Tải bản đầy đủ (.docx) (146 trang)

LICH SU VIET NAM TU NAM 1945 ĐEN NAM 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.97 KB, 146 trang )

LICH SU VIET NAM TU NAM 1945 ĐEN NAM 1975

Giai đoạn từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946
Cuộc Chiến Tranh Bảo Vệ Và Xây Dựng Chính Phủ Nhân Dân
1. Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám.
a. Tình hình thế giới.
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, tình hình thế giới thay
đổi về cơ bản:
- Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt, lực lượng đế quốc bị suy yếu, không
còn giữ vị trí ưu thế như trước.
- Chủ nghĩa xã hội từ một nước là Liên Xô, đang trong quá trình hình
thành hệ thống thế giới.
- Phong trào giải phóng dân tộc lên cao ở nhiều nước thuộc địa và
phụ thuộc.
- Phong trào đấu tranh giành dân chủ phát triển mạnh mẽ ở các
nước tư bản.
=> Sự thay đổi của tình hình thế giới sau chiến tranh đã đưa lại cho
phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào cách mạng các nước
thuộc địa và phụ thuộc những thuận lợi cơ bản.
Tuy nhiên với bản chất phản động, xâm lược, chủ nghĩa đế quốc thực
dân vẫn tiếp tục tìm mọi thủ đoạn để xâm lược, giành giật lại những thuộc
địa đã mất. Việt Nam cũng trở thành đối tượng tranh nhau giữa các nước
đế quốc Mĩ , Anh, Pháp, Tưởng.
b. Tình hình trong nước.
Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa non trẻ vừa ra đời đã phải đối
phó với nhiều kẻ thù:
- Thù trong giặc ngoài:
* Thù trong:
Bọn phản động trong nước âm mưu ngóc đầu dậy (Việt quốc, Việt
cách…) chống phá cách mạng, nhằm khôi phục lại ngai vàng đã mất của
chúng.


* Giặc ngoài:
Theo hòa ước Pốtxđam tháng 7-1945:
1

1


+ Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, hơn 20 vạn quân Tưởng với danh nghĩa
Đồng minh vào giải giáp quân Nhật, nhưng thực chất là cướp nước ta,
chúng đã mang theo bọn Việt quốc, Việt cách để âm mưu tiêu diệt
ĐCSĐD, lật đổ chính quyền cách mạng.
+ Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam thực dân Anh cũng với danh nghĩa
Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật nhưng thực dân Anh đã hà hơi tiếp
sức cho Pháp quay lại xâm lược Việt Nam. Được sự ủng hộ của quân đội
Anh, ngày 2-9-1945, quân Pháp đã xả súng vào đồng bào ta đang mít tinh
mừng ngày độc lập ở Sài Gòn, làm 47 người chết, nhiều người bị thương.
Đêm 22 rạng 23-9-1945, quân Pháp cho quân đánh úp trụ sở Ủy ban
nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến
tranh xâm lược nước ta lần hai.
-Kinh tế:
Nước ta vốn là nước nông nghiệp lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá
nặng nề, sản xuất bị đình trệ, hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt. Thêm
vào đó là thiên tai hạn hán, lũ lụt thường xuyên xẩy ra.
Nạn đói cuối 1944 đầu 1945 làm hơn 2 triệu người chết đói vẫn chưa
khắc phục xong thì nguy cơ nạn đói mới lại đe dọa.
- Tài chính:
Ngân quỹ nhà nước hầu như trống rỗng, chỉ còn hơn 1 triệu bạc rách,
thêm vào đó bọn Tưởng Giới Thạch tung ra trên thị trường Đông Dương
đồng “Quan kim”, “Quốc tệ” đã mất giá càng làm cho tài chính thêm rối
loạn.

- Văn hóa, giáo dục:
Chế độ thực dân, phong kiến để lại nhiều hậu quả xã hội nặng nề, đặc
biệt là hơn 90% dân số bị mù chữ; các tệ nạn cờ bạc, riệu chè, mê tín dị
đoan, nghiện hút còn phổ biến.


Cách mạng vừa thành công, chính quyền non trẻ mới thành lập, chưa được
củng cố, chưa có kinh nghiệm, lại phải đương đầu với nhiều khó khăn,
nguy hiểm từ mọi phía. Đây là thời kì thực sự khó khăn, vận mệnh Tổ
quốc như “ngàn cân treo sợi tóc”.
Tuy vậy, cách mạng nước ta lúc này không chỉ gặp khó khăn mà còn
có những thuận lợi cơ bản:
1. Đất nước được độc lập, có chính quyền trong tay.
2

2


2. Nhân dân có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đoàn
kết trong khối đại đoàn kết dân tộc.
3. Có sự lãnh đạo của Đảng, với 15 năm kinh nghiệm và có vị lãnh tụ
thiên tài Hồ Chí Minh lãnh đạo.
=> Tình hình trên đặt ra một yêu cầu cấp bách, trước mắt cho toàn
Đảng, toàn dân ta là phải bảo vệ nền độc lập tự do, bảo vệ chính quyền
cách mạng vừa giành được.
2. Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, củng cố và giữ vững chính
quyền cách mạng trước 6-3-1946.
* Bước đầu xây dựng nền móng của chế độ mới:
Nhiệm vụ trước mắt của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là xây
dựng và củng cố chính quyền vừa giành được.

Tại phiên họp đầu tiên của Hội đồng chính phủ cách mạng lâm thời
ngày 3-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị tiến tới cuộc Tổng tuyển cử
càng nhanh càng tốt, theo thể lệ phổ thông đầu phiếu.
Ngày 8-9-1945, Chính phủ lâm thời cách mạng ra sắc lệnh số 14 SL về cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội: “Tất cả công dân Việt Nam, cả
trai và gái, từ 18 tuổi trở lên, đều có quyền bầu cử và ứng cử, trừ những
người đã bị tước mất công quyền và những người trí óc không bình
thường”.
Ngày 6-1-1946, cuộc bầu cử Quốc hội được tổ chức, vì Đảng ta đã:
Nhận thức được tầm quan trọng của chính quyền nhân dân nhằm phát
huy sức mạnh của toàn dân.
Có đủ ưu thế về chính trị để đối phó với kẻ thù trên mặt trận ngoại
giao.
Cuộc bầu cử thành công rực rỡ, trên 90% cử tri đi bỏ phiếu và bầu
được 333 đại biểu. Đây là thắng lợi vô cùng to lớn, thể hiện niềm tin của
nhân dân vào Đảng, vào Chính phủ.
Ngày 2/3/1946, Quốc hội khóa I họp phiên đầu tiên, thông qua danh
sách chính phủ Liên hiệp chính thức do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.
Sau bầu cử Quốc hội, các địa phương ở Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ
cũng đã tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp theo nguyên tắc phổ
thông đầu phiếu.

