Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Xây dựng chương trình quản lý cán bộ trung tâm viễn thông tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 65 trang )

MỤC LỤC
Phần tiêu đề

Trang

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................3
Chương 1: KHẢO SÁT ĐỀ TÀI VÀ GIỚI THIỆU NGÔN NGỮ CÀI ĐẶT .................5
I. KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI......................................................................5
I.1. Cở sở lý thuyết khảo sát đề tài............................................................................5
I.2. Cơ sở thực tiễn khảo sát đề tài............................................................................5
I.3. Đối tượng, phạm vi và mục đích đề tài............................................................... 7
I.3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài. ............................................................... 7
I.3.2. Mục đích của đề tài....................................................................................7
I.3.3. Phương pháp giải quyết đề tài. ...................................................................8
II. GIỚI THIỆU NGÔN NGỮ CÀI ĐẶT VÀ HỆ QUẢN TRỊ CSDL............................ 8
II.1. Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình Visualbasic. ...................................................8
II.1.1. Giới thiệu chung....................................................................................... 8
II.1.2 Thiết kế giao diện......................................................................................9
II.2. Giới thiệu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL. .................................................. 15
II.2.1 Các thành phần cấu thành của SQL server 2000 ...................................... 15
II.2.2. Đối tượng cơ sở dữ liệu .......................................................................... 16
Chương 2: KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG ............................ 21
QUẢN LÝ CÁN BỘ ................................................................................................... 21
I. KHẢO SÁT HỆ THỐNG QUẢN LÝ CÁN BỘ ....................................................... 21
I.1. Cơ cấu tổ chức ................................................................................................. 21
I.2. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của các phòng ban........................................... 21
I.2.1. Cơ cấu tổ chức hoạt động của Trung tâm bao gồm................................... 21
I.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban.............................................. 22
I.2. Phương pháp quản lý cán bộ hiện nay .............................................................. 23
I.3. Mô hình quản lý của Trung tâm Viễn thông tỉnh Bắc Kạn................................ 30
I.4. Nhận xét về hệ thống quản lý của Trung tâm hiện nay ..................................... 31


I.5. Đề xuất giải pháp khắc phục ............................................................................ 32
1


I.6. Yêu cầu của hệ thống sau khi xây dựng............................................................ 33
II. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CÁN BỘ .................................. 33
II.1. Thông tin vào/ra của hệ thống......................................................................... 33
I.1.1. Các thông tin đầu vào của hệ thống.......................................................... 33
I.1.2. Các thông tin đầu ra................................................................................. 34
II.2. Thiết kế hệ thống ............................................................................................ 35
II.2.1. Hệ thống gồm có 4 chức năng ................................................................ 35
II.2.2. Biểu đồ phân cấp chức năng ................................................................... 35
II.2.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh................................................... 36
II.2.4. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh.............................................................. 37
II.2.5. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh ..................................................... 38
III. THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU ................................................................................ 41
III.1. Thiết kế các bảng dữ liệu............................................................................... 41
IV. SƠ ĐỒ THỰC THỂ LIÊN KẾT ............................................................................ 45
Chương 3: CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ CÁN BỘ................................... 46
KẾT LUẬN................................................................................................................. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 65

2


MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì việc cải cách hành chính,
nâng cao hiệu quả công tác quản lý… là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được
Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Chính vì vậy, công tác tổ chức cán bộ với chức năng
tham mưu, quản lý, cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về cán bộ cho lãnh đạo

trong việc bố trí, sắp xếp, luân chuyển, bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo nhằm phát huy
tốt nhất năng lực của cán bộ giữ một vị trí quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả công tác quản lý. Đồng thời, công tác
quản lý cán bộ được thực hiện tốt, đầy đủ và chính xác cũng là nhằm đảm bảo quyền
và lợi ích hợp pháp của cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ yên tâm công tác, gắn bó với
công việc.
Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, hiệu quả của công tác quản lý cán bộ ở
một số cơ quan, đơn vị còn hạn chế, vì vậy đến nay vẫn có trường hợp cán bộ được bố
trí làm việc ở những vị trí không phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được
đào tạo; việc xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ lý luận
chính trị, chuyên môn… chưa được thực hiện thường xuyên và kịp thời.
Do đó, qua quá trình khảo sát, tìm hiểu thực tế công tác quản lý cán bộ tại cơ sở
trong quá trình thực tập tốt nghiệp là Trung tâm Viễn thông tỉnh Bắc Kạn, em nhận
thấy, công tác quản lý cán bộ tại Trung tâm còn nhiều hạn chế; chương trình quản lý
cán bộ đã lạc hậu, không còn đáp ứng được yêu cầu, công tác quản lý chủ yếu là trên
giấy tờ. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng chương trình quản lý
cán bộ nhằm xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời, tiết kiệm thời gian và
nhân lực là cần thiết, phù hợp với nhu cầu thực tiễn của trung tâm, nên em đã chọn Đề
tài thực tập tốt nghiệp và nay phát triển tiếp lên thành đồ án tốt nghiệp của mình là
“Xây dựng chương trình quản lý cán bộ Trung tâm Viễn thông tỉnh Bắc Kạn”,
nhằm phân tích thiết kế hệ thống và xây dựng một chương trình hiệu quả trong việc
quản lý hồ sơ nhân sự tại trung tâm.
Trong quá trình thực hiện đồ án này, mặc dù đã được các Thầy giáo, Cô giáo
3


nhiệt tình hướng dẫn, nhưng do Chương trình quản lý cán bộ là một chương trình khó
và phức tạp cùng khả năng phân tích bài toán và kỹ năng lập trình của bản thân còn
nhiều hạn chế, nên bản đồ án này không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót, rất mong được
các Thầy giáo, Cô giáo và các bạn sinh viên quan tâm hướng dẫn và đóng góp ys kiến

để em có thể làm hoàn thiện hơn bài đồ án này của mình.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo - Thạc sỹ Bùi Ngọc Tuấn là người trực
tiếp hướng dẫn em trong thời gian lám đồ án này.
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ tại Trung tâm Viễn thông tỉnh
Bắc Kạn, các thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên trong Khoa công nghệ thông tin Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho em
hoàn thành đề tài của mình.
Xin chân thành cảm ơn!

