Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và sử dụng các loài cây làm phẩm mầu thực phẩm tại huyện phú lương, định hóa và đại từ tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------

---------

TRẦN VĂN SƠN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH THÁI VÀ SỬ DỤNG CÁC
LOÀI CÂY LÀM PHẨM MẦU THỰC PHẨM TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG,
ĐỊNH HÓA VÀ ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Khoa

: Lâm nghiệp

Khoá học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên, 2015




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------

---------

TRẦN VĂN SƠN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH THÁI VÀ SỬ DỤNG CÁC
LOÀI CÂY LÀM PHẨM MẦU THỰC PHẨM TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG,
ĐỊNH HÓA VÀ ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành
Khoa
Lớp

: Lâm nghiệp
: Lâm nghiệp
: K43 - LN - N01

Khoá học
: 2011 - 2015

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Trần Thị Thanh Tâm

Thái Nguyên, 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------

---------

TRẦN VĂN SƠN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH THÁI VÀ SỬ DỤNG CÁC
LOÀI CÂY LÀM PHẨM MẦU THỰC PHẨM TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG,
ĐỊNH HÓA VÀ ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành
Khoa
Lớp

: Lâm nghiệp
: Lâm nghiệp
: K43 - LN - N01


Khoá học
: 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Trần Thị Thanh Tâm

Thái Nguyên, 2015


ii

LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp rất quan trọng và cần thiết để tạo điều kiện cho sinh
viên tiếp xúc với thực tế, củng cố kiến thức đã học. Sau thời gian thực tập tốt
nghiệp, tôi đã hoàn thành cuốn khóa luận tốt nghiệp.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo ThS.
Trần Thị Thanh Tâm người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Qua đây, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô
giáo trong khoa Lâm Nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành cuốn khóa
luận này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, các cô, các bác, anh
chị nơi tôi thực tập và bạn bè đã hỗ trợ và động viên tôi trong suốt thời gian
thực đề tài.
Với trình độ năng lực và thời gian có hạn, bản thân lần đầu tiên xây
dựng một khóa luận, mặc dù đã hết sức cố gắng song không tránh khỏi những
thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các
thầy cô giáo và các bạn để bản khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, năm 2015

Sinh viên

Trần Văn Sơn


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Danh lục các loài cây nhuộm màu thực phẩm tại khu vực nghiên cứu ... 22

Bảng 4.4: Nhóm mầu và số loài được sử dụng ở 3 huyện ……………………..50
Bảng 4.5: Bộ phận được sử dụng của cây nhuộm màu thực phẩm.......................... 52
Bảng 4.6: Thống kê các loài cây nhuộm màu thực phẩm tại 3 huyện. .................... 53


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1: Gai - Boehmeria nivea (L.) Gaudich ...................................................... 24
Hình 4.2: Muối - Rhus chinensisMuell ................................................................... 25
Hình 4.3: Nghệ đen – Curcuma zedoaria ............................................................... 26
Hình 4.4: Cây Nhót - Elaeagnus ............................................................................ 27
Hình 4.5: Lúa nếp - Oryza sativa L........................................................................ 28
Hình 4.6: Sau sau- Liquidambar formosana Hance ............................................... 29
Hình 4.7: Trám đen - Canarium tramdeum Dai & Yakovl. .................................... 30
Hình 4.8: Tràm đen - Strobilanthes flaccidifolius Nees .......................................... 32
Hình 4.9: vừng trắng - Sesamum ........................................................................... 33
Hình 4.10: Cẩm đỏ và Cẩm tím - Peristrophe bivalvis (L.) ................................... 36
Hình 4.11: Gấc- Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng ................................ 37

Hình 4.12: Huyết Đằng - Sargentodoxa cuneata (Oliv.) Rehd. ........................... 37
Hình 4.13: Tô Mộc - Caesalpinia sappan L. ......................................................... 39
Hình 4.14: Mồng Tơi - Basella ............................................................................. 40
Hình 4.15: Mật mông hoa - Buddleia officinalis Maxim. ....................................... 40
Hình 4.16: Nghệ vàng – Curcuma longa................................................................ 42
Hình 4.17: Dứa thơm- Pandanus amaryllifolius Roxb. .......................................... 43
Hình 4.18 : Gừng - Zingiber officinale (Willd.) .................................................... 44
Hình 4.19: Mướp - Luffa eylindrica (L.) M.J.Roem .............................................. 45
Hình 4.20: Ngải cứu - Artemisia vulgris L. ........................................................... 47
Hình 4.21: Rau khúc - Gnaphalium affine D. Don ................................................ 48
Hình 4.22: Riềng - Alpinia officinarum Hance ...................................................... 48
Hình 4.23: Vú Bò - Ficus heterophyllus L. ........................................................... 49
Hình 4.24: Biểu đồ tỷ lệ nhóm loài cây sử dụng làm cây nhuộm mầu thực phẩm
ở 3 huyện ....................................................................................51
Hình 4.25: Biểu đồ nhóm dạng sống của các loài cây nhuộm mầu thực phẩm........ 52
Hình 4.26: Biểu đồ tỷ lệ bộ phận sử dụng của các loài cây nhuộm mầu thực phẩm ........ 53