3

3


Từ 28-10 đến 9-11-46, Quốc hội họp kì thứ 2 (với 290 đại biểu tham
dự), thông qua Báo cáo của chính phủ, thông qua các nghị quyết về nội trị,
ngoại giao, thành lập Chính phủ mới, bầu ban dự thảo Hiến pháp.
Ngày 3-11-46, Chính phủ mới được thành lập gồm 14 thành viên do

Hồ Chí Minh làm Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Bộ ngọai giao.
Ngày 9-11-1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa chính thức được thông qua.
Như vậy, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là
thắng lợi có ý nghĩa chính trị to lớn trong việc củng cố khối đoàn kết toàn
dân, trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập tự do của tổ quốc. Đây là cơ sở
pháp lý vững chắc góp phần nâng cao uy tín của Chính phủ Việt Nam dân
chủ Cộng hòa trên trường quốc tế.
* Diệt giặc đói:
- Biện pháp trước mắt:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi thực hành tiết kiệm, nhường cơm,
xẻ áo giúp đỡ lẫn nhau, thực hiện “hũ gạo tiết kiệm”, “ngày đồng tâm”.
Nghiêm cấm dùng gạo, ngô, khoai, sắn nấu riệu.
Chính phủ có những biện pháp tích cực để điều hòa thóc gạo giữa
các địa phương trong cả nước, ra lệnh nghiêm trị những ai đầu cơ tích trữ
thóc gạo.
- Biện pháp lâu dài:
Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản
xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa!”
Hưởng ứng lời kêu gọi, một phong trào thi đua tăng gia sản xuất dấy
lên khắp nơi, với khẩu hiệu “không một tấc đất bỏ hoang”, “tấc đất tấc
vàng”…
Chính phủ cách mạng ra Sắc lệnh số 11 ngày 7-9-1945 bãi bỏ thuế
thân và các thứ thuế vô lí của chế độ cũ. Ra thông tư giảm tô 25%, giảm
thuế ruộng 20% cho nông dân, tịch thu ruộng đất của Việt gian và đế quốc
chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng đất công cho cả nam và nữ…
- Kết quả:
Chỉ trong một thời gian ngắn sản xuất nông nghiệp đã được phục hồi.
Vụ mùa năm 1946, ở Bắc Bộ đã gieo cấy được 800.000 ha với sản lượng
đạt 1.155.000 tấn. Nạn đói dần được đẩy lùi, đời sống nhân dân được cải

thiện một bước.
4

4


Vì sao, khi khó khăn cấp bách và lâu dài nhất của nước ta là ngoại
xâm và nội phản nhưng TW Đảng lại đề ra nhiệm vụ giải quyết nạn đói
đầu tiên?
Vì :
Nước ta là một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, lại bị chiến
tranh tàn phá nặng nề, thiên tai liên tiếp xảy ra. Hậu quả nạn đói do NhậtPháp gây ra cuối 44 đầu 45 vẫn chưa được khắc phục thì nguy cơ nạn đói
mới xuất hiện, đe dọa nghiêm trọng đời sống của nhân dân.
Lụt lội, hạn hán kéo dài làm cho đồng ruộng không thể cày cấy được.
Nạn lụt vỡ đê ở 9 tỉnh Bắc Bộ 8-1945 làm cho mùa màng bị mất trắng.
Tiếp sau đó là tình trạng hạn hán kéo dài không thể canh tác được.
Miền Nam vựa lúa lớn nhất của nước ta bị cô lập.
Phải cung cấp một lượng khổng lồ lương thực thực phẩm sa xỉ cho
quân đội Tưởng.

D
o vậy, TW Đảng đề ra nhiệm vụ giải quyết nạn đói đầu tiên.
* Giải quyết nạn tài chính:
Để khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách:
Đảng và Chính phủ kêu gọi toàn dân tự nguyện đóng góp cho “Quỹ
độc lập”, thực hiện “Tuần lễ vàng”.
Ngày 31-3-1945, chính phủ ra sắc lệnh 18 cho phép phát hành giấy
bạc Việt Nam.
- Kết quả:
Chỉ trong một thời gian ngắn, nhân dân ta đã tự nguyện đóng góp

được 370 kg vàng, 20 triệu đồng vào quỹ độc lập, 20 triệu đồng vào quỹ
tuần lễ vàng.
Ngày 31-11-1946, tiền Việt Nam được lưu hành trong cả nước.
*Diệt giặc dốt:
Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định nạn dốt là một
trong ba kẻ thù cần phải tiêu diệt (giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm):
Ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh mở khoa Bình
dân học vụ, phát động phong trào xóa nạn mù chữ trong toàn dân.
Một phong trào bình dân học vụ được giấy lên. Người biết chữ dạy
cho người không biết chữ.
5

5


Chỉ trong vòng 1 năm từ 8-9-1945 đến 8-9-1946, trên toàn quốc đã
mở được 75.805 lớp học với 97.664 học viên và xóa mù chữ cho hơn 2,5
triệu người.
Các trường Đại học và Cao đẳng được thành lập; Đại học Y khoa,
Cao đẳng kĩ thuật…
Nội dung và phương pháp giáo dục bước đầu được đổi mới theo tinh
thần dân tộc, dân chủ.
Bên cạnh đó, cuộc vận động xây dựng cuộc sống mới do Chủ tịch Hồ
Chí Minh đề sướng được đồng bào cả nước hưởng ứng nhằm xây dựng
đạo đức mới với nội dung “cần- kiệm- liêm- chính”; bài trừ các tệ nạn xã
hội cũ (rượu chè, cờ bạc, mại dâm…), những hủ tục cúng lễ (ma chay,
cưới xin linh đình…) ra khỏi đời sống.
* Diệt trừ nội phản:
Vạch trần bộ mặt của bọn phản động, trừng trị các tổ chức phản cách
mạng, tay sai của Tưởng, giải tán các Đảng phái phản động như “Đại Việt

quốc gia xã hội Đảng”, “Đại Việt quốc dân Đảng”.
* Đấu tranh chống giặc ngoại xâm:
Đứng trước tình thế một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, Đảng và
Chính phủ ta thực hiện sách lược phân hóa kẻ thù, triệt để lợi dụng mâu
thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, để loại dần từng kẻ thù, tập trung mũi nhọn
vào kẻ thù chính là thực dân Pháp, cuộc đấu tranh này diễn ra qua hai thời
kì:
a/ Từ 2-9-1945 đến ngày 6-3-1946:
Ta chủ trương hòa với Tưởng để tập trung đánh Pháp ở miền Nam.
+ Đối với Tưởng ở miền Bắc:
Tiến hành đấu tranh chính trị với Tưởng một cách khôn khéo nhưng
kiên quyết. Tháng 10-1945, khi Hà Ứng Khâm đến Hà Nội, Chính phủ
cách mạng huy động nhân dân “đón tiếp” và biểu dương lực lượng với
khẩu hiệu “Nước Việt Nam của người Việt Nam”, “Ủng hộ chính phủ lâm
thời nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa”…
Để giảm bớt sức ép của kẻ thù, tránh những hiểu nhầm trong và
ngoài nước. Ngày 11-11-1945, Đảng tạm rút vào hoạt động bí mật với
“sách lược” tự giải tán, chỉ để lại một bộ phận hoạt động công khai với
danh nghĩa Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác. Tuy nhiên mọi sự nhân
nhượng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Chính quyền được giữ vững.
6

6


Đảng phải lãnh đạo chính quyền.
Hồ Chí Minh phải đứng đầu Chính phủ.
Độc lập chủ quyền của đất nước phải được tôn






trọng.
Nhằm hạn chế sự phá hoại của Tưởng và tay sai,
tại phiên họp đầu tiên , Quốc hội khóa I, đồng ý:
Nhường cho Tưởng 70 ghế trong Quốc hội, cho Nguyễn Hải Thần
(Đảng Việt cách) làm Phó chủ tịch nước và 4 ghế Bộ trưởng trong chính
phủ (ngoại giao, kinh tế, canh nông và xã hội) cho bọn tay sai của Tưởng.
Nhận cung cấp lương thực và tiêu tiền “Quan kim”, “Quốc tệ” đã
mất giá.
Đối với bọn tay sai của Tưởng (Việt quốc, Việt cách) chính
quyền cách mạng dựa vào quần chúng nhân dân kiên quyết vạch trần âm
mưu, hành động chia rẽ và phá hoại của chúng. Những kẻ có đủ bằng
chứng bị trừng trị. Ra Sắc lệnh trấn áp bọn phản cách mạng như: Sắc lệnh
5-9-45 giải tán “Đại Việt quốc gia Đảng”, “Đại Việt quốc dân Đảng” .
Lập tòa án trừng trị bọn phản cách mạng…
Tóm lại, nhân nhượng với Tưởng là cần thiết, đó là một sách lược
đúng đắn, sáng tạo, nhằm tập trung đánh Pháp ở Nam Bộ, giảm bớt khó
khăn cho ta, vô hiệu hóa quân Tưởng xâm lược.
+ Kháng chiến chống thực dân Pháp ở miền Nam.
Với dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, ngay sau khi Nhật đầu
hàng Đồng minh, Chính phủ Đờgôn đã quyết định thành lập đạo quân
viễn chinh, dưới quyền chỉ huy của tướng Lơcơlec và cử Đô đốc
Đacgiăngliơ, sang làm cao ủy Đông Dương.
Ngày 2-9-1945, khi nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn tổ chức mít tinh
mừng độc lập, thực dân Pháp đã xả súng vào đám đông làm 47 người chết,
nhiều người bị thương.