4


Chương 1
KHẢO SÁT ĐỀ TÀI VÀ GIỚI THIỆU NGÔN NGỮ CÀI ĐẶT

I. KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI
I.1. Cở sở lý thuyết khảo sát đề tài.
Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của Tin học và Công nghệ máy tính là thành
quả vĩ đại của con người. Thế kỷ 21 được xem là thế kỷ bùng nổ thông tin, là thời đại
của Công nghệ máy tính.
Và ngày nay máy tính được ứng dụng vào mọi ngành, mọi nghề, bất cữ nơi đâu
có nhu cầu thông tin, nơi đó có tin học. Nhận thức được tầm quan trọng của tin học,
Đảng và nhà nước ra đã đặc biệt quan tâm và coi đây là khâu đột phá phát triển nền
kinh tế tri thức trong thời kỳ đổi mới đất nước, điều này được thể hiện qua các kỳ họp
Quốc hội. Có thể nói Công nghệ thông tin (CNTT) chiếm một vị trí rất quan trọng
trong cuộc sống hàng ngày, trong tất cả các ngành khoa học ký thuật, kinh tế và xã hội,
trong quá trình cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả đổi mới nền kinh tế đất
nước. Trung tâm Viễn thông tỉnh Bắc Kạn (TTVT tỉnh Bắc Kạn) nói riêng và ngành
Viễn thông Việt Nam nói chung đã và đang xây dựng các kế hoạch chiến lược để đến
năm 2020 có thể hiện đại hoá công tác quản lý, đi đầu trong việc trang bị các thiết bị
hiện đại, tiên tiến để nâng cao chất lượng hoạt động đi đúng theo định hướng của Đảng

và Nhà nước trong cải cách hành chính đấ nước, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao
của xã hội.

I.2. Cơ sở thực tiễn khảo sát đề tài.
Quản lý hồ sơ cán bộ là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với tất cả các cơ quan,
đơn vị, các công ty, doanh nghiệp… nói chung và với Trung tâm Viễn thông tỉnh Bắc
Kạn nói riêng trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, khen
thưởng, kỷ luật, nâng lương, nâng ngạch cho các cán bộ, công chức, giải quyết các chế
độ chính sách …

5


Do đó nhu cầu tin học hoá nền cải cách hành chính trở nên bức thiết hơn bao
giờ hết. Đối với mỗi môi trường làm việc, việc quản lý hồ sơ cán bộ, ngoài việc tuân
thủ theo các văn bản pháp quy về ngành Viễn thông do Nhà nước và Tập đoàn Viễn
thông Việt Nam đề ra thì còn có những yêu cầu cụ thể của từng bộ phận, từng phòng
ban cũng phải được đáp ứng đầy đủ và kịp thời.
Ngành Viễn thông Việt Nam là một ngành đặc thù về phương diện thông tin
liên lạc, mang tính chất của một Tập đoàn kinh doanh thông tin trên cở sở tách ra khỏi
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam năm 2007. Mang danh nghĩa là một Tập
đoàn mới nhưng đã có lịch sử phát triển lâu đời gắn liền với sự phát triển của Thông
tin Việt Nam. Vì vậy, công tác quản lý hành chính cũng có những đặc thù nhất định,
nhưng chủ yếu công tác quản lý hành chính hiện nay là theo thủ công truyền thống, và
trong hai năm gần đây đang từng bước được tin học hoá nhưng vẫn chưa đáp ứng được
nhu cầu phát triển của ngành.
Với Trung tâm Viễn thông tỉnh Bắc Kạn là một trung tâm thuộc Tập đoàn Viễn
thông Việt Nam, nhưng thuộc một tỉnh miền núi phía Bắc có địa bàn tương đối rộng và
phức tạp, với trụ sở đặt tại Tổ 1B Phường Phùng Chí Kiên, thị xã Bắc Kạn, với nhiều
trung tâm trực thuộc đặt tại trung tâm thuộc các xã và huyện trong tỉnh. Để phát triển

trở thành một trung tâm Viễn thông lớn của cả nước thì yêu cầu đặt ra cho Trung tâm
Viễn thông tỉnh Bắc Kạn là phải luôn vươn lên khắc phục những khó khăn, thử thách
và sự cạnh tranh trên thị trường, để làm được như vậy thì yêu cầu bức thiết đầu tiên đặt
ra cho Trung tâm là phải tổ chức lại công tác quản lý hành chính thay cho công tác
quản lý hành chính thủ công truyền thống trước đây, bằng cách đưa ứng dụng CNTT
vào cải cách quản lý hành chính nhằm tăng thêm hiệu quả của công tác quản lý cán bộ
một cách khoa học, nhanh chóng, chính xác, tiện lợi và đảm bảo an toàn, đồng thời làm
tham mưu giúp cho Ban giám đốc Trung tâm có thể đưa ra các quyết định tuyển dụng,
phân bổ cán bộ một cách hợp lý mà tiết kiệm được nhiều chi phí, nhân sự và thời gian,
qua đó làm tăng hiệu quả lao động tới mức tối đa.
Do đó, qua quá trình khảo sát và tìm hiểu thực tế về công tác quản lý cán bộ
trong thời gian thực tập tại Trung tâm Viễn thông tỉnh Bắc kạn em cảm thấy đưa ứng

6


dụng CNTT vào xây dựng chương trình quản lý cán bộ một cách khoa học và hiệu quả
là yêu cầu cần thiết hiện nay.

