Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Xây dựng website bán hàng trực tuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.98 MB, 86 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................... Error! Bookmark not defined.
LỜI CAM ĐOAN ............................................. Error! Bookmark not defined.
MỤC LỤC......................................................................................................... 1
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT............................................... 3
1.1. Giới thiệu thương mại điện tử .................................................................. 3
1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử ........................................................... 3
1.1.2. Những đặc trưng của thương mại điện tử ........................................... 3
1.1.3. Lợi ích của Thương mại điện tử......................................................... 4
1.1.4. Các doanh nghiệp Việt Nam và TMĐT.............................................. 6
1.1.5. Vấn đề thanh toán trong thương mại điện tử ...................................... 7
1.1.6. Vấn đề bảo mật trong thương mại điện tử ........................................ 10
1.2. Giới thiệu UML ..................................................................................... 11
1.3. Lập trình PHP ........................................................................................ 11
1.4. Giới thiệu về MySQL............................................................................. 11
1.5. Hệ quản trị nội dung Joomla .................................................................. 12
CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT HỆ THỐNG ........................................................ 13
2.1. Giới thiệu về công ty TNHH Tin Học Hoàng Thân ................................ 13
2.2. Khảo sát hiện trạng ................................................................................ 14
2.3. Khảo sát quy trình tác nghiệp ................................................................. 16
2.4. Các thông tin vào, ra của hệ thống.......................................................... 18
2.4.1. Các thông tin đầu vào ...................................................................... 18
2.4.2. Các thông tin đầu ra......................................................................... 19
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG ............................ 20
3.1. Phân tích hệ thống.................................................................................. 20
3.1.1. Biểu đồ Use Case............................................................................. 20
3.1.2. Đặc tả các Use Case......................................................................... 29
3.1.3. Biểu đồ Trình tự và Cộng tác.......................................................... 39
3.1.4. Biểu đồ Lớp..................................................................................... 65
3.1.5. Biểu đồ Activity .............................................................................. 72


3.2. Thiết kế hệ thống ................................................................................... 74
3.2.1. Danh sách các bảng dữ liệu.............................................................. 74
3.2.2. Chi tiết các bảng dữ liệu .................................................................. 74
CHƯƠNG 4 CÀI ĐẶT HỆ THỐNG ............................................................ 78
4.1. Cấu hình hệ thống .................................................................................. 78
4.1.1. Yêu cầu hệ thống............................................................................. 78
4.1.2. Các chương trình phần mềm cần thiết cho thiết kế........................... 78
4.2. Cài đặt Website...................................................................................... 78
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN...................................................... 84
I. Kết quả đạt được........................................................................................ 84
II. Hướng phát triển ...................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 86
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪNError! Bookmark not defined.


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, khi mà đời sống của con người ngày càng được cải thiện, thì
những yêu cầu mà họ đặt ra đối với ngành Công Nghệ Thông Tin nói chung và
ngành phần mềm nói riêng ngày càng khắt khe hơn trước. Trước đây, ý tưởng
việc ngồi ở nhà lựa chọn những sản phẩm mình ưa thích và sẽ có người đến tận
nhà gửi cho họ những thứ mà họ đã chọn lựa thì gần như là chỉ chuyện hoang
tưởng. Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ, mà đặc biệt là Internet, đã
giải quyết cho những yêu cầu trên.
Ở Việt Nam, cụm từ thương mại điện tử (TMĐT) chỉ mới xuất hiện trong
những năm gần đây và cũng có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế. Các
doanh nghiệp cũng bắt đầu tiến hành thương mại điện tử trên Internet, nhưng do
còn nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng chưa
phổ biến, thiếu hành lang pháp lý…nên thương mại điện tử vẫn còn rất mới mẻ.
Nắm bắt được những nhu cầu từ thực tế, Em quyết định xây dựng một
website bán hàng trực tuyến với hy vọng trong tương lai sản phẩm của em sẽ

được ứng dụng thực tế. Nó giúp con người mua sắm một cách nhanh chóng, tiện
lợi, tiết kiệm thời gian, đáp ứng được nhu cầu thực tế. Chỉ cần vài cú click chuột
và điền đầy đủ thông tin liên quan do hệ thống yêu cầu là khách hàng đã có thể
đặt mua sản phẩm mình cần một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí.

- 2 -


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT
1.1. Giới thiệu Thương mại điện tử
1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử
Thương mại điện tử (e-commerce) chỉ việc thực hiện những giao dịch
thương mại dựa trên các công cụ điện tử (electronic) mà cụ thể là mạng Internet
và www (World Wide Web - tức những trang web hay website). Ví dụ: việc trưng
bày hình ảnh hàng hóa, thông tin về doanh nghiệp trên website cũng là một phần
của thương mại điện tử, hay liên lạc với khách hàng qua email, tìm kiếm khách
hàng thông qua việc tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, thực hiện một số giao
dịch trên mạng như cho khách hàng đặt hàng thẳng từ trên mạng, quản lý thông
tin khách hàng, đơn hàng bằng cơ sở dữ liệu tự động trên mạng, có thể xử lý
thanh toán qua mạng bằng thẻ tín dụng v.v... .
Các loại hình giao dịch TMĐT :Business-To-Business (B2B) : Mô hình
TMĐT giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp. Business-To-Consumer (B2C):
Mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây là mô hình bán lẻ
trực tiếp đến người tiêu dùng.
Hai loại giao dịch trên là giao dịch cơ bản của TMĐT. Ngoài ra trong
TMĐT người ta còn sử dụng các loại giao dịch: Govement-to-Business (G2B) là
mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp với cơ quan chính phủ, Government-tocitizens (G2C) là mô hình TMĐT giữa các cơ quan chính phủ và công dân còn
goi là chính phủ điện tử, consumer-to-consumer (C2C) là mô hình TMĐT giữa
các người tiêu dùng và mobile commerce (mcommerce) là TMĐT thực hiện qua
điện thoại di động.

