Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

đề tài nghiên cứu lạm phát tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.39 KB, 44 trang )

A.TÓM TẮT
Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam,
lạm phát nổi lên là một vấn đề đáng quan tâm về vai trò của nó đối với sự nghiệp phát
triển kinh tế. Nghiên cứu lạm phát, kiềm chế và chống lạm phát được thực hiện ở
nhiều các quốc gia trên thế giới. Càng ngày cùng với sự phát triển đa dạng và phong phú
của nền kinh tế, và nguyên nhân của lạm phát cũng ngày càng phức tạp. Trong sự
nghiệp phát triển kinh tế thị trường ở nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự
điều tiết của nhà nước, việc nghiên cứu về lạm phát, tìm hiểu nguyên nhân và các
biện pháp chống lạm phát có vai trò to lớn góp phần vào sự nghiệp phát triển của đất
nước.
1.Tính cấp thiết của đề tài
Không lúc nào như thời gian từ năm 2008 đến nay, vấn đề lạm phát và tăng trưởng thu
hút sự quan tâm của nhiều giới khác nhau: từ người dân thường mỗi ngày khi ra chợ có
cảm nhận như mình bị móc túi; các chủ doanh nghiệp phải vật lộn với những toan tính
từ chi phí vật tư, hàng hoá, dịch vụ, lương công nhân đến giá thành, giá bán, thị trường
cung cấp vật tư, hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm; các chủ nhà băng tính toán lãi suất huy
động và cho vay như thế nào vừa để thu hút tiền gửi của người gửi tiền và người vay
vốn có thể chấp nhận với lãi suất cao hơn; các nhà lập pháp, hành pháp và hoạch định
chính sách đau đầu về những đơn thuốc chữa trị cho nền kinh tế khi lâm vào bão bệnh
“lạm phát cường độ cao”, hậu quả là tăng trưởng bị suy giảm, đời sống nhân dân, nhất là
người nghèo, người có thu nhập thấp gặp khó khăn; trong dài hạn, Chính phủ lại lo ngại
khi tăng trưởng kinh tế bị suy giảm gây hậu quả giảm phát, làm cho đời sống của các
tầng lớp dân cư càng gặp khó khăn hơn, sức mua giảm dẫn đến kinh tế bị suy thoái,
những ảnh hưởng tiêu cực từ khủng hoảng tài chính từ nước Mỹ và toàn cầu đang tác
động xấu đến nền kinh tế nước ta, thị trường xuất khẩu hàng hoá bị giảm sút, vốn đầu tư
gián tiếp có nguy cơ bị rút khỏi thị trường chứng khoán, vốn đầu tư trực tiếp không thực
hiện được như cam kết. Để kích thích nền kinh tế, trong lúc tích luỹ của nền kinh tế, dự
trữ ngân sách, dự trữ ngoại hối của nước ta còn rất hạn hẹp, Nhà nước ta không đủ
1



nguồn lực để cung cấp các gói kích thích nền kinh tế như các nước phát triển hoặc như
Trung Quốc, Ấn Độ với hàng trăm tỷ đô la; Nhà nước chỉ có những khoản kích thích
bằng tăng vốn đầu tư trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, trợ cấp
bằng tăng các khoản cho vay, giảm thuế, giảm lãi suất cho vay, tăng lương hoặc giảm
giờ làm việc, giảm giá hàng hoá, dịch vụ hoặc tăng trợ cấp cho các đối tượng chính sách.
Để chỉ rõ thực trạng lạm phát trên thế giới và Việt Nam về lý thuyết và thực nghiệm
nhóm chúng em có một số ý kiến về tình hình lạm phát hiện nay, nếu có ý kiến nào còn
sai sót mong cô sửa chữa và bổ sung thêm, nhóm em xin chân thành cảm ơn.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận về lạm phát.
- Phân tích và đánh giá thực trạng tình hình lạm phát.
- Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng kiềm chế và chống lạm phát.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu, chuyên đề đi sâu vào nhận định tình hình biến động nội tại
chuỗi gia tăng lạm phát, nhìn nhận lý do khách quan của sự biến động, từ đó có cơ sở để
đưa ra những kiến nghị và giải pháp trong công tác quản lý và kiềm chế lạm phát, từ đó
có làm tốt lên công tác ổn định kinh tế vĩ mô.

2


B. NỘI DUNG
1. Lạm phát và những vấn đề
1.1. Các lý thuyết về lạm phát
Khi phân tích lưu thông tiền giấy theo chế độ bản vị vàng, Mác đã khẳng định một
qui luật: “việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn ở số lượng vàng thực sự lưu
thông nhờ các đại diện tiền giấy của mình’’, với qui luật này, khi khối lượng tiền giấy
do nhà nước phát hành và lưu thông vượt quá mức giới hạn số lượng vàng hoặc bạc
mà nó đại diện thì giá trị của tiền giấy sẽ giảm xuống và tình trạng lạm phát xuất hiên.
Có thể xem đây như là một định nghĩa của Mác về lạm phát. Song có những vấn đề cần

phân tích cụ thể hơn. Tiền giấy ở nước ta cũng như ở tất cả các nước khác hiện đều
không theo chế độ bản vị vàng nữa, do vậy người ta có thể phát hành tiền theo nhu cầu
chi của nhà nước, chứ không theo khối lượng vàng mà đồng tiền đại diện. Điều đó
hoàn toàn khác với thời Mác.Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đã xuất hiện nhiều lý
thuyết khác nhau vế lạm phát. Trong số các dó có các lý thuyết chủ yếu là:
Lý thuyết cầu do nhà kinh tế Anh nổi tiếng John Keynes đề xướng. Ông đã qui nguyên
nhân cơ bản của lạm phát về sự biến động cung cầu. Khi mức cung đã đạt đến tột đỉnh
vượt quá mức cầu, dẫn đến đình đốn sản suất, thì nhà nước cần phải tung thêm tiền
vào lưu thông, tăng các khoản chi nhà nước, tăng tín dụng, nghĩa là tăng cầu để đạt
tới mức cân bằng với cung và vượt cung. Khi đó đã xuất hiên lạm phát, và lạm phát ở
đây có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển. Vậy là trong điều kiện nền kinh tế phát
triển có hiệu quả, tiến bộ kỹ thuật được áp dụng tích cực, cơ cấu kinh tế được đổi
mới nhanh và đúng hướng thì lạm phát đã là một công cụ để tăng trưởng kinh tế, chống
suy thoái. Thực tế của các nền kinh tế thị trường trong thời kỳ sau chiến tranh thế
giới thứ hai đã chứng tỏ điều đó. Nhưng khi nền kinh tế đã rơi vào thời kỳ phát triển
kém hiệu quả, tiến bộ kỹ thuật được áp dụng chậm chạp, cơ cấu kinh tế được đổi mới
theo các hướng không đúng hay trì trệ, thiết bị kỹ thuật cũ tồn đọng đầy ứ... thì lạm phát
theo lý thuyết cầu đã không còn là công cụ tăng trưởng kinh tế nữa.
3


