Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Xây dựng hệ thống quản lý nhân lực mỏ than phấn mế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.28 MB, 64 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................Error! Bookmark not defined.
LỜI CAM ĐOAN ..................................................Error! Bookmark not defined.
MỤC LỤC..............................................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................4
I.1 Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................4
I.2 Mục đích xây dựng đề tài ...................................................................................4
I.3 Lĩnh vực triển khai .............................................................................................4
I.4 Công nghệ phát triển ..........................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................5
1.1 Cơ sở lý thuyết phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý .............................5
1.2 Quy trình phát triển hệ thống thông tin ..............................................................5
1.2.1 Khảo sát hiện trạng và xác lập dự án...............................................................5
1.2.2 Phân tích hệ thống ..........................................................................................6
1.2.3 Thiết kế hệ thống ............................................................................................6
1.2.4 Xây dựng........................................................................................................6
1.2.5 Cài đặt hệ thống..............................................................................................7
1.2.6 Bảo trì hệ thống ..............................................................................................7
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC
QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI MỎ THAN PHẤN MỄ.............................................8
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của mỏ than Phấn Mễ ...................................8
2.2 Một số đặc điểm kinh tế- kỹ thuật....................................................................10
2.2.1 Đặc điểm về cơ cấu bộ máy tổ chức.............................................................. 10
2.2.2 Đặc điểm về lao động ...................................................................................12
2.3 Khảo sát hệ thống quản lý nhân sự hiện tại của Mỏ than Phấn Mễ ...................15
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ MỎ THAN
PHẤN MỄ............................................................................................................17
3.1 Yêu cầu của hệ thống mới................................................................................17
3.2 Thông tin ra của hệ thống ................................................................................17


3.3 Các thông tin cần quản lý trong hệ thống quản lý nhân sự ............................... 18
3.4 Thông tin đầu ra cần được kết xuất ..................................................................20

1


2.4.1 Sơ yếu lý lịch................................................................................................ 20
2.4.2 Thống kê danh sách khen thưởng..................................................................22
2.4.3 Danh sách kỷ luật .........................................................................................22
2.4.4 Danh sách đảng viên.....................................................................................23
2.4.5 Danh sách nhân viên lên lương .....................................................................23
2.4.6 Danh sách nhân viên về hưu .........................................................................24
2.4.7 Danh sách nhân viên.....................................................................................25
2.4.8 Danh sách nhân viên theo phòng ban(phân xưởng) .......................................26
3.5 Phân tích hệ thống ...........................................................................................27
3.5.1 Biểu đồ phân cấp chức năng(BDF) ............................................................... 27
3.5.2 Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh.........................................................28
3.5.3 Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh ....................................................................29
3.5.4 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng cập nhật............................. 30
3.5.6 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng tìm kiếm ............................ 32
3.6 Chuẩn hóa dữ liệu từ các thông tin đầu vào......................................................33
3.6.1 Danh sách các thuộc tính ..............................................................................33
3.6.2 Dạng chuẩn 1NF...........................................................................................33
3.6.3 Dạng chuẩn 2NF...........................................................................................34
3.6.4 Dạng chuẩn 3NF...........................................................................................34
3.6.5 Các bảng dữ liệu ...........................................................................................35
3.7 Mô hình thực thể liên kết .................................................................................37
3.7.1 Mô hình thực thể liên kết đơn giản................................................................ 37
3.7.2 Mô hình thực thể liên kết chi tiết ..................................................................38
CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ HỆ THỐNG VÀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH39

4.1 Các bảng dữ liệu trong chương trình quản lý nhân sự ......................................39
4.2 Cài đặt chương trình ........................................................................................45
4.2.1 Một số form chính của chương trình ............................................................. 45
4.2.2 Một số mã code của chương trình .................................................................49
KẾT LUẬN..........................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................62
PHỤ LỤC.............................................................................................................63
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ..Error! Bookmark not defined.

