Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Thử nghiệm gieo ươm và đánh giá ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng của cây lát hoa (chukrasia tabularis a juss) giai đoạn vườn ươm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (925.27 KB, 57 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VŨ THỊ MINH

THỬ NGHIỆM GIEO ƯƠM VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA
THÀNH PHẦN RUỘT BẦU ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA
CÂY LÁT HOA (CHUKARASIA TABULARIS A.JUSS)
GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành : Lâm nghiệp
Khoa
Khóa học

: Lâm nghiệp
: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VŨ THỊ MINH

THỬ NGHIỆM GIEO ƯƠM VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA
THÀNH PHẦN RUỘT BẦU ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA


CÂY LÁT HOA (CHUKARASIA TABULARIS A.JUSS)
GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành
Lớp

: Lâm nghiệp
: Lâm nghiệp k43 N02

Khoa
: Lâm nghiệp
Khóa học
: 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn : GS.TS Đặng Kim Vui

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VŨ THỊ MINH

THỬ NGHIỆM GIEO ƯƠM VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA

THÀNH PHẦN RUỘT BẦU ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA
CÂY LÁT HOA (CHUKARASIA TABULARIS A.JUSS)
GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành
Lớp

: Lâm nghiệp
: Lâm nghiệp k43 N02

Khoa
: Lâm nghiệp
Khóa học
: 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn : GS.TS Đặng Kim Vui

Thái Nguyên, năm 2015


ii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi sinh viên,
đó là dịp để giúp mỗi sinh viên củng cố lại những kiến thức đã học và bước

đầu áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Nhằm hoàn thành mục tiêu đào tạo kĩ sư
lâm nghiệp có đầy đủ kiến thức, kĩ năng.
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà tường, Ban chủ nhiệm khoa
Lâm nghiệp, tôi tiến hành thực tập với đề tài: “Thử nghiệm gieo ươm và
đánh giá ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng của cây Lát
hoa (chukrasia tabularis A.Juss) giai đoạn vườn ươm”.
Để hoàn thành được đề tài một cách thuận lợi bằng niềm say mê, nhiệt
tình và sự cố gắng của bản thân với sự giúp đỡ của thầy giáo GS.TS Đặng
Kim Vui, các thầy cô trong khoa. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới
Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp đã quan tâm tạo
mọi điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề.
Do thời gian và vốn kiến thức có hạn, nên chắc chắn đề tài không tránh
khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được những nhận xét, sự góp ý của
thầy cô và các bạn để bản đề tài của tôi được hoàn hiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Vũ Thị Minh


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả phân tích mẫu đất .............................................................. 9
Bảng 3.1. Theo dõi số hạt nảy mầm.............................................................. 13
Bảng 3.2: Theo dõi sinh trưởng của cây Lát hoa........................................... 14
Bảng 3.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................. 15
Bảng 3.4: Sắp xếp các trị số quan sát phân tích phương sai một nhân tố....... 16
Bảng 3.5: Phân tích phương sai một nhân tố................................................. 19

Bảng 4.1: Kết quả nghiên cứu về quá trình nảy mầm của hạt cây Lát hoa ở các
công thức thí nghiệm ..................................................................... 21
Bảng 4.2. Tổng hợp kết quả số hạt nảy mầm của các công thức thí nghiệm . 22
Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả số hạt nảy mầm của các công thức thí nghiệm ....... 24
Bảng 4.4: Phân tích phương sai một nhân tố đối với số hạt nảy mầm của hạt
Lát hoa .......................................................................................... 25
Bảng 4.5: Bảng sai dị từng cặp xi − xj đối với hạt nảy mầm ở các công thức..... 26
Bảng 4.6: Kết quả theo dõi quá trình sinh trưởng chiều cao của cây Lát hoa ở
các công thức thí nghiệm............................................................... 27
Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả sinh trưởng chiều cao của các công thức cuối đợt
thí nghiệm ..................................................................................... 29
Bảng 4.8. Phân tích phương sai một nhân tố đối hỗn hợp ruột bầu tác động
đến sinh trưởng chiều cao của cây Lát hoa .................................... 30
Bảng 4.9: Bảng sai dị từng cặp xi − xj cho sinh trưởng về chiều cao vút ngọn
của cây Lát hoa ............................................................................. 31
Bảng 4.10. Động thái ra lá của cây Lát hoa ở các công thức thí nghiệm ....... 32
Bảng 4.11: Tổng hợp kết quả động thái ra lá của cây Lát hoa ở lần đo cuối ....... 34
Bảng 4.12. Phân tích phương sai 1 nhân tố ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu
tới động thái ra lá của cây Lát hoa. ................................................ 35
Bảng 4.13: Bảng sai dị từng cặp xi − xj động thái ra lá của cây Lát hoa ....... 36
Bảng 4.14: Kết quả đánh giá chất lượng cây con ở lần đo cuối .................. 37