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ATVSTP

: An toàn vệ sinh thực phẩm

FAO

: Tổ chức lương thực và nông nghiệp của liên hợp quốc


IUCN

: Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế

IPGRI

: Viện tài nguyên di truyền thực vật quốc tế

IRRI

: Viện nghiên cứu lúa quốc tế


vi

MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1.1 Đặt Vấn Đề .................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa ......................................................................................................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ............................................................................................. 4
2.1.1. Khái niệm về chất nhuộm màu ............................................................... 4
2.1.2. Ý nghĩa chất màu nhuộm ....................................................................... 4
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam. .......................................... 4
2.2.1. Trên Thế giới ......................................................................................... 4
2.2.2. Trong nước ............................................................................................ 7
2.3 Tổng quan điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu............... 12
2.3.1 .Khái quát điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái
nguyên............................................................................................................ 12

2.3.2. Khái quát điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội xã Động Đạt, huyện Phú
Lương, tỉnh Thái nguyên ............................................................................... 14
2.3.3. Khái quát điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội xã Trung Hội, huyện Định
Hóa, tỉnh Thái Nguyên................................................................................... 14
2.3.4. Khái quát điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội xã Minh Tiến, huyện Đại
Từ, tỉnh Thái Nguyên..................................................................................... 15
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 17
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 17
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 17
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 17
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu................................................................ 17
3.2.1. Địa điểm tiền hành nghiên cứu ............................................................ 17
3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu ............................................................ 17
3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................... 17
3.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 18


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn
toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm.

Thái Nguyên, ngày
Xác nhận của giảng viên hướng dẫn

ThS. Trần Thị Thanh Tâm


tháng

Người viết cam đoan

Trần Văn Sơn

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
(Ký, họ và tên)

năm 2015


viii

4.3. Đặc điểm về sử dụng các loài cây nhuộm màu thực phẩm........................... 50
4.3.1. Các loài cây được sử dụng làm cây nhuộm màu thực phẩm 3 huyện Phú
Lương, Định Hóa, Đại Từ .............................................................................. 50
4.3.2. Đặc điểm dạng sống, kinh nghiệm sử dụng các loài cây nhuộm màu thực
phẩm ở 3 huyện Phú Lương, Định Hóa, Đại Từ ............................................. 51
4.4. So sánh tình hình sử dụng các loài cây nhuộm màu thực phẩm tại 3 huyện
Phú Lương, Định Hóa, Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.............................................. 53
4.5. Đề xuất biện pháp phát triển cây nhuộm màu thực phẩm ............................ 55
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 56
5.1. Kết luận ...................................................................................................... 56
5.2. Kiến nghị .................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 58


1


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt Vấn Đề
Để thực phẩm có màu sắc đẹp, từ xa xưa ông bà ta đã biết dùng nhiều loại
cây trong tự nhiên để nhuộm màu thực phẩm như cây sau sau, cẩm tím, vàng anh.....
Ngày nay đời sống của người dân phát triển thì giá trị thực phẩm không chỉ
dừng lại ở giá trị dinh dưỡng mà nó còn bao hàm cả giá trị thẩm mĩ và an toàn cho
người sử dụng. Để tạo cho thực phẩm co mà sắc đẹp, hiện nay nghành công nghiệp
thực phẩm chủ yếu dùng chất màu tổng hợp ( mặc dù có một số chất màu được phép
sử dụng ). Tuy nhiên nếu quá lạm dụng phẩm màu hoặc chạy theo lợi nhuận, sử
dụng các phẩm màu ngoài danh mục cho phép sử dụng để chế biến thực phẩm ( đặc
biệt là các phẩm màu tổng hợp ) sẽ rất có hại đến sức khỏe, có thể gây ngộ đọc cấp
tính và sử dụng lâu dài sẽ tích lũy cao có thể gây ung thư. Hiện nay, vấn đề an toàn
đối với sức khỏe con người vẫn bị đe dọa bởi sự hình thành các sản phẩm phụ bất
lợi khác. Mặt khác, các chất màu thực phẩm hiện nay chủ yếu được nhập từ nước
ngoài với giá thành cao nên hiệu quả kinh tế không cao.
Khác với chất màu tổng hợp, chất mầu tự nhiên là những chất mầu sẵn có
trong thực vật tự nhiên, không gây độc khi sử dụng. Ngoài ra chất mầu tự nhiên lại
dễ kiếm, giá thành rẻ, cách sử dụng không phức tạp và không gây ra những mùi vị
lạ cho sản phẩm. Do đó viêc lựa họn phẩm màu thiên nhiên không gây hại cho sức
khỏe để tạo màu cho thựu phẩm đang là xu hướng được ưa chuộng. Vì vậy, việc tìm
ra một loại sản phẩm màu tự nhiênvừa đẹp vừa có lợi cho sức khỏe, có độ bền màu
cao đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng đang được các nhà khoa học quan
tâm. Các chất nhuộm màu thực phẩm tự nhiên còn chứa các thành phần hoạt tính
sinh học khác như các vitamin, các axit hữu cơ, glycozit, các chất thơm, các nguyên
tố vi lượng. Do vậy, khi sử dụng chất nhuộm màu thực phẩm tự nhiên không chỉ cải
thiện được hình thức bên ngoài của thực phẩm mà còn làm tăng giá trị dinh dưỡng
của thực phẩm.
Hiện nay, một số loại phẩm mầu được sử dụng phổ biên như: đỏ, xanh, tím,
vàng,... được triết suất từ nhiều loại cây khác nhau như: cầm tím, vàng anh, cầm đỏ,

sau sau...