2


LỜI NÓI ĐẦU
Bước sang thế kỷ XXI, thấy rõ tầm quan trọng của Công nghệ thông tin,
Đảng và nhà nước ta luôn đẩy mạnh chủ trương tin học hóa toàn quốc trong mọi
lĩnh vực, từ các trường học đến các công sở.
Trong các trường học, cơ quan, xí nghiệp vấn đề tự động hóa từng bước
trong công tác quản lý là hết sức cần thiết, vì tin học quản lý có thể thay thế phương
pháp quản lý thủ công, đáp ứng kịp thời sự phát triển của xã hội. Về kinh tế nó là
yếu tố thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Về giáo dục nó đáp ứng tốt
nhu cầu về tính chính xác, đầy đủ, nhanh chóng, nó có thể cung cấp một khối lượng
thông tin khổng lồ giúp con người có thể nắm bắt thông tin nhanh hơn và nhiều hơn.
Là sinh viên ngành công nghệ thông tin, em luôn cố gắng học hỏi và trang bị
cho mình những kỹ năng cần thiết về tin học. Với những kiến thức tiếp thu được và
vận dụng lý thuyết đó và công việc thực tiễn là xây dựng phần mềm “Quản lý nhân
sự”. Qua một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu bám sát thực tế công việc kết hợp với
lý thuyết học được, với nhu cầu thực tế của chương trình, em đã xây dựng được
chương trình quản lý nhân sự mỏ than Phấn Mễ trên ngôn ngữ Visual Basic.net.
Chương trình được xây dựng với mục đích: Đảm bảo tính an toàn, chính xác của dữ
liệu, dễ sử dụng cho người dùng, thông tin đầy đủ, tránh dư thừa thông tin, cung cấp

chính xác kịp thời và đầy đủ các thông tin mà người quản lý yêu cầu. Tiết kiệm thời
gian làm việc cho cán bộ quản lý.
Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến các thầy cô giáo khoa Công nghệ
thông tin đã trang bị cho em những kiến thức bổ ích và đặc biệt cám ơn thầy
Nguyễn Duy Minh – Bộ môn Kỹ thuật máy tính đã hướng dẫn tận tình giúp em
hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Nhưng do thời gian có hạn, cùng với vốn kiến thức
tiếp thu còn hạn chế và kinh nghiệm lập trình chưa cao, chương trình chắc chắn
không thể tránh được những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến cả về
nội dung và hình thức của các thầy cô giáo và các bạn để chương trình của em được
hoàn thiện hơn. Để chương trình này được hoàn chỉnh và có thể áp dụng được trong
thực tế.

3


PHẦN MỞ ĐẦU
I.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong thực tế hiện nay của các cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp, trường học,
số lượng công nhân viên rất lớn. Vì vậy công tác quản lý nhân sự của các cán bộ
quản lý gặp không ít khó khăn vất vả. Thấy được điều đó có rất nhiều cơ quan đã sử
dụng phần mềm quản lý để hỗ trợ việc quản lý chung. Qua khảo sát thực tế tại mỏ
than Phấn Mễ từ khi mỏ than Làng Cẩm sát nhập vào mỏ than Phấn Mễ thì số lượng
công nhân viên chức tăng lên rất nhiều, nên công tác quản lý nhân sự ở mỏ than
Phấn Mễ gặp không ít phức tạp. Chính vì thế việc nghiên cứu để xây dựng một phần
mềm quản lý nhân sự riêng phù hợp với đặc điểm tình hình của mỏ than là một yêu
cầu bức bách.

I.2 Mục đích xây dựng đề tài
- Mang lại lợi ích nghiệp vụ: Tăng khả năng xử lý, đáp ứng yêu cầu nghiệp
vụ một cách tin cậy, chính xác, an toàn và bí mật.

- Mang lại lợi ích kinh tế: Giảm chi phí hoạt động, giảm biên chế cán bộ.
- Mang lại lợi ích sử dụng: Nhanh chóng, thuận tiện.
- Khắc phục các khiếm khuyết của hệ thống cũ.

I.3 Lĩnh vực triển khai
Phần mềm quản lý nhân sự được xây dựng để áp dụng cho mỏ than Phấn Mễ.

I.4 Công nghệ phát triển
- Ngôn ngữ lập trình: Visual Basic. Net
- Cơ sở dữ liệu: Access
- Hệ điều hành: Windows

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Cơ sở lý thuyết phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý
Quản lý là một thuật ngữ có nhiều cách hiểu khác nhau, quản lý như một
quá trình biến đổi thông tin đưa đến hành động, là một quá trình tương đương việc
đưa ra quyết định ( J.W.Forester). Quản lý bao gồm việc điểu hòa tài nguyên để đạt
tới mục đích ( F. Kasat và J.Rosenweing). Dù nói cách này hay cách khác thì cũng
có thể nhận thấy rằng các quan điểm đó chỉ khác nhau về mặt khái niệm, còn nội
dung chúng đều bao gồm các yếu tố:
- Hướng tới mục đích
- Thông qua con người
- Sử dụng các kỹ thuật
- Bên trong các tổ chức
Quản lý bao giờ cũng gắn kèm với một tổ chức nhất định, tổ chức thông qua
con người sử dụng các công cụ, phương tiện kỹ thuật tiên tiến để đạt được mục đích

mà tổ chức đặt ra.