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Đồ thị biểu diễn tỷ lệ nảy mầm của hạt Lát hoa ở các công thức
thí nghiệm ........................................................................................ 22
Hình 4.2. Biểu đồ biểu diễn sinh trưởng về chiều cao của cây Lát hoa (cm) ....... 28
Hình 4.3. Biểu đồ biểu diễn động thái ra lá của cây Lát hoa ......................... 33

Hình 4.4: Biểu đồ tỉ lệ % cây con xuất vườn của cây Lát hoa ở các CTTN... 38


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐHNL

: Đại học nông lâm

CTNN

: Công thức thí nghiệm

LSD

: Chỉ tiêu sai dị đảm bảo nhỏ nhất

CT

: Công thức

H

: Chiều cao

TB

: Trung bình



vi

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ v
MỤC LỤC .................................................................................................... vi
Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................ 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 4
2.2. Những nghiên cứu trên Thế giới .............................................................. 6
2.3. Những nghiên cứu trong nước ................................................................. 7
2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu................................................................ 9
2.4.1. Vị trí địa lý, địa hình............................................................................. 9
2.4.2. Đặc điểm đất đai ................................................................................... 9
2.4.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết.................................................................... 9
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 11
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 11
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 11
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 11
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 11
3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp ................................................................. 12



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
được thu thập trong quá trình thực hiện đề tài, không sao chép của ai. Nội
dung khóa luận có tham khảo một số tài liệu được liệt kê trong danh mục tài
liệu của khóa luận. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Thái Nguyên, ngày…….. tháng……… năm

Xác nhận của GVHD

Người viết cam đoan

Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước hội đồng khoa học

GS.TS Đặng Kim Vui

Vũ thị Minh

Xác nhận của giáo viên chấm phản biện
(Kí và ghi rõ họ tên)


1

Phần 1


MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong giai đoạn hiện nay, người ta quan tâm nhiều hơn tới vấn đề kinh
tế, ít quan tâm tới các chức năng khác của rừng. Diện tích rừng được trồng
hiện nay chủ yếu là rừng sản xuất với mục đích kinh tế, những cây trồng
chính có thời gian sinh trưởng ngắn như: keo, mỡ, quế... Trong khi cấu trúc
rừng chưa kịp ổn định, chưa phát huy được hết chức năng rừng.Những cây có
thời gian sinh trưởng dài như: Đinh, Lim, Nghiến, Lát… chưa được chú trọng
trong khi những loài cây này có khả năng phòng hộ cao, tạo cấu trúc rừng bền
vững. Với những hậu quả xấu do suy giảm tài nguyên rừng gây ra và đáp ứng
nhu cầu của con người chúng ta nên chú trọng trồng những cây lâm nghiệp có
kích thước lớn, đời sống dài đảm bảo các chức năng của rừng tốt.
Lát hoa thuộc họXoan (Sầu đông) - Meliaceae, với tên khoa học là
Chukrasia tabularis. Lát hoa là cây có khả năng thích nghi cao và sinh trưởng
tốt với điều kiện khí hậu của nước ta, và có giá trị kinh tế khá cao. Lát hoa
cho gỗ đẹp, từ màu sắc đến thớ và vân gỗ nên rất được ưa chuộng. Gỗ Lát hoa
được dùng đóng đồ trang trí nội thất, đồ gia dụng và đồ mộc mĩ nghệ. Nhựa
cây màu vàng trong suốt có thể dùng pha trộn với nhiều loại cây khác để sử
dụng. Hoa chứa chất nhuộm màu vàng và màu đỏ có thể nghiên cứu làm chất
nhuộm màu thực phẩm. Lá non chứa khoảng 15-22% ta-nanh có thể tận dụng
cho y học hoặc nhuộm sợi vải. Trong y học người ta dùng vỏ cây như một
chất gây se mạnh và thường dùng để hạ sốt.
Lát hoa lớn nhanh, thân thẳng, gỗ tốt, tỷ trọng 0,6, thớ mịn màu hồng
nhạt, vân mịn, ít bị nứt, cong vênh, mối mọt.Cây 7-8 tuổi có thể xẻ ván làm
ván ghép thanh, bóc làm gỗ dán. Cây 15 tuổi có đường kính khoảng 70-80
cm, chiều dài hữu ích tới 11-12 m, cây gỗ lớn có thể dùng trong trang trí nội


