Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến trên CMS joomla

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.86 MB, 86 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................................3
CHƯƠNG I:..........................................................................................................4
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG E-LEARNING VÀ THI TRẮC NGHIỆM
TRỰC TUYẾN .....................................................................................................4
1.1. Tổng quan về hệ thống E_learning.......................................................... 4
1.1.1. Khái niệm E-learning.....................................................................4
1.1.2.Đặc điểm: .......................................................................................5
1.1.3. Lý do cần phát triển E-learning:.....................................................5
1.1.4. Các cách trao đổi trong e-learning..................................................9
1.2. Tổng quan về hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến (test online)............. 11
1.2.1. Định nghĩa hệ thống sát hạch trực tuyến. .....................................11
1.2.2. Các kiểu câu hỏi trong hệ thống sát hạch trực tuyến.....................11
1.2.3. Khả năng chuyển một số câu hỏi trong chuẩn QTI sang dạng Câu
hỏi đơn lựa chọn:...................................................................................20
1.2.4. Các dạng câu hỏi trong một số hệ thống sát hạch trắc nghiệm Công
nghệ thông tin điển hình. .......................................................................25
1.2.5. Các hình thức sát hạch CNTT theo lối truyền thống.....................28
1.2.6. Ưu và nhược điểm của phương pháp sát hạch trắc nghiệm trực
tuyến. ....................................................................................................30
1.2.7. Các hệ thống sát hạch trực tuyến trong và ngoài nước..................32
1.2.8. Kết luận. .....................................................................................34
CHƯƠNG II: ...................................................................................................... 36
HỆ QUẢN TRỊ NỘI DUNG MÃ NGUỒN MỞ JOOMLA! ................................ 36
2.1 Tổng quan về joomla!........................................................................... 36
2.1.1 Khái niệm. ....................................................................................36
2.1.2. Ứng dụng.....................................................................................36
2.1.3. Kiến trúc Joomla! ........................................................................37
2.2. Tổng quan về quản trị viên (Administrator) .......................................... 38
2.2.1. User Groups và Access Control –Nhóm người dùng và điểu khiển


truy cập: ................................................................................................ 42
2.2.2 Global configuration – Cấu hình tổng thể. .......................................... 42
2.2.3 Làm cho Cấu hình của bạn có thể chỉnh sửa được.........................43
2.2.4 Các thẻ tab ....................................................................................43
2.3 Quản lý.................................................................................................. 44
2.3.1.Language Manager – Quản lý Ngôn ngữ.......................................44
2.3.2. Media Manager – Quản lý Media.................................................44
2.3.3 Template Manager – Quản lý Template ........................................44
2.3.4 Trash Manager – Quản lý Trash....................................................45
2.3.5 User Manager –Quản lý người dùng .............................................45
2.3.6. Menu Manager – Quản lý Menu ..................................................46
2.3.7. Content Manager – Quản lý nội dung..........................................46
2.3.8. Component Manager – Quản lý Component ................................ 46
2.3.9 Module Manager – Quản lý Module .............................................47

1


2.3.10. Manbot Manager – Quản lý Manbot ..........................................48
2.4. Site ....................................................................................................... 49
2.4.1. Site Preview – Xem trước Site .....................................................49
2.4.2. Site Statistics – Thống kê Site......................................................49
2.5. Messages thông điệp............................................................................. 50
2.5.1. Messages Configuration – Cấu hình Thông điệp : ........................50
2.5.2. Lock Inbox – khóa hộp thư: .........................................................50
2.5.3. Messages Inbox – Hộp thông điệp: ..............................................50
2.5.4. Mass Mail – gửi thư quần chúng:.................................................50
2.6. Global check - in (Check-in toàn bộ) .................................................... 51
2.6.1. Global Check-in:..........................................................................51
2.6.2. System Info – thông tin hệ thống: ................................................52

