Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tiểu đường kẻ giết người thầm lặng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.65 KB, 24 trang )

Tiểu đường – kẻ giết người thầm lặng
MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU................................................................................... 2
Phần 2: NỘI DUNG …………………………………………………..3
I.

TỔNG QUAN VỀ TIỂU ĐƯỜNG:……………………………...3
1. Khái niệm tiểu đường:……………………………………………..3
2. Tác dụng của insulin và glucagon trong việc kiểm soát đường
huyết: ……………………………………………………………...3
3. Khả năng điều hòa kiểm soát lượng đường trong máu ở người bình
thường:……………………………………………………………..5

II. PHÂN LOẠI:……………………………………………………..6
1. Đái tháo đường type1:…………………………………..................6
2. Đái tháo đường type 2:…………………………………………….7
3. Đái tháo đường thai kỳ:…………. ……………………………...8
4. Các type đái tháo đường khác: ……………………………………9
III. TÁC HẠI DO TIỂU ĐƯỜNG GÂY RA: ………………………9
1. Biến chứng cấp tính:……………………………………………….9
a. Hôn mê tăng đường huyết:………………………………………..9
b. Hôn mê hạ đường huyết:………………………………………...11
2. Biến chững mãn tính:…………………………………………….12
a. Biến chứng thận:………………………………………………...12
b. Biến chứng mắt:…………………………………………………13
c. Biến chứng tim mạch:…………………………………………...14
d. Biến chứng thần kinh:…………………………………………...16
e. Biến chứng bàn chân:……………………………………………18
IV. PHÒNG BỆNH:............................................................................ .....20

Phần 3: KẾT LUẬN…………………………………………............23



Page 1


Tiểu đường – kẻ giết người thầm lặng

MỞ ĐẦU
“Tiểu đường – kẻ giết người thầm lặng” trong những năm trở lại đây đang là một
vấn đề rất được quan tâm trong y học.
Tiểu đường (đái tháo đường) là một trong ba bệnh (ung thư, tim mạch, đái tháo đường)
phát triển nhanh nhất. Theo công bố của WHO 1985 có 30 triệu người trên thế giới bị đái
tháo đường, theo ước tính của Viện nghiên cứu đái tháo đường quốc tế năm 2010 có
khoảng 215,6 triệu người bị đái tháo đường.
Gánh nặng về y tế và xã hội do tiểu đường gây ra cho cộng đồng là một vấn đề rất
được quan tâm. Mặc dù ở nước ta chưa có các thống kê đầy đủ, song theo thống kê
của Bộ Y tế năm 2000, có trên 3,2 triệu người nhập viện liên quan tới bệnh tiểu đường.
Lý do chính khiến các bệnh nhân tiểu đường phải nhập viện điều trị đứng hàng đầu là do
các bệnh lý của hệ tim mạch (40% các nhập viện), sau đó là bệnh lý hệ hô hấp và nhiễm
khuẩn (30%).
Tiểu đường cũng là một bệnh lý mãn tính hàng đầu có các biến chứng nguy hiểm như
dẫn tới mù và suy thận; là nguyên nhân đứng hàng thứ hai gây cắt cụt chi do tắc mạch;
trên 70% bệnh nhân người lớn bị tiểu đường có tăng huyết áp và tỷ lệ bị bệnh tim, tai
biến mạch não ở người tiểu đường được ước tính cao gấp 4 - 6 lần so với người cùng độ
tuổi song không bị bệnh, 70% tử vong ở bệnh nhân tiểu đường liên quan tới biến chứng
tim mạch. Theo thống kê của WHO số bệnh nhân tử vong do tiểu đường tương đương
với số bệnh nhân tử vong do bệnh AIDS.
Chính vì vậy, bệnh đái tháo đường đang được cả thế giới nhìn nhận như là một đại
dịch của thế kỷ 21 do phạm vi ảnh hưởng mang tính toàn cầu và mức độ ảnh hưởng sâu
sắc của nó đối với sức khoẻ, kinh tế và an ninh xã hội.
Nhằm giúp các bạn có những kiến thức căn bản về tiểu đường, hôm nay nhóm chúng

mình xin thảo luận vấn đề: “Tiểu đường- Kẻ giêt người thầm lặng”. Hy vọng một phần
nhỏ kiến thức hôm nay sẽ phần nào giúp các bạn có thể chủ động đối phó với căn bệnh
nguy hiểm này.
Xin chân thành cảm ơn!
Page 2


Tiểu đường – kẻ giết người thầm lặng

Phần 2: NỘI DUNG
I. TỔNG QUAN VỀ TIỂU ĐƯỜNG:
1. Khái niệm tiểu đường:
Tiểu đường, còn gọi là Đái tháo đường hay Bệnh dư đường, là một
nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hooc môn insulin của tụy
bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong
máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu
nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.
Tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh
hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù
mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư, v.v.
2. Tác dụng của insulin và glucagon trong việc kiểm soát đường
huyết:
• Tuyến tụy: là một tuyến có
chứa các tế bào ngoại tiết, tiết ra
dịch tiêu hóa, đồng thời cũng có các
mô nội tiết gọi là các tiểu đảo
Langerhans (islets of Langerhans).
Chúng tiết ra các hormone insulin
và glucagon.



Insulin: là một kích thích tố

được phân tiết ra từ tụy tạng

Tế bào bêta tuyến tụy tiết ra insulin

(pancreas) hay còn được gọi là lá
mía, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhiều loại quá trình sinh
hóa. Chức năng chính của chúng là kích thích sự tổng hợp glycogen ở
thận và cơ và làm cho tất cả các tế bào dễ dàng sử dụng glucose. Thêm
Page 3


Tiểu đường – kẻ giết người thầm lặng
vào đó, insulin còn làm tăng sự chuyển axit amin và glucose vào trong tế
bào và kích thích sự tổng hợp protein và lipid.
Ở những người thiếu insulin, axit amin và glucose trong máu được
duy trì ở mức cao hơn bình thường. Nếu mức glucose trong máu tăng
vượt quá khả năng tái hấp thu của thận, lượng glucose thừa sẽ bị mất đi
theo nước tiểu. Trường hợp này gọi là bệnh tiểu đường (diabetes), đặc
trưng bởi lượng đường cao trong nước tiểu, cảm giác khát và đói kéo dài,
dẫn tới việc ăn uống quá độ.
Do protein và lipid bị phân giải, người bị tiểu đường dần dần suy
yếu, và tình trạng này ngày càng trầm trọng thêm do sự giảm dự trử
glycogen trong gan và cơ. Các thể Ceton (do sự oxy hóa một phần của
chất béo vì lúc này chất béo trở thành nguồn năng lượng) làm cho máu
trở nên quá acid. Thận không thể duy trì cân bằng ion bình thường trong
máu. Nếu tình trạng nầy kéo dài, người bệnh tiểu đường sẽ bị hôn mê,
shock và chết.