2


thất, làm đồ gia dụng cao cấp… Năng suất trung bình đạt 10-15 m3/ha/năm,
thể tích hữu ích 1,8 -2,5 m3. Cây thích hợp với đất ẩm, thoát nước, tầng đất
dày trên 50 cm, độ phì khá, từ ít chua đến trung tính hoặc hơi kiềm.
Vấn đề phục vụ công tác trồng rừng hiệu quả ngoài những vấn đề thời
gian, nhân lực, vật lực, vốn… công tác sản xuất giống cũng là một việc quan
trọng. Chất lượng cây giống có vai trò quyết định tới hiệu quả của công tác
trồng rừng. Có nhiều phương pháp nhân tạo giống cung cấp cho rừng trồng,
phương pháp nhân giống bằng hạt đã được áp dụng rộng rãi và lâu đời ở Việt
Nam và có hiệu quả khá cao.
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực Đông bắc bộ với địa hình nhiều
đồi núi khá thích hợp cho việc trồng cây Lát hoa. Xuất phát từ những vấn đề
nói trên tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thử nghiệm gieo ươm và đánh giá
ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng của cây Lát hoa
(chukrasia tabularis A.Juss) giai đoạn vườn ươm”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.
- Góp phần tạo giống cây Lát hoa đạt chất lượng phục vụ trồng rừng.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Thử nghiệm kĩ thuật sản xuất giống cây Lát hoa.
- Củng cố kiến thức lý thuyết, nâng cao khả năng thực hành.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
+ Ý nghĩa trong học tập, nghiên cứu khoa học
- Củng cố lại kiến thức lý thuyết đã học.
- Trong quá trình thực hiện đề tài, việc thu thập số liệu giúp tôi học hỏi
thực tế và làm quen với thực tiễn sản xuất, thực hiện được kỹ thuật gieo ươm
cây con từ hạt cho loài cây Lát hoa.


3


- Việc tìm hiểu đề tài là cơ sở cho việc đề xuất phương pháp xử lý hạt,
phương pháp tạo bầu, theo dõi tỉ lệ nảy mầm, phương pháp điều tra theo dõi
tình hình sinh trưởng của cây và chăm sóc cây Lát hoa giai đoạn vườn ươm.
+ Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
- Đề tài thực hiện giúp chúng ta đi sâu vào tìm hiểu công tác sản xuất
giống cây Lát hoa nhằm cung cấp giống cho việc trồng rừng hiện nay một
cách nhanh và hiệu quả hơn. Rút ngắn thời gian sản xuất và hạ giá thành.


4

Phần 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở khoa học
Thời gian trước chúng ta chưa đánh giá được tầm quan trọng và ảnh
hưởng to lớn của công tác giống trong lâm nghiệp. Sự quan tâm lúc đó chủ
yếu là về mặt số lượng sao cho đủ lượng cây giống để trồng rừng mà chưa
quan tâm nhiều về mặt chất lượng của cây giống. Tuy nhiên cũng đã có những
hướng cơ bản trong sản xuất kinh doanh, sử dụng giống tốt.
Cần nhấn mạnh rằng hạt giống tốt bao gồm cả sạch bệnh, khỏe mạnh,
sức sống cao, có chất lượng di truyền.
Chất lượng hạt giống bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như điều kiện thời
tiết, khí hậu, loài cây, tuổi cây mẹ, phụ thuộc vào quy tình thu hái và bảo
quản, xử lí hạt giống…
Xứ lý hạt giống là một khâu quan trọng trong công tác gieo ươm, tùy
thuộc cấu tạo vỏ hạt, đặc điểm sinh lý khác nhau của mỗi loài nên có những
phương pháp xử lý hạt khác nhau. Quá trình xử lý hạt giống cần điều chỉnh
nhiệt độ, độ ẩm, không khí…cho phù hợp và tác động một cách đồng loạt lên
hạt giống nhằm kích thích hạt nảy mầm nhanh, đều. Và cần kết hợp phòng

trừ, tiêu diệt bệnh hại, nấm trong lô hạt, giảm thiệt hại trong quá trình gieo
ươm về sau.
Ngày nay có khá nhiều phương pháp xử lý hạt giống như xử lý bằng
nhiệt độ, thuốc hóa học, tia phóng xạ, cơ giới…
Hạt Lát hoa có cánh dài 1 - 1.5cm, rộng 5mm, xử lý bằng cách ngâm
với nước ấm.
Theo bộ Lâm nghiệp, (1994), cây con sản xuất trong vườn ươm phải
đảm bảo phẩm chất tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai để