2
Nhuộm mầu thực phẩm bằng thực vật là tri thức và kinh nghiệm truyền thống
lâu đời của các dân tộc Việt Nam, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số. Hơn thế, với
phong tục tập quán khác nhau, cư trú trên các vùng lãnh thổ có điều kiện tự nhiên
riêng biệt; mỗi dân tộc có kinh nghiệm và tri thức độc đáo mang tính bản địa và văn
hóa truyền thống. Đây là sản vật, đồng thời là "bí quyết" lâu đời của người dân địa
phương để làm ra đặc sản dùng tạo mầu cho món nấu để mầu góp cùng hương vị tạo
nên những tác phẩm ẩm thực đầy ấn tượng và rất riêng cho quê hương Việt. Vừa có
thẩm mỹ cao và giá trị dinh dưỡng, là nét văn hoá riêng trong ẩm thực của các cộng
đồng dân tộc.
Xuất phát từ nhu cầu sử dụng chất nhuộm màu thực phẩm ngày càng nhiều
của xã hội và những tác hại của phẩm mầu hóa học. Vì vậy, việc thu thập, nghiên cứu
và sử dụng các cây nhuộm mầu bản địa ở vùng miền núi phía bắc là cần thiết nhằm
góp phần bảo tồn, phát triển nhân rộng và ứng dụng trong công nghệ thực phẩm, đảm
bảo an toàn thực phẩm cho người sử dụng cũng như hiệu quả kinh tế cao cho người
dân thiểu số ở vùng núi phía bắc. Huyện Phú Lương, Định Hóa, Đại Từ tỉnh Thái
Nguyên có cộng đồng dân tộc đa dạng, có nhu cầu sử dụng chất nhuộm mầu thực
phẩm trong các ngày lễ tết cao nhưng người dân chưa có nhiều quan tâm tới việc phát
triển, bảo tồn, lưu giữ cây nhuộm mầu thực phẩm. Tại khu vực nghiên cứu cây
nhuộm mầu đa dạng có thể phục vụ nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau của cộng đồng
dan tộc trong vùng, để bảo vệ và phát triển cây nhuộm mầu thực phẩm nên tôi chọn
đề tài : “Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và sử dụng các loài cây làm phẩm
mầu thực phẩm tại huyện Phú Lương, Định Hóa và Đại Từ tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được các đặc điểm hình thái và sinh học của những loài cây sử dụng
làm phẩm mầu thực phẩm ở ba huyện trong khu vực nghiên cứu.
Xác định được giá trị sử dụng và vùng phân bố của những loài cây làm nhuộm

mầu thực phẩm
Đề xuất được giải pháp bảo tồn và phát triển các loài cây nhuộm mầu thực phẩm
tại khu vực nghiên cứu.
1.3. Ý nghĩa


3
- Trong học tập:
+ Tăng cường năng lực nghiên cứu, đào tạo của Trường Đại học Nông Lâm Đại học Thái Nguyên. Đề tài góp phần tạo điều kiện cho các cán bộ trẻ, sinh viên tham
ra nghiên cứu khoa học, tạo ra sản phẩm phục vụ phát triển kinh tế xã hội khu vực
miền núi phía Bắc.
+ Kết quả nghiên cứu sẽ là ứng dụng cho các nghiên cứu tiếp theo sản xuất chất
nhuộm mầu thực phẩm có nguồn gốc thực vật ở qui mô công nghiệp.
+ Nguồn gen cây nhuộm mầu thực phẩm lưu giữ sẽ là ngân hàng cho các nghiên
cứu về đa dạng sinh học và các nghiên cứu khác trong công nghệ sinh học.
- Trong thực tiễn sản xuất :
+ Góp phần đẩy mạnh và phát triển sản xuất cây nhuộm mầu thực phẩm, lưu
giữ, bảo tồn và phát huy vốn kiến thức bản địa của người dân vùng núi phía Bắc.
+ Đa dạng hóa các sản phẩm hàng hóa từ cây trồng bản địa.
+ Góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con các dân tộc miền núi phía Bắc và
phát triển kinh tế xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng, toàn quốc nói chung.
+ Bước đầu định hướng cho công nghiệp thực phẩm trong việc tạo nguồn
cung cấp bền vững về phẩm mầu thực phẩm an toàn, gia tăng chất lượng các sản
phẩm thực phẩm trong công nghiệp chế biến thực phẩm.


4
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học


2.1.1. Khái niệm về chất nhuộm màu
Chất mầu nhuộm tự nhiên là một nét văn hóa đặc trưng cho một đất nước, một
dân tộc, những chất dễ kiếm giá thành rẻ, cách sử dụng không phức tạp và thực
phẩm chỉ dừng lại ở giá trị dinh dưỡng mà còn bao hàm cả giá trị thẩm mỹ.
Phẩm mầu công nghiệp là chất phụ gia thực phẩm được sử dụng rất nhiều
trong chế biến thực phẩm. Nó là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng cảm
quan thực phẩm và góp phần làm tăng cảm giác ngon miệng, kích thích sự thèm ăn,
mặc dù nó không phải là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng.
Tóm lại, chất nhuộm mầu là chất rất được mọi người quan tâm và chú trọng
bởi nhiều tác dụng của nó.

2.1.2. Ý nghĩa chất màu nhuộm
Con người quen thuộc với các chất mầu và kỹ thuật làm màu nhuộm. Họ có thể
hiểu, nắm vững cách làm và duy trì chúng dễ hơn việc học tập và thực hành các kiến
thức mới được cung cấp bởi những người trong gia đình và bạn bè, không phù hợp
với điều kiện tự nhiên địa phương.
Chất nhuộm mầu được hình thành trên nguồn tài nguyên địa phương, người
dân có thể ít phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ bên ngoài - có thể đắt tiền và không
phải lúc nào cũng phù hợp với họ.
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam.