2.7. Các tham số (Parameter)....................................................................... 52
2.7.1. Parameters Tab – thẻ tab Parameter: ............................................52
CHƯƠNG III: ..................................................................................................... 54
ỨNG DỤNG JOOMLA! XÂY DỰNG HỆ THỐNG THI TRẮC NGHIỆM
TRỰC TUYẾN ................................................................................................... 54
............................................................................. 54
3.1. Khảo sát bài toán. ................................................................................. 54
3.2. Phân tích thiết kế hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến........................... 56
3.2.1. Biểu đồ ca sử dụng_ Use case (US)..............................................56
3.2.2. Biểu đồ trình tự............................................................................71
3.2.3. Biểu đồ lớp của hệ thống ............................................................. 75
3.3. Một số giao diện phần Back _end và chương trình thi trắc nghiệm trực
tuyến. .......................................................................................................... 79
3.3.1. Giao diện màn hình cho chức năng quản trị viên..........................79
3.3.2 Giao diện màn hình cho chức năng quản lý lớp học. .....................79
3.3.3 Giao diện màn hình cho chức năng quản lý môn học. ...................80
3.3.4. Giao diện màn hình cho chức năng quản lý ngân hàng đề ...........81
3.4. Một số giao diện phần Front_end và chương trình thi trắc nghiệm trực
tuyến. .......................................................................................................... 82
3.4.1. Giao diện giáo viên. .....................................................................82
3.4.2. Giao diện sinh viên. .....................................................................83
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 84

2


LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay công nghệ thông tin đang có những bước tiến mạnh mẽ. Công
nghệ thông tin đã dần xâm nhập vào tất cả các ngành nghề khác, trong đó có giáo
dục. Việc áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào giáo dục được gọi là

Elearning.
Elearning chính là chất xúc tác đang làm thay đổi toàn bộ mô hình học tập
trong thế kỷ này cho học sinh, sinh viên, viên chức và cho nhiều loại đối tượng
tiềm năng khác như bác sĩ, y tá và giáo viên - thực tế là cho bất cứ ai mong muốn
được học tập dù dưới hình thức chính thống hay không chính thống. Giáo dục
điện tử giúp người học không còn phải đi những quãng đường dài để theo học
một khóa học dạng truyền thống, người học hoàn toàn có thể học tập bất cứ khi
nào họ muốn, ban ngày hay ban đêm, tại bất cứ đâu. Với rất nhiều sinh viên, nó
đã mở ra một thế giới học tập mới, dễ dàng và linh hoạt hơn, mà trước đó họ
không hy vọng tới.
Đề tài nhằn tìm hiểu về Mô hình đào tạo theo E_learning, phân tích thiết
kế hệ thống Thi trắc nghiệm trực tuyến theo mô hình đào tạo E_learning. Ứng
dụng phấn mềm mã nguồn mở CMS Joomla! để thiết kế webstie thi trắc nghiệm
trực tuyến.
Nội dung chính của đề tài gồm có :
Chương 1: Tìm hiểu hệ thống E_learning.
Chương 2: Hệ quản trị nội dung mã nguồn mở Joomla!
Chương 3: Ứng dụng Joomla! Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm trực
tuyến

3


CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG E-LEARNING VÀ THI TRẮC NGHIỆM
TRỰC TUYẾN
1.1. Tổng quan về hệ thống E_learning.
1.1.1. Khái niệm E-learning.
E-learning (viết tắt của Electronic Learning) là thuật ngữ mới. Hiện nay,
theo các quan điểm và dưới các hình thức khác nhau có rất nhiều cách hiểu về Elearning. Hiểu theo nghĩa rộng, E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc

học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công
nghệ thông tin.
Theo quan điểm hiện đại, E-learning là sự phân phát các nội dung học sử
dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet,
Intranet,… trong đó nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, băng
video, audio… thông qua một máy tính hay ti vi; người dạy và người học có thể
giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: e-mail, thảo luận trực tuyến
(chat), diễn đàn (forum), hội thảo video…
E-Learning là mô hình đào tạo từ xa dựa vào mạng Internet, cung cấp
những nội dung đào tạo được truyền tải theo nhiều hình thức khác nhau (đồng bộ
hoặc không đồng bộ), tổ chức các lớp học ảo cho học viên tham dự, xây dựng và
quản lý nội dung đào tạo dựa vào máy tính.