5

giảm bớt sự cạnh tranh của loài với cây khác. Việc chăm sóc cây con trong
vườn ươm sẽ đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của cây sau khi trồng
ngoài vườn. Các loại phân hóa học được sử dụng trong thời gian ngắn, kết
hợp với các biện pháp lâm sinh như nhổ cỏ, tưới nước, phá váng, phòng trừ
sâu bệnh…
Theo Nguyễn Văn Sở(2003)[4], thành phần hỗn hợp ruột bầu là một
trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của cây con
giai đoạn đầu vườn ươm. Hỗn hợp ruột bầu tốt phải đảm bảo những điều kiện
lý tính và hóa tính giúp cây sinh trưởng nhanh và khỏe mạnh. Một hỗn hợp
ruột bầu nhẹ, thoáng khí, khả năng giữ nước cao nhưng nghèo chất khoáng
cũng không giúp cây phát triển tốt. Ngược lại một hỗn hợp ruột bầu chứa
nhiều chất khoáng nhưng cấu trúc đất nặng, khó thấm nước và thoát nước
cũng làm ảnh hưởng tới cây con.
Thành phần hỗn hợp ruột bầu bao gồm đất, phân bón (hữu cơ và vô cơ)
và chất phụ gia để đảm bảo điều kiện lý hóa tính của ruột bầu. Đất làm ruột
bầu là loại đất tầng A, khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt, thành phần cơ giới
từ cát pha đến thịt nhẹ, pH trung tính, không mang mầm mống sâu bệnh hại.
Theo Nguyễn Xuân Quát (1985)[3], để giúp cây con sinh trưởng phát

triển tốt việc bổ sung chất khoáng bằng cách bón phân là rất cần thiết. Trong
giai đoạn vườn ươm các yếu tố cần được quan tâm là đạm, lân, kali.
Đạm (N) mặc dù có hàm lượng không cao nhưng lại có vai trò quan
trọng bậc nhất. Thiếu Nito cây không thể tồn tại. Nito là thành phần chính cấu
tạo nên các axit amin từ đó tổng hợp nên các protein trong cơ thể thực vật.
Vai trò của protein đối với sự sống của cơ thể thực vật là không thể thay thế
được. Nito thúc đẩy cây tăng trưởng chiều cao, đâm chồi nhiều, lá to và xanh,
quang hợp mạnh. Nếu thiếu đạm cây sinh trưởng chậm, còi cọc, lá ít, vàng lá.


6

Nhưng nếu bón quá nhiều đạm cũng sẽ gây hại, cây sinh trưởng quá mức, dễ
đổ gãy, sâu bệnh nhiều.
Lân (P) là yếu tố quan trọng trong quá trình trao đổi năng lượng. Lân
làm tăng khả năng chịu lạnh cho cây trồng, thúc đẩy hệ rễ phát triển. Lân cần
thiết cho sự phân chia tế bào, mô phân sinh, kích thích sự ra rễ, ra hoa, sự
phát triển của quả và hạt. Nếu thiếu Lân cây nhỏ, lá phồng cứng có màu xanh
đậm sau chuyển dần sang thân cây mềm, thấp, năng suất chất khô giảm. Thiếu
lân cũng hạn chế hiệu quả hấp thu đạm của cây. Khi thừa lân thì tác hại cũng
không nghiêm trọng như thừa đạm.
Kali (K) có vai trò trong việc chuyển hóa năng lượng và quá trình đồng
hóa của cây, điều khiển quá trình sử dụng nước, thúc đẩy quá trình sử dụng
đạm ở dạng NH4+, giúp cây tăng khả năng chống đổ, chống sâu bệnh, chịu
hạn và rét. Do vậy nếu thiếu kali cây có các biểu hiện về hình thái như lá hơi
ngắn, phiến lá hẹp, màu lục tối sau chuyển sang màu vàng, xuất hiện những
chấm đỏ, lá bị khô cháy rồi rủ xuống.
Các chất phụ gia thường được sử dụng là tro trấu, tro rơm rạ… chúng
có tác dụng làm cho đất tơi xốp, giữ ẩm và thoáng khí.
2.2. Những nghiên cứu trên Thế giới

