Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Đánh giá chỉ tiêu quản lý chất lượng cà phê của công ty Đức Lập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.68 KB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

ĐÁNH GIÁ CHỈ TIÊU QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CÀ PHÊ ĐỨC LẬP,
HUYỆN ĐĂKMIL, TỈNH ĐĂK NÔNG

Sinh viên thực hiện : Chu Thị Thanh Nga
Ngành học

: Quản trị kinh doanh Thương mại

Khóa

: 2011-2015

Đăk Lăk, tháng 10 năm 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

ĐÁNH GIÁ CHỈ TIÊU QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CÀ PHÊ ĐỨC LẬP,
HUYỆN ĐĂK MIL, TỈNH ĐĂK NÔNG



Giáo viên hướng dẫn:

ThS. Trần Xuân Ninh
ThS. Hà Thị Kim Duyên

Sinh viên thực hiện :

Chu Thị Thanh Nga

Ngành học

:

Quản trị kinh doanh Thương mại

Khóa

:

2011-2015

Đăk Lăk, tháng 10 năm 2014


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp này, em đã nhận được sự quan tâm,
giúp đỡ về nhiều mặt của các tổ chức và cá nhân, vì thế cho phép em bày tỏ lòng cảm
ơn sâu sắc đến:
- Quý thầy cô giáo trường Đại học Tây Nguyên nói chung và Khoa Kinh Tế nói

riêng đã giảng dạy và giúp đỡ em trong thời gian qua.
- Giảng viên ThS. Trần Xuân Ninh và ThS. Hà Thị Kim Duyên đã trực tiếp
hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành
báo cáo.
- Ban lãnh đạo cùng toàn thể các cô chú, các anh chị trong Công ty cà phê Đức
Lập đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tổng hợp cũng
như đóng góp ý kiến thiết thực để bài báo cáo được hoàn chỉnh.
- Cuối cùng, chúng em xin cảm ơn gia đình, các bạn trong lớp, trong trường đã
giúp đỡ, động viên em trong thời gian thực tập cũng như trong quá trình hoàn thành
bài báo cáo.
Buôn Ma Thuột, tháng 10 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Chu Thị Thanh Nga

i


MỤC LỤC

ii


DANH MỤC BẢNG

iii


PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay với xu hướng toàn cầu hóa đời sống kinh tế đã tạo ra những cơ
hội và thách thức đối với mỗi doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải đương
đầu với sự cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn phải cạnh tranh gay gắt với
thị trường quốc tế. Với xu hướng chuyển từ cạnh tranh giá thành sang cạnh
tranh chất lượng cản phẩm. Vì vậy các doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng
vững trên thị trường thì phải giành thắng lợi trong cạnh tranh mà điều này chỉ
có được khi chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao.
Chỉ có không ngừng đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm thì sản phẩm
của doanh nghiệp mới được khách hàng tin dùng, uy tín của doanh nghiệp mới
được nâng lên.
Với xu hướng giành thắng lợi trong cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm
như hiện nay công tác quản lý chất lượng sản phẩm có tầm quan trọng rất lớn
đến doanh nghiệp. Chính vì vậy các doanh nghiệp phải quan tâm, đưa vấn đề
chất lượng lên hàng đầu từ đó nhận thức một cách đúng đắn về vấn đề quản lý
chất lượng, cần phải hiểu rõ công tác quản lý chất lượng ảnh hưởng như thế
nào đối với doanh nghiệp của mình từ đó lên kế hoạch chất lượng cho doanh
nghiệp của mình.
Các doanh nghiệp ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung
hiện nay đều đang đối đầu với thách thức về chất lượng sản phẩm. Quá trình
toàn cầu hóa, tính cạnh tranh và nhu cầu ngày càng tăng của con người đã làm
thay đổi quy luật trên thị trường. Chất lượng đã không còn là vấn đề kỹ thuật
đơn thuần mà nó đã trở thành vấn đề sống còn của các doanh nghiệp.
Trước năm 1975, cà phê Đức Lập đã nổi tiếng và hiện giờ Đắk Mil vẫn là
vùng cà phê quy mô và chất lượng nhất của tỉnh Đắk Nông, với diện tích hơn
22.000ha (chiếm 1/5 diện tích cà phê của tỉnh), sản lượng bình quân 45.000
tấn/vụ (chiếm gần 1/3 sản lượng của tỉnh). Cùng với xây dựng nông thôn mới,
huyện Đắk Mil cũng đang quyết tâm xây dựng Đức Lập trở thành thương hiệu
cà phê nổi tiếng.
1



Trải qua hơn 20 năm tồn tại và phát triển, ngày nay Công ty cà phê Đức
Lập đã trở thành Công ty chủ lực của tỉnh về sản xuất kinh doanh sản phẩm cà
phê , sản phẩm của Công ty đã được thị trường chấp nhận. Chất lượng sản
phẩm ngày càng tiến bộ. Tuy nhiên, công tác quản lý hệ thống chất lượng theo
tiêu chuẩn UTZ Certified mới chỉ áp dụng cho ca cao và vẫn còn nhiều tồn tại.
Để đứng vững trên thương trường, Công ty cần phải tiếp tục nâng cao chất
lượng sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường, đáp ứng nhu cầu khắt khe của khách
hàng.
Xuất phát từ thực tế đó, trong thời gian thực tập tại Công ty cà phê Đức
Lập, tôi đã thực hiện đề tài: "ĐÁNH GIÁ CHỈ TIÊU QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CÀ PHÊ ĐỨC LẬP- HUYỆN ĐĂK MIL TỈNH
ĐĂK NÔNG" nhằm phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm, đồng thời đưa ra
những giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Thực trạng áp dụng chỉ tiêu quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn UTZ
Certified tại Công ty cà phê Đức Lập, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông.
- Phân tích chỉ tiêu quản lý chất lượng và nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm của Công ty cà phê Đức Lâp, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm
cà phê, ca cao tại Công ty Cà phê Đức Lập theo tiêu chuẩn UTZ Certified.