Ngày 6-9-1945, quân Anh đến Sài Gòn, kéo theo là một đại đội
quân Pháp, vừa đến Sài Gòn, chúng yêu cầu ta giải tán lực lượng vũ trang,
thả hết tù binh Pháp, cho quân chiếm bến tàu cùng một số vị trí quan trọng
trong thành phố.
Đêm 22 rạng 23-9-1945 được sự giúp đỡ của quân Anh, quân Pháp
cho quân đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành
phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần hai.


7

7


Đồng bào Nam Bộ đã kiên quyết đánh trả bọn xâm lược bằng mọi
hình thức và mọi thứ vũ khí như; triệt nguồn tiếp tế của địch ở trong thành
phố, dựng trướng ngại vật trên đường phố, đánh kho tàng, phá nhà giam…
ngăn cản không cho chúng mở rộng địa bàn chiếm đóng.
Ngày 5-10-1945, tướng Lơcơlec đến Sài Gòn cùng với nhiều đơn vị
bộ binh và xe bọc thép. Có sự hỗ trợ của quân Anh và quân Nhật, quân
Pháp phá vòng vây xung quanh Sài Gòn - Chợ Lớn, đánh chiếm các tỉnh
Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Vì chưa có thời gian chuẩn bị, lực lượng vũ trang của ta còn yếu, tổ
chức lại phức tạp, nên cuộc chiến đấu gặp không ít khó khăn và tổn thất.
Ngày 25-10-1945, Xứ ủy Nam Bộ họp hội nghị mở rộng, tại Thiên
Hộ (Cái Bè, Mĩ Tho). Sau khi kiểm điểm, rút kinh nghiệm chiến đấu, Hội
nghị quyết định những vấn đề quan trọng nhằm đẩy mạnh cuộc kháng
chiến ở Nam Bộ như; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, củng cố các đơn
vị vũ trang đã có, xây dựng thêm nhiều đơn vị vũ trang mới…
Sau Hội nghị, các cán bộ đảng viên vượt gian khó, dựa vào quần

chúng xây dựng lại cơ sở và phong trào cách mạng.
Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động
phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến, đồng thời chuẩn bị đối phó với
âm mưu mở rộng chiến tranh của Pháp.
Hàng vạn thanh niên nô nức lên đường nhập ngũ. Hầu hết các tỉnh ở
Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đều thành lập từ 1 đến 2 chi đội “Nam tiến” vào
Nam giết giặc. Những chiến sĩ hăng hái, có ít nhiều kinh nghiệm chiến
đấu, những vũ khí và trang bị của ta tốt nhất lúc đó đều giành cho quân đội
Nam tiến.
Nhân dân Bắc Bộ và Trung Bộ cũng thường xuyên tổ chức quyên
góp tiền bạc, quần áo, thuốc men… ủng hộ đồng bào Nam Bộ.
Vấp phải sự kháng cự của quân và dân ta, quân Pháp bị chặn đứng ở
nhiều nơi như ; Nha Trang, Tuy Hòa, Buôn Ma Thuật. Trong khi đó, ngay
trong thành phố Sài Gòn, quân và dân ta vẫn tiến hành chiến tranh du kích,
tạo điều kiện cho cả nước chuẩn bị tổ chức kháng chiến lâu dài.
b/ Từ 6-3-1946 đến 19-12-1946:
Hòa hoãn với thực dân Pháp để đuổi quân THDQ về nước và quét
sạch bọn tay sai phản động.
Hiệp ước Hoa- Pháp 28-2-1946:
1.Tại sao Pháp và quân Trung Hoa Dân quốc lại kí kết Hiệp ước?
8

8


Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực
dân Pháp đề ra kế hoạch tiến quân ra Bắc nhằm thôn tính cả nước ta.
Nhưng thực lực của Pháp lúc này chưa có đủ (3,5 vạn), trong khi chưa
bình định xong miền Nam. Muốn đánh chiếm miền Bắc chúng phải giải
quyết hai trở ngại:


M
ột là lực lượng kháng chiến của nhân dân ta.

H
ai là sự có mặt của quân Trung Hoa Dân Quốc.

B
ên cạnh đó, sau một thời gian dùng lực lượng vũ trang xâm lược ở miền
Nam không đạt kết quả - không thể đánh nhanh thắng nhanh.

N
goài ra, chúng còn muốn tiến quân ra Bắc bằng con đường ngoại giao.
Về phía quân Trung Hoa Dân Quốc lúc này cần tập trung lực lượng
đối phó với lực lượng cách mạng của ĐCS Trung Quốc. Bọn tay sai của
chúng ở Việt Nam đã lộ rõ bộ mặt phản dân hại nước, không có cơ sở
chính trị, xã hội trong nước và cũng thấy rằng không thể tiêu diệt cách
mạng Việt Nam.
=> Chính vì vậy, thực dân Pháp và quân Trung Hoa Dân Quốc đã kí
Hiệp ước Hoa- Pháp
2. Nội dung Hiệp ước Hoa- Pháp 28-2-1946 và ảnh hưởng của nó
tới cách mạng Việt Nam?
- Nội dung Hoa-Pháp:
1. Tưởng được Pháp trả một số quyền lợi ở Trung Quốc; Trả lại các
tô giới và nhượng địa của Pháp trên đất Trung Quốc.
2. Được vận chuyển hàng hóa qua cảng Hải Phòng vào Hoa Nam
không phải đóng thuế.
3. Pháp được quyền đem quân ra miền Bắc thay thế quân Tưởng làm
nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật.
- Tác động:

Như vậy, Hiêp ước Hoa-Pháp đã đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn:
+ Hoặc cầm súng chiến đấu chống thực dân Pháp khi chúng kéo
quân ra Bắc, đồng thời chống cả quân Tưởng (Nếu như vậy nhân dân ta
phải đối phó với hai kẻ thù cùng một lúc trong khi chính quyền cách mạng
9