I.3. Đối tượng, phạm vi và mục đích đề tài.
I.3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.
- Các văn bản pháp quy về tổ chức cán bộ, hồ sơ nhân sự, đối tượng là các cán
bộ công chức.
- Nghiên cứu và lựa chọn ngôn ngữ lập trình Microft visual basic 6.0 và hệ quản
trị cơ sở dữ liệu SQL 2000.
- Khảo sát thực hiện các yêu cầu quản lý và định hướng phát triển hệ thống
quản lý hồ sơ cán bộ Trung tâm Viễn thông tỉnh Bắc Kạn.
I.3.2. Mục đích của đề tài.
Với đề tài này, mục đích đầu tiên là để bản thân em có dịp làm quen với công
tác nghiên cứu khoa học, lấy phần mềm làm nền tảng để ứng dụng Tin học một cách

thiết thực trong công tác nghiệp vụ vào đời sống xã hội. Xác định việc ứng dụng Tin
học trong việc quản lý nghiệp vụ là một đột phá lớn trong cải cách thủ tục hành chính
của ngành, thực hiện tiết kiệm chống lãng phí theo đúng tinh thần của Đảng và Nhà
nước ta đề ra trong thời kỳ đổi mới.
Khi thực hiện đề tài này em có dịp tìm hiểu nhiều hơn với ngôn ngữ lập trành
Visual basic 6.0 và hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL 2000, đồng thời kiểm tra khả năng
của mình đối với việc lập trình. Hơn nữa, em mong muốn thiết kế được một sản phẩm
là phần mềm quản lý hồ sơ cán bộ trước tiên là có thể giúp cho công tác quản lý tại
Trung tâm Viễn thông tỉnh Bắc Kạn, sau đó có thể phát triển trở thành phần mềm quản
lý được sử dụng cho nhiều cơ quan, các đơn vị lao động, các cơ sở sản xuất…

7


I.3.3. Phương pháp giải quyết đề tài.
Để giải quyết đề tài quản lý hồ sơ cán bộ em tiến hành như sau:
- Lựa chọn ngôn ngữ lập trình Microft visual basic 6.0 và hệ quản trị cơ sở dữ
liệu SQL 2000.
- Tìm hiểu các văn bản pháp quy về quản lý hồ sơ cán bộ tại Trung tâm.
- Tìm hiểu các nhu cầu thực tế về quản lý hồ sơ cán bộ tại Trung tâm.
- Phân tích thiết kế hệ thống, viết chương trình quản lý hồ sơ cán bộ dựa trên
các dữ liệu thực.
- Trao đổi kinh nghiệm và xin ý kiến những người có kinh nghiệm trong công
tác quản lý hồ sơ cán bộ trong trường cũng như tại Trung tâm để hiểu rõ hơn về công
tác này từ đó có hướng phát triển và bảo trì phần mềm.

II. GIỚI THIỆU NGÔN NGỮ CÀI ĐẶT VÀ HỆ QUẢN TRỊ CSDL

II.1. Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình Visualbasic.
II.1.1. Giới thiệu chung

Cùng với sự ra đời của một số ngôn ngữ lập trình (Visual C + +, Visual FoxPro,
Visual Basic 6.0) ứng dụng trong bộ Visual Studio 6.0 được coi là phiên bản hiệu quả
nhất, dùng để phát triển những ứng dụng trên Windows 32 bit.
Mặt khác Microsoft chọn ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0 làm ngôn ngữ lập
trình chính thức cho phép các nhà lập trình viết các chương trình ứng dụng có thể
tương tác với hầu hết các sản phẩm của họ.Chẳng hạn, ta có thể viết chương trình bằng
ngôn ngữ Visual Basic 6.0 tương tác với các ứng dụng của bộ Microsoft Office hay
các cơ sở dữ liệu như: SQL Server, Access, Visual FoxPro…
Mặt khác, bạn sẽ dễ dàng phát triển ứng dụng quản lý bằng cách sử dụng ngôn
ngữ lập trình Visual Basic 6.0, bởi vì hầu hết các giao diện đều trực quan, dễ thiết kế,
chúng cho phép bạn thiết kế các Form và Control một cách tiện lợi.
Đối với các ứng dụng dùng trong quản lý, bạn nên sử dụng ngôn ngữ Visual
Basic 6.0 là một lựa chọn thực tế và hiệu quả, do ngôn ngữ Visual Basic được

8


Microsoft hỗ trợ mạnh trong các sản phẩm của họ, đó là lý do tại sao bạn lựa chọn
ngôn ngữ này khi xây dựng ứng dung quản lý.
Vậy Visual Basic là gì? Phần “Visual” đề cập đến phương pháp được sử dụng
để tạo giao diện đồ hoạ người dùng (Graphical User Interface hay còn được viết tắt là
GUI). Có sẵn những bộ phận hình ảnh, gọi là Control, ta có thể có rất nhiều cách lựa
chọn để sắp đặt vị trí và quyết định các đặc tính của chúng trên một khung màn hình,
gọi là Form. Thành phần còn lại là “Basic” đề cập đến ngôn ngư Basic (Beginer AllPurpose Symbolic Intruction Code), một ngôn ngữ lập trình đơn giản, dễ học, đươc tạo
ra cho các nhà khoa học gia (những người ít có thời gian để học lập trình điện toán)
dùng.
Khi viết chương trình bằng Visual Basic, chúng ta phải qua hai bước :
- Thiết kế giao diện (Visual Programming)
- Viết lệnh (Code Programming)
II.1.2 Thiết kế giao diện

Do Visual Basic là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng nên việc thiết kế giao
diện rất đơn giản bằng cách đưa các đối tượng vào Form và tiến hành thay đổi một số
thuộc tính của các đối tượng đó.
+ form
Form là biểu mẫu của mỗi ứng dụng trong Visual Basic. Ta dùng Form (như là
một biểu mẫu) nhằm định vị và sắp xếp các bộ phận trên nó khi thiết kế các phần giao
tiếp với người dùng.
+ Tools box (hộp công cụ)
Bản thân hộp công cụ này chỉ chứa các biểu tượng biểu thị cho các điều khiển
mà ta có thể bổ sung vào biểu mẫu, là bảng chứa các đối tượng được định nghĩa sẵn
của Visual Basic. Các đối tượng này được sử dụng trong Form để tạo thành giao diện
cho các chương trình ứng dụng của Visual Basic. Các đối tượng trong thanh công cụ
sau đây là thông dụng nhất:

9


+ Properties windows (cửa sổ thuộc tính).
Properties Windows là nơi chứa danh sách các thuộc tính của một đối tượng cụ
thể. Các thuộc tính này có thể thay đổi được để phù hợp với yêu cầu về giao diện của
các chương trình ứng dụng.
+ Project explorer.
Do các ứng dụng của Visual Basic thường dùng chung mã hoặc các Form đã tùy
biến trước đó, nên Visual Basic tổ chức các ứng dụng thành các Project. Mỗi Project
có thể có nhiều Form và mã kích hoạt các điều khiển trên một Form sẽ được lưu trữ
chung với Form đó trong các tập tin riêng biệt.
II.1.3. Viết lệnh cho các đối tượng
+ Cửa Sổ Code.
Cửa sổ Code luôn là nơi để viết mã. Cửa sổ Code có một thanh tách (Split bar)
nằm bên dưới thanh tiêu đề, tại đầu thanh cuộn dọc. Thanh cuộn này có tác dụng tách

cửa sổ Code thành hai cửa sổ Code con để có thể xem cả hai phần cửa sổ Code cùng
lúc.
+ Hộp liệt kê Object.
Hộp liệt kê bên trái cửa sổ Code là hộp Object, nó liệt kê mọi đối tượng trên
Form, cùng với một đối tượng trên General lưu giữ mã chung mà tất cả mọi thủ tục
dính kèm với Form có thể sử dụng.
+ Hộp liệt kê Procedure.
Hộp liệt kê bên phải cửa sổ Code là hộp liệt kê Procedure. Hộp liệt kê này cung
cấp mọi sự kiện mà đối tượng đã lựa trong hộp liệt kê Object nhận ra.
+ Biến.
Trong Visual Basic, các biến [variables] lưu giữ thông tin (các giá trị). Khi
dùng một biến, Visual Basic xác lập một vùng trong bộ nhớ máy tính để lưu giữ thông
tin. Trong Visual Basic.
+ Các kiểu dữ liệu
a. Kiểu String:
Các biến chuỗi [String] lưu giữ kí tự.

10


b. Kiểu Integer:
Các biến số nguyên Integer lưu trữ các giá trị số nguyên tương đối nhỏ.
c. Kiểu Long Integer:
Các biến số nguyên dài Long Integer lưu trữ các số nguyên giữa
-2,147,483,648 và +2,147,483,647. Dấu định danh được dùng là dấu “&”
d. Kiểu Single Precision:
Các biến kiểu này lưu giữ các con số ở các mức xấp xỉ, có thể bảo đảm độ
chính xác ở mức bảy chữ số. Dấu định danh được dùng là dấu “ ! ”
e. Kiểu Double Precision:
Kiểu dữ liệu chính đôi [double _ precision] khi cần các con số có tới 16 vị

trí độ Chính xác và cho phép có hơn 300 chữ số.
f. Kiểu Currency:
Các biến kiểu này được thiết kế để tránh một số vấn đề trong khi chuyển từ
các phân số nhị phân thành các phân số thập phân
g. Kiểu Date:
Kiểu dữ liệu ngày tháng là một phương cách tiện dụng để lưu trữ thông tin
h. Kiểu Byte:
Kiểu Byte mới có trong Visual Basic 5 và có thể lưu giữ các số nguyên
giữa và 255.
i. Kiểu Boolean:
Dùng kiểu Boolean khi cần các biến là True hay False
k. Kiểu Variant:
Kiểu Variant được thiết kế để lưu trữ toàn bộ dữ liệu khả dĩ khác nhau của
Visual Basic nhận được trong một chỗ.
II.1.4. Điều khiển luồng chương trình.
a-Phát biểu IF:
IF <điều kiện> THEN
Các lệnh thực hiện khi điều kiện thỏa
ELSE

11


Các lệnh thực hiện khi điều kiện không thỏa
END IF
b- Phát biểu SELECT CASE : Đây là cấu trúc chọn lựa
SELECT CASE X
CASE 0:
Các lệnh thực hiện khi X = 0
CASE 1:

Các lệnh thực hiện khi X = 1
...
CASE n:
Các lệnh thực hiện khi X = n
END SELECT
c- Lệnh DO WHILE . . LOOP:
Đây là cấu trúc lặp kiểm tra điều kiện trước, vòng lặp tiếp tục khi điều kiện lặp
còn đúng
DO WHILE <Điều kiện>
Các lệnh thực hiện khi điều kiện còn thỏa
LOOP
d- Lệnh DO . . LOOP WHILE:
Đây là cấu trúc lặp kiểm tra điều kiện sau, vòng lặp tiếp tục khi điều kiện lặp
còn đúng.
DO
Các lệnh
LOOP WHILE Điều kiện
Như vậy với cấu trúc này, vòng lặp thực hiện ít nhất 1 lần
e- Lệnh FOR . . NEXT
Đây là cấu trúc lặp hay dùng nhất trong Visual Basic
FOR . . TO STEP n
Các lệnh

12


NEXT
Trong đó Step là bước tăng. Mặc định Step là 1
f- Lệnh DO . . LOOP UNTIL:
DO . .