2


3


PHẦN THỨ HAI
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Những vấn đề chung về chất lượng
Trong điều kiện ngày nay, nâng cao chất lượng sản phẩm là cơ sở quan
trọng cho đẩy mạnh cho quá trình hội nhập, giao lưu kinh tế và mở rộng trao
đổi thương mại quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam. Chất lượng sản phẩm
có ý nghĩa quyết định đến nâng cao khả năng cạnh tranh, khẳng định vị thế của
sản phẩm hàng hóa Việt Nam và sức mạnh về kinh tế của đất nước trên thị
trường thế giới.
2.1.1.1. Khái niệm chất lượng
Chất lượng là phạm trù phức tạp mà ta thường hay gặp trong các lĩnh vực
hoạt động. Có nhiều cách giải thích khác nhau về chất lượng tùy theo từng góc
độ của người quan sát.
Theo tiêu chuẩn ISO 8402:1994: “Chất lượng là một đặc tính của một
thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng ) đó khả năng thỏa mãn nhu
cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn”. Thuật ngữ “thực thể” – “đối tượng” bao gồm
thuật ngữ sản phẩm theo nghĩa rộng, một hoạt động, một quá trình, một tổ chức
hay một cá nhân .
Theo tiêu chuẩn ISO 9000:2008 : “Chất lượng là mức độ của một tập hợp
các đặc tính vốn có của một sản phẩm, hệ thống hoặc quy trình thỏa mãn các
yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan”. Yêu cầu là những nhu cầu
hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu chung hay bắt buộc. Các bên có liên
quan bao gồm khách hàng nội bộ - cán bộ công nhân viên tổ chức, những người
thường xuyên cộng tác với tổ chức, những người cung ứng nguyên vật liệu.
Chất lượng sản phẩm, hiểu một cách khái quát nhất, là toàn bộ những tính
năng của sản phẩm tạo nên sự hữu dụng của nó được đặc trưng bằng những
thông số kỹ thuật; những chỉ tiêu kinh tế có thể đo lường và tính toán được,
nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định phù hợp với công dụng của sản phẩm.
Khi nghiên cứu chất lượng sản phẩm cần phân tích:

4



- Tính năng sản xuất của sản phẩm là bao gồm toàn bộ những tính năng
của sản phẩm hình thành trong quá trình thiết kế và được đảm bảo trong quá
trình sản xuất. Nó được gọi là chất lượng tiềm tàng của sản phẩm.
- Tính năng sử dụng chỉ thể hiện ở những tính năng của sản phẩm có liên
quan đến người sử dụng nhất định, tức là những tính năng nhằm thỏa mãn
những nhu cầu xã hội cụ thể và được gọi là chất lượng thực tế của sản phẩm.
Vậy chất lượng sản phẩm là mức độ chất lượng lô hàng đáp ứng với thị
trường khách hàng tiêu thụ và người sử dụng.
Trong điều kiện kinh tế thị trường thì chất lượng được mở rộng trở thành
khái niệm xã hội. Lợi ích xã hội được đưa vào tiêu chuẩn chất lượng để điều
hòa lợi ích cả ba bên: Người cung cấp – Khách hàng bên ngoài – các bên quan
tâm và xã hội chịu hâu quả để thỏa mãn mọi nhu cầu tiêu dùng.
2.1.1.2. Quản lý chất lượng là gì
Quản lý chất lượng là những hoạt động chức năng quản lý chung để
nhằm xác định chính sách chất lượng, mục đích chất lượng và thực hiện
chúng bằng những phương tiện như lập kế hoạch tổ chức, đảm bảo chất lượng
cải tiến trong khuôn khổ của hệ thống chất lượng.
Theo ISO 8402:1994 “quản lý chất lượng là những hoạt động có chức
năng quản lý chung, nhằm định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng
bao gồm: Lập chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng, hoạch định chất
lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng”.
Theo ISO 9000:2008 “Quản lý chất lượng là các hoạt động phối hợp với
nhau để điều hành và kiểm soát một tổ chức về mặt chất lượng”.
2.1.1.3. Vai trò của quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng giữ một vị trí hết sức quan trọng trong công tác quản
lý kinh tế và quản trị kinh doanh. Theo quan điểm hiện đại thì quản lý chất
lượng chính là việc các hoạt động quản lý có chất lượng. Quản lý chất lượng
giữ một vai trò quan trọng trong đời sống của nhân dân và sự phát triển hoạt

động của một tổ chức.
Đối với nền kinh tế: Đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ sẽ
tiết kiệm được lao động cho xã hội, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và các
công cụ lao động đồng thời cũng tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn.
5


Đối với người tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ: Khi sử dụng sản phẩm có
chất lượng thì yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm và giá cả từ đó tạo ra uy tín
cho giá trị sử dụng sản phẩm và dịch vụ.
Do đó khi đã thực hiện Quản lý chất lượng thì tổ chức phải coi đây là vấn
đề sống còn của mình và liên tục phải cải tiến không ngừng nhằm thoả mãn
những nhu cầu ngày càng cao của đời sống.
Phạm vi hoạt động của quản lý chất lượng: Được thực hiện trong tất cả
các giai đoạn từ nghiên cứu đến tiêu dùng và được triển khai trong mọi hoạt
động của tổ chức hoặc doanh nghiệp.
2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm.
2.1.2.1. Trình độ chất lượng của sản phẩm - Tc
Trình độ chất lượng của sản phẩm: biểu thị mối tương quan giữa lượng
nhu cầu có khả năng thỏa mãn của sản phẩm trong điều kiện xác định và tổng
chi phí thỏa mãn nhu cầu dự kiến trong quá trình sử dụng sản phẩm đó. Chỉ tiêu
này dùng để đánh giá trong khâu thiết kế, dự kiến.
Lnc
TC =

Gnc

Trong đó: Lnc : Lượng nhu cầu có khả năng được thoả mãn.
Gnc : Chi phí dự kiến để thoả mãn nhu cầu.
Gnc = Gsx + Gsd

Gsx : Chi phí để sản xuất sản phẩm (hay giá mua của sản phẩm).
Gsd : Chi phí sử dụng sản phẩm.
Như vậy: Tc chính là đặc tính kinh tế kỹ thuật phản ánh khả năng tiềm
tàng của sản phẩm được xác định trong giai đoạn thiết kế.
2.1.2.2. Chất lượng toàn phần - QT
Chất lượng toàn phần: biểu thị mối tương quan giữa lượng lợi ích thực tế
người tiêu dùng nhận được với tổng chi phí thỏa mãn nhu cầu thực tế người tiêu
dùng đã bỏ ra. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá trong khâu sử dụng.
Lnctt
QT =

