Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Tổ chức giao nhận hàng lẻ nguyên phụ liệu nhập khẩu bằng đường biển để sản xuất gia công hàng may mặc của Công ty TNHH Việt Thắng Luch I năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 59 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, góp phần thực hiện chủ trương “ Công nghiệp
hóa, hiện đại hóa”, nhà nước đã khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh họat
động kinh doanh quốc tế. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì hoạt
động giao thương với nước ngoài thì càng quan trọng, nó tạo cơ hội cho nước ta
nhanh chóng hội nhập với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Để đạt
được điều đó, các doanh nghiệp cần phải nỗ lực xây dựng thương hiệu, uy tín cũng
như có chiến lược kinh doanh đúng đắn thì sản phẩm của mình mới đứng vững trên
thị trường và cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác.
Như chúng ta biết,vận tải biển là một trong những ngành công nghiệp quốc tế hàng
đầu thế giới và được xếp vào loại đứng đầu trong hoạt động kinh tế thế giới. Vận
tải biển là một phương thức vận tải rẻ tiền, năng lực chuyên chở lớn, giá thành vận
tải đường biển thấp hơn so với phương thức vận tải khác. Vận tải biển tạo điều
kiện cho việc xuất nhập khẩu hàng hoá, nguyên vật liệu, giao lưu văn hoá, thông
tin, khoa học kỹ thuật giữa các vùng trên thế giới.
Họat động xuất nhập khẩu đòi hỏi chúng ta phải nắm rõ được quy trình nghiệp vụ
và trình tự chuyên môn, tất cả phải theo đúng trình tự và cam kết do hai bên đã
thỏa thuận. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề, trong quá trình thực tập tại
phòng kinh doanh của Công ty TNHH Việt Thắng- Luch I, em đã cố gắng nắm bắt
những vấn đề trong khâu nghiệp vụ nhập khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất hàng
may mặc. Những kiến thức thực tế đã giúp em hiểu rõ hơn các kiến thức mà em đã
được học ở trường, lớp và giúp em có thêm kiến thức, kỹ năng để thực hiện luận
văn tốt nghiệp của mình: “Tổ chức giao nhận hàng lẻ nguyên phụ liệu nhập khẩu
bằng đường biển để sản xuất gia công hàng may mặc của Công ty TNHH Việt
Thắng- Luch I năm 2016.”

1


* Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích việc tổ chức giao nhận hàng lẻ
nguyên phụ liệu để sản xuất gia công hàng may mặc của công ty để tìm ra những


mặt đã đạt được và những mặt còn hạn chế trong khâu giao nhận này, để từ đó đề
xuất ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc tổ chức giao nhận này.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng của đề tài này là tổ chức giao nhận
lô hàng lẻ nhập khẩu tại công ty TNHH Việt Thắng- Luch I. Phạm vi nghiên cứu
của đề tài là giới hạn trong năm 2016.
* Phương pháp nghiên cứu: Trong đề tài này em đã sử dụng phương pháp nghiên
cứu tổng hợp, phân tích và phản biện, từ đó đưa ra những nhận xét và đánh giá để
làm rõ đề tài mà mình đang thực hiện.
Với đề tài này, em xin được trình bày trong 3 chương:
Chương I: Tổ chức giao nhận hàng lẻ nguyên phụ liệu nhập khẩu bằng đường biển
để sản xuất gia công hàng may mặc của công ty TNHH Việt Thắng- Luch I năm
2016
Chương II: Thực trạng tổ chức giao nhận hàng lẻ nguyên phụ liệu nhập khẩu bằng
đường biển để sản xuất gia công hàng may mặc của công ty TNHH Việt ThắngLuch I năm 2016
Chương III: Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức giao
nhận nguyên phụ liệu nhập khẩu bằng đường biển dùng trong sản xuất gia công
hàng may mặc của công ty TNHH Việt Thắng – Luch I

