Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

ung dung GIs trong xay dung ban do HTR DUng anh landsat 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.31 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM



TRẦN QUỐC NGHĨA

ỨNG DỤNG ẢNH VIỄN THÁM XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN
TRẠNG RỪNG TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG TRÀM
GÁO GIỒNG, HUYỆN CAO LÃNH,
TỈNH ĐỒNG THÁP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 01/2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM



TRẦN QUỐC NGHĨA

ỨNG DỤNG ẢNH VIỄN THÁM XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN
TRẠNG RỪNG TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG TRÀM
GÁO GIỒNG, HUYỆN CAO LÃNH,
TỈNH ĐỒNG THÁP


CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. TRƢƠNG VĂN VINH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 1/2015


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp tôi đã nhận
được sự giúp đỡ tận tình từ quý Thầy, Cô giáo, gia đình và bạn bè. Tôi xin
tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
Ba Mẹ là người đã sinh thành, nuôi dạy tôi khôn lớn, luôn quan tâm,
động viên giúp đỡ tôi trong cuộc sống.
Toàn thể Quý Thầy, Cô Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ
Chí Minh, đặc biệt là Quý Thầy, Cô trong Khoa Lâm Nghiệp đã truyền đạt
cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt bốn năm đại học.
Các Anh Chị trong Khoa Lâm Nghiệp cùng tập thể lớp DH11QR đã
tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, chia sẻ động viên tôi trong suốt bốn năm đại học.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Cán bộ hiện đang làm việc tại Ban
Quản lý rừng Tràm Gáo Giồng đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện trong suốt
trời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy ThS. Trương Văn Vinh đã truyền đạt
cho tôi nhiều kiến thức bổ ích và tận tình hướng dẫn, góp ý cho tôi trong
suốt thời gian thực hiện khóa luận này.
TP. HCM, ngày 10 tháng 01 năn 2015
Sinh viên thực hiện
Trần Quốc Nghĩa



TÓM TẮT
Đề tài “Ứng dụng ảnh viễn thám xây dựng bản đồ hiện trạng rừng tại
Ban Quản lý rừng Tràm Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” đƣợc
thực hiện từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 1 năm 2015.
Đề tài sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu dựa trên việc ứng dụng kỹ thuật
viễn thám kết hợp với GIS để xây dựng, thành lập bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ
trữ lƣợng từ đó chồng ghép, xử lý, lƣu trữ các dữ liệu thông qua việc thu thập các
dữ liệu hiện có tại thời điểm hiện tại.
Kết quả nghiên cứu của đề tài nhƣ sau:
- Bản đồ chỉ số thực vật NDVI tại Ban Quản lý rừng Tràm Gáo Giồng đã
đƣợc xây dựng với 72,16% diện tích là thực vật nhiều, thực vật trung bình 15,39%,
thực vật ít 11,05% và nơi không có hoặc rất ít thực vật chiếm diện tích 1,4%.
- Xây dựng bản đồ hiện trạng rừng với 8 kiểu: Hồ sen, mặt nƣớc, rừng tràm,
rừng tràm tái sinh sau khai thác, tràm và cỏ, đồng cỏ, đất xây dựng và đất trống.
Trong đó rừng tràm có diện tích cao nhất 1.090,19 ha chiếm 72,02%, hiện trạng
rừng tràm tái sinh sau khai thác có diện tích 222,56 ha chiếm 14,7%, có diện tích
thấp nhất là hiện trạng đất xây dựng chiếm 0,06%.
- Bản đồ trữ lƣợng tại Ban Quản lý rừng Tràm Gáo Giồng đƣợc thành lập với
5 cấp tuổi trong đó ở cấp tuổi T0 (từ 1 – 2 tuổi) có diện tích 147,213 ha chiếm
11,6% diện tích đất có rừng, ở cấp tuổi TI (từ 3 – 6 tuổi) có diện tích 112,853 ha với
tổng trữ lƣợng 6.254,54 m3 chiếm 8,9%, đối với cấp tuổi TII (từ 6 – 9 tuổi) có diện
tích 534,236 ha tổng trữ lƣợng đạt 50.296,72 m3, TIII (trên 9 tuổi) có diện tích
330,641 ha, đạt trữ lƣợng 41.244,49 m3 chiếm 26%, ở cấp tuổi TIV (trên 12 tuổi) có
diện tích 145,856 ha tổng trữ lƣợng đạt 20.982,99 m3, chiếm tỉ lệ 11,5%.
- Từ kết quả xây dựng bản đồ hiện trạng rừng tại khu vực nghiên cứu, đề tài
đã thành lập sổ quản lý rừng gồm các biểu thống kê về diện tích và trữ lƣợng nhằm
phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng Tràm Gáo Giồng.



MỤC LỤC
TRANG
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ......................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ xi
Chƣơng 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 2
1.3. Giới hạn nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................................... 2
Chƣơng 2

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................... 3

2.1. Khái quát về viễn thám, ảnh vệ tinh Landsat và ảnh Google Earth. ..................... 3
2.1.1. Viễn thám ........................................................................................................... 3
2.1.1.1. Định nghĩa ....................................................................................................... 3
2.1.1.2. Nguyên lý cơ bản của viễn thám ..................................................................... 3
2.1.2. Khái quát về ảnh vệ tinh Landsat ....................................................................... 6
2.1.3. Khái quát về ảnh Google Earth .......................................................................... 8
2.2. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) ............................................................................ 9
2.3. Một số đề tài nghiên cứu ở trong và ngoài nƣớc................................................. 11
2.3.1. Những nghiên cứu tại Việt Nam ...................................................................... 11
2.3.2. Những nghiên cứu trên Thế giới ...................................................................... 13
Chƣơng 3 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ........................................................................................................................... 15
3.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu............................................................................. 15
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 15
3.1.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................... 15

