Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Xây dựng website quản lý và thông báo kết quả học tập cho trường THPT NK hoàng văn thụ TP hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 64 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Sự phát triển của ngành công nghệ thông tin trong những năm gần đây đã
đem lại những thành tựu to lớn trong việc phát triển kinh tế. Những chương trình
ứng dụng ngày càng nhiều, rất nhiều công việc thủ công trước đây nay đã được
xử lý bằng các phần mềm chuyên dụng nhanh chóng và chính xác, đã giảm đáng
kể công sức con người bỏ ra.
Hiện nay, vấn đề giáo dục đã và đang là một trong những vấn đề được đặt
lên hàng đầu ở nước ta. Muốn cho nền giáo dục ở nước ta có những bước phát
triển nhanh, mạnh thì nhất thiết phải thực hiện đổi mới, cải tiến hình thức quản lý
một cách hiệu quả. Đó cũng là lý do em chọn đề tài này.
Trong trường PTTH hiện nay vấn đề quản lý điểm là một trong những vấn
đề mấu chốt trong các công tác hoạt động của trường. Tuy nhiên còn phụ thuộc
vào sổ sách, giấy tờ, kinh nghiệm của người quản lý mà chưa có sự hỗ trợ nhiều
của hệ thống máy tính
Quản lý điểm học sinh phổ thông trung học là một chương trình được xây dựng
nhằm đáp ứng những đòi hỏi đặt ra của quá trình quản lý như nhập điểm, tìm
kiếm, thống kê, in báo cáo…một cách nhanh chóng và thuận tiện, chính xác một
cách có hệ thống.
Được sự giúp đỡ của Thầy ĐỖ ĐÌNH CƯỜNG, cùng sự giúp đỡ của bạn bè,
sau một thời gian nghiên cứu em đã thực hiện đề tài:
XÂY DỰNG WEBSITE QUẢN LÝ VÀ THÔNG BÁO KẾT QUẢ HỌC
TẬP CHO TRƯỜNG THPT LẠC LONG QUÂN - TP HÒA BÌNH
Vì thời gian thực hiện đề tài có hạn nên trong chương trình chắc chắn còn
nhiều thiếu sót. Kính mong các thầy cô cùng các bạn góp ý để Đề Tài của em
được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Thầy Đỗ
Đình Cường cũng như các thầy cô giáo trong khoa và các bạn.

1


CHƯƠNG I


CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Tổng quan về internet
1.1.1. Định nghĩa
Internet là một mạng được tạo ra bởi một vài mạng khác. Internet là một hệ
thống quốc tế nối nhiều náy tính với nhau ( cùng với những thông tin và phục vụ
cho những người dùng nó) tong qua giao thức TCP/ IP (bộ giao thức chuyển gói
dữ liệu).
Ngày nay “internet” thường đựoc hiểu là World Wide Web do sự phổ biển
và tiện dụng của dịch vụ này.
1.1.2. Lợi ích
Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một
trong các tiện ích phổ thông của Internet là thư điện tử ( Email ), trò chuyện trực
tuyến, máy truy tìm dữ liệu ( search engine), các dịch vụ thương mại và chuyển
ngân, các dịch vụ về y tế, giáo dục….Chúng cung cấp một khối lượng thông tin
và dịch vụ khổng lồ trên Internet.
Nguồn thông tin khổng lồ kèm theo các dịch vụ tương ứng chính là các hệ
thống trang Web liên kết với nhau và các tài liệu khác trong WWW ( World
Wide Web ). Trái với một số cách sử dụng thường ngày, Internet và WWW
không đồng nghĩa. Internet là một tập hợp các máy tính kết nối với bằng dây
đồng, cáp quang…còn WWW là một tập hợp các tài liệu liên kết với nhau bằng
các siêu liên kết ( hyperlink ) và các địa chỉ URL, nó có thể được truy nhập bằng
cách sử dụng Internet
Các cách thức thông thường để truy nhập Internet là quay số, băng rộng,
không dây, vệ tinh và qua điện thoại cầm tay.
1.1.3. Trình duyệt Web phổ biến nhất
Các chương trình duyệt web thông dụng tại thời điểm này :


Internet Explorer có sẵn trong Microsoft Window của Microsoft.




Mozilla và Mozilla Firefox của tập đoàn Mozilla.

2




Netscape Navigator của Netscape.



Opera của Opera Software.



Safari trong Mac OS X của Apple.



Maxthon của MySoft Technology.



Avant Browser của Avant Force ( Ý ).

1.1.4. Lịch sử Internet
Lịch sử của Internet bắt đầu từ trước khi hình thành mạng máy tính vào
những năm 19960. Một cơ quan của Bộ Quốc phòng Mỹ, cơ quan quản lý dự án

nghiên cứu phát triển (ARPA) đã đề nghị liên kết bốn địa điểm đầu tiên vào
tháng 7năm 1896. Bốn địa điểm đầu tiên đó là: Viện nghiên cứu Stanford, Đại
học California, Los Angeles, Đại học Utah và Đại học California, Santa Barbara.
Đó chính là mạng liên khu vực ( Wide Area Network – WAN ) đầu tiên được xây
dựng. Bốn địa điểm trên được kết nối thành mạng vào năm 1969 đã đánh dấu sự
ra đời của Internet hiện nay:mạng được biết đến dưới cái tên ARPANET đã hình
thành. Giao thức cơ sở cho liên lạc trên Internet là TCP/IP và NCP.
Buổi đầu, máy tính và đường liên lạc có khâu xử lý rất chậm, với đương dây
dài thì khu truyền tín hiệu nhanh nhất là 50 kilobits/giây. Số lượng máy tính nối
vào mạng rất ít (chỉ 200 máy chủ vào năm 1981). ARPANET càng phát triển khi
càng có nhiều máy nối vào – rất nhiều trong đó
Thuật ngữ “ Internet ” xuất hiện lần đầu vào khoảng 1974. Lúc đó mạng vẫn
được gọi là ARPANET. Năm 1983, giao thức TCP/IP chính thức được coi như
một chuẩn đối với ngành quan sự Mỹ và tấ cả các máy tínhnối với ARPANET
phải sử dụng chuẩn mới này. Năm 1984, ARPANET được chia ra thành hai
phần: Phần thứ nhất được gọ là ARPANET, dành cho việc nghiên cứu và phát
triển; Phần thứ hai được gọi là MILNET, là mạng dùng cho các mục đích quân
sự.
Giao thức TCP/IP ngày càng thể hiện rõ các điểm mạnh của nó, quan trọng
nhất là khả năng liên kết các mạng khác với nhau một cách dễ dàng. Chính điều
này cùng với các chính sách mở cửa đã cho phép các mạng dùng cho nghiên cứu
và thương mại kết nối được is ARPANET, thúc đẩy việc tạo ra một siêu mạng (