Theo Thomas (1985)[10], chất lượng cây con có mối quan hệ logic với
tình trạng chất khoáng. Nito và Photpho cung cấp nguyên liệu cho sự sinh
trưởng và phát triển của cây con. Phẩm chất của cây con biểu hiện rõ ràng qua
hình thái lá, nên phân tích thành phần hóa học của mô là cách duy nhất đo
lường mức độ thiếu hụt chất dinh dưỡng của cây con.
Ekata khurana and J.Singh (2000) [11], phân tích proteomic của quá
trình nảy mầm của hạt giống cây Arbidopsis bằng cách sử dụng ecotype
Landberg erecta.


7

Nghiên cứu về số lượng và kích thước hạt cây gỗ Tếch nảy mầm
(Tectona grandis L.) được tổ chức tại tỉnh Lampang và phòng thí nghiệm hạt
giống, Cục lâm Nghiệp Hoàng Gia, Bangkok.
Nghiên cứu về ảnh hưởng của presowing, phương pháp điều tra hạt
giống nảy mầm của 10 loại cây lâm nghiệp, sau khi lưu trữ một năm, được
thực hiện nhằm tăng tỉ lệ nảy mầm của những hạt giống bằng cách xem xét
giá trị nảy mầm. Nhiều phương pháp điều tra khác nhau được sử dụng,bao
gồm cả cắt hạt giống, ngâm hạt giống trong cồn, axit sunfuric trong 15 phút,
ngâm hạt trong nước sôi 98oC và để cho hạt trong nhiệt độ mát trong 24 giờ
và kiểm soát.
Bên cạnh đó trên thế giới nhiều nhà khoa học cũng công nhận phân bón
giúp cây sinh trưởng và phát triển nhanh hơn, giúp cây chống chịu hạn, chịu
sâu bệnh tốt hơn. Phân bón sinh học trở thành phân bón phổ biến và quan
trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Ở các nước phương Tây như Mỹ, Canada, Braxin... họ đã sử dụng rộng
rãi các chế phẩm sinh học để tăng năng suất cho cây trồng nhờ vào khả năng
cung cấp nhanh chóng dưỡng chất cho cây, bên cạnh đó còn thân thiện với
môi trường.

2.3. Những nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam cũng đã có nhiều những công trình nghiên cứu về gieo
ươm. Nhìn chung, khi nghiên cứu gieo ươm cây gỗ các nhà nghiên cứu
thường hướng vào xác định các nhân tố sinh thái có ảnh hưởng lớn đến sinh
trưởng của cây con. Những nhân tố được quan tâm nhiều là ánh sáng, nước,
đất, hỗn hợp ruột bầu… Bên cạnh đó cũng có những nghiên cứu về làm rõ
tiêu chuẩn cây con xuất vườn.
Khi nghiên cứu gieo ươm cây Thông nhựa (pinus merkusii), Nguyễn
Xuân Quát (1985) [3], đã tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột


8

bầu tới sinh trưởng của cây con. Ông đã bón super lân, kaliclorua tỷ lệ 0 - 6%
so với trọng lượng ruột bầu. Đối với phân hữu cơ, ông thường sử dụng phân
chuồng hoai với liều lượng 0 -25% so với bầu. Một số nghiên cứu cũng
hướng vào xem xét phản ứng của cây gỗ non với nước, tuy vậy đây là một
vấn đề khá khó khăn do còn thiếu những điều kiện nghiên cứu cần thiết.
Những nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước bầu đến sinh trưởng của
cây con cũng được nhiều tác giả quan tâm. Theo Nguyễn Tuấn Bình
(2000)[6], kích thước bầu thích hợp cho gieo ươm Dầu song nàng là
20 30cm, đục 8 lỗ.
Theo Nguyễn Văn Sở (2004)[4], sự phát triển của cây con không những
phụ thuộc vào tính chất di truyền của cây mà còn vào môi trường quanh nó
(tính chất lý hóa của ruột bầu). Tuy nhiên không phải tất cả các loài cây đều
cần một hỗn hợp ruột bầu giống nhau, mà tùy thuộc vào đặc tính sinh học của
mỗi loài khác nhau chúng cần những hỗn hợp ruột bầu khác nhau để phát
triển tốt nhất.
Theo Nguyễn Thị Mừng (1997)[8], thành phần ruột bầu được cấu tạo từ
79% đất + 18% phân chuồng + 0,5% N + 2%P + 0,5%K hoặc 80% đất + 15%