1.1.2. Những đặc trưng của thương mại điện tử
So với các hoạt động thương mại truyền thống, Thương mại điện tử có một
số đặc điểm khác biệt cơ bản sau:
 Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực
tiếp với nhau và không đòi hỏi biết nhau từ trước.
 Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của
khái niệm biên giới quốc gia, còn thương mại điện tử được thực hiện trong một thị

- 3 -


trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu). Thương mại điện tử
trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu.
 Trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử đều có sự tham ra của ít
nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch
vụ mạng, các cơ quan chứng thực.
 Đối với thương mại truyền thống, mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện
để trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử, mạng lưới thông tin chính là
thị trường.Các cơ sở để phát triển TMĐT và các loại giao dịch TMĐT . Để phát
triển MĐT cần phải có hội đủ một số cơ sở:
- Hạ tầng kỹ thuật Internet phải đủ nhanh, mạnh đảm bảo truyền tải các
nội dung thông tin bao gồm âm thanh, hình ảnh trung thực và sống động. Một hạ
tầng Internet mạnh cho phép cung cấp các dịch vụ như xem phim, xem TV, nghe
nhạc v.v. trực tiếp. Chi phí kết nối Internet phải rẻ để đảm bảo số người dùng
internet phải lớn.
- Hạ tầng pháp lý: phải có luật về TMĐT công nhận tính pháp lý của các
chứng từ điện tử, các hợp đồng điện tử ký qua mạng; phải có luật bảo vệ quyền sở
hữ trí tuệ, bảo vệ sự riêng tư, bảo vệ người tiêu dùng v.v. để điều chỉnh các giao
dịch qua mạng.
- Phải có cơ sở thanh toán điện tử an toàn bảo mật. Thanh toán điện tử qua

thẻ, qua tiền điện tử, thanh toán qua EDI. Các ngân hàng phải triển khai hệ thống
thanh toán điện tử rộng khắp.
- Phải có hệ thống cơ sở chuyển phát hàng nhanh chóng, kịp thời và tin
cậy.
- Phải có hệ thống an toàn bảo mật cho các giao dịch, chống xâm nhập trái
phép, chống virus, chống thoái thác.
- Phải có nhân lực am hiểu kinh doanh, công nghệ thông tin, thương mại
điện tử để triển khai tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến, bán hàng và thanh toán qua
mạng.
1.1.3. Lợi ích của Thương mại điện tử
- Thu thập được nhiều thông tin :TMĐT giúp người tham gia thu được

- 4 -


nhiều thông tin về thị trường, đối tác, giảm chi phí tiếp thị và giao dịch, rút
ngắn thời gian sản xuất, tạo dựng và củng cố quan hệ bạn hàng. Các doanh
nghiệp nắm được thông tin phong phú về kinh tế thị trường, nhờ đó có thể xây
dựng được chiến lược sản xuất và kinh doanh thích hợp với xu thế phát triển của
thị trường trong nước, khu vực và quốc tế.
- Giảm chi phí sản xuất :TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất, trước hết là
chi phí văn phòng. Các văn phòng không giấy tờ (paperless office) chiếm diện
tích nhỏ hơn rất nhiều, chi phí tìm kiếm chuyển giao tài liệu giảm nhiều lần
(trong đó khâu in ấn hầu như được bỏ hẳn); theo số liệu của hãng General
Electricity của Mỹ, tiết kiệm trên hướng này đạt tới 30%. Điều quan trọng hơn,
với góc độ chiến lược, là các nhân viên có năng lực được giải phóng khỏi nhiều
công đoạn sự vụ có thể tập trung vào nghiên cứu phát triển, sẽ đưa đến những lợi
ích to lớn lâu dài.
- Giảm chi phí bán hàng, tiếp thị và giao dịch
TMĐT giúp giảm thấp chi bán hàng và chi phí tiếp thị. Bằng phương tiện

Internet/Web, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách
hàng, catalogue điện tử (electronic catalogue) trên Web phong phú hơn nhiều và
thường xuyên cập nhật so với catalogue in ấn chỉ có khuôn khổ giới hạn và luôn
luôn lỗi thời.
Tổng hợp tất cả các lợi ích trên, chu trình sản xuất (cycle time) được rút ngắn,
nhờ đó sản phẩm mới xuất hiện nhanh và hoàn thiện hơn.
- Xây dựng quan hệ với đối tác
TMĐT tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các
thành viên tham gia vào quá trình thương mại: thông qua mạng (Internet/ Web)
các thành viên tham gia (người tiêu thụ, doanh nghiệp, các cơ quan Chính phủ...)
có thể giao tiếp trực tiếp (liên lạc “ trực tuyến”) và liên tục với nhau, có cảm giác
như không có khoảng cách về địa lý và thời gian nữa; nhờ đó sự hợp tác và sự
quản lý đều được tiến hành nhanh chóng một cách liên tục: các bạn hàng mới, các
cơ hội kinh doanh mới được phát hiện nhanh chóng trên phạm vi toàn quốc, toàn

- 5 -


khu vực, toàn thế giới, và có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn.
- Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế trí thức : Trước hết, TMĐT sẽ kích
thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin tạo cơ sở cho phát triển kinh tế
tri thức.Lợi ích này có một ý nghĩa lớn đối với các nước đang phát triển: nếu
không nhanh chóng tiếp cận nền kinh tế tri thức thì sau khoảng một thập kỷ
nữa, nước đang phát triển có thể bị bỏ rơi hoàn toàn. Khía cạnh lợi ích này
mang tính chiến lược công nghệ và tính chính sách phát triển cần cho các nước
công nghiệp hóa.
1.1.4. Các doanh nghiệp Việt Nam và TMĐT
- Thời cơ và thách thức
Doanh nghiệp Việt Nam đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên TMĐT sẽ
là cầu nối giúp mở rộng thị trường, tham gia hội nhập tích cực. Với một chi phí

vừa phải, khả thi, bất cứ một doanh nghiệp Việt Nam nào cũng có thể nhanh
chóng tham gia TMĐT để đem lại cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.
TMĐT ở Việt Nam đang trong quá trình phát triển. Số người tham gia
truy cập Internet còn thấp nên chưa tạo được một thị trường nội địa. Mặt
khác các cơ sở để phát triển TMĐT ở Việt Nam còn chưa hoàn thiện: hạ tầng
viễn thông chưa đủ mạnh và cước phí còn đắt, hạ tầng pháp lý còn đang xây
dựng, hệ thống thanh toán điện tử chưa phát triển. Tất cả điều là những rào cản
cho phát triển TMĐT.Việt Nam đang trong quá trình tích cực hội nhập vào
kinh tế khu vực và thế giới. Doanh nghiệp Việt Nam ngay từ bây giờ có thể
tham gia TMĐT để:


Giới thiệu hàng hoá và sản phẩm của mình



Tìm hiểu thị trường: nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường



Xây dựng quan hệ trực tuyến với khách hàng



Mở kênh tiếp thị trực tuyến



Tìm đối tác cung cấp nguyên vật liệu nhập khẩu




Tìm cơ hội xuất khẩu

Quá trình tham gia TMĐT là quá trình doanh nghiệp từng bước chuẩn bị

- 6 -


nguồn lực và kinh nghiệm. Nếu không bắt tay vào tham gia TMĐT thì sẽ bỏ
lỡ một hình thức kinh doanh qua mạng, sẽ là hình thức phổ biến trong thế kỷ
này. Vấn đề khó khăn nhất đối với doanh nghiệp khi triển khai TMĐT là nguồn
lực. Đó là cán bộ am hiểu CNTT, kinh doanh trực tuyến. Tuy nhiên nếu không
bắt đầu tư bây giờ thì cũng sẽ không bao giờ tiếp cận được.
- Nhà nước ta đang hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận TMĐT : Nhà nước ta
rất quan tâm đến việc phát triển Internet và các ứng dụng nhằm tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp chấp nhận và tham gia TMĐT. Một số chính sách của nhà nước
tập trung vào các vấn đề sau:
+ Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông, đẩy mạnh học
tập và ứng dụng internet trong nhà trường, các vùng nông thôn, trong thanh niên.
+ Phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ
thông tin ở các mức độ khác nhau.
+ Xây dựng chính phủ điện tử, cải cách hành chính để từng bước ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và giao tiếp với người dân.
+ Xây dựng hành lang pháp lý cho các giao dịch TMĐT.
+ Phát triển hệ thống thanh toán dùng thẻ.
+ Xây dựng các dự án điểm, các công thông tin để các doanh nghiệp từng
bước tiếp cận đến TMĐT
+ Tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực để tạo sự thông thoáng cho
hàng hoá và dịch vụ.

1.1.5. Vấn đề thanh toán trong thương mại điện tử
Có nhiều cách để tiếp cận khái niệm thanh toán trực tuyến, một trong những
cách tiếp cận dễ hiểu nhất là: “Thanh toán trực tuyến là quá trình trả tiền thông
qua các loại thẻ thanh toán (Visa Card, Master Card…)” (Theo Website phòng
thương mại và công nghiệp Việt Nam).
Vấn đề quan trọng của một hệ thống TMĐT là có một cách nào đó để người
mua kích vào phím mua hàng và chấp nhận thanh toán. Thanh toán là phần cốt lõi
trong TMĐT và cần có cơ chế đảm bảo an toàn cao, làm sao cho bên bán nhận được
số tiền khách hàng phải thanh toán, còn khách hàng thì nhận được hàng và không bị

- 7 -


tiết lộ những thông tin về tài khoản của mình.
Trên thực tế có rất nhiều hình thức thanh toán ứng dụng cho kinh doanh trực
tuyến, đi kèm với nó là các giao thức đảm bảo an toàn, bí mật; trong bài báo cáo
này em xin được tìm hiểu và trình bày về thanh toán thương mại điện tử bằng thẻ
tín dụng quốc tế.
Thanh toán trực tuyến bằng thẻ tín dụng gồm 6 công đoạn sau đây:
1. Khách hàng, từ một máy tính tại một nơi nào đó, điền thông tin thanh
toán và địa chỉ liên hệ vào đơn đặt hàng (Order Form) của Website bán hàng (còn
gọi là Website Thương mại điện tử). Doanh nghiệp cần nhận được yêu cầu mua
hàng hóa hay dịch vụ của khách hàng và phản hồi xác nhận tóm tắt lại những
thông tin cần thiết như mặt hàng đã chọn, địa chỉ giao nhận và số phiếu đặt
hàng…
2. Khách hàng kiểm tra lại các thông tin và kích vào nút đặt hàng, từ bàn
phím hay chuột của máy tính, để gửi thông tin trả về cho doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp nhận lưu trữ thông tin đặt hàng đồng thời chuyển tiếp
thông tin thanh toán (số thẻ tín dụng, ngày hết hạn, chủ thẻ….) đã được mã hóa
đến máy chủ (Server, thiết bị xử lý dữ liệu) của trung tâm cung cấp dịch vụ xử lý

thẻ trên mạng Internet. Với quá trình mã hóa thông tin thanh toán của khách hàng
được bảo mật an toàn nhằm chống gian lận trong các giao dịch (chẳng hạn Doanh
nghiệp sẽ không biết được thông tin về thẻ tín dụng của khách hàng).
4. Khi trung tâm xử lý thẻ tín dụng nhận được thông tin thanh toán, sẽ giải
mã thông tin và xử lý giao dịch đằng sau bức tường lửa (FireWall) và tách rời
mạng Internet ( Off the Internet), nhằm mục đích bảo mật tuyệt đối cho các giao
dịch thương mại, định dạng lại giao dịch và chuyển tiếp thông tin thanh toán đến
ngân hàng của Doanh nghiệp (Acquirer) theo một đường giây thuê bao riêng (một
đường truyền số liệu riêng biệt).
5. Ngân hàng của Doanh nghiệp gửi thông điệp điện tử yêu cầu thanh toán
đến ngân hàng hoặc công ty cung cấp thẻ tín dụng của khách hàng. Và tổ chức tài

