Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Ứng dụng công nghệ thông tin đánh giá thích nghi cây chè tại thị trấn sông cầu huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 69 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRIỆU HỒNG LÂN

Tên đề tài:
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN XÂY DỰNG BẢN ĐỒ
THÍCH NGHI ĐẤT TRỒNG CHÈ TẠI THỊ TRẤN SÔNG CẦU,
HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản Lý Đất Đai

Khoa

: Quản lý tài nguyên

Khóa

: 2011 – 2015

Ngƣời hƣớng dẫn

: Th.S Trần Thị Mai Anh



Thái Nguyên – 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo
giảng dạy trong trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa Quản Lý Tài
Nguyên, Ủy Ban Nhân Dân thị trấn Sông Cầu cùng toàn thể các ban ngành và nhân
dân trong xã. Đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn Th.S Trần
Thị Mai Anh đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.Tôi xin
chân thành cảm ơn Khoa Quản lý tài nguyên, toàn thể nhân dân thị trấn Sông Cầu
và các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp, gia đình đã động viên giúp đỡ tôi hoàn
thành đề tài này.
Do hạn chế về thời gian và điều kiện nghiên cứu nên luận văn này sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành
của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn này
hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015

Tác giả

Triệu Hồng Lân


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Biểu diễn khí hậu, thời tiết năm 2014 ......................................................28

Bảng 4.2: Cơ cấu một số loại đất thị trấn Sông Cầu .................................................29
Bảng 4.3 Tình hình sản xuất của các ngành tại thị trấn Sông Cầu ...........................32
Bảng 4.5 Các loại đất trong LMU .............................................................................36
Bảng 4.6 Bảng tầng dầy đất ở thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
..........................................................................................................................37
Bảng 4.7 chế độ tưới ở thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên .......38
Bảng 4.8. Hàm lượng pH ở thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.....39
Bảng 4.9 hàm lượng mùn ở thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ, .............................40
tỉnh Thái Nguyên .......................................................................................................40
Bảng 4.10. Thành phần cơ giới đất ở thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ, ..............41
tỉnh Thái Nguyên .......................................................................................................41
Hình 4.11. Bản đồ đường bình độ thị trấn Sông Cầu, Đồng Hỷ, Thái Nguyên ........42
Bảng 4.13 Bảng phân hạng thích nghi cho cây chè ..................................................49


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Công cụ, thành phần của ArcGIS ...............................................................15
Hình 3.1 Sơ đồ phương pháp nghiên cứu .................................................................25
Hình 4.1 Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị và bản đồ thích nghi đất đai ................35
Hình 4.2 bản đồ loại đất thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên .....36
Hình 4.3 Bản đồ tầng dày ở thị trấn Sông Cầu, Đồng Hỷ, Thái Nguyên .................37
Hình 4.4 Bản đồchế độ tưới ở thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ,
tỉnh Thái Nguyên ...............................................................................................38
Hình 4.5. Bản đồ pH ở thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên .......39
Hình 4.6 Hàm lượng mùn ở thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ......40
Hình 4.7 Bản đồ thành phần cơ giới ở thị trấn Sông Cầu, ........................................41
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ...........................................................................41
Hình 4.9 công cụ chồng xếp bản đồ đơn tính ...........................................................43

Hình 4.10 Bản đồ đơn vị thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ....44
Hình 4.11 Bảng thuộc tính bản đồ đơn vị đất đai .....................................................45
Bảng 4.11 Yếu tố chẩn đoán cho loại hình sử dụng đất trồng chè............................46
Hình 4.12 Bản đồ thích nghi đấttrồng chè thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Nguyên .....................................................................................................50


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
FAO : Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc.
GIS

: Hệ thống thông tin địa lý.

LMU : Land Mapping Unit (Đơn vị bản đồ đất đai).
LUM : Land Unit Map (Bản đồ đơn vị đất đai).
LUT : Land Use Type(Loại hình sử dụng đất).
N

: Hạng không thích nghi.

N1

: Không thích nghi hiện tại.

N2

: Không thích nghi vĩnh viễn.


S

: Hạng thích nghi.

S1

: Thích nghi nhất.

S2

: Thích nghi trung bình.

S3

: Ít thích nghi.


v

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..........................................................................................................1
1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài...........................................................................2
1.2.1 Mục đích của đề tài .........................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu của đề tài ...........................................................................................2
1.3 Ý nghĩa của đề tài ..............................................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học .............................................2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ..................................................................................2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................3
2.1 Cơ sở khoa học ..................................................................................................3

2.1.1 Tổng quan các vần đề về đánh giá phân hạng đất ..........................................3
2.1.2 Đánh giá khả năng thích hợp ..........................................................................7
2.1.3 Quy trình đánh giá đất ....................................................................................9
2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước......................................................10
2.2.1 Trên thế giới ..................................................................................................10
2.2.2 Đánh giá đất ở Việt Nam ..............................................................................11
2.3. Khái quát chung về hệ thống thông tin địa lý(GIS)và phần mềm ArcGIS.....12
2.3.1 Hệ thống thông tin địa lý(GIS) .....................................................................12
2.3.1 Phần mềm GIS ..............................................................................................14
2.4 Khái quát về cây chè ........................................................................................16
2.4.1. Nguồn gốc ....................................................................................................16
2.4.2 Đặc tính sinh hóa chè ....................................................................................17
2.4.3 Yêu cầu về đất trồng chè ..............................................................................22
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......24
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................24
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành .......................................................................24
3.3 Nội dung nghiên cứu........................................................................................24


vi

3.4 Phương pháp ngiên cứu ..................................................................................24
3.4.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu ..........................................................24
3.4.2 Phương pháp thống kê, phân tích, xử lý số kiệu...........................................24
3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng công nghệ tin học ......................................24
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................................26
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế , xã hội..................................................................26
4.1.1 Điều kiện tự nhiên.........................................................................................26
4.1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội................................................................30
4.2 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và thích nghi đất đai .....................................34

