quân đội nhân dân, Hà nội. 1998
8.
/>9. />10. />11. (cuộc chiến Nato
tại Nam Tư bắt đầu bằng một sự dối trá)

23



×