- 8 -


chính này sẽ phản hồi là đồng ý hoặc từ chối thanh toán đến trung tâm xử lý thẻ
tín dụng trên mạng Internet.
6. Trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên Internet sẽ tiếp tục chuyển tiếp thông
tin phản hồi trên đến Doanh nghiệp, và tùy theo đó Doanh nghiệp thông báo cho
khách hàng được rõ là đơn đặt hàng sẽ được thực hiện hay không .
Toàn bộ thời gian thực hiện một giao dịch qua mạng được xử lý trong
khoảng 15 đến 20 giây.
 Các yêu cầu đòi hỏi khi thanh toán trực tuyến
 Có thẻ tín dụng thanh toán trực tuyến.
 Thẻ thanh toán không nằm trong danh sách Bullentin (danh sách các
loại thẻ tín dụng không được mua hàng hóa, thường là các thẻ đánh cắp giả
mạo…).
 Thẻ phải có giá trị sử dụng.
 Xử lí thẻ tín dụng trong thương mại điện tử


Hình 2.1 Xử lý thẻ tín dụng trong thương mại điện tử

Trước khi nhận số thẻ tín dụng của người mua qua Internet ta cần có một
chứng nhận người bán. Nếu ta đã hoạt động kinh doanh thì đơn giản là yêu cầu
nhà băng của ta cung cấp chứng nhận này. Nếu chưa có bất cứ cái gì thì ta có thể

- 9 -


thực hiện việc này nhanh chóng tại một nhà băng nào đó hoặc truy nhập vào một
WEB site có các mẫu đăng ký trực tuyến.
Sử dụng thẻ tín dụng trực tuyến ngày hôm nay, tuy nhiên, giống như việc sử
dụng chúng với một "operating standing by". Số thẻ và chi tiết của giao dịch
được lưu lại và xử lý, nhưng không có sự xuất hiện của người mua và khi có một
vụ thanh toán bị lỡ thì nó vẫn được lưu lại trên hệ thống. Bởi lý do này các chi phí
xử lý thẻ tín dụng trực tuyến nhiều ngang bằng với chi phí để xử lý một giao dịch
chứ không ngang bằng với một mức phí như điện thoại.
1.1.6. Vấn đề bảo mật trong thương mại điện tử
Từ góc độ người sử dụng: làm sao biết được Web server được sở hữu bởi
một doanh nghiệp hợp pháp? Làm sao biêt được trang web này không chứa đựng
những nội dung hay mã chương trình nguy hiểm? Làm sao biết được Web server
không lấy thông tin của mình cung cấp cho bên thứ 3
Từ góc độ doanh nghiệp: Làm sao biết được người sử dụng không có ý định
phá hoại hoặc làm thay đổi nội dung của trang web hoặc website? Làm sao biết
được làm gián doạn hoạt động của server.
Từ cả hai phía: Làm sao biết được không bị nghe trộm trên mạng? Làm sao
biết được thông tin từ máy chủ đến user không bị thay đổi?
Có rất nhiều giải pháp công nghệ và không công nghệ để đảm bảo an toàn
bảo mật trên mạng. Một trong giải pháp quan trọng ứng dụng trong TMĐT là sử
dụng kỹ thuật mật mã và các giao thức bảo mật.

Cơ chế mã hoá : Để đảm bảo an toàn bảo mật cho các giao dịch, người ta
dùng hệ thống khoá mã và kỹ thuật mã hoá cho các giao dịch TMĐT. Mã hoá là
quá trình trộn văn bản với khoá mã tạo thành văn bản không thể đọc được truyền
trên mạng. Khi nhận được bản mã, phải dùng khoá mã để giải thành bản rõ. Mã
hoá và giải mã gồm 4 thành phần cơ bản: 1> Văn bản rõ - plaintext 2> Văn bản đã
mã - Ciphertext 3> Thuật toán mã hoá - Encryption algorithm 4> Khoá mã - Key
— là khoá bí mật dùng nó để giải mã thông thường. Mã hoá là tiền đề cho sự thiết
lập các vấn đề liên quan đến bảo mật và an ninh trên mạng.
Có hai phương pháp mã hoá phổ biến nhất: phương pháp mã đối xứng (khoá

- 10 -


riêng): dùng để mã và giải mã hiện rõ, cả người gửi và người nhận đều sử dụng
văn bản
Mã không đối xứng (mã công cộng): sử dụng một cặp khoá: công cộng và
riêng, khoá công cộng để mã hoá và khoá riêng để giải mã. Khi mã hoá người ta
dùng hai khoá mã hoá riêng rẽ được sử dụng. Khoá đầu tiên được sử dụng để trộn
các thông điệp sao cho nó không thể đọc được gọi là khoá công cộng. Khi giải
mã các thông điệp cần một mã khoá thứ hai, mã này chỉ có người có quyền giải
mã giữ hoặc nó được sử dụng chỉ bởi người nhận bức thông điệp này, khoá này
gọi là khoá riêng.
Để thực hiện các công việc mã hoá và giải mã, cần một cơ quan trung gian
giữ các khoá riêng, đề phòng trường hợp khoá này bị mất hoặc trong trường hợp
cần xác định người gửi hoặc người nhận. Các công ty đưa ra các khoá mã riêng sẽ
quản lý và bảo vệ các khoá này và đóng vai trò như một cơ quản xác định thẩm
quyền cho các mã khoá bảo mật.
1.2. Giới thiệu UML
Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất UML (Unified Modeling Language) là
một ngôn ngữ trực quan cung cấp cho các nhà phân tích thiết kế các hệ thống

hướng đối tượng một cách hình dung ra các hệ thống phần mềm, mô hình hóa các
tổ chức nghiệp vụ và sử dụng hệ thống phần mềm này, cũng như xây dựng và làm
tài liệu về chúng. UML đang tiến triển như là chuẩn và trở thành một chuẩn quốc
tế được tổ chức tiêu chuẩn ISO (International Standard Organization) chấp nhận.
1.3. Lập trình PHP
PHP viết tắt của chữ Personal Home Page ra đời năm 1994 do phát minh của
Rasmus Lerdorf, và nó tiếp tục được phát triển bởi nhiều cá nhân và tập thể khác,
do đó PHP được xem như một sản phẩm của mã nguồn mở.
PHP là kịch bản trình chủ (server script) chạy trên phía server (server side)
như cách server script khác (asp, jsp, cold fusion).
1.4. Giới thiệu về MySQL
MySQL là một phần mềm quản trị CSDL mã nguồn mở, miễn phí nằm trong
nhóm LAMP (Linux - Apache -MySQL - PHP). MySQL là phần mềm miễn phí