3.1.1.2. Địa hình ......................................................................................................... 15
3.1.1.3. Khí hậu – thủy văn ........................................................................................ 15

v


3.1.1.4. Tài nguyên đất đai ......................................................................................... 16
3.1.1.5. Tài nguyên nƣớc............................................................................................ 16
3.1.1.6. Tài nguyên sinh vật ....................................................................................... 17
3.1.2. Điều kiện về kinh tế – xã hội ........................................................................... 17
3.1.2.1. Điều kiện về kinh tế ...................................................................................... 17
3.1.2.2. Điều kiện về xã hội ....................................................................................... 19
3.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 20
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................................... 21
3.3.1. Nội nghiệp ........................................................................................................ 21
3.3.1.1. Thu thập dữ liệu ............................................................................................ 22
3.3.1.2. Phân loại và giải đoán bằng ảnh Landsat 8 ................................................... 22
3.3.1.3. Phân loại bằng ảnh Google Earth .................................................................. 35
3.3.1.4. Thành lập bản đồ ........................................................................................... 37
3.3.1.5. Ứng dụng phần mềm Diễn biến rừng thành lập sổ quản lý rừng tại Ban
Quản lý rừng Tràm Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. ......................... 39
3.3.1.6. Chuyển dữ liệu điểm, ranh từ Mapinfo vào máy GPS để xác định tọa độ
điểm ngoài thực địa. ................................................................................................... 40
3.3.2. Ngoại nghiệp .................................................................................................... 41
Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 42
4.1. Kết quả ................................................................................................................ 42
4.1.1. Kết quả tính toán chỉ số thực vật NDVI ........................................................... 42
4.1.2. Kết quả quá trình phân loại ảnh Landsat 8....................................................... 44
4.1.3. Bản đồ hiện trạng rừng phân loại bằng ảnh Landsat 8..................................... 45
4.1.4. Kết quả quá trình phân loại ảnh Google Earth ................................................. 48

4.1.5. Bản đồ hiện trạng rừng phân loại bằng ảnh Google Earth ............................... 48
4.1.6. Thành lập bản đồ bố trí ô điều tra và điểm kiểm chứng .................................. 50
4.1.7. Đánh giá độ chính xác kết quả giải đoán bằng ảnh Landsat 8 ......................... 53
4.1.8. Đánh giá độ chính xác kết quả giải đoán bằng ảnh Google Earth ................... 56
4.1.9. Hiệu chỉnh và thành lập bản đồ hiện trạng rừng hoàn chỉnh ........................... 57
4.2. Kết quả thành lập bản đồ trữ lƣợng..................................................................... 59

vi


4.3. Kết quả thành lập sổ quản lý rừng ...................................................................... 61
4.3.1. Báo cáo diện tích theo tiểu khu ........................................................................ 61
4.3.2. Báo cáo trữ lƣợng theo xã ................................................................................ 63
4.4. Thảo luận ............................................................................................................. 64
Chƣơng 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ...................................................................... 66
5.1. Kết luận ............................................................................................................... 66
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 68

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GPS:

Global Position System (Hệ thống định vị toàn cầu)

GIS:

Geographic Information System (Hệ thống thông tin địa lý)


NDVI:

Normalized Difference Vegetation Index (Chỉ số khác biệt thực vật

chuẩn hóa)
OLI :

Operational Land Image

TIRS:

Thermal Infra Red Sensor

RBV:

Return Beam Vidicon

TM :

Thematic Mapper

MSS :

Multispectral Scanner

ETM+:

Enhanced Thematic Mapper Plus


NASA:

National Aeronautics and Space Administration (Cơ quan Hàng

không và Vũ trụ Mỹ)
CSDL:

Cơ sở dữ liệu

ÔĐT:

Ô điều tra

BQL:

Ban Quản lý

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1: Nguyên lý thu nhận dữ liệu viễn thám ........................................................ 6
Hình 2.2: Dữ liệu vector và raster ............................................................................. 11
Hình 2.3: Dữ liệu vector và raster ............................................................................. 11
Hình 3.1: Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 22
Hình 3.2: Phƣơng pháp tổ hợp màu .......................................................................... 25

Hình 3.3: Một số hình ảnh khi tổ hợp màu ............................................................... 26
Hình 3.4: Phƣơng pháp tăng độ phân giải ................................................................. 27
Hình 3.5: Hình ảnh trƣớc và sau khi tăng độ phân giải cho ảnh viễn thám .............. 28
Hình 3.6: Phƣơng pháp giải đoán ảnh ....................................................................... 29
Hình 3.7: Hình ảnh khi tiến hành giải đoán ảnh ....................................................... 29
Hình 3.8: Hình ảnh sau khi lọc nhiễu ........................................................................ 32
Hình 3.9: Phƣơng pháp tính chỉ số NDVI ................................................................. 33
Hình 3.10: Một số hình ảnh khi tính chỉ số NDVI .................................................... 34
Hình 3.11: Khả năng phản xạ năng lƣợng của cây ................................................... 35
Hình 3.12: Phƣơng pháp thành lập bản đồ trữ lƣợng ................................................ 38
Hình 3.13: Phƣơng pháp thành lập sổ quản lý rừng.................................................. 39
Hình 3.14: Một số hình ảnh thao tác trên phần mềm Diễn biến rừng ....................... 40
Hình 3.15: Phƣơng pháp đổ điểm và ranh vào máy GPS ......................................... 41
Hình 4.1: Bản đồ phân loại NDVI tại BQL rừng Tràm Gáo Giồng – Đồng Tháp ... 43
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện phần trăm diện tích theo chỉ số thực vật NDVI ............. 44
Hình 4.3: Kết quả phân loại bằng ảnh Landsat 8 ...................................................... 45
Hình 4.4: Bản đồ hiện trạng rừng phân loại bằng ảnh Landsat 8 tại BQL rừng Tràm
Gáo Giồng – Đồng Tháp ............................................................................................ 46
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện diện tích rừng phân loại bằng ảnh Landsat 8 ................. 47
Hình 4.6: Kết quả phân loại ảnh Google Earth ......................................................... 48
Hình 4.7: Bản đồ hiện trạng rừng phân loại bằng ảnh Google Earth ........................ 49

ix


tại BQL rừng Tràm Gáo Giồng – Đồng Tháp ............................................................ 49
Hình 4.8: Biểu đồ diện tích rừng phân loại bằng ảnh Google Earth ......................... 50
Hình 4.9: Bản đồ bố trí ô điều tra và điểm kiểm chứng ngoài thực địa .................... 51
Hình 4.10: Một số điểm mẫu bổ sung để kiểm chứng .............................................. 54
Hình 4.11: Bản đồ hiện trạng rừng tại BQL rừng Tràm Gáo Giồng – Đồng Tháp .. 58

