Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

PHÂN LOẠI NẤM (FUGIN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.69 KB, 8 trang )

PHÂN LOẠI NẤM
Ngành Nấm có thể chia làm 6 lớp sau đây:
1. Lớp Nấm cổ (Chytridiomycetes)
2. Lớp Nấm trứng (Oomycetes)
3. Lớp Nấm tiếp hợp (Zygomycetes)
4. Lớp Nấm túi (Ascomycetes)
5. Lớp Nấm đảm (Basidiomycetes)
6. Lớp Nấm bất toàn (Deuteromycetes)
1. Lớp Nấm cổ (Chytridiomycetes)
Cơ thể dinh dưỡng có thể dưới dạng thể nguyên hình (dạng hợp bào) hay dạng sợi nấm đơn sơ,
phát triển yếu. Sinh sản vô tính bằng động bào tử, sinh sản hữu tính đẳng giao, dị giao hay noãn
giao. Cả động bào tử và giao tử đều có một roi ở phía sau.
Hầu hết ký sinh trên tảo, động vật, thực vật ở nước, hoặc hoại sinh trên xác động, thực
vật. Một số ký sinh trên các thực vật ở cạn nhưng chỉ phát triển được trong điều kiện độ ẩm của
đất rất cao.
Lớp có 3 bộ, trong đó đại diện điển hình nhất là bộ Chytridiales với giống đại diện
là Synchytrium (Nấm mụn): giống này có khoảng 150 loài thường ký sinh trên các thực vật bậc
cao, gây nên các bệnh ở lá, cuống lá và thân cây, tạo thành những mụn sần sùi màu đen hay nâu.
Phần sần sùi do những tế bào biểu bì phát triển hỗn loạn tạo thành, còn ở phía dưới là nấm ký
sinh. Ví dụ: S. endobioticum Schilb. (Nấm mụn cóc) ký sinh và gây bệnh ở cây khoai tây, phá
hoại các cơ quan của cây, trừ rễ. Bào tử mất roi, chui vào các mô, nằm trong các tế bào và làm
cho các tế bào đó sưng to lên, tạo thành khối u. Sự hình thành khối u. Thường bắt đầu từ các mắt
của củ khoai và phát triển rất nhanh về kích thước, dần dần trở nên màu nâu đen và củ bị hư
hoại. Nấm hút chất dinh dươõng từ cây, lớn lên, tạo một màng bọc và phân chia thành 1 ổ có
nhiều túi bào tử. Mỗi túi chứa nhiều động bào tử. Khi cơ quan bị bệnh bắt đầu thối, các động bào
tử thoát ra ngoài và xâm nhập vào cây mới để gây bệnh. Người ta có thể diệt nấm gây bệnh này
bằng loại thuốc hỗn hợp có clo.
2. Lớp Nấm trứng (Oomycetes)
Sợi nấm phát triển nhưng chưa có vách ngăn ngang. Ðộng bào tử có 2 roi, sinh sản hữu
tính noãn giao. Lớp gồm nhiều bộ với khoảng 550 loài, phần lớn ký sinh hoặc hoại sinh trên các
động vật ở trong nước, đôi khi trên đất ẩm.


Lớp nầy có 4 bộ, trong đó đại diện điển hình nhất là Bộ mốc nước (Saprolegniales) với
họ đại diện là Saprolegniaceae.
Giống điển hình là Saprolegnia (Mốc nước): có hệ sợi màu trắng, hoại sinh trên xác động vật ở
nước (sâu bọ và các động vật nhỏ), một số ký sinh trên trứng cá và cá con, gây bệnh cho cá. Trên
sợi nấm hình thành những động bào tử phòng hình trụ dài chứa nhiều động bào tử có 2 roi. Ðộng
bào tử bơi lội ở trong nước, nhờ hiện tượng hóa hướng động mà đi đến các xác động vật. Tại đó
chúng sẽ nẩy mầm tạo thành những sợi nấm, một số đâm vào xác động vật và một số ở phía
ngoài. Khi thiếu chất dinh dưỡng, nấm bắt đầu sinh sản hữu tính theo kiểu noãn giao.