9


còn non trẻ, lực lượng vũ trang còn chưa xây dựng được bao nhiêu, kinh tế
đang gặp nhiều khó khăn…).
+ Hoặc là hòa hoãn, nhân nhượng tạm thời với Pháp để tránh tình
trạng phải đối phó với nhiều kẻ thù, đẩy 20 vạn quân Tưởng ra khỏi miền
Bắc, tranh thủ thời gian hòa hoãn, củng cố, phát triển lực lượng cách
mạng chuẩn bị kháng chiến về sau.
Sách lược của Đảng và Chính Phủ:
Trước tình hình trên, Đảng, Chính phủ, đứng đầu là Hồ Chí Minh đã
chọn giải pháp Đàm phán với Pháp – Hòa để tiến.
Chiều 6-3-1946, tại ngôi nhà 38 Lý Thái Tổ, Chủ tịch Hồ Chí Minh
thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với đại diện PhápXanhtơni Bản hiệp định Sơ bộ với
- Nội dung Sơ bộ:
Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một
quốc gia tự do nằm trong khối Liên hiệp Pháp, có chính phủ, quân đội và
tài chính riêng.
Chính phủ Việt Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp được vào miền
Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật, số
quân này sẽ đóng ở những địa điểm quy định và sẽ rút dần trong thời hạn 5
năm.
Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột ở miền Nam và giữ nguyên quân
đội của mình tại vị trí cũ, tạo không khí thuận lợi đi đến cuộc đàm phán

chính thức bàn về các vấn đề ngoại giao của Việt Nam, chế độ tương lai
của Đông Dương, quyền lợi kinh tế và văn hóa của người Pháp ở Việt
Nam.
- Ý nghĩa của Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946.
Việc kí hiệp định Sơ bộ là một chủ trương đúng đắn và kịp thời của
Đảng và Chính phủ ta. Ta đã tránh được cuộc chiến đấu bất lợi vì phải
chống lại nhiều kẻ thù cùng một lúc, đẩy được 20 vạn quân Tưởng và bọn
tay sai của chúng về nước.
Tranh thủ thời gian hòa hoãn để củng cố chính quyền và xây dựng
lượng chính trị, vũ trang chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
Tạm thời ngăn chặn âm mưu mở rộng chiến tranh xâm lược ra toàn
quốc của thực dân Pháp.
10

10


Về mặt pháp lí, Chính phủ Pháp đã phải thừa nhận Việt Nam là một
quốc gia tự do, không còn là thuộc địa của Pháp.
Hiệp định Sơ bộ thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta, đã đưa
đất nước thoát khỏi tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
Tạm ước 14-9-1946:
Ngày 31-5-1946, chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường sang thăm nước
Pháp với tư cách là thượng khách. Cùng ngày, phái đoàn chính phủ Việt
Nam dân chủ Cộng hòa do Phạm Văn Đồng dẫn đầu, cũng lên đường sang
Pháp để đàm phán chính thức.
OR
Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946, do ta đấu tranh kiên quyết,
cuộc đàm phán chính thức giữa hai chính phủ Việt Nam và Pháp được tổ
chức tại Phôngtennơblô, từ ngày 6-7-1946 bàn về:

Địa vị của Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp và mối quan hệ
ngoại giao giữa Việt Nam và các nước.
Tổ chức liên bang Đông Dương.
Vấn đề thống nhất ba kỳ và việc trưng cầu dân ý ở Nam Bộ.
Những vấn đề kinh tế- văn hóa và thảo một dự thảo hiến pháp.
Hội nghị kết thúc vào đầu tháng 9-1946 (10-9-1946) mà không đạt
được kết quả nào do sự ngoan cố của Pháp. Ở Đông Dương quân Pháp
tăng cường khiêu khích. Quan hệ Việt - Pháp căng thẳng. Yêu cầu đặt ra là
cần phải có một quyết định nhanh chóng nhằm kéo dài thêm thời gian hòa
hoãn, làm cho nhân dân Pháp thấy rõ thiện chí hòa bình của Việt Nam và
dã tâm xân lược của thực dân Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh, lúc đó đang ở
thăm nước Pháp với tư cách là thượng khách, đã kí với đại diện chính phủ
Pháp là Mutê - Bộ trưởng Bộ Pháp quốc hải ngoại, bản Tạm ước 14-91946, nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa ở VN.
- Nội dung Tạm ước.
có mấy điểm chính sau:
- Chính phủ VN và chính phủ Pháp cam kết tiếp tục chính sách hợp
tác như Hiệp định Sơ bộ đã nêu, tiếp tục cuộc đàm phán chính thức sẽ
được triển khai chậm nhất vào tháng giêng năm 1947.
- Chính phủ VN đảm bảo các quyền tự do dân chủ, quyền lợi kinh tế
- văn hóa của người Pháp ở VN.
11

11


- Chính phủ Pháp sẽ đình chỉ xung đột ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ,
đảm bảo các quyền tự do dân chủ cho nhân dân.
- VN và P thả hết tù chính trị, chấm dứt tuyên truyền không thân
thiện.
- Việt Nam trưng cầu dân ý ở Nam Bộ do hai bên quy định thời gian

và cách thức.
Đây là sự nhân nhượng cuối cùng của ta nhằm cứu vãn tình thế hết
sức khó khăn lúc đó của đất nước.
Bằng việc kí Hiệp định Sơ bộ 6-3 và Tạm ước 14-9-1946, chúng ta
đã đập tan âm mưu của thực dân Pháp trong việc cấu kết với Tưởng để
chống lại ta, đuổi được 20 vạn quân Tưởng về nước, khiến cho bọn tay sai
mất chỗ dựa.
Điều quan trọng là nhân dân ta có thời gian hòa bình để xây dựng và
củng cố lực lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp về
sau.
Giai đoạn từ ngày 19-12-1946 đến ngày 21-7-1954 :
Toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược
a. Hoàn cảnh lịch sử (Âm mưu, hành động chiến tranh của Pháp).
Tại sao TƯ Đảng và Chính phủ cm lại phát động cuộc kháng
chiến toàn quốc?
- Nguyên nhân sâu xa:
Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ 6-3 và Tạm ước 14-9, ta nghiêm chỉnh
thực hiện nội dung đã kí trong Hiệp định và Tạm ước. Còn Pháp từng
bước lấn tới, xé bỏ Hiệp định và Tạm ước.
- Nguyên nhân trực tiếp:
Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp tiến đánh các vùng tự
do của ta.
Ở Bắc Bộ và Trung Bộ, (20-11-1946), thực dân Pháp đánh chiếm Hải
Phòng. Hạ tuần tháng 11-1946, thực dân Pháp tấn công Lạng Sơn.
Tại Hà Nội, từ đầu tháng 12-1946 chúng chiếm một số cơ quan của
ta (Bộ tài chính, Bộ giao thông công chính và một số cơ quan khác của ta),
phá các công sự của ta và gây ra vụ thảm sát ở phố Hàng Bún (17-12) và
phố Yên Ninh, đầu cầu Long Biên…
12


12


Trắng trợn hơn, ngày 18-12, chúng gửi tối hậu thư đòi ta phải phá bỏ
các chướng ngại, công sự, giải tán lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm soát
thủ đô cho chúng và đe dọa nếu không đáp ứng thì ngày 20-11 chúng sẽ
hành động.
Những hành động của thực dân Pháp đã làm cho nền độc lập, chủ
quyền của nước ta bị đe dọa nghiêm trọng. Lịch sử đặt cho ta hai con
đường phải chọn một:

Một là đầu hàng, chịu trở lại làm nô lệ.

Hai là toàn dân cầm súng đánh đuổi thực dân Pháp, giữ
vững độc lập.
Trong hoàn cảnh ấy, nhân dân ta chỉ có một con đường cứu nước
duy nhất là phải cầm vũ khí tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược.
Vì vậy, trong hai ngày 18 và 19-12-1946, Hội nghị bất thường
BCHTW Đảng CSĐD mở rộng họp tại Vạn Phúc (Hà Đông) , đã quyết
định toàn quốc kháng chiến.
Đêm 19-12-1946, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Đảng và Chính
phủ đọc lời kêu gọi đồng bào cả nước chống Pháp “Chúng ta muốn hòa
bình, chúng ta phải nhân nhượng, nhưng chúng ta càng nhân nhượng thực
dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa…
“Không ! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất
nước, nhất định không chịu làm nô lệ !”.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn

giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh
thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươn dùng
gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức
chống thực dân Pháp cứu nước”.

Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ.
Cuộc chiến đấu trong các đô thị ở vĩ tuyến 16 mở đầu toàn quốc
kháng chiến chống Pháp:
b. Chủ trương chiến đấu;
Do bản chất chiến tranh xâm lược và ưu thế về quân số, binh khí kĩ
thuật, thực dân Pháp thực hiện âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh”. Cụ
13

13


thể là chúng dự định bất ngờ xé bỏ Hiệp định và Tạm ước đã kí với ta,
nhanh chóng đánh chiếm các thành phố, thị xã rồi từ đó đánh ra các vùng
lân cận.
Với phương châm “đánh lâu dài”, lúc này Đảng ta chủ trương;
1. Kìm chân địch trong các thành phố một thời gian, tiêu hao một bộ
phận sinh lực của chúng, bảo toàn lực lượng của ta.
2.
Đồng thời đập tan một bước kế hoạch “đánh nhanh thắng
nhanh” của chúng, tiếp tục chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
Về chiến thuật ta lấy đánh du kích là chủ yếu.
Lí do: Cuộc chiến đấu trước hết diễn ra ở Hà Nội và các đô thị do âm
mưu của thực dân Pháp định đánh úp cơ quan đầu não của ta, tiêu diệt chủ
lực của ta để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
c. Diễn biến.

Cuộc chiến đấu diễn ra đầu tiên ở Hà Nội vào đêm 19-12-1946. Ác
liệt nhất và tiêu hao nhiều sinh lực địch là ở Hà Nội, nơi giam chân địch
lâu nhất là ở Nam Định.
Khoảng 8h tối ngày 19-12, công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá
máy, tắt điện, đó là hiệu lệnh chiến đấu trong toàn thành phố.
Cuộc chiến đấu diễn ra trong điều kiện só sánh lực lượng hai bên hết
sức chênh lệch; Phía Pháp có 6500 sĩ quan và binh lính, ngoài ra còn có
13000 Pháp kiều, trong đó số đông được trang bị vũ khí.
Phía ta, có 5 tiểu đoàn bộ binh, 8 trung đội công an xung phong,
một lực lượng tự vệ nội, ngoại thành gồm 28.500 người và các tầng lớp
nhân dân sẵn sàng tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu.
Lực lượng vũ trang của ta đồng loạt tấn công vào các vị trí của quân
Pháp.
Nhân dân khiêng đồ đạc, giường tủ, bàn ghế…ra đường. Công nhân
đẩy toa tầu chặn các ngã tư, ngã năm. Cây cối, cột điện được ngả xuống
ngang đường, làm thành những trướng ngại vật và chiến lũy để chiến đấu.
Người già, trẻ em nhanh chóng tản cư ra ngoại thành.
Lực lượng vũ trang “Quyết tử quân”, được sự hỗ trợ của nhân dân đã
chiến đấu anh dũng ngăn từng bước tiến của quân thù.
Từ ngày 19-12 đến ngày 29-12-1946, những cuộc chiến đấu ác liệt đã
diễn ra ở nội thành. Hai bên giành nhau từng khu nhà, góc phố, đặc biệt ở
Bắc bộ phủ, đầu cầu Long Biên, ga Hàng Cỏ, khu chợ Đồng Xuân…
14

14


Trong khói lửa của cuộc kháng chiến (ngày 6-1-1947), Trung đoàn
thủ đô đã ra đời.
d. Kết quả.

Sau gần hai tháng chiến đấu (từ 19-12-1946 đến 17-2-1947) giam
chân địch trong thành phố, đến ngày 17-2-1947, Trung đoàn Thủ đô (trung
đoàn chủ lực đầu tiên) đã vượt qua vòng vây của địch trở về căn cứ an
toàn.
Trong thời gian từ 19-12-1946 đến 17-2-1947, quân và dân Hà Nội
đã tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch (chiến đấu gần 200 trận,
diệt và làm bị thương hàng trăm tên địch, bắn rơi và phá hủy 5 máy
bay…), hoàn thành nhiệm vụ giam chân địch trong thành phố một thời
gian. Tạo điều kiện cho việc di chuyển các kho tàng, công xưởng và bảo
vệ an toàn cho TW Đảng và Chính phủ trở về căn cứ địa kháng chiến Việt
Bắc để lãnh đạo cuộc kháng chiến lâu dài.
Tại các thành phố Nam Định, Huế, Đà Nẵng… nhân dân ta anh dũng
chiến đấu làm tiêu hao sinh lực địch và ngăn bước tiến của chúng, giữ gìn
và phát triển lực lượng của ta:
Ở tp.Nam Định, ta bao vây địch từ 19-12-46 đến 17-3-47(kìm chân
địch lâu nhất).
Ở tp.Vinh, địch phải đầu hàng ngay từ đầu cuộc chiến.
Ở tp.Huế, trong vòng 50 ngày đêm quân ta bao vây tiến công địch.
Ở tp.Đà Nẵng, quân dân ta bao vây, tiến công và đánh lui nhiều đợt
tấn công của địch.
Đến ngày 12-3-1947, cuộc chiến đấu trong các đô thị ở Bắc vĩ tuyến
16 đã giành được thắng lợi.
e. Tác dụng:

Làm tiêu hao một lực lượng quân Pháp, kìm chân giặc, tạo
điều kiện cho cả nước chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

Chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp
bước đầu bị phá sản.


Đánh bại hoàn toàn âm mưu đánh úp cơ quan đầu não của ta
ở Hà Nội và tiêu diệt lực lượng cách mạng.
Bom ba càng là loại bom như thế nào?
Bom ba càng là loại vũ khí chống tăng cầm tay, do Nhật chế tạo, ta
thu được và dùng trong chống Pháp (1946-1947).
15

15


Cấu tạo bom gồm hai phần; Phần nổ hình nón, đáy có ba càng ngắn ở
đáy trước gắn ngòi châm nổ, hoạt động theo hiệu ứng nổ lõm. Phần cán
phía sau làm bằng tre hoặc gỗ dài chừng 2m.
Khi chiến đấu, người chiến sĩ cầm cán bom đâm thẳng ba càng vào
mục tiêu, những chiến sĩ này phần lớn bị sát thương khi bom nổ, vì vậy
được mệnh danh là quyết tử quân.
Trong 60 ngày đêm chiến đấu mở đầu toàn quốc kháng chiến ở Hà
Nội, nhiều chiến sĩ Trung Đoàn thủ đô, tự vệ và tiểu đoàn 56 Hà Đông đã
dùng bom ba càng diệt xe tăng của địch tiêu biểu là:
Chính trị viên Đại đội Lê Gia Định đã dập bom tiêu diệt cả một tiểu
đội địch trước Bắc Bộ Phủ.
Chiến sĩ Dương Văn Quỳ đã đâm bom ba càng diệt một xe thiết giáp
của địch tại Cống Trắng.
Chiến sĩ Nguyễn Phúc Lai dùng bom ba càng phá hủy một xe tăng
địch gần ngã tư Giảng Võ.
Ngày 21-1-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi các chiến sĩ
Quyết tử quân “Các em là đội quyết tử, các em quyết tử để cho tổ quốc
quyết sinh. Các em là đại biểu cái tinh thần tự tôn, tư lập của dân tộc ta
mầy nghìn năm để lại…”.
Ngày nay, ai đến thăm Hà Nội đều muốn thăm hai nhóm tượng đài

cùng một chủ đề “Quyết tử để cho tổ quốc quyết sinh”, một nhóm để ở sau
đền Bà Kiệu bên Hồ Hoàn Kiếm, một nhóm để ở vườn hoa Hàng Đậu- nơi
trước đây đã diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt trong 60 ngày đêm oai hùng của
đồng bào và chiến sĩ thủ đô.
Việc phát động cuộc kháng chiến 19-12-1946 có ý nghĩa gì?
Mục đích:
Đây là cuộc kháng chiến nhằm bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Là cuộc kháng chiến không thể tránh khỏi sau khi các thỏa thuận
giữa ta và Pháp bị phá bỏ.
Ý nghĩa:
Ta chủ động đánh ngay từ đầu.
Về quân sự: chủ động về lực lượng và cách đánh.
Về chính trị:
Đáp ứng được nguyện vọng của quần chúng nhân dân, tập hợp họ
đấu tranh dưới một mặt trận thống nhất.
16