Hình 4.12: Biểu đồ thể hiện diện tích từng hiện trạng so với khu vực ..................... 59
Hình 4.13: Bản đồ trữ lƣợng tại BQL rừng Tràm Gáo Giồng – Đồng Tháp ............ 60
Hình 4.14: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ diện tích của từng cấp tuổi .................................... 61
Hình 4.15: Tổng diện tích rừng tại tiểu khu A .......................................................... 62
Hình 4.15: Tổng diện tích rừng tại tiểu khu B .......................................................... 62
Hình 4.16: Tổng diện tích rừng tại tiểu khu C .......................................................... 63
Hình 4.17: Tổng trữ lƣợng rừng trên địa bàn xã Gáo Giồng .................................... 64

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG................................................................................................................ TRANG
Bảng 2.1: Đặc điểm của một số dải phổ ...................................................................... 5
Bảng 2.2: Các thế hệ vệ tinh Landsat .......................................................................... 7
Bảng 2.3: Một số đặc điểm ảnh vệ tinh Landsat 8 ...................................................... 8
Bảng 3.1: Bảng chỉ dẫn tổ hợp màu cho ảnh vệ tinh Landsat 8 ................................ 23
Bảng 3.2: Khóa giải đoán ảnh cho khu vực nghiên cứu sử dụng ảnh Landsat 8 ...... 30
Bảng 3.3: Phân lớp NDVI theo Gross ....................................................................... 33
Bảng 3.4: Khóa giải đoán ảnh cho khu vực nghiên cứu sử dụng ảnh Google Earth. 36
Bảng 4.1: Tỉ lệ diện tích phân bố thực vật sau khi tính NDVI so với toàn khu vực . 42
Bảng 4.2: Các loại mã hiện trạng và tỉ lệ diện tích rừng phân loại bằng ảnh Landsat
8 .................................................................................................................................. 47
Bảng 4.3: Các loại mã hiện trạng và tỉ lệ diện tích rừng phân loại bằng ảnh Google
Earth ........................................................................................................................... 49
Bảng 4.4: Một số điểm mẫu kiểm chứng .................................................................. 51
Bảng 4.5: Ma trận đánh giá độ chính xác của kết quả giải đoán bằng ảnh Landsat 854
Bảng 4.6: Tổng hợp một số điểm sai lệch về trạng thái so với thực tế đối với ảnh
Landsat 8 .................................................................................................................... 55
Bảng 4.7: Ma trận đánh giá độ chính xác của kết quả giải đoán bằng ảnh Google

Earth ........................................................................................................................... 56
Bảng 4.8: Tổng hợp một số điểm sai lệch về trạng thái so với thực tế đối với ảnh
Google Earth .............................................................................................................. 57
Bảng 4.9: Các loại hiện trạng và tỉ lệ diện tích từng hiện trạng rừng ....................... 58
Bảng 4.10: Diện tích và trữ lƣợng của từng cấp tuổi ................................................ 60

xi


Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Sự ra đời của hệ thống thông tin địa lý và viễn thám đã mở ra nhiều hƣớng đi
mới trong việc quản lý đất đai, quản lý hạ tầng giao thông, quản lý tài nguyên môi
trƣờng, quản lý tài nguyên rừng,…đặc biệt đối với quản lý về tài nguyên rừng hệ
thống thông tin địa lý đƣợc ứng dụng rộng rãi trong việc phân loại hiện trạng rừng.
Hệ thống thông tin địa lý và viễn thám đã hỗ trợ đắc lực trong việc quản lý
một số cơ sở dữ liệu, đánh giá, lƣu trữ và mô tả đƣợc nhiều dạng dữ liệu. Công nghệ
này đƣợc ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực từ môi trƣờng, đất
đai, giao thông và đặc biệt là ngành lâm nghiệp,…Trong đó không thể không kể đến
việc ứng dụng ảnh Landsat 8 trong việc thành lập bản đồ thực phủ. Việc ứng dụng
công nghệ này vào việc đánh giá thay đổi hiện trạng sử dụng đất và thành lập bản
đồ hiện trạng rừng có rất nhiều ƣu điểm so với những năm trƣớc đây.
Trƣớc đây, để xây dựng một bản đồ hiện trạng rừng phải thông qua các công
việc nhƣ: đo đạc, khảo sát thực tế, sau đó khoanh vẽ bằng tay trên giấy. Đối với
việc xây dựng bản đồ bằng ảnh viễn thám, công việc đầu tiên là giải đoán ảnh và
khoanh vẽ hiện trạng trên ảnh, sau đó tiến hành kiểm chứng các điểm ảnh ngoài
thực địa nên giảm thời gian, độ chính xác cao, bản đồ dễ dàng cập nhật một cách
thƣờng xuyên so với cách truyền thống.
Để tăng cƣờng công tác quản lý thì việc xác định diện tích và mục đích sử

dụng đất là điều quan trọng. Do đó bản đồ hiện trạng rừng là tài liệu quan trọng
trong công tác quản lý, thiết kế và quy hoạch sử dụng đất. Hiện nay có nhiều
phƣơng pháp thành lập bản đồ hiện trạng rừng nhƣ đo vẽ trực tiếp, phƣơng pháp sử
dụng ảnh viễn thám và hệ thống thông tin địa lý, khoanh vẽ hiện trạng trong ảnh
Google Earth,... Trong đó, phƣơng pháp sử dụng ảnh viễn thám và hệ thống thông

