Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm cây sến mật làm cơ sở cho việc bảo tồn các loài thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên phia oắc – phia đén tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 61 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NHÂM HÀ SƠN TÙNG

“NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CÂY SẾN MẬT - Madhuca
pasquieri(Dubard) H.J.Lam LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC BẢO TỒN LOÀI
THỰC VẬT QUÝ HIẾM TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
PHIA OẮC – PHIA ĐÉN, HUYỆN NGUYÊN BÌNH,
TỈNH CAO BẰNG”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khoá học

:
:
:
:

Chính quy
Lâm nghiệp
Lâm nghiệp
20011 – 2015

Thái Nguyên, năm 2015



LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, tôi đã trang bị cho mình kiến thức cơ bản về chuyên môn dưới
sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của toàn thể thầy cô giáo. Để củng cố lại
những kiến thức đã học cũng như làm quen với công việc ngoài thực tế thì
việc thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn rất quan trọng.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của nhà
trường, ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và sự hướng dẫn trực tiếp của thầy
giáo Th.S La Quang Độ, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu một
số đặc điểm cây Sến Mật (Madhuca pasquieri) làm cơ sở cho việc bảo tồn
các loài thực vật quý hiếm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia
Đén tỉnh Cao Bằng”
Trong thời gian nghiên cứu đề tài, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của
thầy giáo Th.S La Quang Độ và các thầy cô giáo trong khoa cùng với sự phối
hợp giúp đỡ của các ban ngành lãnh đạo khu bảo tồn Phia Oắc – Phia Đén và
người dân địa phương tôi đã hoàn thành khóa luận đúng thời hạn. Qua đây tôi
xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô giáo trong khoa Lâm
Nghiệp, thầy giáo hướng dẫn Th.S La Quang Độ, xin cảm ơn các ban nghành
lãnh đạo, các cán bộ kiểm lâm viên khu bảo tồn Phia Oắc – Phia Đén và bà
con trong khu bảo tồn đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa luận.
Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế do vậy khóa
luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự giúp đỡ của
các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, năm 2015
Sinh viên

Nhâm Hà Sơn Tùng



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả sản xuất lâm nghiệp ........................................................ 14
Bảng 4.1: Sự hiểu biết của người dân về loài cây Sến mật ........................... 27
Bảng 4.2: Một số đặc điểm về sử dụng loài cây Sến mật của người dân địa
phương ......................................................................................................... 28
Bảng 4.3: Kích thước lá trung bình của cây Sến mật ................................... 30
Bảng 4.4: Tổng hợp độ che phủ của các OTC có cây Sến mật phân bố ....... 31
Bảng 4.5: Công thức tổ thành tầng cây gỗ tại ÔTC 3 và 4 nơi có loài Sến mật
phân bố......................................................................................................... 32
Bảng 4.6: Nguồn gốc tái sinh của loài Sến mật ............................................. 33
Bảng 4.7: Mật độ tái sinh của loài Sến mật ................................................... 33
Bảng 4.8: Chất lượng tái sinh của loài Sến mật ............................................ 34
Bảng 4.9: Công thức tổ thành cây tái sinh tại ÔTC 3 và 4 nơi có loài Sến mật
phân bố......................................................................................................... 34
Bảng 4.10: Phân bố loài Sến mật theo trạng thái rừng .................................. 35
Bảng 4.11: Phân bố loài Sến mật theo độ cao ............................................... 36
Bảng 4.12: Bảng mô tả phẫu diện đất ÔTC 3 và 4 nơi có loài Sến mật phân bố 37


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1 : Hình ảnh thân cây Sến mật .......................................................... 29
Hình 4.2 : Hình ảnh lá cây trưởng thành ......................................................... 29
Hình 4.3 : Hình ảnh quả Sến mật .................................................................. 30
Hình 4.4 Hình ảnh cây Sến mật bị ................................................................ 38
chặt phá để lấy gỗ ......................................................................................... 38
Hình 4.5 Hình ảnh đốt phá rừng làm ............................................................ 39
nương rẫy ở Nguyên Bình ............................................................................ 39


DANH MỤC

CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG KHOÁ LUẬN

HST

: Đa dạng sinh học
: Đường kính ngang ngực
: Fauna & Floura International - Tổ chức Bảo tồn động, thực
vật hoang dã Quốc tế
: Hệ sinh thái

Hvn

: Chiều cao vút ngọn

DDSH
D1.3
FFI

IUCN
KBT
LK
LSNG
ODB
OTC
PRA
PRCF
TB
UBND

: International Union for Conservation of Nature and Natural

Resources - Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế IUCN
: Khu bảo tồn
: Loài khác
: Lâm sản ngoài gỗ
: Ô dạng bản
: Ô tiêu chuẩn
: Participatory Rapid Assessment - Phương pháp đánh giá
nhanh có sự tham gia
: People Resouces And Conservasion Foundation – Tổ chức
con người tài nguyên và bảo tồn
: Trung bình
: Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề.............................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu ................................................................................................................. 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ........................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 4
2.1 Cơ sở khoa học ..................................................................................................... 4
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam....................................... 5
2.2.1. Nghiên cứu về cây Sến mật trên thế giới .................................................... 5
2.2.2 Nghiên cứu về cây Sến mật ở Việt Nam ...................................................... 6
2.3 Tổng quan điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu........ 8
2.3.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ....................................................... 8
2.3.1.1 Vị trí địa lý, địa hình..................................................................................... 8
2.3.1.2.Đặc điểm địa hình địa mạo, địa chất đất đai ............................................ 9