3


SuperNetwork ). Năm 1980, ARPANET được đánh giá là mạng trụ cột của
Internet.
Mốc lịch sử quan trọng của Internet được xác lập vào giữa thập niên 1980
khi tổ chức khoa học quốc gia Mỹ NSF thành lập mạng liên kết các trung tâm

máy tính lớn với nhau gọi là NSFNET. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển từ
ARPANET sang NSFNET và do đó sau gần 20 năm hoạt động, ARPANET
không còn hiệu quả đã ngừng hoạt động vào khoảng năm 1990.
Sự hình thành mạng xương sống của NSFNET và những mạng vùng khác
tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của Internet. Tới năm 1995
NSFNET thu lại thành một mạng nghiên cứu còn Internet thì vẫn tiếp tục phát
triển.
Với khả năng kết nối mở như vậy, Internet đã trở thành một mạng lớn nhất
trên thế giới, mạng của các mạng, xuất hiện trong mọi lĩnh vực thương mại,
chính trị, quân sự, nghiên cứu, giáo dục, văn hóa, xã hội….Cũng từ đó, cá dịch
vụ trên Internet không ngừng phát triển tạo ra cho nhân loại một thời kỳ mới: Kỉ
nguyên thương mại điện tử trên Internet.
1.1.5. Sự xuất hiện WWW
World Wide Web gọi tắt là Web hay WWW, mạng lưới toàn cầu là một
không gian thông tin toàn cầu mà mọi người có thể truy nhậpqua các máy tính
nối với mạng Internet. Web thực chất là một trong các dịch vụ chạy trên Internet,
chẳng hạn dịch vụ thư điện tử.
Web được phát minh và đưa vào sử dụng vào khoảng năm 1990, 1991 bởi
viện sĩ Viện Hàn Lâm Anh Tim Berners-Lee và Robert Cailliau tại CERN,
Geneva, Suwwitzerland.Word Wide Web ( WWW ) dựa theo một ý tưởng về
siêu văn bản được Ted Nelson đưa ra từ năm 1985. Có thể nói đây là một cuộc
cách mạng trên Internet vì người ta có thể truy cập, trao đổi thông tin một cách
dễ dàng.
Năm 1994 là năm kỉ niệm lần thứ 25 ra đời ARPANET, NIST đề nghị thống
nhất vùng giao thức TCP/IP. WWW đã trở thành dịch vụ phổ biến thứ hai sau
dịch vụ FTP. Những hình ảnh video đầu tiên được truyền đi trên mạng Internet.

4



1.1.6. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet ISP- Internet Service Provider
ISP ( Internet Service Provider ) là nhà cung cấp dịch vụ Internet. Các ISP
phải thuê đường và cổng của một IAP. Các ISP có quyền kinh doanh thông qua
các hợp đồng cung cấp dịch vị Internet cho các tổ chức và các cá nhân.
Các loại ISP dùng riêng được quyền cung cấp đầy đủ các dịch vụ Internet.
Điều khác nhau duy nhất giữa ISP và ISP riêng là không cung cấp dịch vụ
Internet với mục đích kinh doanh. Người dùng chỉ cần thỏa thuận với một ISP
hay ISP riêng nào đó về các dịch vụ được sử dụng và thủ tục thanh toán được gọ
alf thue bao Internet.
1.1.7. Các ISP Việt Nam
Internet chính thưc xuất hiện năm 196, khi đó đặt dưới sự quản lý duy nhất
của một IPX là tổng công ty Bưu Chính Viễn thông Việt Nam: VNPT.
Các ISP Việt Nam hiện nay :


VNPT



Tổng công ty viễn thông Quan đội-Viettel



Công ty FPT



NETCAM




Tập đoàn bưu chính viễn thông điện lực.

1.2 Visual Studio
1.2.1. Giới thiệu về visual studio
Visual Studio là một bộ công cụ phát triển để xây dựng các ứng dụng web
ASP.NET, XML dịch vụ web, các ứng dụng máy tính để bàn, điện thoại di động
và các ứng dụng, Visual Basic, Visual C/C++, Visual C # và Visual J # tất cả các
ứng dụng cùng một môi trường phát triển tích hợp (IDE), cho phép chia sẻ công
cụ và tạo điều kiện trong việc tạo ra các giải pháp pha trộn ngôn ngữ. Ngoài ra,
những loại ngôn ngữ này leverage các chức năng của tập tin .Net Framework,
cung cấp quyền truy nhập vào các công nghệ quan trọng mà đơn giản hóa việc
phát triển các ứng dụng web ASP và XML.

5


1.2.2. Đặc điểm nổi bật của visual studio
 Visual Studio công cụ đối với văn phòng: Microsoft Visual studio 2005
công cụ văn phòng của Microsoft cho hệ thống có thể giúp bạn tạo ra các giải
pháp mở rộng của tài liệu Word 2003 và Excel 2003 workbooks bằng cách sử
dụng Visual Basic và Visual C #.
 Visual Web Developer: Visual Web Developer là một công cụ để tạo và
làm việc với các ứng dụng web ASP.NET trong một cấu hình khác nhau. Visual
Studio có các tinh năng mới thiết kế trang web. Visual Web Developer bao gồm
nhiều công cụ để tạo và chỉnh sửa các trang Web ASP.NET và các trang HTML.
Visual Web Developer có tính năng cải tiến trong tất cả các lĩnh vực phát triển
trang web. Bạn có thể tạo và duy trì trang web của địa phương như các thư mục,
trong Internet dịch cụ thông tin (IIS), hoặc trên một máy chủ. Các thiết kế Visual
Web Developer ASP.NET hỗ trợ, kiểm soát nhiều nhiệm vụ phát triển web.