3. Lớp Nấm tiếp hợp (Zygomycetes)
Sợi nấm không có vách ngăn ngang, sinh sản vô tính bằng bào tử không roi, nội sinh hay
ngoại sinh (đính bào tử), sinh sản hữu tính theo kiểu tiếp hợp giữa 2 tế bào dinh dưỡng, không
phân hóa thành ra các giao tử.
Lớp gồm 4 bộ với khoảng 500 loài, phần lớn hoại sinh, ở trên cạn, ít khi ký sinh. Bộ đại
diện là Mucorales (Bộ Nấm mốc) với họ họ điển hình của bộ là Mucoraceae: đây là họ lớn nhất
trong bộ gồm 12 giống và khoảng 145 loài, phần lớn hoại sinh trên các sản phẩm hữu cơ. Một số
loài có hoạt tính enzime cao (amylase và proteinase) thường được sử dụng trong một số lĩnh vực
công nghiệp.
Các giống phổ biến là:
* Mucor (Mốc trắng): hoại sinh trên một số chất hữu cơ, thức ăn có tinh bột để lâu. Sợi
nấm màu trắng, phân nhánh nhiều nhưng không có vách ngăn ngang, chứa nhiều nhân. Khi
trưởng thành, sợi nấm (sợi nằm ngang trong/trên giá thể) mọc lên một sợi đứng mang trên đầu cơ
quan sinh sản gọi là bào tử phòng trong chứa các bào tử không roi. Bào tử khi được phóng thích
ra ngoài gặp điều kiện thuận lợi sẽ nẩy mầm thành sợi mốc mới (sinh sản vô tính)
Hình thức sinh sản hữu tính ở Mucor là sự tiếp hợp: hai sợi mốc ở gần nhau, từ mỗi sợi
mọc ra một chồi nhỏ, dài dần rồi tiếp xúc với nhau. Khi 2 chồi giáp nhau thì vách ngăn cách giữa
chúng bị hủy đi. Nhân và chất nguyên sinh kết hợp với nhau thành hợp tử nhiều nhân (do nhân
của 2 tế bào chồi phân chia nhiều lần), có vách dày, màu đen sau đó hợp tử có thể tách ra, gặp
điều kiện thuận lợi sẽ nẩy mầm thành một sợi ngắn mang một bào tử phòng có sự phân chia giảm

nhiễm cho ra 2 loại bào tử (n) khác nhau (tuy hình dạng giống nhau). Mỗi bào tử nẩy mầm thành
một sợi đơn tính, các sợi có hình thái giống nhau.
Nhiều loài trong giống Mucor có hoạt tính men cao (chủ yếu là các men amylaz và
protenaz), như M. racemosus, M. javanicus ...được dùng trong công nghiệp lên men rượi.

* Rhizopus (Mốc rễ): thường mọc lẫn với Mốc trắng trên bánh mì, cơm thiu và một số
chất hữu cơ khác. Hệ sợi có rễ giả do các sợi nấm rất ngắn tạo thành, tụ tập phía dưới gốc của
các cuống bào tử phòng. Loài này cũng có hoạt tính men hydroxyl hóa các hợp chất steroit, hiện
được dùng trong công nghiệp sản xuất các hợp chất cortison, các hoormon sinh dục bằng phương
pháp biến đổi sinh học.