2.3.1.3.Đặc điểm khí hậu, thủy văn....................................................................... 10
2.3.1.4.Đặc điểm động, thực vật ............................................................................ 11
2.4. Tình hình dân cư, kinh tế................................................................................. 13
2.4.1. Tình hình dân số, dân tộc và phân bố dân cư ........................................... 13
2.4.2. Kinh tế - xã hội .............................................................................................. 13
2.4.2.1. Ngành nông - lâm nghiệp ......................................................................... 13
2.4.2.2. Ngành công nghiệp – xây dựng ............................................................... 14
2.4.2.3. Ngành dịch vụ ............................................................................................. 16
2.4.3. Cơ sở hạ tầng.................................................................................................. 16
2.5. Những thách thức và cơ hội ............................................................................ 17
2.5.1. Cơ hội và thuận lợi trong bảo tồn và phát triển bền vững ..................... 17


2.5.2. Khó khăn và thách thức trong bảo tồn và phát triển bền vững ............. 18
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 19
3.1.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................. 19
3.1.1.Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 19
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 19
3.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 19
3.2.1 Đặc điểm sử dụng và sự hiểu biết của người dân về loài cây Sến mật. 19
3.2.2. Đặc điểm phân loại cây Sến mật ................................................................ 19
3.2.3. Đặc điểm nổi bật về hình thái của loài Sến mật. ..................................... 19
3.2.4. Một số đặc điểm sinh thái của loài Sến mật ............................................. 19
3.2.5 Tác động của con người tới khu bảo tồn và cây Sến mật ....................... 20
3.2.6 Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển cây Sến mật .............. 20
3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 20
3.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu có sẵn ở địa phương ................................. 20
3.3.2. Phương pháp ngoại nghiệp .......................................................................... 20
3.3.2.1. Phỏng vấn người dân ................................................................................. 20

3.3.2.2. Phương pháp lập điều tra theo tuyến ...................................................... 20
3.3.2.3. Phương pháp lập ô tiêu chuẩn (ÔTC) .................................................... 21
3.3.4. Phương pháp nội nghiệp .............................................................................. 22
3.4. Đánh giá tác động của con người đến hệ thực vật ...................................... 24
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ........ 27
4.1. Đặc điểm sử dụng và sự hiểu biết của người dân về loài cây Sến mật ... 27
4.1.1. Sự hiều biết của người dân về loài cây Sến mật ...................................... 27
4.1.2. Đặc điểm sử dụng loài cây Sến mật ........................................................... 28
4.2. Đặc điểm về phân loại của loài cây Sến mật trong hệ thống phân loại .. 28
4.3. Đặc điểm nổi bật về hình thái của loài Sến mật .......................................... 29


4.3.1. Đặc điểm hình thái thân cây ........................................................................ 29
4.3.2. Đặc điểm cấu tạo hình thái lá ...................................................................... 29
4.3.3 Đặc điểm cấu tạo hoa, quả ............................................................................ 30
4.4. Một số đặc điểm sinh thái của loài cây Sến mật ......................................... 30
4.4.1. Đặc điểm về độ tàn che nơi loài Sến mật phân bố .................................. 30
4.4.2. Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ nơi loài Sến mật phân bố tự nhiên ........ 31
4.4.3 Đặc điểm về tái sinh của loài Sến mật ........................................................ 32
4.4.4 Đặc điểm phân bố của loài cây Sến mật ..................................................... 35
4.4.4.1 Đặc điểm phân bố loài trong các trạng thái rừng .................................. 35
4.4.4.2 Đặc điểm phân bố loài cây theo độ cao .................................................. 36
4.4.5 Đặc điểm đất nơi có loài Sến mật phân bố ................................................ 36
4.5. Đánh giá sự tác động của con người tới khu bảo tồn và loài cây Sến mật .... 38
4.6. Đề xuất một số biện pháp phát triển và bảo tồn loài .................................. 39
PHẦN 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ................................................................. 42
5.1. Kết luận............................................................................................................... 42
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 45



1

Phần 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết, rừng là nguồn tài nguyên quý báu của đất nước,
có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị
to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự
sống còn của dân tộc.
Hơn thế nữa rừng còn giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc giảm
thiểu các tác hại của thiên tai, đảm bảo đời sống dân sinh, cũng như góp phần
không nhỏ trong cơ cấu kinh tế của đất nước. Chính từ những tác dụng to lớn
này mà công tác bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển rừng ngày càng trở nên
cấp thiết và cần được đầu tư, quan tâm hơn bao giờ hết. Bảo vệ đa dạng hệ
sinh học và phát triển rừng đang được quan tâm không chỉ ở phạm vi riêng lẻ
của từng quốc gia mà là mối quan tâm chung của toàn nhận loại. Bởi vì bảo
tồn tài nguyên đa dạng sinh học gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế xã
hội của mỗi quốc gia cũng như hạn chế các tác động của sự thay đổi khí hậu.
Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong
giai đoạn hiện nay trên phạm vi toàn thế giới, nó không chỉ có ý nghĩa khoa
học mà còn có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của toàn xã hội loài
người trên hành tinh.
Nằm ở vùng Đông Nam châu Á với diện tích khoảng 330.541 km2, Việt
Nam là 1 trong 16 nước có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới (Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, 2002 - chiến lược quốc gia quản lý hệ thống
khu bảo tồn của Việt Nam 2002-2010). Đặc điểm về vị trí địa lý, khí
hậu…của Vỉệt Nam đã góp phần tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái và các
loài sinh vật. Về mặt sinh học, Việt Nam là giao điểm của các hệ động, thực
vật thuộc vùng Ấn Độ - Miến Điện, Nam Trung Quốc và Inđo-Malaysia.
Các đặc điểm trên đã tạo cho nơi đây trở thành một trong những khu

vực có tính đa dạng sinh học cao của thế giới, với khoảng 10% số loài sinh
vật, trong khi chỉ chiếm 1% diện tích đất liền của thế giới.