 Các hình thức trang web: Các hình thức trang web ASP.NET là một
công nghệ sử dụng để tạo ra các trang web Programmable. ASP.NET tương thích
với bất kỳ ngôn ngữ hỗ trợ bởi .NET runtime ngôn ngữ phổ biến bao gồm cả
Microsoft Basic, Visual C #, Visual J # và Jscript và Microsoft.NET.
 Các Windows Form: Windows Form là hình thức tạo các ứng dụng trên
.Net Framework, để phát triển phong phú các ứng dụng windows. Windows
Form có thể hoạt động như các địa phương trong một giao diện người sử dùng
nhiều tầng, giải pháp phân phối.
 Dịch vụ web XML: Trong Visual Studio, bạn có thể nhanh
chóng tạo ra XML và dịch vụ web bằng cách sử dụng Visual Basic, Visual C #,
Jscript hoặc ALT Server.
 Hỗ trợ XML: Extensible Markup Language (XML) cụng cấp
phương pháp mô tả cấu trúc dữ liệu. World Wide Web Cosortium định nghĩa
XML tiêu chuẩn để các cấu trúc dữ lieuex thống nhất và độc lập của ứng dụng.
Visual Studio hỗ trợ đầy đủ XML.
1.2.3. Quá trình phát triển của Visual Studio
 Visual Studio 97: Microsoft Visual Studio phát hành đầu tiên vào

6


năm 1997. Nó bao gồm Visual Basic 5.0 và Visual C/C++ 5.0, chủ yếu là chương
trình dành cho Windows, Visual J++ 1,1 cho các lập trình Java và Windows, và
Visual Foxpro 5.0 co các cơ sở dữ liệu, cụ thể xBasic lập trình. Nó được giới
thiệu Visual InterDev để tạo tự động tạo ra các trang web bằng cách sử dụng
Active Server Pages (ASP – máy chủ hoạt động trang). Một bản chụp của
Microsoft Developer Network (MSDN).
 Visual Studio 6.0: Phiên bản 6.0, được phát hành trong tháng 6/1998
và cuối cùng là phiên bản chạy trên Windows 9x nên tảng. Visual Studio 6.0 là
phiên bản cuối cùng bao gồm COM dựa trên phiên bản Visual Basic, các phiên

bản sẽ gồm phiên bản của một ngôn ngữ dựa trên .NET. Nó là phiên bản cuối
cùng gồm Visual J++, Visual Studio 6.0 còn là phiên bản cuối cùng gồm Visual
FoxPro.
 Visual Studio NET (2002): Microsoft phát hành Visual Studio .NET
trong tháng 2/2002. Những thay đổi lớn nhất đã được giới thiệu đó là một số mã
quản lý môi trường phát triển bằng cách sử dụng.NET Framework. Microsoft
giới thiệu C # (C- sharp), một ngôn ngữ lập trình mới, có mục tiêu.NET. Nó cũng
được giới thiệu đến các successor Visual J++ được gọi là Visua J #. Visual J #
chương trình sử dụng Java của ngôn ngữ cú pháp. Visual Basic đã được thay đổi
mạnh để phù hợp với khuôn khổ mới và phiên bản mới đã được gọi là Visual
Basic.NET. Visual Studio .NET có thể được sử dụng để thực hiện mục tiêu ứng
dụng Windows, web (sử dụng ASP.NET và dịch vụ Web)…
 Visual Studio .NET 2003: Trong tháng 4/2003, Microsoft đã giới
thiệu một phiên bản mới, phiên bản nâng cấp Visual Studio .NET gọi là Visual
Studio .NET 2003. Đây là lần đầu tiên Microsoft phát hành một phiên bản hỗ
trợ cho phát triển các chương trình cho các thiết bị di động, bằng cách sử dụng
hoặc ASP.NET hoặc .NET Compact Framework.Các Visual C/C++ compiler
tuân thủ các tiêu chí đã được cải thiện.
 Visual Studio 2005: Visual Studio 2005 được phát hành tháng
10/2005. Micosoft gỡ bỏ các “.NET” moniker từ Visual Studio 2005, nhưng nó
vẫn còn những mục tiêu chủ yếu .NET Framework, được nâng cấp lên phiên bản

7


2.0. Đây là phiên bản cuối cùng sẵn có cho Windows 200. Visual Studio 2005 đã
được nâng cấp để hỗ trợ tất cả các tính năng mới được giới thiệu trong .NET
Framework 2.0, bao gồm cả generics và ASP.NET 2.0. Các tính năng của Visual
Studio đã được nâng cấp để generics và các loại dự án mới được thêm vào trang
web các dịch vụ hỗ trợ ASP.NET. Visual Studio 2005 cũng bao gồm một máy