2.2.1. Trên Thế giới
Nghiên cứu khai thác nguồn gen cây nhuộm mầu thực phẩm nói riêng và sử
dụng bền vững nguồn gen thực vật là cơ sở quan trọng nhằm nâng cao năng suất và
tính bền vững của sản xuất nông lâm nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực,
và xóa đói giảm nghèo. Đa dạng di truyền hay biến dị di truyền là cơ sở quan trọng
của việc cải tạo giống cây trồng, nâng cao năng suất chất lượng cây trồng. Tuy



5
nhiên nhiều nguồn gen thực vật quan trọng cho sự phát triển của ngành nông lâm
nghiệp trong tương lai đang bị đe dọa tuyệt chủng ở các cấp độ khác nhau. Báo cáo
về tình trạng lưu giữ nguồn gen trên thế giới của tổ chức FAO (1996) tổng hợp từ
các báo cáo quốc gia thành viên cho thấy tình hình suy thoái nguồn gen diễn ra rất
nghiêm trọng trên toàn thế giới đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Điều đáng
quan tâm đó là việc mất mát nguồn gen không thể phục hồi được do sự suy giảm, sự
tuyệt chủng của nhiều loài thực vật.
Các nghiên cứu ở Thái Lan, Philipin và Malaysia cho thấy nhiều giống cây
trồng địa phương đã và đang bị thay thế bằng những giống cây khác, cây nhập nội.
Báo cáo của FAO (1996) trích dẫn nghiên cứu ở Hàn Quốc cho thấy 74% giống của
14 loài cây trồng phổ biến trên trang trại năm 1985 đã bị thay thế vào năm 1993. Tại
Châu Phi việc suy thoái và phá hủy rừng là những nguyên nhân chính của việc suy
thoái nguồn gen. Báo cáo từ hầu hết các nước ở Mỹ La Tinh cũng cho thấy sự suy
giảm nguồn gen của những loài cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế: Peru, Côlômbia,
Panama. Báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy rằng 95% giống bắp cải, 91%
giống ngô, 94% đậu đỗ và 81% giống khoai tây đã không còn tồn tại. Theo Hiệp hội
các Vườn thực vật quốc tế (BGCI - Botanic Garden Conservation International),
khoảng 100.000 loài thực vật (tương đương 1/3 số loài thực vật trên thế giới) đang
bị đe dọa tuyệt chủng (FAO, 1996) [14]
Có sự liên quan chặt chẽ giữa vấn đề văn hóa và đa dạng sinh học. Đa dạng
sinh học có giá trị văn hóa, được thể hiện qua những kiến thức kinh nghiệm sử
dụng, quản lý tài nguyên lâu đời của người dân. Công ước Đa dạng sinh học cũng
đã đề cập đến điều này, do vậy việc mất mát đa dạng sinh học sẽ dẫn đến sự mất
mát những kiến thức, kinh nghiệm lâu đời của người dân địa phương gắn với những
loài sinh vật đó. Hiện nay chưa có một hệ thống theo dõi giám sát sự suy giảm, mất
mát nguồn gen cũng như những kiến thức bản địa liên quan. Việc suy thoái nguồn
gen sẽ làm suy giảm nguồn nguyên liệu di truyền cho các thế hệ tương lai. Bên cạnh
đó cánh cửa cho những lựa chọn tiến hóa và phát triển của nhiều loài sẽ đóng lại, sự
đơn điệu về gen là một trong những thảm họa cho di truyền, tiến hóa và phát triển.



6
Hiện nay nhiều quốc gia đã nhận ra tầm quan trọng của việc điều tra đánh giá
toàn diện các loài cây trồng, các loài hoang dã, các hệ sinh thái và những kiến thức
liên quan. Những điều tra như vậy sẽ giúp xây dựng chiến lược quản lý, lưu giữ và
đảm bảo sự cân bằng tối ưu giữa lưu giữ nội vi (In situ conservation) việc thu thập
mẫu cho lưu giữ ngoại vi (Ex situ). Bảo tồn nội vi và bảo tồn ngoại vi là hai phương
thức duy trì bổ sung hỗ trợ cho nhau.
Lưu giữ nội vi là hình thức lý tưởng để bảo tồn nguồn gen. Hình thức phổ biến
là việc hình thành các khu bảo vệ nguồn gen. Các khu bảo vệ nguồn gen (protected
areas) được coi là cái xương sống của bảo tồn đa dạng sinh học. Nhờ nỗ lực của các
quốc gia mà số khu bảo tồn trên toàn thế giới tăng nhanh trong những năm gần đây.
Theo báo cáo của Tổ chức bảo tồn quốc tế (IUCN, 2003) số khu bảo tồn trên toàn
thế giới tính đến năm 2003 là 102.102 khu, với tổng diện tích ước tính là 18,8 triệu
km2, chiếm 11,5% diện tích bề mặt trái đất tăng hơn 100 lần so với năm 1962,
khoảng hơn 1.000 khu. Tuy nhiên ngoại trừ một số loài cây rừng thì nhiều loài cây
trồng, cây hoang dại khác vẫn chưa được chú ý bảo tồn đúng mức do nhiều lý do
khác nhau. Nhiều quốc gia đã sử dụng các khu bảo tồn để lưu giữ các loài cây ăn
quả hoang dại như ở Đức, Srilanka hay Braxin. Do tầm quan trọng của những loài
cây lương thực, thực phẩm, cây thuốc hoang dại đối với những cộng đồng nghèo,
cần có những nỗ lực hơn nữa trong việc bảo tồn nguồn gen những loài này (IUCN
and UNPD, 2003) [12]
Hầu hết nguồn gen các loài hoang dại quan trọng về lương thực, thực phẩm, và
cây thuốc lại tồn tại bên ngoài các khu bảo tồn như trên các trang trại, khu rừng, hay
các khu vực do con người quản lý. Hầu hết những khu vực này hiện nay chưa được
quản lý bảo vệ đúng mức, nhiều khu vực không có chủ sở hữu và là của chung, tự
do khai thác. Do vậy nguồn gen bị suy thoái nghiêm trọng nhiều loài đối mặt với
nguy cơ tuyệt chủng. Điển hình là các loài cây dược liệu được sử dụng làm cây
nhuộm mầu thực phẩm.