2

Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau đã làm cho nguồn tài
nguyên đa dạng sinh học của Việt Nam hiện nay đã và đang bị suy giảm
nghiêm trọng. Quá trình đô thị hóa diễn ra một cách nhanh chóng, mọtt diện
tích đất rùng không nhỏ đã được chuyển đổi mục đích sử dụng để xây dựng
các công trình nhà cửa xí nghiệp, đường xá, khu vui chơi… Bên cạnh đó nạn
phá rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ, củi và các nguồn tài nguyên khác vẫn
thường xuyên xảy ra. Phá hủy nhiều hệ sinh thái và môi trường sống, nhiều
Taxon loài và dưới loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong tương
lai gần. Nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời thì trong những năm
tới, nguồn tài nguyên rừng sẽ bị suy giảm và cạn kiệt.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học,
Chính phủ Việt Nam đã quan tâm và tiến hành công tác bảo tồn từ khá sớm.
Hai hình thức bảo tồn đa dạng sinh học phổ biến được áp dụng ở Việt Nam là:
Bảo tồn nội vi hay nguyên vị (Insitu conservation) và bảo tồn ngoại vi hay
chuyển vị (Exsitu conservation) tại 128 khu bảo tồn trên cả nước cùng với
việc đề ra những biện pháp, chính sách kèm theo nhằm bảo vệ tốt hơn tài
nguyên đa dạng sinh học của dất nước thể hiện sự quan tâm của Chính phủ
trong vấn đề bảo tồn dang dạng sinh học.
Tuy nhiên, mặc dù đã được quan tâm nhưng ở một số khu bảo tồn vẫn chưa
có các chính sách cụ thể để bảo tồn và phát triển các loài động thực vật quý hiếm.
Bên cạnh đó, hoạt động khai thác gỗ củi và lâm sản trái phép vẫn thường xuyên
diễn ra. Điều đó có ảnh hưởng xấu đến tính đa dạng sinh học, nhất là đối với
những loài quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam và các loài có vai trò quan
trọng đối với các hệ sinh thái rừng trong các khu bảo tồn.

Do đó tôi tiến hành thực hiện đề tài tốt nghiệp nhằm: “ Nghiên cứu một số
đặc điểm loài cây Sến Mật - Madhuca pasquieri(Dubard) H.J.Lam làm cơ
sở cho việc bảo tồn các loài thực vật quý hiếm tại Khu bảo tồn thiên nhiên
Phia Oắc – Phia Đén tỉnh Cao Bằng”.


3

1.2 Mục tiêu
- Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây Sến Mật (Madhuca
pasquieri) tại khu bảo tồn Phia Oắc – Phia Đén tỉnh Cao Bằng.
- Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề xuất các biện pháp bảo tồn loài Sến mật.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài này sẽ giúp tôi làm quen được
với công việc nghiên cứu khoa học, bên cạnh đó còn củng cố được lượng kiến
thức chuyên môn đã học, có thêm cơ hội kiểm chứng những lý thuyết đã học
trong nhà trường đúng theo phương châm học đi đôi với hành. Nắm được các
phương pháp nghiên cứu, bước đầu tiếp cận và áp dụng kiến thức đã được học
trong trường vào công tác nghiên cứu khoa học. Qua quá trình học tập nghiên
cứu đề tài tại khu bảo tồn Phia Oắc – Phia Đén tỉnh Cao Bằng, tôi đã tích lũy
thêm được nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong việc gieo ươm cây
giống. Đây sẽ là những kiến thức rất cần thiết cho quá trình nghiên cứu, học
tập và làm việc sau này.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Việc nghiên cứu và đánh giá đặc điểm tái sinh tự nhiên của một số loài
Sến mật nhằm đề xuất một số biện pháp bảo tồn loài.
Thành công của đề tài có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giữ gìn, bảo
tồn và phát triển loài cây Sến mật này góp phần vào phát triển nền kinh tế - xã
hội của huyện, của tỉnh cũng như toàn bộ khu vực miền núi phía bắc.