1


tin địa lý đƣợc xem là có hiệu quả cao trong xử lý thông tin, thành lập bản đồ hiện
trạng rừng và đánh giá biến động sử dụng đất.
Ban Quản lý rừng Tràm Gáo Giồng thuộc huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
nơi đây tập trung nhiều loài chim quý và nhiều loài thực vật đặc trƣng vùng ngập
nƣớc nhƣ cây Tràm, cây Gáo, Lau sậy,… nhƣng đa số là rừng Tràm.
Nơi đây đa số là rừng trồng, khoanh nuôi và khai thác theo chu kì, là vùng
đất ngập phèn mùa khô thì nắng cháy nên dễ xảy ra cháy rừng, ngƣời dân quanh
vùng chặt phá nên các kiểu sử dụng đất thay đổi liên tục qua từng năm nên đề tài
“Ứng dụng ảnh viễn thám xây dựng bản đồ hiện trạng rừng tại Ban Quản lý
rừng Tràm Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” đƣợc tiến hành,
nhằm góp phần phục vụ công tác quản lý, sử dụng tài nguyên rừng hợp lý hơn tại
khu vực nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Ứng dụng ảnh viễn thám nhằm xây dựng bản đồ hiện trạng rừng phục vụ cho
công tác quản lý và sử dụng tài nguyên rừng một cách hợp lý tại Ban Quản lý rừng
Tràm Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
1.3. Giới hạn nghiên cứu
- Đề tài chỉ nghiên cứu tại Ban Quản lý rừng Tràm Gáo Giồng, huyện Cao
Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
- Sử dụng ảnh Landsat 8 chụp ngày 18/09/2014 độ phân giải 15 m x 15 m và
ảnh Google Earth chụp ngày 21/11/2014 dùng làm dữ liệu để giải đoán.

1.4. Ý nghĩa nghiên cứu
- Việc ứng dụng ảnh Landsat 8, ảnh Google Earth trong việc thành lập bản
đồ hiện trạng rừng giúp giảm thời gian thực hiện ngoài thực địa so với cách truyền
thống khoanh vẽ bằng tay, qua đó giảm đƣợc chi phí trong quá trình thành lập bản
đồ. Ngoài ra còn giúp tăng độ chính xác và đáp ứng xu thế ứng dụng công nghệ
viễn thám thành lập bản đồ nhƣ hiện nay.

2


Chƣơng 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Khái quát về viễn thám, ảnh vệ tinh Landsat và ảnh Google Earth.
2.1.1. Viễn thám
2.1.1.1. Định nghĩa
Theo Nguyễn Khắc Thời (2011), viễn thám đƣợc hiểu là một ngành khoa học
và nghệ thuật để thu nhận thông tin về một đối tƣợng, một khu vực hoặc một hiện
tƣợng thông qua việc phân tích tài liệu thu nhận đƣợc bằng các phƣơng tiện. Những
phƣơng tiện này không có sự tiếp xúc trực tiếp với đối tƣợng, khu vực hoặc với hiện
tƣợng đƣợc nghiên cứu.
Mặc dù hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về viễn thám nhƣng
chúng ta cần hiểu rằng “Viễn thám là khoa học thu thập thông tin từ Trái đất mà
không chạm vào vật đó”. Theo quan điểm của một số tác giả khác:
- Phƣơng pháp viễn thám là phƣơng pháp sử dụng năng lƣợng từ ánh sáng,
nhiệt, sóng cực ngắn nhƣ một phƣơng tiện để điều tra và đo đạc những đặc tính của
đối tƣợng (Floy Sabin 1987). (Nguồn: Dẫn theo Nguyễn Khắc Thời, 2011).
- Viễn thám là quan sát về một đối tƣợng nào đó bằng một phƣơng tiện nằm
cách xa vật một khoảng cách nhất định (Barret và Curtis, 1976). (Nguồn: Dẫn theo
Nguyễn Khắc Thời, 2011).
- Viễn thám đƣợc định nghĩa nhƣ là phép đo lƣờng các thuộc tính của đối

tƣợng trên bề mặt Trái đất sử dụng dữ liệu thu đƣợc từ máy bay và vệ tinh
(Schowengerdt, Robert A.). (Nguồn: Dẫn theo Nguyễn Xuân Trung Hiếu, 2009).
2.1.1.2. Nguyên lý cơ bản của viễn thám
Đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu là các sự vật, hiện tƣợng, các quá trình xảy ra
trên bề mặt Trái đất nghiên cứu một cách gián tiếp thông qua hình ảnh thu nhận
đƣợc. Nguyên tắc hoạt động liên quan đến sóng điện từ, sóng điện từ đƣợc phản xạ

3


hoặc bức xạ từ vật thể là nguồn cung cấp thông tin chủ yếu về đặc tính của đối
tƣợng. Ảnh viễn thám cung cấp thông tin về các vật thể tƣơng ứng với năng lƣợng
bức xạ ứng với từng bƣớc sóng đã xác định. Đo lƣờng và phân tích năng lƣợng
phản xạ phổ ghi nhận bởi ảnh viễn thám, cho phép tách thông tin hữu ích về từng
lớp phủ mặt đất khác nhau do sự tƣơng tác giữa bức xạ điện từ và vật thể.
Thiết bị dùng để cảm nhận sóng điện từ phản xạ hay bức xạ từ vật thể đƣợc
gọi là bộ cảm biến. Bộ cảm biến có thể là các máy chụp ảnh hoặc máy quét.
Toàn bộ quá trình thu nhận và xử lí ảnh viễn thám có thể chia thành 5 phần
cơ bản nhƣ sau:
- Nguồn phát năng lƣợng: Phải có nguồn năng lƣợng (năng lƣợng mặt trời)
nhằm cung cấp năng lƣợng điện từ cho vật thể trên mặt đất.
- Sau đó năng lƣợng sẽ tƣơng tác với lớp khí quyển: Khoảng 75% năng
lƣợng Mặt trời khi chạm đến lớp ngoài của khí quyển đƣợc truyền xuống mặt đất và
trong quá trình lan truyền sóng điện từ luôn bị khí quyển hấp thụ, tán xạ và khúc xạ
trƣớc khi đến bộ cảm biến. Các loại khí nhƣ oxy, nitơ, cacbonic, ôzôn, hơi
nƣớc,…và các phân tử lơ lửng trong khí quyển là tác nhân chính ảnh hƣởng đến sự
suy giảm năng lƣợng sóng điện từ trong quá trình lan truyền. Năng lƣợng sau khi đi
qua lớp khí quyển sẽ tƣơng tác với các vật thể ở bề mặt đất. Các vật thể khác nhau
sẽ phản xạ hay bức xạ lại lƣợng năng lƣợng khác nhau, bộ cảm biến sẽ thu nhận
thông tin này. Việc chọn phổ để sử dụng cho thu nhận ảnh viễn thám thông qua sự