2


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực tập tại công ty TNHH Việt Thắng – Luch I đã giúp em
học hỏi được rất nhiều điều cũng như tạo điều kiện cho em được tiếp xúc với môi
trường làm việc đầy năng động và thú vị tại phòng kinh doanh của công ty. Giúp
em có thêm kiến thức và thông tin để có thể làm tốt luận văn tốt nghiệp của ngành
mình.
Em xin cảm ơn Thạc sĩ Bùi Thanh Hải, giáo viên hướng dẫn em từng bước
thực hiện đề tài này. Thầy là người đã chỉ bảo hướng dẫn em tận tình để em có thể
hoàn thành luận văn của mình, cũng như giúp em củng cố lại kiến thức đã học

cũng như bổ sung thêm dược những kiến thức mới.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý công ty đã tạo điều kiện cho em có
thể hoàn thành kỳ thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn anh Trần Ngọc Châu,
người đã trực tiếp hướng dẫn em ngay từ những ngày đầu bước vào công ty còn
nhiều xa lạ, anh đã tận tình giúp đỡ, giải đáp thắc mắc và cung cấp những thông tin
bổ ích về hoạt động của công ty.
Và cuối cùng em xin cảm ơn tới nhà trường đã giúp em có cơ hội thực tập thực tế.
Cám ơn thầy cô đã dạy dỗ em, truyền đạt những kiến thức cho em, giúp em nâng
cao những hiểu biết về chuyên ngành của mình.

3


CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
ĐƯỜNG BIỂN
1.1 Định nghĩa về giao nhận và người giao nhận.
1.1.1 Khái niệm về giao nhận
- Giao nhận hàng tại cảng là dịch vụ giao và nhận hàng hóa theo ủy thác của người
gửi hàng hoặc chủ phương tiện vận tải, làm các nhiệm vụ liên quan đến mọi thủ tục
giao, nhận hàng, đóng gói, phân loại và vận chuyển hàng để giao cho người nhận.
- Theo luật thương mại Việt Nam: “ Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương
mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa từ người gửi, tổ chức vận
chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan
để giao nhận theo sự ủy thác của chủ hàng hoặc của người vận tải.”
Hay giao nhận hàng hóa là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá
trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận
hàng.
1.1.2 Khái niệm người giao nhận
- Người giao nhận là người thực hiện các dịch vụ giao nhận theo sự ủy thác của

khách hàng hoặc người chuyên chở. Người giao nhận có thể là chủ hàng ( nếu
đứng ra thực hiện các công việc giao nhận hàng hóa cho mình), là chủ tàu( khi thay
mặt người chủ hàng thực hiện các dịch vụ giao nhận), công ty xếp dỡ hay kho hàng
hoặc người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ một người nào khác thực hiện dịch
vụ đó.

4


Theo liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận FIATA: “ Người giao nhận là người
lo toan hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì lợi ích
của người ủy thác mà bản thân anh ta không chuyên chở. Người giao nhận cũng
đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo
quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa…”
1.1.3 Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận
Điều 167 Luật thương mại việt Nam quy định quyền hạn và nghĩa vụ của người
giao nhận như sau:
- Người giao nhận có quyền được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý
khác.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng.
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách
hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng nhưng phải thông báo
ngay cho khách hàng.
1.1.4 Trách nhiệm của người giao nhận
a. Khi là đại lý của chủ hàng, người giao nhận phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ
của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về:
- Giao hàng không đúng chỉ dẫn.
- Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm của hàng hóa mặc dù đã có hướng dẫn.
- Thiếu sót trong việc làm thủ tục hải quan.
- Chở hàng đến nơi sai quy định.

- Giao hàng cho người không phải người nhận.
5


- Giao hàng không thu tiền từ người nhận hàng.
- Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế.
b. Khi là người chuyên chở
Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu độc
lập chịu trách nhiệm
- Cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu.
- Chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở, của người
làm thuê cho mình như thể là hành vi thiếu sót của mình.
Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu
kho, bốc xếp hay phân phối thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người
chuyên chở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện của
mình hoặc người giao nhận đã cam kết một cách rõ ràng.
Người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng của hàng hóa
phát sinh trong những trường hợp sau đây:
- Do lỗi của khách hàng hoặc của người được ủy thác
- Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp
- Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hóa
- Do chiến tranh, đình công
- Do các trường hợp bất khả kháng.

6


Ngoài ra người giao nhận không chịu trách nhiệm về các khoản lượi đáng lẽ khách
hàng được hưởng về sự chậm trễ hoặc ghi sai địa chỉ mà không phải do lỗi của
mình.