1.2 Quy trình phát triển hệ thống thông tin
Quy trình phát triển hệ thống thông tin được chia ra làm nhiều giai đoạn. Tùy thuộc
vào phương pháp luận và quy định về phương thức làm việc của đơn vị, quy trình
này có thể chia ra thành số lượng bước nhiều ít khác nhau. Tuy nhiên có tổng hợp
chung thành các bước: Khảo sát, phân tích, thiết kế, xây dưng, cài đặt và bảo trì hệ
thống.
1.2.1 Khảo sát hiện trạng và xác lập dự án
Là giai đoạn tìm hiểu quy trình hoạt động của hệ thống thực, các nhu cầu
thông tin làm cơ sở xác định các yêu cầu, phạm vi của hệ thống thông tin.
Việc khảo sát thường được tiến hành qua các giai đoạn:
- Khảo sát sơ bộ: Nhằm xác định tính khả thi của dự án.
- Khảo sát chi tiết: Nhằm xác định chính xác những gì thực hiện và khẳng
định những lợi ích kèm theo
5


Các yêu cầu của việc khảo sát là:
- Khảo sát, tìm hiểu, đánh giá hoạt động của hệ thống cũ
- Đề xuất các yêu cầu, mục tiêu và các ưu tiên giải quyết cho hệ thống mới.
- Phác họa giải pháp mới và cân nhắc tính khả thi của dự án
- Lập kế hoạch cho dự án cùng với các dự trù tổng quát
1.2.2 Phân tích hệ thống
Là giai đoạn xác định rõ các mục tiêu quản lý chính cần đạt được của hệ
thống, nhân diện cà phân định các thành phần và mối quan hệ trong hệ thống. Từ đó
xác định được các chức năng xử lý ( sơ đồ phân cấp chức năng BFD), sơ đồ dòng
dữ liệu ( DFD) và biểu đồ cấu trúc dữ liệu( ERD).
Cách tiến hành:
- Xuất phát từ hệ thống cũ và các nhu cầu phát triển để xây dựng hệ thống

mới.
- Chuyển từ mô tả vật lý sang mô tả logic hay chuyển từ mức vật lý sang
mức khái niệm. Sử dụng kỹ thuật phân tích từ trên xuống hay đi từ tổng thể đến chi
tiết. Phân tích hệ thống thành hai giai đoạn con là phân tích hệ thống về xử lý và
phân tích hệ thống dữ liệu.
1.2.3 Thiết kế hệ thống
Là giai đoạn phát triển các bước phân tích ở giai đoạn trước thành các mô
hình logic vật lý, thiết kế giao diện người sử dụng.
Trong giai đoạn này, từ khái niệm biểu diễn bởi mô hình quan hệ thực thể có
thể sinh ra được các mô hình dữ liệu logic. Trong giai đoạn này là quá trình chuyển
từ các mô hình dữ liệu và chức năng thành các thiết kế cơ sở dữ liệu và thiết kế
modul. Trong giai đoạn thiết kế, có rất nhiều công cụ cho phép đặc tả hệ thống song
không phải tất cả các công cụ đều cần phải sử dụng. Người phân tích phải tự chịu
trách nhiệm đánh giá để có quyết định đúng xem có nên dùng công cụ nào cho phù
hợp với hệ thống cụ thể
1.2.4 Xây dựng

6


Là giai đoạn lập trình trên các cơ sở phân tích, thiết kế ở các giai đoạn trước.
Kết quả là chương trình.
Giai đoạn này bao gồm các bước:
- Thi công: Trên cơ sở kết quả thiết kế tiến hành tích hợp, mã hóa các modul
chương trình. Viết các câu lệnh sản sinh CSDL và thực hiện các câu lệnh trên hệ
quản trị CSDL lựa chọn.
- Tạo các CSDL kiểm tra
- Kiểm thử chương trình
1.2.5 Cài đặt hệ thống
- Lập tài liệu hướng dẫn sử dụng

- Thực hiện việc chuyển đổi cơ sở dữ liệu nếu có yêu cầu thay đổi sang hệ
thống mới. Cơ chế chuyển đổi phải được thiết kế ngay trong giai đoạn thiết kế hệ
thống.
1.2.6 Bảo trì hệ thống
Bảo trì hệ thống được tính từ khi hệ thống được chính thức đưa vào sử dụng.
Bao gồm các công việc: Theo dõi việc sử dụng hệ thống, nhận các thông báo lỗi,
sửa đổi , nâng cấp phiên bản và trợ giúp hiệu chỉnh các sai sót số liệu.