Tuy nhiên ở nhiều nước thì người dân cũng tham gia vào việc bảo tồn nguồn
gen thông qua việc duy trì những giống địa phương truyền thống. Đây là hình thức
bảo tồn trên trang trại, trong đó coi trọng kiến thức và kinh nghiệm của người dân


ii

LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp rất quan trọng và cần thiết để tạo điều kiện cho sinh
viên tiếp xúc với thực tế, củng cố kiến thức đã học. Sau thời gian thực tập tốt
nghiệp, tôi đã hoàn thành cuốn khóa luận tốt nghiệp.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo ThS.
Trần Thị Thanh Tâm người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Qua đây, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô
giáo trong khoa Lâm Nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành cuốn khóa
luận này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, các cô, các bác, anh
chị nơi tôi thực tập và bạn bè đã hỗ trợ và động viên tôi trong suốt thời gian
thực đề tài.
Với trình độ năng lực và thời gian có hạn, bản thân lần đầu tiên xây
dựng một khóa luận, mặc dù đã hết sức cố gắng song không tránh khỏi những
thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các
thầy cô giáo và các bạn để bản khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, năm 2015
Sinh viên

Trần Văn Sơn



8
tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn nguồn gen nói riêng đã và đang được
triển khai với sự hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức quốc tế.
Thứ nhất là dự án bảo tồn nội vi các giống cây trồng địa phương (lúa, khoai
sọ, chè, vải- nhãn, cây có múi (chanh, cam, bưởi, đậu) do Quỹ môi trường toàn cầu
tài trợ, thực hiện tại một số tỉnh Miền Bắc Việt Nam. Mục tiêu của dự án là bảo tồn
6 nhóm cây trồng địa phương quan trọng. Dự án được thực hiện từ năm 2002 đến
2005 và đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc đưa ra những chiến lược
nhằm giảm thiểu những mối đe dọa đối với sự suy thoái của các giống cây trồng địa
phương. Các kết quả chính của dự án là đã xác định được 8 vùng quan trọng về
nguồn gen, nâng cao năng lực cho địa phương về đánh giá và bảo tồn phát triển
nguồn gen.
Tiếp theo là dự án về bảo tồn nội vi tài nguyên di truyền thực vật Việt Nam,
được thực hiện từ 1999 đến 2003. Các đối tác tham gia dự án bao gồm Đại học
Nông nghiệp I Hà Nội, Đại học Huế, Đại học Cần Thơ, Đại học Tây Nguyên, và
VASI. Mục tiêu của dự án là nâng cao năng lực cho các tổ chức trong việc lập kế
hoạch và thực hiện các chương trình bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp. Bên
cạnh đó dự án cũng khuyến khích việc sử dụng và sự tham gia của các cộng đồng
địa phương trong bảo tồn. Dự án đã đạt được những kết quả nhất định trong việc
nâng cao năng lực, nhận thức về bảo tồn cho các đối tác và tổ chức tham gia
(Nguyễn Thị Ngọc Huệ, et al., 2007) [4]. Dự án đã cho thấy vai trò quan trọng của
người dân địa phương, các cộng đồng trong việc bảo tồn nguồn gen nhiều loài cây
trồng quan trọng.
Dự án của Viện Tài nguyên Di truyền thực vật quốc tế (IPGRI) từ 1999-2001
nghiên cứu về vai trò của vườn hộ gia đình đối bảo tồn đa dạng sinh học. Dự án
nghiên cứu tại 5 địa điểm trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam dự án
đã nghiên cứu tại 04 điểm: Miền bắc, Miền trung, Đông Nam bộ, và Tây Nam bộ.
Dự án đã khẳng định được tầm quan trọng của vườn gia đình đối với việc bảo tồn

nguồn gen thực vật trên các trang trại. Các loài cây trồng trong vườn là các loài có
giá trị kinh tế và chúng thường không tồn tại trong các khu bảo tồn.