- 11 -


hoàn toàn, ổn định, an toàn. MySQL là một phần mềm quản trị CSDL dạng
server-based (gần tương đương với SQL Server của Microsoft).
MySQL quản lý dữ liệu thông qua các CSDL, mỗi CSDL có thể có nhiều
bảng quan hệ chứa dữ liệu. MySQL có cơ chế phân quyền người sử dụng riêng,
mỗi người dùng có thể được quản lý một hoặc nhiều CSDL khác nhau, mỗi người
dùng có một tên truy cập (user name) và mật khẩu tương ứng để truy xuất đến
CSDL. Khi ta truy vấn tới CSDL MySQL, ta phải cung cấp tên truy cập và mật
khẩu của tài khỏan có quyền sử dụng CSDL đó. Nếu không, chúng ta sẽ không
làm được gì cả.
1.5. Hệ quản trị nội dung Joomla
Joomla! là một hệ quản trị nội dung mã nguồn mở (tiếng Anh: Open Source
Content Management Systems). Joomla! được viết bằng ngôn ngữ PHP và kết nối
tới cơ sở dữ liệu MySQL, cho phép người sử dụng có thể dễ dàng xuất bản các

nội dung của họ lên Internet hoặc Intranet.
Joomla có các đặc tính cơ bản là: bộ đệm trang (page caching) để tăng tốc
độ hiển thị, lập chỉ mục, đọc tin RSS (RSS feeds), trang dùng để in, bản tin
nhanh, blog, diễn đàn, bình chọn, lịch biểu, tìm kiếm trong Site và hỗ trợ đa ngôn
ngữ.
Joomla được phát âm theo tiếng Swahili như là 'jumla' nghĩa là "đồng tâm
hiệp lực".

- 12 -


CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT HỆ THỐNG
2.1. Giới thiệu về công ty TNHH Tin Học Hoàng Thân
Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty TNHH một thành viên Hoàng Thân được thành lập theo quyết định
số 1704000022 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Thái nguyên cấp ngày
22/12/2006 .
MST:4600404795 TK: 39010000104288 Mở tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát
Triển Việt Nam Chinh nhánh Tỉnh Thái Nguyên.
Công ty máy tính Hoàng Thân ban đầu là của hàng mua bán máy vi tính cũ
bắt đầu thành lập từ tháng 4 /2006 trải qua 8 tháng hoạt động đã chuyển đổi lên
mô hình công ty TNHH .Từ lúc thành lập với tổng số nhân viên là 03 người làm
việc trong một cửa hàng có diện tích > 40m2 ở số nhà 378 Đường Thống Nhất TP
Thái Nguyên sau 8 tháng hoạt động đã chuyển sang số nhà 205 Đường Thống
Nhất TP Thái Nguyên trên căn nhà 2 tầng diện tích 200m2 trải qua 2 năm hoạt
động do nhu cầu phát triển của người tiêu dùng , nay công ty đã chuyển lên số
159 Đường Lương Ngọc Quyến Thành Phố Thái Nguyên trên toà nhà 3 tầng cách
cổng sở Giáo Dục tỉnh thái nguyên 100m .Hiện nay chúng tôi đã có tổng số > 20
nhân viên . Không những thế công ty máy tính Hoàng Thân còn dữ được tốc độ
phát triển và cực kỳ ổn định với một tốc độ đáng kinh ngạc mà không phải công

ty kinh doanh cùng nghành nào trên địa bàn có thể so sánh được.
Hoạt động và phát triển của Hoàng Thân luôn luôn đi đôi với các chính sách
và cam kết mang lại tiện lợi và lơi ích thiết thực nhất của khách hàng
Hiện nay Hoàng Thân là 1 trong những công ty máy tính lớn nhất Thái Nguyên
với quy mô lớn ".
Mục tiêu của Hoàng Thân là :

- 13 -


- Trở thành công ty có hệ thống bán lẻ các thiết bị có qui mô, chuyên nghiệp
và lớn nhất Thái Nguyên
- Xây dựng Hoàng Thân trở thành một địa chỉ mua hàng đáng tin cậy nhất
thị trường trong tương lai không xa.
- Xây dựng Hoàng Thân trở thành công ty có hệ thống bán lẻ nhiều nhất
phục vụ nhanh nhất đến tận tay khách hàng .
2.2. Khảo sát hiện trạng
Trong thời đại ngày nay đặc biệt là vào những năm gần đây khi nhân loại
đang từng bước trên đà phát triển và tin học đã và đang thực sự xâm nhập vào đời
sống của toàn xã hội. Theo các nhu cầu thu nhận, lưu trữ, kết suất và xử lý thông
tin ngày càng gia tăng.
Khi xã hội đang từng bước phát triển thì ngành CNTT đã và đang thực sự
trở thành nguồn tài nguyên quan trọng và to lớn.
Có thể nói ngày nay CNTT đã thâm nhập vào tất cả các ngành trong đời
sống xã hội với một phương thức hoạt động hoàn toàn mới mẻ, sáng tạo và nhanh
chóng mà không làm mất đi sự chính xác vốn có của nó. Nó đã đánh dấu một
bước ngoặt quan trọng trong việc áp dụng tin học vào các hệ thống quản lý.
Quảng bá thương hiệu, sản phẩm …Ngày nay số lượng người sử dụng internet
cũng như nhu cầu sử dụng các dịch vụ mạng ngày càng gia tăng, việc đáp ứng
được nhu cầu này càng trở lên nóng bỏng khi thị trường mở của với sự tự do cạnh

tranh của tất cả các công ty lớn nhỏ …
Hiện trạng cty TNHH Tin Học Hoàng thân đang sử dụng 1 website quảng
bá sản phẩm : tuy nhiên site vẫn chưa đáp ứng được
một web chuẩn có thể phục vụ 1 lượng đông đảo khách hàng trong và ngoài tỉnh
Thái Nguyên . website xây dựng còn đơn giản.chỉ dùng ở mức trưng bày sản
phẩm tuy nhiên giao diện còn khó sử dụng với đa số khách hàng.việc cập nhập
mặt hàng cũng như các thông số đa số là còn khá thủ công.