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả sản xuất lâm nghiệp ........................................................ 14
Bảng 4.1: Sự hiểu biết của người dân về loài cây Sến mật ........................... 27
Bảng 4.2: Một số đặc điểm về sử dụng loài cây Sến mật của người dân địa
phương ......................................................................................................... 28
Bảng 4.3: Kích thước lá trung bình của cây Sến mật ................................... 30
Bảng 4.4: Tổng hợp độ che phủ của các OTC có cây Sến mật phân bố ....... 31
Bảng 4.5: Công thức tổ thành tầng cây gỗ tại ÔTC 3 và 4 nơi có loài Sến mật
phân bố......................................................................................................... 32
Bảng 4.6: Nguồn gốc tái sinh của loài Sến mật ............................................. 33
Bảng 4.7: Mật độ tái sinh của loài Sến mật ................................................... 33
Bảng 4.8: Chất lượng tái sinh của loài Sến mật ............................................ 34
Bảng 4.9: Công thức tổ thành cây tái sinh tại ÔTC 3 và 4 nơi có loài Sến mật
phân bố......................................................................................................... 34
Bảng 4.10: Phân bố loài Sến mật theo trạng thái rừng .................................. 35
Bảng 4.11: Phân bố loài Sến mật theo độ cao ............................................... 36
Bảng 4.12: Bảng mô tả phẫu diện đất ÔTC 3 và 4 nơi có loài Sến mật phân bố 37


5

độ phân tách quần thể và khu phân bố (degree of population and distribution
fragamentation)[4].
Dựa vào phân cấp bảo tồn loài và đa dạng sinh học trên đây, qua nghiên
cứu cho thấy: tại khu bảo tồn Thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén, huyện
Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng có rất nhiều loài động thực vật được sắp xếp vào
cấp bảo tồn CR, EN và VU cần được bảo tồn nhằm giữ gìn nguồn gen quý.
Tuy nhiên cho đến nay những nghiên cứu về các loài này vẫn còn chưa được

quan tâm đúng mức. Trong khi đó, một khối lượng đáng kể các cây lấy gỗ,
lấy thuốc quý như : Sến mật, Thổ phục linh, Giảo cổ lam, Phong Lan… đang
hàng ngày bị khai thác bừa bãi. Nếu kéo dài tình trạng khai thác này, nguồn
tài nguyên cây thuốc sẽ có nguy cơ bị cạn kiệt. Một trong những loài thực vật
cần được bảo tồn đó chính là loài Sến mật tại khu bảo tồn, đây là cơ sở khoa
học đầu tiên giúp tôi tiến đến nghiên cứu và thực hiện đề tài[2].
Đối với bất kỳ công tác bảo tồn một loài động thực vật nào đó thì việc
đi tìm kĩ tình hình phân bố, hiện trạng nơi phân bố là điều cấp thiết nhất. Ở
khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén tỉnh Cao Bằng, tôi đi tìm hiểu
tình hình phân bố của loài Sến mật, thống kê số lượng, tình hình sinh trưởng
và đặc điểm sinh thái học của chúng tại địa bàn nghiên cứu. Đây là cơ sở thứ
hai để tôi thực hiện nghiên cứu của mình. Nhưng do giới hạn của đề tài và
năng lực của bản thân còn hạn chế nên tôi chưa thể phân tích đánh giá một
cách cụ thể mà chỉ tiến hành “tìm hiểu” và đánh giá khái quát để đưa ra những
biện pháp bảo tồn và phát triển loài.
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Nghiên cứu về cây Sến mật trên thế giới
Sapotaceae là họ thực vật có hoa, thuộc bộ Ericales. Họ bao gồm
khoảng 800 loài cây thường xanh và cây bụi trong khoảng 65 chi (35-75, tùy
thuộc vào sự phân loại chi). Phân bố ở các vùng nhiệt đới[1].
Nhiều loài cây cho quả có thể cho quả ăn được hoặc sử dụng với mục đích
kinh tế khác. Những loài ghi nhận có thể cho quả ăn được bao gồm Manilkara


6

(sapoche, Sapota), Chrysophyllum cainito (cây vú sữa hoặc golden leaftree);
Pouleria (Abiu, Canisetel, Lucuma, Mameysapote), Vitellaria paradoxa
(Shea) và Sideroxylon australe (có nguồn gốc mận). Shea (Shi trong một số
ngôn ngữ Tây Phi và karite Pháp; như cây hạt mỡ) quả hạch nhiều giàu, có

thể ăn được là nguồn lipid lớn đối với nhiều người châu phi và cũng được sử
dụng làm mỹ phẩm và thuốc truyền thống. “ Quả lạ” Synseplum dulcificum
thuộc họ Sapotaceae. Cây thuộc chi Paloquium ( Guta-percha) cho nhựa mủ
quan trọng và có nhiều giá trị sử dụng.
2.2.2 Nghiên cứu về cây Sến mật ở Việt Nam
Cây Sến mật – Tên khoa học : Madhuca pasquieri (Dubard) H.J.Lam
Tên tiếng việt : Sến mật; Chên; Sến giũa; Sến dưa; Sến ngũ điểm; Sến năm
ngón.
Tên khác: Dasillipe pasquieri Dubard, Bassia pasquieri ( Dubard) Lecomte,
Madhuca subquincuncialis H.J.Lam & Kerpel.
Tên đồng nghĩa: Madhuca subquincuncialis H.J.Lam & Kerpel, 1939; Bassia
pasquieri ( Dubard .) Lecomte, 1930[7].
Trong Danh mục các loài thực vật Việt Nam – Tập II; Nhà xuất bản Nông
nghiệp năm 2003; chi Sến gồm:
Trong : Sách đỏ Việt Nam: Phần II. TV Mô tả:
Cây Sến mật : Cây thuộc cấp bảo tồn EN A1,a,c,d ; phân bố từ miền Trung
trở ra Bắc, là loài cây gỗ lớn, có giá trị kinh tế cao [1].
Những nghiên cứu về cây Sến mật:
Sến mật là loài cây cho gỗ rất tốt, là một trong các loại gỗ “tứ thiết” của
Việt Nam (bao gồm: đinh, lim, sến,táu). Gỗ màu đỏ hồng, cứng và nặng (tỷ
trọng 0,9-1,15), không bị mối mọt; dùng để đóng bàn ghế, làm gỗ xây dựng,
cột nhà, đóng tàu, làm tà vẹt và trong các công trình bền vững, lâu dài.