4.2.1 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ....................................................................36
4.2.2 Kết quả xây dựng bản đồ đợn vị đất đai .......................................................43
4.3.2 Phân hạng thích nghi hiện tại và tương lai ...................................................48
4.4. Đề xuất các giải pháp để phát triển loại hình sử dụng đất trồng chè tại vùng
nghiên cứu..............................................................................................................51
4.4.1 Giải pháp về chính sách ................................................................................52
4.4.2 Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm....................................................52
4.4.3 Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng ............................................................53
4.4.4 Giải pháp cho các vùng trồng chè.................................................................53
4.4.6 Xây dựng các mô hình trồng chè ..................................................................54
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................55
5.1 Kết luận ............................................................................................................55
5.2 Kiến nghị..........................................................................................................55


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Đất là một thành phần quan trọng của hệ sinh thái, là một trong những yếu tố
hình thành nên những quần thể. Đất có quá trình phát sinh và phát triển phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như: đá mẹ, khí hậu, tuổi địa chất, thực vật và cả hoạt động của
con người cũng tác động không nhỏ tới đất đai. Đất và các quần thể lại có mỗi quan
hệ hữu cơ chặt chẽ với các loại cây trên đất. Sử dụng đất đai đầy đủ, đúng cách và
hợp lý có hiệu quả nhằm khá thác tài nguyên vô cùng quý báu này là một trong
những mục tiêu quan trọng đặt ra cho nhà quy hoạch, những nhà đầu tư chiến lược,
sách lược và những nhà sản xuất.
Trong thời gia qua đã có những bài học về sử dụng đất không thành công,
kém hiệu quả bởi thiếu hiệu quả về đất và điều kiện sinh thái của đất. Do vậy, việc

định hướng cho sử dụng đất hiệu quả, khoa học là cơ sở cho việc chỉ đảo của
Đảng và nhà nước. Tuy nhiên muốn có định hướng quy hoạch thì phải đánh giá
đùng tiềm năng đất, các yếu tố tự nhiên xã hội đặc thù của việc nghiên cứu có ảnh
hưởng tới chất lương đất để đưa ra một phương án hữu hiệu nhất cho việc sử dụng
đất tại địa phương.
Trong những năm gần đây, với công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa, đưa
thiết bị máy móc vào ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp. Cùng với sự phát triển
ấy, công nghệ tin học cũng đi lên từng bậc vầ trở thành một nhu càu thiết yếu cho
mọi lĩnh vực của xã hội.
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi phía Bắc, có điều kiện thuận lợi về đất
đai, khí hậu và nguồn lao động. Nhắc đến Thái Nguyên, có rất nhiều người nghĩ
đến cây chè và đã từ lâu cây chè đã được xác định là một trong những thế mạnh
của địa phương.
Thị trấn Sông cầu là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị vùng phía Bắc của
huyện Đống Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Thị trấn có nhiều làng chè nổi tiếng với kinh
nghiệm canh tác lâu năm. Việc định hướng quy hoạch các vùng chuyên canh sản


2

xuất chè theo hướng tập trung và chuyên môn hóa tạo ra vùng nguyên liệu và sản
phẩm hang hóa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu đem lại hiệu quả kinh tế là một
vấn đề có ý nghĩa và thật sự cấp thiết.
Do đó, việc đánh giá thích nghi đất cho cây chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
nói chung và thị trấn Sông Cầu , huyện Đồng Hỷ là một việc làm thiết yếu. Xuất
phát từ lý do nêu trên , đề tài “ Ứng dụng công nghệ thông tin đánh giá thích nghi
cây chè tại thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ , tỉnh Thái Nguyên ”
1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích của đề tài
Đánh giá thực trạng đất đai và khả năng thích nghi đất đai của thị trấn Sông

Cầu đối với loại hình sử dụng đất trồng chè.
Xây dựng bản đồ phân hạng thích nghi đất trồng chè ở thị trấn Sông Cầu, huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
1.2.2 Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ GIS vào phân tích số liệu chồng ghép bản
đồ đơn tính, xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.
- Qua việc đánh giá, xây dựng bản đồ đơn vị đất đai đề xuất các giải pháp sử
dụng đất cho phát triển cây chè hoặc chuyển đổi mục đích cho phù hợp nhằm phát
huy hiệu quả sử dụng đất cao nhất.
1.3 Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Làm sáng tỏ hơn đặc điểm đất nông nghiệp đồng thời góp phần hoàn thiện phân
loại đất theo FAO nhằm cung cấp thông tin làm cơ sở dữ liệu cho những nghiên cứu
khác về quy hoạch sử dụng đất.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Làm cơ sở cho việc sử dụng đất hiệu quả và lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học
2.1.1 Tổng quan các vần đề về đánh giá phân hạng đất
2.1.11. Khái niệm cơ bản
* Các khái niệm sử dụng trong đánh giá đất
1. Đất đai( Land )
Đất là môi trường tự nhiên bao gồm khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, thủy văn,
thực vật, những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đất.

2. Đánh giá đất ( Land Evaluation – LE)
Theo FAO(năm 1976): Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những
tính chất vốn có của khoanh/vạt đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại
yêu cầu sử dụng cần phải có.
3. Đơn vị bản đồ đất đai ( Land Mapping Unit – LMU)
Theo FAO (1983): LMU là khoanh/vạt đất được xác định cụ thể trên bản đồ
đơn vị đất đai với những đặc tính và tính chất đất đai riêng biệt thích hợp đồng nhất
cho từng LUT (loại hình sử dụng đất), có cùng một điều kiện quản lý đất, cùng một
khả năng sản xuất và cải tạo đất. Mỗi đơn vị đất đai có chất lượng, (đặc tính và tính
chất) riêng và nó thích hợp với một LUT nhất định.
4. Loại hình sử dụng đất ( Land Use Type - LUT)
LUT là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những
phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế - xã hội và kĩ thuật được
xác định.
5. Hệ thống sử dụng đất (Land Use System – LUS)
LUS là sự kết hợp của LMU và LUT (hiện tại và tương lai), hay là loại sử dụng
đất riêng biệt được thực hiện trên một vạt đất nhất định kết hợp với đầu tư, thu nhập
và khả năng cải tạo đất như: làm bằng, tưới, tiêu,…
6. Đánh giá khả năng thích nghi đất đai hay còn gọi là đánh giá đất đai (Land
Evaluation): Là quá trình dự đoán tiềm năng đất đai khi sử dụng cho các mục đích


