Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

khóa luận Thực trạng sản xuất và tiêu thụ tiêu tại huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.26 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ TIÊU TẠI
HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC.

LÊ ĐÌNH QUANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PTNT VÀ KN

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07 /2007


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp Đại học, khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn: “THỰC TRẠNG SẢN
XUẤT VÀ TIÊU THỤ TIÊU TẠI HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC”, do
Lê Đình Quang, sinh viên khoá 2003, ngành Phát Triển Nông Thôn và Khuyến Nông,
đã bảo vệ thành công trước hội đồng ngày

Giảng viên hướng dẫn
TS. LÊ QUANG THÔNG

Ký tên, ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

___________________________
Ký tên, ngày


tháng năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ký tên, ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Trước tiên con xin ghi ơn cha mẹ và anh chị với lòng biết ơn sâu sắc nhất.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng toàn thể quý thầy cô trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đặc biệt là quý thầy cô khoa Kinh Tế đã
nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt khóa học
tại trường.
Xin chân thành cảm tạ và biết ơn sâu sắc tới thầy Lê Quang Thông, người đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các anh chị cán bộ - công nhân viên
Trạm khuyến nông, phòng Thống Kê, phòng kinh tế huyện Bù Đăng đã tạo điều kiện
cho tôi hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn bà con nông dân các xã đã cung cấp cho tôi những thông tin quý
báu để thực hiện đề tài này.
Xin cảm ơn các bạn thân hữu và các bạn thuộc tập thể lớp Phát triển Nông
Thông và Khuyến Nông khoá 29 đã động viên và góp ý cho tôi trong suốt thời gian

học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Sinh viên

Lê Đình Quang


NỘI DUNG TÓM TẮT
Lê Đình Quang, Tháng 7 năm 2007, “Thực Trạng Sản Xuất và Tiêu Thụ
Tiêu tại Huyện Bù Đăng, Tỉnh Bình Phước”.
Le Dinh Quang, July 2007, “Current Situation of Production and
Consumption of Pepper in Bu Dang District, Binh Phuoc Province”.
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ Tiêu của nông dân tại
huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước, trên cơ sở số liệu được thu thập từ trạm Khuyến
Nông, Phòng kinh tế Phòng Thống kê huyện và 60 hộ nông dân trồng Tiêu tại địa
phương. Điểm chính của nghiên cứu này là nắm bắt được tiềm năng phát triển và
những khó khăn mà người trồng Tiêu gặp phải; đánh giá hiệu quả kinh tế của cây Tiêu
qua đó có những định hướng và giải pháp phát triển một cách phù hợp với tiềm năng
sẵn có của địa phương, tìm hiểu tình hình tiêu thụ Tiêu trên thị trường huyện Bù Đăng
tỉnh Bình Phước.
Kết qủa của việc đánh giá hiệu qủa kinh tế cho thấy mức năng suất bình quân
vào năm khai thác là 2 tấn/ha với mức giá bán năm 2007 là 45.000 đồng/kg thì lợi
nhuận của người trồng Tiêu đạt 47,7 triệu/ha.
Kết quả của nghiên cứu là cơ sở để đưa ra định hướng phát triển chung cho
ngành Tiêu tại địa phương, để tìm giải pháp giúp người trồng Tiêu đạt hiệu quả cao.


MỤC LỤC
Trang
viii


Danh mục các chữ viết tắt

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH – HĐH

Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

BQ

Bình quân

đ

Đồng

ĐVT

Đơn vị tính

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

HQKT


Hiệu quả kinh tế

LĐN

Lao động nhà

LĐT

Lao động thuê

LN

Lợi nhuận

PTKT

Phát triển kinh tế

PTNT

Phát triển nông thôn

SWOT

Phân tích ma trận điểm mạnh (Strength), điểm yếu (Weakness),
cơ hội (Opportunity), thách thức (Threath).