7

Lá và vỏ được nghiên cứu để làm thuốc chữa bỏng. Viện Quân y 103 ở Hà
Tây đã dùng cao vỏ hoặc lá sến (Maduxin) để chữa bỏng có hiệu quả tốt;
nhưng hiện chưa sản xuất được nhiều thuốc vì thiếu nguyên liệu. Cây sến
ngày càng bị suy giảm về số lượng. Quả có phần thịt mềm làm thức ăn cho

nhiều loài thú và chim. Sau khi ăn quả, các loài chim thú đã để lại hạt dưới
gốc cây, vì vậy muốn thu hạt chỉ cần đến những cây sến lớn để thu hoạch
hàng năm.
Trung tâm Nghiên cứu sản xuất thuốc (Học viện Quân y) đã nghiên cứu
thành công công nghệ sản xuất thuốc từ lá cây Sến mật để điều trị bỏng.
Nghiên cứu thuốc chữa bỏng từ lá Sến mật:
Từ xưa, dân gian đã dùng lá sến mật để đắp, trị vết bỏng. Trên cơ sở
đó, từ năm 1987, trong chuyến đi khảo sát khoa học tại khu rừng sến thuộc xã
Tam Quy, Hà Trung, Thanh Hoá, Lê Thế Trung và cộng sự đã nghiên cứu,
thăm dò về lá sến và dầu quả sến để sử dụng trong y học. Trên cơ sở khảo sát
này, từ năm 1990, các nhà khoa học thuộc Học viên Quân y thực hiện đề tài
nghiên cứu cao lá sến, dầu sến làm thuốc chữa bỏng, chữa vết thương. Và họ
đã tạo ra loại thuốc mỡ trị bỏng từ cây Sến mật.
Tuy nhiên, phải đến năm 1998, lá sến mật mới tiếp tục được nghiên
cứu, bào chế thành thuốc mỡ Maduxin để điều trị thử nghiệm cho bệnh nhân
tại Viện Bỏng quốc gia. Kết quả cho thấy, thuốc Maduxin có tác dụng chuyển
hoại tử ướt thành hoại tử khô sau 4 – 6 ngày đắp thuốc. Theo Nguyễn Gia
Tiến, Phó Giám đốc Viện Bỏng quốc gia, đối với bỏng sâu độ 4, việc làm khô
vết thương sẽ giúp vết thương mau lành. Với những bệnh nhân bị bỏng nông
từ 10%, mỗi ngày phải sử dụng ít nhất một hộp. So với sản phẩm của Ấn Độ,
Pháp, Maduxin có giá thành giảm từ 30-60%. “Với những gia đình có thu
nhập thấp, điều trị bằng thuốc Maduxin sẽ giảm chi phí toàn bộ quá trình điều
trị”, Nguyễn Gia Tiến khẳng định. [6]


8

Nghiên cứu dầu từ hạt Sến:
Hạt Sến mật chứa 20-30% dầu béo, dùng thắp sáng hay để ăn thay mỡ
lợn. Đây là một loại mỡ ăn quý, được nhân dân vùng Thanh Hoá, Nghệ An

dùng từ lâu đời. Dưới triều phong kiến nhà Nguyễn, dầu sến mật là loại sản
vật đặc biệt mà vùng Thanh-Nghệ phải mang tiến vua. Công nghệ chế biến
dầu sến cũng như dầu lạc. Hiện nay nhân dân vùng Thanh Hoá, Nghệ An và
Hà Tĩnh vẫn giữ tập quán thu hạt để ép dầu sến. Nhiều khu rừng sến đã được
bảo vệ tốt để lấy hạt ép dầu ăn. Ngoài ra dầu sến còn được sử dụng trong công
nghiệp thực phẩm và dược phẩm.
2.3 Tổng quan điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
2.3.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.3.1.1 Vị trí địa lý, địa hình
Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén thuộc địa phận các xã
Thành Công, Quang Thành, Phan Thanh, Vũ Nông, Hưng Đạo, Ca Thành và
thị trấn Tĩnh Túc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, được xác lập tại Quyết
định số 194/CT ngày 09 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
về việc Quy định các khu rừng cấm, trong đó có rừng Phia Oắc – Phia Đén.
Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén, có toạ độ địa lý:
+ Từ 220 31' 44" đến 220 39' 41" vĩ độ Bắc;
+ Từ 1050 49' 53" đến 1050 56' 24" kinh độ Đông.
Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén nằm trong địa giới hành
chính của 6 xã Thành Công, Quang Thành, Phan Thanh, Vũ Nông, Hưng
Đạo, Ca Thành và thị trấn Tĩnh Túc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Trung tâm của Khu bảo tồn là xóm Phia Đén thuộc xã Thành Công[2].