16


Khẳng định cuộc kháng chiến của ta mang tính chất chính nghĩa,
tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.
Về lịch sử: phù hợp với yêu cầu lịch sử.
5. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng.
Tình thế khẩn cấp buộc Đảng, Chính phủ ta phải có quyết định kịp
thời.
Để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi, ngay từ đầu Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã kịp thời vạch ra đường lối kháng chiến để lãnh đạo
cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Đường lối kháng chiến được hình thành
từng bước qua các văn kiện sau:

Bản chỉ thị Toàn dân kháng chiến của BTVTWĐ (12-12-1946),
vạch rõ mục đích, tính chất, phương châm cơ bản và chương trình kháng
chiến. Chỉ thị khẳng định; cuộc kháng chiến của ta là kháng chiến toàn
dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1912-46):
Nguyên nhân;
- Do chính sách xâm lược của thực dân Pháp ; …Chúng ta muốn hòa
bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực
dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa.
- Nêu quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta nhằm bảo vệ độc lập, tự
do ; “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất
nước, không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào !
Chúng ta phải đứng lên !
Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn
giáo, đảng phái, dân tộc... Hễ là người VN thì phải đứng lên đánh thực
dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm,
không có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống
thực dân Pháp cứu nước”.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến có ý nghĩa như một lời hịch cứu
nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, truyền thống yêu nước của dân tộc ta.

17

17


- Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng bí thư
Trường Chinh 9-1947 (viết 3-1947), nhằm giải thích rõ đường lối kháng
chiến của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Văn kiện Đại hội II (2-1951) của Đảng ; hoàn chỉnh đường lối
kháng chiến chống Pháp.
6. Nội dung đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng.
Cuộc kháng chiến của ta là cuộc chiến tranh chính nghĩa, vì độc lập
dân tộc, tự do dân chủ của nhân dân, chống lại sự xâm lược của Pháp,
hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc và vì hòa bình thế giới. Đường lối
chiến tranh nhân dân. Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến đó là;
“kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì dựa vào sức mình là chính và
tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế” .
* Kháng chiến toàn dân. Thế nào là kháng chiến toàn dân?
Cơ sở:
Lí luận: Dựa trên quan điểm “cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng ” của chủ nghĩa Mác- Lê nin; tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của
Hồ Chí Minh (mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài)
và chủ trương “kháng chiến toàn diện” của Đảng ta.
Thực tiễn: Chiến lược kháng chiến toàn dân là sự kế thừa và phát huy
truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, “toàn dân đánh giặc”, “trăm
họ ai cũng là binh” của ông cha. Và căn cứ vào mục đích của cuộc kháng
chiến.
Ví dụ: Cách mạng tháng Tám, nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo
của mặt trận Việt Minh đã nổi dậy giành chính quyền trên cả nước trong
vòng nửa tháng từ 14 đến 28-8-1945.
Kháng chiến toàn dân là động viên tất cả các lực lượng, các tầng lớp
xã hội, đưa họ vào các đoàn thể kháng chiến trong mặt trận dân tộc thống
nhất, từng bước xây dựng một lực lượng chính trị hùng hậu và lực lượng
vũ trang vững mạnh gồm 3 thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và
dân quân du kích, làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc. Chủ tịch HCM
giải thích: “Cậu bé chăm chỉ học hành trong nhà trường cũng là kháng
chiến, anh nông dân cày cuốc ngoài đồng ruộng, anh thợ cặm cụi trong
nhà máy, chị bán hàng buôn bán ngược xuôi, ông già xách giỏ đi câu cá

cũng là kháng chiến…Đó là toàn dân kháng chiến”.
18

18


Người còn nói: “mỗi công dân là một chiến sĩ, mỗi làng là một chiến
hào. 20 triệu đồng bào Việt Nam quết đánh tan mấy vạn thực dân phản
động. Toàn dân Việt Nam chỉ có một lòng “Quyết không làm nô lệ”. Chỉ
có một chí “Quyết không chịu mất nước”. Chỉ có một mục đích duy nhất
“Quyết kháng chiến để thống nhất và độc lập Tổ quốc”.
Muốn phát huy sức mạnh của toàn dân kháng chiến phải đánh lâu
dài, mà muốn có lực lượng để đánh lâu dài phải huy động lực lượng toàn
dân. Có toàn dân tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự
lực cánh sinh.
* Kháng chiến toàn diện.
Cơ sở:
Lí luận và thực tiễn:
Trên báo Cứu quốc, chủ tịch HCM giải thích “trước kia chỉ đánh
nhau về quân sự, nhưng ngày nay đánh nhau về đủ mọi mặt ; quân sự,
chính trị, kinh tế, tư tưởng nên người ta gọi là chiến tranh toàn diện. Nói
tóm lại chiến tranh ngày nay phức tạp và hết sức khó khăn. Không dùng
toàn lực của nhân dân về đủ mọi mặt để ứng phó không thể nào thăng lợi
được”.
Địch đánh ta toàn diện, ta phải đánh địch toàn diện, có như thế mới
phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân, tạo điều kiện cho nhân
dân tham gia kháng chiến tùy theo khả năng của mình.
• Về quân sự: Động viên toàn dân tham gia lực lượng vũ trang. Lực
lượng ba thứ quân được hình thành và phát triển; Dân quân tự vệ, bộ đội
địa phương, bộ đội chính quy. Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng

xóm là một pháo đài. Phải bằng mọi cách, mọi hình thức tiêu diệt sinh lực
của địch, đè bẹp ý chí xâm lược của chúng, tiến lên giải phóng đất đai.
• Về chính trị: Thực hiện toàn dân trong một mặt trận thống nhất
(Đại hội lần II, đổi tên Đảng thành Đảng Lao Động Việt Nam, thống nhất
mặt trận Việt Minh và Liên Việt đầu 1951), của cố chính quyền, thống
nhất quân dân, thực hiện chính sách địch vận, làm tan rã ngụy quân, ngụy
quyền.
• Về kinh tế: Đấu tranh chống lại sự phá hoại, lũng đoạn kinh tế của
địch. Đẩy mạnh kinh tế, bồi dưỡng sức dân.
• Về văn hóa: Chống văn hóa nô dịch, ngu dân của địch, xây dựng
nền văn hóa dân tộc (phong trào đời sống mới; vệ sinh phòng bệnh, chống
mê tín…), đại chúng-khoa học.
19