1.2 Gia công quốc tế
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của gia công quốc tế
1.2.1.1 Khái niệm
Gia công quốc tế là một phương thức giao dịch trong đó người đặt gia công cung
cấp nguyên liệu, định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật, bên nhận gia công tổ chức sản xuất
sau đó giao lại sản phẩm và nhận được một khoản tiền công tương đương với
lượng lao động hao phí làm ra sản phẩm đó, gọi là phí gia công. Gia công quốc tế
là hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với sản xuất.
1.2.1.2 Đặc điểm
- Quyền sở hữu hàng hóa không thay đổi từ bên đặt gia công sang bên nhận gia
công
- Hoạt động gia công được hưởng những ưu đãi về thuế, thủ tục xuất nhập khẩu.
- Tiền công tương đương với lượng lao động hao phí làm ra sản phẩm.
1.2.2 Các hình thức gia công quốc tế
1.2.2.1 Xét về mặt quyền sở hữu nguyên liệu
Gia công quốc tế có thể tiến hành theo những hình thức sau đây:
- Giao nguyên liệu thu sản phẩm và trả tiền công.

7


- Mua đứt bán đoạn: Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công
và sau thời gian sản xuất, chế tạo sẽ mua lại sản phẩm.
1.2.2.2 Xét về giá gia công
- Hợp đồng thực chi, thực thanh: Chi bao nhiêu cho việc gia công thì thanh toán
bấy nhiêu cộng thêm tiền thù lao gia công
- Hợp đồng khoán gọn: Khoán luôn bao nhiêu tiền, xác định giá định mức cho mỗi
sản phẩm, bao gồm chi phí định mức và thù lao định mức. Dù chi thực tế của bên
nhận gia công là bao nhiêu đi nữa thì hai bên vẫn thanh toán với nhau theo giá định
mức đó.

- Ngoài ra người ta còn áp dụng phương pháp: tính giá theo công suất dự kiến.
1.2.2.3 Xét về số bên tham gia
- Gia công 2 bên: Trong đó chỉ có một bên đặt gia công và một bên nhận gia công.
- Gia công nhiều bên, còn gọi là gia công chuyển tiếp: Trong đó bên nhận gia công
là một số doanh nghiệp mà sản phẩm gia công của đơn vị trước là đối tượng gia
công của đơn vị sau, và bên đặt gia công có thể chỉ có một và cũng có thể nhiều
hơn một.
1.2.3 Hợp đồng gia công
Mối quan hệ giữa bên đặt gia công và bên nhận gia công được xác định trong hợp
đồng gia công. Trong quan hệ về hợp đồng gia công, bên nhận gia công chịu mọi
chi phí và rủi ro của quá trình sản xuất gia công.
Hợp đồng gia công cần phải có các điều khoản sau:
-

Tên, địa chỉ các bên
8


-

Điều khoản về sản phẩm
Nguyên liệu
Định mức
Về máy móc thiết bị
Cách giải quyết đối với thiết bị và nguyên liệu thừa hay máy móc thiết bị gia

-

công sau khi chấm dứt hợp đồng
Thời gian và địa điểm giao hàng

Giao gia công
Nhãn hiệu kiểu dáng sản phẩm
Thời hạn hiệu lực của hợp đồng

1.3 Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
1.3.1 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
1.3.1.1 Đối với hàng thông dụng nhập khẩu phải lưu kho, lưu bãi tại cảng
a. Cảng nhận hàng từ tàu
Trước khi dỡ hàng, tàu hoặc đại lý phải cung cấp cho cảng Bản lược khai hàng hóa
( Cargo Manifest), sơ đồ hầm tàu để cảng và các cơ quan chức năng khác như Hải
quan, Điều độ, cảng vụ tiến hành các thủ tục cần thiết và bố trí phương tiện làm
hàng.
Cảng và đại diện tàu tiến hành kiểm tra tình trạng hầm tàu. Nếu phát hiện thấy hầm
tàu ẩm ướt, hàng hóa ở trong tình trạng lộn xộn hay hư hỏng, mất mát thì phải lập
biên bản để hai bên cùng ký. Nếu tàu không chịu ký vào biên bản thì mời cơ quan
giám định lập biên bản mới tiến hành dỡ hàng.
Dỡ hàng bằng cần cẩu của tàu hoặc của cảng và xếp lên phương tiện vận tải đưa về
kho, bãi. Trong quá trình dỡ hàng, đại diện tàu cùng cán bộ giao nhận cảng kiểm
đếm và phân loại hàng hóa cũng như kiểm tra về tình trạng hàng hóa và ghi vào
Tally Sheet.
9


Hàng sẽ được xếp lên xe ô tô vận chuyển về kho theo phiếu vận chuyển có ghi rõ
số lượng, loại hàng, số vận đơn.
Cuối mỗi ca và sau khi xếp xong hàng, cảng và đại diện tàu phải đối chiếu số
lượng hàng hóa giao nhận và cùng ký vào Tally Sheet.
Lập Bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC) trên cơ sở Tally Sheet. Cảng và tàu
đều ký vào Bản kết toán này, xác nhận số lượng thực giao so với Bản lược khai
hàng (Cargo Manifest) và B/L.

Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình giao nhận như Giấy chứng nhận hàng hư
hỏng (COR) nếu hàng bị hư hỏng hay yêu cầu tàu cấp Phiếu thiếu hàng (CSC) nếu
tàu giao thiếu hàng.
b. Cảng giao hàng cho chủ hàng
Khi nhận thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vận đơn gốc, giấy giới thiệu
của cơ quan đến hãng tàu để nhận lệnh giao hàng (D/O- Delivery order). Hãng tàu
hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 3 bản D/O cho người nhận hàng.
Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên bản.
chủ hàng mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng Invoice và Parking list đến văn
phòng quản lý tàu tại cảng để ký xác nhận D/O và tìm vị trí hàng, tại đâu lưu 1 bản
D/O.
Chủ hàng mang 2 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận ( thương vụ cảng) để làm
phiếu xuất kho. Bộ phận này giữu một D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng.
Chủ hàng làm thủ tục hải quan.
Sau khi hải quan xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan chủ hàng có thể mang ra
khỏi cảng và chở hàng về kho riêng.
10


1.3.1.2 Đối với hàng nhập bằng container
a. Nếu là hàng nguyên container (FCL/FCL- Full container load):
Khi nhận được thông báo hàng đến ( Notice of arrival), chủ hàng mang B/L gốc và
giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy D/O.
Chủ hàng mang D/O đến hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm hóa, chủ hàng có
thể đề nghị đưa cả container về kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưng
phải trả vỏ container đúng hạn nếu không sẽ bị phạt.
Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang toàn bộ chứng từ nhận
hàng cùng D/O đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O.
Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng.
b. Nếu là hàng lẻ (LCL/LCL – Les than container load).

Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tàu hoặc đại lý của
người go hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại kho CFS quy định và làm các thủ
tục như trên.
1.3.2 Các chứng từ, giấy tờ cần lưu ý trong nghiệp vụ giao nhận hàng lẻ nhập
khẩu
1.3.2.1 Vận đơn
Vận đơn là một chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người chuyên
chở hoặc đại diện của họ cấp cho người gửi hàng sau khi đã xếp hàng lên tàu hoặc
sau khi đã nhận hàng để xếp.
* Master Bill (MB/L)- Vận đơn chủ hay vạn đơn đường biển là vận đơn do người
chuyên chở chính thức (Effective carrier) phát hành. Vận đơn này dùng điều chỉnh
11


mối quan hệ giữa người chuyên chở và người gom hàng, làm chứng từ giao nhận
hàng giữa người chuyên chở và người gom hàng.
* Houser Bill (HB/L)- Vận đơn gom hàng là vận đơn do người gom hàng cấp cho
các chủ hàng lẻ khi nhận hàng từ họ để các chủ hàng lẻ có vận đơn đi nhận hàng ở
nơi đến. vận đơn này dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa người gom hàng và các
chủ hàng lẻ , dùng để nhận hàng hóa giữa những người gom hàng và chủ hàng lẻ.
1.3.2.2 Lệnh giao hàng ( Delivery Order- D/O)
Có 2 loại lệnh giao hàng:
- Lệnh giao hàng từ hãng tàu cho người giao nhận, đây là chứng từ quan trọng để
hoàn tất bộ hồ sơ trình cho hải quan phê duyệt, đây cũng là chứng từ để đổi phiếu
cược container và đổi lấy phiếu giao nhận container tại cảng. Nếu không có chứng
từ này thì không lấy được hàng.
- Lệnh giao hàng từ người giao nhận cho người nhận hàng, đây là chứng từ cần
thiết quan trọng để hoàn tất thủ tục thông quan cho hàng hóa cũng như lấy hàng ở
kho vận.
1.3.2.3 Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)

Là chứng từ cơ bản của khâu công tác thanh toán. Nó là yêu cầu của người bán đòi
hỏi người mua phải trả số tiền hàng đã được ghi trên hóa đơn. Hóa đơn nói rõ đặc
điểm hàng hóa, đơn giá và tổng trị giá của hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng,
phương thức thanh toán, phương thức chuyên chở hàng.
1.3.2.4 Bảng kê chi tiết (Specification)