Lý thuyết chi phí cho rằng lạm phát nảy sinh do mức tăng các chi phí sản xuất, kinh
doanh đã nhanh hơn mức tăng năng suất lao động. Mức tăng chi phì này chủ yếu là do
tiền lương được tăng lên, giá các nguyên nhiên vật liệu tăng, công nghệ cũ kỹ không
được đổi mới, thể chế quản lý lạc hậu không giảm được chi phí... Đặc biệt là trong
những năm 70 do giá dầu mỏ tăng cao, đã làm cho lạm phát gia tăng ở nhiều nước.
Vậy là chi phí tăng đến mức mà mức tăng năng suất lao động xã hội đã không bù đắp
được mức tăng chi phí khiến cho giá cả tăng cao lạm phát xuất hiện. ở đây suy thoái
kinh tế đã đi liền với lạm phát. Do đo, các giải pháp chống lạm phát không thể
không gắn liền với các giải pháp chống suy thoái. Kể từ cuối những năm 60 nền kinh

tế thế giới đã rơi vào thời kỳ suy thoái với nghĩa là tốc độ tăng trưởng bị chậm lại, kể
từ đó vai trò là công cụ tăng trưởng của lạm phát đã không còn nữa.
Lý thuyết cơ cấu được phổ biến ở nhiều nước đang phát triển. Theo lý thuyết này thì
lạm phát nảy sinh là do sự mất cân đối sâu sắc trong chính cơ cấu cơ của nền kinh tế
mất cân đối giữa tích luỹ và tiêu dùng, giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ,
giữa công nghiệp và nông nghiệp giữa sản xuất và dịch vụ... Chính sự mất cân đối
trong cơ cấu kinh tế đã làm cho nền kinh té phát triển không có hiệu quả, khuyến
khích các lĩnh vực đòi hỏi chi phí tăng cao phát triển. Và xét về mặt này lý thuyết cơ
cấu trùng hợp với lý thuyết chi phí.
Như vậy, lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm cho
chúng bị mất giá, giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên đồng loạt.
1.2. Những đặc trưng của lạm phát
- Hiện tượng gia tăng quá mức của sản lượng tiền có trong lưu thông dẫn đến đồng tiền
bị mất giá.
- Mức giá cả chung tăng lên.
Chính vì vây, khi tính mức độ lạm phát, các nhà kinh tế sử dụng chỉ số giá cả. Chỉ số giá
cả thường được sử dụng nhất là chỉ số giá tiêu dùng (consumer price index – CPI). Chỉ
số này phản ánh mức thay đổi giá cả của một giỏ hàng hóa tiêu dùng so với năm gốc cụ
thể. Thông thường các nhóm chính trong giỏ hàng hóa là thực phẩm, quần áo, nhà cửa,
4


chất đốt, vận tải và y tế. Tuy nhiên, việc sử dụng chỉ số CPI để đo lường lạm phát không
phải là không có những hạn chế:
+ CPI phản ánh tỷ lệ cố định của mỗi mặt hàng theo ý nghĩa kinh tế của nó. Nhiều lúc,
khi giá cả những nhóm mặt hàng tiêu dùng bị tăng giá quá cao thì người tiêu dùng có
khuynh hướng sử dụng những hàng hóa khác thay thế cho những hàng hóa có mức giá
tương đối đắt đỏ.
+ CPI không phản ánh một cách chính xác những thay đổi về chất lượng hàng hóa.
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy nếu những thay đổi về chất lượng hàng hóa được

tính đến một cách thích đáng thì tốc độ tăng của CPI không tăng lên với tốc độ nhanh
trong những năm vừa qua.
Ngoài chỉ số tiêu dùng được sử dụng rộng rãi nhất để tính chỉ số lạm phát, người ta còn
sử dụng các chỉ số giá khác như chỉ số giá cả sản xuất, chỉ số “giảm lạm phát GNP”. Chỉ
số giá cả sản xuất là chỉ số giá bán buôn, nó được xây dựng để tính giá cả trong lần bán
đầu tiên và được tính rất chi tiết vì nó bao gồm rất nhiều sản phẩm được lựa chọn. Chỉ
số “giảm lạm phát GNP” là chỉ số giá cả cho toàn bộ GNP, nó chính là tỷ lệ của GNP
danh nghĩa so với GNP thực tế. Chỉ số “giảm lạm phát GNP” bao gồm tât cả các loại
hàng hóa và dịch vụ trong GNP, do đó nó phản ánh khác toán diện hơn chỉ số giá tiêu
dùng.
1.3. PHÂN LOẠI LẠM PHÁT
Do biểu hiện đặc trưng của lạm phát là sự tăng lên của giá cả hàng hóa, nên các nhà kinh
tế thường dựa vào tỷ lệ tăng giá để làm căn cứ phân loại lạm phát ra thành ba mức độ
khác nhau:
1.3.1. Lạm phát vừa phải
Loại lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng chậm ở mức độ một con số hàng năm
(dưới 10% một năm). Lạm phát vừa phải còn được gọi là lạm phát nước kiệu hay lạm
phát một con số. Loại lạm phát này thường được các nước duy trì như một chất xác tác
để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
1.3.2 Lạm phát cao
5


Loại lạm phát xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng ở mức độ hai con số hàng năm (từ 10% 100% một năm). Lạm phát cao còn được gọi là lạm phát phi mã. Thật ra, cũng có một số
nhà kinh tế quan điểm cho rằng thuộc loại phi mã bao gồm cả lạm phát ở mức độ ba con
số (như 100%, 200%..). Lạm phát phi mã gây ra nhiều tác hại đến sự phát triển kinh tế xã hội.
1.3.3. Siêu lạm phát
Loại lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng ở mức độ ba con số hàng năm trở lên.
Siêu lạm phát còn được gọi là lạm phát siêu tốc. Không có điều gì là tốt khi nền kinh tế
rơi vào tình trạng siêu lạm phát. Người ta thường ví siêu lạm phát như căn bệnh ung thư

gây chết người, có những tác hại rất lớn đến nền kinh tế - xã hội.
1.4. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát
1.4.1. Lạm phát do cầu kéo
Lạm phát do cầu kéo xảy ra do tổng cầu tăng, đặc biệt khi sản lượng đã đạt hoặc vượt
quá mức tự nhiên. Thực ra đây cũng là một cách định nghĩa về lạm phát dựa vào nguyên
nhân gây ra lạm phát: lạm phát được coi là do sự tồn tại của một mức cầu quá cao. Theo
lý thuyết này nguyên nhân của tình trạng dư cầu được giải thích do nền kinh tế chi tiêu
nhiều hơn năng lực sản xuất. Tuy nhiên để cho định nghĩa này có sức thuyết phục thì cần
phải giải thích tại sao chi tiêu lại liên tục lớn hơn mức sản xuất. Chúng ta sẽ lần lượt
xem xét các thành tố của tổng cầu. Lạm phát có thể hình thành khi xuất hiện sự gia tăng
đột biến trong nhu cầu về tiêu dùng và đầu tư. Chẳng hạn, khi có những làn sóng mua
sắm mới làm tăng mạnh tiêu dùng, giá cả của những mặt hàng này sẽ tăng, làm cho lạm
phát dâng lên và ngược lại. Tương tự, lạm phát cũng phụ thuộc vào sự biến động trong
nhu cầu đầu tư: sự lạc quan của các nhà đầu tư làm tăng nhu cầu đầu tư và do đó đẩy
mức giá tăng lên.
Trong nhiều trường hợp, lạm phát thường bắt nguồn từ sự gia tăng quá mức trong các
chương trình chi tiêu của chính phủ. Khi chính phủ quyết định tăng chi tiêu cho tiêu
dùng và đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng, thì mức giá sẽ tăng. Ngược lại, khi chính

6


phủ quyết định cắt giảm các chương trình chi tiêu công cộng, hoặc các công trình đầu tư
lớn đã kết thúc, thì mức giá sẽ giảm.
Lạm phát cũng có nguyên nhân từ nhu cầu xuất khẩu. Tuy nhiên, hàng xuất khẩu tác
động tới lạm phát trong nước theo một cách khác: khi nhu cầu xuất khẩu tăng, lượng còn
lại để cung ứng trong nước giảm và do vậy làm tăng mức giá trong nước. Ngoài ra, nhu
cầu xuất khẩu và luồng vốn chảy vào cũng có thể gây ra lạm phát, đặc biệt trong chế độ
tỷ giá hối đoái cố định, vì điều này có thể là nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng lượng tiền
cung ứng. Tình hình ngược lại sẽ xảy ra khi nhu cầu xuất khẩu và luồng vốn nước ngoài