Hình 1.1 Mô hình đào tạo E_learning

4


1.1.2.Đặc điểm:


Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể hơn là công nghệ

mạng, kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán…


e-Learning bổ sung rất tốt cho phương pháp học truyền thống do e-

Learning có tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học
trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với

khả năng và sở thích của từng người.


E-Learning sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện

nay, e-Learning đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế
giới với rất nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực e-Learning ra đời.
1.1.3. Lý do cần phát triển E-learning:
E-Learning có rất nhiều lợi ích mang lại cho các đối tượng tổ chức cũng
như cá nhân. Sau đây là những ích lợi dễ nhận thấy nhất của e-Learning.
1.1.3.1 Đối với các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng e-Learning.
Với các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng E_learning sẽ làm tăng doanh thu
bằng cách đào tạo ra các khóa học miễn phí hoặc chi phí thấp cho khách hàng,
một tổ chức có thể thu hút và giữ chân khách hàng. Lợi ích của việc đào tạo miễn
phí là thu hút khách hàng đến với website của tổ chức và duy trì quan hệ cũ với
khách hàng cũ. Các khoá như vậy, bằng cách đào tạo khách hàng sử dụng sản
phẩm tốt hơn, có thể tạo niềm tin ở phía khách hàng và giới thiệu thêm các tính
năng nâng cao, các sản phẩm phụ trợ. Ngoài ra tổ chức các khoá đào tạo như vậy
có thể tăng được sự chú ý trong giới doanh nghiêp.
Ngoài ra tổ trức E_learning còn làm tăng tốc độ và tính mềm dẻo, nâng
cao hiệu quả làm việc bằng cách nâng cao kiến thức, kỹ năng thái độ và phương
pháp của nhân viên. Tổ chức E_learning còn làm giảm thời gian nghỉ viêc và đào
tạo, kích thích và nuôi dưỡng các nỗ lực quản lý tri thức và giúp các cá nhân tiến
bộ hơn.

5


1.1.3.2. Đối với các phòng đào tạo.
Các phòng đào tạo cũng được hưởng các lợi ích riêng khi chuyển sang eLearning. E-Learning giúp họ hoạt động hiệu quả hơn, đào tạo hiệu quả hơn, và

nâng cao vị trí của họ trong tổ chức mà họ phục vụ.
a, Giảm chi phí đào tạo: Khả năng giảm chi phí đào tạo của e-Learning được chỉ
ra rất rõ. Giảm chi phí đào tạo đến 50% hoặc 90% không phải là khó thấy, đặc
biệt là khi đào tạo một lượng lớn người mà họ phải mất một thời gian dài để đi
đến nơi đào tạo và những ai đã có máy tính và đã kết nối mạng. E-Learning bỏ
hẳn chi phí đi lại và các chi phí phụ khác.
b, Giúp đào tạo các học viên cá biệt: Không phải mọi người đều được đến lớp.
Không phải tất cả mọi người đều học hiệu quả trong lớp học. E-Learning có thể
coi là giải pháp thay thế cho các học viên ở nơi xa không đủ thời gian và kinh phí
để tham gia các khoá đào tạo theo kiểu truyền thống, các học viên bận không thể
tham các lớp học truyền thống theo đúng lịch, các học viên đang trên đường đi
đến nơi đào tạo nhưng không đến đúng thời gian diễn ra khoá đào tạo, các học
viên ngại xuất hiện trước đám đông. Ngoài ra còn là giải pháp cho các học viên
có khó khăn về ngôn ngữ không hiểu một giáo viên nói quá nhanh, học viên tàn
tật.
c, Làm cho đào tạo trên lớp học sống động hơn: E-Learning không làm mất
phương pháp học tập truyền thống mà bổ sung, nâng cao nó.
d, Tăng uy tín của phòng đào tạo: Trong nhiều tổ chức, phòng đào tạo không
tạo được cảm tình với nhiều người do cách huấn luyện đào tạo nhàm chán, “buồn
ngủ”. Với e-Learning, mọi chuyện thay đổi hẳn. Mọi người sẽ nhìn nhận phòng
đào tạo với con mắt thiện cảm hơn.
1.1.3.3. Đối với các tổ chức cung cấp đào tạo.
E-learning cung cấp các cơ hội mới cho các tổ chức bán đào tạo. Đây có
thể là các công ty bán hoặc tư vấn đào tạo.
Các tổ chức cung cấp đào tạo trong các lĩnh vực hẹp mà có ít cạnh tranh,
e-Learning mở ra các thị trường mới. Việc đào tạo không bị giới hạn trong khu