Gnctt

Trong đó: Lnctt: Lượng nhu cầu thực tế được thỏa mãn bởi sản phẩm.
Gnctt : Chi phí thỏa mãn nhu cầu thực tế.
6


2.1.2.3. Tỷ lệ sản phẩm đạt chất lượng
Số sản phẩm đạt chất lượng
Tỷ lệ sản phẩm đạt chất lượng =

Tổng số sản phẩm được kiểm tra

Chỉ tiêu này có ưu điểm là doanh nghiệp xác định được mức chất lượng
đồng đều qua các thời kỳ (Chất lượng theo tiêu chuẩn đề ra).
2.1.2.4. Các chỉ tiêu sản phẩm sai hỏng
* Tỷ lệ sai hỏng tính theo hiện vật:
Số sản phẩm hỏng
H1 =


Tổng số lượng sản phẩm

X 100%

* Tỷ lệ sai hỏng tính theo thước đo giá trị:
Chi phí sản xuất cho sản phẩm hỏng
H2 =

X 100%
Tổng chi phí toàn bộ sản phẩm hàng hoá

2.1.3. Tổng quan về chỉ tiêu Utz certified
UTZ Cretified là một chương trình chứng nhận toàn cầu, đưa ra các tiêu
chí về sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp bền vững, có trách nhiệm.
Chương trình Utz giúp cho nông dân có vụ mùa tốt hơn, thu nhập tốt hơn, triển
vọng tốt hơn và cải thiện môi trường để hướng đến nền nông nghiệp bền vững.
2.1.3.1. Giới thiệu về chỉ tiêu Utz certified
UTZ Certified là một chương trình chứng nhận toàn cầu, đưa ra các tiêu
chuẩn về sản xuất và kinh doanh cà phê có trách nhiệm. UTZ, có nghĩa là “tốt”
trong tiếng Maya, đem đến sự đảm bảo chất lượng về kinh tế, xã hội và môi
trường trong sản xuất cà phê, ca cao và chè mà các thương hiệu và người tiêu
dùng mong đợi.
Chương trình UTZ Certified giúp người nông dân có mùa vụ tốt hơn, thu
nhập tốt hơn, triển vọng tốt hơn để chăm sóc gia đình họ và cải thiện môi
trường để hướng đến nền nông nghiệp bền vững mang lại nhiều cơ hội tốt hơn
cho người nông dân, gia đình họ và cho hành tinh của chúng ta.
Hiện nay, người tiêu dùng mong đợi những sản phẩm an toàn, chất lượng
và hơn thế nữa đằng sau việc thưởng thức được hương vị thơm ngon và chất
7



lượng sản phẩm tốt thì khách hàng cũng muốn biết được sản phẩm này đến từ
đâu và nó được sản xuất như thế nào.
Để trả lời hai câu hỏi lớn của người tiêu dùng đang mong đợi, Chương
trình UTZ Certified đã ra Bộ nguyên tắc và Quy trình giám sát nguồn gốc ứng
với mỗi loại cây trồng cụ thể được tất cả các bên liên quan thừa nhận và tất cả
các đơn vị thành viên khi tham gia đều phải thực hiện dưới sự giám sát của tổ
chức thứ 3 độc lập hằng năm.
Bên cạnh đó, việc hỗ trợ các thông tin có liên quan đến chương trình luôn
có sẵn trên hệ thống UTZ website và bố trí người đại diện tại tất cả các nước
sản xuất cũng như tiêu thụ để hỗ trợ chứng nhận đầu vào và phát triển thị
trường đầu ra.
UTZ Certified mong muốn tạo ra một thế giới mà ở đó nền nông nghiệp
bền vững là then chốt. Nông nghiệp bền vững giúp người nông dân, người lao
động và gia đình họ thực hiện hoài bão của mình và góp phần bảo vệ nguồn tài
nguyên thế giới hiện tại và trong tương lai.
Một thế giới canh tác bền vững là then chốt, là một thế giới mà ở đó:

-

Người nông dân thực hiện các thực hành nông nghiệp tốt, quản lý trang

trại chuyên nghiệp, quan tâm đến con người và hành tinh.

- Các thương hiệu đầu tư vào sản xuất bền vững và nhận được giải thưởng.
- Người tiêu dùng có thể thưởng thức và tin tưởng vào sản phẩm mà họ
mua.
UTZ Certified với phương châm “ Canh tác tốt hơn, Tương lai tốt hơn” là
bí quyết để thành công trong sản xuất dù gặp bất cứ điều kiện khó khăn thách

thức nào.
Những người nông dân tham gia chương trình UTZ được đào tạo để trở
thành những nhà quản lý, kinh doanh giỏi trong phạm vi công việc của mình.
Điều này cho phép họ sản xuất nhiều hơn với chi phí thấp hơn và chất lượng tốt
hơn. Bằng cách này, người nông dân có thể đầu tư cho gia đình, cho chính
doanh nghiệp của mình và người lao động cũng như đầu tư cho tương lai của
chính họ.
Nông dân được chứng nhận UTZ làm việc với ý thức tôn trọng môi trường
và hài hòa hơn với thiên nhiên. Động, thực vật và thiên nhiên được bảo tồn.
8


Nguồn nước, nguyên vật liệu và nguồn tài nguyên thiên nhiên được bảo vệ,
đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Với chương trình UTZ, ngày càng nhiều nông dân và công nhân cảm thấy
phấn khởi, năng động và được tôn trọng. Họ có nhiều cơ hội hơn để đạt được
ước vọng của chính mình và gia đình của họ. Một tương lai tốt hơn cho tất cả
mọi người.
2.1.3.2. Sự hình thành và phát triển của UTZ Certified

-

Thành lập năm 1997 do 1 nhà rang xay Hà Lan và một nhà sản xuất tại

Guatemala.

-

Tên cũ trước đây là UTZ kapeh, từ 2007 đổi tên thành UTZ Certified


good inside nhưng bản chất của chương trình không thay đổi.

