Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

NHỮNG NGUYÊN tắc KHI TRÌNH bày BẢNG và cầm bút

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.43 KB, 3 trang )

NHỮNG NGUYÊN TẮC KHI TRÌNH BÀY BẢNG
1. Quan sát và kiểm tra bảng: Ở bước này phải chắc là mặt bảng sạch, bảng đã được bắt cố định,
chắc chắn không rung. Đồng th...ời giáo viên cũng nên lập dàn ý nội dung viết chính xác, dự
kiến cách bố trí nội dung lên bảng.
2. Chia bảng (bố cục bảng): Tùy theo đặc thù môn học, cũng như kích thước bảng cụ thể mà
phân chia bảng cho phù hợp. Thông thường đều chia thành ba phần đều nhau bằng phấn. Việc
phân chia này sẽ đảm bảo các nội dung giáo viên trình bày trên bảng là đầy đủ, khoa học. Nếu ở
phòng học có lắp màn chiếu chiếm một phần diện tích bảng thì quá trình sử dụng đòi hỏi giáo
viên phải kết hợp hài hòa giữa màn chiếu và bảng tránh trường hợp một phần bảng bị lãng phí.
3. Sử dụng bảng: Với việc đã phân chia bảng thành 3 phần riêng biệt như trên thì trong quá trình
trình bày bảng giáo viên nên lưu ý:
- Phần giữa bảng bên trên ghi tên bài. Ghi bằng chữ in hoặc chữ thường cỡ chữ to, có thể dùng
phấn màu gạch chân tên bài giảng.
- Phần bên trái bảng viết dàn bài, giữ cố định không xóa (trong suốt quá trình giảng bài). Đây
được xác định như xương sống của bài giảng. Bài học gồm những nội dung cơ bản nào được liệt
kê và ghi rõ vào đây. Với những nội dung bài giảng cụ thể, ngoài việc kết hợp các phương pháp
giảng dạy khác nhau và những phương tiện kỹ thuật cần thiết thì việc giáo viên ghi những đề
mục, dàn bài lên bảng sẽ đảm bảo việc ghi nhớ cho người học sau tiết giảng vì người học có thể
ghi và lưu giữ kiến thức bài học thông qua những nội dung, dàn ý này.
- Phần giữa bảng dùng để giải thích, vẽ, phân tích, xóa thường xuyên. Những kiến thức liên
quan, những công thức, các đại lượng liên quan đến nội dung giảng dạy được giáo viên sử dụng
và thể hiện ở nội dung phần trung tâm của bảng như công thức tính cường độ dòng điện, công
thức tính số vòng quay trục chính khi khoan v.v... Việc viết công thức kết hợp giải thích các đại
lượng trong công thức sẽ làm rõ hơn, minh họa đầy đủ hơn nội dung giảng dạy.
- Phần bên phải bảng ghi từ khóa, công thức hoặc ý tưởng quan trọng của chủ đề, học sinh làm
bài tập. Với những nội dung giảng dạy mang tính chất bản lề làm tiền đề vào nội dung bài mới
như kiểm tra bài cũ, hay hệ thống bài được dành thực hiện ở phần bảng này. Phần thực hiện của
học sinh sẽ được lưu giữ làm cơ sở so sánh với nội dung bài học trước (hệ thống bài) hoặc làm
cơ sở để phát triển nội dung bài học mới.
4. Viết bảng: Nghệ thuật trình bày của giáo viên được thể hiện qua việc viết và trình bày nội
dung trên bảng. Trong quá trình trình bày bảng cần bảo đảm các yêu cầu sau:


- Chữ viết, hình vẽ phải rõ ràng đủ để mọi người quan sát được
- Ghi bảng đẹp, gọn, tập trung và bám lấy trọng tâm.
- Làm nổi bật tên bài và các đề mục
+ Tên bài: Ghi chữ in hoặc chữ thường cỡ chữ to…
+ Đề mục: gạch chân, viết đậm…, khi đánh đề mục thì mục nhỏ lùi sâu hơn so với mục lớn theo
thứ tự: I, 1, a,“–“, “+”, “.”.
- Giáo viên đứng xa bảng (khoảng 20 cm) và đứng sang một bên để tận dụng được ánh sáng, bảo
đảm người học dễ quan sát, ghi chép và giáo viên quan sát lại được người học.
- Cầm phấn thoải mái, khi viết bảng xoay đầu phấn theo chiều kim đồng hồ.
5. Vẽ trên bảng: Nên vẽ phác trước, chỉ vẽ những hình đơn giản, đối với hình, sơ đồ phức tạp có
thể chuẩn bị vẽ, in ra giấy khổ lớn, hoặc sử dụng máy chiếu.
6. Xóa bảng: Đây có thể là công việc tưởng chừng đơn giản nhất nhưng cũng có nhiều tình
huống dạy học đã xảy ra do bạn thực hiện không đúng nguyên tắc này. Bạn thử hình dung khi
mới bắt đầu vào lớp bảng chưa được xóa, phía dưới có đoàn dự giờ. Chúng ta sẽ xóa bảng bắt
đầu ở đâu? Ở giữa, bên trái hay bên phải của bảng? Nếu chúng ta xóa từ giữa hay từ bên phải


bảng trước rồi mới xóa bên trái thì bạn sẽ phải chờ cho bảng khô trong một khoảng thời gian rồi
mới viết bảng được. Theo nguyên tắc là những nơi nào xóa trước sẽ khô trước và chúng ta sẽ bắt
đầu bằng việc xóa từ trên xuống và từ trái sang phải như vậy sẽ đảm bảo chắc chắn bảng của bạn
luôn ở tư thế sẵn sàng cho bạn viết, vẽ đồng thời chúng ta cũng thực hiện xóa ngang hoặc dọc
bảng.
Tác giả bài viết: GV: Lê Văn Tuân - Khoa Sư phạm dạy nghề
Ảnh: Internet


NGỒI VÀ CẦM BÚT NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG?
1. Tư thế ngồi viết
- Tư thế ngồi viết phải thoải mái, không gò bó. Khoảng cách từ mắt đến vở 25 -30 cm.
- Cột sống luôn ở... tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi. Hai chân thoải mái, không

chân co chân duỗi.
- Hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định. Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ lấy mép vở cho
khỏi xô lệch, đồng thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái.
- Ánh sáng phải đủ độ và thuận chiều, chiếu từ bên trái sang.
2. Cách cầm bút đúng
- Tay phải cầm chắc bút bằng 3 ngón tay (cái, trỏ, giữa). Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng
2,5cm. Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt bút xuống bàn viết . Lúc viết, điều
khiển cây bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay.
- Không để ngửa bàn tay quá, tạo nên trọng lượng tì xuống lưng của hai ngón tay út va áp út
(ngón deo nhẫn). Ngược lại không úp quá nghiêng bàn tay về bên trái (nhìn từ trên xuống thấy cả
4 ngón tay: trỏ, giữa, áp út và út).
- Cầm bút xuôi theo chiều ngồi. Góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 45 độ. Tuyệt đối không
cầm bút dựng đứng 90 độ. Đưa bút từ trái qua phải từ trên xuống dưới các nét đưa lên hoặc đưa
sang ngang phải thật nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy.
- Ở giai đoạn viết chì, cần chuẩn bị chu đáo cho đầu nét chì hơi nhọn đúng tầm. Nếu quá nhọn
dẫn đến nét chữ quá mảnh, đôi khi còn chọc thủng giấy. Ngược lại, đầu nét chì quá “tù”, nét chữ
quá to, chữ viết ra rất xấu.
(Sưu Tầm, Ảnh: internet)



×