9
Năm 1996, Đại học Nông Lâm Huế thực hiện dự án bảo tồn nguồn gen cây lúa
do Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) tài trợ và VASI điều phối. Được sự tài trợ
của Bộ Ngoại giao Italia, VASI thực hiện dự án quản lý nguồn gen thực vật trên
trang trại dựa vào cộng đồng. Pha 1 dự án được thực hiện từ 1994-1995, pha 2 từ
2001-2004 trên 3 vùng sinh thái ở phía Bắc Việt Nam. Dự án đã thành công, đặc
biệt nó đã chỉ ra rằng việc lưu giữ nguôn gen chỉ thực sự bền vững và phù hợp nếu
các giá trị to lớn của nguồn gen thực sự góp phần nâng cao đời sống cho cộng đồng.
Dự án bảo tồn trên trang trại nguồn gen thực vật tại cộng đồng do Trường Đại
học Cần Thơ thực hiện từ năm 1991 do CEARICE tài trợ nhằm bảo tồn và phát
triển nguồn gen cây lúa tại Đồng Bằng Sông Cửu long. Dự án đã thành công trong
việc sưu tầm các mẫu gen cây lúa trước khi chúng biến mất do các chính sách liên
quan đến công nghiệp hóa nông nghiệp. Sau 3 năm thực hiện dự án, 1.000 mẫu gen
đã được thu thập để bảo tồn trong ngân hàng gen. Bên cạnh đó 517 dòng lúa cũng
được cung cấp cho nông dân gieo trồng và đánh giá.
Về lưu giữ nội vi thì Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trong việc xây
dựng hệ thống các khu lưu giữ, đây là hình thức bảo tồn nguồn gen lý tưởng. Đến
năm 2004 thì Việt Nam đã thành lập được tổng cộng 128 khu bảo tồn trong đó có
27 Vườn quốc gia. Theo kế hoạch đến 2010 thì Việt Nam sẽ có tổng cộng 133 khu
bảo tồn trong đó có 32 Vườn quốc gia với diện tích khoảng trên 2 triệu ha chiếm
khoảng 6,2% diện tích lãnh thổ. Hệ thống khu bảo tồn Việt Nam đã góp phần quan
trọng vào việc bảo tồn nguồn gen động thực vật.
Trong lâm nghiệp thì các dự án bảo tồn nguồn gen cây rừng do Viện Khoa học
Lâm Nghiệp thực hiện từ năm 1988. Các dự án thường chỉ tập trung vào những loài
ưu tiên về mặt khoa học, kinh tế, trồng rừng. Phương pháp lưu giữ chủ yếu là lưu
giữ ngoại vi, một phần là lưu giữ nội vi. Còn nhiều loài cây cần được chú ý bảo tồn

đặc biệt là những cây thuốc, những cây quan trọng với cộng đồng địa phương,
những cây có giá trị văn hóa truyền thống lâu đời.
Về lưu giữ ngoại vi thì Việt Nam cũng đạt được một số thành tựu quan trọng
với các hình thức lưu giữ như: Vườn thú, vườn thực vật, ngân hàng gen, các trạm
cứu hộ động vật, trạm nghiên cứu bảo tồn thủy sản. Đối với vườn thực vật thì hiện


10
nay Việt Nam có một vườn thực vật lớn (Vườn Bách thảo) Hà Nội với hàng trăm
loài cây bản địa và một số vườn thực vật nhỏ hơn ở Trảng Bom Đồng Nai, Cầu Hai
Phú Thọ, các vườn cây thuốc do Viện dược liệu quản lý. Trong đó đáng chú ý là các
vườn cây thuốc đang lưu giữ bảo tồn khoảng 100 loài cây thuốc quý trong tổng số
gần 4.000 loài cần được lưu giữ bảo tồn (Võ Văn Chi, 1999). [1]
Nguồn tài nguyên di truyền cây rừng Việt Nam bao gồm khoảng 12.000 loài
cây, trong đó khoảng 2.300 loài có thể sử dụng làm thức ăn cho người, gia súc, và
một số mục đích kinh tế khác. Về tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam có khoảng gần
4.000 loài, trong đó 120 loài cây được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc dân
gian, đặc biệt là trong các cộng đồng dân tộc thiểu số ở Miền núi. Khoảng 700 loài
thường được đề cập trong các sách y học phương Đông, trong đó có nhiều loài cây
thuốc rất quí như Sâm Ngọc linh. Có thể nói Việt Nam là một trong những nước có
tài nguyên di truyền cây thuốc phong phú và đa dạng trên thế giới.
Trong 20 - 30 năm gần đây tài nguyên di truyền thực vật ở Việt Nam đã trải
qua những thay đổi lớn. Quá trình này phát triển theo hai hướng: Đa dạng phong
phú hơn hoặc suy thoái hơn. Nguồn gen thực vật đa dạng hơn do sự phát triển nông
nghiệp và trao đổi văn hóa, trong đó nhiều loài cây trồng có giá trị kinh tế được du nhập
vào Việt Nam như: Điều, Thanh Long, Nho, Avocado. Bên cạnh đó hiện tượng xói mòn
giống cây trồng cũng xảy ra do canh tác chuyên canh trong Cách mạng Xanh, do áp lực
dân số dẫn đến phá rừng để mở rộng đất canh tác. Do nhiều nguyên nhân khác nhau nữa
mà nguồn gen nhiều loài cây trồng bị suy thoái nghiêm trọng.
Việc bảo tồn ở Việt Nam mới chỉ chú ý đến những cây nông nghiệp phổ biến,

cây lâm nghiệp có giá trị khoa học và nguy cấp, cây thuốc có giá trị cao và quí
hiếm. Trong khi đó nhiều loài cây khác ít hoặc chưa được chú ý do nhiều nguyên
nhân khác nhau.
Kinh nghiệm sử dụng tài nguyên thực vật của nhân dân ta rất phong phú và đa
dạng dưới nhiều hình thức vào các mục đích khác nhau như: làm lương thực, thực
phẩm, xây dựng, chăm sóc sức khoẻ, thẩm mỹ, làm cảnh. Đặc biệt phải kể đến mục
đích nhuộm màu thực phẩm, các cây dùng để nhuộm màu gồm tất cả các loài thực