chủ trang web của địa phương, riêng biệt từ IIS, mà có thể được sử dụng để lưu
trữ các ứng dụng ASP.NET trong thời gian phát triển và thử nghiệm. Thiết kế cơ
sở dữ liệu đã được nâng cấp để hỗ trợ 2,0 ADO.NET được bao gồm trong đó.
Visual Studio 2005 bao gồm việc “Triển kahi thiết kế”cho phép các ứng dụng
thiết kế được xác nhận trước khi triển khai, một cải thiện môi trường cho xuất
bản web khi kết hợp với ASP.NET 2.0.
 Visual Studio 2008 tập trung vào sự phát triển của Windows Vista.
Visual Studio 2008 đòi hỏi .NET Framework 3,5 và biên soạn theo mặc định
configures.
1.3. ASP.NET
1.3.1. Giới thiệu về ASP.Net
Hiện tại ASP 3.0 đã và đang trở thành kịch bản được nhiều người sử dụng
để thiết kế ứng dụng web dưới nhiều hình thức khác nhau. Chúng được hỗ trợ
mạnh của ngôn ngữ lập trình visual basic 6.0 và cơ sở dữ liệu SQL server cùng
với công nghệ COM và DCOM, ứng dụng trở nên hoàn hảo và ưu việt hơn trong
quá trình trao đổi thông tin trên mạng internet và intranet.
Tuy nhiên, Mirosoft đã và đang nỗ lực cho một công nghệ web xử lý phía
máy chủ hoàn toàn mới đó là ASP.Net, độc lập với mọi trình duyệt. Điều này có
nghĩa là trình duyệt không cần phải cài đặt bất kỳ công cụ hỗ trợ nào để duyệt
trang web dạng ASP.Net (.aspx)
Với kĩ thuật cho phép mọi thực thi đều nằm trên trình chủ server, có nghĩa là
trình chủ phải xử lý nhiều vấn đề cùng một lúc cho nhiều người dùng, chính vì
vậy đòi hỏi máy chủ có cấu hình mạnh và đòi hỏi băng thông có khả năng truyền
dữ liệu với khối lượng lớn và tốc độ truy cập nhanh.

8


ASP.Net được thiết kế tương thích với các phiên bản ASP trước đó. Ta có
thể triển khai ứng dụng phát triển bằng ASP.Net chung với ứng dụng phát triển

bằng ASP 3.0 trên cùng một máy chủ mà không cần thay đổi cấu hình của ứng
dụng ASP.
ASP.Net là lớp .Net framework vốn xử lý các yêu cầu của Web cho các loại
file cụ thể đó là các file có phần mở rộng .aspx và .ascx. Công cụ ASP.Net cung
cấp một mô hình đối tượng mạnh mẽ để tạo nội dung động và được tích hợp tự
do vào .Net framework. Sự tích hợp này giúp dễ dàng thay đổi sự thực thi khi
.Net framework di trú sang các nền ngoại trừ Windows.
Chương trình ASP.Net là những trình ứng dụng được tập trung hóa được
điều khiển trên một hoặc nhiều Web Server vốn phản hồi động lại các yêu cầu
Client. Các yêu cầu Client về các file Web Services (.asmx) với Web Forms
(.aspx) làm cho Server tải, phân tích và thực thi mã để trả về một sự phản hồi
động. Đối với các Web Form, sự phản hồi thường gồm HTML hoặc WML. Đối
với Web Services, server thường tạo một sự phản hồi Simple Object Access
Protocol (SOAP).
Các yêu cầu Web Form và Web Services có thể tận dụng tính bảo mật được
tích hợp của ASP.Net và sự truy cập dữ liệu qua ADO.Net và chúng có thể chạy
mã vốn sử dụng các dịch vụ hệ thống để tạo sự phản hồi.
ASP.Net cho phép tạo các trình ứng dụng chạy trên Web vốn tương tác với các
trang được hiển thị từ xa. ASP.Net còn cho phép sử dụng các ngôn ngữ được
định hướng đối tượng hoàn toàn với sự truy cập không gián đoạn đến các dịch vụ
hệ thống.
Trong một trình ứng dụng ASP.Net, có thể viết mã HTML tách biệt trong
một file có phần mở rộng .aspx với mã trong một file khác có phần mở rộng
.aspx.vb, được gọi là một modul code-behind (mã đằng sau) hoặc lớp codebehind.
Các đặc điểm nổi bật của ASP.NET
- Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình.


ASP.NET sử dụng ADO.NET để thao tác dữ liệu thay vì


9


ADO như ASP.


ASP.NET hỗ trợ Visual Basic (.NET) thay vì VBScript như



ASP.NET hỗ trợ Csharp (C#) và C++.



ASP.NET vẫn hỗ trợ Jscript như ASP nhưng ở một hình

ASP.

thức khác hơn
- Có những điều khiển (controls) có thể lập trình được và Hỗ trợ lập trình
điều khiển bởi sự kiện (event-driven programming).
 Có 2 loại Control của ASP.NET đó là HTML Control và
ASP.NET Control, cả 2 loại control này đều được quản lý phía trình chủ
(server), và được trang web chứa bởi các đoạn script như HTML trước đây, tức là
dùng các thẻ (tag) nhưng với chỉ dẫn “runat=server”.
 ASP.NET Control có thêm nhiều loại control mới có thể được
dùng tương tự như những control cơ bản khác như những control kiểm tra nhập
liệu (validation control) hay như DataGrid, DataList có cách chức năng nâng cao
như sắp xếp (sorting), phân trang (paging)…v.v…
 Một đặc điểm nổi bật của các Control ASP.NET đó là tất cả các

Control này đều có khả năng “Hiểu các sự kiện (event)” và các sự kiện này điều
có thể lập trình được như là : sự kiện Load, sự kiện Click, sự kiện
Change…v.v…
- Những thành phần (components) dựa vào XML: Các thành phần
ASP.NET dựa vào XML rất nhiều, vd như điều khiển AD Rotator sử dụng
XML để lưu các thông tin về quảng cáo và cấu hình.
- Xác thực người dùng qua tài khoản (account) và vai trò (role).
 ASP.NET hỗ trợ xác thực người dùng dựa vào form bao gồm
quản lý cookie và tự động chuyển trang đối với những người dùng không hợp lệ.
 Việc quản lý thông qua account và role có ý nghĩa chỉ cho phép
từng tài khoản với từng role khác nhau có thể truy xuất vào những phần code
khác nhau ở server
- Khả năng mở rộng cao hơn: Có ý nghĩa là một ứng dụng có thể trãi