(Xem hình vẽ trong tập Bài giảng)

4. Lớp Nấm túi (Ascomycetes)
Hệ sợi nấm rất phát triên, sợi nấm có vách ngăn ngang chưa hoàn chỉnh (mang lỗ có gờ ở
mép). Sinh sản vô tính bằng bào tử ngoại sinh (đính bào tử), sinh sản hữu tính bằng các bào tử
túi được sinh ra trong túi (ascus). trong mỗi túi thường có 8 bào tử. Túi thường được hình thành
trong một bộ phận đặc biệt gọi là thể quả, nhưng cũng có khi túi nằm trực tiếp trên sợi nấm.
Ở những nấm túi còn nguyên thủy thì quá trình sinh sản hữu tính giống như


ờ lớp Nấm tiếp hợp. Ở đây xảy ra sự tiếp hợp của 2 tế bào có nhân đơn bội trên 2 sợi nấm khác
tính nhau hình thành hợp tử lưỡng bội (2n) và phân chia 3 lần với lần đầu giảm nhiễm tạo thành
8 nhân đơn bội, và hợp tử trở thành túi chứa bào tử túi. Trường hợp này túi nằm trực tiếp trên sợi
nấm.
Ở đa số Nấm túi có cấu tạo cơ thể phức tạp hơn thì quá trình sinh sản hữu tính xảy ra sự
kết hợp nội chất của 2 cơ quan sinh sản đực và cái, không có sự phân hóa thành giao tử. Cơ quan
sinh sản cái (túi cái, hay còn gọi là túi quả) gồm 2 phần, phần dưới phình to trong chứa nhiều
nhân và phần cổ ở trên có hình một ống ngắn. Cơ quan sinh sản đực (túi đực) chỉ gồm một tế
bào trong cũng chứa nhiều nhân. Túi đực và túi cái tiếp xúc với nhau qua phần cổ của túi cái,

vách ngăn bị mất đi, tạo thành một ống thông nối liền 2 túi, toàn bộ nội chất của túi đực chuyển
sang túi cái. Lúc này chỉ có chất nguyên sinh kết hợp còn nhân không kết hợp ngay mà xếp từng
đôi một (1 nhân đực và một nhân cái) tạo thành các cặp nhân. Từ túi cái mọc ra nhiều chồi, các
cặp nhân chuyển vào đó, phân chia nhiều lần riêng rẽ ở từng nhân, đồng thời xuất hiện các vách
ngăn tạo thành những sợi sinh túi gồm nhiều tế bào có 2 nhân. Về sau, tế bào ở đầu sợi uống
cong lại, 2 nhân phân chia thành 4, xuất hiện thêm 2 vách ngăn tách ra thành 3 tế bào trong đó tế
bào ở giữa (tế bào đỉnh) chứa 2 nhân, còn 2 tế bào kia mỗi cái chỉ chứa một nhân, sau sẽ gặp
nhau để thành một tế bào có 2 nhân mới.
Tế bào đỉnh có 2 nhân nói trên tương ứng với tế bào sinh bào tử. Nó phát triển dài ra, 2
nhân tới lúc này mới kết hợp tạo thành một nhân lưỡng bội. Nhân này phân chia 3 lần, lần đầu
giảm nhiễm, cho ra 8 nhân con đơn bội. Mỗi nhân con này cùng một ít chất nguyên sinh quanh
nó tạo lấy một màng bọc và biến thành một bào tử túi. Tế bào sinh bào tử trở thành túi chứă bào
tử túi.
(Xem hình vẽ trong tập Bài giảng)

Song song với quá trình hình thành túi thì các sợi nấm ở chung quanh phát sinh ra nhiều
sợi đơn bội chằn chịt lẫn nhau, quấn quanh các sợi sinh túi và túi, tạo thành thể quả. Như vậy về
cấu tạo, thể quả gồm có các túi, xen kẽ với những sợi bên (sợi nấm) bất thụ hợp thành bào tầng,
và lớp mô giả làm nhiệm vụ bảo vệ gồm các sợi nấm kết bện lại với nhau. Thể quả có 3 dạng:
- Thể quả kín: hình cầu, hoàn toàn khép kín, mô giả bọc ở phía ngoài, các túi ở bên trong
xếp lộn xộn thành từng cụm. Khi vách thể quả rách, bào tử được phóng thích ra ngoài.
- Thể quả mở lỗ: hình cái bình hay hình quả bầu, có một lổ hẹp ở đỉnh qua đó bào tử
thoát được ra ngoài.
- Thể quả hở: hình đĩa, đôi khi có hình phểu.