- Năm 2002 Xâm nhập thị trường, trở thành 1 đơn vị độc lập và đến
Việt Nam.

-

Năm 2006 có mặt trên toàn cầu, có văn phòng đại diện tại 18 nước sản

xuất và 3 khu vực tiêu thụ : Châu Âu, Châu Mỹ và Nhật Bản.

-

Hiện có hơn 400 các công ty, các nhà sản xuất tham; hơn 300 các công

ty rang xay, thương mại lớn nhỏ trên toàn thế giới tham gia.

- Trong 5 năm trở lại đây Utz Certified được đánh giá là 1 trong những tổ
chức cấp chứng nhận mạnh nhất và cũng là công cụ tốt để xâm nhập thị trường
Mỹ và Nhật bản .[2]
2.1.3.3. Nguyên tắc cơ bản của quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn UTZ
Certified
a. Tính truy nguyên nhận dạng và phân biệt sản phẩm
- Đơn vị được chứng nhận phải có đầy đủ hồ sơ theo dõi tại tất cả các đơn
vị thu mua và luân chuyển của sản phẩm được chứng nhận UTZ Certified.
- Đơn vị được chứng nhận khi đi thuê cơ sở chế biến khác để chế biến cà
phê, ca cao phải lựa chọn các đơn vị được chứng nhận theo quy trình giám sát
nguồn gốc UTZ Certified.
- Đơn vị được chứng nhận phải có hệ thống quản lý bằng văn bản.
- Đơn vị được chứng nhận phải có quyết định phân công người hay bộ

phận chịu trách nhiệm về tính truy nguyên.

9


- Để riêng sản phẩm được chứng nhận UTZ Certified và sản phẩm thường
tại các công đoạn ( trên vườn, sân phơi, xay sát, bảo quản, phân loại...).
- Có nhận dạng trực quan nhận biết được sản phẩm được chứng nhận UTZ
Certified và sản phẩm thường tại tất cả các công đoạn.
- Lưu mẫu đại diện cho từng hợp đồng hoặc cho từng xe cà phê, ca cao khi
bán sản phẩm, thời gian lưu tối thiểu 12 tháng.
b. Hệ thống quản lý lưu trữ thông tin và thanh tra nội bộ
- Lưu trữ thông tin và xác định vườn cà phê, ca cao.
• Có bảng đồ tổng thể khu vực sản xuất. Vườn cà phê, ca cao phải có tên

riêng, số hiệu hay mã code...
• Có biển hiệu giúp cho việc nhận dạng và phân biệt từng vườn cây.
• Hồ sơ ghi chép theo yêu cầu của bộ nguyên tắc cần phải được cập nhật

thường xuyên, lưu giữ cẩn thận và thời gian lưu giữ tối thiểu là 2 năm.

- Hệ thống quản lý và thanh tra nội bộ
• Tiến hành thanh tra nội bộ ít nhất 1 năm một lần, sử dụng danh mục
thanh tra nội bộ UTZ Certified.
• Xây dựng một kế hoạch quản lý tổng thể dựa trên đánh giá rủi ro về quản lý
đất, sử dụng phân bón, nước tưới, thuốc bảo vệ thực vật, chế biến sản phẩm, an
toàn lao động và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên tại khu vực canh tác.
• Tiến hành đánh giá rủi ro tại khu vực trồng mới về vệ sinh an toàn thực
phẩm, lịch sử khu đất có bị ô nhiễm chất hay không...


- Tính minh bạch và khả năng giải trình.
• Có hồ sơ ghi chép về việc phân bố giải thưởng cho cà phê, ca cao được

chứng nhận UTZ Certified như thế nào trong đơn vị được chứng nhận.
• Có quyết định phân công người chịu trách nhiệm trong tổ chức để tiếp nhận

và giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của công nhân nông hộ.
• Có thủ tục hướng dẫn khiếu nại và biểu mẫu dành cho bất cứ ai muốn

khiếu nại về việc tuân thủ Bộ nguyên tắc UTZ Certified.
• Ghi chép theo dõi khiếu nại và các điều chỉnh của tổ chức.

c. Giống và chủng loại
- Đào tạo cho nông hộ sản xuất về chọn tạo giống và kỹ thuật ươm giống.
- Có đầy đủ hồ sơ về việc mua giống bên ngoài.
10


- Ghi chép theo dõi quá trình ươm giống, sinh trưởng, chăm sóc và sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Cập nhật về quy định cây biến đổi gen và thông báo cho tổ chức UTZ
Certified và khách hàng mua sản phẩm khi tham gia trồng cà phê, ca cao
biến đổi gen.
d. Quản lý đất
- Phân tích đất để đánh giá hiện trạng màu mỡ của đất (lấy mẫu phân tích
đất theo từng trang trại hoặc theo một nhóm trang trại tương đồng).
- Đào tạo cho các nông hộ kiến thức và kỹ thuật canh tác đất.
- Sử dụng các biện pháp kỹ thuật để duy trì, cải tạo và chống suy giảm đất
trên trang trại. ( Có bằng chứng trực quan hay văn bản thể hiện)
- Sử dụng các biện pháp kỹ thuật chống xói mòn trên đất dốc. ( Có bằng

chứng trực quan hay văn bản thể hiện).
e. Sử dụng phân bón
- Đào tạo kiến thức, kỹ thuật về việc lựa chọn, tính toán lượng phân bón
và việc sử dụng cho các nông hộ
- Xây dựng một kế hoạch bón cho khu vực canh tác
- Không sử dụng phân bón trong phạm vi gần nguồn nước 5m.
- Có danh sách tổng hợp phân bón vô cơ hay hữu cơ mà nông hộ sử dụng
và lưu kho trong khu vực canh tác.
- Theo dõi việc sử dụng phân bón ghi vào nhật ký nông hộ.
- Các thiết bị sử dụng để bón phân cần được bảo dưỡng và kiểm tra định
kỳ hằng năm.
- Phận bón phải được bảo quản riêng biệt, đúng cách và giảm thiểu nguy
cơ gây ô nhiễm môi trường.
- Đảm bảo một số điều kiện về kho bảo quản: có mái che, khô ráo, sạch sẽ...
- Cặn thải và nước thải chưa qua xử lý không được sử dụng cho sản phẩm.
f. Tưới tiêu
- Cập nhật số liệu về lượng mưa tại khu vực canh tác để xây dựng kế
hoạch tưới tiêu phù hợp.
- Xây dựng kế hoạch quản lý tưới tiêu nước để tối ưu hóa việc sử dụng,
chống thất thoát nước tại khu vực canh tác.
11