tƣơng tác giữa sóng điện từ và khí quyển, sau đây là một số đặc điểm của dải phổ
thƣờng đƣợc sử dụng trong kỹ thuật viễn thám.

4


Bảng 2.1: Đặc điểm của một số dải phổ
Dải phổ sóng
điện từ

Bƣớc sóng

Đặc điểm
Hấp thụ mạnh bởi lớp khí quyển ở tầng cao( tầng

Tia cực tím

0,3 ÷ 0,4 μm

ôzôn), không thể thu nhận năng lƣợng do dải sóng
này cung cấp nhƣng hiện tƣợng này lại bảo vệ con
ngƣời tránh bị tác động của tia cực tím.
Rất ít bị hấp thụ bởi oxy, hơi nƣớc và năng lƣợng

Tia nhìn thấy

0,4 ÷ 0,76 μm

phản xạ cực đại ứng với bƣớc sóng 0,5 μm trong
khí quyển. Năng lƣợng do dải sóng này cung cấp

giữ vai trò trong viễn thám.
Năng lƣợng phản xạ mạnh ứng với các bƣớc sóng

Cận hồng
ngoại.

0,77 ÷ 1,34 μm

hồng ngoại gần từ 0,77 ÷ 0,9 μm. Sử dụng trong

Hồng ngoại

1,55 ÷ 2,4 μm

chụp ảnh hồng ngoại theo dõi sự biến đổi thực vật
từ 1,55 ÷ 2,4 μm

trung

Một số vùng bị hơi nƣớc hấp thụ mạnh, dải sóng
Hồng ngoại
nhiệt

3 ÷ 22 μm

này giữ vai trò trong phát hiện cháy rừng và hoạt
động núi lửa. Bức xạ nhiệt của Trái đất năng lƣợng
cao nhất tại bƣớc sóng 10 μm
Khí quyển không hấp thụ mạnh năng lƣợng các


Vô tuyến
(rada)

1 mm ÷ 30 cm

bƣớc sóng lớn hơn 2 cm, cho phép thu nhận năng
lƣợng cả ngày lẫn đêm không bị ảnh hƣởng của
mây, sƣơng mù hay mƣa.

- Thông tin về năng lƣợng phản xạ của các vật thể đƣợc ảnh viễn thám thu
nhận và xử lý tự động trên máy hoặc giải đoán trực tiếp từ ảnh dựa trên kinh
nghiệm của các chuyên gia.
- Ảnh sau khi đƣợc tách lọc sẽ đƣợc ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau
nhƣ: nông nghiệp, môi trƣờng, lâm nghiệp, địa chất,…

5


Nguồn: Phạm Vọng Thành, 2009
Hình 2.1: Nguyên lý thu nhận dữ liệu viễn thám
2.1.2. Khái quát về ảnh vệ tinh Landsat
Vệ tinh Landsat là một cái tên chung cho hệ thống các vệ tinh chuyên dùng
vào mục đích thăm dò tài nguyên Trái đất. Landsat 1 là vệ tinh quan trắc Trái đất
đầu tiên trên Thế giới đƣợc phóng lên không gian vũ trụ vào năm 1972 do ngƣời
Mỹ. Tiếp theo sau đó lần lƣợt các vệ tinh landsat 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 đƣợc phóng lên
quỹ đạo, đã mở ra một kỉ nguyên mới về nghiên cứu Trái đất bằng một công nghệ
viễn thám tiên tiến.

6



Bảng 2.2: Các thế hệ vệ tinh Landsat
Vệ tinh

Ngày phóng

Ngày ngừng hoạt động

Bộ cảm

Landsat 1

23/6/1972

6/1/1978

MSS, RBV

Landsat 2

22/1/75

25/2/1982

MSS, RBV

Landsat 3

05/03/1978


31/3/1983

MSS, RBV

Landsat 4

16/07/1982

15/6/2001

MSS, TM

Landsat 5

01/03/1984

11/2011 (TM), 1/2013 (MSS)

MSS, TM

Landsat 6

05/3/1993

Bị hỏng ngay khi phóng

TM, ETM+

Landsat 7


15/4/1999

Hoạt động

TM, ETM+

Landsat 8

11/2/2013

Hoạt động

OLI và TIRs

(Nguồn: Tổng hợp từ nhiều trang web)
Trong nội dung đề tài này chúng tôi đã sử dụng ảnh Landsat 8 vào năm 2014
để làm tƣ liệu phục vụ cho nghiên cứu. Vệ tinh Landsat 8 có tuổi thọ 40 năm quan
sát Trái đất, cung cấp những thông tin quan trọng trong nhiều lĩnh vực nhƣ quản lý
đất đai, theo dõi diễn biến rừng, môi trƣờng,…
So với Landsat 7 thì vệ tinh Landsat 8 có cùng độ rộng dải chụp, cùng độ
phân giải ảnh và chu kì là 16 ngày. Vệ tinh landsat 8 mang 02 bộ cảm: Operational
Land Imager (OLI) và Thermal InfraRed Sensor (TIRS). Bộ cảm OLI ở Landsat 8
thu nhận thêm dữ liệu ở 02 dải mới nhằm quan sát mây ti và quan sát chất lƣợng
nƣớc ở các hồ và đại dƣơng ven bờ. Đối với bộ cảm TIRS thu nhận dữ liệu ở 02 dải
phổ hồng ngoại nhiệt, phục vụ theo dõi tiêu thụ nƣớc.