Các lệnh
LOOP UNTIL <Điều kiện>
Tương tự như DO . . LOOP WHILE. Vòng lặp thực hiện ít nhất 1 lần
g- Phát biểu EXIT . . FOR:
Phát biểu EXIT được sử dụng khi cần dừng ngay quá trình lặp của FOR
h- Lệnh EXIT DO:
Phát biểu EXIT DO sử dụng khi dừng ngay quá trình lặp của phát biểu DO.
II.1.5. Hiển thị và nhận thông tin
Ta sử dụng các hộp đối thoại để hiển thị thông tin cho người dùng hoặc nhận
thông tin. Trong Visual Basic có ba loại hộp đối thoại:
a. Hộp đối thoại có sẵn:
Các hộp đối thoại này do Visual Basic định nghĩa sẵn, chúng có các tham số qui
định dạng hiển thị chung. Ta có thể hiển thị các hộp đối thoại có sẵn:
- Phát biểu MsgBox hay hàm MsgBos ( )
- Hàm InputBox
+ Phát biểu MsgBox hay hàm MsgBox ( )
Ta sử dụng MsgBox hay hàm MsgBox ( ) để hiển thị thông báo và nhận lại trả
lời của người dùng.
+ Hàm InputBox ( ):
Hàm inputBox ( ) dùng nhận thông tin từ người dùng. Hàm InputBox ( ) gồm
một dòng thông báo (Message), hộp soạn thảo và hai nút OK, Cancel. Người dùng đưa
thông tin nhập vào hộp soạn thảo và bấm OK.
b- Hộp đối thoại của người dùng:
Đây là loại hộp đối thoại do người lập trình định nghĩa để tương thích yêu cầu
nhập thông tin của người sử dụng

13


II.1.6. Các hàm về chuỗi

a. Chuỗi.
Do thông tin trong các hộp văn bản Visual Basic luôn được lưu trữ dưới dạng
văn bản. Phép toán phổ dụng nhất đối với các chuỗi thường là gom hai chuỗi lại với
nhau (thuật ngữ gọi là ghép nối [concatenate]). Để ghép nối hai chuỗi, ta dùng dấu “&”
hay dấu “+”.
b. Các hàm chuỗi.
Phần lớn cái ta cần trong lập trình là phân tích dữ liệu.
c. Phân tích chuỗi bằng hàm Mid, Left và Right:
Để tiến hành phân tích một chuỗi hiện có, ta phải đặt một hàm trong thân vòng
lặp cho phép kéo từng mẫu tự riêng lẻ hoặc các chùm lớn hơn ra khỏi một chuỗi.
For I = 1 To Len (The String)
‘ mã hàm làm việc với các kí tự riêng lẻ
Next I
+ Hàm Mid:
Trong các hàm trên, quan trọng nhất, ta có hàm Mid, trả về một chuỗi lưu trữ
trong một variant, và hàm Mid$, hàm trả về chuỗi thực tế. Có thể dùng hoán đổi hai
phiên bản này.
Cú pháp:
Mid (String, start ,[length])
+ Hàm Left và Right:
Hàm Mid có hai hàm bà con (Left và Right) đôi lúc cũng rất hữu ích; cũng như
mọi hàm chuỗi khác, nó cũng có hai phiên bản: một bình thường và một có kèm dấu $.
+ Hàm InStr:
Cũng như hàm Mid, hàm InStr làm việc với ba (và đôi lúc là hai ) mẩu tin
Hàm InStr cũng cho phép chỉ định bắt đầu tìm kiếm tại một kí tự nhất định.
+ Hàm Val:
Visual Basic có một hàm tên Val. Đây là một dạng hàm chuyển đổi một chuỗi
số thành một con số.

14



d. Hàm và thủ tục do người dùng định nghĩa.
Thủ tục Function, còn gọi là hàm do người dùng định nghĩa, là phương cách để
xây dựng các hàm riêng ngoài các hàm do Visual Basic định sẵn. Thực hiện một hay
nhiều nội dung dưới đây:
- Giúp tách nhỏ các công việc lớn thành các phần việc nhỏ.
- Tự động hóa các tác vụ lặp lại.
- Làm rõ nội dung ta đang gắng hoàn tất bằng cách “nêu tên” một đoạn mã.

II.2. Giới thiệu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL.
Microsoft Access là hệ quản trị cơ sở dữ liệu trên môi trường Windows, trong
đó có sẵn các công cụ hữu hiệu và tiện lợi để tự động sản sinh chương trình cho hầu
hết bài toán thường gặp trong quản lý, thống kê, kế toán. Với Access, người dùng
không phải viết từng câu lệnh cụ thể như trong Pascal, C hay Foxpro mà chỉ cần tổ
chức dữ liệu và thiết kế các yêu cầu, công việc cần giải quyết.
Hiện nay, Microsoft Access đã trở thành một sản phẩm phần mềm mạnh, dễ
dàng, đơn giản khi làm việc. Chúng ta hãy xem xét lợi ích của việc sử dụng phần mềm
phát triển ứng dụng CSDL như Microsoft Access.
Hệ CSDL: Theo định nghĩa đơn giản nhất, một CSDL là một tập hợp các bản ghi và
tệp được tổ chức cho một mục đích cụ thể.
Các khả năng của một hệ CSDL là cho chúng ta quyền kiểm soát hoàn toàn
bằng cách định nghĩa dữ liệu, làm việc với dữ liệu và chia sẻ dữ liệu với người khác.
Một hệ CSDL có ba khả năng chính: Định nghĩa dữ liệu, xử lý dữ liệu và kiểm soát dữ
liệu. Toàn bộ chức năng trên nằm trong các tính năng mạnh mẽ của Microsoft Access.
II.2.1 Các thành phần cấu thành của SQL server 2000
- Database :Cơ sở dữ liệu của SQL server
- Tập tin Log: Tập tin lưu trữ các chuyển tác của SQL server.
- Table: Bảng dữ liệu.
- FileGroups:Tập tin nhóm.

- Diagrams: Sơ đồ quan hệ.