• Glucagon: Một hormone khác của tuyến tụy là glucagon kiểm soát
sự sử dụng đường theo một cách khác. Như là một chất đối kháng với
insulin, glucagon kích thích sự phân giải của glycogen trong gan và làm
tăng nồng độ đường huyết. Vì vậy insulin và glucagon có ảnh hưởng trái
ngược nhau trong việc duy trì mức glucose trong máu ở một giới hạn
bình thường (Hình 9).

Page 4


Tiểu đường – kẻ giết người thầm lặng

Hình 9. Tác dụng của insulin và glucagon trong việc kiểm soát đường huyết

3. Khả năng điều hòa, kiểm soát lượng đường trong máu ở người
bình thường diễn ra như thế nào?
Glucose là loại đường đơn có trong thức ăn. Glucose là chất dinh
dưỡng chính cung cấp năng lượng cho các tế bào trong cơ thể hoạt động.
Sau khi ăn, thức ăn được tiêu hoá ở dạ dày và ruột.
Khi ăn vào, glucose trong thức ăn sẽ được hấp thu ở ruột bởi những tế
bào của ruột, sau đó nó được vận chuyển trong máu đi đến các tế bào của
cơ thể. Tuy nhiên glucose không thể vào trong tế bào một mình được, mà
nó phải nhờ đến insulin để đưa vào trong tế bào. Nếu không có insulin, tế
bào không sử dụng được năng lượng từ glucose, và như vậy làm cho
nồng độ glucose trong máu tăng. Làm cho glucose bị thải nhiều qua nước
tiểu.
Insulin có tác dụng giúp đưa glucose vào trong tế bào, cũng như giữ
vai trò quan trọng trong việc điều hòa glucose máu.
Sau khi ăn, glucose trong máu tăng lên. Ðể đáp ứng với sự tăng này,
tuỵ sẽ bài tiết ra insulin giúp đưa glucose vào trong tế bào và như thế sẽ

làm mức đường trong máu trở về bình thường. Khi glucose trong máu
thấp, tuỵ sẽ ngưng bài tiết insulin.

Page 5


Tiểu đường – kẻ giết người thầm lặng
Ở người bình thường, với hệ thống điều hoà như vậy giúp kiểm soát
được mức đường trong máu. Còn ở bệnh nhân bị tiểu đường, chất insulin
bị thiếu hụt ( tiểu đường loại 1) hoặc bài tiết không đủ cho nhu cầu của cơ
thể (tiểu đường loại 2). Cả hai nguyên nhân này đều làm tăng lượng
đường trong máu.
II. PHÂN LOẠI:
1. Đái tháo đường Type1:

a. Đái tháo đường type 1 là gì?
Bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường) type 1 còn gọi là bệnh đái
tháo đường phụ thuộc insulin hay bệnh đái tháo đường tự miễn, có nghĩa
là cơ thể tiêu diệt các tế bào sản xuất insulin của chính mình. Nói cụ thể
hơn, tuyến tụy sản xuất không đủ insulin (thiếu insulin tương đối hay
tuyệt đối so với nhu cầu của cơ thể) hoặc do tế bào không sử dụng được
insulin, làm tăng đường huyết và tiểu ra đường.
b. Nguyên nhân – cơ chế:
Bệnh đái tháo đường type 1 là do cơ chế tự miễn, tức tuyến tuỵ bị tấn
công và phá hủy bởi chính cơ thể, làm cho cơ quan này không còn khả
năng sản xuất insulin nữa. Kháng thể bất thường này được thành lập ngay
trong cơ thể người bệnh tiểu đường type 1, bản chất là protein trong máu,
một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi không có Insulin, tế
bào sẽ không sử dụng được Glucose, do đó Glucose trong máu sẽ tăng rất
cao.

Gen gây bệnh đái tháo đường type 1 có nhiễm sắc thể (AND) số 11
giống nhau tiếp xúc hoặc nhiễm một số virus như quai bị, Coxakies virus
hay các độc chất trong môi trường có thể khởi phát đáp ứng kháng thể
một cách bất thường, là nguyên nhân làm hư tổn tế bào tuỵ tiết ra insulin.
- Các yếu tố môi trường bên ngoài như (virut quai bị, sởi,…) sẽ tấn công
những cá thể có tố bẩm di truyền đối với đái tháo đường týp 1. Chỉ một
Page 6


Tiểu đường – kẻ giết người thầm lặng
tổn thương rất nhỏ của tế bào bêta cũng làm giải phóng ra kháng nguyên,
kích thích cơ thể sinh tự kháng thể gây hoạt hoá phản ứng viêm tiểu đảo
tự miễn. Các kháng nguyên có thể là GAD (glutamic acid decarboxylase)
một protein Kd nằm trong bào tương của tế bào bêta.
c. Đối tượng dễ mắc đái tháo đường type 1:
Đái tháo đường type 1 có xu hướng xảy ra ở người trẻ, thường dưới 30
tuổi.
2. Đái tháo đường type 2:
a. Bệnh đái tháo đường type 2 là gì?
Bộ máy tiêu hóa chế biến phần lớn thức ăn chúng ta ăn vào thành
một loại đường gọi là glucose. Glucose là nguồn năng lượng chủ yếu cho
mọi hoạt động của cơ thể. Bệnh tiểu đường type 2 phát sinh do cơ thể mất
khả năng sử dụng tốt insulin để duy trì đường huyết ở trong mức bình
thường. Do đó, ở bệnh nhân tiểu đường, lượng đường trong máu thường
xuyên cao hơn mức bình thường.
b. Nguyên nhân - Cơ chế:
Bình thường insulin có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự hằng
định của glucose máu. Glucose máu tùy thuộc vào sự tiết insulin, thu nạp
insulin ở các mô ngoại vi và ức chế chuyển glucogen thành glucose ở
gan.