chảy vào giảm do nền kinh tế thế giới hay trong khu vực lâm vào suy thoái.
1.4.2. Lạm phát do chi phí đẩy
Lạm phát cũng có thể xảy ra khi một số loại chi phí đồng loạt tăng lên trong toàn bộ nền
kinh tế. Trong đồ thị tổng cung-tổng cầu, một cú sốc như vậy sẽ làm đường tổng cung
dịch chuyển lên trên và sang bên trái. Trong bối cảnh đó, mọi biến số kinh tế vĩ mô trong
nền kinh tế đều biến động theo chiều hướng bất lợi: sản lượng giảm, cả thất nghiệp và
lạm phát đều tăng. Chính vì vậy, loại lạm phát này được gọi là lạm phát do chi phí đẩy
hay lạm phát đi kèm suy thoái (stagflation). Ba loại chi phí thường gây ra lạm phát là:
tiền lương, thuế gián thu và giá nguyên liệu nhập khẩu. Khi công đoàn thành công trong
việc đẩy tiền lương lên cao, các doanh nghiệp sẽ tìm cách tăng giá và kết quả là lạm phát
xuất hiện. Vòng xoáy đi lên của tiền lương và giá cả sẽ tiếp diễn và trở nên nghiêm
trọng nếu chính phủ tìm cách tránh suy thoái bằng cách mở rộng tiền tệ.
Việc chính phủ tăng những loại thuế tác động đồng thời đến tất cả các nhà sản xuất
cũng có thể gây ra lạm phát. Ở đây, thuế gián thu (kể cả thuế nhập khẩu, các loại lệ phí
bắt buộc) đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, vì chúng tác động trực tiếp tới giá cả
hàng hoá. Nếu so sánh với các nước phát triển là những nước có tỷ lệ thuế trực thu cao,
chúng ta có thể nhận định rằng ở các nước đang phát triển, nơi mà thuế gián thu chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu từ thuế, thì thay đổi thuế gián thu dường như có tác
động mạnh hơn tới lạm phát.
1.4.3 Lạm phát do những nguyên nhân dẫn tới sự thiếu hụt mức cung :
7


Cung không đủ đáp ứng khi cầu có xu hướng tăng lên khi nền kinh tế đạt mức toàn dụng
mức cung hàng hóa và dịch vụ trên thị trường có khuynh hướng giảm dần, không đáp
ứng tốt cầu tăng lên của thị trường làm giá tăng lên.
1.5. Tình trạng lạm phát trên thế giới và Việt Nam
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ta từ năm 1986 đến nay, nền kinh tế nước ta liên
tục tăng trưởng với tỷ lệ cao trên 7% trong hơn 20 năm qua (trong 5 năm 2003-2007
GDP tăng bình quân trên 8%/năm). Đời sống nhân dân được tăng lên, thu nhập GDP

bình quân đầu người từ 402 USD năm 2000 tăng lên 836 USD năm 2007, số hộ nghèo
giảm dần, đời sống nông dân cải thiện rõ rệt, nhiều công trình kinh tế xã hội được hoàn
thành, hội nhập sâu rộng với các nước trên thế giới (tổng kim ngạch xuất nhập khẩu VN
năm 2007 chiếm 156% GDP), gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO... VN được
các nước trên thế giới đánh giá tốt và khen ngợi.
Hiện nay nước ta đang đứng trước khó khăn thực sự, chỉ số giá cả tiêu dùng tăng nhanh
năm 2007 là 12.63% và 3 tháng đầu năm 2008 tăng trên 9%, đặc biệt là cán cân thương
mại năm 2007 thâm hụt lớn, nhập khẩu 62,7 tỷ USD tăng +39.6% so với năm 2006, xuất
khẩu 48.6 tỷ USD tăng 21,9%, nhập siêu 14,1 tỷ USD (năm 2006 nhập siêu 5 tỷ USD),
nhập siêu chiếm tỷ lệ rất đáng lo ngại 19,8%GDP (lưu ý việc nhập siêu tăng nhanh có
yếu tố giá cả thế giới (xăng dầu, sắt thép, sợi bông, chất dẻo..) tăng cao do đồng USD
yếu), cán cân vãng lai thâm hụt ở tỷ lệ cao trên 6% GDP ở mức đáng lo ngại…
Kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn suy giảm mạnh 4,9% năm 2007, dự báo xuống
4% năm 2008, thương mại quốc tế giảm mạnh so với năm 2006. Nền kinh tế Mỹ (chiếm
¼ GDP toàn thế giới) đang suy giảm chuyển qua suy thoái, ảnh hưởng đến giá cả
nguyên vật liệu, lương thực thực phẩm trên thế giới gia tăng đột biến, lạm phát xảy ra ở
nhiều nước, thị trường tài chính thế giới thiệt hại khoảng 3500 tỷ USD.Vì vậy bài toán
kiềm chế lạm phát ở nước ta hiện nay là bài toán phức tạp và vô cùng khó khăn, vừa
kiềm chế lạm phát, vừa đảm bảo tăng trưởng. Do đó, khi triển khai giải pháp kiềm chế
lạm phát, cần có sự đồng thuận và chia sẻ của các cấp, của mọi người, của người đi vay
và người cho vay, giữa ngân hàng và doanh nghiệp, giữa Ngân hàng Nhà nước và ngân
8


hàng thương mại, giữa người gởi tiền và ngân hàng huy động vốn, giữa tổ chức xuất
khẩu với tổ chức nhập khẩu, giữa cái riêng và cái chung… Phải sử dụng cả giải pháp
“Tây Y và Đông y”, giải pháp ngắn hạn (tỷ giá, lãi suất, hạn mức, thắt lưng buộc bụng,
trợ giá, trợ cấp…) và dài hạn (kiểm soát tín dụng, chi tiêu công, nâng cao năng lực sản
xuất trong nước, tăng năng suất lao động…). Đặc biệt cần bình tĩnh đối phó vì chúng ta
đã có nhiều kinh nghiệm chống lạm phát thành công, trong những năm 1986 - 1988 lạm

phát trên 300%/năm, năm 1991 lạm phát là 61.5%, năm 1994 lạm phát là 12.7%…. năm
2007 lạm phát bùng nổ trở lại trên thế giới và VN
1.6. Tác động của lạm phát
Lạm phát (inflation) có ảnh hưởng nhất định nhất định đến sự phát triển kinh tế - xã hội
tùy theo mức độ của nó. Nhìn chung, lạm phát vừa phải có thể đem lại những điều lợi
bên cạnh những tác hại không đáng kể. Lạm phát vừa phải (lạm phát một con số) có tác
dụng tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội.
Nhà kinh tế đoạt giải Nobel James Tobin nhận định rằng lạm phát (tỷ lệ tăng giá mang
giá trị dương) vừa phải sẽ có lợi cho nền kinh tế. Ông dùng từ "dầu bôi trơn" để miêu tả
tác động tích cực của lạm phát. Mức lạm phát vừa phải làm cho chi phí thực tế mà nhà
sản xuất phải chịu để mua đầu vào lao động giảm đi. Điều này khuyến khích nhà sản
xuất đầu tư mở rộng sản xuất. Việc làm được tạo thêm. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm.
Còn lạm phát cao và siêu lạm phát gây ra những tác hại nghiêm trọng đối với kinh tế và
đời sống. Tác động của lạm phát còn tùy thuộc vào lạm phát đó có dự đoán trước được
hay không, nghĩa là công chúng và các thể chế có tiên tri được mức độ lạm phát hay sự
thay đổi mức độ lạm phát là một điều bất ngờ. Nếu như lạm phát hoàn toàn có thể dự
đoán trước được thì lạm phát không gây nên gánh nặng kinh tế lớn bởi người ta có thể
có những giải pháp để thích nghi với nó. Lạm phát không dự đoán trước được sẽ dẫn đến
những đầu tư sai lầm và phân phối lại thu nhập một cách ngẫu nhiên làm mất tinh thần
và sinh lực của nền kinh tế. Tác động đến lãi suất.
Lãi suất là 1 biến số kinh tế nhạy cảm, sự thay đổi của lãi suất sẽ tác động đến hành vi
sản xuất và tiêu dùng của xã hộ. Về phương diện lý thuyết cũng như thực tế các nước đã
9


chứng minh sự thay đổi lãi suất thực sẽ tác động nhạy cảm đến sản lượng và giá cả vì
vậy NHTƯ đã rất coi trong việc việc điều tiết lãi suất nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng
của chính sách tiền tệ là kiềm chế lạm phát và góp phần tăng trưởng kinh tế.
Hệ thống ngân hàng trung ương phải luôn duy trì tính ổn định giữa tài sản nợ và tài sản
có.