10


rộng tương tác trên nhiều server, khả năng giao tiếp giữa các server được tăng
cường.
- Mã thực thi hiệu quả hơn
 Lần đầu tiên được triệu gọi, mã ASP.NET sẽ được biên dịch và
lưu một bản sao trong bộ nhớ, mỗi lần sau được triệu gọi thì không cần biên dịch
lại nữa, cách làm này tăng hiệu suất rất đáng kể.
 Khác với trang ASP, mỗi lần triệu gọi là mỗi lần trang ASP được
biên dịch lại tốn rất nhiều tài nguyên cho việc xử lý như thế.
- Dễ cài đặt và cấu hình.
 Dễ cấu hình : Tất cả cấu hình theo thông qua dạng file văn bản
đơn giản ngay trong khi ứng dụng đang chạy mà không cần phải khởi động lại
server hay phải đăng ký gì cả.
 Dễ cài đặt : Mỗi khi có sự thay đổi chỉ cần thay các file .dll mới

bằng cách chép không cần các thao tác gì khác.(công nghệ X-COPY). Lúc cài đặt
ứng dụng cũng tương tự.
 Không hoàn toàn tương thích với ASP
 ASP.NET không hoàn toàn tương thích với ASP. Trang
ASP.NET sử dụng tên mở rộng là .aspx thay vì .asp như trang ASP. Tuy vậy
ASP.NET và ASP có thể cùng tồn tại trên một webserver.
1.3.2. Giới thiệu về ADO.Net
ADO.Net mở ra một thế giới truy cập dữ liệu mới, cho bạn khả năng kiểm
soát những thay đổi mà bạn thực hiện đối với dữ liệu. ADO.Net là một lớp trong
Visual Studio.NET, chúng chia ra làm hai loại, lớp kết nối hay còn gọi
Connection Layer và lớp không kết nối hay còn gọi Disconnection Layer, với hai
lớp này bạn có thể kết nối và thao tác trên các loại cơ sở dữ liệu khác nhau kể cả
các cơ sở dữ liệu Access và SQL Server cũng như các cơ sở dữ liệu không phải
của Microsoft.
 Cách làm việc của ADO.Net
Các lớp cơ sở ADO.Net cho phép xử lý dữ liệu từ nhiều nguồn dữ liệu
chẳng hạn như SQL Server, Exchange, và Active Directory. ADO.Net cấp .Net

11


data providers (bộ cung cấp dữ liệu .Net) để nối kết với một cơ sở dữ liệu, thực
thi các lệnh và truy tìm kết quả. Mô hình đối tượng ADO.Net đưa ra các thành
phần rất linh hoạt, những thành phần này lần lượt đưa ra các thuộc tính và
phương thức riêng của chúng và nhận biết các sự kiện.
 Sử dụng mô hình đối tượng ADO.Net
Có thể xem ADO.Net gồm hai phần chính: .Net data provider và sự truy cập
dữ liệu. Những phần này rơi vào các mô hình được nối kết và mô hình rời rạc
dành cho sự truy cập và sự biểu diễn dữ liệu. Các lớp .Net data provider được tối
ưu hóa cho việc truy tìm dữ liệu nhanh, chỉ đọc và chỉ hướng về phía trước. Các

provider được điều khiển với cơ sở dữ liệu bằng cách sử dụng một luồng dữ liệu
nhanh (tương tự như một luồng file). Đây là cách nhanh nhất để lấy dữ liệu chỉ
đọc ra khỏi dây, bởi vì phải giảm thiểu hao phí đệm và bộ nhớ.
Nếu cần làm việc với các nối kết, giao tác hoặc các khóa (lock), phải sử
dụng các provider được điều khiển chứ không phải DataSet. DataSet hoàn toàn
không được nối kết với cơ sở dữ liệu và không biết về các giao tác, khóa hoặc bất
cứ điều gì khác vốn tương tác với cơ sở dữ liệu. Năm đối tượng cốt lõi hình
thành mô hình đối tượng ADO.Net, có thể thấy được là Connection, Command,
DataAdapter, DataReader và DataSet. Bốn đối tượng Connection, Command,
DataAdapter, DataReader thuộc về .Net data provider, trong khi DataSet là một
phần của cơ chế lưu trữ dữ liệu rời rạc.
Đối tượng

Mô tả

Connection

Tạo một nối kết với nguồn dữ kiệu.

Command

Cung cấp sự truy cập đến các lệnh để thực thi trên nguồn dữ liệu.

DataReader

Cung cấp một luồng chỉ đọc, hướng về phía trước chứa dữ liệu.

DataSet

Cung cấp một nguồn dữ liệu biểu diễn trong bộ nhớ.


DataAdapter

Phục vụ như một bộ điều hợp giữa DataSet và nguồn dữ liệu.
Bảng các thành phần cốt lõi của ADO.Net

12


1.4. Cơ bản về lập trình C# trong trang ASP.NET
1.4.1. Kiểu dữ liệu
C# đưa ra các kiểu dữ liệu dựng sẵn rất tiện ích, phù hợp với một ngôn ngữ
lập trình hiện đại. Bảng sau đây sẽ miêu tả một số kiểu dữ liệu chính trong C#
Kiểu C#

Kiểu .Net

Số Byte

Mô tả

byte

Byte

1

số nguyên không dấu từ 0 đến 255

char


Char

2

Kiểu ký tự Unicode

bool

Boolean

1

Giá trị true/false

sbyte

Sbyte

1

Số nguyên có dấu, từ -128 đến 127

short

Int16

2

Số nguyên có dấu từ -32768 đến 32767


ushort

Int16

2

Số nguyên không dấu từ 0 đến 65.535

int

Int32

4

Số nguyên có dấu –2.147.483.647 đến 2.147.483.647

uint

Int32

4

Số nguyên không dâu 0 đến 4.294.967.295

float

Single

4


kiểu dấu chấm động, giá trị xấp xỉ từ 3,4E-38 đến
3,4E+38, với 7 chữ số có nghĩa.

Double

Double

8

Kiểu dấu chấm động có độ chính xác gấp đôi, giá trị
xấp xỉ từ 1,7E-308 đến 1,7E+308, với 15,16 chữ số có
nghĩa

Decimal

Decimal

8

Có độ chính xác đến 28 con số và giá trị thập phân,
được dùng trong tính toán tài chính, kiểu này đòi hỏi
phải có hậu tố m hoặc M kèm theo sau.

13


1.4.2. Khai báo biến
Cú pháp: Kiểu Tên_biến;
Ví dụ: string giatri_chuoi;

int giatri_nguyen;
chú ý biến có thể bao gồm các chữ cái, chữ số(không được đứng đầu) và ký tự _
(nối)
biến trong C# phân biệt chữ hoa và chữ thường.