Cơ chế sinh lý bệnh liên quan mật thiết với nhau trên những bệnh
nhân đái tháo đường týp 2 là rối loạn tiết insulin và sự đề kháng insulin.
Nhiều nghiên cứu cho thấy ở những bệnh nhân đái tháo đường týp 2
không thừa cân có biểu hiện giảm tiết insulin là chính, ngược lại đái tháo
đường týp 2 có béo phì thì tình trạng kháng insulin lại là chính.
+ Rối loạn tiết insulin:
Khi mới bị đái tháo đường týp 2 thì insulin có thể bình thường hoặc
tăng lên nhưng tốc độ tiết insulin chậm và không tương xứng với mức
Page 7


Tiểu đường – kẻ giết người thầm lặng
tăng của glucose máu. Nếu glucose máu vẫn tiếp tục tăng thì ở giai đoạn
sau, tiết insulin đáp ứng với glucose sẽ trở nên giảm sút hơn. Nguyên
nhân là do ảnh hưởng độc của việc tăng glucose máu đối với tế bào bêta.
+ Kháng insulin:
Kháng insulin là tình trạng giảm hoặc mất tính nhạy cảm của cơ quan
đích với insulin.
Cơ chế của kháng insulin hiện nay chưa rõ. Tuy nhiên người ta thấy rằng:
khả năng là do bất thường tại các vị trí trước, sau và ngay tại thụ thể
insulin ở mô đích. Giảm số lượng thụ thể insulin là yếu tố bất thường tại
thụ thể hoặc có kháng thể kháng thụ thể insulin là yếu tố ức chế trước thụ
thể. Hoặc do giảm hoạt tính của tyrosinekinase của vùng sau thụ thể
insulin làm cho insulin khi gắn vào thụ thể không phát huy được tác dụng
sinh học.
Vì vậy không kích thích được việc vận chuyển glucose vào tế bào. Mặt
khác sự tăng tiết các hormon đối kháng với insulin như: GH (growth
hormon- hormon tăng trưởng), glucocorticoid, catecholamin, thyroxin
đều gây ảnh hưởng sau thụ thể insulin.
c. Đối tượng mắc bệnh đái tháo đường type 2:

- Béo phì
- Ít hoạt động
- Trên 40 tuổi
- Có cha mẹ hay anh chị em bị tiểu đường
- Từng bị tiểu đường khi mang thai hay sinh em bé nặng trên 9 lbs.
3. Đái tháo đường thai kỳ:
Đây là dạng Đái tháo đường xảy ra ở một số phụ nữ mang thai và chấm
dứt sau khi sinh. Có thể gây ra các vấn đề nghiêm trong cho mẹ và thai
nhi trong quá trình mang thai.

Page 8


Tiểu đường – kẻ giết người thầm lặng
Phụ nữ bị Đái tháo đường thai kỳ có nhiều khả năng phát triển thành
bệnh Đái tháo đường type 2 sau này.
Thường gặp ở phụ nữ mang thai vào những tháng cuối từ tháng thứ 6
trở đi của thời kỳ thai nghén. Vì trong 3 tháng cuối thai phát triển rất
nhanh nên nhu cầu về cung cấp năng lượng của người mẹ cũng cần phải
tăng cao hơn. Chính vì vậy nhu cầu insulin cần phải tăng hơn gấp 3-4 lần
so với bình thường để đưa đường từ máu vào tế bào dẫn đến thiếu insulin
tương đối và sẽ xuất hiện đái tháo đường.
4. Các type khác (đái tháo đường thứ phát):

Đái tháo đường xuất hiện sau một số bệnh nội tiết như: cushing, bệnh
to

đầu

chi


(acromegalia),

Basedow,

u

tuỷ

thượng

thân

(pheocromocytoma), u tế bào tiết glucagon, u tế bào tiết aldostero…
Đái tháo đường do thuốc: corticoid, thuốc tránh thai, thuốc lợi tiểu
thải muối (lasix, hypothiazid), hormon tuyến giáp, vacor, dùng lâu, kéo
dài có thể dẫn đến tăng đường máu.
III. TÁC HẠI DO TIỂU ĐƯỜNG GÂY RA:
Nếu không được điều trị tốt, tiểu đường gây ra nhiều biến chứng có thể
làm bệnh nhân tàn phế, thậm chí tử vong.Với thời gian, bệnh tiểu đường
có thể gây ra một số biến chứng hiểm nghèo. Nhiều bệnh nhân rất sợ hãi
khi nghĩ đến chúng. Những biến chứng này có thể xảy ra ở mọi bệnh
nhân tiểu đường loại 1 cũng như loại 2.
1. Biến chứng cấp tính:
Do đường huyết tăng cao, có thể gây hôn mê nhiễm cetone hay hôn
mê do tăng áp lực thẩm thấu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẩn
đến tử vong.
a. Hôn mê tăng đường huyết:

Page 9



Tiểu đường – kẻ giết người thầm lặng
• Tăng đường huyết là gì? Tăng đường huyết là tình trạng lượng
đường trong máu tăng cao. Khi đường huyết tăng trên 250 mg/ dl có thể
gây ra những biến chứng cấp tính.
• Biến chứng của tăng đường huyết: Hôn mê nhiễm cê tôn và hôn
mê tăng áp lực thẩm thấu là 2 biến chứng cấp tính của tăng đường huyết.
Tỉ lệ tử vong do hôn mê nhiễm cê tôn là 2- 5% và tỉ lệ tử vong do hôn mê
tăng áp lực thẩm thấu là 15 %.
• Tại sao tăng đường huyết gây ra hôn mê ?
Khi đường huyết tăng cao, cơ thể cố gắng giải quyết lượng đường
trong máu cao quá mức bằng cách thải nó qua nước tiểu. Khi đường được
thải qua nước tiểu, nó sẽ kéo theo một khối lượng lớn nước. Kết quả là,
bệnh nhân sẽ tiểu nhiều hơn bình thường.
Khi tiểu nhiều sẽ đưa đến tình trạng mất nước. Nếu bệnh nhân không
uống đủ nước vào thời điểm này, cơ thể sẽ mất nước trầm trọng.
Bệnh nhân có thể chậm trể trong việc đi khám bệnh vì triệu chứng ban
đầu rất nhẹ. Tuy nhiên, khi mất nước xảy ra, chức năng não bị suy giảm
do máu trở nên cô đặc hơn, đường huyết tăng cao, tăng Na + máu. Bệnh
nhân có thể lú lẩn hay lơ mơ. Nếu không điều trị có thể đưa đến co giật,
hôn mê và có thể tử vong.
Tăng đường huyết nặng cũng có thể dẫn đến một tình trạng khác là:
nhiễm cetone acid do đái tháo đường, mà phổ biến nhất ở những người bị
bệnh đái tháo đường type 1. Vì cơ thể bệnh nhân đái tháo đường type 1
thiếu insulin để chuyển glucose thành năng lượng, do đó cơ thể sẽ tạo
năng lượng từ acid béo, quá trình này sẽ tạo ra chất cê tôn, gây nên triệu
chứng đau dầu, ói mữa, mệt mỏi, hơi thở có mùi trái cây…và cuối cùng là
hôn mê, tử vong.
• Ai có thể bị hôn mê do tăng đường huyết?


Page 10


Tiểu đường – kẻ giết người thầm lặng
- Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu thường xảy ra trên những bệnh
nhân đái tháo đường type 2 không được điều trị hay điều trị không liên
tục và phổ biến nhất là ở những người trên 60 tuổi. Lý do là bệnh nhân
già ít đi lại, uống nước ít.
- Hôn mê nhiễm cê tôn thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường type
1, không tiêm đủ insulin. Tuy nhiên, bệnh nhân đái tháo đường type 2
cũng rất dễ bị hôn mê nhiễm cê tôn khi đường huyết tăng cao.
• Triệu chứng:
Tăng đường huyết là bệnh nguy hiểm có thể dẫn tới co giật, hôn mê
và thậm chí tử vong, bệnh nhân đái tháo đường nên được cảnh báo về các
triệu chứng để điều trị sớm.
Các triệu chứng bao gồm: Khô miệng, uống nhiều, tiểu nhiều, tiểu
đêm, sụt cân nhanh chóng, da khô,ngứa, ấm mà không đổ mồ hôi, sốt cao
(trên 38 độ C), buồn ngủ, lú lẫn, nhìn mờ, ảo giác, yếu một bên của cơ
thể, nói khó.
b. Hôn mê hạ đường huyết:
• Hạ đường huyết, còn gọi là đường huyết thấp, xảy ra khi lượng
đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường. Đường huyết thấp
được định nghĩa khi glucose trong máu < 70 mg/dl.
• Glucose có nguồn gốc từ thức ăn. Carbohydrates là nguồn cung cấp
glucose chủ yếu. Cơm gạo, bánh mì, ngũ cốc, sữa, trái cây và chất ngọt là
nguồn thức ăn giàu carbohydrates .
Sau khi ăn, glucose được hấp thu vào máu và được mang đến các tế
bào. Insulin, một hormone được sản xuất bởi tuyến tụy, giúp tế bào sử
dụng năng lượng.

Nếu bệnh nhân ăn ít glucose hơn nhu cầu sử dụng của cơ thể, khi
đó glucose sẽ được dự trữ ở gan và cơ dưới dạng glycogen.Cơ thể sẽ

Page 11


Tiểu đường – kẻ giết người thầm lặng
không sử dụng glycogen để tạo năng lượng khi nhịn đói hay vào thời
điểm giữa các bữa ăn.
• Hạ đường huyết là biến chứng cấp tính thường gặp trên bệnh nhân
đái tháo đường đang điều trị. Hạ đường huyết thông thường nhẹ và có thể
điều trị một cách dễ dàng và nhanh chóng bằng cách ăn hay uống thức ăn
giàu glucose như: kẹo bánh, nước ngọt, sữa...Nếu không đượcphát hiện
và điều trị kịp thời hạ đường huyết có thể dẫn tới co giật, hôn mê và thậm
chí tử vong .
• Ở người lớn và trẻ em trên 10 tuổi, hạ đường huyết ít xảy ra ngoại
trừ tác dụng không mong muốn của việc điều trị đái tháo đường.
2. Biến chứng mãn tính:
a. Biến chứng thận:
Ở Mỹ, biến chứng thận chiếm 40%
nguyên nhân gây bệnh thận giai đoạn
cuối.
Thận là cơ quan rất quan trọng, mỗi
thận chứa hàng triệu tiểu cầu thận được
cấu tạo bởi mạch máu nhỏ hoạt động như túi lọc. Những túi lọc này loại
bỏ những chất độc hại ra khỏi cơ thể và giữ lại những chất thiết yếu cho
cơ thể. Bình thường, protein sẽ không qua được màng lọc và sẽ được giữ
lại trong cơ thể và không xuất hiện trong nước tiểu.
Đái tháo đường không được điều trị tốt sẽ làm tổn thương hệ thống lọc
và kết quả là suy thận.

• Đái tháo đường gây suy thận như thế nào?
Trên bệnh nhân đái tháo đường, đường huyết tăng cao thường xuyên
trong máu sẽ làm tổn thương hệ thống lọc của thận. Hệ thống lọc sẽ cho
những chất như Protein thoát qua và xuất hiện trong nước tiểu. Ban đầu,
chỉ một lượng đạm nhỏ xuất hiện trong nước tiểu gọi là tiểu đạm vi
Page 12