7


Bảng 2.3: Một số đặc điểm ảnh vệ tinh Landsat 8

Độ phân giải

Kênh

Bƣớc sóng (µm)

Kênh 1

0,433-0,453

30

Kênh 2

0,450-0,515

30

Kênh 3

0,525-0,600

30

Kênh 4

0,630-0,680

30


Kênh 5

0,845-0,885

30

Kênh 6

1,560-1,660

30

Kênh 7

2,100-2,300

30

Kênh 8

0,500-0,680

15

Kênh 9

1,360-1,390

30


Kênh 10

10,3-11,3

100

Kênh 11

11,5-12,5

100

không gian (m)

2.1.3. Khái quát về ảnh Google Earth
Ngày 04/09/1998, Larry Page và Sergey Brin, khi đó là 2 nghiên cứu sinh tại
trƣờng đại học Stanford đã cùng nhau lập ra công ty Google Inc, những sản phẩm
chính của công ty này là công cụ tìm kiếm Google, đƣợc nhiều ngƣời đánh giá là
công cụ tìm kiếm hữa ích và mạnh mẽ nhất trên Internet. Trải qua một thời gian dài
phát triển, mãi đến tháng 6 năm 2005 Google ra mắt phần mềm Google Earth sản
phẩm là sự kết hợp giữa Google và NASA.
Google Earth là một thế giới ảo, hiển thị các hình ảnh vệ tinh độ phân giải
khác nhau của bề mặt Trái đất, hầu hết các khu vực đƣợc bao phủ bởi các hình ảnh
vệ tinh với độ phân giải khoảng 15 m, tuy nhiên Google đang tích cực thay thế hình
ảnh này bằng độ phân giải 2,5m, độ phân giải tốt nhất hiện nay là khoảng 15cm tại
một số thành phố nhƣ Berlin, Zurich, Hamburg,… cho phép ngƣời dùng xem nhiều
thứ nhƣ các thành phố, nhà, cây cối,…

8



2.2. Hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Để phục vụ cho công tác quản lý đất đai, quản lý diện tích rừng,… Bản đồ
giấy đã đƣợc sử dụng, nhƣng khi sử dụng bản đồ giấy một số khuyết điểm xuất hiện
nhƣ:
- Muốn vẽ một bản đồ phải tiến hành đo đạc ngoài thực địa, rất mất thời
gian, giá thành đắt.
- Lƣợng thông tin truyền tải rất hạn chế, nếu ghi quá chi tiết và cụ thể thì rất
khó đọc, khó sử dụng.
- Các dạng tài nguyên đất hay hiện trạng rừng luôn luôn thay đổi theo thời
gian, bản đồ giấy không thể cập nhật các thông tin kịp thời.
- Bản đồ giấy chỉ cung cấp cho ngƣời đọc dữ liệu mang tính không gian,
không cung cấp đƣợc dữ liệu định tính.
- Bản đồ giấy không thể thực hiện đƣợc các bài toán không gian (độ dốc,
hƣớng phơi, cao độ và trữ lƣợng rừng để đánh giá mức độ thích nghi).
Hiện nay, nhu cầu về quản lý tài nguyên đất, tài nguyên rừng ngày càng tăng
(cấp sổ đỏ, giải tỏa, đền bù,…) vì vậy cần phải có tài liệu bản đồ cập nhập nhanh
chóng, chính xác. Do đó, bản đồ giấy không còn thuận tiện nữa. Vì vậy hệ thống
thông tin địa lý (GIS) ra đời nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con ngƣời.
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) đƣợc hình thành vào những năm 1960 và
phát triển mạnh trong những năm gần đây. Ngày nay, GIS là công cụ trợ giúp trong
nhiều lĩnh vực từ hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng của nhiều nƣớc trên Thế
giới. GIS trợ giúp các cơ quan chính phủ, các nhà quản lý, doanh nghiệp, cá nhân,
…đánh giá đƣợc hiện trạng, thông qua các chức năng thu nhận, quản lý cơ sở dữ
liệu, truy vấn, phân tích.
Một hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một hệ thống máy tính dùng chụp
hình, lƣu trữ, kiểm tra và hiển thị dữ liệu liên quan đến các vị trí trên bề mặt của
Trái đất. GIS có thể hiện thị nhiều loại dữ liệu trên một bản đồ nhƣ đƣờng xá, nhà
cửa, sông suối và thảm thực vật. Điều này cho phép ngƣời dùng dễ dàng sử dụng,
phân tích, tính toán, thực hiện đƣợc các bài toán về các mối quan hệ giữa các dữ

liệu.