7


CHƯƠNG II: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC
QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI MỎ THAN PHẤN MỄ
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của mỏ than Phấn Mễ
Mỏ than Phấn Mễ được hình thành từ thời pháp thuộc do thực dân Pháp quản
lý và tổ chức khai thác dưới nhiều hình thức khai thác thủ công. Đến năm 1945
cuộc cách mạng, cuộc cách mạng tháng tám thành công Mỏ đã được nhà nước tiếp
quản, cơ sở hạ tầng của mỏ lúc bấy giờ còn rất tồi tàn và lạc hậu, phương tiện vận
tải còn thiếu thốn rất nhiều, dụng cụ sản xuất còn thô sơ, trình độ và năng lực sản
xuất của người lao động còn nhiều hạn chế… Khó khăn chồng chất như vậy nhưng
nhờ sự đoàn kết và hăng say lao động của tập thể người lao động, Mỏ vẫn đứng
vững và tiếp tục hoạt động. Trải qua nhiều đơn vị quản lý, đến tháng 4 năm 1979 để
chủ động nguồn nguyên liệu cung cấp cho luyện kim, hội đồng Bộ trưởng đã ra
quyết định số 27/HĐBT giao mỏ cho Công ty Gang thép Thái Nguyên quản lý và
chỉ đạo theo văn bản số 254/ CL – GTg của Công ty Gang thép Thái Nguyên về
phân cấp tài chính, vật tư và kỹ thuật.
Với từng giai đoạn lịch sử, Mỏ luôn phấn đấu hoàn thành kế hoạch được giao, đến
năm 1994 khai trường khai thác lộ thiên vỉa 1 cánh theo khoáng sản than Phấn Mễ
đã đạt đến độ sâu thiết kế và đóng cửa Mỏ. Để duy trì công ăn việc làm và tận dụng
các nguồn lực sẵn có của Mỏ than Phấn Mễ, khai trường lộ thiên Bắc Làng Cẩm

được thiết kế khai thác thay thế cho hệ thống khai thác hầm lò, khai thác vỉa than
khu Âm hồn thuộc khoáng sàng than Làng Cẩm. Công trường khởi công vào ngày
19/5/1994. thiết kế do Viện quy hoạch và thiết kế mỏ luyện kim thiết kế với công
suất hàng năm:
-

Đất đá bốc xúc: 660.000 m3/ năm

-

Than khai thác: 50.000 tấn/ năm

Khai trường mở ra luôn gặp nhiều khó khăn, nhưng Mỏ luôn luôn tìm ra các giải
pháp, đổi mới công nghệ, đầu tư mua sắm các thiết bị hiện đại để thực hiện công tác
bốc xúc đất đá và khai thác than, nhất là việc đầu tư dây truyền tuyển than rất có
hiệu quả, chất lượng than ổn định, tốt hơn than nhập ngoại, sản lượng được nâng

8


dần, công suất Mỏ từ 5 vạn lên đạt 10 vạn tấn từ năm 2003. Tỷ lệ thu hồi của nhà
máy tuyển đạt trên 80%, trong đó thiết kế chỉ với mức trên 66%.
Thực hiện chủ trương sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp của Công ty thép Việt
Nam, Công ty Gang thép Thái Nguyên. Bắt đầu từ ngày 01/4/2006 Mỏ than Làng
Cẩm sát nhập vào Mỏ than Phấn Mễ. Do vậy, đến nay công nghệ khai thác than của
mỏ than Phấn Mễ bao gồm hai loại: Công nghệ khai thác lộ thiên ( Công trường
Bắc Làng Cẩm) và công nghệ khai thác hầm lò ( công trường Mỏ than Làng Cẩm
cũ).

9



2.2 Một số đặc điểm kinh tế- kỹ thuật
2.2.1 Đặc điểm về cơ cấu bộ máy tổ chức
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Mỏ than Phấn Mễ:

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của mỏ than Phấn Mễ
Bộ máy quản lý được tổ chức kết hợp giữa hai hình thức theo tuyến, chức năng
đó là kiểu kết hợp mà đa số các doanh nghiệp mỏ đang áp dụng. Hình thức này
tương đối hợp lý với đặc thù các doanh nghiệp mỏ vì nó thuận lợi cho quá trình sản
xuất trong việc quản lý và điều hành. Ở mỏ, việc quản lý sản xuất phân chia theo
từng tuyến, trong đó đều thống nhất một chỉ huy, 1 thủ trưởng, trong từng tuyến
phân ra các phòng ban, phân xưởng cụ thể có chức năng riêng được cụ thể hóa như
sau:
- Phòng cơ điện: Có trách nhiệm giúp giám đốc về quản lý đầu tư sửa chữa, công
tác vận hành, an toàn thiết bị, chịu sự chỉ đạo của giám đốc mỏ và phòng quản lý
thiết bị Công ty Gang thép Thái Nguyên.
- Phòng Kế hoạch kinh doanh: Có trách nhiệm giúp giám đốc mỏ:

10


+ Quản lý công tác kế hoạch, điều độ sản xuất của mỏ, quản lý và cung ứng vật tư
kỹ thuật theo phân cấp của công ty nhằm đảm bảo sản xuất ổn định có năng xuất,
chất lượng cao, giá thành hạ.
+ Chịu sự chỉ đạo của giám đốc mỏ và phòng kế hoạch kinh doanh Công ty Gang
thép Thái Nguyên.
- Phòng kế toán – thống kê – tài chính: Có trách nhiệm giúp giám đốc mỏ quản lý
công tác kế toán, thống kê, tài chính của mỏ theo quy định. Chịu sự chỉ đạo của
giám đốc và phòng Kế toán – Thống kê – Tài chính Công ty Gang thép Thái

Nguyên.
- Phòng tổ chức lao động: Có trách nhiệm giúp giám đốc mỏ:
+ Tham mưu, tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện và tổng hợp các mặt công tác
tổ chức lao động ( tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất, quản lý đội ngũ, đào tạo bồi
dưỡng, thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên và công tác lao
động tiền lương trong toàn mỏ theo phân cấp về công tác tổ chức leo động của mỏ).
- Phòng kỹ thuật công nghệ: Có trách nhiệm giúp giám đốc mỏ:
+Quản lý kỹ thuật khai thác, tuyển than, kiểm tra chất lượng sản phẩm, an toàn bảo
hộ lao động, công tác trắc địa và địa chất.
+ Chịu sự chỉ đạo của giám đốc mỏ và phòng Kỹ thuật công ty, phòng an toàn và
phòng KSC công ty.
- Phòng hành chính quản trị:
+ Giúp giám đốc tổ chức quản lý thực hiện, triển khai công tác hành chính quản trị,
bảo vệ.
+ Chịu sự chỉ đạo của giám đốc mỏ, văn phòng Công ty Gang thép Thái Nguyên và
phòng bảo vệ công ty.
- Phân xưởng Khai thác: Giúp giám đốc điều hành, quản lý sản xuất về khai thác
tha lộ thiên theo kế hoạch. Chịu sự chỉ đạo, quản lý của giám đốc mỏ và các phòng
chức năng.

11


-Phân xưởng Khoan nổ mìn: Giúp giám đốc mỏ về việc điều hành và quản lý sản
xuất về công tác khoan, nổ mìn và gạt phục vụ sản xuất theo kế hoạch. Chịu sự chỉ
đạo, quản lý của giám đốc và các phòng chức năng.
- Phân xưởng Cơ điện: Giúp giám đốc việc điều hành, quản lý sản xuất về công tác
bảo dưỡng thiết bị, gia công cơ khí và vận hành các trạm điện của mỏ theo kế
hoạch. Chịu sự quản lý của giám đốc mỏ và các phòng chức năng.
- Phân xưởng Cầu đường: Giúp giám đốc mỏ điều hành, quản lý sản xuất, duy tu,

sửa chữa đường, quản lý bãi thải và các công trình xây dựng nhỏ theo nhiệm vụ, kế
hoạch. Chịu sự chỉ đạo của giám đốc mỏ và các phòng chức năng.
- Phân xưởng Vận tải: Giúp giám đốc điều hành, quản lý sản xuất công tác vận tải
và sữa chữa phương tiện vận tải theo kế hoạch. Chịu sự quản lý của giám đốc mỏ và
phòng chức năng.
- Phân xưởng Tuyển than: Giúp giám đốc điều hành, quản lý sản xuất về công tác
tuyển than theo kế hoạch. Chịu sự chỉ đạo của giám đốc mỏ và và các phòng ban
chức năng.
- Phân xưởng Khai thác Hầm lò: Giúp giám đốc điều hành, quản lý công tác khai
thác than hầm lò theo kế hoạch. Chịu sự quản lý của giám đốc mỏ và các phòng ban
chức năng.
2.2.2 Đặc điểm về lao động
Lao động là nguồn lực quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Sử dụng lao động hợp lý có
hiệu quả là nhằm khai thác mọi tiềm năng lao động, tăng năng xuất lao động từ đó
hạ giá thành sản phẩm. Do vậy việc sử dụng lao động của mỏ than nghiên cứu và
phân tích qua các chỉ tiêu sau:
Theo số liệu tính đến ngày 31/12/2007 tổng số lao động của mỏ là 920
người. Trong đó:
-