(Xem hình vẽ trong tập Bài giảng)

Nấm túi là một lớp lớn, khoảng hơn 30.000 loài, chiếm tới 30% số nấm hiện biết, được
chia làm 2 phân lớp và nhiều bộ.
4.1. Phân lớp Nấm túi trần (Hemiascomycetidae): gồm những nấm túi chưa có thể quả và

sợi sinh túi.


Bộ đại diện là Endomycetales với họ điển hình là Saccharomycetaceae. Họ nầy có rất
nhiiều giống, giống thường gặp nhất và có ý nghĩa kinh tế nhất là Saccharomyces (Nấm men):
với hơn 20 loài, có cấu tạo đơn bào hình trứng hay bầu dục, sinh sản dinh dưỡng bằng cách nẩy
chồi, sinh sản hữu tính tạo thành bào tử túi, thường là 4 bào tử, ít khi 8. Nhiều loài
Saccharomyces được dùng trong công nghiệp sản xuất rượi bia, như S. cerevisiae Hans., ngoài
tác dụng để làm rượi, nó còn là một thực phẩm rất bổ vì chứa lượng chất dinh dưỡng cao, men
bia còn được dùng làm men nở bánh mì.
(Xem hình vẽ trong tập Bài giảng)

4.2. Phân lớp Nấm túi thật (Euascomycetidae): gồm những Nấm túi có thể quả, chia
thành 3 nhóm:
Nhóm có thể quả kín.
Nhóm có thể quả mở lỗ đỉnh
Nhóm có thể quả hở, hình đĩa.
Trong hệ thống phân loại hiện tại phân lớp Nấm túi thật thường phân chia thành các
nhóm phù hợp với dạng thể quả và túi.
4.2.1. Nhóm Nấm túi có thể quả kín: gồm 3 bộ là Eurotiales, Onygenales và
Microascales. Trong đó thường gặp nhất là bộ Eurotiales (Bộ Nấm cúc) với họ đại diện tiêu biểu
là Eurotiaceae: họ gồm những loài Nấm mốc thường hoại sinh trên các loại sản phẩm dinh
dưỡng khác nhau hay trên đất. Sợi nấm có vách ngăn ngang chưa hoàn chỉnh, phân nhánh nhiều.
Sinh sản vô tính bằng đính bào tử. Nhiều loài của 2 giống Penicillium và Aspergillus có ý nghĩa
trong thực tiển cuộc sống.
MôÜt số giống đại diện:
* Aspergillus (Nấm cúc): đính bào tử được tạo thành từ các thể bình. Thể bình này được
sinh ra từ sự phân cắt của đài trụ. Sợi nấm có vách ngăn ngang chưa hoàn chỉnh. Chúng sống
hoại sinh trên các chất hữu cơ, khi sống trong môi trường tinh bột thì tiết ra men amylaz biến đổi
tinh bột thành dextrin và mantoz, nên được dùng trong qui trình làm tương.

Penicillium (Nấm mốc xanh): sai khác với Aspergillus ở chỗ là cuống bào tử đính (đính
bào đài) có sự phân nhánh mang các thể bình sinh bào tử xếp thành nhóm như cây chổi. Từ nấm
này tiết ra chất kháng sinh penicilin do một nhà bác học người Anh phát hiện năm 1928.

(Xem hình vẽ trong tập Bài giảng)

4.2.2. Nhóm Nấm túi có thể quả mở lỗ ở đỉnh: gồm có 5 bộ. Trong đó đại diện điển hình
nhất là bộ Erysiphales (Nấm phấn trắng): bao gồm những nấm ngoại ký sinh, sợi nấm lan trên bề
mặt mô bệnh tạo thành một lớp phấn trắng nên gọi là Nấm phấn trắng.
Thể quả kín, hình cầu giống như Nấm cúc, nhưng túi bào tử không xếp lộn xộn trong thể
quả mà xếp lại thành từng bó, bó này hẹp ở gốc và đính với thể quả ở đỉnh và một phần của thể
quả. Khi chín, những túi bào tử lồi lên qua chổ thủng của màng mà ra ngoài làm bào tử dễ phát