Lợi nhuận của ngân hàng = lãi suất đầu ra – lãi suất đầu vào – chi phí ngân hàng
Vậy lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát.
Khi tỷ lệ lạm phát có xu hướng tăng muốn giữ cho lãi suất thực ổn định thì phải tăng lãi
suất danh nghĩa. Tác động đến thu nhập thực tế của người lao động
Khi lạm phát xảy ra, tiền lương tối thiểu thường tăng không đủ bù đắp mức tăng giá.
Nguồn thu từ nông nghiệp không "lại" được với tăng giá đầu vào như thuốc trừ sâu,
phân bón, thức ăn chăn nuôi, xăng dầu cho vận chuyển, chưa kể, còn chịu rủi ro từ thiên
tai, dịch bệnh. Năm 2008, khi thu nhập người dân chỉ tăng 10-20% thì giá các sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ đã tăng tới 30-50%.
Khác với người giàu, tổng thu nhập eo hẹp khiến cho việc chi tiêu cho những nhu cầu tối
thiểu của người nghèo là duy trì sự sống, mua lương thực thực phẩm, chất đốt luôn
chiếm tỷ trọng cao nhất, tới 65,1%. Còn chi cho những nhu cầu thuộc về chất lượng
sống như nhà ở, điện, nước, vệ sinh, y tế, giáo dục, giải trí... chỉ chiếm 34,9%. Với
người giàu, việc ăn uống chỉ tiêu khoảng 45,9% tổng thu nhập, còn lại 54,1% là dành
cho các nhu cầu về sức khỏe, giải trí và điều kiện sống khác.
Tiền lương, tiền công tăng lên chỉ là danh nghĩa, không đủ bù đắp mức tăng giá sinh
hoạt. Trong khi đó, đây lại là nguồn thu nhập chính của công nhân, lao động tự do, lao
động phổ thông. Nghịch lý này đã đẩy quan hệ lao động ở các nhà máy, khu công nghiệp
trở nên căng thẳng. Lạm phát có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống kinh tế xã hội. Tác
động phân phối lại thu nhập và của cải. Tác động chính của lạm phát về mặt phân phối
phát sinh từ những loại khác nhau trong các loại tài sản và nợ nần của nhân dân. Khi lạm
phát xảy ra, những ngươi có tài sản, những người đang vay nợ là có lợi vì giá cả của các
loại tài sản nói chung đều tăng lên, con giá trị đồng tiền thì giảm xuống. Ngược lại,
10


những người làm công ăn lương, những người gửi tiền, những người cho vay là bị thiệt
hại. Để tránh thiệt hại, một số nhà kinh tế đưa ra cách thức giải quyết đơn giản là lãi suất
cần được điều chỉnh cho phù hợp với tỷ lệ lạm phát. Ví dụ, lãi suất thực la 3%, tỷ lệ tăng
giá là 9%, thì lãi suất danh nghĩa là 12%. Tuy nhiên, một sự điều chỉnh cho lãi suất phù

hợp tỷ lệ lạm phát chỉ có thể thực hiện được trong điều lạm phát ở mức độ thấp.Tác
động đến phát triển kinh tế và việc làm
Trong điều kiện nền kinh tế chưa dạt đến mức toàn dụng, lạm phát vừa phải thúc đẩy sự
phát triển kinh tế vì nó có tác dụng làm tăng khối tiền tệ trong lưu thông, cung cấp thêm
vốn cho các đơn vị sản suất kinh doanh, kích thích sự tiêu dùng của chính phủ và nhân
dân. Giữa lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ nghịch biến: khi lạm phát tăng lên thì
thất nghiệp giảm xuống và ngược lại khi thất nghiệp giảm xuống thì lạm phát tăng lên.
Nhà linh tế học A.W. Phillips đã đưa ra “Lý thuyết đánh đổi giữa lạm phát và việc làm”,
theo đó một nước có thể mua một mức độ thất nghiệp tháp hơn nếu sẵn sàng trả giá bằng
một tỷ lệ lạm phát cao hơn. Các tác động khác:
Trong điều kiện lạm phát cao và không dự đoán được, cơ cấu nền kinh tế dễ bị mất cân
đối vì khi đó các nhà kinh doanh thường hướng đầu tư vào những khu vực hàng hóa có
giá cả tăng lên cao, nhưng ngành sản suất có chu kỳ ngắn, thời gian thu hồi vốn nhanh,
hạn chế đầu tư vào những ngành sản suất có chu kỳ dài, thời gian thu hồi vốn chậm vì có
nguy cơ gặp phải nhiều rủi ro.
Trong lĩnh vực lưu thông, khi vật giá tăng quá nhanh thì tình trạng đầu cơ, tích trữ hàng
hóa thường là hiện tượng phổ biến, gây nên mất cân đối giả tạo làm cho lưu thông càng
thêm rối loạn.
Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, lạm phát xảy ra lam tăng tỷ giá hối đoái.
Sự mất giá của tiền trong nước so với ngoại tệ tạo điều kiện tăng cường tính cạnh tranh
của hàng xuất khẩu, tuy nhiên nó gây bất lợi cho hoạt động nhập khẩu.
Lạm phát cao và siêu lạm phát làm cho hoạt động của hệ thống tín dụng rơi vào tình
trạng khủng hoảng. Nguồn tiền trong xã hội bị sụt giảm nhanh chóng,nhiều ngân hàng bị
phá sản vì mất khả năng thanh toán, lam phát phát triển nhanh, biểu giá thường xuyên
11


thay đổi làm cho lượng thông tin được bao hàm trong giá cả bị phá hủy, các tính toán
kinh tế bị sai lệch nhiều theo thời gian, từ đó gây khó khăn cho các hoạt động đầu tư.
Lạm phát gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước bằng việc bào mòn giá trị thực của

những khoản công phí.ngoài ra lạm phát cao kéo dài và không dự đoán trước được làm
cho nguồn thu ngân sách nhà nước bị giảm do sản xuất bị suy thoái.
Tuy nhiên, lạm phát cũng có tác động làm gia tăng số thuế nhà nước thu được trong
những trường hợp nhất định. Nếu hệ thống thuế tăng dần (thuế suất lũy tiến) thì tỷ lệ lạm
phát cao hơn sẽ đẩy người ta nhanh hơn sang nhóm phải đóng thuế cao hơn, và như vậy
chính phủ có thể thu được nhiều thuế hơn mà không phải thông qua luật. Trong thời kỳ
lạm phát giá cả hàng hóa – dịch vụ tăng lên một cách vững chắc, bên cạnh đó tiền lương
danh nghĩa cũng theo xu hướng tăng lên, vì vậy thu nhập thực tế của người lao động nói
chung có thể vững hoặc tăng lên, hoặc giảm đi chứ không phải bao giờ cũng suy giảm.
Tóm lại: Hậu quả của lạm phát rất nặng nề và nghiêm trọng. Lạm phát gây ra hậu quả
đến toàn bộ đời sống kinh tế xã hội của môi nước. Lạm phát làm cho việc phân phối lại
sản phẩm xã hội và thu nhập trong nền kinh tế qua giá cả đều khiến quá trình phân hóa
giàu nghèo nghiêm trọng hơn. Lạm phát làm cho một nhóm này nhiều lợi nhuận trong
khi nhóm khác bị thiệt hại nặng nề. Nhưng suy cho cùng, gánh nặng của lạm phát lại đè
lên vai của người lao động, chính người lao động là người gánh chịu mọi hậu quả của
lạm phát.
Chính vì các tác hại trên, việc kiểm soát lạm phát, giữ lạm phát ở mức độ hợp lý và tỷ lệ
lạm phát thấp (Tỷ lệ lạm phát phù hợp với nhịp độ tăng trưởng kinh tế) trở thành một
trong những mục tiêu lớn của kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, mục tiêu kiềm chế lạm phát
không đồng nghĩa với việc đưa tỷ lệ lạm phát bằng không. Bởi lẽ, lạm phát không hoàn
toàn tiêu cực, nếu duy trì lạm phát ở một mức độ vừa phải, kiềm chế điều tiết được mức
lạm phát đó thì có lợi cho sự phát triển kinh tế, lạm phát đó không còn là một căn bệnh
nguy hiểm nữa mà nó lại trở thành một công cụ điều tiết kinh tế.
2. Diễn biến lạm phát
2.1. Lạm phát giai đoạn 1986 - 1992
12





