Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

THỰC HÀNH PHÉP TU TỪ ẨN DỤ, HOÁN DỤ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.6 KB, 5 trang )

BÀI CHUYÊN ĐỀ:
Môn: TIẾNG VIỆT TRONG

NHÀ TRƯỜNG

Giảng viên: Cô Vũ Tố Nga
Sinh viên: Phạm Thị Nga
Lớp: CK62
Mã sinh viên: 625601095
Đề bài: Chọn một bài giảng Tiếng Việt ở chương trình THPT:
-

Thay ví dụ ở SGK ở 2 mục “Hình thành khái niệm” và “Luyện tập”
Giải thích vì sao lại thay ví dụ này?
Em chọn ví dụ này tiết bao nhiêu? Mục đích cần đạt là gì?
BÀI LÀM

Chọn bài: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ (SGK Ngữ Văn 10, tập
1)
1.

Ẩn dụ

Hình thành khái
niệm
Là gọi tên sự vật,
hiện tượng này bằng
tên sự vật, hiện
tượng khác do có
nét tương đồng với
nó nhằm tăng sức


gợi hình, gợi cảm
cho sự diễn đạt

Ví dụ SGK

Ví dụ thay thế

Ví dụ 1:
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi
thuyền
Ví dụ 2:
Trăm năm đành lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ, con đò năm xưa.

Ví dụ 1:
Bài thơ “Bánh trôi nước” của
Hồ Xuân Hương
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Ví dụ 2:
Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay
chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai
vào



Phân tích ví dụ

Ví dụ 1:
- Thuyền : ẩn dụ chỉ người con trai
trong xã hội phong kiến, thuyền đi đến
bến này hết bến khác.
- Bến : ẩn dụ chỉ tấm lòng thuỷ chung
son sắt của người con gái, bến nước cố
định.
Ví dụ 2:
- Cây đa bến cũ : Chỉ mối quan hệ gắn
bó mật thiết nhưng giờ phải xa nhau.
- Con đò : đều là dụng cụ để chuyên
chở trên sông.
- Bến cũ : Địa điểm cố định
** So sánh sự khác nhau :
+ Thuyền và bến ở câu 1: chỉ 2 đối
tượng là chàng trai và cô gái.
+ Bến cũ, con đò ở câu 2 : là con
người gắn bó quan hệ với nhau nhưng
vì điều kiện nào đó phải xa nhau.

Ví dụ 1:
Nhà thơ mượn hình ảnh của
bánh trôi mang những đặc điểm:
trắng, tròn, bảy nổi ba chìm,
tấm lòng son… Để nói về người
phụ nữ với cuộc đời chìm nổi
nhưng vẫn luôn giữ được phẩm

chất, tiết hạnh
Ví dụ 2:
Sử dụng hai hình ảnh “mận” và
“đào” để chỉ lời giao duyên,
ướm lời của người con trai đối
với người con gái một cách hết
sức tế nhị nhưng cũng rất tinh
nghịch đáng yêu.

** Giải thích lí do lựa chọn ví dụ:
-

-

Luyện tập

Ở ví dụ 1: Bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương các em đã được
làm quen ở chương trình Ngữ Văn THCS nên nó trở thành đối tượng tiếp
cận thân thuộc với các em. Khi bắt gặp ví dụ này, các em có thể dễ dàng lien
tưởng, phân tích và chỉ ra đúng hình ảnh ẩn dụ có trong bài
Ở ví dụ 2: Hình ảnh “mận”, “đào” vốn rất thân thuộc với các em học sinh.
Hơn nữa bài ca dao này gần gũi, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi các em.
Đôi khi các em còn sử dụng nó để bày tỏ tình cảm đối với bạn nữ mà mình
yêu quý. Nó vận dụng được vào cuộc sống.

Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông

Ngày ngày Mặt trời đi qua trên
lăng

Thấy một Mặt trời trong lăng rất
đỏ


Phân tích ví dụ

Lửa lựu: Ẩn dụ hình thức. Chỉ hoa lựu Mặt trời 1: Mặt trời trong tự
đỏ chói như lửa
nhiên
Mặt trời 2: Bác Hồ, vị lãnh tụ
đáng kính của dân tộc Việt Nam

** Giải thích lí do vì sao lựa chọn ví dụ:
-

2.