9


Cho đến nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về GIS nhƣ:
Theo NASA “GIS là một hệ thống tích hợp phần cứng máy tính, phần mềm
và các nhân viên đƣợc đào tạo liên kết địa hình, nhân khẩu học, tiện ích, cơ sở, hình
ảnh và dữ liệu tài nguyên”. (Nguồn: Dẫn theo N. O. Uluocha, 2014).
Theo Kenneth Dueker (1979) thì cho rằng “Một hệ thống thông tin địa lý là
một trƣờng hợp đặc biệt của hệ thống thông tin mà cơ sở dữ liệu bao gồm các quan
sát trên không gian phân bố các tính năng, hoạt động hoặc các sự kiện, đó là định
nghĩa trong không gian nhƣ điểm, đƣờng thẳng, hoặc các khu vực. Một hệ thống
thông tin địa lý thao tác dữ liệu về các điểm, đƣờng và các khu vực để lấy dữ liệu
cho các truy vấn đặc biệt và phân tích”.
Burrough (1986) định nghĩa GIS là một hộp công cụ mạnh đƣợc dùng để lƣu
trữ và truy vấn tùy ý, biến đổi và hiển thị dữ liệu không gian từ thế giới thực cho
những mục tiêu đặc biệt.
Goodchild và ctv (1992) hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống sử dụng cơ
sở dữ liệu để trả lời các câu hỏi về bản chất địa lý của các thực thể địa lý.
Còn theo Aronoff (1989) định nghĩa GIS nhƣ là “một hệ thống dựa trên máy
tính cung cấp bốn bộ sau đây về khả năng xử lý dữ liệu tham chiếu hình học:
- Đầu vào.
- Quản lý dữ liệu (lƣu trữ dữ liệu và phục hồi).
-Thao tác và phân tích.
- Đầu ra.
GIS đầu tiên đƣợc tạo ra bởi tiến sĩ Roger Tomlinson và sau đó giới thiệu
vào đầu những năm 1960 tại Canada. Trong khi thành lập, hệ thống này chủ yếu
dành cho việc thu thập, lƣu trữ và sau đó phân tích các khả năng và tiềm năng đất
đai ở khu vực nông thôn. Mãi đến những năm 80, việc ứng dụng GIS mới đƣợc phổ

biến rộng rãi.
GIS bao gồm các thành phần chính sau: Phần cứng, phần mềm, dữ liệu và
con ngƣời.
- Phần cứng: Là các thiết bị đƣợc sử dụng, hổ trợ nhiều hoạt động cần thiết
để phân tích không gian địa lý khác nhau ví dụ nhƣ máy tính, máy in,…

10


- Phần mềm: Cung cấp những chức năng và những công cụ cần thiết để nhập,
lƣu trữ, phân tích và hiển thị thông tin địa lý.
- Dữ liệu: Là thành phần cốt lõi của bất bì một hệ thống thông tin địa lý nào,
có 02 loại dữ liệu chính đƣợc sử dụng đó là vector và raster.
Dữ liệu vector là những dữ liệu không gian nhƣ điểm, đƣờng và đa giác.
Dữ liệu raster là dữ liệu di động dựa trên các hình ảnh hay mô hình độ cao.

Nguồn: />
Nguồn: />
Hình 2.2: Dữ liệu vector và raster

Hình 2.3: Dữ liệu vector và raster

- Con ngƣời: Ngƣời quản lý hệ thống và phát triển các dự án nhằm ứng dụng
GIS để nghiên cứu các vấn đề cấp thiết và liên quan.
Hiện nay GIS đƣợc ứng dụng một cách rộng rãi ở nhiều ngành nghề khác
nhau từ quản lý tài nguyên, đánh giá tác động của môi trƣờng, quản lý đất đai, thành
lập bản đồ hiện trạng, theo dõi thông tin những cây gỗ phát triển,…
2.3. Một số đề tài nghiên cứu ở trong và ngoài nƣớc
2.3.1. Những nghiên cứu tại Việt Nam
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) đã có quá trình phát triển cách đây hơn 50

năm. Tuy nhiên, tại Việt Nam GIS chỉ mới thật sự phát triển mạnh mẽ trong khoảng
10 năm trở lại đây dù rằng GIS đã đƣợc đƣa vào Việt Nam từ thập niên 80 của thế
kỷ XX. GIS đƣợc ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực nhƣ quản lý tài nguyên thiên

11


nhiên, quản lý đất đai, giám sát môi trƣờng, … nên tùy vào mục đích từng công việc
ta áp dụng các công cụ GIS khác nhau phục vụ tốt nhất yêu cầu công việc.
Ở Việt Nam một số đề tài nghiên cứu về lớp phủ bề mặt đất, đánh giá biến
động đất hay thành lập bản đồ hiện trạng đang đƣợc ứng dụng rộng rãi.
Ứng dụng viễn thám và GIS thành lập bản đồ thực phủ địa bàn thành phố
Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế (Nguyễn Xuân Trung Hiếu, 2009) tác giả dùng phƣơng
pháp phân loại có kiểm định đối với dữ liệu ảnh Landsat 7 năm 2001 và 2010 để
thành lập bản đồ thực phủ năm 2001 và 2010, từ đó xây dựng bản đồ đánh giá biến
động các loại thực phủ tại thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế, đề tài đã phân ra
05 lớp thực phủ khác nhau và có độ chính xác Kappa ~ 0.82.
Thành lập bản đồ thảm thực vật trên cơ sở phân tích, xử lý ảnh viễn thám tại
Tủa Chùa, Lai Châu (Hoàng Xuân Thành, 2006), tác giả đã dùng phƣơng pháp phân
loại có kiểm định đối với dữ liệu ảnh Landsat TM5 chụp năm 2006 thành lập sơ đồ
thảm phủ thực vật tỉ lệ 1:50.000 đã phân ra 7 lớp thực phủ khác nhau là rừng ổn
định, rừng non, rừng hỗn hợp, lúa và hoa màu, cây bụi, đất trống đồi trọc và nƣớc
với chỉ số Kappa ~ 0.7.
Ứng dụng GIS và viễn thám thành lập bản đồ đất ngập nƣớc tại tỉnh Kon
Tum của tác giả Nguyễn Thùy Linh (2010) thông qua ảnh vệ tinh, dữ liệu DEM,
bản đồ thủy văn, bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 tác giả đã xây dựng đƣợc
bản đồ chỉ số thực vật (NDVI), bản đồ chỉ số ẩm địa hình (TWI), bản đồ các vùng
ngập thƣờng xuyên, bản đồ các vùng trồng lúa và thủy sản. Từ đó thành lập bản đồ
các vùng có khả năng đất ngập nƣớc, sau đó dựa vào phƣơng pháp phân loại
Hydrogeomorphic Method để xuất bản đồ phân loại đất ngập nƣớc tỉnh Kon Tum.