4

cụ thể. Hay là dự đoán tác động của mỗi đơn vị đất đai đối với mỗi loại hình sử
dụng đất.
7.Phân hạng thích nghi đất đai là công đoạn đối chiếu so sánh giữa các yêu cầu
của loại hình sử dụng đất đai với các đặc tính, đặc điểm của đơn vị đất đai để xác
định mức độ thích nghi hoặc ngược lại là mức độ hạn chế.
8. Bản đồ đơn vị đất đai là bản đồ tổ hợp của các bản đồ đơn tính. Mỗi đơn vị

bản đồ đất đai chứa đựng đầy đủ các thông tin thể hiện trong các bản đồ đơn lẻ và
phân biệt với các đơn vị khác bởi sự khác của ít nhất một yếu tố.
2.1.1.2. Sự cần thiết phải phân hạng đánh giá đất
Theo Dut D và Young T thì không có điều gì mới về những nét cơ bản của việc
đánh giá đất, vì rằng từ xa xưa những người dân đã quyết định được việc trồng cây
gì là đối với loại đất mà họ có. Mặc dù để có những quyết định đó thì họ trải qua
không ít thất bại.
Đánh giá đất đai đã ra đời từ rất lâu, từ những cảm nhận đơn giản, chủ quan,
cách thức phân nhóm đất thành các mức “ tốt”, “ xấu” đến những phân tích có cơ sở
khoa học. Khoa học đánh giá đến ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của
khoa học nông nghiệp và các lĩnh vực khoa học khác.Đánh giá đất chính là cơ sở
của những quy định sử dụng đất hợp lý.
Một quốc gia hay một dân tộc sử dụng đất của họ như thế nào là tuỳ thuộc vào
những nhân tố tổng hợp có liên quan mật thiết với nhau bao gồm cả các đặc tính của
đất, các yếu tố kinh tế, xã hội, hành chính và những hạn chế về chính sách cũng như
các nhu cầu và mục tiêu của con người (FAO, 1988).
Đánh giá đất đai là một phần quan trọng của việc đánh giá tài nguyên thiên
nhiên và cũng là cơ sở để định hướng sử dụng đất hợp lý, bền vững trong sản xuất
nông lâm nghiệp. Đánh giá đất đai từ lâu được các nhà khoa học nhiều quốc gia và
nhiều các tổ chức quốc tế quan tâm nghiên cứu, những kết quả đánh giá đất đã được
tổng kết và khái quát chung trong khuôn khổ hoạt động các tổ chức liên hợp quốc
như: FAO, UNESCO,… và được coi như tài sản tri thức chung của nhân
loại.(Nguyễn Ngọc Nông,2011)[6].


5

Tóm lại, đánh giá đất nhằm múc đích quy hoạch sử dụng đất và phát triển nông
thôn trên quan điểm tăng cường lương thực cho một số nước trên thế giới và giữ
nguồn tài nguyên đất không bị thoái hóa, sử dụng đất lâu bền. Đảm bảo tính hợp lý

và bền vững trong việc quy hoạch sử dụng đất đai là cơ sở cho việc bố trí sử dụng
đất hợp lý trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững.
2.1.1.3 Cơ sở khoa học của việc phân hạng đánh giá khả năng sử dụng đất
Hiện nay dưới áp lực của gia tăng dân số và nhu cầu về lương thực trên thế giới
đã dẫn tới tình trạng suy thoái nhiều vùng đất. Do đó nhằm ngăn chặn những suy
thoái của tài nguyên đất do sự thiếu hiểu biết hoặc khai thác quá mức, đồng thời
nhằm hướng tới việc sử dụng và quản lý đất đai một cách hợp lý cho hiện tại và
tương lai. Nhu cầu của việc đánh giá khả năng sử dụng của đất đai xuất hiện khi mà
các kết quả nghiên cứu riêng lẻ về đặc điểm của đất không được cung cấp những
định hướng đầy đủ về cách thức và hiệu quả sử dụng đất đai. Do vậy, để quản lý, sử
dụng và quy hoạch đất đai hợp lý, một bước nghiên cứu đặc điểm đất nhằm xem
xét, tổng hợp giữa các đất và các yếu tố tự nhiên khác, (nước, khí hậu, địa hình) và
các yêu cầu sử dụng đất khác nhau, bước này gọi là đánh giá khả năng sử dụng đất .
2.1.1.4 Quan điểm đánh giá đất theo FAO
- Mục đích đánh giá đất theo FAO
Đánh giá đất đai nhằm tăng cường nhận thức và hiểu biết phương pháp đánh
giá phân hạng đất đai trong khuôn khổ quy hoạch sử dụng đất đai trên quan điểm
tăng cường lương thực cho một số nước trên thế giới và giữ gìn nguồn tài nguyên
đất đai không bị thoái hoá, sử dụng đất lâu bền.
-Yêu cầu trong đánh đất theo FAO
Phương pháp đánh giá theo FAO gắn liền đánh giá đất đai với quy hoạch sử
dụng đất, coi đánh giá đất là một phần của quá trình quy hoạch sử dụng đất, vì vậy,
yêu cầu cần đạt được là:
+ Thu nhập đầy đủ các thông tin phù hợp về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
của vùng đất nghiên cứu.