12


Là chứng từ về chi tiết hàng hóa trong lô hàng. Nó tạo điều kiện thuận tiện cho
việc kiểm tra hàng hóa. Nó cũng có tác dụng bổ sung cho hóa đơn khi lô hàng bao
gồm nhiều loại hàng có tên gọi khác nhau và có thành phần khác nhau.
1.3.2.5 Phiếu đóng gói (Packing list)
Là bảng kê khai tất cả hàng hóa đựng trong một kiện hàng ( hộp, thùng, hòm,
container…)
1.3.2.6 Giấy kiểm dịch thực vật ( phytosanitary certificate)
Là văn bản pháp lý cho phép nhập khẩu một lô hàng thực vật và nông sản qua cảng
phù hợp với các yêu cầu kiểm dịch thực vật theo quy định.
1.3.2.7 Giấy kiểm dịch động vật ( Veterinary certificate)
Là văn bản pháp lý cho phép nhập khẩu lô vật thể phù hợp với các yêu cầu kiểm
dịch động vật theo quy định.
1.3.2.8 Giấy chứng nhận vệ sinh ( sanltary certificate)
Đối với những hàng hóa yêu cầu phải đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh thì phải có
giấy chứng nhận vệ sinh do cơ quan có thẩm quyền cấp.

13


CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC GIAO NHẬN HÀNG LẺ NGUYÊN PHỤ LIỆU

NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN ĐỂ SẢN XUẤT GIA CÔNG HÀNG
MAY MẶC CỦA CÔNG TY TNHH VIỆT THẮNG – LUCH I
2.1 Giới thiệu về công ty TNHH Việt Thắng – Luch I
2.1.1 Giới thiệu về Tổng công ty Việt Thắng – công ty cổ phần

.Tên giao dịch tiếng việt: TỔNG CÔNG TY VIỆT THẮNG – CTCP.
.Tên tiếng anh: VIET THANG CORPORATION .
.Tên viết tắt: VICOTEX
.Trụ sở chính: 127 Lê Văn Chính, Linh Trung, Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
.Vốn điều lệ: 210 000 000 000 đồng
. Điện thoại : (84-8) 38969337-3896 0543.
.Fax: (84-8) 38969319
.Website: www.vietthang.com.vn
14


.Email: vietthang@vietthang gmail.com.vn.
2.1.1.1 Ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất, mua bán sản phẩm bông, xơ , sợi vải , sản phẩm may mặc.
- Mua bán máy móc thiết bị, phụ tùng, hoá chất, nguyên vật liệu ngành công
nghiệp, ngành xây dựng.
- Xây dựng dân dụng, công nghiệp.
- Lắp đặt máy móc thiết bị ngành công nghiệp .
- Kinh doanh bất động sản.
- Kinh doanh vận tải hàng hoá bằng ô tô .
2.1.1.2 Sơ đồ tổ chức

15



SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ
TỔNG CÔNG TY VIỆT THẮNG - CTCP

ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

CÁC CÔNG TY CON
- CÔNG TY CP MAY VIỆT
THẮNG.

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

- CÔNG TY CP NPL DỆT
MAY BÌNH AN

BAN KIỂM SOÁT

CƠ QUAN TỔNG GIÁM ĐỐC

CÔNG TY LIÊN KẾT
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC

PHÒNG CHỨC NĂNG THAM MƯU

NHÀ MÁY SỢI

PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH

NHÀ MÁY DỆT

PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN


XÍ NGHIỆP DỊCH VỤ

PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH
PHÒNG KỸ THUẬT VẬT TƯ
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

2.1.2 Giới thiệu chung về công ty TNHH Việt Thắng- Luch I

16

-CÔNG TY TNHH VIỆT
THẮNG – LUCH I
- CÔNG TY TNHH DỆT
VIỆT PHÚ


.Tên gọi: CÔNG TY TNHH VIỆT THẮNG-LUCH I
.Tên thương mại: VIET THANG LUCH I JOINT - VENTURE CO.
.Tên viết tắt: VICOLUCH I
.Trụ sở và xưởng sản xuất chính: 127 Lê Văn Chí. P.Linh trung, Q. Thủ Đức, Tp.
HCM
.Văn phòng đại diện: Lầu 4, 35-37 Bến Chương Dương, Q1, TP.HCM
.Email:
.Điện thoại: ( 08) 3 897 4426
.Fax: (848) 7 222 140
.Mã số thuế: 0300787331
.Vốn đầu tư liên doanh: 1.536.148 USD
.Vốn pháp định của công ty liên doanh: 1.036.148 USD, trong đó:
-Bên Việt Nam góp 518.074,4 USD chiếm 50% vốn pháp định bằng tiền Việt