Tiểu đường – kẻ giết người thầm lặng
lượng, giai đoạn này cần phát hiện sớm vì điều trị có thể giúp thận hồi
phục.
Bệnh thận do Đái tháo đường phải mất nhiều năm để bộc lộ. Ở một
vài bệnh nhân, chức năng lọc của thận cao hơn bình thường trong những
năm đầu tiên bị bệnh Đái tháo đường. Vài năm sau, sẽ xuất hiện lượng
nhỏ albumin trong nước tiểu. Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh thận
mãn, gọi là tiểu đạm vi lượng (microalbuminuria). Chức năng thận vẫn
còn bình thường trong giai đoạn này.
Khi bệnh tiến triển, albumin mất vào trong nước tiểu nhiều hơn, giai
đoạn này gọi là tiểu đạm đại thể (macroalbuminuria ). Khi số lượng
albumin trong nước tiểu tăng lên, chức năng thận sẽ giảm đi, cơ thể sẽ
phải giữ lại rất nhiều chất thải do chức năng thận giảm. Khi thận bị tổn
thương, huyết áp máu cũng sẽ tăng cao.
Suy thận hiếm khi xảy ra trong 10 năm đầu của bệnh Đái tháo đường,
thường 15-25 năm. Những bệnh nhân bị đái tháo đường hơn 25 năm
không có dấu hiệu của suy thận, nguy cơ bị suy thận sẽ giảm đi.
b. Biến chứng mắt:

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh mãn tính
gây tổn thương mạch máu nhỏ toàn thân dẫn đến
nhiều biến chứng nguy hiểm cho thận, mạch, thần

kinh… đặc biệt là võng mạc (mô tiêu thụ oxy cao
nhất cơ thể).
Với lượng đường huyết trong mạch máu cao, khiến cho những mạch
máu nhỏ tại võng mạc bị nghẽn, có thể bị vỡ gây tấy đỏ, sưng ứ gây ra
tổn thương mắt và các bệnh võng mạc. Ngoài ra, các biến chứng của bệnh
tiểu đường còn gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, gây mù loà.

Page 13


Tiểu đường – kẻ giết người thầm lặng
Đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà ở lứa tuổi từ 20
– 65. Việc tầm soát và điều trị sớm có thể làm chậm diễn tiến của bệnh và
ngăn chặn biến chứng mù loà.
Ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Singapore… có hệ thống tầm
soát tốt, máy chụp ảnh màu đáy mắt kỹ thuật số được trang bị ở các
phòng khám mắt, hiệu kính… các hình ảnh tổn thương sẽ được truyền
đến trung tâm kiểm soát, điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường để được
các chuyên gia khám, chụp mạch huỳnh quang và laser quang đông võng
mạc và nhằm bảo tồn thị lực cho bệnh nhân.
Ở ViệtNam, bệnh võng mạc đái tháo đường ngày càng tăng. Tuy
nhiên, những bệnh nhân đái tháo đường mới chỉ được theo dõi, quản lý
tại các phòng khám nội khoa chung. Khi có biến chứng tại mắt thì bệnh
nhân mới đến khám chuyên khoa mắt. Những bệnh nhân này rất cần được
theo dõi, quản lý và điều trị sớm bệnh võng mạc một cách có hệ thống.
Mặc dù đã có những tiến bộ lớn về khoa học và kỹ thuật trong chẩn
đoán và điều trị bệnh võng mạc ĐTĐ nhưng việc khám mắt định kỳ là rất
quan trọng, giúp phát hiện sớm, quản lý và điều trị laser kịp thời. Đó là
cách tốt nhất góp phần nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ĐTĐ.
c. Biến chứng tim mạch:

• Mối liên hệ giữa đái tháo đường và nguy cơ tim mạch.
Nếu bị đái tháo đường, bạn có nguy cơ bị bệnh tim mạch và tai biến
tăng gấp 2 lần so với người không bị đái
tháo đường.
Người bị đái tháo đường có nguy cơ bị
bệnh tim mạch sớm hơn so với người bình
thường. Phụ nữ chưa mãn kinh thông
thường ít nguy cơ bị bệnh tim mạch hơn
nam giới cùng độ tuổi, nhưng khi bị đái tháo đường, nguy cơ bị bệnh tim
Page 14


Tiểu đường – kẻ giết người thầm lặng
mạch tăng lên. Đái tháo đường làm mất tác dụng bảo vệ tim mạch của
hormone trên phụ nữ chưa mãn kinh.
Bệnh nhân đái tháo đường đã từng bị nhồi máu cơ tim sẽ có nguy cơ
cao bị lần 2. Cơn đau tim trên bệnh nhân đái tháo đường thường trầm
trọng và dễ tử vong. Đường huyết tăng cao theo thời gian sẽ gây xơ vữa
mạch máu. Các mảng xơ vữa gây cứng và hẹp lòng mạch máu.
• Nguy cơ bệnh tim mạch trên bệnh nhân Đái tháo đường.
Đái tháo đường tự bản thân đã là yếu tố nguy cơ tim mạch và đột quỵ.
Bệnh nhân đái tháo đường cũng có những điều kiện khác có thể làm tăng
nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ, những điều kiện như thế gọi là yếu tố
nguy cơ.
Một trong những yếu tố nguy cơ đó là: Tiền căn gia đình có người bị
bệnh tim. Nếu có người thân trong gia đình bị nhồi máu cơ tim ở tuổi <
55 (nam) hay < 65 (nữ), khi đó bạn có nguy cơ cao bị bệnh tim mạch.
Bạn không thể thay đổi nguy cơ tim mạch do yếu tố gia đình nhưng bạn
hoàn toàn có thể kiểm soát được những yếu tố nguy cơ tim mạch theo các
tiêu chí dưới đây:

- Béo phì vùng bụng: Béo phì vùng bụng có nghĩa là bệnh nhân có
vòng eo lớn hơn 90 cm (nam) hay > 80 cm (nữ). Nguy cơ tim mạch tăng
cao hơn vì mỡ vùng bụng tăng sản xuất LDL (xấu) cholesterol, một loại
mỡ trong máu có thể gây tích tụ trên thành mạch máu.
- Cholesterol cao hơn bình thường: LDL cholesterol có thể tăng cao
trong máu làm cho động mạch cứng và hẹp hơn và có thể bị tắc hoàn
toàn. Vì vậy, tăng LDL cholesterol làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
Triglycerides là dạng khác của mỡ trong máu cũng làm tăng nguy cơ
bệnh tim mạch khi nồng độ tăng cao. Trong một số trường hợp
Triglycerides tăng quá cao có thể gây viêm tụy cấp. Đòi hỏi phải điều trị
kịp thời .
Page 15