TC

Tổng chi phí


TKC

Chi phí vật chất

TLC

Chi phí lao động

TR

Giá trị sản lượng

TVC

Chi phí vật chất

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

vii


DANH MỤC PHỤ LỤC


viii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Lý do nghiên cứu.
Việt Nam đang trong thời kì tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa, từng
bước giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỉ trọng ngành công nghiệp và
dịch vụ. Do đó, nhà nước ưu tiên phát triển các ngành hàng có thế mạnh, tận dụng
được ưu thế nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, sản phẩm nông nghiệp của vùng
nhiệt đới, nhằm phát triển ngành công nghiệp chế biến hàng nông sản xuất khẩu, làm
tăng giá trị của sản phẩm và thu ngoại tệ, ngoài ra còn giải quyết việc làm cho lực
lượng lao động còn tồn đọng tại các vùng nông thôn.
Cây Tiêu là một trong những cây công nghiệp xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao
cho nước ta và còn là loại cây xóa đói giảm nghèo cho người nông dân
Với thị trường tiêu thụ hạt Tiêu trên thế giới rộng lớn và đầy tiềm năng, ngành
công nghiệp chế biến hạt Tiêu sẽ phát triển song song với sự phát triển của ngành sản
xuất Tiêu. Qua đó gián tiếp giải quyết được một lượng lớn lao động dư thừa làm việc
tại các cơ sở chế biến tăng thu nhập tăng giá trị kim ngạch của địa phương. Đồng thời
giảm bớt áp lực lao động nông thôn vào thành thị.
Trong 5 năm gần đây, hạt Tiêu Việt Nam nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường
thế giới về sản lượng và tổng lượng xuất khẩu. Xu hướng trên thị trường thế giới đang
tiếp tục có những thuận lợi cho Tiêu Việt Nam, Tiêu của Việt Nam đã xuất khẩu sang
gần 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2006, Việt Nam cung ứng cho thị trường thế
giới 116.670 tấn, chiếm gần 50% tổng lượng cung, tăng 21% so với năm trước đó.
Tình hình thiên tai, dịch bệnh đang diễn ra gây nhiều bất lợi cho người trồng Tiêu sản
lượng và diện tích của cả nước nói chung và của huyện Bù Đăng nói riêng có xu
hướng giảm. Theo dự báo của các chuyên gia trong những năm tới giá hạt tiêu sẽ tăng

do sản lượng hạt tiêu của thế giới có xu hướng giảm vì thiên tai, dịch bệnh, nhưng cầu


về tiêu vẫn tăng. Do đó nhu cầu cần cải tạo lại vườn Tiêu già cỗi hoặc có năng suất
thấp thành vườn cây có năng suất cao góp phần tăng thu nhập cho người dân.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu của đề tài này là nguồn tham
khảo cho mọi người quan tâm đến Tiêu, đặc biệt là những hộ nông dân sản xuất Tiêu
trong huyện Bù Đăng nhận biết được thực trạng sản xuất và tiêu thụ Tiêu trong huyện.
Từ đó làm cơ sở để nông dân quyết định trong việc đầu tư vào ngành Tiêu như thế
nào để đạt hiệu quả cao. Ngoài ra đề tài nghiên cứu nhằm góp phần giúp địa phương
có giải pháp phát triển bền vững ngành Tiêu trong thời gian tới.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế cùng với sự đồng ý của khoa Kinh tế trường Đại
Học Nông Lâm Tp. HCM, sự hướng dẫn của thầy Lê Quang Thông, tôi tiến hành thực
hiện đề tài “THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ TIÊU TẠI HUYỆN BÙ
ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ cây Tiêu tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình
Phước và đánh giá hiệu quả của các hộ trồng Tiêu để đưa ra những giải pháp phát triển
ngành Tiêu một cách có hiệu quả góp phần nâng cao đời sống người nông dân.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung điều tra 60 hộ có trồng Tiêu trên địa bàn huyện Bù Đăng, tỉnh
Bình Phước.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Phạm vi thời gian.
Đề tài được thực hiện từ trong ba tháng từ 30/03/07 đến ngày 30/06/07.
1.4.2. Phạm vi không gian.
Nghiên cứu thực hiện đề tài tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
1.5. Nội dung nghiên cứu
– Tìm hiểu thực trạng sản xuất, đánh giá hiệu quả kinh tế và định hướng phát
triển cây Tiêu tại huyện Bù Đăng

– Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và
tiêu thụ Tiêu tại địa phương.
– Tập trung nghiên cứu và trả lời một số câu hỏi:

2


+ Cây Tiêu có tác động như thế nào đến đời sống người dân tại huyện Bù
Đăng.
+ Việc nghiên cứu sẽ góp phần như thế nào đến việc phát triển sản xuất
ngành Tiêu tại huyện Bù Đăng?
1.6. Cấu trúc của luận văn.
Luận văn được cấu thành bởi 5 chương cơ bản:
Chương 1: Mở đầu
Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục đích, nội dung, phạm vi, cấu trúc của
luận văn.
Chương 2: Tổng Quan
Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, những điều kiện thuận
lợi, khó khăn của huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước nhằm có những đánh giá chung
ảnh hưởng đến việc sản xuất cây Tiêu tại địa phương.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Giới thiệu sơ lược về cây Tiêu, những cơ sở luận phục vụ cho cho nghiên cứu ,
và các chỉ tiêu nhằm xác định hiệu qủa kinh tế của các hộ nông dân trồng Tiêu trên địa
bàn huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đề tài tập trung nghiên cứu vào những vấn đề chính như: đánh giá thực trạng
về việc sản xuất và tiêu thụ Tiêu tại huyện Bù Đăng và tìm hiểu tình hình áp dụng
khoa học kĩ thuật trong sản xuất Tiêu, xác định hiệu quả kinh tế do cây Tiêu mang lại.
Qua đó đưa ra những định hướng và giải pháp nhằm phát triển ngành Tiêu tại địa
phương.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Đưa ra những kết luận và kiến nghị nhằm phát triển cây Tiêu Bù Đăng nói riêng
và ngành Tiêu Việt Nam nói chung.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.