- Theo dõi ghi chép về việc sử dụng nước tại các nông hộ.
- Đánh giá nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước tại các khu vực canh tác do
vệ sinh thực vật, do hóa chất hay cơ lý ô nhiễm. Các nguồn nước tại khu vực
canh tác cần được lấy mẫu và phân tích bởi cơ quan chuyên môn, nếu nguồn
nước bị ô nhiễm cần có biện pháp xử lý.
- Không dùng nước thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn.
g. Thuốc bảo vệ thực vật

- Lựa chọn và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
• Cập nhật danh mục thuốc bị cấm để lựa chọn và sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật cho phù hợp.
• Cập nhật danh mục dư lượng tối đa cho phép áp dụng cho thị trường mà
đơn vị dự tính bán sản phẩm để làm cơ sở cho việc sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật phù hợp.
• Đào tạo nông hộ kiến thức lựa chọn, sử dụng và bảo quản thuốc.
• Sử dụng các loại thuốc ít độc hại nhất cho con người, động vật và thực
vật ( các loại thuốc có màu xanh, vàng).
• Các danh mục thuốc bảo vệ thực vật sử dụng và cất trữ phải nằm trong
danh mục được phép sử dụng theo quy định của cơ quan chức năng.
• Ghi chép lại việc sử dụng các loại thuốc trong nhật ký nông hộ.
• Hướng dẫn hoặc có biển báo về việc không sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật gần nguồn nước trong phạm vi 5m.

-

Thiết bị sử dụng Bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ các thiết bị sử dụng

thuốc bảo vệ thực vật.

- Loại bỏ hợp chất thừa.
- Vận chuyển, bảo quản, sử dụng và pha trộn thuốc phải an toàn và hạn
chế sự ảnh hưởng đối với con người và môi trường xung quanh.

- Kho bảo quản có kết cấu đảm bảo an toàn, có biển báo nguy hiểm
đặt tại kho.

-


Khi pha trộn thuốc phải sử dụng các dụng cụ bảo hộ và đo nồng độ

chính xác khi sử dụng.

- Không sử dụng lại bao bì thuốc đã qua sử dụng.
12


-

Thu gom các loại thuốc đã quá hạn để xử lý theo cách giảm thiểu gây

ảnh hưởng tới môi trường.
h. Thu hoạch và chế biến
- Thực hiện phân tích rủi ro về vệ sinh an toàn thực phẩm trong và sau thu
hoạch. Phân tích này được xem xét hàng năm.
- Dựa trên phân tích rủi ro để xây dựng triển khai kế hoạch nhằm đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm cả trong quá trình thu hoạch và tại các cơ sở chế biến.
- Hạn chế các tác nhân gây nấm mốc, hóa chất gây suy giảm chất lượng.
- Các dụng cụ đo lường được kiểm tra định kỳ bởi các cơ quan chức năng.
- Bảo quản riêng các loại cà phê, ca cao khác nhau.
i. Quyền lợi của người lao động, sức khỏe và an toàn lao động
- Quản trị rủi ro điều kiện lao động.
- Tập huấn về sức khỏe và an toàn lao động.
- Cơ sở, trang thiết bị y tế, an toàn lao động, quỳ trình cứu hộ cần phải
được quan tâm đầy đủ.
- Vệ sinh và duy trì vệ sinh tốt.
- Quyền lợi người lao động phải được đảm bảo tối đa.
k. Tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học
- Quản trị rủi ro và bảo tồn môi trường.

- Bảo vệ, giữ gìn nguồn nước và đa dạng sinh học.
- Nguồn năng lượng phải được sử dụng hợp lý và không lãng phí.
- Phải ghi chép và giám sát việc sử dụng nguồn năng lượng trên khu vực
sản xuất và chế biến. Ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo.[3]
2.1.3.4 Tầm quan trọng của chương trình UTZ Certified
Chương trình UTZ Certified mang lại nhiều giá trị về mặt kinh tế, xã hội
và cả môi trường cho những nước tham gia vào tổ chức UTZ Certified.
Về kinh tế: sản phẩm đạt chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn càng ngày
càng tăng, làm cho vị thế của sản phẩm cà phê, ca cao Việt Nam có chỗ đứng
trên thị trường vững chắc hơn.
Về xã hội: Người lao động được tôn trọng và bảo vệ tối đa về mọi mặt.
Về môi trường: môi trường giảm thiểu được ô nhiễm, người dân biết bảo
vệ môi trường và cảm thấy an tâm hơn trong môi trường sống trong sạch, không
13


lo sợ về mối nguy hại khi tiếp xúc với thuốc hóa học quá nhiều, nguồn tài
nguyên được sử dụng an toàn và hiệu quả, không lãng phí.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Tuy đã đạt được những kết quả rất quan trọng, nhưng ngành cà phê Việt
Nam đang đứng trước những thách thức to lớn trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế. Sự tăng nhanh không theo quy hoạch về diện tích dẫn đến rừng bị tàn
phá, đất bị thoái hoá, năng suất, sản lượng tăng nhưng chất lượng sản phẩm
chưa cao, sức cạnh tranh trên thị trường thế giới thấp, hiệu quả kinh doanh
mang lại còn ở mức thấp. Mặc khác, môi trường sinh thái trong vùng trồng cà
phê và chế biến cà phê ngày càng bị ô nhiễm và mất tính ổn định, thiếu bền
vững, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống nhân dân.
Để phát triển cà phê bền vững trong thời kỳ mới, sản xuất cà phê đúng
theo vùng qui hoạch sản xuất nguyên liệu, tạo ra sản phẩm hàng hoá ổn định về
năng suất, sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng kim ngạch xuất khẩu,