15


- Views: Khung nhìn (Bảng ảo) số liệu dựa trên bảng.
- Stored procedure: Thủ tục và hàm nội.
- User defined function: Hàm do người dùng định nghĩa.
- Users: Người sử dụng cơ sở dữ liệu.
- Roles: Các quy định vai trò và chức năng trong hệ thống SQL server.
- Rules: Những quy tắc.
- Defaults: Giá trị mặc định.
- User defined data type: kiểu dữ liệu do người dùng tự định nghĩa
- Full text catalogs: Tập phân loại dữ liệu text.
II.2.2. Đối tượng cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ kiệu là đối tượng quan trọng nhất có ảnh hưởng cao nhất khi ta làm
việc với SQL server, tuy nhiên những đối tượng con của cơ sở dữ liệu mới là thành
phần chính của cơ sở dữ liệu.
Truy cập cơ sở dữ liệu SQL server dựa vào những tài khoản người dùng riêng
biệt và với quyền truy cập nhất định và khi cài SQL server ta có 6 cơ sở dữ liệu mặc
định là:
+ Cơ sở dữ liệu Master
+ Cơ sở dữ liệu Model
+ Cơ sở dữ liệu Msdb
+ Cơ sở dữ liệu Tempdb
+ Cơ sở dữ liệu Pubs
+ Cơ sở dữ liệu Northwind
+ Tập tin chuyển tác Log
+ Bảng –Table.
Trong cơ sở dữ liệu bảng là thành phần chính của chúng. Do bảng là thành phần

lưu trữ dữ liệu thực, khi cần giao tiếp với cơ sở dữ liệu khác, bảng là đối tượng căn bản
nhất trong bất kì cơ sở dữ liệu nào chúng được coi như một miền dữ liệu mỗi bảng
gồm nhiều trường hay cột và mỗi cột này có các kiểu dữ liệu sau:
- Key: Trường đó có khoá.

16


- Trường đó có thuộc tinh Indetity hay không.
- Column name: tên trường hay cột.
- Data type: Loại dữ liệu cho trường tương ứng.
- Size:
- Allow null. có cho phép giá trị rỗng lưu trữ trong trường này hay không.
- Default: Giá trị mặc định cho trường.
- Indetity: nếu ta cần sử dụng một trường có giá trị tự động như Autonumber
trong Access trường này Not null và indetity: yes/no.
- Indetity seed: nếu trường này là indetity thì giá trị bắt đầu phải là 1 hoặc2.
- Indetity inceament: số nhảy trong mỗi lần tăng.
+ Chỉ mục Indexs.
Index hay còn gọi là chỉ mục đối tượng này chỉ tồn tại trong bảng hay khung
nhìn (view). Chỉ mục ảnh hưởng đến tốc độ truy cập dữ liệu nhất là khi tìm kiếm thông
tin trên bảng. Chỉ mục giúp tăng tốc cho việc tìm kiếm.
+ Bẫy lỗi – Triggers.
Trigger là đối tượng chỉ tồn tại trong bảng, cụ thể là một đoạn mã, và tự động
thực thi khi có một hành động nào đó xảy ra với cơ sở dữ liệu trong bảng như Insert,
Update, Delete
Trigger có thể dùng để bẫy rất nhiều tình huống như copy dữ liệu, xoá dữ liệu,
cập nhật dữ liệu, kiểm tra dữ liệu theo một tiêu chuẩn nào đó.
+ Ràng buộc - Constraints.
Constraints: Là một đối tượng, nó là một phần nhỏ trong bảng, chúng ràng buộc

dữ liệu trong bảng hoặc các bảng khác phải tuân theo một quy tắc nào đó.
+ Diagram - Lược đồ quan hệ.
Khi xây dựng cơ sở dữ liệu cho ứng dụng hay cho thưong mại điện tử, thường
đều phải dựa trên trình phân tích thiết kế hệ thống. Sau những bước phân tích và thiết
kế, ta sẽ thiết lập quan hệ giữa các thực thể .
Bằng mô hình quan hệ này ta đưa chúng vào xây dựng trên cơ sở dữ liệu thực
của SQL server.

17


Diagram là công cụ duy nhất giúp ta thực hiện công việc kết nối.
+ Khung nhìn - View
View là một khung nhìn (hay bảng ảo) của bảng. Cũng giống như bảng nhưng
View không thể chứa dữ liệu, bản thân View có thể tạo thêm trường mới dựa vào các
phép toán biểu thức của SQL server
Bên cạnh đó View có thể kết nối nhiều bảng lại với nhau theo quan hệ nhất định
cùng với những tiêu chuẩn, nhằn tạo ra một bảng dữ liệu theo nhu cầu của người sử
dụng.
+ Thủ tục nội - Stored procedure.
Stored procedure còn gọi là spocs, tiếp tục phát triển như một phần lập trình
SQL server trên cơ sở dữ liệu. Stored procedure cho phép khai báo biến nhận tham số
cũng như các phát biểu có điều kiện. Thông qua Stored procedure, ta có thể sử dụng tài
nguyên của một chuyển tác trên server có liên quan đến cơ sở dữ liệu các ưu điểm của
chúng như sau.
- Kế thừa tất cả các phát biểu của SQL server, và là một đối tượng xử lí số liệu
hiệu quả nhất khi dùng SQL server.
- Tiết kiệm thời gian xử lý trên dữ liệu
- Có thể gọi những Stored procedure theo cách gọi của thủ tục hay hàm trong
ngôn ngữ lập trình truyền thống đồng thời sử dụng lại khi có yêu cầu

+ Sử dụng dữ liệu Cursor.
Khi dùng cơ sở dữ liệu SQL server, nếu có yêu cầu tính toán trên bảng số liệu
chuyển tác trên từng mẩu tin ta có thể nghĩ đến kiểu dữ liệu cursor.
II.2.3. Tạo cơ sở dữ liệu
Ta dùng cú pháp Create Database như sau:
Creare Database <database_name>
[ON [PRIMARY] ([NAME=<’logicalfile name’>,] file name=<’file name’>
[,size=<size in megabyte or kilobyte>]
[,maxsize=<size in megabyte or kylobyte>][,filegrowth=percentage>])]