6



vực địa lý. Họ có thể cung cấp đào tạo 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong một
tuần. Như vậy nếu làm tốt doanh thu sẽ lớn hơn nhiều.
1.1.3.4. Đối với những người đào tạo đơn lẻ.
Các giảng viên phản ứng các cách khác nhau đối với e-Learning. Một vài
người đón nhận nó như một cuộc cách mạng về giáo dục, một số khác tỏ ra sợ.
Nhiều người sợ rằng e-Learning sẽ làm họ mất nghề hoặc làm mất hứng thú của
phương pháp giảng dạy truyền thống, nhưng cuối cùng đa số đều nhận ra rằng eLearning làm cho công việc của họ dễ dàng hơn, và thậm chí giúp họ kiếm thêm
tiền.
Mô hình đào tạo E_learning có những ưu điểm sau:
 Giảm nhàm chán: Các giáo viên không phải giảng đi giảng lại nhiều
lần cùng một bài giảng..
 Giảm đi lại: Các giảng viên sẽ không phải đi lại xa xôi để giảng dạy
mà chỉ cần ngồi ở một địa điểm cố định cũng có thể lên lớp được.
1.1.3.5. Đối với học viên.
Đối với các học viên, e-Learning cung cấp một phương pháp hiệu quả và
thuận tiện để học kĩ năng và kiến thức. Có thể liệt kê một số lợi ích như sau:
• Thời gian đào tạo ngắn hơn: e-Learning được thiết kế hợp lý có kèm
theo multimedia tăng hiệu quả học tập rất nhiều
• Tiết kiệm thời gian hơn: Với e-Learning, học viên chỉ đăng nhập vào và
học. Họ không phải lái xe tới sân bay, dành nhiều giờ đi máy bay, thuê xe ôtô,
đặt phòng trong khách sạn…
• Học viên kiểm soát quá trình học: Học viên có thể tự điều chỉnh quá
trình học tập tuỳ thuộc niềm đam mê, sức khoẻ, có thể học lại một vấn đề khó
nhiều lần.
• Đào tạo bám sát các yêu cầu và sở thích cá nhân: Học viên có thể lựa
chọn các chủ đề mình mong muốn và lướt qua các chủ đề mình không quan tâm.
• Đào tạo phù hợp với các kế hoạch bận rộn, bất thường: E-Learnig có thể
diễn ra mọi nơi mà máy tính có thể kết nối vào Internet.

7



1.1.3.6. Đối với người mua hàng.
E-Learning giúp người mua nhanh chóng nắm bắt được các tính năng của
sản phẩm đặc biệt đối với các sản phẩm như phần mềm máy tính, các thiết bị
truyền thông, các thiết bị điện tử.
1.1.3.7. Kiến trúc hệ thống E-learning.

Hình 1.2 Vai trò người học luôn là trung tâm trong hệ thống e-learning

a. Vai trò của người học là trung tâm hệ thống.
Trong hệ thống e-Learning, vai trò của người học là trung tâm. Việc áp
dụng e-Learning vào thực tế phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện triển khai hệ
thống.
b. Các cấp độ triển khai e-learning.