nâng cao hiệu quả kinh tế, mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân;
đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng ổn định và bền vững, đất không bị
xói mòn, rửa trôi mà ngày càng màu mỡ, cây cà phê sinh trưởng và phát triển tốt. Bộ
Nông Nghiệp ban hành Nghị quyết về phát triển cà phê bền vững đến năm 2015 và
định hướng đến năm 2020.
Ở Việt Nam, cà phê được trồng từ năm 1857, sau năm 1930 có khoảng
5.900 ha, năm 1975 có khoảng 20.000 ha. Sau năm 1986, thời điểm đất nước ta
thực hiện công cuộc đổi mới, cây cà phê phát triển mạnh, nhất là cà phê vối
(Robusta) ở Tây Nguyên.
Năm 1980, Việt Nam chỉ chiếm ít hơn 0,1% sản lượng cà phê trên thế
giới. Đến năm 2000, con số này tăng đạt mức 13% – đây là sự tăng trưởng đáng
kinh ngạc, mặc dù có vài ý kiến cho rằng, một phần nguyên nhân là do giá cà
phê thế giới trong những năm 1990 bị rớt thảm hại.
Việt Nam giờ đã trở thành nước sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới,
nhưng cà phê Việt Nam chủ yếu được đánh giá cao ở số lượng hơn là chất
lượng – vị đắng của hạt cà phê Robusta Việt Nam từng dành chiến thắng tại vài
14


giải thưởng quốc tế. Các nhà nhập khẩu trên thế giới chủ yếu thu mua hạt cà
phê thô.
Năm 2012, Việt Nam xuất khẩu 1,73 triệu tấn cà phê, trị giá khoảng 3,67
tỉ USD và chiếm hơn 50% lượng cà phê Robusta trên thế giới. Loại cà phê này
được sử dụng để chế biến cà phê hòa tan hoặc các loại đồ uống pha trộn khác.
Cây cà phê là loại cây công nghiệp phát triển nhanh trên địa bàn Tây
Nguyên từ sau ngày thống nhất đất nước, năm 1975 có trên 15.700 ha cà phê,
năm 1985 có 30 ngàn ha. Trong thời gian này, Tỉnh uỷ Tây Nguyên ban hành
Nghị quyết số 02 về “củng cố và phát triển ngành cà phê của tỉnh, đưa cà phê
trong tỉnh định hình vào năm 1990 với diện tích 50.000 ha đạt năng suất, chất
lượng và hiệu quả kinh tế cao”, đến nay diện tích cà phê năm 2013 của tỉnh

Đăk Nông là 116.106ha, sản lượng 217,8 ngàn tấn. Diện tích và sản lượng phân
bố chủ yếu: huyện Đắk Mil 20.608ha, sản lượng 46.368 tấn; Đắk Song: 22.389
ha, sản lượng 47.017 tấn; Đắk R’lấp: 16.247ha, sản lượng 34.401 tấn. Định
hướng đến năm 2015, ổn định diện tích 118.970 ha, sản lượng đạt bình quân
288.090 tấn/niên vụ.[5]
Cùng với việc tăng nhanh về diện tích, việc áp dụng các biện pháp kỹ
thuật thâm canh như: chọn giống, bón phân, tưới nước, tạo tán…. đã làm năng
suất và sản lượng cà phê tăng mạnh. Những năm trước 1990, năng suất bình
quân 1 ha cà phê kinh doanh chỉ đạt 8-9 tạ nhân, đến năm 1994 năng suất bình
quân đạt 18,5 tạ/ha, hiện nay bình quân đạt 25-28 tạ/ha; cá biệt ở một số vùng
sản xuất đã cho năng suất bình quân đạt 35-40 tạ/ha, vườn cà phê một số hộ gia
đình đạt trên 50 tạ/ha.
Sự phát triển quá nhanh cà phê ở Tây Nguyên về diện tích, năng suất, sản
lượng đã đem lại lợi ích to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội và người trồng
cà phê: Nhằm chủ động nguồn nguyên liệu và nâng cao chất lượng cà phê xuất
khẩu, Công ty TNHH MTV Xuất Nhập Khẩu 2-9 (Dak Lak) đã xây dựng vùng
nguyên liệu cà phê có chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc tế UTZ, 4C tại các vùng
sản xuất cà phê trọng điểm của tỉnh theo hình thức liên kết với các hộ trồng cà
phê. Đến nay đã có 1.783 hộ tham gia với 2.854 ha, trong đó tập trung nhiều
nhất ở huyện Krông Năng (433 hộ với 827 ha), TP.Buôn Ma Thuột (781 hộ với
15


1.159 ha)… Niên vụ 2011-2012, tổng sản lượng cà phê có chứng nhận đạt
khoảng 10.000 tấn, được bán trực tiếp cho các nhà rang xay hàng đầu thế giới
với giá có lợi.[6]
Theo các hộ tham gia, so với cách sản xuất cà phê thông thường thì mỗi ha
cà phê chứng nhận có năng suất cao hơn khoảng 15% -20%, chi phí sản xuất
cũng giảm tương ứng, giá bán được cộng thêm gần 100 USD/tấn…góp phần gia
tăng giá trị sản phẩm.

Song cũng đặt ra những vấn đề bức xúc cần giải quyết đó là: Trong giai
đoạn năm 1994 - 1999 do lợi nhuận từ trồng cà phê tăng cao, nên diện tích cà
phê phát triển một cách ồ ạt, dẫn tới quy hoạch sử dụng đất bị phá vỡ; một số
diện tích cây trồng khác bị thu hẹp và không phát triển; đặc biệt là diện tích
rừng, kể cả rừng phòng hộ cũng bị giảm đi nhanh chóng do tình trạng người dân
lấn chiếm rừng và đất rừng để khai phá trồng cà phê. Rừng bị chặt phá gây ảnh
hưởng xấu đến môi trường sinh thái, mất cân bằng về đất đai, nguồn nước, vốn
rừng và đặc biệt ô nhiễm môi trường trong khu vực sản xuất, chế biến cà phê
diễn ra khá phổ biến.
Phần lớn diện tích cà phê do nông dân tự chọn giống để trồng, thời gian
gần đây đã bộc lộ nhiều nhược điểm, có xu hướng bị thoái hoá. Trong khi đó,
các hoạt động khoa học - công nghệ và công tác khuyến nông chưa đáp ứng kịp
yêu cầu của thực tiễn sản xuất.
Hệ thống quan hệ sản xuất và công tác quản lý còn bất cập, mô hình liên
kết “bốn Nhà” Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà nông - Nhà doanh nghiệp chưa
rõ ràng, khả năng liên kết kém, ít linh hoạt trong nhiều khâu, nhiều công đoạn;
nhiều doanh nghiệp kinh doanh cà phê thua lỗ mất khả năng thanh toán, đặc
biệt là các doanh nghiệp Nhà nước sản xuất kinh doanh cà phê chưa thật sự ổn
định, chưa nắm bắt kịp giá cả thị trường thế giới.
Chất lượng sản phẩm cà phê Tây Nguyên vốn là tốt do có điều kiện sinh
thái phù hợp mang lại, có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới thì ngày nay có
phần giảm sút do các doanh nghiệp và các hộ gia đình sản xuất cà phê chưa chú
trọng việc chọn giống, trồng, chăm sóc, bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật,
16