tán. Hệ sợi nấm đều sống bám ở trên bề mặt lá và các cơ quan khác của cây. Ngay cả bào tử của
chúng cũng nằm ngoài cây chủ.
Ðại diện:
* Erisiphe graminis D. C. gây bệnh phấn trắng lúa mì.
* Erisiphe cichoracearum D. C. gây bệnh phấn trắng trên nhiều loại cây trồng khác nhau.
* Leveillula malvaceanum Golov. gây bệnh phấn trắng lá bông và các cây họ Bông
(Malvaceae).
4.2.3. Nhóm Nấm túi có thể quả dạng dĩa: túi bào tử hình thành trên đầu sợi sinh túi;
trong chu trình sống của nấm luôn có sự kế tiếp các giai đoạn nhân. Giai đoạn đơn bội chiếm cả
thời gian dinh dưỡng và sinh sản vô tính. Giai đoạn hai nhân rất ngắn chỉ có trên các sợi sinh túi.
Giai đoạn lưỡng bội thể hiện ở nhân (2n) trong túi lúc còn non sau khi có kết hợp nhân.
Bộ đại diện Pezizales: gồm những nấm chủ yếu là hoại sinh. Thể quả hình dĩa sâu, mềm.
Túi bào tử mở bằng nắp. Bộ có 3 họ, họ phổ biến nhất là Pezizaceae với giống đại diện điển hình
là Peziza (Nấm tai mèo): thể quả hình dĩa mềm, giống như tai mèo, có màu vàng nâu hay da cam,
thường sống trên gỗ mục hay trên đất ẩm. Mặt trong của dĩa phủ bởi một lớp mang các túi bào tử
xếp xen kẽ với sợi bên gọi là bào tầng.


(Xem hình vẽ trong tập Bài giảng)

5. Lớp Nấm Ðảm (Basidiomycetes)
Hệ sợi nấm rất phát triển, sợi nấm có vách ngăn ngang chưa hoàn chỉnh. Sinh sản vô tính
bằng đính bào tử, sinh sản hữu tính bằng bào tử đảm hình thành ngoài đảm. Quá trình sinh sản
hữu tính diễn ra như sau: Các bào tử đảm, về hình thái giống nhau, nhưng về mặt sinh lý có khác
nhau, nẩy mầm cho ra 2 loại sợi nấm sơ cấp khác tính (gọi là sợi âm và sợi dương). Mỗi tế bào
của sợi mang một nhân đơn bội. Khi các tế bào ở đầu 2 sợi gặp nhau sẽ kết hợp thành tế bào 2
nhân và phát triển thành sợi thứ cấp có đời sống kéo dài. Ðến một lúc nào đó thì tế bào ở đầu sợi
mọc ra một ống nhỏ hướng về phía gốc của tế bào. hai nhân phân chia thành 4, đồng thời xuất
hiện 2 vách ngăn, tách thành 3 tế bào: tế bào đỉnh chứa 2 nhân, tế bào ống và tế bào chân ở gốc
đều chứa một nhân (2 tế bào này về sau sẽ hợp nhau lại thành một tế bào có 2 nhân). Tế bào đỉnh
sẽ phát triển thành đảm: 2 nhân kết hợp với nhau rồi phân chia liên tiếp 2 lần, lần đầu giản
nhiễm, để cho 4 nhân. Tế bào phình to ra, phía trên mọc ra 4 u nhỏ, mỗi nhân con sẽ chui vào 1 u
và biến thành 1 bào tử đảm mọc bên ngoài đảm.

(Xem hình vẽ trong tập Bài giảng)

Cũng như Nấm túi, ở đây đảm có thể hình thành trực tiếp trên hệ sợi nấm hoặc nằm trong
thể quả được bảo vệ bởi lớp mô giả do các sợi nấm phát triển cài chặt lại. Khác với thể quả ở
Nấm túi, thể quả Nấm đảm do các sợi thứ cấp tạo nên.