Lao động kỹ thuật trực tiếp: 667 người

-

Lao động phổ thông

: 110 người

-


Kỹ sư, cao đẳng

: 106 người
12


-

Trung cấp

: 67 người

Qua số liệu trên ta thấy được trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công
nhân viên mỏ than Phấn Mễ: lao động kỹ thuật trực tiếp chiếm 70.1% tổng số lao
động trong toàn mỏ, lao động phô thông chiếm 11.67% tổng số lao động, kỹ sư, cao
đẳng chiếm 11,14% tổng số lao động còn lại trung cấp chiếm 7.09% tổng số lao
động trong toàn mỏ.
Dựa và các số liệu trong báo cáo cơ cấu tổ chức quản lý ( tính đến ngày
31/12/2007) ta thấy: do đặc điểm sản xuất là khai thác than nên số lao động nữ
trong tổng số lao động và 168 người chiếm 17.66%, chủ yếu họ là các công việc
phục vụ sản xuất ở các phân xưởng và công việc ở các phòng ban. Công nhân sản
xuất trực tiếp là 741 người chiếm 77.9%, đây là bộ phận chủ yếu trực tiếp sản xuất
ra sản phẩm, còn lại bộ phận gián tiếp chiếm 23.1%. Như vậy, về cơ cấu tổ chức
của mỏ là tương đối hợp lý. Qua đây ta thấy sự cố gắng của mỏ trong công tác bố trí
cân đối lao động, đảm bảo phân công đúng ngành nghề đào tạo để tạo đà nâng cao
năng lực sản xuất, nâng cao năng xuất lao động.
Mỏ than Phấn Mễ với nhiệm vụ là sản xuất than lộ thiên và hầm lò nên sử
dụng lao động trực tiếp sản xuất là chủ yếu, đây là công việc nguy hiểm độc hại và
nặng nhọc. Vì vậy mỏ cần một lực lượng lao động có sức khỏe, tuổi đời phục vụ tốt

khâu sản xuất. Tuổi đời của cán bộ công nhân viên được thể hiện qua bảng sau:

13


Chức danh

Tổng số Phân theo độ tuổi
lao động

Giám đốc, bí thư Đảng ủy

<30

30- 40

41- 45

46- 50

51- 55

1

56- 60

1

Phó giám đốc, chủ tịch công 5


1

1

2

1

3

7

2

1

2

5

6

5

5

1

12


25

23

24

6

đoàn
Trưởng phòng, bí thư đoàn 14
thanh niên, quản đốc và tương
đương
Phó phòng, phó quản đốc và 24
tương đương
Chuyên viên, kỹ sư, cán sự

90

Nhân viên văn thư, NV phục 3

1

2

vụ bộ máy quản lý
Cộng chức danh gián tiếp

137

15


Nhân viên thủ kho, mua bán 15

31

35

38

13

1

9

3

2

8

25

21

3

5

hàng hóa

Nhân viên bảo vệ

57

Công nhân trực tiếp

711

172

156

250

174

14

1

Tổng

950

187

196

319


236

32

6

Hình 2: Cơ cấu lao động theo độ tuổi.

14


Qua bảng trên ta thấy sự thể hiện về mức độ và số người gắn bó với mỏ từ đó
mỏ có kế hoạch bô trí và sử dụng hợp lý đồng thời có kế hoạch đào tạo, bổ xung
thay thế hầu hết số công nhân trực tiếp sản xuất còn trẻ khỏe không vượt quá tuổi
45 tuổi đó là thuận lợi cho mỏ trong sản xuất.

2.3 Khảo sát hệ thống quản lý nhân sự hiện tại của Mỏ than Phấn Mễ
Hiện nay quy mô của mỏ than Phấn Mễ là hơn 900 người, trong đó bao gồm
cán bộ công nhân viên làm việc trên văn phòng và công nhân lao động trực tiếp tại
mỏ. Mỏ bao gồm 6 phòng ban và 7 phân xưởng. Công tác quản lý nhân sự tại mỏ
than vẫn được làm thủ công. Việc quản lý nhân sự tại mỏ than do phòng tổ chức lao
động chịu trách nhiệm.
Thông tin nhân sự của mỏ than được lưu tại phòng tổ chức lao động. Khi cán
bộ công nhân viên, công nhân vào làm việc tại mỏ than thì tất cả những thông tin
liên quan sẽ được phòng tổ chức lao động lưu vào cơ sở dữ liệu.
Khi có sự thay đổi về nhân sự: về hưu, nâng lương… cơ sở dữ liệu phải được
cập nhật lại.
Hàng tháng, quý, năm phòng tổ chức lao động có trách nhiệm phân loai, xếp
loại cán bộ công nhân viên để kịp thời khen thưởng, kỷ luật.
Hàng quý, năm phải tổng hợp tình hình tăng giảm lao động, diễn biến lương