công tác quản lý bảo vệ chưa tốt, thu hoạch quả xanh chiếm tỷ lệ cao, phơi, sấy,
chế biến, bao bì, bảo quản, chưa đảm bảo theo qui trình kỹ thuật dẫn đến chất
lượng cà phê nhân giảm, chưa đáp ứng với yêu cầu của khách hàng trong và
ngoài nước.

Trong đó, nguyên nhân quan trọng là nhận thức của các cấp uỷ đảng,
chính quyền và nhân dân về phát triển cà phê theo hướng bền vững, hiệu quả và
gắn với bảo vệ môi trường sinh thái chưa cao. Sự hợp tác liên kết giữa các
thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp trong ngành chưa được chặt chẽ;
chưa quan tâm tổ chức, xây dựng cơ chế kinh doanh làm suy giảm sức cạnh
tranh trên thương trường trong qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các cấp uỷ,
chính quyền chưa đề ra được phương hướng và những biện pháp cụ thể để chỉ
đạo các doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất cà phê theo định hướng,
còn để cho thị trường tự điều tiết và người sản xuất phát triển cây cà phê một
cách tự phát. Mặt khác, nước ta chưa có kinh nghiệm nhiều về lĩnh vưc kinh
doanh cà phê trên thị trường quốc tế.
Mặc dù “sinh sau, đẻ muộn” và phải cạnh tranh khốc liệt với các loại cây
trồng công nghiệp khác trên đất Tây Nguyên nhưng cây ca cao lại có lợi thế lớn
với lộ trình phát triển bền vững, vì được kiểm soát chất lượng trong tất cả cách
khâu, tạo được giá trị gia tăng cho sản phẩm- điều mà nhiều ngành nông dản
khác đang ì ạch phấn đấu để đạt được.
Chất lượng ca cao Việt Nam được đánh giá thuộc loại cao trên thị trường
thế giới. Theo thống kê, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 30% diện tích trồng ca
cao đạt yêu cầu kỹ thuật, có 40% diện tích được chăm sóc đầu tư. Hiện giá ca
cao trên thị trường đang tăng lên, ở mức 50.000-60.000 đồng/kg hạt khô lên
men; trái cây tươi từ 4.300-4.500 đồng/kg, do đó người nông dân đã yên tâm và
tình trạng đốn bỏ ca cao đã giảm hẳn.[7]
Cây ca cao đã có nền tảng sản xuất tốt, nhưng về lâu dài cần có chiến lược
toàn diện cho ngành ca cao, đó là phát triển theo hướng chất lượng, trên cơ sở
thâm canh tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho
người dân. Các dự án, chương trình phát triển ca cao cần đẩy mạnh hỗ trợ người
trồng trong việc áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) để nâng cao chất
17



lượng và an toàn thực phẩm, các kỹ thuật canh tác bền vững, khuyến khích hoạt
động liên kết của nông dân thông qua hình thức câu lạc bộ ca cao, hợp tác xã, tổ
hợp tác, liên kết theo mô hình: doanh nghiệp đầu vào – nông dân – doanh
nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu; tăng cường quản lý Nhà nước về tiêu
chuẩn chất lượng, đặc biệt là chất lượng ca cao xuất khẩu nhằm xây dựng
thương hiệu ca cao Việt Nam ngay từ bây giờ.
Cùng với việc tăng diện tích, sản lượng, những năm qua hoạt động quản lý
ca cao chất lượng đã được nhiều địa phương đẩy mạnh ( ca cao tập trung chủ
yếu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên).
Theo đó, đã có nhiều hoạt động hướng dẫn thực hành sản xuất theo tiêu
chuẩn UTZ Certified. Đến nay, đã có 16 đơn vị được cấp chứng nhận UTZ với
3.721 hộ, diện tích 2.839ha, sản lượng niên vụ 2013-2014 ước đạt 3.183 tấn,
chiếm hơn 50% tổng sản lượng ca cao Việt Nam.
Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Do
toàn bộ hạt ca cao của Việt Nam đều được lên men, thích hợp chế biến
chocolate nguyên chất trên thị trường thế giới đặc biệt ưa chuộng. Hiện cả nước
đã có 232 cơ sở lên men, riêng năm 2013 đã xây dựng được 2 trung tâm lên
men và hệ thống sấy khô lớn.
Theo Ban Điều phối Ca cao Việt Nam (VCC) thì khác với nhiều nông sản
đang trong tình trạng “khủng hoảng thừa” thì thị trường hạt ca cao thế giới đang
sáng sủa bởi nhu cầu luôn tăng cao. Theo dự báo, năm 2014, thế giới sẽ thiếu
120.000 tấn hạt ca cao. Hiện giá ca cao đã quay đầu tăng vọt 50.000-57.000
đồng/kg hạt khô lên men và 4.300-4.500 đồng/kg trái tươi.
Sáng ngày 02/3/2012 tại huyện Châu Thành - tỉnh Bến Tre Sở NN-PTNT
đã phối hợp với tổ chức Helvitas Việt Nam tổ chức lễ trao giấy chứng nhận
UTZ (tương đương Global GAP) cho hệ thống sản xuất ca cao thuộc Dự án ca
cao chứng nhận.
Đơn vị được trao giấy chứng nhận là Công ty TNHH ca cao Phạm Minh
cùng với 86 hộ sản xuất, lên men của 9 câu lạc bộ nông dân thuộc bốn huyện
Châu Thành, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc và Mỏ Cày Nam. Đây là hệ thống sản