19


Về ngọai giao: Tăng cường đoàn kết quốc tế, trước hết là hai dân
tộc bạn Lào- Campuchia, với các nhân dân xã hội chủ nghĩa khác và các
dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
* Kháng chiến trường kì:
Dựa vào cơ sở:
• Vận dụng chủ nghĩa Mác-Lê nin vào hoàn cảnh cụ thể của VN.
• Phát huy truyền thống đánh giặc của dân tộc “Lấy yếu chống
mạnh, lấy ít địch nhiều”.
• Vì so sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch
mạnh hơn ta về quân sự, kinh tế, ta chỉ mạnh hơn địch về tinh thần và có
chính nghĩa. Địch muốn đánh nhanh thắng nhanh, nên ta phải đánh lâu dài
và tự lực cánh sinh. Giặc Pháp là “vỏ quýt dày”, ta phải có thời gian mài
“móng tay nhọn”, rồi mới xé toang xác chúng ra. Có như vậy mới phát

huy được ưu thế tuyệt đối của ta và để khắc phục những nhược điểm tạm
thời về vật chất, kĩ thuật khiến ta càng đánh càng mạnh tiến tới giành
thắng lợi cuối cùng.
* Tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Đảng ta đề ra chủ trương tự lực sánh sinh vì ta hiểu rõ mối quan
hệ giữa hai yếu tố chủ quan và khách quan, yếu tố chủ quan bao giờ cũng
đóng vai trò quyết định. Cuộc kháng chiến của ta phải do nhân dân thực
hiện là chính mặc dù vẫn coi trọng sự hỗ trợ từ bên ngoài. Bởi vì có nỗ lực
chủ quan mới phát huy được hết sức mạnh của mình và nếu không dựa vào
sức mình là chính thì không thể đánh lâu dài được.
Bác Hồ dạy rằng: “một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi
chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”. Người cho
rằng có tự lực mới có độc lập, có tự cường mới có tự do, có độc lập tự chủ
mới có sáng tạo.


Toàn bộ đường lối kháng chiến nói trên thấm nhuần tư tưởng chiến
tranh nhân dân. Nó chứng tỏ cuộc kháng chiến của ta mang tính chất chính
nghĩa nên được nhân dân ủng hộ.
Đường lối kháng chiến có tác dụng động viên dẫn dắt nhân dân ta
tiến hành cuộc kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Dù phải vượt qua nhiều khó khăn gian khổ nhưng nhất định đi đến
thắng lợi cuối cùng.
20

20


7. Cả nước tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp.
Sau Tạm ước 14-9 và chuyến thăm Pháp 10-1946, thấy nguy cơ

chiến tranh mới sắp xẩy ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho Nguyễn
Lương Bằng lên Việt Bắc xây dựng căn cứ.
Tháng 11-1946, TWĐ thành lập Đội công tác đặc biệt do Trần Đăng
Ninh phụ trách, lo việc nghiên cứu di chuyển, chọn địa điểm để đặt cơ sở
cơ quan TW.
Cuối 46 đầu 47, sau khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, cuộc di
chuyển bắt đầu.
Để chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài, Đảng, Chính phủ và nhân dân
ta đã di chuyển các cơ quan, kho tàng lên chiến khu Việt Bắc.
Đến 3-47, Hồ Chí Minh cùng các cơ quan lãnh đạo TW đã về đến
Việt Bắc.
Trong vòng 3 tháng đầu kháng chiến toàn quốc, ta đã vận chuyển
hơn 3 vạn tấn máy móc và dụng cụ sản xuất, hàng vạn tấn nguyên vật liệu
về chiến khu để tiếp tục sản xuất phục vụ nhu cầu kháng chiến. Riêng ở
Bắc Bộ, gần 2/3 máy móc được chuyển lên căn cứ Việt Bắc. Nhờ đó, ta đã
xây dựng đc 57 cơ sở sản xuất, đáp ứng nhu cầu kinh tế và quốc phòng.
Đồng thời với các khẩu hiệu “Vườn không nhà chống”, “Tản cư
cũng là kháng chiến”, “Phá hoại để kháng chiến” (Phá cho rộng, phá cho
sâu, phá cho thực dân Pháp không thể lợi dụng được). Nhân dân các đô thị
nhanh chóng tản cư ra các vùng hậu phương và thực hiện phá nhà cửa,
đường xá, cầu cống không cho địch sử dụng. trong những ngày kháng
chiến nhân dân ta đã tự phá hủy 1.060 km đường sắt, 5.640 km đường ô
tô, 30.500 cầu cống, 59.000 nhà cửa, 84 đầu máy và 686 toa xe lửa.
Mặt khác, Đảng và Chính phủ đã lãnh đạo và tổ chức nhân dân cả
nước xây dựng lực lượng kháng chiến về mọi mặt:
a. Về chính trị:
Chính phủ quyết định chia cả nước thành 14 khu hành chính. Các ủy
ban hành chính chuyển thành Ủy ban kháng chiến - hành chính 10-1947,
để thực hiện nhiệm vụ “kháng chiến kiến quốc”.
Thành lập Hội Liên Việt quốc dân Việt Nam (Liên Việt) năm 1946.

Đảng và Chính phủ chăm lo, củng cố, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất
dưới hai hình thức: Việt Minh và Liên Việt để củng cố khối đoàn kết toàn
dân.
21

21


b. Về quân sự:
Tháng 2-1947, Chính phủ quy định ; “Mọi người dân tuổi từ 18 đến
45, được tuyển chọn tham gia các lực lượng chiến đấu ”. Lực lượng vũ
trang các cấp không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị.
c. Về kinh tế:
Chính phủ đề ra chính sách nhằm duy trì và phát triển sản xuất, trước
hết là sản xuất lương thực, theo khẩu hiệu “Thực túc binh cường, Ăn no
đánh thắng”. Vì vậy sản lượng lúa năm 1947 đạt trên 2 triệu tấn
(2.189.000 tấn).
Nha tiếp tế được thành lập, có nhiệm vụ thu mua, dự trữ và phân
phối đảm bảo nhu cầu ăn mặc cho nhân dân và quân đội.
d. Về văn hóa:
Phong trào Bình dân học vụ tiếp tục được duy trì và phát triển.
Trường phổ thông các cấp được xây dựng, thu hút con em nhân dân lao
động vào học.
Việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cũng được chú trọng và phát
triển.
8. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
1. Hoàn cảnh, âm mưu và hành động của Pháp.
* Hoàn cảnh:
Sau gần một năm chiến tranh lan rộng ra toàn quốc, tuy chiếm được
nhiều vùng của nước ta, trong đó có những vùng quan trọng ở thành phố

và các đường giao thông. Nhưng thực dân Pháp vẫn không thể nào kết
thúc chiến tranh. Pháp bắt đầu lúng túng với kế hoạch “đánh nhanh thắng
nhanh”.
Trong khi đó Pháp gặp nhiều khó khăn;
Trên chiến trường; hao binh, tổn tướng, chi phí chiến tranh đè nặng
lên vai. Lực lượng bị dàn mỏng, dễ bị ta tiêu diệt.
Trong nước; gặp nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị, tài chính, nhân
dân lên án chiến tranh “bẩn thỉu” của chúng ở Đông Dương.
* Âm mưu:
Để giải quyết khó khăn, tháng 3-1947, Pháp cử Bôlae sang làm Cao
ủy Pháp ở Đông Dương, thay cho Đácgiăngliơ, vạch ra kế hoạch tấn công
lên Việt Bắc nhằm:
22

22


Đánh phá căn cứ địa, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và
quân chủ lực của ta.
• Khóa chặt biên giới Việt- Trung, triệt đường liên lạc quốc tế.
• Phá hoại cơ sở kinh tế, nhằm làm giảm khả năng chiến đấu của ta.
• Giành thắng lợi quân sự, tiến tới thành lập chính phủ bù nhìn,
nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
* Hành động của Pháp: CUỘC HÀNH QUÂN MẬT DANH LÊ-A.
Để thực hiện âm mưu, ngày 7-10-1947, Pháp huy động 12.000 quân
tinh nhuệ gồm thủy, lục và không quân cùng hầu hết các máy bay ở Đông
Dương chia làm 3 cánh tiến lên Việt Bắc;
8h 15’ Sáng 7-10, một binh đoàn dù do Đại tá Sôvanhắc chỉ huy nhảy
dù xuống chiếm đóng thị xã Bắc Cạn, thị trấn Chợ Mới, Chợ Đồn.
Cùng ngày, một binh đoàn cơ giới do Đại tá Bôphơrê chỉ huy từ