Hình 1.3 Ba cấp độ tổ chức thực hiện e-Learning



Cấp độ 1: CBT (Computer-Based Training-Học trên máy tính) & WBT

(Web-Based Training – Học trên Web/Internet/Intranet): Khởi đầu của
mọi mô hình e-learning.


Học thông qua CD-ROM hoặc Web (Mô hình học qua Web đang ngày

càng phát triển).


8




Có kiểm tra đầu vào.



Học từng bước, có kiểm tra mức độ tiếp thu bài.



Học viên tự học, không có giáo viên hướng dẫn.



Chi phí thấp.



Cấp độ 2: Học trực tuyến có giảng viên



Học thông qua Internet/Intranet, sử dụng Hệ thống Quản lý Học tập
(LMS).




Có sự giao tiếp giữa giảng viên – học viên, học viên – học viên.



Giảng viên có thể trực tiếp trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi, chấm điểm đánh
giá học viên.



Giảng viên có thể đánh giá khả năng của học viên, đồng thời có thể chỉ
dẫn học viên tham gia các khóa học mức cao hơn.



Cấp độ 3: Lớp học ảo



Học thông qua mạng Internet/Intranet, sử dụng Hệ thống Quản lý Học
tập (LMS).



Các “lớp học ảo” được tổ chức ngay trên mạng như các lớp học thông
thường.



Các giờ học “live” được tổ chức để thảo luận về các “case studies”.
Giáo viên có thể thực hiện các hướng dẫn trực tiếp (hands-on) nhờ elab.




Sinh viên có thể học trực tiếp hoặc xem lại các bài giảng và làm bài tập
off-line với hình thức giống như đang tham gia lớp học trực tiếp.



Tất cả các khoá học trực tuyến có thể được quản lý, giám sát giống
như các lớp học thông thường.

1.1.4. Các cách trao đổi trong e-learning.
Một - Một.
Kiểu trao đổi này thường diễn ra giữa :


Học viên với học viên



Học viên với giáo viên



Giáo viên với học viên

9


Ví dụ :Chat: chat giữa hai người với nhau, E-mail: gửi e-mail tới bạn học

hoặc cho giáo viên, Chia sẻ màn hình: chia sẻ ứng dụng MS Word, trao đổi dựa
trên một văn bản Word.
Một - Nhiều .
Kiểu trao đổi này thường diễn ra giữa :


Giáo viên với các học viên



Học viên với các học viên khác

Một số ví dụ:


Chat: giáo viên giảng giải một vấn đề gì đó cho các học viên thông qua
chat



Video Conference (Hội thảo dựa trên video): giáo viên giảng giải một vấn
đề gì đó cho các học viên dựa trên các phần mềm hỗ trợ video conference



Chia sẻ màn hình (Screen Sharing): sử dụng mạng giúp học viên học tập
bằng cách xem các slides PowerPoint hoặc các trang web được trình chiếu
trực tiếp




Diễn đàn: giáo viên đưa câu hỏi lên diễn đàn yêu cầu các học viên trả lời



E-seminar: Các bài giảng hoặc thuyết trình được đưa qua mạng Internet

Nhiều - Một .
Kiểu trao đổi này thường diễn ra giữa :


Các học viên với giáo viên



Các học viên với một học viên

Nhiều - Nhiều .

Kiểu trao đổi này thường diễn ra giữa :


Các học viên với các học viên



Các học viên với các học viên và giáo viên




Hội thảo video hai chiều: đây là lớp học ảo, giáo viên giải thích cho

học viên về một vấn đề mới và học viên có thể đặt câu hỏi ngược lại cho giáo
viên thông qua hệ thống hội thảo video hai chiều