Tùy theo cách hình thành đảm và vách ngăn mà phân chia ra các loại đảm: đảm đơn bào
(hay đảm không vách) gặp ở phần lớn các Nấm đảm, đảm đa bào (hay đảm có vách ngăn ngang
hoặc vách ngăn dọc).

(Xem hình vẽ trong tập Bài giảng)


Phân loại:
Dựa vào đặc điểm của đảm, một số tác giả chia Lớp nấm đảm nầy thành 3 phân lớp:
- Phâ lớp Nấm đảm đơn bào (Holobasidiomycetidae)
- Phân lớp Nấm đảm đa bào (Phragmobasidiomycetidae)
- Phân lớp Nấm đảm có bào tử đông (Teliosporomycetidae).
5.1. Phâ lớp Nấm đảm đơn bào (Holobasidiomycetidae)
Những nấm trong ph6n lớp này có đặc điểm là đảm không có vách ngăn, đơn bào, bao
gồm phần lớn những nấm đảm lớn, có mũ, phá hoại gỗ và chỉ có một số rất ít ký sinh trên cây
trồng, phân bố phổ biến trong rừng, nhiều loài ăn được và có giá trị kinh tế.
Các bộ đại diện:
5.1.1. Bộ Nấm lỗ (Aphyllophorales) với họ đại diện Hymenochaetaceae.
Họ nầy có giống Phellinus là thường gặp nhất, có thể quả là chất gỗ, sống nhiều năm với
nhiều tầng ống, không có cuống. Mặt trên của thể quả có lớp vỏ cứng với nhiều vòng đồng tâm
(đó là các vòng hàng năm).
Bổ dọc nấm theo hướng từ trên xuống thấy rõ nhiều tầng ống nằm xen kẽ với những lớp
mô màu gỉ nâu và lần lượt theo thứ tự vỏ-mô-ống-mô-ống-mô-ống và tầng cuối cùng bao giờ
cũng là ống. Kích thước và trọng lượng thể quả rất khác nhau tùy từng loài từ vài centimet đến
60cm, nặng tới hàng chục cân. Ống có dạng trụ tròn, mặt trong là lớp sinh sản chứa đảm và
nhiều gai nhọn màu gỉ sắt. Bào tử khi chín, rời khỏi đảm rơi vào khoang ốngvà phát tán ra ngoài
qua các lỗ ở mặt dưới thể quả.
Ða số các loài trong giống nàyhoại sinh trên gỗ, một số ký sinh trên cây gỗ rừng ẩm. Loài
thường gặp trên các thân gỗ là Phellinus igniarius.
5.1.2. Bộ Nấm tán (Agaricales): gồm khoảng 7000 loài có đặc điểm là thể mang lớp sinh
sản dạng phiến, chỉ trừ một số ít loài còn đại đa số các loài thì phiến phân bố ở dưới nón, tỏa tròn
từ chân cuống ra mọi phía. Thể quả của đa số loài có dạng nón với cuống đỉnh ở giữa, ít khi ở
bên; xốp, mềm, tồn tại không lâu. Phiến có nhiều kiểu tùy theo loài. phiến với mép chẻ cong lên
(Schizophyllum) hay mép răng cưa (Lentinus) hoặc mép nguyên.

(Xem hình vẽ trong tập Bài giảng)


