Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bài thuyết trình tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức mới và việc vận dụng vào xây dựng lối sống cho sinh viên hiện nay ( powerpoint và file word )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.05 KB, 6 trang )

Nội dung thuyết trình:
I.
II.
III.
IV.

Lời mở đầu
Tư tưởng HCM về đạo đức mới
Vận dụng tư tưởng HCM vào việc xây dựng đạo đức, lối sống của sinh viên hiện nay
Kết luận

I.

Lời mở đầu:

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội,tổng hợp những nguyên tắc, chuẩn mực của XH mà
nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc
của con người, vì sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa
cá nhân và xã hội.
=> Bản chất của đạo đức xã hội: một hình thái đặc biệt của ý thức xã hội,là sự điều chỉnh mối
quan hệ xã hội, là biện pháp giải quyết và khắc phục các mâu thuẫn xã hội làm cho XH phát
triển, tiến bộ.
II.
Tư tưởng HCM về đạo đức mới.
1. Quan niện về đạo đức:
Đạo đức là gì?
2.
a.

Hệ thống các quy tắc chuẩn mực XH
Giúp con người điều chỉnh những hành vi cho phù hợp


Phù hợp với văn hóa văn minh của cộng đồng, của XH
Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức:
Đạo đức là cái gốc của CM:
∗Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, coi
đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước.
∗Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức,
coi nhẹ mặt tài.
∗Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tế làm
thước đo.
=> Như vậy, trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đức và tài, hồng và chuyên,phẩm chất
và năng lực thống nhất làm một. Người nhấn mạnh, người cách mạng phải có đạo đức
cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang.

b. Đạo đức là nhân tố tạo nên sự hấp dẫn của CNXH:

+Theo HCM, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội trước hết là ở những giá trị đạo đức cao
đẹp, ở phẩm chất của người cộng sản ưu tú,bằng tấm gương sống và hành động của mình,
chiến đấu cho lý tưởng đó trở thành hiện thực.
+ Những phẩm chất đạo đức cao quý làm cho chủ nghĩa cộng sản trở thành một sức mạnh
vô địch.
+ Bác nói: “Đối với phương Đông một tấm gương sống còn có giá trị hơn 100 bài diễn
văn tuyên truyền”. Và tấm gương đạođức trong sáng của Người là nguồn cổ vũ, động


viên tinh thần quan trọng đối với nhân dân ta và nhân loại tiến bộ đoàn kết đấu tranh
vì hoà bình,độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội..
***HCM có câu nói: "Một Đảng chân chính cách mạng phải có đạo đức. Đạo đức tạo nên
uy tín, sức mạnh của Đảng, giúp Đảng đủ tư cách lãnh đạo, hướng dẫn quần chúng nhân
dân."
3. Quan điểm HCM về chuẩn mực đạo đức CM:

- Trung với nước, hiếu với dân
+ Nội dung trung với nước:
> Đặt lợi ích của đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết.
> Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu của cách mạng.
> Thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
+ Nội dung hiếu với dân:
> Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân.
> Tin dân, lắng nghe dân, học dân, tổ chức vận động nhân dân cùng thực hiện tốt
đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
>Chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư:
+ Cần là lao động cần cù, siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo năng suất cao;
lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Lao động
là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của con người.
+ Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của
nhân dân, của đất nước, của bản thânmình. Tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái to; “Không xa sỉ, không
hoang phí, không bừa
+ Liêm là “luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân; không xâm phạm một
đồng xu, hạt thóc của nhànước, của nhân dân”. Phải trong sạch, không tham lam địa vị,
tiền của, danh tiếng, sung sướng. Không tâng bốc mình. Chỉ có một thứ ham là ham
học, ham làm, ham tiến bộ. Hành vi tráivới chữ liêm là:... cậy quyền thế mà đụckhoét,
ăn của dân, hoặc trộm của công làm của riêng. Dìm người giỏi, để giữ địa vị và danh
tiếng của mình là trộm vị. Cụ Khổng nói: người mà không liêm, không bằng súc vật.
Cụ Mạnh nói: ai cũng tham lợi thỡ nước sẽ nguy.
+ Chính :là không tà, thẳng thắn, đứng đắn. Cần Kiệm Liêm là gốc rễ của
Chính.Nhưng một cây cần có gốc rễ lại cần có cành lá hoa quả mới hoàn toàn.Một
người cần ,kiệm,liêm nhưng còn phải chính mới là hoàn toàn
> Đối với mình, không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn kiểm
điểm mình để phát huy điều hay, sửa đổi điều dở.
> Đối với người, không nịnh hót người trên, xem khinh người dưới; luôn giữ thái

độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, không dối trá, lừa lọc.
> Đối với việc, để việc công lên trên việc tư, làm việc gì cho đến nơi, đến chốn,
không ngại khó, nguy hiểm, cố gắng làm việc tốt cho dân cho nước.
+ Chí công vô tư: là làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì
Đảng, vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lợi ích của cách mạng.Thực hành chí công vô tư
là quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng. “phải lo trướcthiên


hạ, vui sau thiên hạ (tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc). Chủ
nghĩa cá nhân chỉ biết đến mình, muốn “mọi người vìmình”. Nó là giặc nội xâm,
cònnguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm.
- Thương yêu con người, sống có tình nghĩa:
+ Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát huy truyền thống nhân ái, nhân nghĩa của dân tộc kết
hợp với chủ nghĩa nhân văn của nhân loại đỉnh cao là chủ nghĩa nhân văn cộng sản chủ
nghĩa.
+ Lòng yêu thương con người của Bác Hồ trước hết là dànhcho đại đa số nhân dân lao
động, người nghèo khổ,bị áp bức, bóc lột trên hành tinh chúng ta.
+ Tấm lòng yêu thương con người còn được thể hiện rõ trong quan hệ đồng chí, đồng đội,
anh em.
- Có tinh thần quốc tế trong sáng: Đó là tinh thần quốc tế vô sản, bốn phương vô sản đều là
anh em. Đó là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các
nước. Đó là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những người tiến bộ trên
thế giới vì hoà bình, công lý và tiến bộ xã hội. Sự đoàn kết là nhằm vào mục tiêu lớn của
thời đại hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
4. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới:
- Nói đi đôi với làm :
+ “Nói thì phải làm” là thể hiện sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, tư tưởng và hành
động, nhận thức và việc làm. Đối với mỗi người để thực hiện được việc thống nhất giữa
lời nói với việc làm phải có nhận thức đúng và quyết tâm vượt qua thính mình.
+ Với các cán bộ, đảng viên, người lãnh đạo thì lời nói đi đôi với việc làm lại càng quan

trọng và cần thiết, vì cán bộ là gốc của mọi công việc là những tấm gương để quần chúng
noi theo.
+ Nói đi đôi với làm còn là biểu hiện của sự gương mẫu, trung thực, trong sáng của cán
bộ, đảng viên công chức, nêu gương trước nhân dân. Trong thực hành đạo đức, “một tấm
gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.
- Phải nêu gương đạo đức:
+ Nêu gương thì trước hết phải làm gương trong mọi công việc từ nhỏ đến lớn, trong
cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, nói phải đi đôi với làm.
+ Nêu gương về đạo đức phải được thể hiện trên ba mối quan hệ: đối với mình, đối
với mọi người và đối với công việc.
- Xây đi đôi với chống:
Xây đi đôi với chống trên cơ sở tự giáo dục, đồng thời phải tạo thành phong trào quần
chúng rộng rãi. Điều này thuộc quy luật của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Bởi vì chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của quần chúng nhân dân tự xây dựng dưới
sự lãnh đạo của Đảng.
+ Trong quá trình xây dựng Đảng,Người nhấn mạnh:
"Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng Một Đảng có gan
thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét
rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như
thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính"
- Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời:


Đạo đức cách mạng là nhằm giải phóng và đem lại hạnh phúc, tự do cho con người,
đó là đạo đức của những con người được giải phóng.
Vì vậy, tu dưỡng đạo đức phải gắn liền với hoạt động thực tiễn, trên tinh thần tự giác,
tự nguyện, dựa vào lương tâm và trách nhiệm của mỗi người.
Chỉ có như vậy thì việc tu dưỡng mới có kết quả trong mọi môi trường, mọi mối quan
hệ, mọi địa bàn, mọi hoàn cảnh.
III.

Vận dụng tư tưởng HCM vào việc xây dựng đạo đức, lối sống sinh viên
hiện nay:
1. Thực trạng việc xây dựng đạo đức lối sống của sinh viên trong giai đoạn hiện nay:
∗ Mặt tích cực:
+ Sinh viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với Tổ quốc Việt Nam.
+ Giữ vững đạo đức cách mạng, sống trong sạch, giản dị, lành mạnh, biết vươn
tới các giá trị chân, thiện, mỹ.
+ Sống có hoài bão, có lý tưởng, có niềm tin ở tương lai tươi sáng của dân tộc.
+ Thanh niên, sinh viên Việt Nam rất năng động nhạy bén với cuộc sống và công
việc, bên cạnh đó họ vẫn tiếp thu được những phẩm chất tốt đẹp chăm chỉ, kiên trì
và nỗ lực.
+ Tham gia tích cực vào phong trào tình nguyện.
+ Có năng lực học tập tốt, có ý thức và tiếp thu khoa học công nghệ
+ Quan tâm khá nhiều đến các vấn đề chính trị - xã hội.
+ Về mục đích sống: Đa phần thanh thiếu niên đều có mục đích sống rõ ràng.
∗ Mặt tiêu cực:
+ Một bộ phận chạy theo lối sống cá nhân thực dụng, đua đòi, sa vào tệ nạn xã
hội, tiếp thu thiếu chọn lọc lối sống từ bên ngoài, tình trạng đua xe, sống buông
thả, không coi trọng những giá trị đạo đức
+ Một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay, đó là đạo đức học đường của
một bộ phận học sinh, sinh viên đang bị xuống cấp.
+ Tình trạng sống thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân ngày càng tăng cao.
+ Chưa quan tâm đúng mức đến các vấn đề xã hội, đạo đức…
+ Việc học tập và thực hiện pháp luật của sinh viên còn hạn chế.
2. Vận dụng tư tưởng đạo đức CM của HCM vào việc xây dựng đạo đức lối sống
cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay:
* Về phía bản thân sinh viên:
+ Ra sức học tập, tu dưỡng và rèn luyện về mọi phương diện. tích cực lao động
sản xuất, tiến vào khoa học – công nghệ cùng cùng với toàn Đảng toàn dân thực
hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiệnđại hóa đất nước Việt

Nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dânchủ văn minh.
+ Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, phong trào thi đua, thanh niêntình
nguyện, thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ học đường….
+ Học tập và làm theo tấm gương đâọ đức Hồ Chí Minh.
+ Sống có lập trường quan điểm để không bị ảnh hưởng xấu của môi trường xung
quanh


∗ Về phía gia đình:
+ Gia đình đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách con
người.
+ Sống yêu thương, nâng đỡ và đùm bọc,quan tâm tới nhau, lắng nghe dạy con
nhân cách làm người.
∗ Về phía nhà trường :
+ Xây dựng môi trường lành mạnh, đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực và tệ
nạn xã hội trong nhà trường.
+ Phải luôn chú trọng việc giáo dục các phẩm chất đạo đức, đó là yêu Tổ quốc,
yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu quý của công, giữ kỷ luật
+ Ngăn chặn tình trạng gian lận trong thi cử. Thực hiện tốt sự dân chủ, công bằng,
bình đẳng trong giáo dục.
+ Đưa nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh vào trong nhà trường.
∗ Về phía xã hội :
+ Xã hội nên quan tâm đến giới trẻ, tạo những cơ hội cho họ, giúp họ sống theo
chuẩn mực đạo đức của xã hội, nhất là những
người lầm lỡ, giúp họ trở thành những con người có ích cho xã hội.
+ Tiến sĩ Tâm lý Đinh Phương Duy cho biết: “Giới trẻ ngày nay, không phải là họ
không muốn sống cho ra người mà còn muốn sống tốt
hơn nữa”.
=> Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc xây dựng đạo
đức lối sống cho sinh viên hiện nay.

Trong bối cảnh hội nhập và mở cửa hiện nay, cùng với những thành tựu của công cuộc
đổi mới, của công tác đoàn và phong trào sinh viên học sinh trong những năm qua, thái độ
và ý thức chính trị của thanh niên, sinh viên học sinh có chuyển biến tích cực.
Sinh viên quan tâm và có trách nhiệm hơn với sự phát triển của quê hương, đất nước,
tích cực tham gia các hoạt động do Đoàn, Hội tổ chức. Ý thức lập thân, lập nghiệp của
thanh niên cao hơn trước.
Những lời dạy bảo của Bác Hồ dành cho thanh niên, sinh viên học sinh là một kho tàng
về tư duy chính trị, mà quan điểm lý luận luôn được phát triển phù hợp với thực tế khách
quan mà cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị, có tác dụng định hướng cho thế hệ trẻ.
IV.
Kết luận:
Đạo đức cách mạng đối với tuổi trẻ, với thanh niên càng trở nên quan trọng để nuôi
dưỡng hoài bão, chí khí lớn, nghị lực đấu tranh cho chân lý, đạo lý, tình thương, lẽ
phải.
Trung thực - Khiêm tốn – Đoàn kết - Vị tha- Nhân ái - hoan dung, đó là những đức
tính và giá trị đạo đức ở mỗi con người.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ là niềm tự hào của
mỗi người dân Việt Nam nói chung của sinh viên nói riêng mà còn là việc làm thiết
thực một nhiệm vụ quan trọng. của xã hội. Tư tưởng và đạo đức cách mạng Hồ Chí
Minh có vai trò rất tích cực đối với việc nâng cao lý tưởng và nhận thức của sinh viên
hiện nay..


Vì vậy, thanh niên Việt Nam - những người chủ nhân tương lai của đất nước, phải
không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, đồng thời tu bổ đạo đức, trở thành những công dân tốt
dựng xây đất nước thực hiện tốt lời căn dặn của chủ tich Hồ Chí Minh vĩ đại.




×