11
vật có thể dùng trực tiếp hoặc được chế biến thành các sản phẩm dùng để nhuộm
màu cho các loại thực phẩm.
Từ lâu, các nhà khoa học đã tiến hành chiết tách các chất nhuộm màu thực
phẩm từ thực vật. Tuy nhiên hiện vẫn còn phải sử dụng nhiều chất màu được tổng
hợp bằng con đường hoá học. Khi chất màu nhuộm công nghiệp được đem vào sử
dụng rộng rãi trong sinh hoạt của nhân dân thì người ta đã phát hiện ra các nhược
điểm của sản phẩm chất màu công nghiệp vì chúng có thể gây nên các tác dụng phụ
(chúng có thể là tác nhân gây ung thư, rối loạn thần kinh, tiêu hoá hoặc ngộ độc gây
tử vong...). Vì vậy trong những năm gần đây con người càng thấy được tính ưu việt
của các sản phẩm tự nhiên và đã quan tâm nghiên cứu các chất nhuộm màu có
nguồn gốc thực vật để sử dụng chúng nhất là trong ngành công nghiệp thực phẩm,
dược phẩm, mỹ phẩm (Anthony, 2002). [10]
Chất nhuộm màu có nguồn gốc thực vật thuộc nhiều nhóm cấu trúc hoá học
khác nhau, một số có thể nhìn thấy bằng trực giác, một số khác chỉ biểu hiện màu
qua quá trình xử lý (thuỷ phân,...). Do vậy, nghiên cứu các loài cây cho màu nhuộm
trong hệ thực vật Việt Nam là vấn đề cần được nghiên cứu có hệ thống cả hiện tại
và lâu dài.
Ở nước ta trong những năm trước đây, do khó khăn về điều kiện và phương
tiện nên vấn đề này chưa được nghiên cứu nhiều. Một số công trình còn sơ sài với
quy mô hẹp, hầu hết các số liệu, thông tin về cây nhuộm màu thực phẩm đều trích

dẫn từ tài liệu nước ngoài, nên ít có khả năng ứng dụng.
Về điều tra cơ bản mang tính liệt kê các loài thực vật cho màu nhuộm mới chỉ
có 2 công trình được tiến hành. Lưu Đàm Cư, Trần Minh Hợi (1995) đã sơ lược
đánh giá các cây nhuộm màu nói chung thường gặp ở nước ta, và ghi nhận ở Việt
Nam có trên 200 loài cây cho chất nhuộm màu thuộc 57 chi, thuộc 28 họ. Gần đây,
Lưu Đàm Cư và cs (2002) đã điều tra phát hiện 114 loài cây được hoặc có thể sử
dụng để nhuộm màu thực phẩm ở Việt Nam. Với hệ thực vật ở Việt Nam đa dạng
và phong phú (ước tính có khoảng 11.000 đến 12.000 loài) chắc chắn đây sẽ là
nguồn nguyên liệu cho chất nhuộm màu đa dạng và phong phú về chủng loài, vì vậy
đây mới chỉ là bước nghiên cứu khởi đầu ( Lưu Đàm Cư, Trần Minh Hợi, 1995) [2]


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Danh lục các loài cây nhuộm màu thực phẩm tại khu vực nghiên cứu ... 22

Bảng 4.4: Nhóm mầu và số loài được sử dụng ở 3 huyện ……………………..50
Bảng 4.5: Bộ phận được sử dụng của cây nhuộm màu thực phẩm.......................... 52
Bảng 4.6: Thống kê các loài cây nhuộm màu thực phẩm tại 3 huyện. .................... 53


13
+ Phía Đông giáp với huyện Đồng Hỷ.
+ Phía Tây Bắc giáp huyện Định Hóa.
+ Phía Tây Nam giáp với huyện Đại Từ.
+ Phía Nam giáp với thành phố Thái Nguyên.
+ Phía Đông Bắc giáp với huyện Chợ Mới.
2.3.1.2. Khí hậu – thủy văn
Khí hậu: Phú Lương mang tính chất nhiệt đới gió mùa với hai mùa nóng, lạnh