Nam.
-Bên nước ngoài góp 518.074,4 USD chiếm 50% vốn pháp định bằng máy móc
thiết bị
. Chi phí xây dựng xưởng và các chi phí khác: 353 400USD
. Hệ thống điện nước: 10 000USD
. Các loại xe (tải, xe công tác): 74 140 USD
. Đồ gỗ thiết bị chuyển máy: 10 000 USD
17


. Chi phí điều hành: 6000 USD
. Tiền mặt: 54 345,4 USD
Công ty hoạt động theo giấy phép đầu tư số 1728/GP do Bộ kế hoạch và đầu tư cấp
ngày 7 tháng 11 năm 1996.Thời hạn hoạt động kể từ ngày cấp phép.
Công ty với chức năng sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, nhận ủy thác xuất nhập
khẩu, chuyên sản xuất gia công xuất khẩu những mặt hàng vải sợi đến các sản
phẩm may mặc hoàn chỉnh. Đầu tư liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong
và ngoài nước.
2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty được thành lập do 9 cổ đông quốc tịch Hoa Kỳ và Đài Loan góp vốn lấy
tên là Việt Nam Kỹ Nghệ Sợi (Vimitex) và chính thức đi vào hoạt động năm 1962,
bao gồm 3 nhà máy chính: xưởng dệt và xưởng in – nhuộm – hoàn tất, với các thiết
bị mới nhất thời đó được nhập chủ yếu từ Hoa Kỳ, Đài Loan, Nhật.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, các cổ đông đi nước ngoài, Ủy ban
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tiếp quản và quốc hữu hóa, lấy tên là Xí Nghiệp
Dệt Việt Thắng thuộc Bộ Công Nghiệp quản lý.
Năm 1989, công ty chứng kiến một bước ngoặc đầu tiên trong ngành dệt may Việt
Nam là sự ra đời của xưởng may mới trong khuôn viên của công ty.
Từ đó, ngành may của công ty không ngừng phát triển với tốc độ cao. Hiện nay
công ty có 4 xưởng may và một trung tâm thời trang được trang bị hơn 2000 máy

may hiện đại. Từ các nhà máy này, các sản phẩm may mặc chất lượng cao đã được
xuất khẩu sang thị trường các nước Nga, Nhật, Châu Âu, Hoa Kỳ,…

18


Năm 1990, Bộ Công Nghiệp quyết định đổi tên công ty thành công ty Dệt May
Việt Thắng và tên này được giữ cho đến nay.
Năm 1995, công ty đã đầu tư các dây chuyền mới như dây chuyền sợi
(TODODA), dây chuyền nấu tẩy và giặt liên tục (BRUGMAN) và nhiều thiết bị
may khác như: JUKI, BROTHER… ngoài ra công ty còn có nhà máy xử lý nước
thải với công suất 4800

m3

/ngày được xây dựng vào năm 1999.

Năm 2000 công ty nhận chứng chỉ ISO 9002 và đã đầu tư nhà máy dệt mới
PICANOL, TSUDACOMA, các thiết bị thí nghiệm khác như: DATA, COLOR,
máy nhuộm.
Năm 2001, đầu tư dây chuyền sợi ERANJI, REITER… máy nhuộm mới liên tục,
lò dầu IMPLATS.
Tháng 12/2002, công ty được cấp chứng chỉ SA - 8000 – 2001, đây là 2 giấy thông
hành để hàng dệt may Việt Thắng xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ một cách dễ
dàng, đồng thời cơ quan giám định cấp chứng chỉ thường xuyên tái giám định 6
tháng một lần. Với các chứng chỉ này đã giúp cho công ty dệt May Việt Thắng
ngày càng hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo lợi thế
cạnh tranh sản phẩm của công ty với các đối thủ khác.
Trước tình hình thị trường ngành dệt may Việt Nam cũng như trên toàn thế giới,
sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty với nhau ngày càng gay gắt, đòi hỏi công

ty Việt Nam đặc biệt là công ty nhà nước phải có những biến đổi sao cho phù hợp
với thị trường, tận dụng tốt những ưu thế cạnh tranh vốn có để tồn tại và phát triển.
Không nằm ngoài xu hướng đó, cùng với các doanh nghiệp nhà nước khác, công ty
Dệt May Việt Thắng đã được cổ phần hóa.