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1 : Hình ảnh thân cây Sến mật .......................................................... 29
Hình 4.2 : Hình ảnh lá cây trưởng thành ......................................................... 29
Hình 4.3 : Hình ảnh quả Sến mật .................................................................. 30
Hình 4.4 Hình ảnh cây Sến mật bị ................................................................ 38
chặt phá để lấy gỗ ......................................................................................... 38
Hình 4.5 Hình ảnh đốt phá rừng làm ............................................................ 39

nương rẫy ở Nguyên Bình ............................................................................ 39


10

2.3.1.3.Đặc điểm khí hậu, thủy văn
* Đặc điểm khí hậu
Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén có đặc điểm đặc trưng
của khí hậu lục địa miền núi cao, chia thành 2 tiểu vùng khí hậu khác nhau.
Vùng cao có khí hậu cận nhiệt đới, vùng thấp chịu ảnh hưởng của khí hậu
nhiệt đới gió mùa; một năm có 2 mùa rõ rệt, đó là:
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 85,4% tổng lượng
mưa cả năm và tập trung vào các tháng 7 và 8. Mùa khô kéo dài từ tháng 11
đến tháng 3 năm sau; thường chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ
xuống thấp, lượng mưa ít, có nhiều sương mù.
Nhiệt độ trung bình cả năm là 180C; nhiệt độ cao nhất tuyệt đối xảy ra
vào tháng 5 đến tháng 9, trong khoảng 24,50 - 26,90 C, đặc biệt có khi lên tới
340 C; nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối xảy ra vào tháng 11 đến tháng 2 năm sau,
có khi xuống tới - 20C - 50C.
Độ ẩm tương đối bình quân cả năm là 84,3%, tháng có độ ẩm cao nhất
vào tháng 7, 8 là trên 87%, thấp nhất vào tháng 12 là 80,5%.
Ngoài ra, còn có hiện tượng sương mù xuất hiện vào sáng sớm, chiều
tối và đêm của tất cả các tháng trong năm, phần nhiều là sương mù toàn phần.
Điểm sương mù nặng nhất là đỉnh đèo Colea. Sương muối thường xuất hiện
vào tháng 12, 1 hàng năm với số ngày xuất hiện trung bình là 3 ngày. Số ngày
dài nhất của một đợt sương muối trong tháng là 5 ngày, số giờ xuất hiện dài
nhất trong một ngày là 7 giờ. Đặc biệt, đã có xuất hiện mưa tuyết ở khu vực
Tháp truyền hình và đỉnh đèo Colea [2].
* Hệ thống thuỷ văn
Chưa có số liệu nghiên cứu cụ thể đánh giá lưu tốc dòng chảy của các

suối lớn trong khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén; nhưng
qua kết quả khảo sát của đoàn công tác có thể đánh giá sơ bộ trong khu vực


11

có 4 suối lớn; các suối kể trên có nước quanh năm, lưu lượng nước chảy
nhiều, chảy mạnh về mùa mưa, mùa khô lượng nước chảy ít hơn. Mật độ suối
trung bình khoảng 2 km/100 ha, nhưng vào mùa mưa thường gây ra lũ quét,
lũ ống, trượt lở đất do trong khu vực có độ dốc lớn, địa hình lại bị chia cắt
mạnh.
Do địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn và có nhiều đá vôi xen kẹp
nên nguồn nước ngầm rất hiếm; hiện nay trong vùng chỉ tập trung vào khai
thác và sử dụng nước mặt[2].
2.3.1.4.Đặc điểm động, thực vật
* Về thực vật
Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình và cao,
thường phân bố ở độ cao ≥ 700 m. Kiểu rừng này, bao phủ phần phía trên của
dãy núi Phia Oắc – Phia Đén với nhiều họ thực vật điển hình có nguồn gốc từ
hệ thực vật á nhiệt đới (yếu tố di cư) từ Hymalaya-Vân Nam-Quý Châu, Ấn
Độ-Miến Điện đi xuống định cư ở Việt Nam; các đại diện chính thuộc họ Hoa
hồng (Rosaceae) với loài Xoan đào, Tú bà, Da bò, Kim anh, Mơ, Mận, Đào;
họ Re (Lauraceae) với loài Re, Kháo; họ Trúc đào (Apocynaceae) với loài
Sữa, Dây cao su; họ Chè (Theaceae) với loài Chè, Súm, Vối thuốc; họ Gạo
(Bombacaceae) với loài Gạo; họ ngọc lan (Magnoniaceae) với loài Giổi xanh,
Ngọc lan; họ Dẻ (Fagaceae) với loài Sồi bán cầu, Dẻ gai, Sồi gai; họ Hồ đào
(Juglandaceae) với loài Chẹo tía; họ Thích (Aceraceae) với loài Thích[5].
Thành phần và số lượng các taxon thực vật tại Phia Oắc - Phia Đén.
Kết quả điều tra đã phát hiện và giám định được 1108 loài thực vật bậc cao có
mạch, thuộc 861 chi của 199 họ, trong 6 ngành thực vật. Kết quả tóm tắt danh