để báo cáo lên ban lãnh đạo.
Cuối mỗi kỳ, cuối năm hoặc khi có yêu cầu phải đưa ra được các báo cáo
như: danh sách nhân sự, bản trích ngang nhân sự, danh sách nhân sự từng phòng
ban, danh sách đảng viên, danh sách cán bộ công nhân viên về hưu…
Tất cả các công việc trên đều được làm thủ công, nhân viên của bộ phận tổ
chức lao động phải nhập dữ liệu, tra cứu, tìm dữ liệu một cách thủ công.

15


- Những yếu kém trong hệ thống hiện tại
+ Mất nhiều công sức, thời gian và do phải nhập dữ liệu trực tiếp và tính toán thủ
công, tra cứu dữ liệu thủ công
+ Khả năng sai sót là rất lớn do số liệu lớn và nhiều mà lại được thực hiện bằng tay
- Mục tiêu đặt ra:
+ Tin học hóa quá trình quản lý nhân sự để việc cập nhật, tìm kiếm thông tin nhanh
hơn và giảm chi phí.

16


CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ MỎ
THAN PHẤN MỄ
3.1 Yêu cầu của hệ thống mới
Hệ thống mới phải đáp ứng những yêu cầu cụ thể như:
- Chương trình phải tự động tra cứu, tự tổng hợp tìm kiếm sắp xếp và cho ra các báo
cáo theo yêu cầu người dùng.
- Tự chỉnh sửa các số liệu, bảng biểu liên quan mỗi khi dữ liệu vào được thay đổi
hoặc các điều kiện, các yêu cầu của người dùng thay đổi.
- Chương trình phải giúp việc thao tác được nhanh, đơn giản, tiện lợi và đặc biệt là

các số liệu kết xuất phải chính xác và nhất quán cho mọi bảng biểu, báo cáo.
- Giao diện thuận tiện, dễ sử dụng với người dùng.
- Chương trình phải chạy tốt trên các máy PC đang có và các phần mềm ứng dụng
phổ biến. Đồng thời phải tương thích hoặc có thể nâng cấp để phù hợp với sự phát
triển của thiết bị phần cứng cũng như phần mềm trong tương lai gần.

3.2 Thông tin ra của hệ thống
- Thống kê sơ yếu lí lịch của từng cán bộ công nhân viên
- Thống kê danh sách nhân sự:
- Thống kê danh sách khen thưởng
- Thống kê danh sách kỷ luật
- Danh sách đảng viên
- Diễn biến lương hàng tháng
- Danh sách nhân viên từng phòng ban
- Danh sách nhân viên toàn cơ quan
- Danh sách nhân viên về hưu

17


3.3 Các thông tin cần quản lý trong hệ thống quản lý nhân sự
- Mã nhân viên
- Họ và tên
- Ngày, tháng, năm sinh
- Giới tính
- Địa chỉ( nơi thường trú)
- Số CMND
- Số điện thoại
- Mã dân tộc
- Tên dân tộc

- Năm thoát ly công tác
- Năm về Gang thép
- Ngày vào đảng
- Mã chức vụ
- Tên chức vụ
- Mã chuyên môn
- Tên chuyên môn
- Mã phòng ban
- Tên phòng ban
- Mã hệ số lương
- Mã ngạch
- Hệ số lương
- Ngày lên lương
- Năm xếp lương
- Mã tôn giáo

18


- Tên tôn giáo
- Mã ngoại ngữ
- Tên ngoại ngữ
- Trình độ ngoại ngữ
- Mã trình độ
- Tên trình độ
- Mã trình độ lý luận chính trị
- Trình độ lý luận chính trị
- Mã khen thưởng
- Hình thức khen thưởng
- Khen thưởng lần thứ

- Ngày khen thưởng
- Mã kỷ luật
- Hình thức kỉ luật
- Kỉ luật lần thứ
- Ngày kỉ luật
- Quan hệ
- Họ và tên quan hệ
- Tuổi
- Nghề nghiệp
- Công tác từ ngày
- Công tác đến ngày
- Đơn vị cũ
- Chức vụ cũ

19


3.4 Thông tin đầu ra cần được kết xuất
3.4.1 Sơ yếu lý lịch
CÔNG TY GANG THÉP TN
Mỏ than Phấn Mễ

-------o0o-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------o0o-------

SƠ YẾU LÝ LỊCH
Mã nhân viên:............................................................. ..........................................................