6

+ Đánh giá được sự thích hợp của vùng đất đó với các mục tiêu sử dụng khác

nhau, theo mục tiêu và nhu cầu người sử dụng đất.
+ Phải xác định được mức độ chi tiết đánh giá đất tuy theo quy mô và phạm vi
vùng lãnh thổ và đất đai quy hoạch: toàn quốc, tỉnh, huyện các cơ sở sản xuất.
+ Mức độ thực hiện đánh giá phân hạng đất phụ thuộc vào tỷ lệ nghiên cứu.
- Nội dung chính đánh giá phân hạng đất theo FAO gồm có 4 vấn đề:
+ Xác định chỉ tiêu và quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
+ Mô tả các loại hình sử dụng đất và các yếu tố sử dụng đất
+ Xác định hệ thống cấu trúc phân hạng đất đai
+ Phân hạng thích nghi đất đai
- Nguyên tắc cơ bản của đánh đất đai
Nguyên tắc của đánh giá đất đai theo FAO là đánh giá đất phải gắn liền với
LUT xác định có sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và đầu tư cần thiết. Đánh giá
đất liên quan chặt chẽ với các yếu tố môi trường tự nhiên của đất và các điều kiện
kinh tế, xã hội.
+ Mức độ thích hợp của đất đai được đánh giá và phân hạng cho các LUT cụ
thể. Việc đánh giá đất đòi hỏi so sánh cụ thể. Việc đánh giá đất đòi hỏi so sánh giữa
lợi nhuận thu được và đầu tư cần thiết trên các loại hình đất khác nhau (phân bón,
lao động, thuốc trừ sâu, máy móc).
+ Yêu cầu phải có quan điểm tổng hợp, nghĩa là phải có sự phối hợp và tham
gia đầy đủ của các nhà nông học, lâm nghiệp, kinh tế, xã hội học.
+ Việc đánh giá đất phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của
vùng nghiên cứu.
+ Khả năng thích hợp đưa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở bền vững các nhân
tố sinh thái trong sử dụng đất phải được để quyết định.
+ Đánh giá phải tập trung so sánh các loại hình sử dụng đất khác nhau.
- Quy trình đánh giá đất đai theo FAO
Theo “Đánh giá phân hạng đất đai vì sự phát triển”, FAO đã đề xuất quy trình
LE và quy hoạch sử dụng đất gồm 9 bước. Yêu cầu chính trong LE của FAO là gắn
liền với quy hoạch sử dụng đất đai.



7

2.1.1.5 Các phương pháp đánh giá đất theo FAO
Trong đánh giá đất, cả hai khâu điều tra tự nhiên và kinh tế, xã hội đều rất quan
trọng.Hai phương pháp sau đây sẽ phục vụ cho việc thực hiện nghiên cứu về tự
nhiên và kinh tế - xã hội.
- Phương pháp hai bước: Gồm có đánh giá đất tự nhiên ( bước thứ nhất), và tiếp
theo là phân tích kinh tế - xã hội (bước thứ hai). Phương pháp tiến triển theo các
trình tự rõ ràng, vì vậy có thể linh động thời gian cho các hoạt động và huy động
cán bộ tham gia.
- Phương pháp song song: Thực hiện bước đánh giá đất tự nhiên đồng thời với
phân tích kinh tế - xã hội. Ưu điểm là nhóm cán bộ đa ngành cùng làm việc, tức là
bao gồm cả các nhà khoa học tự nhiên và kinh tế xã hội. Phương pháp này thường
dùng để đánh giá đất chi tiết và bán chi tiết.
Trong đánh giá đất có thể kết hợp hai phương pháp này, ví dụ phương pháp hai
bước cho cấp điều tra thăm dò rồi tiếp đến là phương pháp song song ở điều tra chi
tiết và bán chi tiết.
Trong thực tế sự khác nhau giữa hai phương pháp không thật rõ ràng. Với
phương pháp hai bước, thuộc tính quan trọng là kinh tế - xã hội cần cho suốt cả
bước thứ nhất khi lựa chọn các loại sử dụng đất trong quá trình đánh giá đất
2.1.2 Đánh giá khả năng thích hợp
Theo FAO, khả năng thích hợp đất đai là sự phản ánh mức độ thích hợp như thế
nào (cao hay thấp) của một đơn vị đất đai đối với một loại hình sử dụng đất được
xác định. Khả năng này có thể xem xét ở điều kiện hiện tại hoặc trong tương lai sau
khi áp dụng các biện pháp cải tạo (thuỷ lợi, bón phân, kỹ thuật thâm canh, các biện
pháp cải tạo khác) đối với đất đai.
Khả năng thích hợp của đất đai là sự phù hợp của một đơn vị đất đai đối với
một hoặc nhiều loại sử dụng đất xác định. Đất đai có thể được xem xét ở điều kiện
hiện tại cũng như điều kiện sau cải tạo. Tiến trình của phân loại khả năng thích hợp

đất đai là sự đánh giá và gồm các vùng đất đai đặc trưng theo khả năng thích hợp
của vùng đối với các loại sử dụng được xác định.


8

Thực chất của việc phân hạng khả năng thích hợp đất đai là sự so sánh hay đối
chiếu các yêu cầu về điều kiện đất đai của loại sử dụng đất với tính chất của mỗi
đơn vị đất đai. Kết quả của các đối chiếu này là các mức phân loại đất đai từ thích
hợp đến không thích hợp đối với loại sử dụng đất được xem xét.
Để đáp ứng được việc so sánh giữa đất đai với loại sử dụng đất, các thông tin
chủ yếu của các đơn vị đất đai và loại sử dụng đất phải được xác định.
Cấu trúc phân loại khả năng thích hợp đất đai
Hệ thống phân loại khả năng thích hợp đất đai được sử dụng theo phương pháp
của FAO gồm 4 cấp như sau:
1-Cấp thích hợp (Land Suitability Order): Phản ánh loại thích hợp. Nó
chỉ ra đất đai thích hợp (S) hay không thích hợp (N) với loại hình sử dụng đất
được xem xét.
2-Hạng thích hợp (Land Suitability Class): Phản ánh các mức độ thích hợp đối
với các LUT. Hạng được ký hiệu bằng chữ số Ả Rập, bao gồm 3 mức sau:
S1- Thích hợp cao: cho thấy các LMU không thể hiện những yếu tố hạn chế
hoặc chỉ thể hiện ở mức độ nhẹ, dễ khắc phục và không làm ảnh hưởng đến năng
suất, lợi nhuận thu được của LUT cần đánh giá.
S2- Thích hợp trung bình: Chỉ ra các LMU có những hạn chế ở mức độ trung
bình đối với việc phát triển bền vững một LUT được đề nghị. Những hạn chế này sẽ
làm giảm sức sản xuất hay lợi nhuận hoặc làm tăng mức đầu tưu để đạt được những
lợi nhuận cần thiết khi sử dụng.
S3- Ít thích hợp: Đặc tính LMU xuất hiện nhiều yếu tố hạn chế hoặc một số yếu
tố hạn chế nghiêm trọng khó khắc phục đối với các LUT được đưa vào đánh giá.
Hạng của cấp không thích hợp được chia làm 2 loại:

N1- Không thích hợp hiện tại: Đặc tính đất đai của LMU không thích hợp với
LUT hiện tại vì có những yếu tố hạn chế nghiêm trọng. Tuy nhiên, các yếu tố hạn
chế này có thể khắc phục bằng các biện pháp đầu tư rất lớn hay các giải pháp về
khoa học và kỹ thuật trong tương lai để cải tạo đất đai nhằm nâng cao hạng thích
hợp lên.