mục thực vật rừng như sau:
* Về động vật


12

Thành phần động vật của Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén
có 222 loài động vật có xương sống, trong đó có 87 loài thú thuộc 26 họ; 90
loài chim thuộc 37 họ và 14 bộ (trong đó bộ Sẻ có số loài nhiều nhất 48 loài);
17 loài lưỡng cư; 28 loài bò sát và hàng ngàn loài động vật không xương
sống, côn trùng, động vật nhuyễn thể, động vật đất[5].
Trong số các loài động vật có tên trong danh mục đã xác định được 56
loài động vật quý hiếm; bao gồm 24 loài thú có tên trong Sách đỏ Việt Nam
(năm 2007), trong đó có 1 loài (Hươu xạ) ở thứ hạng cực kỳ nguy cấp (CR),
15 loài ở thứ hạng nguy cấp (EN) và 8 loài ở thứ hạng đang bị đe doạ (VU).
Nếu đối chiếu với Nghị định 32/2006/NĐ-CP thì có 13 loài ở phụ lục IB và
11 loài có tên trong phụ lục IIB và 13 loài có tên trong Danh mục đỏ của Thế
giới IUCN (năm 2011)[1].
Về chim có 11 loài trong đó có 3 loài ở thứ hạng nguy cấp (EN), 8 loài
ở thứ hạng đang bị đe doạ (VU); trong số này nếu đối chiếu với Nghị định
32/2006/NĐ-CP thì có 9 loài nằm trong phụ lục IIB [1].
Về bò sát và lưỡng cư có 14 loài trong đó có 3 loài ở thứ hạng cực kỳ
nguy cấp (CR), 9 loài nguy cấp (EN) và 2 loài ở thứ hạng bị đe doạ (VU).
Nếu đối chiếu với Nghị định 32/2006/NĐ-CP thì tất cả 14 loài này đều nằm
trong phụ lục IIB [1].
Từ những số liệu trên cho thấy trong Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc
- Phia Đén đang hiện hữu 56 loài động vật hoang dã quý hiếm, đây là nguồn
tài nguyên vô cùng quý, là di sản của Khu bảo tồn. Những nguồn gen động
vật quý hiếm này có giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn cao cần được đưa vào
danh sách các loài được ưu tiên bảo tồn theo Luật đa dạng sinh học[2].



13

2.4. Tình hình dân cư, kinh tế
2.4.1. Tình hình dân số, dân tộc và phân bố dân cư
* Dân số:
Theo Niên giám thống kê huyện Nguyên Bình năm 2010, Khu bảo tồn
thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén có 11.438 khẩu, với 2.287 hộ, khoảng 4.918
lao động. Xã Thành Công, Phan Thanh, Hưng Đạo, Quang Thành chủ yếu là
hộ nông nghiệp, còn thị trấn Tĩnh Túc chủ yếu là hộ phi nông nghiệp. Tốc độ
tăng dân số của vùng hiện khoảng 2,2%/năm[5].
Dân tộc: Khu bảo tồn có 5 dân tộc đang sinh sống; trong đó: Người
Dao 5.398 khẩu chiếm 47,2% tổng dân số Khu bảo tồn, người Nùng 2.335
khẩu chiếm 20,3%, người Kinh 2.027 khẩu chiếm 17,8%, người Tày 1.573
khẩu chiếm 13,8%, người H’Mông 105 khẩu chiếm 0,9% tổng dân số. [5]
Phân bố dân cư: Mật độ dân số bình quân 51 người/km2 nhưng lại phân bố
không đồng đều giữa thị trấn và các xã trong vùng, xã có mật độ dân số thấp
nhất là Hưng Đạo 25 người/km2, cao nhất là thị trấn Tĩnh Túc 135
người/km2[5].
2.4.2. Kinh tế - xã hội
2.4.2.1. Ngành nông - lâm nghiệp
* Sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành chiếm vị trí chủ đạo trong hoạt động kinh tế của
địa phương đã được phát triển theo tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp và nông thôn.

* Sản xuất lâm nghiệp



DANH MỤC
CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG KHOÁ LUẬN

HST

: Đa dạng sinh học
: Đường kính ngang ngực
: Fauna & Floura International - Tổ chức Bảo tồn động, thực
vật hoang dã Quốc tế
: Hệ sinh thái

Hvn

: Chiều cao vút ngọn

DDSH
D1.3
FFI

IUCN
KBT
LK
LSNG
ODB
OTC
PRA
PRCF
TB
UBND


: International Union for Conservation of Nature and Natural
Resources - Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế IUCN
: Khu bảo tồn
: Loài khác
: Lâm sản ngoài gỗ
: Ô dạng bản
: Ô tiêu chuẩn
: Participatory Rapid Assessment - Phương pháp đánh giá
nhanh có sự tham gia
: People Resouces And Conservasion Foundation – Tổ chức
con người tài nguyên và bảo tồn
: Trung bình
: Ủy ban nhân dân


15

Công nghiệp chế biến khoáng sản
Quá trình hình thành và kiến tạo lịch sử lâu dài, sự biến động về địa
chất nên khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén có nhiều
khoáng sản quý hiếm như kim loại màu (chì, kẽm...) ở xã Phan Thanh và
Thành Công; kim loại quý hiếm (Atimon, Thiếc, Vonfram, Uran, Vàng...) ở
thị trấn Tĩnh Túc và xã Thành Công; Nguồn tài nguyên khoáng sản được khai
thác tập trung chủ yếu ở mỏ Thiếc Tĩnh Túc, ngoài ra còn có các nguyên liệu,
vật liệu xây dựng như: nguyên liệu sét, đá, cát, sỏi,...được khai thác. Đất đá
trên khai trường bị đào xới làm giảm độ liên kết, rất dễ bị rửa trôi, sạt lở đất
xảy ra.
Công nghiệp khai thác và cấp nước sạch
Do địa hình núi đá vôi xen kẽ với các trầm tích lục nguyên nên nhiều
khu vực thừa nước, nhưng lại có rất nhiều khu vực thiếu nước đặc biệt là các