Bài thơ “Viếng lăng Bác” cũng là một bài thơ nằm trong chương trình Ngữ
Văn THCS, các em đã từng được tiếp cận với nó.
Sử dụng hình ảnh Mặt trời để ví von với Bác giúp các em học sinh ý thức
hơn về lòng tự hào dân tộc

Hoán dụ

Hình thành khái
niệm
Là gọi tên sự vật,
hiện tượng, khái
niệm bằng tên của
sựu vật, hiện tượng,

khái niệm có quan
hệ gần gũi với nhau
tạo sức gợi hình gợi
cảm cho sự vật.

Ví dụ SGK

Ví dụ thay thế

Ví dụ 1:
Đầu xanh đã tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi
Ví dụ 2:
Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn liền với thị thành đứng lên

Ví dụ 1:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá
cũng thành cơm
Ví dụ 2:
Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cơ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè

Phân tích ví dụ

Ví dụ 1:
+ Đầu xanh : lấy tên đối tượng này để

gọi đối tượng kia dựa vào sự tiếp cận:
chỉ tuổi trẻ
+ Má hồng: chỉ người con gái đẹp. Ở
đây dùng để chỉ Thuý Kiều
Ví dụ 2:
+ Áo nâu : Người nông dân
+ Áo xanh: Công nhân

Ví dụ 1:
+ Bàn tay:
Vốn là một bộ phận mà
con người dùng nó để
lao động, ở đây dùng để
chỉ người lao động, sức
lao động
Ví dụ 2:
+ Đổ máu:


Dấu hiệu của sự xô xát
dẫn đến thương tích, hi
sinh, mất mát. Ở đây
được dùng để biểu thị
thời điểm xảy ra chiến
tranh, chiến sự

** Giải thích lí do vì sao lựa chọn ví dụ:
-

Ví dụ 1: Sử dụng hình ảnh “bàn tay” là một bộ phận trên cơ thể người rất

gần gũi và thân thiết với các em.
Ví dụ 2: Bài thơ “Lượm” của tác giả Tố Hữu, đây là tác gia lớn trong nền
thơ ca Việt Nam. Bài thơ này đặc điểm là thơ 4 chữ nên các em dễ dàng học
và phân tích được

Luyện tập

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào

Phân tích ví dụ

+ Hoán dụ: Thôn Đoài thôn Đông: chỉ
hai người ở hai thôn. Lấy nơi ở để chỉ
con người.
+ Ẩn dụ: "cau thôn Đoài, giầu không
thôn nào": nhữg người đang yêu nhau.
Tương đồng: tình cảm thắm thiết, gắn
bó khăng khít như màu đỏ thắm của cau
và trầu hòa quyện.

Ví dụ ẩn dụ:
Nói ngọt lọt đến xương
Ví dụ hoán dụ:
Áo chàm đưa buổi phân
li
Cầm tay nhau biết nói gì
hôm nay
+ Ẩn dụ: Sử dụng ẩn dụ
chuyển đổi cảm giác để

diễn đạt tác dụng của lời
nói ngọt ngào
+ Hoán dụ: Sử dụng
hình ảnh “áo chàm” Để
chỉ người dân Tây Bắc

** Giải thích lí do vì sao lựa chọn ví dụ này:
-

Ví dụ 1: Câu nói này được sử dụng nhiều trong đời sống. Đôi khi trong giao
tiếp hằng ngày nó được dùng để khen hoặc đánh giá về một ai đó
Ví dụ 2: Hình ảnh “áo chàm” được hoán dụ một mặt giới thiệu cho các em
học sinh biết về trang phục truyền thống của người dân tộc Nùng ở Tây Bắc.


Mặt khác bài thơ này cũng gần gũi và tạo được độ tiếp cận nhất định trong
tri thức của các em
2.
Bài “Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ” nằm trong chương trình Ngữ Văn 10,
tuần 15, tiết 110.
Mục đích cần đạt:
1.Kiến thức
- Khái niệm cơ bản về từng phép tu từ: ẩn dụ, hoán dụ.
- Tác dụng của từng phép tu từ nói trên trong ngữ cảnh giao tiếp.
2.Kĩ năng
- Nhận diện đúng hai phép tu từ trong văn bản.
- Phân tích được cách thức cấu tạo của hai phép tu từ (quan hệ tương đồng
hoạc tương cận).
- Cảm nhận và phân tích được giá trị nghệ thuật, biết sử dụng hai phép tu từ
này trong những ngữ cảnh nhất định.




×