18


[Log On ([name=<’Logical file name’>,] filename =<’filename’>
[,size=<size in megabyte or Kilobyte >][,filegrowth=percentage>])]
[collate<collation name>]for load |for attach]
Trong đó
- ON
Dùng để định nghĩa nơi chứa dữ liệu và không gian chưa tập tin log
- Name
Dùng định nghĩa tên của cơ sở dữ liệu lưu trong đĩa cứng.
- Size.
Size là dung lượng cửa cơ sở dữ liệu khi khởi tạo chúng thông thường có giá trị
mặc nhiên là 1MB.
Dung lượng phải là số nguyên có thể tăng lên bằng cách dùng thủ tục shrink
trong SQL server.
- Maxsize.
Dung lượng lớn nhất, khi dung lượng của cơ sở dữ liệu tăng lên đến Maxsize thì

dừng lại
- FileGrowth
+ Kiểu dữ liệu Data type
+ Giá trị mặc nhiên - Default
+ Indentity
(1,1) not null primary key
+ Null / Not null
Đây là trạng thái của một cột trong bảng cho phép chấp nhận giá trị null hay
không nếu ta chỉ ra ràng buộc giá trị Not null thì bắt buộc phải có giá trị trong cột mỗi
khi mẩu tin cập nhật vào .

19


II.2.4. Bảng ảo(view)
+ Các kiểu View.
Một số kiểu View có thể được tạo, mỗi kiểu có những thuận lợi trong một số
trường hợp cụ thể. Kiểu View ta muốn tạo phụ thuộc vào điều bạn muốn sử dụng view.
Ta có thể tạo view theo một số cách sau:
- Tập con các cột của bảng
- Tập con các dòng của bảng
- Liên kết hai hoặc nhiều bảng
- Thông tin tập hợp
+ Thuận lợi của View
Một thuận lợi của View là nó luôn cung cấp dữ liệu cập nhật.
Một thuận lợi khác là View có cấp bảo mật khác so với cấp bảo mật ở bảng.
Truy vấn định nghĩa View được thực thi dưới cấp bảo mật của người dùng tạo View.
+ Hạn chế của View
SQL Server có một số hạn chế khi tạo và sử dụng View: đó là những hạn chế
sau:

- Giới hạn cột: Một View có thể tham khảo tối đa 1024 cột trong bảng.
- Giới hạn cơ sở dữ liệu: Một View chỉ có thể được tạo trên bảng trong cơ sở
dữ liệu mà người tạo View có thể truy cập.
- Hạn chế bảo mật: người tạo View phải có Quyền truy cập tất cả các cột được
tham khảo trong View.
- Các quy tắc toàn vẹn dữ liệu: Bất kì cập nhật, sửa đổi trên view không
thể vi phạm các quy tắc toàn vẹn
- Giới hạn cấp View lồng nhau: Một View có thể được tạo từ các View khác
nhau.

20


Chương 2
KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
QUẢN LÝ CÁN BỘ

I. KHẢO SÁT HỆ THỐNG QUẢN LÝ CÁN BỘ

I.1. Cơ cấu tổ chức
Trung tâm Viễn thông tỉnh Bắc Kạn là một trung tâm thuộc Tập đoàn Viễn
thông Việt Nam, được thành lập năm 2007 trên cơ sở tách ra khỏi Bưu chính Viễn
thông Bắc Kạn (cũ) nay là Bưu điện tỉnh Bắc Kạn. Trung tâm có địa chỉ tại Tổ 1B
Phường Phùng Chí Kiên, Thị xã Bắc Kạn. Về cơ cấu tổ chức: Trung tâm Viễn Thông
tỉnh Bắc Kạn có 3 cơ quan chính đó là Trung tâm giao dịch, Trung tâm tin học và
Trung tâm dịch vụ và chăm sóc khách hàng có tổng số 285 cán bộ, trong đó có 250 cán
bộ trong biên chế chính thức, 18 cán bộ hợp đồng dài hạn và 17 cán bộ hợp đồng ngắn
hạn.Với 285 cán bộ làm việc trong 14 phòng ban và 8 huyện, thị, mỗi phòng ban có
chức năng và nhiệm vụ khác nhau.


I.2. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của các phòng ban
I.2.1. Cơ cấu tổ chức hoạt động của Trung tâm bao gồm
 Lãnh đạo Trung tâm
 Phòng Tổ chức cán bộ lao động
 Phòng Kế hoạch kinh doanh
 Phòng Tổng hợp hành chính
 Phòng Đầu tư xây dựng cơ bản
 Phòng Kế toán thống kê tài chính
 Phòng Mạng dịch vụ
 Tổ quản lý dự án
 Tổ tổng hợp

21


 Tổ Tin học
 Tổ Truyền dẫn
 Phòng Dịch vụ truyền thông
 Tổ chăm sóc khách hang
 Tổ 119
 Tổ 108
Ngoài ra còn có Trung tâm Viễn thông thuộc 6 huyện: Ba Bể, Bạch Thông, Chợ
Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn, Pác Nặm.
I.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
 01 Giám đốc:
Chịu trách nhiệm chung về toàn bộ hoạt động của Trung tâm Viễn thông tỉnh,
ký và ra quyết định tuyển dụng cán bộ, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, ký và
quyết định khen thưởng, kỷ luật, nâng và xếp bậc lương cho cán bộ công chức, phụ
trách đầu tư xây dựng cơ bản,….
 01 Phó giám đốc:

Phụ trách mọi hoạt động của phòng Kế toán thống kê tài chính, Phòng tổ chức
cán bộ lao động, Phòng Tổng hợp hành chính, Phòng Kế hoạch kinh doanh, Phòng đầu
tư xây dựng cơ bản. Ngoài ra còn những công việc khác khi được sự phân công và uỷ
quyền của đồng chí giám đốc.
 01 Phó giám đốc:
Phục trách mọi hoạt động của các phòng ban còn lại về mảng dịch vụ, kinh
doanh, chăm sóc khách hàng và những công việc khác khi có sự uỷ quyền và phân
công của đồng chí giám đốc.
 Phòng Tổ chức cán bộ lao động:
Có nhiệm vụ quản lý hồ sơ cán bộ của toàn bộ Trung tâm, thực hiện chức năng
xếp, nâng ngạch, bậc lương cho công chức. Tuyển dụng công chức theo chỉ đạo của
lãnh đạo. Tổng hợp công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật hàng năm, ngoài ra còn làm
tham mưu cho lãnh đạo về công tác đào tạo cán bộ hàng năm, cung cấp các thông tin
về Đoàn viên, Đảng viên, tổ chức, tập huấn cán bộ… khi có yêu cầu của ban lãnh đạo.
22