9

NR- Không liên quan: Những LMU được loại trừ vì không thuộc mục tiêu đánh
giá trong sản xuất nông nghiệp: đất có rừng, đất phi nông nghiệp, núi đá…
3-Hạng phụ (Subclass): hạng phụ thích hợp phản ánh các yếu tố đang hạn chế
đến khả năng sử dụng đất của vùng nghiên cứu. Các yếu tố hạn chế ở hạng phụ chủ
yếu là các điều kiện tự nhiên như: khí hậu (lũ lụt: f, hạn hán,: d); điều kiện đất đai
(địa hình: t, độ dốc: s); …. Hạng phụ thường đi kèm các khí hiệu của yếu tố hạn chế
đối với kiểu sử dụng đất nào đó (Ví du: S2i, S2t, N1i, N1e). Tuy nhiên, không có
hạng phụ ở mức thích hợp cao S1.
4-Đơn vị thích hợp (Unit): Thể hiện sự khác biệt nhỏ trong cùng một hạng phụ:
tất cả các đơn vị thích hợp đều có cùng mức độ thích hợp, cùng loại hạn chế nhưng
chỉ khác nhau ở mức độ ảnh hưởng của các yếu tố hạn chế (ví dụ: S2t-1, S2i-1…
Việc xác định đơn vị thích hợp cho phép đánh giá đất đai ở quy mô như một nông
trại) ( Nguyễn Ngọc Nông, 2011)[6].
2.1.3 Quy trình đánh giá đất
Quy trình đánh giá đất đai được tiến hành và mô tả qua các bước sau:
-Xây dựng các khoanh đơn vị bản đồ đất đai trên cơ sở kết quả điều tra khảo sát
các nguồn tài nguyên đất như: khí hậu, địa hình, đất, nước, thực vật, nước ngầm.
Mỗi đơn vị bản đồ đất đai sẽ có những đặc tính đất đai riêng và khác so với những
đơn vị bản đồ đất đai lân cận.
-Chọn lọc và mô tả kiểu sử dụng đất đai mà nó phải phù hợp và liên quan đến
mục tiêu chính sách và phát triển đã được xây dựng bởi các nhà quy hoạch cũng

như phải phù hợp với những điều kiện về kinh tế, xã hội và môi trường trong khu
vực đang thực hiện.
- Chuyển đổi những đặc tính đất đai của mỗi đơn vị bản đồ đất đai thành các
chất lượng đất đai mà những chất lượng đất đai này có ảnh hưởng trực tiếp đến các
kiểu sử dụng đất đai đã được chọn lọc.
- Xác định yêu cầu về đất đai cho các kiểu sử dụng đất đai đã chọn lọc, hay gọi
là yêu cầu sử dụng đất đai trên cơ sở của các chất lượng đất đai.


10

- Đối chiếu giữa yêu cầu sử dụng đất đai của các kiểu sử dụng đất đai được diễn
tả dưới dạng phân cấp yếu tố với các chất lượng trong mỗi đơn vị bản đồ đất đai
được diễn tả dưới dạng yếu tố chẩn đoán. Kết quả cho được sự phân hạng khả năng
thích nghi đất đai của mỗi đơn vị bản đồ đất đai với từng kiểu sử dụng đất
đai.(Nguyễn Ngọc Nông,2011)[6]
2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
2.2.1 Trên thế giới
2.2.1.1 Ở Liên Xô ( Cũ)
Đây là trường phái theo quan điểm phát sinh, phát triển của Docutraiep.
Trường phái này cho rằng đánh giá đất trước hết phải đề cập đến thổ nhưỡng và
chất lượng tự nhiên của đất, là những chỉ tiêu mang tính khách quan và đáng tin
cậy. Ông đã đề ra các nguyên tắc trong đánh giá đất đai là xác định các yếu tố đánh
giá đất phải ổn định và nhận biết được rõ ràng, phải phân biệt được các yếu tố một
cách khách quan và có cơ sở khoa học, phải tìm tòi để nâng cao sức sản xuất. Phải
có sự đánh giá kinh tế và thống kê nông học của đất đai mới có giá trị trong việc đề
ra những biện pháp sử dụng đất tối ưu.
2.2.1.2 Ở Anh
Tại Anh đang ứng dụng hai phương pháp đánh giá phân hạng đất là dựa vào
thống kê sức sản xuất tiềm năng của đất và căn cứ vào thống kê sức sản xuất thực tế

của đất.
2.2.1.3 Ở Ấn Độ
Tại Ấn Độ, một số bang đã tiến hành đánh giá đất đai, áp dụng các phương pháp
tham biến, biểu thị mối quan hệ giữa các yếu tố dưới dạng phương trình toán học sau:
Y = F(A).F(B).F(C).F(X)
Trong đó:
Y - Biểu thị sức sản xuất của đất.
A - Độ dày và đặc tính tầng đất.
B - Thành phần cơ giới lớp đất mặt.
C - Độ dốc.
X - Các yếu tố biến động như tưới, tiêu, độ chua, hàm lượng dinh dưỡng, xói mòn.


11

Kết quả phân hạng được thể hiện dưới dạng phần trăm (%) hoặc điểm. Mỗi yếu
tố được phân thành nhiều cấp và tính bằng %.
2.2.1.4 Đánh giá đất theo FAO
Cơ sở của phương pháp đánh giá đất theo FAO là dựa trên phân hạng đất thích
hợp. Nền tảng của phương pháp này là so sánh, đối chiếu mức độ thích hợp giữa
yêu cầu của các loại hình sử dụng đất với chất lượng đất và đặc tính vốn có của đơn
vị bản đồ đất, kết hợp với việc phân tích các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường
liên quan đến sử dụng đất để lựa chọn phương án sử dụng đất tốt nhất
2.2.2 Đánh giá đất ở Việt Nam
Ở Việt Nam khái niệm đánh giá, phân hạng đất đai đã có từ lâu. Trong thời kỳ
phong kiến thực dân, để thu thuế đất đã có sự phân chia “Tứ hạng điền, lục hạng
thổ”. Công tác đánh giá, phân hạng đất đai được nhiều cơ quan khoa học nghiên cứu
và thực hiện như: Viện Nông hóa – Thổ nhưỡng, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông
nghiệp, Tổng cục địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường), các trường Đại
học Nông nghiệp và các tỉnh thành.