- 14 -


- Danh sách các Mặt Hàng cần bán : Các Sản phẩm , linh kiện máy tính ,các
thiết bị liên quan đến máy tính :
+ Linh kiện máy tính : Chip, Main , Bộ lưu trữ trong, ngoài,cạc màn
hình, màn hình ,bàn phím ,chuột….
+ máy tính xách tay : IBM , HP ,Dell…
+ Máy Tính bộ, thiết bị văn phòng ,USB , MP3….
+ máy chiếu , máy ảnh , server…
- Đối Tượng Khách hàng : Đa chủng loại chủ yếu là sinh viên – học sinh
trên địa bàn, cơ quan hành chính nhà nước cũng như tư nhân có nhu cầu lắp đặt
các thiết bị, hệ thống máy tính .. phục vụ nhu cầu của từng mô hình….
- Hình thức thanh toán hiện tại chủ yếu là thanh toán trực tiếp , nhu cầu
thanh toán của khách hàng ở xa cần thanh toán trực tuyến là rất quan trọng trong
thời đại số hóa ,tin học hóa trên mọi lĩnh vực như hiện nay .
- Việc quản lý sản phẩm hiện nay của công ty chủ yếu còn ở dang thủ công , vì
vậy việc quản lý sản phẩm tiêu tốn rất nhiều thời gian , nhân lực, và vật lực .

- Hiện nay, do tính chất của thị trường lên việc thanh toán chủ yếu là VND,
tuy nhiên giá cả vẫn còn biến động tùy theo mức giá của USD …
- Thông tin sản phẩm: bao gồm thông tin tóm tắt và thông tin chi tiết.

Thông tin tóm tắt hiển thị ở trang liệt kê sản phẩm, còn thông tin chi tiết thể hiện

- 15 -


ở trang chi tiết sản phẩm. Trang tóm tắt thường có các thông số: + Tên sản phẩm,
mã sản phẩm + Giá + Ảnh sản phẩm Trang chi tiết thường có: + Tên sản phẩm,
mã + Giá + Thông số sản phầm + Hình ảnh + Miêu tả + Đánh giá về sản phẩm
(nếu có) + Các sản phẩm liên quan (nếu có) Và có các nút mua hàng, Quay lại,...
- Trang tin tức: tùy vào yêu cầu mà có thể làm tin tức 1 cấp hay nhiều cấp.
Tin nhiều cấp là tin mà ở đó có sự phân loại tin (category) như: Tin thị trường,
Tin công ty, Tin khuyến mại, Sổ tay mua sắm,...
2.3. Khảo sát quy trình tác nghiệp
Đối tượng khảo sát: Một số các Website bán hàng trực tuyến và thanh toán
toán trực tuyến như:
-

http:// www.amazon.com

-

http:// www.minhkhai.com.vn

-

http:// www.nhasachkienthuc.com

-

http:// www.worldpay.com


Qua quá trình khảo sát thu được một số kết quả sau:
Mỗi hệ thống bán hàng trực tuyến thường gồm 2 phần chính:
 Phần thứ nhất là phần giao dịch với khách hàng trên Internet.
 Phần thứ hai dành cho nhân viên cửa hàng quản trị hệ thống.
Mỗi phần có các chức năng con khác nhau phục vụ cho mục đích kinh doanh
và quản lý của doanh nghiệp.
Quy trình thực hiện mua hàng của khách hàng
- Khách hàng duyệt ứng dụng trên trình duyệt Web.
- Trình duyệt sẽ hiển thị các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung
ứng. Khách hàng có thể duyệt sản phẩm theo chủng loại được liệt kê sẵn hoặc có
thể sử dụng chức năng tìm kiếm để tìm kiếm theo tên sản phẩm.
- Sau khi tìm kiếm, tham khảo các thông tin về sản phẩm, khách hàng có
thể đi đến quyết định là mua sản phẩm nào đó. Để làm điều này khách hành cần
đưa sản phẩm đó vào trong giỏ hàng. Giỏ hàng là nơi chứa thông tin về các sản
phẩm mà khách hàng định đặt mua. Khách hàng có thể thay đổi số lượng, thêm

- 16 -


hoặc xoá sản phẩm trong giỏ hàng. Sau đó khách hàng có thể tiếp tục xem các sản
phẩm khác hoặc tiến hành đặt hàng.
- Để đặt hàng thì khách hàng phải đăng nhập hệ thống. Nếu khách hàng
chưa có tài khoản thì hệ thống sẽ chỉ đến trang đăng kí. Sau đó khách hàng sẽ
cung cấp các thông tin về việc giao hàng cũng như thanh toán với doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp mà có liên kết với các Ngân hàng để xây dựng một hệ thống
thanh toán trực tuyến thì hệ thống đang hoạt động sẽ chỉ người dùng đến trang
thanh toán để người dùng cung cấp các thông tin về tài khoản (hoặc thẻ) của họ ở
Ngân hàng. Ngân hàng sẽ dựa vào thông tin đó để thực hiện các nghiệp vụ thanh
toán. Sau đó Ngân hàng sẽ gửi thông điệp thông báo tới doanh nghiệp.