phân chuồng + 1%N + 3%P + 1%K đảm bảo cho cây Cẩm lai (Dalbergia
bariaensis Pierre) sinh trưởng tốt nhất trong giai đoạn vườn ươm.
Khi nghiên cứu gieo ươm Dầu song nàng (Dipterrocarpur dyerii),
Nguyễn Tuấn Bình (2002) cũng nhận định hỗn hợp ruột bầu có ảnh hưởng lớn
tới sinh trưởng của cây con. Theo tác giả, đất feralit đỏ vàng trên phiến thạch
sét trên granit có tác dụng nâng cao sức sinh trưởng cho cây con. Hàm lượng
lân supe photphat thích hợp cho sinh trưởng của cây con là2 -3%, phân NPK
là 3% so với trọng lượng bầu.
Theo Hoàng Công Đăng (2000)[7], bón lót cho cây trong giai đoạn 6
tháng tuổi vườn ươm là rất cần thiết. Nếu bón phân tổng hợp NPK (16:16:8)


ii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi sinh viên,
đó là dịp để giúp mỗi sinh viên củng cố lại những kiến thức đã học và bước
đầu áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Nhằm hoàn thành mục tiêu đào tạo kĩ sư
lâm nghiệp có đầy đủ kiến thức, kĩ năng.
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà tường, Ban chủ nhiệm khoa
Lâm nghiệp, tôi tiến hành thực tập với đề tài: “Thử nghiệm gieo ươm và
đánh giá ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng của cây Lát
hoa (chukrasia tabularis A.Juss) giai đoạn vườn ươm”.
Để hoàn thành được đề tài một cách thuận lợi bằng niềm say mê, nhiệt
tình và sự cố gắng của bản thân với sự giúp đỡ của thầy giáo GS.TS Đặng
Kim Vui, các thầy cô trong khoa. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới
Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp đã quan tâm tạo
mọi điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề.
Do thời gian và vốn kiến thức có hạn, nên chắc chắn đề tài không tránh
khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được những nhận xét, sự góp ý của

thầy cô và các bạn để bản đề tài của tôi được hoàn hiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Vũ Thị Minh


10

Nhiệt độ trung bình năm: 24-25oC
Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: 29oC
Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: 16oC
Độ ẩm trung bình: 80-85%
(Nguồn: theo trung tâm khí tượng thủy văn Gia Bảy thành phố Thái Nguyên
năm 2013)


11

Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Cây Lát hoa giai đoạn vườn ươm
* Phạm vi nghiên cứu
Phương pháp kích thích hạt giống nảy mầm và ảnh hưởng của hỗn hợp
ruột bầu đến sinh trưởng chiều cao, số lá của cây trong giai đoạn vườn ươm.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
* Địa điểm nghiên cứu

Đề tài thực hiện tại vườn ươm trường ĐHNL Thái Nguyên
*Thời gian tiến hành đề tài
Thời gian bắt đầu thực hiện: 1/1/2015
Thời gian kết thúc theo dõi: 15/5/2015
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá tỉ lệ nảy mầm của cây sau khi xử lý, kích thích hạt Lát hoa
nảy mầm
- Đánh giá ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây Lát hoa
- Đánh giá chất lượng cây con và dự tính tỉ lệ xuất vườn
3.4. Phương pháp nghiên cứu
- Kế thừa chọn lọc những kết quả, tài liệu tham khảo
- Thực hiện kĩ thuật: xử lý kích thích hạt giống nảy mầm, tạo bầu, gieo
hạt, chăm sóc cây con (làm cỏ, bón phân, tưới nước…)
- Phương pháp bố trí thí nghiệm, thu thập số liệu
- Phương pháp tổng hợp và bố trí thí nghiệm điều tra
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực


12

- So sánh ảnh hưởng của các công thức đến sinh trưởng của cây Lát hoa
3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp
3.4.1.1. Vật tư
- Chuẩn bị hạt giống Lát hoa
- Túi bầu, cuốc, xẻng, đất đóng bầu,…
- Bình odoa, bình phun, khay đựng hạt…
- Văn phòng phẩm: Giấy, bút, thước đo, các loại bảng biểu…
- Vật tư: Phân bón vi sinh hữu cơ NTT, đầu trâu, thuốc trừ sâu…
3.4.1.2. Bố trí thí nghiệm
* Thí nghiệm 1: Kích thích hạt giống nảy mầm