Hình

: Các kiểu phiến


Ða số Nấm tán hoại sinh trên đất rừng, trên cánh đồng gần khu dân cư, trên gỗ mục.
Nhiều loài hình thành rễ nấm. Số loài ký sinh rất ít. So với bộ Nấm lỗ thì Nấm tán ít gây tác hại
hơn trong đời sống kinh tế, chủ yếu là nấm ăn và nấm độc.
Các họ đại diện:
a. Amanitaceae với giống thường gặp nhất là Volvariella: hoại sinh trên rơm rạ. Nấm có
nón với cuống ở giữa dễ tách khỏi nón, phiến rời, màu hồng. Khi thể quả non, bao chung của
nấm bao phủ kín toàn bộ nấm, lúc nấm trưởng thành để lại ở gốc cuống một túi nhỏ gọi là bao
gốc.
Loài phổ biến ở nước ta là Volvariella esculenta Bras, phát triển trên rơm rạ, đất nhiều
mùn vào mùa nóng ẩm với nhiệt độ khoảng 28 - 42oC. Nấm trưởng thành có đường kinh tới
15cm, mặt trên nón có màu nâu sậm đen, bào tử hình bầu dục màu hồng nhạt. Nấm ăn ngon, hiện
đang được nuôi trồng ở nhiều nơi.
b. Họ Agaricaceae gồm 13 giống; bào tử màu nâu tím. Giống đại diện là Agaricus với
loài quan trọng nhất Agaricus campester (Nấm mở): mọc trên đất bón phân ngựa, gần chuồng
nuôi gia súc, đường đi. Thể quả lúc còn non có dạng cái chuông, sau chuyển thành dạng ô.
Cuống nấm dễ tách khỏi mũ, phiến rời (chổ đính của phiến cách cuống một đoạn ngắn). Trên
cuống có vòng mũ nấm, lúc non thể quả có màu trắng hồng. Ðảm mang 4 bào tử.

(Xem hình vẽ trong tập Bài giảng)

Hình

: Agaricus campester với sự phát triển của thể quả

c. Họ Pleurotaceae: thể quả dai, cuống lệch hay gần ở giữa, phiến men theo cuống. Sống

hoại sinh trên các loài gỗ mục ở rừng, bãi gỗ, chủ yếu vào mùa hè.
Các loài đại diện:
* Lentinus tigricus Fr. (Nấm dai hay Nấm sau sau): gặp nhiều trong rừng ở các tỉnh phía
bắc nước ta, thường phát triển mạnh vào mùa hè, trong những ngày ẩm ướt trên các loại gỗ mục.
Thể quả của chúng có dạng phểu với những vảy màu nâu sáng ở bề mặt trên của nón, phiến màu
trắng. Cuyống lệch, không có vòng và bao gốc. Nấm còn non ăn được.
* Lentinus edodes Sing. (Nấm hương chân dài): phát triển tốt trên các cây sồi, dẻ, máu
chó... Nấm thơm, có giá trị kinh tế cao.

(Xem hình vẽ trong tập Bài giảng)

Hình

: Thể quả của Nấm hương (Lentinus edodes) trên giá thể.
6. Lớp Nấm bất toàn (Deuteromyces = Fungi imperfecti)


Gồm các loài nấm có hệ sợi phát triển, sợi nấm đa bào (có vách ngăn ngang). Sinh sản vô
tính bằng đính bào tử, sinh sản hữu tính không có hoặc chưa biết rõ. Số lượng loài của lớp này
khá lớn và không ổn định, chiếm tới 50% tổng số loài nấm và hầu hết thuộc về nấm bậc cao.
Việc tìm ra lối sinh sản hữu tính ở một số loài đã làm cho số lượng loài của lớp này thay đổi vì
người ta xếp chúng vào lớp Nấm túi hoặc lớp Nấm đảm. Theo qui định danh pháp thực vật hiện
nay thì các giống và loài Nấm bất toàn hiện đã biết rõ cách sinh sản hữu tính (hình thành bào tử
túi hoặc bào tử đảm) có thể mang 2 tên: một tên cũ thuộc lớp Nấm bất toàn, một tên khác xếp
vào lớp Nấm có bào tử tương ứng. Phần lớn Nấm bất toàn ký sinh, một số ít hoại sinh.
Ðại diện: Nấm chuỗi (Alternaria): đính bào tử xếp thành chuỗi trên cuống, hình chùy với
nhiều vách ngang và 1 - 2 vách dọc. Hoại sinh trên xác
thực vật ở trong đất hoặc ký sinh trên nhiều loại rau. Loài thường gặp là A. brassicae ký sinh trên
lá bắp cải, su hào , rau cải.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×