Ứng dụng viễn thám và GIS để phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất đô
thị quận 2, thành phố Hồ Chí Minh” (Trần Thị Hải Hà, 2006) tác giả sử dụng ảnh
Spot lấy năm 2006 tại quận 2 để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ
kiểm kê đất đai hàng năm và định kì, kết hợp giữa dữ liệu không gian và dữ liệu
thuộc tính đƣợc cập nhập thƣờng xuyên là công cụ hiệu quả giúp cho việc quy
hoạch sử dụng đất sau này.

12


Ứng dụng GIS trong xây dựng bản đồ điều chế rừng trồng keo lai (Acacia
auriculiformis A. Mangium) tại rừng liên kết giữa công ty trồng rừng Châu Á - Ban
quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, Đồng Nai (Trần Thị Quyết, 2012), ứng dụng GIS
xây dựng cơ sở dữ liệu cho bản đồ hiện trạng và xây dựng bản đồ chuyên đề phục
vụ công tác quản lý, điều chế tại khu vực nghiên cứu. Kết quả thu đƣợc là xây dựng
cơ sở dữ liệu có thể cập nhật tự động theo thời gian cho bản đồ hiện trạng rừng,
đồng thời xây dựng đƣợc bản đồ trồng rừng theo tuổi tại khu vực nghiên cứu làm cơ
sở để xây dựng các bản đồ chuyên đề. Dự báo trữ lƣợng gỗ sản phẩm các năm tiếp
theo giai đoạn 2012 – 2020 thông qua các mô hình sinh trƣởng cây Keo lai tại Lâm
trƣờng Xuân Lộc, làm cơ sở để quản lý sản lƣợng khai thác hằng năm.
Ứng dụng GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý bảo vệ
rừng tại tiểu khu 702, 716 xã Mô Rai, huyện Xa Thầy, tỉnh Kon Tum (Nguyễn Thị
Thanh Tâm. 2009), ứng dụng GIS trên cơ sở sử dụng phần mềm chuyên dụng
Mapinfo, xây dựng đƣợc hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, bảo vệ,
truy xuất và cập nhật dữ liệu. Kết hợp với Excel để nghiên cứu đặc điểm cấu trúc
trạng thái. Kết quả đã thu đƣợc bản đồ hiện trạng rừng tiểu khu TK 702, 716 xã Mô
Rai tỷ lệ 1/10000, bản đồ giao khoán bảo vệ rừng xã Mô Rai tỷ lệ 1/10000, hệ thống
cơ sở dữ liệu thông tin.
Ứng dụng GIS đánh giá biến động sử dụng đất tỉnh Kon Tum giai đoạn 2005
– 2010 (Ƣng Kim Nguyên, 2014), ứng dụng GIS trên cơ sở sử dụng phần mềm

chuyên dụng Mapinfo, đề tài áp dụng chuỗi Markov thành lập bản đồ biến động sử
dụng đất của 02 thời điểm 2005, 2010 và dự báo xu hƣớng biến động sử dụng đất.
Dựa vào kết quả đánh giá biến động và xu hƣớng biến động sử dụng đất đề xuất ra
các giải pháp sử dụng đất bền vững.
2.3.2. Những nghiên cứu trên Thế giới
Từ năm 1972 vệ tinh Landsat 1 đƣợc phóng lên vũ trụ sau đó lần lƣợt các vệ
tinh tiếp theo đƣợc phóng lên, trải qua thời gian hơn 40 năm tồn tại và phát triển,
viễn thám đã trở thành công cụ hữu ích trong việc quan sát Trái đất. Ảnh viễn thám
đƣợc ứng dụng vào việc thành lập bản đồ thực phủ và trong tƣơng lai sẽ trở thành
dữ liệu đầu vào quan trọng trong việc thành lập bản đồ thực phủ.

13


Hiện nay trên Thế giới cũng có rất nhiều nghiên cứu về bản đồ thực phủ
cũng nhƣ nghiên cứu, đánh giá biến động các loại hình sử dụng đất nhằm phục vụ
cho công tác đánh giá, dự báo và hƣớng biến động trong tƣơng lai.
Trong nghiên cứu “New Technologies and Sustainability Methods ” (John N.
Hatzopoulos, 2010) sử dụng ảnh vệ tinh Lansat - TM (năm 2000) để tạo cơ sở dữ
liệu về môi trƣờng và cơ sở hạ tầng bao gồm phân loại, lập bản đồ chi tiết tại vùng
đảo Cyclades Hy Lạp. Không dừng lại ở việc xây dựng bản đồ, đề tài còn ứng dụng
GIS để xây dựng các mô hình để mô phỏng một quá trình nào đó theo thời gian
phục vụ cho việc sử dụng và quản lý tài nguyên.
Trong nghiên cứu “Land Use/ Land Cover Changes Detection And Urban
Sprawl Analysis” (K. Sundarakumar, M. Harika, SK. Aspiya Begum, S. Yamini, K.
Balakrishna, 2012) đã sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám qua các năm 1973, 1990,
2001 và 2009 để đánh giá sử dụng đất và thay đổi độ che phủ đất tại thành phố
Vijayawada Ấn Độ.
“Assessing Applycation Of Markov Chain Analysis Inpredicting Land Cover
Change: A Case Study Of Nakuru Municipality” (K. W. Mubea và ctv, 2010,) trong

nghiên cứu này có sự kết hợp của ảnh viễn thám, hệ thống thông tin địa lý (GIS),
và chuỗi Markov trong phân tích và dự đoán thay đổi sử dụng đất. Kết quả cho
thấy tình hình phát triển đô thị không đồng đều, diện tích đất rừng bị mất mát đáng
kể và quá trình thay đổi sử dụng đất đã không ổn định. Kết quả dự đoán về sử dụng
đất cho năm 2015 là sự gia tăng đáng kể của đất đô thị và nông nghiệp.

14


×