- Sau khi đã cung cấp đầy đủ thông tin, khách hàng có thể xem lại, chỉnh
sửa lại đơn hàng rồi gửi đơn hàng. Hệ thống sẽ phản hồi thông báo cho Khách
hàng biết là đơn hàng đã được gửi và cửa hàng sẽ liên hệ lại với khách hàng về
việc thanh toán và giao hàng. Nếu khách hàng chấp nhận thì thanh toán với cửa
hàng và cửa hàng giao hàng đến khách hàng. Quá trình mua hàng kết thúc.
- Ngoài ra khách hàng còn có thể thực hiện các công việc khác như: Gửi
yêu cầu, góp ý, Download tài liệu điện tử miễn phí, tham khảo cước phí vận
chuyển, thay đổi thông tin tài khoản...
- Các thông tin cần hiển thị trên trang chủ của ứng dụng: Danh mục loại
sản phẩm mà cửa hàng cung cấp, sản phẩm mới phát hành, sản phẩm bán chạy,
một vài chức năng như: tìm kiếm, đăng ký, đăng nhập, xem giỏ hàng... Hoặc có
thể cho cho phép đăng các quảng cáo để tăng thu nhập ....
- Các thông tin về tài khoản của khách hàng bao gồm: điạ chỉ email, mật
khẩu truy nhập, tên khách hàng, địa chỉ nơi ở, tỉnh/thành, quốc gia, điện thoại liên
hệ.
- Mỗi sản phẩm có các thông tin sau: tên sản phẩm, sản phẩm thuộc loại
sản phẩm nào, Giá Sản phẩm, giá bán, thông tin khuyến mại, hình ảnh minh hoạ,
số lượng trong kho, tên nhà sản xuất, Ngày nhập kho, Các thuộc tính , mô tả tóm
tắt, kích thước, trọng lượng sản phẩm… (phục vụ cho việc tính giá thành vận
chuyển).

- 17 -


- Giỏ hàng lưu các thông tin về sản phẩm khách hàng chọn mua: tên sản
phẩm, số lượng đặt mua, đơn giá và tổng trị giá các sản phẩm trong giỏ hàng.
Ngoài ra gồm các chức thêm, xoá, cập nhật sản phẩm trong giỏ hàng.
- Đơn đặt hàng gồm các thông tin về khách hàng: Email của khách hàng,
địa chỉ giao hàng, số điện thoại và phương thức thanh toán. Các thông tin về sản
phẩm đặt mua: tên sản phẩm, số lượng, đơn giá và tổng trị giá đơn hàng.

- Về phương thức thanh toán thì hệ thống hỗ trợ các phương thức thanh
toán: trực tiếp, chuyển khoản qua ngân hàng, chuyển qua đường bưu điện. Thông
tin về số tài khoản của doanh nghiệp được cung cấp cho khách hàng để khách
hàng thanh toán trước khi giao hàng.
2.3.1. Quy trình thực hiện quản trị hệ thống của nhân viên quản trị
Để truy cập vào chức năng quản trị hệ thống, Quản trị viên cần có một tài
khoản để truy nhập. Sau khi truy nhập quản trị viên có thể thực hiện các chức
năng sau:
-

Quản trị danh mục loại sản phẩm: bao gồm các công việc thêm, xoá, cập

nhật thông tin về các loại sản phẩm.
-

Quản trị sản phẩm: Thêm, xóa và cập nhật thông tin về mỗi sản phẩm.

-

Quản trị người dùng: Thêm, xoá, cập nhật thông tin về nhân viên.

-

Quản trị đơn hàng: xử lý các đơn đặt hàng của khách hàng, thanh toán

và giao hàng với khách hàng.
-

Quản trị các phương thức thanh toán: Thêm, xoá, cập nhật thông tin về


các phương thức thanh toán.
-

Quản trị danh mục Tỉnh/Thành phố: Thêm, xóa, cập nhật Tỉnh/Thành.

-

Quản trị khách hàng: theo dõi thông tin về khách hàng, xóa khách hàng

khỏi danh sách thành viên khi cần.
-

Quản trị yêu cầu của khách hàng: xử lý và phản hồi các yêu cầu mà

khách hàng đã gửi.

2.4. Các thông tin vào, ra của hệ thống
2.4.1. Các thông tin đầu vào

- 18 -


Người quản trị nhập thông tin về sản phẩm, loại sản phẩm mà doanh nghiệp
đang bán, các tin tức cập nhật thường xuyên. Còn khách hàng cung cấp thông tin
cá nhân, gửi bài viết góp ý cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp ngày càng hoàn
thiện hơn. Cụ thể gồm các thông tin sau:
-

Các thông tin giới thiệu về hệ thống.


-

Các thông tin về loại sản phẩm và từng sản phẩm.

-

Các thông tin về khách hàng

-

Các thông tin về đơn hàng

-

Các bài viết, tin tức, thông tin khuyến mại

-

Các bài góp ý, ý kiến, hỏi đáp của khách hàng; bài trả lời,..

2.4.2. Các thông tin đầu ra
Đưa ra các thông tin cần thiết cho khách hàng ở mọi khía cạnh mà khách
hàng quan tâm đến sản phẩm của công ty, đồng thời kiểm soát được hoạt động
của công ty.
Đưa ra sản phẩm, tin tức khách hàng yêu cầu tìm kiếm, đưa ra sản phẩm mới nhất.
Cụ thể bao gồm:
- Cho phép tra cứu, xem thông tin về từng sản phẩm.
- Cho phép khách hàng lựa chọn hàng, lựa chọn hình thức thanh toán và
thanh toán qua đơn hàng.
- Cho phép tra cứu, tìm kiếm các thông tin về thành viên.