10


Công cụ để xây dựng một hệ thống e-Learning hoàn chỉnh.
Công cụ soạn bài điện tử, công cụ mô phỏng, công cụ tạo bài thi, công cụ
chat, công cụ tạo diễn đàn, công cụ hội thảo trực tuyến, cệ thống quản lý đào tạo
và nội dung học tập - LMS (Learning Management System) và LCMS (Learning
Content Management System), công cụ tạo bài trình bày có multimedia.
1.2. Tổng quan về hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến (test online).
1.2.1. Định nghĩa hệ thống sát hạch trực tuyến.
Một hệ thống sát hạch trực tuyến luôn gồm hai thành phần quan trọng là
CSDL ngân hàng câu hỏi và các chức năng quản lý, phân phát bài thi thông qua
mạng Intranet/Internet. Ngân hàng câu hỏi được xem là phần nội dung của hệ
thống, trong đó các câu hỏi được phân loại theo môn học hoặc theo chủ đề, rồi
được tập hợp lại trong CSDL đặt ở máy chủ. Các chức năng quản lý ngoài nhiệm
vụ quản lý toàn bộ các đối tượng tham gia hệ thống như thí sinh, giáo viên... còn
có nhiệm vụ tổ chức những câu hỏi được rút ra từ ngân hàng thành bài thi và
phân phối cho thí sinh thông qua trình duyệt web, đồng thời phân tích các
phương án trả lời và hiển thị kết quả bài thi của thí sinh đó. Trong một số hệ
thống sát hạch trực tuyến, các thành phần của hệ thống có thể được sử dụng như
những phân hệ độc lập như phân hệ tạo câu hỏi (Authoring Tool), phân hệ quản
lý câu hỏi (Questions Bank), phân hệ tổ chức và phân phối bài sát hạch (Delivery
System). Các phân hệ này có thể hoạt động độc lập, đặc biệt là phân hệ tạo câu
hỏi (do cần huy động nhiều tài nguyên trên máy tính đơn nên thường được cài
đặt vào máy tính đơn thay vì hoạt động trên nền web) hoặc có thể kết nối với

nhau thành một hệ thống nhất khi tổ chức kỳ thi.
1.2.2. Các kiểu câu hỏi trong hệ thống sát hạch trực tuyến.
1.2.2.1. Các kiểu câu hỏi trong đặc tả QTI.
Có rất nhiều kiểu câu hỏi có thể được sử dụng trong các hệ thống sát hạch
trắc nghiệm, đặc biệt là sát hạch trắc nghiệm trực tuyến. IMS Global đưa ra một
đặc tả có tên IMS QTI (Question and Test Interoperability- khả năng tương tác
giữa câu hỏi và bài trắc nghiệm) cho các câu hỏi và bài trắc nghiệm. Các câu hỏi
này được thể hiện dưới các tệp XML (eXtensible Markup Language) mô tả dữ

11


liệu và do đó dễ dàng được chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống. Trong phạm vi
phần này, ta chỉ xét các kiểu câu hỏi do IMS đưa ra:
 Câu hỏi Đơn lựa chọn
* Mô tả: Câu hỏi có nhiều phương án trả lời, trong đó có duy nhất một phương
án đúng.

Hình 1.5: Câu hỏi đơn lựa chọn
 Câu hỏi Đa lựa chọn.
* Mô tả: Câu hỏi có nhiều phương án trả lời, trong đó có từ 2 phương án đúng
trở lên.

Hình 1.6: Câu hỏi đa lựa chọn
 Câu hỏi Sắp xếp trật tự.
* Mô tả: Câu hỏi cho trước một tập hợp các đối tượng và yêu cầu thí sinh sắp
xếp các đối tượng đó theo một trật tự nhất định.

Hình 1.7: Câu hỏi sắp xếp trật tự


12


 Câu hỏi Tương tác kết hợp.
* Mô tả: Câu hỏi đưa ra một tập hợp các đối tượng và yêu cầu thí sinh kết hợp
các đối tượng với nhau thành từng cặp (Câu hỏi này yêu cầu hệ thống phải hỗ trợ
tương tác đồ họa kéo thả)

Hình 1.8: Câu hỏi tương tác kết hợp
 Câu hỏi Ghép cặp.
* Mô tả: Câu hỏi đưa ra một bảng gồm 2 tập đối tượng. Thí sinh có nhiệm
vụ là ghép đôi các lựa chọn từ tập nguồn với các lựa chọn ở tập đích.