Những năm gần đây công tác đánh giá đất đai ở Việt Nam đã và đang được
nghiên cứu và triển khai nhằm phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất theo hướng
chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển nông nghiệp bền vững. Các nhà nghiên cứu
và đào tạo về đất đai của Việt Nam đã phối hợp với nhau, đồng thời mở rộng mối
quan hệ hợp tác với các tổ chức và nhà khoa học Quốc tế để nhanh chóng tiếp thu
chương trình đánh giá phân hạng đất của FAO.
Năm 1993 Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã chỉ đạo thực hiện công
tác đánh giá đất trên cả 9 vùng sinh thái của cả nước với bản đồ tỷ lệ 1/250.000.
Bước đầu đã xác định được tiềm năng đất đai của các vùng và khẳng định việc vận
dụng nội dung, phương pháp đánh giá đất của FAO theo tiêu chuẩn và điều kiện
cụ thể của Việt Nam là phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay và đã kịp thời tổng kết
và vận dụng các kết quả này vào chương trình đánh giá và đề xuất sử dụng tài
nguyên đất phát triển nông nghiệp bền vững thời kì 1996 - 2000 và 2010 đã hoàn
thành năm 1995.


12

Việc vận dụng nội dung, phương pháp đánh giá đất theo FAO đã có kết quả ở
Việt Nam, phục vụ hiệu quả cho chương trình quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội trong giai đoạn mới cũng như cho các dự án quy hoạch vận dụng ở các địa
phương. Các cơ quan nghiên cứu đất đang và sẽ tiếp tục nghiên cứu vận dụng
phương pháp này cho phù hợp với điều kiện cụ thể và với các tỷ lệ bản đồ thích hợp
để nhanh chóng tiến tới hoàn thiện nội dung, phương pháp và quy trình định giá
phân hạng đất cho toàn lãnh thổ cũng như cho các vùng sản xuất khác nhau trên
toàn quốc.
Tóm lại, phân hạng đánh giá đất theo FAO nhằm tăng cường nhận thức và hiểu
biết phương pháp đánh giá đất đai trong khuôn khổ quy hoạch sử dụng đất trên quan
điểm giữ gìn tài nguyên đất không bị thoái hóa, sử dụng đất được lâu bền. Phương
pháp đánh giá đất theo FAO dựa trên cơ sở phân hạng đất thích hợp nền tàng của

phương pháp này là so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất với chất lượng đất, gắn với
việc phân tích các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường để lựa chọn phương pháp
sử dụng đất tối ưu.
2.3. Khái quát chung về hệ thống thông tin địa lý(GIS)và phần mềm ArcGIS
2.3.1 Hệ thống thông tin địa lý(GIS)
2.3.1.1 Định nghĩa
Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩ thống nhất vì có rất nhiều định nghĩa về “hệ
thống thông tin địa lý ” mà chúng ta có thể tham khảo như sau:
Theo Ducker định nghĩa: GIS là trường hợp đặc biệt của hệ thống thông tin cơ sở dữ
liệu bao gồm sự quan sát các đặc trưng phân bố không gian, các hoạt động sự kiện có thể
được xác định trong khoảng không như đường, điểm, vùng.
Hệ thống địa lý – GIS là một hệ thống quản lý thông tin không gian được phát triển
dựa trên cơ sở công nghệ máy tính với mục đích lưu trữ, cập nhật, quản lý, hợp nhất, mô
hình hóa, phân tích và miêu tả được nhiều loại dữ liệu.
Tóm lại, chúng ta có thể hiểu: “Hệ thống thông tin địa lý (Geographic information
System, GIS) được định nghĩa như là một hệ thống thông tin mà nó sử dụng dữ liệu đầu
vào, các thao tác phân tích, cơ sở dữ liệu đầu ra liên quan về mặt địa lý không gian,


13

nhằm hỗ trợ việc thu nhận, lưu trữ, quản lý , xử lý, phân tích và hiển thị các thông tin
không gian từ thế giới thực để giải quyết các vấn đề tổng hợp thông tin cho các mục đích
của con người đặt ra, chẳng hạn như: Để hỗ trợ việc ra quyết định cho việc quy hoạch
và quản lý sử dụng đất, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, giao thông, dễ dàng trong
việc quy hoạch phát triển đô thị và những việc lưu trữ hành chính” (Nguyễn Huy Trung,
2011)[11].
GIS xây dựng dữ liệu không gian để mô tả vị trí, hình dạng và kích thước của đối
tượng trong không gian, chúng bao gồm toạ độ và các ký hiệu dựng để xác định các đối
tượng trên bản đồ. Hệ thống thông tin địa lý dựng các số liệu không gian để tạo ra bản đồ

hay hình ảnh bản đồ trên màn hình máy tính hoặc trên giấy thông qua thiết bị ngoại vi.
Dữ liệu không gian bao gồm 3 loại đối tượng: điểm (point), đường (polyline) và
vùng (polygon). Các đối tượng không gian này được lưu trữ ở 2 mô hình dữ liệu là
vector và raster.
- Mô hình dữ liệu raster: trong mô hình này, thực thể không gian được biểu diễn
thông qua các ô (cell) hoặc ô ảnh (pixel) của một lưới các ô. Trong máy tính, lưới ô này
được lưu trữ ở dạng ma trận trong đó mỗi cell là giao điểm của một hàng hay một cột
trong ma trận. Trong cấu trúc này, điểm được xác địnhbởi cell, đường được xác định bởi
một số các cell kề nhau theo một hướng và vùng được xác định bởi một số các cell mà
trên đó thực thể phủ lên.
- Mô hình dữ liệu vector: trong mô hình này, thực thể không gian được biểu diễn
thông qua các phần tử cơ bản là điểm, đường, vùng và các quan hệ topo (khoảng cách,
tính liên thông, tính kề nhau…) giữa các đối tượng với nhau. Vị trí không gian của các
thực thể được xác định bởi toạ độ chung trong một hệ thống toạ độ thống nhất toàn cầu.
Song song với đó, cơ sở dữ liệu thuộc tính đi kèm được thể hiện dưới dạng các bảng
gồm hàng và cột, cột thể hiện các trường dữ liệu, các hàng thể hiện các bản ghi.
2.3.1.2 Các thành phần của GIS
Một hệ thống thông tin địa lý bao gồm 5 thành phần chính là:
1. Phần cứng (Hardware): Bao gồm máy tính điều khiển mọi hoạt động của hệ
thống và các thiết bị ngoại vi.