Tiểu đường – kẻ giết người thầm lặng
HDL (tốt) cholesterol đưa mỡ lắng đọng trên thành mạch máu và đưa đến
gan để thải ra ngoài qua đường mật. Nếu nồng độ HDL cholesterol thấp
sẽ tăng nguy cơ bệnh tim.
- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá nhân đôi nguy cơ bị bệnh tim mạch.
Ngưng thuốc lá đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường vì
hút thuốc lá và đái tháo đường cùng làm hẹp mạch máu. Hút thuốc lá
cũng làm tăng nguy cơ bị biến chứng mãn tính khác, như biến chứng mắt.
Thêm vào đó, hút thuốc lá gây tổn thương mạch máu ở chân và tăng nguy
cơ cắt cụt chân.
d. Biến chứng thần kinh:
Bệnh nhân đái tháo đường có nhiều biến chứng
do tổn thương thần kinh, gọi là bệnh thần kinh do
đái tháo đường.
Đường huyết tăng cao có thể gây tổn thương
tổn thương nhất. Tùy theo sợi thần kinh nào bị tổn thương mà triệu chứng

có thể thay đổi từ đau, mất cảm giác ở chi dưới tới những triệu chứng của
hệ tiêu hóa, tiết niệu, mạch máu và tim.
Một số bệnh nhân có triệu chứng nhẹ nhưng cũng có nhiều bệnh nhân
đau ghê gớm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống.
50% trường hợp bệnh nhân mất cảm giác ở chân hay không có triệu
chứng nào. Những bệnh nhân này có nguy cơ cao bị loét chân và đoạn
chi. Vì sẽ không nhận biết được sự hiện diện của vết thương hay tổn
thương ở chân.
Có thể phòng ngừa hay làm chậm diển tiến của bệnh thần kinh do đái
tháo đường bằng cách kiểm soát đường huyết chặt chẽ và có lối sống
khỏe mạnh.
Bệnh thần kinh do đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng
nghiêm trọng, bao gồm:
Page 16


Tiểu đường – kẻ giết người thầm lặng
- Mất cảm giác chân: Vì tổn thương thần kinh gây mất cảm giác ở
chân , do đó bệnh nhân không phát hiện được vết thương, sưng đau ở
chân và vết thương có thể bị nhiễm trùng trầm trọng. Nguy cơ nhiễm
trùng rất cao do giảm lượng máu tới chân. Nhiễm trùng có thể lan tới
xương và gây hoại tử mô, khi đó rất khó để điều trị, cần phải đoạn chi .
- Khớp Charcot : Điều này xảy ra khi khớp ở chân bị biến dạng do
tổn thương thần kinh.
- Nhiễm trùng tiểu và tiểu không kiểm soát: Tổn thương thần kinh
kiểm soát bàng quang có thể làm bệnh nhân không tiểu hết, vẫn còn nước
tiểu trong bàng quang sau khi đi tiểu, khi đó rất dễ tạo điều kiện cho vi
trùng phát triển trong bàng quang và thận, dẫn tới nhiễm trùng tiểu. Tổn
thương thần kinh cũng làm ảnh hưởng trên khả năng cảm nhận khi đi tiểu
và kiểm soát cơ khi đi tiểu .

- Hạ đường huyết không cảnh báo: Bình thường, khi đường huyết
hạ xuống quá thấp, dưới 70 mg/dL (3.0 mmol/L) bệnh nhân sẽ có những
triệu chứng như run tay, vã mồ hôi, tim đập nhanh...đây là những triệu
chứng cảnh báo bệnh nhân. Bệnh thần kinh tự động có thể làm bệnh nhân
không phát hiện các triệu chứng hạ đường huyết và không điều trị kịp
thời, rất dễ bị hôn mê và thậm chí tử vong.
- Huyết áp thấp: Tổn thương thần kinh kiểm soát hệ tuần hoàn sẽ tác
động lên khả năng điều chỉnh huyết áp của cơ thể. Khi đó gây hạ huyết áp
khi thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng, gây triệu chứng chóng mặt hay
choáng. Gọi là hạ huyết áp tư thế.
- Rối loạn tiêu hóa: Tổn thương thần kinh tự động kiểm soát hệ tiêu
hóa sẽ gây ra nhiều vấn đề về tiêu hóa, bao gồm: táo bón, tiêu chảy hay
táo bón xen lẫn tiêu chảy, buồn nôn, ói, đầy hơi hay mất cảm giác ngon
miệng. Một biến chứng nặng đó là liệt dạ dày, làm thức ăn ra khỏi dạ dày
chậm gây buồn nôn và ói mửa.
Page 17


Tiểu đường – kẻ giết người thầm lặng
- Rối loạn chức năng tình dục: Bệnh thần kinh tự động thường gây
tổn thương sợi thần kinh ảnh hưởng trên cơ quan sinh dục, gây rối loạn
cương dương ở đàn ông và khô âm đạo ở phụ nữ.
- Tăng hay giảm mồ hôi: Khi tuyến mồ hôi không hoạt động bình
thường, cơ thể sẽ không có khả năng điều hòa thân nhiệt. Thông thường,
bệnh thần kinh tự động gây đổ mồ hôi nhiều, đặc biệt vào ban đêm.
e. Biến chứng Bàn chân:
Biến chứng bàn chân do Đái tháo đường là
nguyên nhân gây cắt cụt chân thường gặp nhất ở các
nước công nghiệp. Nguy cơ đoạn chi của bệnh nhân
Đái tháo đường cao hơn 15 tới 46 lần so với người

không bị Đái tháo đường.
Ngoài ra, biến chứng bàn chân là nguyên nhân nhập viện thường gặp nhất
của bệnh nhân Đái tháo đường. Đại đa số những biến chứng bàn chân do
Đái tháo đường dẩn tới đoạn chi bắt đầu bằng loét da. Phát hiện sớm và
điều trị thích hợp các vết loét có thể phòng ngừa tới 85 % các trường hợp
đoạn chi.
Chăm sóc bàn chân đái tháo đường thích hợp đòi hỏi nhận biết những
nguy cơ của đoạn chi.
Những yếu tố nguy cơ đoạn chi:
Bệnh thần kinh ngoại biên.
Bệnh thần kinh tự chủ.
Biến dạng cấu trúc bàn chân.
Loét, nhiễm trùng chân.
Bệnh mạch máu ngoại biên.
- Bệnh thần kinh ngoại biên là biến chứng thường gặp nhất ảnh
hưởng trên chi dưới ở bệnh nhân Đái tháo đường. Biến chứng này xảy ra
tới 58% bệnh nhân bị đái tháo đường lâu năm. Bệnh thần kinh ngoại biên
Page 18