rõ rệt. Mùa lạnh (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) nhiệt độ xuống thấp, có khi
xuống tới 30c, thường xuyên có các đợt gió mùa đông bắc hanh, khô. Mùa nóng (từ
tháng 4 đến tháng 10 hàng năm) nhiệt độ cao, nhiều khi có mưa lớn và tập trung.
Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220c, tổng tích nhiệt khoảng 8.0000c. Nhiệt
độ bình quân cao nhất trong mùa nóng 27,20c (cao nhất là tháng 7 có năm lên tới
280c– 290c).
Thủy văn: có mật độ sông, suối bình quân 0,2km/km2, trữ luợng nước cao,
phân bổ tương đối đều ở các xã trong huyện, thuận lợi cho phát triển thuỷ lợi, đủ
nước cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư toàn huyện.
2.3 .1.3. Địa hình
Địa hình Phú Lương tương đối phức tạp, độ cao trung bình so với mặt nước
biển từ 100 m đến 400m. Các xã ở vùng bắc và tây bắc huyện có nhiều núi cao, độ
cao trung bình từ 300 m đến 400 m, độ dốc phần lớn trên 200; thảm thực vật dầy,
tán che phủ cao, phần nhiều lá rừng xanh quanh năm. Các xã ở vùng phía nam
huyện địa hình bằng phẳng hơn, có nhiều đồi và núi thấp, độ dốc thường Dưới 150.
Đây là vùng địa hình mang tính chất của vùng trung du nhiều đồi, ít ruộng. Từ phía
bắc xuống phía nam huyện, độ cao giảm dần.
2.3.1.4. Tình hình dân số - lao động
Dân số huyện năm 2014 có 305.152 người.. Tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng
năm xấp xỉ 1%.
Số người tronng độ tuổi lao động: 5.849 người, trong đó: lao động nông nghiệp là
4.916 (84%), lao động TTCN, CN là 244 (4,3); thương nghiệp, dịch vụ là 502 (8,5%);
số nhân lực đang trong độ tuổi lao động đi làm việc ngoài địa phương là 187 (3,2%).


14
2.3.2. Khái quát điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội xã Động Đạt, huyện Phú
Lương, tỉnh Thái nguyên
2.3.2.1. Vị trí địa lý
Động Đạt là một xã miền núi thuộc huyện Phú Lương có vị trí địa lý:

+ Phía Đông giáp với xã Yên Lạc
+ Phía Tây giáp với xã Phủ Lý, Hợp Thành của huyện Phú Lương, xã Phúc
Lương, Đức Lương huyện Đại Từ
+ Phía Nam giáp với Thị trấn Đu, xã Phấn Mễ
+ Phía Bắc giáp với xã Yên Đổ
2.3.2.2 Địa hình
Là một xã có nhiều đồi núi nằm rải rác trên toàn bộ địa hình của xã, tạo nên
một địa hình tương đối phức tạp.Độ cao trung bình từ 40-438,3m so với mặt nước
biển mà đỉnh cao nhất là 438,3m. Địa hình của xã nói chung dốc dần từ Bắc xuống
Nam và Từ Tây sang Đông.
2.3.2.3. Khí hậu - Thủy văn:
Khí hậu: Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm bốn
mùa, song chủ yếu là hai màu chính: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 tới
tháng 10, mùa khô từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau.
Thủy văn: Suối Khe Nác chảy dọc từ Bắc xuống Nam đi qua địa bàn xã dài
10,4km nhập sông Đu chảy dọc từ phía Tây Nam xuống phía Nam qua địa bàn xã
dài 3,8km
2.3.2.4. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Với đặc trưng là một xã thuần nông, nền kinh tế Động Đạt chủ yếu phụ thuộc
vào sản xuất nông - lâm nghiệp trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo nghị
quyết trung ương V
2.3.3. Khái quát điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội xã Trung Hội, huyện Định
Hóa, tỉnh Thái Nguyên
2.3.3.1. Vị trí địa lý
Phạm vi ranh giới: Xã Trung Hội nằm ở phía Nam của huyện Định Hóa, cách
trung tâm huyện 5km theo đường tỉnh lộ 268. Có địa giới hành chính được xác định
như sau:
+ Phía Bắc giáp xã Bảo cường.



15
+ Phía Nam giáp xã Xã Bộc Nhiêu và xã Phú Tiến.
+ Phía Đông giáp xã Xã Phượng Tiến và xã Yên Trạch, huyện Phú Lương.
+ Phía Tây giáp Xã Đồng Thịnh.
2.3.3.2. Khí hậu:
Khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc bộ, có 2 mùa mưa
và khô rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 năm trước
đến tháng 3 năm sau (số mưa bình quân 137 ngày), lượng mưa trung bình
1.710mm/năm, tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều, mưa tập trung vào từ
tháng 6 đến tháng 9 chiếm 90 % lượng mưa cả năm
2.3.3.3Thủy văn:
Thuỷ văn: Mạng lưới thủy văn của xã Trung Hội đa dạng bao gồm hệ thống sông
suối khe đập khá dày đặc nên mùa mưa dễ xảy ra lũ lụt cục bộ tại khu vực xung quanh
suối, tuy nhiên vẫn đáp ứng yêu cầu tưới tiêu cho sản xuất
2.3.3.4. Kinh tế:
Trung Hội là một xã thuần nông, có 982 hộ làm nông nghiệp, chiếm 71,4%,
diện tích canh tác bình quân trên 900 m2/khẩu, chủ yếu là trồng lúa, rau màu, cây ăn
quả, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Chăn nuôi tuy phát triển khá nhưng chủ yếu
vẫn là chăn nuôi gia đình quy mô nhỏ, số gia trại chưa nhiều. Ngành nghề nông
thôn có: đan mành cọ, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, mộc… Nhìn chung, ngành
nghề nông thôn nhỏ lẻ, phân tán, tỷ trọng thấp.
2.3.4. Khái quát điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội xã Minh Tiến, huyện Đại
Từ, tỉnh Thái Nguyên
2.3.4.1. Vị trí địa lý
Minh Tiến là một xã thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên..Có địa giới hành
chính được xác định như sau:
+ Phía Bắc giáp với hai xã Phú Đình và Bình Thành thuộc huyện Định Hóa
+ Phía Đông giáp với xã Phúc Lương và xã Đức Lương
+ Phía Nam giáp với xã Phúc Cường
+ Phía Tây Nam giáp với xã Yên Lãng



×