Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Gây tê ngoài màng cứng và những điều mẹ bầu cần biết khi sắp sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.35 KB, 6 trang )

Gây tê ngoài màng cứng và những điều mẹ bầu cần biết khi
sắp sinh
Với phương pháp gây tê ngoài màng cứng, sản phụ sẽ ít phải chịu đau, đỡ
mất sức, giúp quá trình sinh nở sẽ diễn ra nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, nhiều
mẹ bầu chưa biết rằng gây tê ngoài màng cứng cũng có thể xảy ra biến chứng
hay tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và thai nhi.
Gây tê ngoài màng cứng được sử dụng lần đầu tiên vào những năm 1900. Nhưng
phải đến những năm 1970 mới trở nên phổ biến. Có rất nhiều lợi ích từ thủ thuật
này mà ta không thể phủ nhận, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những lưu ý nhất
định mà các mẹ cần biết.

Đây là phương pháp giảm đau khi sinh nở được sử dụng phổ biến nhất. Hơn 50%
chị em sinh con tại bệnh viện sử dụng phương pháp này trong vài giai đoạn sinh.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


1. Thế nào là gây tê ngoài màng cứng?
Gây tê ngoài màng cứng sẽ giúp sản phụ giảm đau trong quá trình sinh chứ không
làm mất hoàn toàn cảm giác.
Trong suốt quá trình sinh đẻ tự nhiên, cơ thể tiết ra oxytocin – hóc-môn kích thích
cơn co bóp ở tử cung. Co bóp càng mạnh và càng kéo dài thì càng sản sinh ra
nhiều oxytocin. Khi gây tê ngoài màng cứng, lượng oxytocin được sản sinh bị
giảm đi hoặc không tăng.

2. Gây tê ngoài màng cứng được thực hiện như thế nào?
Quá trình gây tê được thực hiện bởi bác sĩ gây mê. Khi chuẩn bị, mẹ bé phải nằm
nghiêng về bên trái hoặc ngồi, đều phải co người, cong lưng để bác sĩ thấy rõ vùng
cột sống và tiêm thuốc. Một lượng nhỏ thuốc gây tê được tiêm vào vùng lưng dưới
để giảm cảm giác đau khi đưa kim và ống vào.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí




Mẹ bầu sẽ được yêu cầu ngồi yên không động đậy để bác sĩ đưa một mũi kim rỗng
vào khoảng trống các tế bào trong xương sống. Một ống rỗng được đưa vào kim,
sau khi cố định ống này, kim được đưa ra ngoài. Ống sẽ được dán quanh lưng và
vai của bạn, cho phép thuốc được đưa vào. Một lượng nhỏ thuốc được đưa vào
trước để thử nghiệm, có tác dụng rất nhanh. Lúc này bà bầu có thể di chuyển và
thay đổi tư thế nhẹ nhàng trên giường. Nếu thuốc thử nghiệm ổn, một túi dung
dịch được nối với ống đã cố định và đặt ở chế độ chảy thuốc liên tục. Tùy vào nhu
cầu và đặc điểm sinh lý cơ thể của bà bầu mà lượng thuốc sẽ thay đổi.

3. Ưu điểm của gây tê ngoài màng cứng


Nếu quá trình sinh kéo dài và mẹ bầu bị kiệt sức, thủ thuật này giúp mẹ hồi
sức để tiếp tục.



Thủ thuật này là hiệu quả nhất để giảm đau khi sinh đẻ.



Vì đây là gây tê cục bộ nên mẹ bầu vẫn tỉnh táo và nhận thức được khi đón
con chào đời.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí





Trong trường hợp mẹ bầu phải chuyển sang mổ đẻ cấp cứu, thuốc gây tê vẫn
có tác dụng và thậm chí là giúp mẹ giảm đau sau khi phẫu thuật.



Giúp mẹ bầu giảm căng thẳng cả về cơ thể lẫn cảm xúc, để trải nghiệm sinh
con diễn ra tốt đẹp.

4. Tác dụng phụ và rủi ro


Mẹ bầu có thể vẫn cảm thấy cơn đau, chỉ giảm đi một phần.



Có thể gây ra tụt huyết áp bất ngờ.



Phải theo dõi nhịp tim em bé liên tục.



Nằm nguyên một vị trí dễ khiến cơn chuyển dạ kéo dài hoặc không xuất hiện
các cơn co thắt, buộc phải tiêm oxytocin để kích thích co bóp.



Khoảng 1% sản phụ bị đau đầu dữ dội do hiện tượng thiếu chất lỏng trong cột
sống. Lúc đó sẽ cần phải tiêm trực tiếp máu vào vị trí tiêm tê.




Các tác dụng phụ bao gồm bị run, buồn nôn, đau lưng, đau đầu, sốt cao.



Có khả năng em bé không tìm được vị trí tốt nhất để chào đời, làm tăng nguy
cơ phải sinh mổ hoặc cấp cứu.



Sản phụ dễ bị tổn thương xương chậu sau sinh.



Sản phụ phải nằm yên trong vài giờ.



Tổn thương vĩnh viễn dây thần kinh ở khu vực đặt ống rất hiếm khi xảy ra,
nhưng không phải là không có khả năng.



Hiện tượng bị tụ máu khu vực gây tê (làm chèn dây cột sống) cũng rất hiếm
nhưng có khả năng xảy ra, có thể gây hôn mê kéo dài.

Thuốc gây tê có thể làm ảnh hưởng tới thai nhi cả trong và sau khi sinh. Trong cơn
chuyển dạ, nguồn cung cấp máu và oxy cho bé dễ bị giảm, làm bé bị yếu và phải

nhờ sự trợ giúp từ dụng cụ trợ sinh.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Trong một số trường hợp, em bé có mẹ bị sốt trong khi chuyển dạ có chỉ số
APGAR thấp và cần hô hấp nhân tạo hoặc chăm sóc đặc biệt. Việc gây tê ngoài
màng cứngcũng làm ảnh hưởng đến khả năng bú mẹ ngay sau khi sinh.

5. Những ai không nên lựa chọn thủ thuật này?


Đã và đang dùng thuốc chứa chất làm loãng máu trong thai kỳ.



Chất lượng máu của bà bầu không đủ tiêu chuẩn do quá ít tiểu cầu hay một vài
lý do khác.



Tình trạng thừa cân khiến bác sĩ gây mê khó có thể xác định được vị trí
khoang trên ngoài màng cứng để truyền thuốc vào.



Chảy máu quá nhiều hoặc đang bị sốc không đạt điều kiện thích hợp cho thủ
thuật đẻ không đau, bởi bà bầu rất dễ bị tụt huyết áp đột ngột.




Viêm nhiễm ở vùng lưng cũng cản trở việc thực hiện phương pháp này.



Cổ tử cung đã mở đủ chuẩn để sinh thường (8-10cm).

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Ngoài gây tê ngoài màng cứng, mẹ bầu còn có một số lựa chọn khác để giảm bớt
cơn đau khi sinh như massage nhẹ nhàng hay dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên
không thể phủ nhận được gây tê ngoài màng cứng vẫn là phương pháp hiệu quả
hơn về nhiều mặt. Gây tê ngoài màng cứng không cắt bỏ hoàn toàn cơn đau nhưng
có thể giúp mẹ ‘bền sức’ hơn do chất gây tê được đưa vào các khoang của tủy sống
(hay còn gọi là màng cứng) chỉ có tác dụng giảm đau mà không gây ‘tê liệt’ các cơ
bắp cần thiết khi sinh. Tuy nhiên nó cũng có những rủi ro riêng mà mẹ bầu nên cân
nhắc trước khi thực hiện.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×