Tiểu đường – kẻ giết người thầm lặng
là nguyên nhân quan trọng của loét chân, nó hiện diện trong 82 % những
vết thương ở bàn chân của bệnh nhân đái tháo đường. Khi mất cảm giác,
bệnh nhân mất đi yếu tố bảo vệ bàn chân đòng thời biến dạng cấu trúc
bàn chân làm bệnh nhân rất dể loét ,tăng nguy cơ nhiễm trùng và có thể
dẩn tới cắt cụt chân.
-

Bệnh thần kinh tự chủ : tăng đường huyết gây nên biến chứng trên


hệ thần kinh tự chủ từ đó góp phần vào việc gây nên loét chân.
Đầu tiên, tổn thương cấu trúc da sẽ gây giảm mồ hôi, làm da khô và nứt
da. Đây là yếu tố nguy cơ của nhiễm trùng da
- Biến dạng cấu trúc bàn chân: Biến dạng chân rất thường gặp trên
bệnh nhân Đái tháo đường gây nên những điểm khu trú chịu áp lực cao.
Khi điểm tăng áp lực đi cùng với mất cảm giác sẽ dể dàng đưa tới loét
chân. Phần lớn loét chân thường xảy ra ở mặt nhô lên của xương bị biến
dạng, đặc biệt là ở những cục chai ở chân. Biến dạng ở bàn chân được
cho là do sự suy yếu của các cơ liên đốt bàn chân.
- Loét chân: Bệnh nhân đái tháo đường có tiền căn loét chân hay bị
đoạn chi trước đó có nguy cơ cao bị loét chân, nhiễm trùng và cắt cụt
chân sau này. Phòng ngừa sự hình thành ổ loét. Tự chăm sóc bàn chân và
điều trị thích hợp những vết thương nhỏ là mấu chốt quan trọng phòng
ngừa loét chân. Bệnh nhân tự kiểm tra chân hàng ngày là nền tảng của
việc chăm sóc bàn chân thích hợp. Nhẹ nhàng làm sạch bằng xà phòng và
nước, sau đó thoa dung dịch làm mềm da để giúp duy trì làn da khỏe
mạnh giúp tránh nứt da và nhiễm trùng.
- Bệnh tắc động mạch ngoại biên: Bệnh tắc động mạch ngoại biên ở
bệnh nhân Đái tháo đường có tần xuất cao gấp 4 lần so với người không
bị Đái tháo đường. Hút thuốc lá, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu cũng
góp phần làm tăng tần xuất bệnh tắc động mạch ngoại biên do Đái tháo
đường.
Page 19


Tiểu đường – kẻ giết người thầm lặng
Hậu quả của bệnh động mạch ngoại biên là hoại tử chân, cần phải đoạn
chi để tránh nhiễm trùng nhiễm độc.
Lượng đường trong máu quá cao lâu ngày gây thương tổn các mạch máu nhỏ
với hậu quả là mù mắt, suy thận, đồng thời thúc đẩy xơ mỡ động mạch

(atherosclerosis) làm hẹp các động mạch lớn gây tai biến mạch máu não, nhồi
máu cơ tim... Ngoài ra, bệnh tiểu đường còn có ảnh hưởng xấu lên dây thần
kinh, cơ tim, da, chân và răng lợi. Các biến chứng mãn tính xảy ra sớm hay
muộn, nặng hay nhẹ rất khác biệt ở từng bệnh nhân. Nhưng nói chung, nếu kiểm
soát tốt đường huyết, chúng ta có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm hay nhẹ đi các
biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường.
IV. PHÒNG BỆNH:
Làm thế nào để phòng ngừa được bệnh Đái tháo đường?
Bệnh đái tháo đường ngày càng tăng cao trong xã hội, nêu không phát
hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng. Cho
đến nay chưa có phương pháp nào chữa được khỏi bệnh đái tháo đường,
trừ một số bệnh nhân có đái tháo đường thứ phát do những bệnh khác thì
sau khi chữa khỏi bệnh chính thì bệnh đái tháo đường cũng sẽ tự ổn định.
Cũng chưa có loại thuốc đông y nào được khẳng định là có thể chữa khỏi
bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên ngày càng có nhiều loại thuốc và
phương pháp điều trị tốt để bệnh nhân đái tháo đường có thể có cuộc
sống hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, để điều trị thành công bệnh đái
tháo đường, nghĩa là giữ được đường máu ở mức ổn định thì bệnh nhân
đái tháo đường hãy thực hiện tốt các biện pháp đơn giản sau đây để có
được sức khỏe tốt:
1. Giảm cân :
Cần phải giảm trọng lượng cơ thể khoãng 5- 10 % nếu bạn bị thừa cân
hay béo phì.
Bạn nên tăng cường vận động, như thế sẽ giúp cơ thể giảm trọng lượng .
Page 20


Tiểu đường – kẻ giết người thầm lặng
Ví dụ:


- Nên đi bộ hay xe đạp khi đi chợ hơn là đi xe máy.
- Nên đi cầu thang bộ hơn là đi thang máy.
- Không nên ngồi xem tivi, hãy vừa làm việc nhà vừa xem tivi.
- Có thói quen đi dạo cùng với thành viên gia đình…
- Hãy tìm mọi cách để vận động.