 Phòng Kế hoạch kinh doanh:
Quan lý toàn bộ mảng kinh doanh của Trung tâm, đưa ra các thông tin, các
chiến lược kinh doanh mới, làm công tác tham mưu và tư vẫn cho lãnh đạo trung tâm
về đấu thầu các dự án, …
 Phòng Tổng hợp hành chính:
Thực hiện nhiệm vụ phân phối, điều hành nguồn ngân sách tài chính nội bộ của
Trung tâm, thực hiện các công tác hành chính như: lái xe, quản lý tài sản Trung tâm,
và các công việc khi được lãnh đạo giao…
 Phòng đầu tư xây dựng cơ bản:
Phụ trách công tác đầu tư và tái đầu tư các dự án xây dựng cơ bản của Trung
tâm.
 Phòng Kế toán thống kê tài chính:
Quản lý, kiểm soát các khoản thu chi của Trung tâm, hoạch toán và chi Ngân

sách hàng năm theo đúng luật và văn bản hiện hành.
 Phòng mạng dịch vụ:
Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ hệ thống mạng thông tin của Trung tâm và toàn
tỉnh, cung ứng và triển khai các dịch vụ mạng.
 Tổ quản lý dự án:
Làm nhiệm vụ kiểm tra và quản lý các dự án của Trung tâm, cung cấp các thông
tin chính xác và kịp thời cho cấp trên khi có phát sinh xảy ra.
 Các tổ:
Tổ tổng hợp, Tổ Tin học, Tổ Truyền dẫn, Tổ chăm sóc khách hang, Tổ 119, Tổ
108 và Phòng Dịch vụ truyền thông
Làm nhiệm vụ thực hiện các công việc dịch vụ, kinh doanh và chăm sóc khách
hàng….

I.2. Phương pháp quản lý cán bộ hiện nay
Công tác quản lý cán bộ giữ một vị trí quan trọng trong việc cung cấp thông tin
đầy đủ và chính xác về cán bộ cho lãnh đạo đơn vị và lãnh đạo cấp trên trong việc bố
23


trí, sắp xếp, luân chuyển, bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo nhằm phát huy tốt nhất năng
lực của cán bộ, tích cực góp phần thực hiện tốt quy chế dân chủ, tăng cường sự đoàn
kết, nhất trí, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành nhằm nâng cao hiệu quả công tác của
đơn vị. Mặt khác, công tác quản lý cán bộ được thực hiện tốt, đầy đủ và chính xác
cũng là nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ
yên tâm công tác, gắn bó với công việc, sẵn sàng nhận và thực hiện hoàn thành các
nhiệm vụ được giao.
Nhiệm vụ quản lý, tham mưu cho lãnh đạo Trung tâm về công tác tổ chức cán
bộ của Trung tâm Viễn thông tỉnh Bắc Kạn được giao cho Trưởng phòng Tổ chức cán
bộ lao động trực tiếp chỉ đạo thực hiện. Qúa trình này có thể được mô tả như sau:
- Cập nhật Hồ sơ của cán bộ, công chức được tuyển dụng hoặc chuyển đến.

- Quản lý, theo dõi quá trình công tác, đào tạo, quá trình lương, quá trình tham
gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; chế độ nghỉ phép theo quy định của từng cán bộ.
- Bổ sung các văn bằng, chứng chỉ, các quyết định nâng bậc lương, các quyết
định khen thưởng, kỷ luật (nếu có) vào hồ sơ của cán bộ.
- Báo cáo danh sách cán bộ sẽ được nâng bậc lương theo định kỳ hoặc được
nâng bậc lương trước thời hạn trong 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm.
- Lập báo cáo về chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo chức
danh, ngạch bậc lương, trình độ lý luận chính trị, trình độ ngoại ngữ, tin học để có cơ
sở xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong các năm tiếp theo.
- Báo cáo danh sách cán bộ, công chức, viên chức sắp đến tuổi nghỉ hưu trong
các năm sắp tới để có kế hoạch tuyển dụng, bổ nhiệm kịp thời.
- Báo cáo danh sách cán bộ, công chức, viên chức nằm trong độ tuổi được giải
quyết chế độ nghỉ hưu trước tuổi theo chính sách tinh giản biên chế.
Công việc này được tiến hành phần lớn trên giấy tờ theo cách thủ công truyền
thống và được lưu trong tủ hồ sơ như một số mẫu biểu sau:

24


ảnh 4x6

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM
Độc lập - tự do - hạnh phúc

(đóng giấu giáp
lai của nơi tiếp
nhận hồ sơ)

SƠ YẾU LÝ LỊCH
TỰ THUẬT

Họ và tên:……………………………………………………Nam, Nữ……..
Sinh ngày…….tháng……..năm…….., tại:………………………………….
Nơi đăng ký thường trú hiện nay:……………………………………………
Dân tộc:………………………………Tôn giáo…………………………….
Chứng minh nhân dân số:…………………Cấp tại:…………………………
Ngày………tháng………năm
Trình độ chính trị:……………………Trình độ ngoại ngữ:…………………
Kết nạp Đảng cộng sản Việt Nam ngày:.…… tháng……. năm……..
Nơi kết nạp:………………………………………………………………….
Kết nạp Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ngày:……tháng……..năm
Nơi kết nạp:………………………………………………………………….
Nghề nghiệp hoặc trình độ chuyên môn:…………………………………….
Cấp bậc:………………………………..Lương chính hiện nay:…………….

Ngày……tháng……năm 2009

Xác nhận của thủ trưởng cơ quan,
Xí nghiệp, Chủ tịch UBND Xã, Phường

25

Người khai ký tên


×