- Thí nghiệm tiến hành theo 3 công thức, mỗi công thức lặp lại 3 lần,
mỗi lần lặp lại là 30hạt. Vậy mỗi công thức là 90hạt. Tổng số hạt trong thí
nghiệm là 271hạt.
+ Công thức 1: 1 sôi 4 lạnh (20oC)
+ Công thức 2: 2 sôi 3 lạnh (40oC)
+ Công thức 3: 3 sôi 2 lạnh (60oC)
Bước 1:Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ dùng để xử lý hạt.
Bước 2: Kiểm tra hạt, loại bỏ hạt lép, mốc, tạp chất lẫn trong hạt.
Bước 3: Ngâm hạt trong thuốc tím nồng độ 0,1% (1g/1lit nước) 15
phút, vớt ra để ráo nước.
Bước 4: Điều chỉnh nhiệt độ nước thích hợp rồi ngâm hạt trong nước
nguội dần 4 giờ.
Bước 5: Vớt hạt ra và ủ hạt trong túi vải (giữ nhiệt độ khoảng 25oC),
ngày rửa chua cho hạt 1 lần bằng nước lã sạch.
Bước 6: Theo dõi quá trình nảy mầm của hạt.
Khi hạt nảy mầm thì ta định kì theo dõi 2 ngày 1 lần vào buổi sáng, ghi
chép số hạt nảy mầm vào bảng 3.1


13

Bảng 3.1. Theo dõi số hạt nảy mầm
Ngày theo

Công

Số hạt nảy

Số hạt sống


Số hạt

Ghi

dõi

thức

mầm

chưa nảy mầm

thối

chú

1
2
3
∗ Thí nghiệm 2:
+ Chuẩn bị hạt giống: 10g
+ Chuẩn bị bầu gieo hạt: 360 bầu
+ Chuẩn bị đất đóng bầu: Đất làm trước 1 tuần, nghiền nhỏ, tơi xốp.
Diệt trừ các mầm mống sâu bệnh, cỏ dại có trong đất. Phơi ải để cải thiện tính
chất đất.
+ Kĩ thuật tạo túi bầu: Loại vỏ bầu PE mầu đen, bảo đảm độ bền để khi
đóng bầu hoặc quá trình chăm sóc cây trong vườn cũng như khi vận chuyển
cây không bị hư hỏng. Kích thước bầu: 5x8cm.
Đất và phân được trộn đều trước khi đóng bầu. Ruột bầu phải đảm bảo
độ xốp (khoảng 60-70%) không quá chặt hoặc quá lỏng và đủ độ ẩm.

Để đóng bầu nhanh và đều tay ta thực hiện các thao tác sau:Dùng tay
xoa và mở miệng túi bầu, tay không thuận giữ túi đồng thời dùng ngón tay cái
và ngón trỏ căng miệng túi ra. Tay thuận bốc đất, ót bàn tay lại đổ đất vào bầu
tạo 1/3 đáy bầu đồng thời ấn đáy bầu chặt, còn 2/3 phía trên bầu lỏng hơn.
Luống xếp bầu phải có nền phẳng, bố trí luống theo mặt vường ươm.
Xếp bầu tạo thành luống (hàng đầu luống xếp thẳng hàng ngay ngắn, hàng sau
xếp so le với hàng đầu) và dùng đất vun xung quanh để cố định luốn bầu cũng
như giữ ẩm cho cây.


14

+ Tra hạt vào bầu:
Bước 1: Tưới ẩm cho luống bầu trước khi gieo
Bước 2: Tạo một lỗ giữa bầu, đảm bảo độ sâu khi gieo hạt (hạt nhỏ độ
sâu gấp đôi đường kính hạt, hạt to phủ kín)
Bước 3: Tra hạt vào bầu, mỗi bầu gieo một hạt (nếu hạt nhỏ thì gieo 2 hạt)
Bước 4: Lấp đất
Bước 5: Dùng guột (ràng ràng) che phủ
Bước 6: Tưới nước sau khi tra hạt
Sau khi tra hạt, hàng ngày ta tiến hành tưới nước cho bầu và theo dõi
quá trình nảy mầm của hạt.
Các chỉ tiêu đo đếm
- Sinh trưởng về chiều cao và số lá
- Kết quả ghi vào mẫu bảng 3.2
Bảng 3.2: Theo dõi sinh trưởng của cây Lát hoa

TT

Công thức 1


Công thức 2

Chiều

Chiều

Số

cao(cm) lá

cao(cm)

Công thức 3

Số lá Chiều
cao(cm)

Công thức 4

Số lá Chiều

Số lá

cao(cm)

1
2
3
4

* Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu tới sinh trưởng
chiều cao của cây Lát hoa
Thí nghiệm tiến hành theo 4 công thức, mỗi công thức lặp lại 3 lần, mỗi
lần lặp lại là 30 hạt. Vậy mỗi công thức là 90 hạt. Tổng số hạt trong thí
nghiệm là 360 hạt.