18


xuất ca cao đầu tiên tại tỉnh Bến Tre được cấp chứng nhận UTZ. Để đạt được
giấy chứng nhận UTZ lần này, trong suốt năm 2011 Công ty TNHH ca cao
Phạm Minh cùng với Ban Quản lý Dự án và tổ chức Helvitas Việt Nam đã tổ
chức các lớp tập huấn và thực hiện nhiều hoạt động theo hướng dẫn tổ chức sản
xuất theo tiêu chuẩn UTZ Certified cho đội ngũ nhân viên của công ty, Ban chủ
nhiệm các câu lạc bộ, các điểm thu mua lên men và từng hộ thành viên… Lợi
thế của hệ thống sản xuất ca cao được trao giấy chứng nhận lần này là nhà máy
chế biến (của Công ty TNHH ca cao Phạm Minh) được đặt ngay trong vùng
nguyên liệu, rất thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất và kiểm tra, kiểm soát từ
khâu đầu đến khâu cuối để có được sản phẩm ca cao chứng nhận. Do vậy, việc
còn lại là Công ty TNHH ca cao Phạm Minh phải nỗ lực hơn nữa để có được
giấy chứng nhận tiếp theo cho sản phẩm chế biến từ hạt ca cao của mình, góp
phần xây dựng chuỗi giá trị ca cao hiệu quả, bền vững của hệ thống. So với chỉ
tiêu Dự án đặt ra: 1.000 ha ca cao với 3.000 hộ nông dân tham gia đạt chứng
nhận UTZ vào năm 2014 thì kết quả lần này (46,7 ha, 86 hộ nông dân) còn
khiêm tốn. Tuy nhiên, cần khẳng định đây là kết quả khởi đầu hứa hẹn sau gần
một năm hoạt động của dự án. Điều mấu chốt cho sự thành công của dự án là
tính bền vững sau khi dự án kết thúc. Để đạt được điều này, bên cạnh lợi ích
chung mang lại cho cộng đồng (môi trường, việc làm…) cần đảm bảo lợi ích cụ
thể mang lại cho từng thành viên tham gia trong hệ thống (doanh nghiệp chế
biến, xuất nhập khẩu, người thu mua, lên men, nông dân canh tác…), trong đó
cần khẳng định lợi ích thiết thực mang lại cho người nông dân là là yếu tố tiên
quyết đảm bảo tính bền vững của dự án.
Hiện trên địa bàn Dak Lak đang có rất nhiều đơn vị trong và ngoài nước
tham gia phát triển ca cao như: Dự án hợp tác công tư (PPP) về phát triển ca cao
bền vững của Chính phủ Hà Lan; dự án của ACDI/VOCA (viết tắt của
Agricultural Cooperative Development International and Volunteers in

Overseas Cooperative Assistance - Hợp tác phát triển nông nghiệp và trợ giúp
quốc tế - một tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ); các dự án nghiên cứu chọn giống,
kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh, lên men hạt ca cao, mô hình ca cao trồng
xen dưới tán điều của các trường và viện thuộc lĩnh vực nông nghiệp… Đây là

19


cơ hội để địa phương “tận dụng” có hiệu quả các hoạt động này để phát triển ca
cao bền vững và đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu.
Theo Chi cục Trồng trọt tỉnh thì những mô hình ca cao được sản xuất theo
tiêu chuẩn của UTZ Certified năng suất tăng khoảng 15%/năm, chất lượng ổn
định với bình quân 20-30 tạ hạt khô lên men/ha trồng thuần và trồng xen là 1015 tạ/ha. Như vậy, nếu giá 50.000 đồng/kg thì 1 ha ca cao trồng xen trong vườn
điều nông dân thu được 50-75 triệu đồng/năm, cộng với khoảng 1,5 tấn hạt điều
thì sẽ đạt từ 90 triệu đến 110 triệu đồng/ha/năm.
Nếu so sánh với các loại cây trồng hiện nay thì ca cao xen trong vườn điều
được đầu tư chăm sóc tốt lợi nhuận chỉ đứng sau hồ tiêu. Hiện nay, Sở Nông
nghiệp – phát triển nông thôn đã xây dựng chiến lược phát triển ca cao bền
vững, mục tiêu đến năm 2015 và tầm nhìn 2020, toàn tỉnh sẽ có 5.000 ha ca cao
trở lên và đạt sản lượng khoảng 10.000 tấn, tập trung phát triển theo hướng bền
vững cả về số lượng và chất lượng.
Các vùng trồng ca cao tập trung của tỉnh Đăk Nông chủ yếu là ở các
huyện Ðắk Mil, Ðắk Song, Ðắk Glong và Tuy Ðức. Theo các chuyên gia thì
tỉnh Ðắk Nông là một trong những địa phương có điều kiện thuận lợi nhất để
phát triển ca cao, có thể trồng xen canh ca cao trong vườn cây ăn trái, điều,
chuyển đổi từ vườn cà phê già cỗi sang trồng ca cao…
Ðồng thời, thông qua chương trình dự án, những năm tới, người trồng ca
cao cũng đã được các đơn vị, doanh nghiệp cam kết hợp tác hỗ trợ, cung cấp
sản phẩm đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống chất lượng; tổ
chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; hỗ trợ vốn đầu tư ban đầu cho nông dân

trồng ca cao theo phương thức xen canh, giải quyết đầu ra cho sản phẩm cũng
như đầu tư nâng cấp, đổi mới công nghệ chế biến, đa dạng hóa sản phẩm…
Giữa năm 2013, tại một số huyện trong tỉnh Đăk Nông, người dân đã đốn
bỏ hàng trăm hécta ca cao bởi nhiều nguyên nhân như giá cả, dịch vụ thu mua
kém, dịch bệnh… Tuy nhiên, hiện nay, giá ca cao tăng lên trở lại từ 50.00057.000 đồng/kg hạt. Điều này cho thấy, thị trường ca cao đang có nhiều tiềm
năng hứa hẹn đối với nông dân.
Mặc dù cây ca cao có nhiều tiềm năng phát triển tại Đăk Nông, nhưng
diện tích hàng năm tăng rất chậm do nông dân còn lo ngại về đầu ra của sản
20


×