Họ và tên:................................................................... Nam, Nữ ................................
Ngày sinh ................................................................... Số CMND ……… ....................
Dân tộc......................................Tôn giáo…………………………………….. .............
Địa chỉ:...................................... ................................ ..................................................
.................................................. ................................ ..................................................
Ngày vào đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ..... ……………………..................
Ngày vào đảng cộng sản Việt Nam............................. ……………………...................
Năm thoát ly..............................Năm về Gang thép ... …………….. ............................
Trình độ chuyên môn:................ ................Trình độ ngoại ngữ ................................
Trình độ lý luận chính trị:.......... ................................ …………… .............................
TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC
Từ ngày –
Đến ngày

Làm nghề gì, chức vụ, Đơn vị công tác

20


KHEN THƯỞNG
Ngày

Hình thức

Lần thứ

KỶ LUẬT
Ngày

Hình thức


Lần thứ

QUAN HỆ GIA ĐÌNH
Quan hệ

Họ tên

Tuổi

Giới tính

Nghề nghiệp

Ngày….Tháng….Năm …
Người lập
(ký và ghi rõ họ tên)
Hình 3: Sơ yếu lí lịch nhân sự

21


3.4.2 Thống kê danh sách khen thưởng
CÔNG TY GANG THÉP TN
Mỏ than Phấn Mễ
-------o0o-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------o0o-------


DANH SÁCH KHEN THƯỞNG

NV

Hình thức khen
thưởng

Họ và tên

Lần thứ

Ngày khen
thưởng

Ngày… tháng… năm
Người lập
(ký và ghi rõ họ tên)

Hình 4: Danh sách khen thưởng
3.4.3 Danh sách kỷ luật
CÔNG TY GANG THÉP TN
Mỏ than Phấn Mễ
-------o0o-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------o0o-------

DANH SÁCH KỶ LUẬT


NV

Họ và tên

Hình thức kỷ luật

Lần thứ

Ngày kỷ
luật

Ngày… tháng… năm
Người lập
(ký và ghi rõ họ tên)

Hình 5: Danh sách kỷ luật

22


3.4.4 Danh sách đảng viên
CÔNG TY GANG THÉP TN
Mỏ than Phấn Mễ
-------o0o-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------o0o-------


DANH SÁCH ĐẢNG VIÊN

N
V

Họ và tên

Ngày sinh

Giới
tính

Phòng

Ngày
vào
đảng

Chức
vụ

Ngày… tháng… năm
Người lập
(ký và ghi rõ họ tên)

Hình 6: Danh sách đảng viên

3.4.5 Danh sách nhân viên lên lương
CÔNG TY GANG THÉP TN
Mỏ than Phấn Mễ

-------o0o-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------o0o-------

DANH SÁCH NHÂN VIÊN LÊN LƯƠNG
PHÒNG(PHÂN XƯỞNG):………………

NV

Hi

Họ và tên

Ngày sinh

Chức
vụ

HSL


HSL
mới

Ngày lên
lương

Ngày… tháng… năm

Người lập
(ký và ghi rõ họ tên)

Hình 7: Danh sách nhân viên lên lương

23


3.4.6 Danh sách nhân viên về hưu
CÔNG TY GANG THÉP TN
Mỏ than Phấn Mễ
-------o0o-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------o0o-------

DANH SÁCH NHÂN VIÊN VỀ HƯU

NV

Họ và tên

Ngày sinh

Chức
vụ

Phòng
ban


Số năm
công tác

Ngày… tháng… năm
Người lập
(ký và ghi rõ họ tên)

Hình 8: Danh sách nhân viên về hưu

24


3.4.7 Danh sách nhân viên
CÔNG TY GANG THÉP TN
Mỏ than Phấn Mễ
--------o0o-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------o0o-------

DANH SÁCH NHÂN VIÊN


Họ

NV

tên


Tuổi

Giới

Địa

Số

Số

Ngày

Ngày

Năm

Năm

Dân

Tôn

Chuyên

Chức

Phòng

Trình


Trình

tính

chỉ

điện

CMND

vào

vào

thoát

về

tộc

giáo

môn

vụ

ban

độ


độ lý

đoàn

đảng

ly

Gang

luận

thép

chính

thoại

trị

Ngày… tháng… năm
Người lập
(ký và ghi rõ họ
tên)

Hình 9: Danh sách nhân viên

25



×