15

+ Công thức 1: 3% phân vi sinh hữu cơ NTT + 97% đất tầng A
+ Công thức 2: 5% phân vi sinh hữu cơ NTT + 95% đất tầng A
+ Công thức 3: 7% phân vi sinh hữu cơ NTT + 93% đất tầng A
+ Công thức 4: Đối chứng (không phân + 100% đất tầng A)
Bảng 3.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Số lần nhăc lại

Công thức thí nghiệm

1

CT1

CT2

CT3

CT4

2


CT4

CT1

CT2

CT3

3

CT3

CT4

CT1

CT2

3.4.2. Phương pháp nội nghiệp
* Phân tích phương sai một nhân tố
Bước 1: Nhập số liệu vào máy tính
Bước 2: Phân tích và xử lý số liệu
Tỷ lệ nảy mầm và thế nảy mầm tính theo tỷ lệ phần trăm
+ Tỷ lệ nảy mầm là tỷ lệ phần trăm giữa số hạt nảy mầm bình thường
so với hạt đem kiểm tra, được biểu thị bằng công thức:
Tổng số hạt nảy mầm
T (%) =

Tổng số hạt kiểm nghiệm


x 100

+ Thế nảy mầm là tỷ lệ phần trăm hạt nảy mầm bình thường trong 1/3
thời gian đầu của quá trình nảy mầm so với số hạt đem đi kiểm tra, được biểu
thị bằng công thức:
Số hạt nảy mầm trong 1/3 thời gian đầu của thời ký nảy mầm
TE (%) =

Tổng số hạt kiểm nghiệm

x 100

+ Các chỉ số thống kê Hvn, Do, số lá được thực hiện bằng phần mềm
Excel với hàm Sum(), hàm average()…


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả phân tích mẫu đất .............................................................. 9
Bảng 3.1. Theo dõi số hạt nảy mầm.............................................................. 13
Bảng 3.2: Theo dõi sinh trưởng của cây Lát hoa........................................... 14
Bảng 3.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................. 15
Bảng 3.4: Sắp xếp các trị số quan sát phân tích phương sai một nhân tố....... 16
Bảng 3.5: Phân tích phương sai một nhân tố................................................. 19
Bảng 4.1: Kết quả nghiên cứu về quá trình nảy mầm của hạt cây Lát hoa ở các
công thức thí nghiệm ..................................................................... 21
Bảng 4.2. Tổng hợp kết quả số hạt nảy mầm của các công thức thí nghiệm . 22
Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả số hạt nảy mầm của các công thức thí nghiệm ....... 24
Bảng 4.4: Phân tích phương sai một nhân tố đối với số hạt nảy mầm của hạt

Lát hoa .......................................................................................... 25
Bảng 4.5: Bảng sai dị từng cặp xi − xj đối với hạt nảy mầm ở các công thức..... 26
Bảng 4.6: Kết quả theo dõi quá trình sinh trưởng chiều cao của cây Lát hoa ở
các công thức thí nghiệm............................................................... 27
Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả sinh trưởng chiều cao của các công thức cuối đợt
thí nghiệm ..................................................................................... 29
Bảng 4.8. Phân tích phương sai một nhân tố đối hỗn hợp ruột bầu tác động
đến sinh trưởng chiều cao của cây Lát hoa .................................... 30
Bảng 4.9: Bảng sai dị từng cặp xi − xj cho sinh trưởng về chiều cao vút ngọn
của cây Lát hoa ............................................................................. 31
Bảng 4.10. Động thái ra lá của cây Lát hoa ở các công thức thí nghiệm ....... 32
Bảng 4.11: Tổng hợp kết quả động thái ra lá của cây Lát hoa ở lần đo cuối ....... 34
Bảng 4.12. Phân tích phương sai 1 nhân tố ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu
tới động thái ra lá của cây Lát hoa. ................................................ 35
Bảng 4.13: Bảng sai dị từng cặp xi − xj động thái ra lá của cây Lát hoa ....... 36
Bảng 4.14: Kết quả đánh giá chất lượng cây con ở lần đo cuối .................. 37


×