Giai đoạn trước 1986:

Từ năm 1976 đến 1986 là giai đoạn không có lạm phát theo quan niệm chính thống của
Nhà nước XHCN nói chung và của Việt Nam nói riêng, và các vấn đề lạm phát được
quy vào xử lý ở các mặt “giá-lương-tiền” thông qua việc bù giá vào lương, đổi tiền năm
1985. Tuy nhiên, xuyên suốt thời kỳ này, lạm phát vẫn âm ý, chờ bùng phát vào giai
đoạn sau với mức lạm phát phi mã diễn ra với mức tăng trung bình của giá cả là
52%/năm. Sức mua đồng VN giảm, chi phí tăng cao do quản lý kém và điều kiện sản
xuất thay đổi gây mất cung cầu và xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, dịch vụ trong
xã hội.
(biểu đồ)


Giai đoạn 1986 – 1988

Siêu lạm phát hoành hành ở nước ta trong ba năm 1986-1987-1988 với mức gia tăng đều
là 3 con số. Đỉnh cao là vào năm 1986 khi chỉ số lạm phát lúc này là 774.7%, giá bình
quân 1986 bằng 570% giá bình quân 1985 và siêu lạm phát ảnh hưởng bao trùm lên mọi
lĩnh vực, từ sản xuất, tiêu dùng, tài chính, tín dụng, đời sống nhân dân và đe dọa sự ổn
định về mặt chính trị của đất nước.
-

Tình hình thế giới:

Năm 1985, Gorbachov đã nên nắm chính quyền tại Liên xô, cùng với sự sụp đổ của các
nước Đông Âu cũ, Việt Nam bị cắt giảm nguồn viện trợ từ nước ngoài và đến năm 1991
thì bị cắt hẳn. Do đó, nguyên vật liệu đầu vào như sắt thép, dầu hoả, máy móc thiết
bị....Việt Nam hoàn toàn phải mua với giá cao làm cho chi phí sản xuất tăng nhanh. Lạm
phát chi phí đẩy xảy ra, CP VN in thêm tiền để tăng mức cung tiền để hỗ trợ các DN
quốc doanh dẩn đến lạm phát tiền tệ, đẩy chỉ số lạm phát lên cao hơn nữa.

-

Tình hình trong nước:

Nguyên nhân đầu tiên là do bội chi ngân sách tăng vọt, tình trạng bội chi tăng lên rất
nhanh trong những năm này, ví dụ như bội chi năm 1986 gấp đôi 1985 và bội chi năm
1987 gấp 20 lần năm 1984. Điều này là do Nhà nước luôn phải bù lỗ, bù giá cho các
doanh nghiệp quốc doanh cũng như nhập khẩu phục vụ đời sống.
13


Bên cạnh đó, siêu lạm phát còn là hệ quả của các chính sách kinh tế sai lầm. Điển hình
nhất là cuộc cải cách giá, tiền lương, tiền mà đỉnh cao là sự kiện đổi tiền vào tháng
9/1985 và lạm phát cũng bùng nổ ngay sau đó. Và đến năm 1987, Nhà nước công bố
mức giá giới hạn cho các mặt hàng thiết yếu quan trọng, đây là giá cả “phi thị trường”,
gây kiềm hãm sản xuất và thiếu hụt sản phẩm.
Đến năm 1987 do thiên tai, sản lượng lương thực cuối năm giảm 3,5% và đầu năm 1988
một số địa phương miền Bắc bị đói, giá cả lên cao, lạm phát chi phí đẩy lại tiếp diễn.
.Đứng trước tình hình đó, dân chúng tích trữ hàng hoá , lương thực, vàng và đô la càng
nhièu vì lo sợ rằng đồng Việt Nam sẽ còn mất giá tạo nên cầu giả tạo, giá cả tăng cao
dẫn đến lạm phát cầu kéo, với tỉ lệ lạm phát là 223,1%, mức tăng trưởng GDP chỉ là
3,78%.


Giai đoạn 1988 – 1992

Nếu như tỷ lệ lạm phát ở mức đỉnh điểm là 774% vào năm 1986 thì đã giảm xuống còn
34.7% vào năm 1989, đặc biệt từ năm 1992 giảm xuống 17,6% và đến năm 1993 tỉ lệ
lạm phát giảm xuống một chữ số là 5,2%. Kinh tế cũng bắt đầu tăng trưởng khá với tốc
độ tăng GDP vào các năm 1988, 1989, 1990 lần lượt là 6.0%, 4.7% và 5.1%. Điều này

cho thấy nước ta đã có những biện pháp tương đối có hiệu quả để kiềm chế và kiểm soát
lạm phát cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, điển hình là sự thay đổi của chính sách
tiền tệ.
-

Chính sách về lãi suất:

Thực hiện chính sách lãi suất thực dương (lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa - tỉ lệ lạm
phát ), tức là nâng lãi suất tiết kiệm lớn hơn tỉ lệ lạm phát nên lượng tiền gửi vào ngân
hàng tăng mạnh, thu hồi lượng tiền trong lưu thông về nhằm làm giảm cầu tiền trên thị
trường. Đồng thời, NHNN tăng lãi suất cho vay đối với các DN lên cao (chống bao cấp
vốn thông qua tín dụng lãi suất thấp) dẫn đến các DN phải sử dụng đồng vốn hiệu quả và
không thể trục lợi riêng.

14


Tuy nhiên, để phát triển sản xuất và giải quyết thất nghiệp, NHNN từng bước giảm dần
lãi suất cho vay thông qua việc giảm dần lãi suất huy động từ 12% xuống 9% rồi
6%/năm; 1,4% xuống 0,9% rồi 0,85%/ tháng.
-

Chính sách về tỉ giá hối đoái:

NHNN có bước tiến quan trọng trong điều chỉnh tỉ giá hối đoái sát với tỉ giá của thị
trường tự do, phù hợp với nhu cầu của thị trường. Một trong những quyết định quan
trọng ghi nhận được lúc đó là việc lần đầu tiên mạnh tay nới lỏng tỷ giá USD/VND vào
cuối năm 1988 và tiếp tục cơ chế linh hoạt đến năm 1991, trước khi bước vào giai đoạn
đóng băng tỷ giá từ năm 1992. Tỉ giá hối đoái trước đây chỉ sử dụng cho mục đích kế
toán chứ không phản ánh đúng các khoản chi phí thực tế. Việc áp dụng tỉ giá hối đoái

thực tế đã làm cho người dân không còn tích trữ hàng hoá , vàng, đô la mà bắt đầu tích
luỹ bằng đồng nội tệ.
Từ năm 1990, NHNN đã cải cách mạnh mẽ việc xây dựng và điều hành chính sách tiền
tệ . Đã xác định được khối lượng tiền cung ứng hàng năm phù hợp với múc tiêu tăng
trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát. Sự thay đổi tỉ giá đã có tác động rất mạnh đến cán
cân thương mại. Nếu chỉ xét trong khu vực giao dịch bằng USD, xuất khẩu trong giai
đoạn từ 1989 đến 1992 bình quân tăng 50% mỗi năm. Tỉ lệ nhập siêu so với xuất khẩu
đã lập tức giảm mạnh từ 47,6% trong năm 1986 xuống gần như cân bằng vào năm 1989
và thậm chí đã có xuất siêu vào năm 1990.
2.2. Lạm phát giai đoạn 1992 - 2000
Trong giai đoạn này được chia làm 2 giai đoạn nhỏ


Giai đoạn 1992-1998
Trong giai đoạn này nhìn chung mức lạm phát đã giảm và ổn định hơn so với thời

kì trước đó. Tuy nhiên, vì những chính sách vĩ mô không thận trọng nên đã làm cho làm
phát có xu hướng tăng trở lại (1994:14,4%). Nguyên nhân gây nên lạm phát trong thời kì
này phải kể đến đó là :
-