14

2. Phần mềm (Software): cung cấp công cụ và thực hiện các chức năng:
+ Thu thập dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính từ các nguồn thông tin khác nhau
+ Lưu trữ, cập nhật, điều chỉnh và tổ chức các cơ sở dữ liệu nói trên
+ Phân tích biến đổi, điều chỉnh và tổ chức các cơ sở dữ liệu nhằm giải quyết
các bài toán tối ưu và mô hình mô phỏng không gian và thời gian
+ Đưa ra các thông tin theo yêu cầu dưới dạng khác nhau.

Ngoài ra phần mềm cần phải có khả năng phát triển và nâng cấp theo các yêu
cầu đặt ra của hệ thống.
3. Dữ liệu (Data): Đây là thành phần quan trọng nhất của GIS. Các dữ liệu
không gian (Spatial data) và các dữ liệu thuộc tính (No spatial data) được tổ chức
theo một mục tiêu xác định bởi một hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DataBase
Management System).
4. Con người (People): Yếu tố con người có ảnh hưởng rất lớn đối với các hệ
GIS, đặc biệt trong việc điều khiển hệ thống và phát triển các ứng dụng.
5. Phương pháp (Methods): Phương pháp phụ thuộc vào ý tưởng của các xây
dựng hệ thống, sự thành công của một hệ GIS phụ thuộc vào phương pháp được sử
dụng để thiết kế hệ thống.
2.3.1 Phần mềm GIS
2.3.1.1 Khái quát chung về phầm mềm GIS
Phần mềm ArcGIS là phần mềm ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý
của Viện nghiên cứu hệ thống môi trường (ESRI) của Mỹ. Bộ phần mềm
ArcGIS của ESRI có khả năng khai thác hết các chức năng GIS trên các ứng
dụng khác nhau như: Desktop, máy chủ (bao gồm Wed), hoặc hệ thống thiết bị
di động.
Hệ phần mềm ArcGIS cung cấp những công cụ rất mạnh để quản ly và cập
nhật, phân tích thông tin tạo nên một hệ thống thông tin địa lý hoàn chỉnh.
ArcGIS cho phép:
+ Tạo và chỉnh sửa dữ liệu tích hợp (dữ liệu không gian tích hợp với dữ liệu
thuộc tính).


15

+ Truy vấn dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính từ nhiều nguồn và bằng
nhiều cách khác nhau.
+ Hiển thị, truy vấn và phân tích dữ liệu không gian kết hợp với dữ liệu thuộc tính.

+ Thành lập bản đồ chuyên đề và các bản in có chất lượng trình bày chuyên nghiệp.
ArcGIS có thể làm:
+ Đọc và tạo dữ liệu trong ArcGIS từ các phần mềm khác nhau như: MapInfo,
Microstation, AutoCAD, MS Access, dBASE file, MS Excel…
+ Nội suy, phân tích không gian. Có thể phối hợp với các kỹ thuật phân tích
phức tạp với nhau để tạo ra mô hình chi tiết.
+ Tạo ra những bản đồ với chất lượng cao và khả năng kết nối nhanh với nhiều
loại dữ liệu khác nhau như: biểu đồ, bảng thuộc tính, ảnh và các file có định dạng
khác nhau.
+ Xếp chồng các lớp dữ liệu: Khi xếp chồng các lớp dữ liệu sẽ tạo ra dữ liệu mới.
Có nhiều kiểu xếp chồng dữ liệu (union, intersect, merge, dissolvef, clip..) nhưng
nhìn chung là kết hợp hai lớp dữ liệu có sẵn thành một lớp (tập hợp) dữ liệu mới.
ArcGIS bao gồm :

Hình 2.1 Công cụ, thành phần của ArcGIS
Như vậy, ArcGIS tích hợp rất nhiều công cụ có thể giúp con người làm việc một
cách nhanh chóng và hiệu quả.


16

2.4 Khái quát về cây chè
2.4.1. Nguồn gốc
Nguồn gốc cây chè lầ vấn đề phức tạp, cho đến nay có rất nhiều quan điểm
khác nhau về nguồn gốc cây chè, dựa trên những vấn đề cơ sở lịch sử, khảo cổ học
và thực vật học. Một số quan điểm được nhiề người công nhận nhất :
Cây chè có nguồn gốc ở Vân Nam – Trung Quốc
Nhiều công trình nghiên cứu, khảo sát trước đây cho rằng nguồn gốc của cây
chè là ở Vân Nam – Trung Quốc, nơi có khí hậu ẩm ướt và ấm. Theo các tài liệu
Trung Quốc thì cách đây trên 4000 năm người Trung Quốc đã biết dùng chè làm

dược liệu và sau đó là để uống.
Theo Daraselia ( Grudia) 1989 thì các nhà khoa học Trung Quốc như :
Schenpen, jaiding … đã giải thích sự phân bố của cây chè mẹ ở Trung Quốc như
sau : tỉnh Vân Nam là nơi bắt đầu hàng loạt các con sông lớn đồ về những con sông
ở Việt Nam. Lào, Campuchia, Mianma. Đầu tiên cây chè được mọc ở Vân Nam, sau
đó hạt chè được di chuyển theo dòng nước nói trên và sau đó lan truyền đến các nơi
khác. Cũng theo Daraselia thì một luận điểm nữa có cơ sở khoa học là dựa theo học
thuyết “ Trung tâm khởi nguyên cây trồng “ của Vaninôp thì cây chè có nguồn gốc
ở Trung Quốc nó phân bố ở các khu vực phía đông, phía nam men theo cao nguyên
Tây Tạng.
Cây chè có nguồn gốc ở vùng Atxan - Ấn Độ
Năm 1823 R.Bruce đã phát hiện được những cây chè đại lá to ở vùng Atxan (
Ấn Độ) từ đó các học giả người Anh cho rằng : nguyên sản của cây chè là ở vùng
Atxan chứ không phải ở Vân Nam – Trung Quốc.
Cây chè có nguồn gốc ở Việt Nam.
Những công trình nghiên cứu của Djemukhade ( 1961-1976) về phức Catechin
của lá chè từ các nguồn gốc khác nhau, so sánh về các thành phần các chất Catechin
giữa các loại chè được trồng trọt và chè mọc hoang dại đã nêu lên luận điểm về sự
tiến hoá sinh hoá của cây chè, trên cơ sở đó xác minh nguồn gốc cây chè. Nghiên
cứu các cây chè dại ở Việt Nam cho thấy chúng chủ yếu tổng hợp Epicatechin và