- Cho phép khách hàng đóng góp ý kiến, bình luận, đánh giá chất lượng
của sản phẩm
- Cho phép khách hàng đăng ký thành viên của website
- Cho phép ban quản trị cập nhật các tin tức, bài viết, thông tin khuyến
mại, trả lời các ý kiến hỏi đáp của khách hàng
- Cho phép ban quản trị cập nhật thông tin loại sản phẩm và mỗi
phẩm.
- Cho phép ban quản trị theo dõi thành viên, …

- 19 -

sản


CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
3.1. Phân tích hệ thống
3.1.1. Biểu đồ Use Case
UML đưa ra khái niệm Use Case để nắm bắt các yêu cầu của khách hàng
(người sử dụng). UML sử dụng biểu đồ Use case (Use Case Diagram) để nêu bật
mối quan hệ cũng như sự giao tiếp với hệ thống.Qua phương pháp mô hình hóa
Use case, các tác nhân (Actor) bên ngoài quan tâm đến hệ thống sẽ được mô hình
hóa song song với chức năng mà họ đòi hỏi từ phía hệ thống (tức là Use case).
Các tác nhân và các Use case được mô hình hóa cùng các mối quan hệ và được
miêu tả trong biểu đồ Use case của UML. Mỗi một Use case được mô tả trong tài
liệu, và nó sẽ đặc tả các yêu cầu của khách hàng . user chờ đợi điều gì ở phía hệ
thống mà không hề để ý đến việc chức năng này sẽ được thực thi ra sao?
+ Nhận diện Tác nhân và Use Case :Hệ thống được chia làm hai phần:
một phần dành cho khách mua hàng, một phần dành cho nhân viên quản trị quản
lý và cập nhật thông tin cho website.
Danh sách các tác nhân và Use Case:

Tác nhân

Customer(Khách hàng)

Use Case
Register
Login
Update account
Restore Password
Search Items
View Detail of Item
Add Item to Shopping Cart
Remove Item From Shopping Cart
Update Quantity From Shopping Cart
View Shopping Cart
Make Order
Review Order
Send Request

Bank System

Order

- 20 -


Adminitrator(Người quản trị)

Login
Manage User

Manage Category
Manage Items
Manage Order
Manage Payment
Manage Customer
Manage Request
Manage Province
Manage country
Manage ship
Manage supplier
Manage article
Manage vender
Report
Search

Trong phần dành cho khách hàng gồm có Tác nhân Customer và Bank
System, 2 Tác nhân này sẽ tham gia vào các Use Case sau :
 Register: Đăng ký thành viên
 Update account : Cập nhập thông tin tài khoản đối với những khách
hàng đã có tài khoản
 Login : đăng nhập vào hệ thống
 Send request : ghửi các yêu cầu , nhận xét đánh giá của khách hàng
tới ban quản trị công ty.
 Search Items : tìm kiếm sản phẩm , các bài viết..
 Restore password : lấy lại tài khoản , pass đã mất
 Update Quanlity from shopping cart : cập nhập số lượng sản phẩm từ
giỏ hàng của khách hàng
 Veiw shopping cart : Xem giỏ hàng

- 21 -



 Remove Items From shopping cart : xóa sản phẩm khỏi giỏ hàng
 Add items to shopping cart : thêm sản phẩm vào giỏ hàng
 Veiw dettail Item : xem thông tin chi tiết sản phẩm
 Order : đặt hàng tạo hóa đơn mua hàng
 Veiw order : xem lại các hóa đơn đã đặt hàng

Hình 3-1: Biểu đồ Use Case cho Tác nhân Customer
Trong phần dành cho nhân viên quản trị có Tác nhân Adminitrator, Tác nhân
này sẽ tham gia vào các Use Case sau :
 Manage User : quản lý ngườ sử dụng
 Manage category :Quản lý loại sản phẩm
 Mange item : Quản lý sản phẩm
 Manage order : quản lý hóa đơn đặt hàng của khách hàng
 Manage payment : quản lý phương thức thanh toán

- 22 -


 Manager customer : quản lý khách hàng
 Manage request : quản lý các yêu cầu khách hàng
 Manage country : quản lý danh mục quốc gia
 Manage ship : quản lý vận chuyển
 Manage suppliers : Quản lý nhà sản xuất
 Manage article : Quản lý bài viết
 Manage vender : quản lý nhà cung cấp
 Report : Thống kê báo cáo
 Search : tìm kiếm thông tin


Hình 3-2: Biểu đồ Use Case cho Tác nhân Adminitrator
Trong phần dành cho nhân viên quản trị có Tác nhân Adminitrator, Tác nhân
này sẽ tham gia vào Use Case “Manage Category ” :
 Add category : thêm mới loại mặt hàng kinh doanh cho công ty
 Remove category : Xóa 1 loại mặt hàng kinh doanh
 Edit category : Cập nhập loại mặt hàng kinh doanh

- 23 -


Hình 3-3: Biểu đồ Use Case cho chức năng Quản lý loại sản phẩm
Trong phần dành cho nhân viên quản trị có Tác nhân Adminitrator, Tác nhân
này sẽ tham gia vào Use Case “Manage Item ” :
 Add Item : thêm mới mặt hàng kinh doanh cho công ty
 Remove item : Xóa 1 mặt hàng kinh doanh
 Edit item : Cập nhập mặt hàng kinh doanh

Hình 3-4: Biểu đồ Use Case cho chức năng Quản lý sản phẩm
Trong phần dành cho nhân viên quản trị có Tác nhân Adminitrator, Tác nhân
này sẽ tham gia vào Use Case “Manage user ” :
 Add user : thêm mới người sử dụng site
 Delete user : Xóa người sử dụng site
 Update user : Cập nhập người sử dụng site

- 24 -


Hình 3-5: Biểu đồ Use Case cho chức năng Quản lý người sử dụng
Trong phần dành cho nhân viên quản trị có Tác nhân Adminitrator, Tác nhân
này sẽ tham gia vào Use Case “Manage order ” :

 Add order : thêm mới hóa đơn
 Veiw order : xem các hóa đơn đặt hàng
 Update order : Cập nhập lại các hóa dơn

Hình 3-6: Biểu đồ Use Case cho chức năng Quản lý đơn hàng
Trong phần dành cho nhân viên quản trị có Tác nhân Adminitrator, Tác nhân
này sẽ tham gia vào Use Case “Manage request ” :
 Veiw request : xem các các yêu cầu
 Update request : Cập nhập lại các yêu cầu
 Respond request : trả lời phản hỏi lại cho khách hàng

- 25 -


×