Lạm phát xảy ra là do hiện tượng cầu kéo : Đến năm 1993, cùng với việc đầu tư

nước ngoài tăng cao (tăng 85,6% so với năm 1992) là việc các hãng nước ngoài chuyển
15


lợi nhuận về nước, do đó cầu ngoại tệ tăng cao làm cho giá USD tăng, đồng tiền Việt
Nam bị giảm giá từ 10.600 đồng/1USD vào năm 1993 đến 11.050đồng/1USD năm
1995. điều này tác động làm cán cân thương mại được cải thiện , do đó, tổng cầu trong

nền kinh tế tăng.
-

Lạm phát thời kỳ này xảy ra còn do chi phí đẩy: Vào thời kỳ này, giá cả n số mặt

hàng được điều chỉnh như giá xi măng, giá điện, giá xăng, làm cho chi phí đầu vào tăng
mạnh, cung giảm , đẩy giá cả lên cao, gây lên lạm phát chi phí đẩy.
Trong tình hình này nhà nước đã có những chính sách để kiềm chế lạm phát mà
mục đích ở đây là giám sát mức cung tiền tệ. Bao gồm:
-

NHNN đã bán trái phiếu, tín phiếu gần 2000 tỷ VNĐ kỳ hạn 2-3 tháng mà người

mua là các ngân hàng thương mại
-

NHNN hạ mức tín dụng và kiểm soát chặt chẽ hạn mức tín dụng tái cấp vốn đối

với các NHTM và hạn mức của NHTM đối với nền kinh tế .
-

Buộc các TCTD phải thực hiện dự trữ bắt buộc mở rộng, năm 1995 quy định tiền

gửi dự trữ bắt buộc và tiền thanh toán được thống nhất vào một tài khoản, tỉ lệ dự trữ bắt
buộc áp dụng cho tất cả các TCTD là 10% cho các loại tiền gửi
dưới một năm.
-

Tăng cường quản lý ngoại hối. tỉ giá ngoại tệ ổn định, cầu giả tạo về ngoại tệ,


vàng, một số mặt hàng khác giảm xuống làm cho nhiều mặt hàng giảm xuống, lạm phát
được kiểm soát.
-

Nâng lãi suất chiết khấu làm giảm việc vay của các NHTM



Giai đoạn 1999-2001
Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 làm cho

nước ta chịu sức ép ngày càng tăng. Kinh tế trải qua hiện tượng giảm giá liên tục, sức
mua giảm sút, đầu tư nước ngoài và xuất khẩu có dấu hiệu suy giảm, sản xuất trong
nước rơi vào tình trạng trì trệ, hàng hoá ứ đọng nhiều, tỉ lệ thất nghiệp gia tăng...Biểu
hiện của sự suy giảm này đó là giá cả giảm liên tục trong 8 tháng liền, từ tháng 3 tới
tháng 12. Năm 2000, CPI cả năm giảm 0,6% so với năm 1999, Sáu tháng đầu năm 2001
16


CPI vẫn giảm, CPI tháng 6/2001 giảm 0,3% so với tháng 6/2000 và giảm 0,7% so với
tháng 12/2000, Theo báo cáo của IMF có đến 60% doanh nghiệp nhà nước bị thua lỗ,
trong đó 16% là thua lỗ triền mien, Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm: từ tốc độ tăng
trưởng GDP năm 1996 là 9,34% xuống còn 8,15% năm 1997, 5,8% năm 1998, 4,8%
năm 1999 và 6,75% năm 2000. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là:
- Giá cả các loại hàng nông sản giảm mạnh đặc biệt là hàng lương thực, từ đó làm giảm
sức mua của những người nông dân và kèm theo đó là giảm sức mua với những mặc
hàng công nghiệp. Chỉ số CPI giảm từ đó kéo theo sức mua giảm và giá cả hàng hóa
giảm theo.
- Tình trạng vốn ứ đọng ở các ngân hàng phản ánh người có tiền không muốn bỏ vốn
vào đầu tư. Nợ khó đòi và nợ quá hạn ở các ngân hàng lớn.

- Đầu tư nước ngoài suy giảm mạnh. Tốc độ giảm trung bình khoảng 24%/ năm trong
giai đoạn 1997 – 2000.
- Tỉ lệ tăng trưởng giá trị xuất khẩu giảm sút do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
Chính tiền tệ Châu Á.
- Trong khi nước ta đang duy trì ổn định tỉ giá thì các đồi tác thương mại trong khu vực
phá giá đồng tiền làm cho nhiều mặt hàng trong nước đắt hơn hàng ngoại, chúng ta lâm
vào thế cạnh tranh không thuận lợi so với bên ngoài.
Các biện pháp mà chính phủ thực hiện để kiềm chế lạm phát:
 Sử dụng chính sách tiền tệ:
-

NHNN liên tục cắt giảm trần lãi suất cho vay. Năm 1999, NHNN 5 lần điều chỉnh

lãi suất cho vay trung và dài hạn từ 1,25%/ tháng xuông còn 0,85%/ tháng, 4 lần điều
chỉnh lãi suất tái cấp vốn từ 1,1%/ tháng xuống còn 0,55/ tháng, Năm 2000, NHNN bỏ
lãi suất trần, chuyển sang điều hành theo lãi suất cơ bản, tạo điều kiện cho cung- cầu về
vốn theo cơ chế thị trưòng và các NHTM chủ động hơn trong kinh doanh. Lãi xuất tiền
gửi của hệ thống ngân hàng cũng liên tục giảm xuống đến mức thấp nhất từ trước đến
nay. Chính phủ và NHNN ban hành các văn bản nhằm nới lỏng các điều kiện vay vốn
cho khu vực nông thôn.
17


-

Đối với hoạt động xuất nhập khẩu, với thuế suất VAT bằng 0% và hàng hoá xuất

khẩu được hoàn thuế VAT đã nộp, đây thức chất là hình thức trợ giá của nhà nước đối
với hàng hoá xuất khẩu.
-


Hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta, trong đó có luật đầu tư nước ngoài, đã

tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
2.3. Lạm phát giai đoạn 2000 – 2011
2.3.1. Thực trạng
Năm 2000: Xảy ra hiện tượng giảm phát ( tỷ lệ lạm phát năm 2000 là -0,6%)
Lạm phát trung bình giai đoạn 2001-2006 là 5,2%/năm, giai đoạn này lạm phát đã
tăng trở lại nhưng còn ở mức độ vừa phải
Tỷ lệ lạm phát trung bình 2007 – 2011 là 11,5%/năm, cao gấp hơn 2 lần giai đoạn
2002-2006.
2.3.2. Bối cảnh kinh tế giai đoạn 2000-2011
Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 khiến kinh tế Việt Nam suy giảm trong
thời kì 1999 – 2001 : sức mua giảm sút, đầu tư nước ngoài và xuất khẩu có dấu hiệu suy
giảm , sản xuất trong nước rơi vào tình trạng trì trệ, hàng hoá ứ đọng nhiều, giảm giá
liên tục.
Trước tình hình đó, từ năm 2000, một kế hoạch kích thích kinh tế đã được thực
hiện, giúp lấy lại đà tăng trưởng.
Năm 2007, kinh tế Việt Nam có nhiều sự kiện, hiện tượng đáng chú ý. Đó là:
+ Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO
+ Vốn đầu tư nước ngoài năm 2007 tăng gần gấp 2 lần so với năm 2006.
+ Năm 2007 nhập siêu cũng tăng mạnh so với 2006, những năm sau đó tuy có thời điểm
nhập siêu giảm nhưng vẫn ở mức cao.
+ Thị trường chứng khoán Việt Nam bùng nổ vào năm 2007, VN - Index đạt đỉnh
1170,67 điểm
+ Năm 2007 cũng là lúc lạm phát trở lại mức 2 con số, mở đầu 1 giai đoạn khó khăn của
kinh tế Việt Nam, vật lộn với lạm phát.
⇒Từ cái nhìn tổng quan trên, ta thấy nổi lên các vấn đề sau:
-


Tại sao lạm phát giai đoạn 2000-2006 thấp ?
Điều gì khiến lạm phát tăng mạnh từ năm 2007 ?
Chúng ta đã làm gì để ngăn chặn lạm phát tăng mạnh ?
Liệu lạm phát sẽ còn tăng trong tương lai ?
18


-

Chúng ta có những giải pháp gì cho tương lai ?