17

Epicatechin galet ( chiếm 70% tổng số các loại catechin) . Khi di thực các cây chè
dại này lên phía Bắc với các điều kiện khắc nghiệt hơn, chúng sẽ thích hợp dần với
các điều kiện sinh thái bằng cách có thành phần catechin phực tạp hơn, cùng với tạo
thành epigalocatechin vá các galat của nó. Điều đó có nghĩa là sự trao đổi chât ở
đây hướng về phía tăng cường hydroxin hoá và galin hoá. Từ những biến đổi sinh
hoá này của lá các cây chè dại vá các cây chè được trồng trọt, chăm sóc cho phép đi

tới một kết luận mới là “ nguồn gốc cây chè chính là ở Việt Nam” .( Trần Ngọc
Ngoạn,2004)[5]
Tuy có sự khác nhau những quan điểm trên đều có sự thồng nhất rằng : cây chè
có nguồn gốc từ châu Á, nơi có điều kiện khí hậu nóng , ẩm.
2.4.2 Đặc tính sinh hóa chè
Chất lượng chè thành phẩm phụ thuộc vào chất lượng chè nguyên liệu vào kĩ
thuật chế biến chè.Chất lượng chè nguyên liệu phụ thuộc vào thành phần sinh hóa
của nguyên liệu chè. Thành phần sinh hóa chủ yếu của chè bao gồm : nước, hợp
chất tanin, ankaloit, axitamin, gluxit, dầu thơm, vitamin và các men.
Nước: là thành phần quan trọng và chủ yếu trong búp chè, nước có quan hệ trực
tiếp đến quá trình sinh hóa diễn ra trong búp chè, có ảnh hưởng đến hoạt động của
các men, là thành phần không thể thiếu nhắm duy trì sự sống của cây chè. Trong
chế biến, nước có vai trò quan trọng trong các quá trình biến đổi, tạo nên mùi vị và
ngoại hình của búp chè, nó có liên quan trục tiếp đến chất lượng chè thành phẩm.
Hàm lượng nước trong cây chè biến đổi tùy theo từng bộ phận, giống, kĩ thuật
chăm sóc. Trong búp chè 1 tôm và 3 lá hàm lượng nước là 75 – 82%.
Hợp chất tanin: là một trong những thành phần chủ yếu quyết định đến phẩm
chất chè. Tanin còn được gọi chung là hợp chất Fenol trong đó 90% là dạng
catechin.
Hàm lượng tanin chè biến động lớn, nó phụ thuộc vào điều kiện tụ nhiên ( khí
hậu, đất đai, vị trí địa lý…) , kĩ thuật canh tác ( đốn, bón phân, hái…) và phụ thuộc
vào giống. Ngoài ra hàm lượng tanin còn thay đổi theo từng bộ phận trong búp chè.


18

Hợp chất ankaloit: có nhiều loại ankaloit nhưng nhiều nhất vẫn là loại cafein.
Hàm lượng cafein trong chè chiếm từ 3 – 5% chất khô, hàm lượng cafein tring chè
thay đổi phụ thuộc vào giống, kĩ thuật canh tác, mùa vụ thu hái và thay đổi theo các
bộ phận khác nhau trong cây.

Thay đổi phụ thuộc vào giống, kĩ thuật canh tác, mùa vụ thu hái và thay đổi
theo các bộ phận của cây.
Điều kiện đất đai, địa hình
So với một số cây trồng công nghiệp dài ngày khác thì cây chè là cây không
yêu cầu khắt khe lắm về đất.Tuy nhiên, để cây chè sinh trưởng tốt, nương chè có
nhiệm kì kinh tế dài, có khả năng cho năng suất cao, ổn định thè chè phải được
trồng ở nơi đất tốt.
Trên thế giới chè được trồng ở nhiều nơi khác nhau, với nhiều loại đất khác nhau:
Đất ở miền cận nhiệt đới : Đất đỏ, đất vàng, phát triển ở trên đá nai, đá hoa
cương trên phù sa cổ…Srilanca, Ấn Độ hoặc đất Feranit đỏ vàng, đất đỏ bazan, đất
phù sa cổ Việt Nam…
Những nghiên cứu, so sánh và phân tích đất đất ở các vùng trồng chè khác nhau
trên thế giới cho thấy, đất trồng chè tốt phải đạt được những yêu cầu sau đây: đất
tốt, sâu, có phản ứng chua, nhiều mùn, thoát nước và có độ dốc thoải.
Trong các chỉ tiêu trên về đất thì các chỉ tiêu lý tính có ảnh hưởng nhiều hơn
đến đời sống cây chè.
Độ chua
Độ chua là chỉ tiêu quan trọng quyết định đến đời sống cây chè. Ở đất kiềm hoặc
đất trung tính chè gieo có thể mọc nhưng có thể chết dần, không phát triển được. Chè
là cây tích lũy nhiều nhôm. Trong cây chè, Nhôm có tác dụng điều tiết cân bằng dinh
dưỡng của cây, nhất là giúp cây không bị ngộ độc Mangan. Qua nghiên cứu người ta
thấy rằng ở điều kiện pH ( KCL) ≥ 6,5, cây chè khó hút nhôm. Các nhà khoa học
Trung Quốc cho rằng : độ pH ( KCL) thích hợp nhất cho cây chè từ 4,5 – 5,5, trong
điều kiện pH (KCL) > 7,5 cây chè ít lá, lá vàng, chết. Các nhà khoa học cũng xác
định rằng dưới về pH (KCL) của đất trồng chè là 4,0 và giới hạn trên là 6,5.


×