Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.73 KB, 2 trang )
Mộng Liên Đường chủ nhân đã từng nhận xét Nguyễn Du “có con mắt trông
thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời” . Quả thật con mắt ấy, suy nghĩ ấy đã
giúp ông nhìn thấu mọi rối ren, mọi vấn đề của xã hội đương thời – một xã hội mục
nát, đầy biến chất nơi những con người tài hoa, những khát vọng chính đáng bị vùi
dập thật bất công. Và rồi trước xã hội ấy, với tất cả tấm lòng, tài năng nghệ thuật của
một nhà nhân đạo chủ nghĩa của đại thi hào dân tộc, Nguyễn Du đã viết lên thành
công Đoạn trường tân thanh ( truyện Kiều) – một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc
mang đậm giá trị hiện thực và nhân đạo. Truyện Kiều thành công không chỉ bởi nội
dung đặc sắc mà còn vì khả năng nghệ thuật bậc thầy của tác giả Nguyễn Du. Ngòi
bút Nguyễn Du như len lỏi từng ngóc ngách trong tâm hồn Kiều như có thể cảm thấu
mọi niềm vui, nỗi cực khổ, tâm tư sâu kín của nàng Kiều đề rồi viết lên những trang
thơ “như có máu nhỏ trên đầu ngọn bút, như có nước mắt thấm qua từng trang giấy”
gây ấn tượng mạnh mẽ nơi bạn đọc. Điều này thể hiện rất rõ ở nghệ thuật miêu tả
diễn biến nội tâm nhân vật trong đoạn trích “Trao duyên” :
“Cậy em em có chịu lời ...
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”
Sinh thời Nguyễn Du từng day dứt:
“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”
( Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng)
(Trích Độc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du )
Thực tế đã cho thấy không cần đợi đến 300 năm về sau mà vào năm 1965, Hội đồng
Hòa bình Thế Giới đã công nhận Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới và quyết
định tổ chức trọng thể nhân dịp 200 năm năm sinh của ông. Những đóng góp của
ông đặc biệt là tác phẩm truyện Kiều đã có một vị trí quan trọng trong nền văn học
nước nhà. Để rồi Chế Lan Viên đã khẳng định : “ Nguyễn Du viết truyện Kiều, đất
nước hóa thành văn”. Trải qua bao thập kỉ, truyện Kiều vẫn được đông đảo công
chúng Việt Nam đón nhận như một thành công vẻ vang nhất, một áng văn chương
tiêu biểu nhất của thơ ca Việt Nam. Truyện Kiều cứ thế lặng lẽ đi sâu và “cắm rễ” vào