1.4.3. Viết code C# trong file ASP.NET
Về cơ bản bạn dùng các các thẻ sau
- <% %> bạn có thể khai báo biến hoặc viết các hàm, lớp trong thể này,
- <%= %> với thẻ này bạn dùng để gọi giá trị của biến hay của 1 hàm nào đó,
- <%# %> lấy giá trị dùng trang các đối tượng ràng buộc dữ liệu.
Đây là một ví dụ đơn giản
Trang basic.aspx
<%@Page Language="C#" AutoEventWireup="true" CodeFile="Basic.aspx.cs"
Inherits="_Default" %>
" /><html xmlns=" >
<head runat="server">
<title>Basic</title>
</head>
<body>
<form id="form1" runat="server">
<div>

14


<%
string abc = "Hello World!";
%>
Biến abc của bạn vừa khai báo có giá trị <%=abc %>

</div>
</form>
</body>
</html>

15


CHƯƠNG II
KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH BÀI TOÁN QUẢN LÝ ĐIỂM
TRƯỜNG THPT LẠC LONG QUÂN
TP HÒA BÌNH
2.1 Khảo sát bài toán quản lý điểm trường THPT Lạc Long Quân
2.1.1. Hiện trạng
Hiện nay trường THPT Lạc Long Quân – Phường Tân Thịnh - TP Hòa Bình
thực hiện quản lý điểm của học sinh theo hình thức như sau :
 Điểm thi của từng học sinh được ghi chép và lưu trữ bằng sổ sách.
 Quản lý điểm, thông tin về học sinh bằng việc ghi chép và kiểm kê.
 Quản lý nhập điểm, xuất điểm bằng cách ghi chép thủ công.
 Học sinh xem điểm bằng việc đối chiếu thủ công.
Nhược điểm của hình thức trên :
 Tốn nhiều thời gian và công sức.
 Dễ nhầm lẫn, sai sót.
 Khó kiểm tra, quản lý.
 Hiệu quả năng suất thấp
Do đó hệ thống quản lý điểm cần sữa lại cơ cấu quản lý hoạt động, nhằm
nâng cao hiệu quả để dễ quản lý đến từng học sinh.
2.1.2. Mô tả nghiệp vụ



Ban giám hiệu nhà trường :
 Quản lý thông tin học sinh.
 Sắp xếp lớp cho các học sinh.
 Phân công công tác giảng dạy cho cho giáo viên, và phân công giáo
viên làm giáo viên chủ nhiệm.
 Cung cấp học bạ cho học sinh, khi học sinh ra trường.



Giáo viên :
 Làm giáo viên chủ nhiệm cho một lớp.
 Giảng dạy một môn học cho một số lớp.

16


 Giáo viên cung cấp điểm các môn học của các học sinh cho giáo
viên chủ nhiệm, từ đó giáo viên chủ nhiệm xác định điểm trung
bình cuối học kì của từng môn.
 Giáo viên chủ nhiệm xếp loại hạnh kiểm cho từng học sinh.


Học sinh :
 Học sinh mới trúng tuyển sẽ được xếp vào các lớp khối 10.
 Học sinh cũ thì sang năm sẽ tăng lên một lớp.
 Trường hợp học sinh lưu ban hoặc chuyển lớp thì sẽ được sắp xếp
lại

2.1.3. Mô tả hệ thống
Bắt đầu mỗi năm học, nhà trường tổ chức tuyển sinh học sinh cho khoá học

mới. Sau khi thi tuyển nhà trường sẽ xếp các học sinh trúng tuyển cho từng lớp,
đó là những lớp mới đầu cấp học (khối 10). Đối với những lớp cũ thì sang năm
học mới học sinh tăng lên một lớp (chẳng hạn năm 2008 lớp 11A7 thì năm 2009
trở thành 12A7), trong trường hợp học sinh bị lưu ban hoặc chuyển lớp thì phải
có sự sắp xếp lại. Học sinh đã xếp học lớp nào thì trong suốt năm học không
được phép đổi lại.Thông tin về học sinh được lưu trong hồ sơ học sinh.
Theo quy chế 40 của bộ giáo dục và đào tạo (áp dụng từ năm học 2006 2007), học sinh THPT được phân thành 3 ban là: Ban khoa học tự nhiên
(KHTN), ban khoa học xã hội và nhân văn (KHXH-NV) và ban Cơ bản. Việc
phân ban được thực hiện dựa vào nguyện vọng của học sinh, kết quả tuyển sinh
và cơ cấu giáo viên của nhà trường. Tuy nhiên, đối với trường THPT Lạc Long
Quân, nhà trường đào tạo học sinh theo ban cơ bản và tính điểm hệ số 2 cho 2
môn Toán và Ngữ văn.
Học sinh được tổ chức thành từng lớp theo ban được phân, mỗi lớp có một
giáo viên chủ nhiệm.
Các môn học trong nhà trường được tổ chức thành các bộ môn, đứng đầu
mỗi bộ môn là tổ trưởng bộ môn.

17


Trong nhà trường THPT, học sinh được đào tạo qua các lớp 10, 11, 12. Như
vậy, mỗi học sinh phải trải qua 3 năm học, mỗi năm học gồm 2 kỳ là kỳ 1 và kỳ
2.
Kết quả rèn luyện của học sinh được đánh giá thông qua hạnh kiểm và điểm
tổng kết học tập.
Sau mỗi kỳ học, mỗi năm học, nhà trường tổ chức tổng kết, đánh giá học
sinh.
Việc đánh giá kết quả học tập thể hiện bằng cách tính điểm tổng kết các môn
học. Sau mỗi kỳ học, mỗi môn học đều có bảng điểm của học sinh theo từng lớp.
Mỗi giáo viên bộ môn sẽ có sổ điểm của môn mà mình giảng dạy và phải