Hình 1.9: Câu hỏi ghép cặp
 Câu hỏi Ghép cặp điền vào ô trống.
* Mô tả: Nội dung câu hỏi đưa ra có các ô trống cần bổ sung thông tin,
phía dưới là một bảng chứa các phương án có thể lựa chọn. Thí sinh cần lựa chọn
các phương án tương ứng cho từng ô trống trong bảng một cách phù hợp.

13


Hình 1.10: Câu hỏi ghép cặp điền vào ô trống.
 Câu hỏi Lựa chọn nội tuyến.
* Mô tả: Điền vào chỗ trống trong đoạn văn bản bằng cách lựa chọn đáp
án từ một danh sách cho trước.

Hình 1.11: Câu hỏi Lựa chọn nội tuyến
 Câu hỏi Nhập văn bản.
* Mô tả: dạng tương tác nhập văn bản trong đó yêu cầu thí sinh phải tự

đưa ra câu trả lời bằng cách gõ câu trả lời vào chỗ trống.

Hình 1.12: Câu hỏi Nhập văn bản
Chú ý: Từ nhập vào phải chính xác so với đáp án và có thể phân biệt chữ hoa chữ
thường.
 Câu hỏi Nhập văn bản mở rộng.
* Mô tả: Đây là dạng tương tác yêu cầu nhập văn bản mở rộng. Câu trả lời
không phải là một từ chính xác mà là một đoạn văn bản.

14


Hình 1.13: Câu hỏi Nhập văn bản mở rộng.
 Câu hỏi Chọn từ.
* Mô tả: Trong nội dung câu hỏi có một số từ/cụm từ được đánh dấu đậm
để thí sinh lựa chọn.

Hình 1.14: Câu hỏi Chọn từ
 Câu hỏi Chọn điểm cho trước.
* Mô tả: Câu hỏi này cũng tương tự dạng câu hỏi chọn từ, tuy nhiên, thí
sinh phải lựa chọn các điểm đã được đánh dấu trên một hình ảnh (Câu hỏi này
yêu cầu hệ thống phải hỗ trợ tương tác đồ họa bắt vị trí chuột)

Hình 1.15: Câu hỏi Chọn điểm cho trước.

15


 Câu hỏi Chọn điểm không cho trước
* Mô tả: Ứng với mỗi tình huống đặt ra, câu trả lời của thí sinh là một

điểm duy nhất được thí sinh đánh dấu trên hình vẽ. (Câu hỏi này yêu cầu hệ
thống phải hỗ trợ tương tác đồ họa bắt vị trí chuột)

Hình 1.16: Câu hỏi Chọn điểm không cho trước
Chú ý: Do không thể yêu cầu thí sinh nhấn chuột chính xác vào vị trí được hỏi,
người ta xác định một khoảng không gian cho câu trả lời đúng bằng cách hoặc
khoanh một vòng tròn với bán kính là 8 pixel và tâm là toạ độ điểm trả lời chính
xác hoặc kẻ một ô chữ nhật bao trọn lấy khu vực đáp án đúng.
 Câu hỏi Sắp xếp trật tự đồ họa.
* Mô tả: tương tác sắp xếp trật tự đồ họa. Dựa trên các điểm có sẵn trên
một hình vẽ/bản đồ, thí sinh phải sắp xếp các điểm đó theo một trật tự nhất định
theo yêu cầu của câu hỏi đề ra. (Câu hỏi này yêu cầu hệ thống phải hỗ trợ tương
tác đồ họa kéo thả)

16


Hình 1.17: Câu hỏi Sắp xếp trật tự đồ họa
Chú ý: các lựa chọn được biểu diễn như các điểm cho sẵn trên hình ảnh.
 Câu hỏi Liên kết đồ họa.
* Mô tả: Câu hỏi yêu cầu liên kết các đối tượng đồ họa với nhau theo một
trình tự cụ thể. Các đối tượng đồ họa lựa chọn được thể hiện dưới dạng điểm cho
sẵn. (Câu hỏi này yêu cầu hệ thống phải hỗ trợ tương tác đồ họa kéo thả và vẽ
hình).