khu vực có núi đá vôi, mực nước phụ thuộc theo mùa. Ngay cạnh những
nguồn nước dồi dào ở các thung lũng, vùng thấp, người dân trong các thung
lũng vẫn thiếu nước sinh hoạt. Hiện nay, hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt
cho các hộ dân chưa được đầu tư, người dân tự bỏ kinh phí làm hệ thống ống
dẫn nước về để sử dụng, bước đầu đã giải quyết được một phần khó khăn về
nhu cầu nước sinh hoạt cho các hộ dân tại những nơi thiếu nước.
Công nghiệp chế biến nông, lâm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Tính đến năm 2012 ở khu vực Phia Oắc - Phia Đén có 2 cơ sở chế biến
nông, lâm sản và một số nghề thủ công truyền thống như: chế biến miến
dong, sản xuất giấy bản, sợi lanh tự nhiên và nấu rượu...Nhìn chung các
ngành nghề đều phát triển chậm, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, tự phát và thiếu ổn
định.
* Xây dựng


16

Các công trình cơ sở hạ tầng: giao thông, thủy lợi và các công trình
phục vụ đời sống cộng đồng dân cư chủ yếu được quản lý và triển khai bởi
cấp huyện, cấp tỉnh, nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ ngân sách nhà nước và từ
các chương trình dự án của các tổ chức phi chính phủ.
Tổng kinh phí xây dựng và nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng trong giai
đoạn 2001-2005 là 94.960 triệu đồng; giai đoạn 2006 - 2009 là 130.220 triệu
đồng. Như vậy, có thể thấy Phia Oắc - Phia Đén trong những năm gần đây
được tập trung đầu tư về cơ sở hạ tầng.
2.4.2.3. Ngành dịch vụ
Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén ngoài cảnh quan thiên
nhiên kỳ vĩ với địa hình núi cao, nhiều hang động, môi trường trong lành, khí
hậu mát mẻ, động thực vật phong phú, nơi đây còn có 03 di tích lịch sử văn
hoá đã được xếp hạng cấp tỉnh; 04 ngôi biệt thự thời Pháp; 02 ngôi miếu thờ.

Tuy nhiên, nơi đây còn hạn chế trong phát triển dịch vụ; sản xuất hàng hóa và
thị trường tiêu thụ nông sản còn nhỏ lẻ...chỉ có 2 chợ được hoạt động theo
phiên (5 ngày/phiên); lượng hàng luân chuyển trên địa bàn thấp; sản xuất mới
chỉ đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng của cộng đồng dân cư địa phương;
các hoạt động du lịch sinh thái, văn hoá, nghỉ dưỡng vẫn chưa được khai thác,
sử dụng. Bởi vậy, trong những năm tới cần quan tâm đầu tư, thúc đẩy các hoạt
động dịch vụ du lịch thành một trong các hoạt động kinh tế chủ lực góp phần
phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.
2.4.3. Cơ sở hạ tầng
* Giao thông
Hầu hết các tuyến đường giao thông trên đã được đầu tư nâng cấp, mặt
đường rộng 3,5 m, láng nhựa nên việc đi lại rất thuận tiện nhưng vẫn còn một
số tuyến việc đi lại vẫn gặp nhiều khó khăn, điển hình như tuyến từ trường
học Phia Đén - UBND xã Phan Thanh mới được xây dựng nhưng đã bị hỏng,


17

mặt đường bị cầy xới do một số phương tiện có trọng tải lớn chở đá và các
loại khoáng sản; các tuyến giao thông liên thôn, liên xóm, chủ yếu là đường
đất, chất lượng đường xấu nên chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại, giao lưu
kinh tế với các xã trong huyện.
* Y tế - Giáo dục
Y tế: Trong khu vực có 1 bệnh viện đa khoa với 50 giường bệnh tại thị
trấn Tĩnh Túc, 1 phòng khám đa khoa khu vực với 6 giường bệnh và các trạm
y tế tại các xã. Nhìn chung, công tác y tế đã có những chuyển biến tích cực,
đã được đầu tư trang thiết bị và đội ngũ cán bộ; mỗi trạm được bố trí 2 y sỹ, 2
y tá và nữ hộ sinh với nhiệm vụ khám, chữa bệnh và cấp phát thuốc cho nhân
dân.
Giáo dục: Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND các cấp, sở Giáo dục

và Đào tạo, các ban ngành đoàn thể ở địa phương nên tỷ lệ học sinh đi học
ngày càng tăng. Tuy nhiên, đa số học sinh là dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu,
vùng xa, đi lại khó khăn, dân cư sống rải rác phân tán nên đã hạn chế và là
thách thức lớn đến công tác giáo dục đào tạo ở địa phương.
2.5. Những thách thức và cơ hội
2.5.1. Cơ hội và thuận lợi trong bảo tồn và phát triển bền vững
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chính quyền địa phương các cấp,
Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén, nhân dân địa
phương đã có những thay đổi về nhận thức, quan tâm đúng mức đến công tác
bảo tồn và phát triển bền vững [5].
Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén có tiềm năng, lợi thế so
sánh về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên nên có điều kiện thuận lợi,
cơ hội phát triển các hoạt động dịch vụ, du lịch sinh thái[5].


×