nộp lại cho Ban giám hiệu nhà trường kiểm tra, sau đó tổ trưởng bộ môn sẽ lưu
giữ.
Tổng kết điểm của các môn học sẽ có được điểm tổng kết các môn của học
sinh trong kỳ học.
Mỗi lớp có một sổ điểm lớn để theo dõi và lưu trữ thông tin của học sinh: Sơ
yếu lý lịch, kiểm diện học sinh trong 9 tháng của một năm học, điểm các môn
học, điểm tổng kết học kỳ và cả năm, xếp loại hạnh kiểm và học lực.
Việc nhập điểm vào sổ điểm lớn do chủ nhiệm bộ môn thực hiện. Sau đó
nộp lại cho Ban giám hiệu nhà trường kiểm tra và bộ phận văn thư có trách
nhiệm quản lý.
Giáo viên bộ môn có trách nhiệm tính điểm tổng kết môn học cho các lớp
mà mình giảng dạy.
Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm tính điểm tổng kết các môn học kỳ 1,
học kỳ 2 và că năm. Sau đó phân loại học sinh về học tập thông qua điểm tổng
kết của từng môn và điểm tổng kết các môn của học kỳ, rồi nhập thông tin đó vào
sổ điểm lớn.
Khi cần thông tin về điểm của học sinh, ta có thể tra cứu trong sổ điểm lớn
của lớp hoặc sổ điểm của giáo viên phụ trách môn đó.

18


Vào đầu học kỳ mỗi năm học nhà trường phân công giảng dạy từng môn và
phân công giáo viên làm chủ nhiệm cho từng lớp. Giáo viên chủ nhiệm của một
lớp phải thuộc trong số giáo viên giảng dạy cho lớp tại học kỳ đó.
Giáo viên dạy môn gì cho lớp nào phải chịu trách nhiệm về điểm số môn
học cho tất cả học sinh lớp đó. Trong lớp, tại học kỳ đó mỗi học sinh mỗi môn
học có ba loại điểm: điểm hệ số 1 (kiểm tra 15 phút hoặc kiểm tra miệng), điểm
hệ số 2 là điểm kiểm tra một tiết và điểm hệ số 3 là điểm thi cuối học kỳ, trên cơ
sở đó xác định điểm trung bình cuối học kỳ của môn đó.

Cuối học kỳ giáo viên chủ nhiệm tập hợp điểm tất cả các môn của các giáo
viên giảng dạy lớp đó cung cấp để lập bảng điểm tổng hợp và khi hoàn tất điểm
tất cả các môn thì xác định được điểm trung bình chung cuối học kỳ.
Về hạnh kiểm, giáo viên chủ nhiệm lớp tại học kỳ đó có trách nhiệm theo
dõi, đánh giá và xếp loại cho từng học sinh.
Dựa vào kết quả học tập và hạnh kiểm hai học kỳ mà xếp loại chung cả năm
học cho từng học sinh, điểm trung bình học tập cuối năm là điểm trung bình của
hai học kỳ.
Cuối mỗi năm học nhà trường có thể tiến hành thi tốt nghiệp hoặc thi chất
lượng tùy thuộc vào điều kiện từng trường và tổng kết kết quả học tập của từng
học sinh và xét duyệt cho lên lớp hay lưu ban.
Khi học sinh ra trường nhà trường có trách nhiệm cung cấp học bạ (kết quả
học tập và hạnh kiểm chi tiết trong suốt quá trình học tập tại nhà trường).

19


Nhà trường quản lý điểm của từng lớp, mỗi lớp được quản lý theo một quyển sổ riêng gọi là sổ Lớn. Điểm được nhập trong
suốt năm học do giáo viên dạy môn, và được tổng kết do người lập biểu.