19


Năm 2005, công ty Dệt Việt Thắng tách ra làm 2 công ty:
- Công ty cổ phần may
-Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn nhà nước một thành viên
Công ty THHH Việt Thắng Luch I trực thuộc Tổng Công Ty Dệt May Việt Thắng
(nay là tập đoàn Dệt May Việt Nam). Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu
riêng và có tài khoản riêng.
Ngày 21/03/2005, quyết định số 1006/QĐ-TTCP của Bộ Công Nghiệp chuyển các
nhà máy may 1,3,4,7 và trung tâm thời trang của công ty Dệt Việt Thắng
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG KỸ THUẬT
NHÀ MÁY 4
GĐ KINH DOANH
PHÒNG NHÂN SỰ
PHÒNG KẾ TOÁN
PHÒNG KD
PHÒNG XNK
NHÀ MÁY 2

20



*Tổng giám đốc:
- Đây là người đại diện cho công ty, chịu mọi trách nhiệm về việc sản xuất kinh
doanh của công ty trước pháp luật và là người đại diện pháp nhân ký kết các văn
bản pháp lý, phụ trách trực tiếp công tác tài chính, tổ chức hành chính, công tác kỹ
thuật an toàn.
- Ngoài ra, còn ký kết hợp đồng sản xuất kinh doanh với các đối tác và khách hàng
trong và ngoài nước, duyệt các phương án đầu tư mở rộng và sửa chữa lớn.
*Giám đốc kỹ thuật:
- Điều hành và quản lý mọi hoạt động của nhà máy theo đúng định hướng phát
triển của công ty.
- Tham mưu cho Tổng Giám Đốc và Hội Đồng Quản Trị các vấn đề liên quan đến
kỹ thuật sản phẩm và kỹ thuật sản xuất.
- Lập kế hoạch sản xuất và điều hành các hoạt động sản xuất của công ty để đáp
ứng được mục tiêu doanh số bán hàng của công ty.
- Thiết kế, phát triển với phối hợp với Giám Đốc Nhà Máy thực hiện các chiến
lược của nhà máy một cách hiệu quả và tiết kiệm thời gian nhất.
- Đề ra mục tiêu hoạt động, chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng của nhà
máy .

21


- Chuẩn hóa các quy trình hoạt động, các thủ tục và quy định tại nhà máy theo chủ
trương và chính sách của công ty, theo quy định của địa phương và ban quản lý
khu công nghiệp.
- Nghiên cứu và hoàn thiện quy trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm
với chi phí và tỉ lệ phế phẩm thấp nhất.
*Phòng kỹ thuật:
- Nghiên cứu và thực hiện các ứng dụng của khoa học kỹ thuật để phục vụ ngành

dệt may.
-Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, xây dựng các quy trình sản xuất và các
quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm, quy trình về an toàn lao động và vệ sinh
công nghiệp đối với máy móc thiết bị, người lao động.
- Quản lý và cung ứng vật tư kỹ thuật phục vụ sản xuất cho các đơn vị theo kế
hoạch của tổng công ty.
- Nắm bắt các thông tin khoa học kỹ thuật về lĩnh vực sản xuất may mặc.
*Phòng kế toán:
- Thực hiện các nghiệp vụ kế toán, thống kê liên quan đến tài sản của công ty, quản
lý và thực hiện các thủ tục tài chính kế toán theo quy định hiện hành, lập báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh, tài chính,… được phụ trách bởi Kế Toán Trưởng của
công ty và hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám Đốc.
- Quản lý toàn bộ nguồn vốn của công ty.
- Cân đối các nguốn vốn, quyết toán lổ lãi của công ty theo các kỳ.
-Theo giỏi và hạch toán toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh.
22


- Phân tích hoạt động kinh tế, tính toán hiệu quả và thực hiện các chỉ tiêu giao nộp
ngân sách nhà nước.
- Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc về toàn bộ công tác kế toán, thống kê về
mặt tài chính.
*Nhà máy may 2, 4:
- Ở tại mỗi nhà máy sẽ có các nhà thiết kế phục vụ việc thiết kế mẫu mã sản phẩm
và sản xuất thành phẩm hoàn chỉnh để phục vụ khách hàng, các đơn đặt hàng mà
công ty nhận được từ các doanh nghiệp trong nước.Và các nhà máy này chịu sự
quản lý trực tiếp từ Tổng Giám Đốc, đứng đầu mổi nhà máy là các Tổ Trưởng quản
lý nhà máy.
*Giám đốc kinh doanh:
- Chịu trách nhiệm trước Ban Tổng Giám Đốc về mọi hoạt động của phòng kinh

doanh: chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển thị trường và kênh phân phối,
chiến lược phát triển sản phẩm, doanh số,…
- Hoạch định chiến lược và kế hoạch kinh doanhtheo tháng/quý/năm.
- Xây dựng, phát triển, bình ổn hệ thống kênh phân phối và chính sách giá.
- Đề xuất chiến lược phát triển sản phẩm.
- Thực hiện các chương trình xúc tiến bán hàng.
- Tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh đã được phê duyệt.
- Tổ chức, điều hành, quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên kinh doanh.
- Tuyển dụng, đạo tạo và đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên.