2. Chế độ ăn: Cần thực hiện chế độ ăn khỏe mạnh.
- Không ăn thức ăn chứa tinh bột 2 giờ trước khi đi ngủ.
- Cân bằng tỉ lệ mỡ / carbohydrate / protein trong khẩu phần ăn theo
tỷ lệ khoảng 30-40-30.
- Luôn luôn ăn một bữa ăn sáng nhiều đạm.
- Thêm rau và trái cây vào trong tất cả các bữa ăn của bạn và có hoa
quả cho bữa ăn nhẹ. Nên chọn rau không chứa nhiều tinh bột như
bông cải xanh, cà rốt và đậu. Củ chứa nhiều tinh bột như khoai tây
hay khoai lang nên hạn chế. Toàn bộ lúa mì và đậu khô cũng là lựa
chọn tốt.
- Nên ăn cá ít nhất hai lần một tuần: cá nướng, chiên hay hấp.
- Tránh thịt mỡ và chọn thịt nạc. Nên ăn nhóm thịt trắng như : hải
sản, gà ( nên bỏ da), cá. Hạn chế thịt đỏ : heo, bò, dê, cừu…
- Bạn cũng nên chọn sản phẩm từ sữa không chất béo như sữa tách
kem, phô mai không béo và sữa chua không chất béo.
- Uống nhiều nước có lợi cho sức khỏe : uống 2 cốc nước lớn mỗi
ngày. Không được uống nước ngọt.
- Chọn thức uống không màu sẽ tốt hơn thức uống chế biến màu.
- Có thể uống trà hay nước.
- Giảm thiểu lượng cà phê, đặc biệt là cà phê ngọt.
- Bỏ thực phẩm ướp muối ra khỏi chế độ ăn uống của bạn.
- Khoai tây chiên, kem và thức ăn dinh dưỡng giàu chất béo, ít năng
lượng không nên sử dụng.
Page 21



Tiểu đường – kẻ giết người thầm lặng
- Khi chọn dầu ăn, nên chọn dầu thực vật, tránh thịt mỡ dầu
động vật. Dầu động vật rất giàu chất béo trans, có hại cho cơ thể.
- Tránh thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm chiên.
- Kiểm soát phần thức ăn của bạn. Bạn nên ăn ba bữa ăn cố định
trong một ngày.
- Hạn chế lượng đường trong bữa ăn.
3. Tập thể dục :
Tập thể dục tác động trực tiếp lên đường huyết. Tập thể dục giúp tăng
khối lượng cơ bắp và đốt bớt mỡ thừa.
Tập thể dục vừa phải ít nhất 30- 45 phút mỗi ngày ,5 lần một tuần là đủ
để giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường. Có ba loại bài tập mà bạn nên
làm: tập sức bền , các bài tập sức mạnh và những bài tập dãn cơ.
4. Tập sức bền:
Bạn có thể đi bộ , chạy bộ 30 phút xung quanh khu phố của bạn hoặc
trên một máy chạy bộ. Bạn cũng có thể tham gia các lớp học khiêu vũ,
bơi lội hoặc sử dụng một chiếc xe đạp để đi lại.
Hãy nhớ rằng ,lúc mới bắt đầu, bạn nên làm cơ thể quen dần với hoạt
động bằng các bài tập nhẹ trước khi tiến tới các bài tập nặng hơn.
Hạ đường huyết có thể xãy ra khi bạn tập luyện quá mức.
5. Tập sức cơ: Nâng tạ nhẹ hay những bài tập có kháng lực giúp tăng
cường cơ bắp. Nên tập từ nhẹ tới nặng.
6. Bài tập dãn cơ bắp: Yoga, Thái cực quyền là các bài tập thể dục phổ
biến thích hợp cho bệnh nhân lớn tuổi.
7. Lối sống lành mạnh: Tránh hoặc bỏ rượu bia, hút thuốc lá là cách để
có một lối sống lành mạnh. Nếu bạn bị đái tháo đường,ngừng hút
thuốc sớm có nghĩa là bạn sẽ giảm nguy cơ các bệnh tim mạch. Chọn
loại rượu vang đỏ nhẹ có lợi cho sức khỏe.

8. Kiểm tra sức khỏe:
Page 22


Tiểu đường – kẻ giết người thầm lặng
Kiểm tra đường máu thường xuyên, duy trì đường máu trong giới hạn
được khuyến cáo.
Kiểm tra huyết áp và mỡ máu định kỳ, nếu có huyết áp tăng hoặc có
rối loạn mỡ máu thì phải điều trị.
Kiểm tra bàn chân mỗi ngày, nếu thấy bất cứ dấu hiệu gì bất thường
phải báo ngay cho bác sĩ.
Đi khám mắt định kỳ.
Đi khám bệnh thường xuyên.
Điều cần nhớ là mỗi người phải luôn có thái độ tích cực, lạc quan với
cuộc sống, với căn bệnh của mình!

Phần 3: KẾT LUẬN
Bệnh tiểu đường là môt bệnh nguy hiểm nhưng có thể kiểm soát được. Tuy
bệnh không diễn tiến ồ ạt nhưng lại kéo dài, trở đi trở lại, ảnh hưởng nhiều
đến chất lượng sống. Bởi phải chung sống lâu dài và bệnh có thể bộc phát đột
ngột nên nếu thiếu quan tâm, người bệnh có thể gặp nguy hiểm.
Tiểu đường là bệnh nghiêm trọng, thường thấy, điều trị tốn kém nhưng có
thể kiểm soát được. Đó là nhờ ăn uống hợp lý, hoạt động cơ thể, giảm cân nếu
quá cao, dùng thuốc theo chỉ dẫn,...Ngoài ra, cũng nên tìm hiểu cặn kẽ về bệnh,
phân biệt sự thật với huyền thoại...để an tâm trị bệnh, tận hưởng niềm vui cuộc
đời...
Nếu quyết chí làm những điều phải làm bạn sẽ có thể vẫn tiếp có một đời
sống vui vẻ.
Hy vọng với những thông tin tiểu đường mà chúng tôi cung cấp sẽ phần nào
giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về căn bệnh này!


Page 23


Tiểu đường – kẻ giết người thầm lặng

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bs. Bạch Minh: Bệnh tiểu đường cách phát hiện và điều trị, NXB Y
học, 2007.
2. Võ Mai Lý: 500 câu hỏi đáp về bệnh tiều đường, NXB Hải Phòng,
1999.
3. TS.BS Nguyễn Ninh Hải: Chăm sóc và điều trị người mắc bệnh tiểu
đường,NXB Hà Nội, 2008.
4. Type 2 Diabetes Mellitus: An Evidence-Based Approach to Practical
Management, Mark N. Feinglos and M. Angelyn Bethel, 2008 Edition.
5. Wepsite www://daithaoduong.com.
6. Williams Textbook of Endocrinology, 11thed, 2008.

Page 24



×