MẪU SỔ ĐIỂM LỚN

STT

Họ và Tên

Ngày sinh

Nơi Sinh


Giới tính

Dân

Đối

tộc

tượng

Nơi ở

Họ tên bố,nghề Họ tên mẹ,
nghiệp

Ghi chú

nghề nghiệp

Hình 2.1. Sổ điểm lớn

Phần ghi thông tin cá nhân

Số ng

THÁNG.....
Họ &
Tên

nghỉ

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28

Hình 2.2. Bảng ghi thông tin cá nhân
Phần theo dõi số ngày nghỉ trong tháng

25

29

30

31

CP K


Tên Môn
Tên Học Sinh

STT

Điểm hệ số 1
M

Điểm hệ số 2

V

TBKT


HK

TBM

Hình 2.3. Bảng theo dõi số ngày nghỉ trong tháng
Phần ghi điểm từng môn theo kỳ

STT

Điểm trung bình các môn học

Họ


Toán

Vật Tin

Tên

Học



Hóa

Ngữ

Lịch Địa


Sinh

Công Giáo

Ngoai Thể

Giáo

Học Học

Văn

Sử

Học

Nghệ Dục

Ngữ

Dục



Dục

Công

Quốc


Dân

Phòng

Điểm

Xếp Loại

TBCM/HK

Học Hạnh
Lực Kiểm

Hình 2.4. Bảng ghi điểm từng môn theo kỳ của học sinh

Phần tổng kết điểm theo kỳ

STT Họ tên

Điểm trung bình các môn học

26

Điểm

Xếp Loại


Toán


Vật Tin

Hóa

Ngữ

Lịch Địa

Sinh

Công Giáo

Ngoại Thể

Học



Học

Văn

Sử

Học

Nghệ Dục

Ngữ


Học



Giáo

TBCM/Năm Học

Hạnh

Dục Dục

Lực

Kiểm

Công

Quốc

Dân

Phòng

Hình 2.5. Bảng tổng kết điểm theo kỳ của học sinh
Phần tổng kết cuối năm học

TS ngày nghỉ

Được lên lớp


ở lại lớp

Phải thi lại, điểm môn Danh hiệu thi đua
thi lại

Hình 2.6. Bảng tổng kết cuối năm học

27


Sổ lớn gồm 4 phần:
Phần 1: Quản lý thông tin cá nhân của học sinh
Phần 2: Quản lý số ngày nghỉ của học sinh trong năm học
Phần 3: Quản lý điểm theo từng kỳ
Phần 4: Tổng kết điểm
2.1.4. Cách xếp loại hạnh kiểm của học sinh
Trong quá trình đào tạo, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
được tiến hành thường kỳ. Tuy nhiên, vào cuối mỗi kỳ mới được tính điểm tổng
kết cho từng môn và điểm trung bình chung tất cả các môn (ĐTBC) và hạnh
kiểm của từng học sinh để xếp loại học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Cuối
mỗi kỳ nhà trường đều xét đánh giá thi đua cho từng học sinh và xét duyệt khen
thưởng.
Các quy định về xếp loại hạnh kiểm
Theo quy chế về đánh giá, xếp loại học sinh THPT quyết định số:
40/2006/QĐ-BGDĐT. Việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh THPT
được tiến hành hàng kỳ căn cứ vào kết quả học tập, rèn luyện, ý thức chấp hành
nội quy nhà trường của mỗi học sinh, mà giáo viên chủ nhiệm và cán bộ lớp sẽ
tiến hành xét và xếp loại hạnh kiểm của học sinh. Hạnh kiểm của học sinh được
xếp thành bốn loại: Tốt, khá, trung bình, yếu. Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm do

bộ giáo dục quy định như sau:
- Loại tốt: Được xếp loại hạnh kiểm tốt là những học sinh luôn kính trọng người
trên thầy cô giáo, cán bộ và nhân viên nhà trường; thương yêu và giúp đỡ các em
nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết với bạn bè được bạn bè tin yêu.
Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản
dị, khiêm tốn. Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, cố gắng vươn lên trong học
tập. Thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy
định về trật tự, an toàn xã hội an toàn giao thông; tích cực tham gia đâu tranh,
chông tội phạm, tệ nạn xã hộivà tích cực trong học tập, kiểm tra, thi cử. Tham
giai đầy đủ các hoạt động theo quy định trong kế hoạch giáo dục, các hoạt động

28


chính trị, xã hội do nhà trường tổ chức; tích cực tham giai phong trào Đoàn thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh.
- Loại khá: Những học sinh đạt nhưng quy định trên nhưng chưa đạt tới mức của
loại tốt; đôi khi có thiếu sót nhưng sửa chữa ngay khi thầy giáo, cô giáo và các
bạn góp ý.
- Loại trung bình: Là những học sinh có một số khuyết điêm trong việc thực hiện
các tiêu chuẩn ở loại tốt nhưng mức độ chưa nghiêm trọng; sau khi được nhắc
nhở, giáo dục đã tiếp thu sữa chữa nhưng tiến bộ còn chậm.
- Loại yếu: Nếu có một trong các khuyết điểm sau đây: Có sai phạm với tính chất
nghiêm trọng, được giáo dục nhưng chưa sữa chữa. Vô lễ, xúc phạm nhân
phẩm,danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên nhà trường. Gian lận
trong học tập, kiểm tra, thi cử. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của
người khác, đánh nhau, gây rối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc trong xã hội.
Đánh bạc, vận chuyển, tang trữ, sử dụng ma túy, vũ khí, chất nổ, chất độc hại;
lưu hành văn hóa phẩm độc hại, đồi trụy, hoặc tham gia tệ nạn xã hội.
2.1.5. Cách tính điểm và học lực của học sinh

Việc đánh giá xếp loại về học lực dựa vào các kết quả của các bài kiể tra.
Học lực được xếp thành năm loại: loại giỏi, loại khá, loại trung bình, loại yếu và
loại kém. Tính điểm trung bình môn học và tính điểm trung bình các môn học
sau một học kỳ, một năm học.
Điểm tổng kết môn học được tính căn cứ vào điểm kiểm tra hệ số 1, kiểm tra
hệ số 2 và điểm thi học kỳ. Hệ số điểm kiểm tra:
Điểm hệ số 1 (ĐHS1) là những điểm kiểm tra thường xuyên: kiểm tra
miệng, kiểm tra viết dưới một tiết.
Điểm hệ số 2 (ĐHS2) là những điểm kiểm tra viết, thực hành từ một tiết trở
lên
Điểm hệ số 3:(ĐHK) là điểm kiểm tra học kỳ.
Cách tính điểm
 Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTBMHK) là trung bình cộng của điểm
các bài ĐHS1, ĐHS2,và ĐHK với hệ số quy định

29


ĐHS1 + 2 * ĐHS2 + 3* ĐHK

ĐTBMHK =
Tổng các hệ số
Điểm trung bình môn học cả năm (ĐTBMCN)là trung bình cộng của điểm
trung bình môn học kỳ I (ĐTBMHKI) với trung bình môn học kỳ II (ĐTBMHKII)
trong đó ĐTBMHKII được tính theo hê số 2.
ĐTBMCN = (2* ĐTBMHKII + ĐTBMHKI ) / 3
Điểm trung bình các môn học kỳ (ĐTBHK)là trung bình cộng của điểm trung
bình môn học kỳ của tất cả các môn với Toan và Ngữ văn hệ số 2 (không có môn
nâng cao):


ĐTBMHKTOÁN *2 + 2 * ĐTBMHKNGỮVĂN + ĐTBMHKVẬTLÝ +…..
ĐTBHK =
Tổng các hệ số
Điểm trung bình các môn học kỳ (ĐTBCN) là trung bình cộng của điểm
trung bình môn cả năm của tất cả các môn với Toan và Ngữ văn hệ số 2 (không
có môn nâng cao):

ĐTBMCNTOÁN *2 + 2 * ĐTBMCNNGỮVĂN + ĐTBMCNVẬTLÝ +…..
ĐTBCN =
Tổng các hệ số
Điểm trung bình các môn học kỳ hoặc cả năm học là số nguyên hoặc số thập
phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhâtsau khi đã làm tròn.
Đối với các môn chỉ dạy trong một học kỳ thì lấy kết quả đánh giá, xếp loại
của học kỳ đó làm kết quả đánh giá, xếp loại cả năm học.
Mẫu hồ sơ học sinh và bảng điểm
 Tóm tắt hồ sơ học sinh: gồm có
+ Họ tên

30


×