Vấn đề 1: Tại sao lạm phát 2000-2006 thấp

Đặt những con số lạm phát thời kì 2000-2006 vào bối cảnh kinh tế, ta thấy rằng:


Đây là giai đoạn ngay sau cuộc khủng hoảng tiền tệ 1997, cuộn khủng hoảng này

đã tác động tới Việt Nam, biểu hiện của tác động đó: sức mua giảm sút, đầu tư nước
ngoài và xuất khẩu có dấu hiệu suy giảm , sản xuất trong nước rơi vào tình trạng trì trệ,
hàng hoá ứ đọng nhiều, giảm giá liên tục.

Một kế hoạch kích thích kinh tế được tiến hành nhằm phục hồi kinh tế Việt Nam,
chủ yếu là chính sách tài chính và chính sách tiền tệ nới lỏng.

Độ mở của kinh tế Việt Nam thời kì này thấp hơn so với thời kì 2007-2011 (Tỷ lệ
xuất, nhập khẩu/GDP năm 2000 đạt 96,5%, năm 2005 đạt 130,8, thấp nhiều so với năm
2010 là 154,4%, 2011 là 166%)


Không có một cú sốc bất lợi nào xảy ra vào thời kì này.
⇒ Tất cả những ý trên chính là nguyên nhân khiến lạm phát thời kì 2000-2006 không
quá 2 con số dù có xu hướng tăng dần theo thời gian.

1.

Vấn đề 2: Nguyên nhân lạm phát cao 2007-2011
Đặt những con số lạm phát vào bối cảnh kinh tế, ta rút ra được những đặc diểm

của lạm phát thời kì này:

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã buộc các quốc gia thực hiện các gói kích
cầu, dẫn đến một lượng tiền khổng lồ được bơm vào.

Giá dầu, giá lương thực thực phẩm, nguyên nhiên vật liệu trên thế giới tăng.

Là kết quả của nhiều nhân tố tác động, cả bên ngoài lẫn bên trong, nhưng chủ yếu
là bên trong. Dẫn chứng: nhiều quốc gia trong khu vực cũng chịu chung tác động của giá
cả quốc tế nhưng mức độ lạm phát thấp hơn nhiều so với Việt Nam. Trong giai đoạn
2007- 2010, tỷ lệ lạm phát bình quân của Trung Quốc vào khoảng 3,32%/năm; Thái Lan
3,2%/năm; Malaysia 2,4%/năm; Indonesia 6,5%/năm; Philippines 4,8%/năm.
2.
Nguyên nhân của lạm phát cao thời kì 2007-2011:
a.
Nguyên nhân chi phí đẩy :

Từ năm 2007 đến 2011, Nhà nước chủ động thực hiện lộ trình điều chỉnh theo giá
thị trường đối với một số loại hàng hóa, vật tư cơ bản như: điện, xăng dầu, than,… năm


19


nào giá của các loại vật tư, hàng hoá cơ bản này cũng tăng ,làm ảnh hưởng đến việc tăng
giá các hàng hóa khác.

Tình trạng nhập khẩu lạm phát:

Trong giai đoạn 2007-2011, độ mở của nền kinh tế Việt Nam cao ( tỷ lệ xuất,
nhập khẩu/GDP năm 2010 là 154.4%, năm 2011 là 166%)

Sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nguyên, vật liệu, máy móc nhập khẩu,
mà tình hình giá dầu, giá lương thực thực phẩm, nguyên nhiên vật liệu trên thế giới tăng
khiến cho chi phí của các doanh nghiệp tăng.

Bảng số liệu sau đây chứng tỏ điều này:
Trị giá và tỉ trọng của nhóm hàng tư liệu sản xuất (gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ
tùng và nguyên, nhiên vật liệu) trong trị giá nhập khẩu hàng hoá các năm 2000 -2010

Tổng trị giá nhập khẩu Trị giá tư liệu sản xuất

Tỷ trọng (%)

(triệu USD)

nhập khẩu (triệu USD)

2000

15636,5


14668,2

93,8

2001

16218

14930,5

92,1

2002

19745,6

18192,4

92,1

2003

25255,8

23288,0

92,2

2004


31968,8

29833,4

93,3

2005

36761,1

32949,2

89,6

2006

44891,1

39504,1

88,0

20


2008

62764,7
56788,6

Năm
2006
2007
2008
Số vốn (tỷ
19067
80713,8
71715,9
đồng)
65604
129399 0

2009

69948,8

63121,8

90,2

2010

84801,2

76317,0

90,0

2007


b.


2009
18118
3

90,5
2010
88,8
214506

Nguyên nhân cầu kéo:
Trong thời kì 2007 – 2011, đặc biệt là vào những năm 2007 - 2008 đã xuất hiện

luồng vốn khá lớn chảy vào nền kinh tế Việt Nam. Dù nỗ lực kiểm soát luồng vốn vào
nhưng nhìn chung nó đã làm lãi suất năm 2007, 2008 ở mức thấp, tạo nên làn sóng đầu
tư, làm tăng tổng cầu.
Vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam qua các năm 2006 – 2010:

Nguyên nhân tiềm ẩn, sâu xa của lạm phát là hiệu quả đầu tư và năng suất lao động thấp.
Hiệu quả đầu tư thấp thể hiện ở hệ số ICOR cao và tăng lên qua các thời kỳ (thời kỳ
1996 - 2000 là 5 lần, thời kỳ 2001 - 2005 lên 5,2 lần, thời kỳ 2006 - 2010 lên 6,2 lần, cao
gấp đôi nhiều nước trong khu vực).
Như ta đã biết, đầu tư là một bộ phận của tổng cầu, nhưng nó cũng có tác động đến tổng
cung. Hiệu quả đầu tư thấp thấp khiến sự tăng lên của tổng cung chậm hơn sự tăng lên
của tổng cầu nên dẫn đến mức giá chung tăng (nói các khác là đưởng tổng cung dịch
sang phải ít hơn đường tổng cầu nên làm tăng mức giá chung).

21



Tỷ trọng đầu tư công trong tổng đầu tư của Việt Nam từ năm 2003 trở về trước ở mức
trên dưới 57%, từ 2004 đã giảm xuống nhưng vẫn ở mức trên dưới 40%, trong khi ICOR
của khu vực này cao gấp rưỡi hệ số chung của cả nước.
Năng suất lao động xã hội của Việt Nam năm 2010 đạt 40,3 triệu đồng/người, chỉ tương
đương với 2.067 USD, thấp xa so với các con số tương ứng của một số nước (năm 2008
của Nhật Bản 73.824 USD, Brunei 72.500 USD, Singapore 62.724 USD, Hàn Quốc
38.235 USD, Malaysia 17.718 USD, Thái Lan 6.915 USD, Trung Quốc 5.460 USD,
Indonesia 4.597 USD, Philippines 4.535 USD, Ấn Độ 2.706 USD...).
c.


Nguyên nhân tiền tệ:
Về tín dụng, phương tiện thanh toán: chính sách tiền tệ nới lỏng để tăng trưởng từ

năm 2001 – 2006, dẫn đến gia tăng tín dụng cao. Năm 2010 so với năm 2000, tín dụng
cao gấp trên 13,7 lần, trong khi GDP chỉ gấp trên 2 lần; hệ số giữa tốc độ tăng của tín
dụng và của GDP lên đến trên 6,2 lần-một hệ số rất cao. Do vậy, dư nợ tín dụng/GDP đã
ở mức khoảng 125%, cao gấp đôi con số tương ứng của nhiều nước. Cùng với tăng
trưởng tín dụng là tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán, mà tổng phương tiện thanh
toán của Việt Nam không chỉ là tiền đồng mà còn có vàng, có ngoại tệ. Trong giai đoạn
2000-2011, thì thời kì 2006 – 2010 có tăng trưởng M2 và tín dụng nhanh nhất, đến năm
2011 thì chậm lại.Tăng trưởng tiền tệ - tín dụng giai đoạn 2006 – 2010:
Chỉ tiêu
Tăng
trưởng

M2


(%/năm)
Tăng trưởng tín dụng
(%/năm)