Lạng Sơn ngược đường số 4, đánh lên Cao Bằng, vòng xuống Bắc Cạn
(phía Đông và Bắc) tạo thành gọng kìm toàn bộ phía sau Việt Bắc- gọng
kìm thứ nhất.
Ngày 9-10-1947, binh đoàn hỗn hợp bộ binh lính thủy đánh bộ do đại
tá Cômmuynan chỉ huy từ Hà Nội ngược sông Hồng, sông Lô lên Tuyên
Quang, Chiêm Hóa, đánh vào Đài Thị, bao vây phía Tây Việt Bắc - gọng
kìm thứ hai.
Khu vực càn quét đánh phá của địch là khu tứ giác Tuyên QuangĐài Thị- Bắc Cạn- Thái Nguyên, rộng 3,600 km 2 . Khu vực trọng điểm là
Bắc Cạn- Chợ Chu- Chợ Mới. Cơ quan lãnh đạo của ta nằm ở phía Tây
Nam Chợ Chu bị uy hiếp.
2. Chủ trương của ta:
Để đối phó với âm mưu của địch, đồng thời xuất phát từ tư tưởng
chiến đấu lâu dài. Ngày 15-10-1947, BTVTW Đảng ra chỉ thị ; “Phải phá
tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”, nhằm ;
Giữ vững căn cứ địa kháng chiến, bảo vệ cơ quan đầu não kháng
chiến, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân.
Giữ gìn chủ lực của ta.
Tiêu diệt sinh lực địch.
3. Diễn biến:
Thực hiện chỉ thị của TW Đảng, trên các mặt trận, quân dân ta đã
anh dũng chiến đấu, tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, từng bước phá vỡ các
gọng kìm của chúng.


23

23


Ở mặt trận đường số 3- Bắc Cạn: Quân ta chủ động bao vây và tiến

công địch, tập kích, phục kích trên 20 trận lớn nhỏ ở Chợ Mới, Chợ Đồn,
Chợ Rã… cắt đứt đường tiếp tế của địch, buộc chúng phải rút khỏi chợ
Đồn, chợ Rã cuối tháng 11-1947.
Ở mặt trận đường số 4- phía Đông, đường bộ: Quân ta tổ chức nhiều
trận phục kích trên đường số 4, tiêu biểu là trận đèo Bông Lau 30-10-1947,
phá hủy 27 xe, tiêu diệt 240 tên, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng,
đường số 4 trở thành con đường chết của giặc.
Ở mặt trận sông Lô - Chiêm Hóa, phía Tây: quân dân ta liên tục
chặn đánh địch hàng chục trận trên sông Lô;
Ngày 24-10, 5 tàu chiến của địch có máy bay yểm trợ, từ Tuyên
Quang đi Đoan Hùng lọt vào trận địa phục kích của ta, ta bắn cháy 2 tàu
và bắn bị thương 2 tàu khác.
Ngày 10-11, hai tàu chiến và 1 ca nô địch từ Chiêm Hóa về thị xã
Tuyên Quang, lọt vào trận địa phục kích của ta tại Khe Lau, quân ta bắn
cháy tàu và hàng trăm tên địch.
Như vậy, hai gọng kìm Đông- Tây của địch bị bẻ gãy không khép lại
được.
Phối hợp với chiến trường Việt Bắc, ở các chiến trường khác trên
toàn quốc, quân ta đã đẩy mạnh hoạt động, kiềm chế không cho chúng đưa
quân tiếp viện lên Việt Bắc;
Quân và dân Hà Nội liên tiếp mở những cuộc tập kích vào đồn bốt
địch ở ngoại thành như Gia Lâm, Cầu Giấy, Cầu Đuống…
Đầu tháng 12 - 1947, quân dân Sài Gòn mở hàng loạt cuộc tập kích
vào các đồn bốt, kho tàng của địch ở Thị Nghè, Gia Định, Gò Vấp…
Ở nhiều địa phương khác cũng có những cuộc tập kích vào đồn bốt,
kho tàng của địch như Sơn La , Sơn Tây, Hà Đông, Bắc Ninh, Hải Phòng,
… và các tỉnh Tây Nguyên.
CUỘC HÀNH QUÂN XANHTUYA.
Trước tình thế bế tắc, Bộ chỉ huy Pháp quyết định vừa tổ chức rút lui
vừa huy động thêm lực lượng mở cuộc hành quân mang mật danh

Xanhtuya, càn quét khu tứ giác Tuyên Quang - Thái Nguyên - Việt Trì Phủ Lạng Thương. Nhằm; lùng bắt kì được cơ quan đầu não kháng chiến,
tiêu diệt lực lượng chủ lực Việt Minh, phá nát căn cứ địa.
Hướng càn quét chính là Thái Nguyên; hai hướng khác là Sông
Thương - Yên Thế và khu vực Chợ Mới - Tuyên Quang xuống đồng bằng.
24

24


Ngày 20-11, đợt tiến công mới bắt đầu.
Ngày 10 và 29-11, Bộ Tổng chỉ huy ra chỉ thị cho các mặt trận bố trí
lại lực lượng, bám sát trận địa, không bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt địch.
Trên tất cả các hướng của địch đều bị quân ta chặn đánh tại địa điểm:
Bình Ca, La Hoàng (Tuyên Quang), Đèo Gìang (Bắc Cạn), Phú Minh, Yên
Rã (Đại Từ, Thái Nguyên), quân Pháp thiệt hại nặng nề.
Ngày 19-12-1947, đại bộ phận quân Pháp rút khỏi Việt Bắc, chiến
dịch kết thúc.
4. Kết quả:
Sau hơn 2 tháng chiến đấu (75 ngày đêm) ta đã loại khỏi vòng chiến
đấu hơn 6.000 địch, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến, ca nô, phá
hủy nhiều phương tiện chiến tranh.
Căn cứ địa được giữ vững, cơ quan đầu não kháng chiến được bảo vệ
an toàn.
5. Ý nghĩa:
Là cuộc phản công lớn của ta, đánh bại chiến lược “đánh nhanh
thắng nhanh” của Pháp, buộc chúng phải chuyển sang “đánh lâu dài” với
ta.
Chiến thắng Việt Bắc khẳng định sự trưởng thành vượt bậc của quân
và dân ta có thể đẩy lùi những cuộc tiến công quân sự lớn của địch.
So sánh lực lượng giữa ta và địch bắt đầu có sự thay đổi theo chiều

hướng có lợi cho ta.
9. Quân dân ta đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện
từ sau chiến dịch Việt Bắc.
* Âm mưu của Pháp:
Sau thất bại ở Việt Bắc, Pháp âm mưu;
• Chuyển sang đánh lâu dài với ta, thực hiện chính sách “dùng
người Việt trị người Việt”, “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
• Lập chính phủ bù nhìn 7-1949, do Bảo Đại làm Quốc trưởng kiêm
Thủ tướng.
• Phá hoại khối đoàn kết toàn dân tộc bằng cách lập xứ tự trị ở các
vùng Hòa Bình, Tây Bắc.
• Tăng cường bình định, giữ vững, củng cố vùng tạm chiến và phát
triển ngụy quân.
* Chủ trương của ta;
25

25


×