23


*Phòng kinh doanh:
- Đứng đầu này là Trưởng Phòng Kinh Doanh có nhiệm vụ: lập phương án kinh
doanh, thu thập thông tin từ các khách hàng thường xuyên của công ty hay các
phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, hội chợ thương mại.
- Vạch ra các mục tiêu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.
*Phòng xuất nhập khẩu:
- Chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu với khách hàng và
đứng đầu phòng này là Trưởng Ban Nghiệp Vụ Kinh Doanh xuất nhập khẩu.
- Thực hiện các khâu trong kinh doanh xuất nhập khẩu từ việc tìm kiếm thị trường,
khách hàng, đàm phán kí kết hợp đồng, thu mua hàng cung ứng xuất khẩu, tiêu thụ
hàng hóa xuất khẩu và các công việc liên quan khác với khách hàng.
- Theo giỏi các đơn hàng xuất nhập khẩu và lên kế hoạch nhập khẩu nguyên phụ
liệu.
- Thực hiện việc xuất nhập khẩu ủy thác.
- Đảm bảo việc đối ngoại và tìm kiếm thị trường ở nước ngoài.
- Thực hiện các đơn hàng xuất khẩu.
- Tìm kiếm quan hệ với các nhà cung cấp đảm bảo yêu cầu giá cả, thời gian giao

hàng.
*Bộ phận chứng từ:
- Theo giỏi, quản lý, lưu trữ chứng từ, công văn, soạn thảo bộ hồ sơ hải quan, các
công văn cần thiết cho bộ phận giao hàng hoàn thành tốt công việc được giao.

24


Đồng thời thường xuyên theo giỏi quá trình làm hàng, liên lạc, tiếp xúc với khách
hành để được thông báo các thông tin cần thiết cho lô hàng.
*Bộ phận giao hàng:
- Tiến hành thực hiện các theo tác nghiệp vụ giao nhận, phối hợp với các đại lý
giao nhận theo sự ủy thác của khách hàng, thực hiện đăng ký các phương tiện vận
chuyển hàng hóa.
- Chịu trách nhiệm tiến hành các thủ tục hải quan để tiến hành giao nhận hàng hóa
xuất nhập khẩu theo hoạt động mà công ty đã được ủy thác từ khách hàng.
- Vận chuyển, trung chuyển hàng hóa từ kho của đơn vị sản xuất kinh doanh xuất
nhập khẩu ra cảng, sân bay để giao hàng hóa và ngước lại đối với hàng nhập khẩu,
phục vụ theo yêu cầu của các đơn vị xuất nhập khẩu trong và ngoài nước.
2.1.2.3 Các loại hình kinh doanh chủ yếu
*Kinh doanh xuất nhập khẩu: Là một trong những công ty may mặc có quy mô
và uy tín hàng đầu Việt Nam, công ty hiện đang sở hữu dàn máy móc, thiết bị tiên
tiến được nhập từ Nhật Bản, Thụy Sỹ. Công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu các
loại áo jacket cao cấp sang thị trường các nước Đức, Nga, Pháp, Ý, Mỹ, Nhật
Bản…Với năng lực sản xuất trên 300.000 sản phẩm/năm. Nguồn nguyên liệu nhập
khẩu chủ yếu là: vải chính, vải phụ, vải lót, phụ liệu, máy móc thiết bị phụ tùng,
hóa chất ngành dệt may (trừ những hóa chấtđộc hại)…được nhập khẩu từ Hàn
Quốc, Đức, Trung Quốc, Nga…để phục vụ cho việc sản xuất.
*Gia công: Với lợi thế nguồn lao động dồi dào và giá rẻ, việc ký kết hợp đồng với
các nước để thực hiện gia công xuất khẩu mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty và

góp phần vào tổng kim ngạch ngành dệt may của nước ta. Công ty nhận gia công
theo đơn đặt hàng từ các nước nhập khẩu quen thuộc tại Nga, Đức, Mỹ, Ý..
25


×