2006

2007

2008

2009

2010

2011

33.6

46.1

20.3

29

28.4

10


21.4

51.39

30

37.73

27.65

10.9

Điều hành chính sách tiền tệ có những hạn chế nhất định, ví dụ như việc NHNN

mua ngoại tệ vào năm 2007 để giữ cho VND không tăng giá so với USD đã khiến 1
lượng nội tệ lớn VND chảy vào nền kinh tế, gây áp lực tăng lạm phát (dù khi đó NHNN
đã có hành động hút lại lượng VND bị bơm ra, nhưng không thể thu hồi hết)
22


d.
Tình trạng đôla hoá:
Tình trạng đôla hóa, vàng hóa tác động tiêu cực đến lạm phát VIệt Nam trong những
năm 2007-2011 như sau:
- Hút vào vàng và USD một lượng vốn lớn của xã hội mà không được đầu tư trực tiếp
cho sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm để cân đối với tiền.
- Vàng và USD trở thành phương tiện thanh toán, làm cho tổng phương tiện thanh toán
(M2) tăng lên.
- Giá vàng trong nước biến động, nhiều lần cao hơn giá vàng thế giới, tác động tới nhập
lậu, kéo tỷ giá biến động theo. Khi giá vàng và tỷ giá tăng cao lại tác động đến tâm lý,

đến lòng tin vào đồng nội tệ...
- Tỷ giá tăng tuy khuyến khích xuất khẩu, nhưng lại làm khuyếch đại lạm phát ở trong
nước và đây là yếu tố lạm cho lạm phát của Việt Nam cao hơn lạm phát của thế giới;
làm tăng nợ quốc gia khi tính bằng VND.
e.

Nguyên nhân từ phản ứng của công chúng :

Quan sát thực tế ở nước ta trong thời gian qua đều cho thấy: khi có nguồn tin Nhà nước
sẽ điều chỉnh tiền lương tối thiểu thì chỉ sau một thời gian rất ngắn, hầu hết giá cả hàng
hoá đều tăng lên: người tiêu dùng sợ giá cả tăng nên tăng mức mua hàng hoá, làm tăng
thêm mất cân đối cung cầu trên thị trường, nhiều doanh nghiệp lợi dụng thực tế này,
cộng thêm việc suy tính khả năng tăng giá các đầu vào có thể xẩy ra, đã tăng giá bán ra.
Đặc biệt, ở nước ta khi nhận thức còn hạn chế, tâm lý đám đông rất phổ biến nên đã kích
thích mạnh mẽ đến thị trường và giá cả trong nền kinh tế .


Vấn đề 3: Những biện pháp chống lạm phát đã được thực hiện

Hai công cụ quan trọng nhất đê chống lạm phát là chính sách tài khoá và chính sách tiền
tệ. Trong phạm vi bài thuyết trình, nhóm chỉ trình bày chính sách tiền tệ.
Nhìn chung, tư tưởng chủ đạo trong chính sách tiền tệ của Việt Nam là có tính đan xen
giữa mở rộng thận trọng và thắt chặt linh hoạt trong từng thời điểm cụ thể mang tính
ngắn hạn, còn các công cụ chính sách tiền tệ ngày càng đa dạng
1)

Giai đoạn 2000-2006
23



Tháng 8/2000, cơ chế điều hành lãi suất cho vay bằng VND được chuyển từ cơ chế trần
lãi suất sang lãi suất cơ bản.Năm 2001, lãi suất từng bước được điều hành theo hướng tự
do hóa và phù hợp với mục tiêu CSTT. Từ năm 2001, việc điều hành CSTT thực hiện
theo hướng nới lỏng để thúc đẩy tăng trưởng
2)

Năm 2007

Từ cuối năm 2006 đến giữa đầu năm 2007, nền kinh tế VN nổi lên với nhiều sự kiện, chỉ
tiêu đầy hứa hẹn. Khi VN chính thức là thành viên của WTO, lượng vốn đầu tư nước
ngoài và kiều hối vào VN tăng đột biến (năm 2007 đã tới 20 tỉ USD). 2007 là năm ảm
đạm trong nề Kinh tế Mĩ khi mà đồng đô la xuống giá nghiêm trọng. Do đó, trong năm
này nhiều quốc gia chủ động điều chỉnh tỷ giá linh hoạt theo hướng giảm giá USD và
nâng giá bản tệ nhằm tránh ảnh hưởng lạm phát thế giới. Tuy nhiên VN có chủ trương
giữ VND yếu nên NHNN đã can thiệp thị trường ngoại hối nhằm giảm áp lực tăng giá
VND:


NHNN VN phát hành VND mua lại lượng ngoại tệ này với mục đích kìm tỉ giá

của VND với đồng Đô la Mỹ (USD) thấp hơn điểm cân bằng nhằm nâng cao tính cạnh
tranh của hàng xuất khẩu về giá cả. Giữ VND yếu là một hình thức trợ giá cho hàng xuất
khẩu.


Mặt trái của chính sách thị trường mở là Ngân hàng nhà nước đã phải cung ra số

lượng khổng lồ tiền đồng để mua hết số đô la này. Tạo áp lực làm tăng lạm phát.
Do đó, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát. Nổi bật
nhất là NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc gấp 2 lần so với mức của năm

2006. Nhưng không thể hấp thụ hoàn toàn lượng tiền đã tung ra, lạm phát năm 2007 lên
đến 2 con số :12.3
3)

Năm 2008:

Là năm mà chính sách tiền tệ của Việt Nam đứng trước các lựa chọn khó khăn. 6 tháng
đầu năm tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, có nhiều áp lực
khiến lạm phát gia tăng, cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế. 6 tháng cuối
năm, khi mà CSTT thắt chặt đã phát huy hiệu quả thì cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
24


khiến kinh tế Việt Nam suy giảm, NHNN buộc phải dần dần nới lỏng CSTT để chặn đà
suy giảm.
a.

6 tháng đầu năm:

Thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ là mục tiêu chủ yếu của NHNN với ba công cụ:
lãi suất, dự trữ bắt buộc và thị trường mở .


Trên thị trường mở : NHNN tung ra hơn 20.000 tỉ dồng tín phiếu buộc các ngân

hàng thương mại phải mua vào.


Lãi suất : đầu năm 2008, NHNN đã 2 lần thay đổi các lãi suất cơ bản, lãi suất tái


cấp vốn, lãi suất chiết khấu theo hướng tăng lên. Đỉnh điểm của lãi suấtt cơ bản:
14%/năm; tái cấp vốn 15%/năm, lãi suất chiết khấu 13%/năm.


Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 1%.

⇒ Kết quá: lạm phát bị chặn đúng và đẩy lùi.


Mặt trái:

Việc tăng lãi suất cơ bản, tái cấp vốn, chiết khấu cộng với việc các ngân hàng đều gặp
phải sự mất cân đối giữa các kỳ hạn vốn huy động và cho vay (cụ thể : Trong tổng số dư
tiền gửi tại các ngân hàng, có tới 80% là tiền gửi có kỳ hạn ngắn , trong khi nhu cầu vốn
cho sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển lại rất lớn với kỳ hạn thường kéo dài từ 1
năm trở lên) khiến NHTM gặp khó khăn về thanh khoản, buộc phải tăng huy động từ
dân cư. Mở ra cuộc chạy đua lãi suất huy động giữa các NHTM. Lãi suất tăng cao đến
đỉnh điểm vào tháng 6 năm 2008 là 18,5%. Hiện tượng người dân rút tiền từ ngân hàng
có lãi suất thấp chuyển sang ngân hàng có lãi suất cao xuất hiện. Khi lãi suất huy động
tăng thì lãi suất cho vay cũng phải tăng, làm tăng chi phí của doanh nghiệp đi vay vốn
(lạm phát chi phí đẩy).
b.

6 tháng cuối năm

Sau khi đã thực hiện thành công vai trò kiềm chế lạm phát, NHNN đã từng bước nới
lỏng chính sách tiền tệ và lãi suất vẫn là một công cụ hết sức quan trọng. LSCB đã hạ
dần từ đỉnh 14% xuống 13% (từ 21/10/08), 12% (từ 05/11/08) và liên tiếp được điều
chỉnh tới 3 lần trong vòng 1 tháng cuối năm 2008 (11% từ 21/11/08, 10% từ 05/12/08,
25



×