17


Hình 1.18: Câu hỏi Liên kết đồ họa
 Câu hỏi Ghép cặp điền vào ô trống đồ họa.

* Mô tả: dạng tương tác ghép cặp điền vào ô trống đồ họa. (Câu hỏi này
yêu cầu hệ thống phải hỗ trợ tương tác đồ họa kéo thả)

Hình 1.19: Câu hỏi Ghép cặp điền vào ô trống đồ họa.

18


 Câu hỏi Định vị đối tượng.
* Mô tả: tương tác dạng định vị đối tượng

Hình 1.20: Câu hỏi Định vị đối tượng
Chú ý: câu hỏi cũng yêu cầu chức năng kéo thả, và có nhiều tương tác vì phải đặt
các đối tượng vào các vị trí khác nhau trên ảnh.
 Câu hỏi Sử dụng con trượt.
* Mô tả: Câu hỏi có tương tác sử dụng đối tượng đồ họa dạng con trượt.

Hình 1.21: Câu hỏi Sử dụng con trượt

19


1.2.3. Khả năng chuyển một số câu hỏi trong chuẩn QTI sang dạng Câu hỏi
đơn lựa chọn:
 Câu hỏi sắp xếp trật tự

Hình 1.22a: câu hỏi sắp sếp trật tự
 có thể chuyển đổi thành

Hình 1.22b

Nhận xét: Trong trường hợp này và các trường hợp tiếp dưới đây, câu hỏi thuộc
chuẩn QTI thường đưa ra nhiều khả năng lựa chọn cho thí sinh hơn câu hỏi
chuyển đổi.
 Câu hỏi tương tác kết hợp

Hình 1.23a
 có thể chuyển đổi thành

Hình 1.23b

20


 Câu hỏi Ghép cặp

Hình 1.24a
 có thể chuyển đổi thành

Hình 1.24b
 Câu hỏi Ghép cặp điền vào ô trống.

Hình 1.25a
 có thể chuyển đổi thành

21


Hình 1.25b
 Câu hỏi Lựa chọn nội tuyến


Hình 1.26a
 có thể chuyển đổi thành

Hình 1.26b
 Câu hỏi Nhập văn bản

Hình 1.27a
 có thể chuyển đổi thành

22


Hình 1.27b
 Câu hỏi Chọn từ

Hình 1.28a
 có thể chuyển đổi thành

Hình 1.28b

23


 Câu hỏi Chọn điểm cho trước

Hình 1.29a
 có thể chuyển đổi thành

Hình 1.29b


24


1.2.4. Các dạng câu hỏi trong một số hệ thống sát hạch trắc nghiệm Công
nghệ thông tin điển hình.
Như đã thống kê ở trên, có 17 dạng câu hỏi được IMS đề xuất và trong số
17 dạng câu hỏi này ta đã chỉ ra khả năng có thể quy về dạng Câu hỏi đơn lựa
chọn (với phạm vi lựa chọn bị thu hẹp lại) của các dạng còn lại. Trong phần nội
dung dưới đây, ta tiếp tục khảo sát các dạng câu hỏi trong trong các hệ thống sát
hạch trắc nghiệm CNTT điển hình và cũng rút ra nhận xét rằng: Các dạng Đơn
lựa chọn, Đa lựa chọn hoặc Nhập văn bản là các dạng câu hỏi được sử dụng
nhiều hơn cả. Các minh họa dưới đây chỉ ra điều này.
 Câu hỏi trong trong hệ thống ReviewNet.
- Câu hỏi đơn lựa chọn kiểm tra lý thuyết trong ReviewNet

Hình 1.30

25


×