Vị trí địa lí

Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Huyện Bù Đăng


Nguồn tin: Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyệnBù Đăng
Huyện Bù Đăng là một huyện miền núi thuộc tỉnh Bình Phước, được thành lập
vào tháng 07/1988 theo quyết định số 12/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. Toàn huyện
có tổng diện tích đất tự nhiên 1.488 km2 chiếm gần 22% diện tích của toàn tỉnh. Địa
bàn huyện Bù Đăng cách trung tâm tỉnh (thị xã Đồng Xoài) 54 km và cách Thành phố
Hồ Chí Minh 175 km về phía Nam, địa bàn huyện:
− Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đăk Nông.
− Phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng.
− Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước.
− Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
− Phía Nam giáp tỉnh Đồng Nai.
2.1.2.


Địa hình
Huyện Bù Đăng nằm trải dài hơn 60 km dọc theo quốc lộ 14 (đây là một quốc

lộ quan trọng của cả nước thuộc hệ thống đường Hồ chí Minh), nối liền các tỉnh phía
Bắc qua Tây Nguyên vào các tỉnh Nam Bộ. Mặt khác, huyện Bù Đăng nằm trong vùng
chuyển tiếp giữa miền núi cao nguyên và đồng bằng. Vì vậy, nó có vị trí chiến lược vô
cùng quan trọng cả về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, là điều kiện thuận lợi cho
phép đẩy nhanh quá trình khai thác, sử dụng đất, mở cửa hội nhập phát triển kinh tế
với bên ngoài. Tuy nhiên, huyện Bù Đăng có địa hình tương đối dốc và chia cắt mạnh,
là một trở ngại lớn trong việc sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
2.1.3.

Khí hậu thời tiết
Bù Đăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa nóng ẩm. Thời tiết trong

năm được phân biệt thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình
hàng năm khoảng 260C. Nhiệt độ cao nhất trong năm là 38,30C, nhiệt độ thấp nhất là
19,40C.
2.1.4.

Thuỷ văn
Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mưa rất tập trung, lượng mưa

trong 6 tháng mùa mưa chiếm khoảng 90% tổng lượng mưa của cả năm. Chỉ tính riêng
4 tháng mưa nhiều nhất, lượng mưa đã chiếm 64% tổng lượng mưa của cả năm.
Ngược lại, lượng bốc hơi nước lại thấp hơn mùa khô do vậy độ ẩm trong mùa mưa rất
cao. Lượng mưa lớn, tập trung đã xảy ra quá trình xói mòn, rửa trôi rất nhanh. Đặc biệt
5



là trên địa hình đất dốc, lượng sét mùn bị trôi xuống vùng đất thấp, dẫn tới nhiều biến
đổi trong phân hoá thổ nhưỡng.
Mùa khô kéo dài trong 6 tháng từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau, lượng mưa
trong mùa khô này rất thấp (chỉ chiếm 10% tổng lượng mưa của cả năm). Bên cạnh đó
lượng bốc hơi nước lại rất cao, chiếm khoảng 67 – 70% lượng bốc hơi của cả năm.
Điều này đã đẩy nhanh sự phá huỷ chất hưu cơ, dung dịch hoà tan các Secquioxyt Sắt,
Nhôm ở dưới sâu dịch chuyển dịch chuyển lên tầng trên và bị ôxy hoá tạo thành đá
ong rất phổ biến trên lãnh thổ của huyện.
Độ ẩm trung bình trong năm là 78%, lượng mưa trung bình trong năm là 3.231
mm/năm.
2.1.5.

Thổ nhưỡng
Thổ nhưỡng ở huyện được chia thành 2 nhóm chính là đất đỏ nâu trên đá

Bazan (diện tích 71.700 ha chiếm 60%) và đất nâu vàng trên Bazan (diện tích 29.000
ha chiếm 28%), phần còn lại là đất phù sa, đất dốc tụ.
Tóm lại, điều kiện khí hậu thời tiết, thuỷ văn, thổ nhưỡng ở huyện rất thích hợp
cho việc phát triển nông nghiệp của huyện, đặc biệt là các cây công nghiệp dài ngày có
giá trị xuất khẩu cao như: Điều, Cao su, Tiêu, Cà phê ...
21.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.1. Dân số, lao động
a) Dân số
Tính đến ngày 31/12/2006 dân số toàn huyện là 123.891 người, tình hình dân
số, mật độ dân số của các xã trên toàn huyện Bù Đăng năm 2006 được thể hiện qua
bảng sau:

6



Bảng 2.1. Diện Tích – Dân Số - Mật Độ Dân Số
ĐƠN VỊ
Toàn huyện
Thị trấn Đức Phong

Diện tích

Dân số

ĐVT: Người
Mật độ dân số

(Km2)
1.503

(người)
123.891

(người/ Km2)
83

10
182

7.359
16.721

729
92


78

5.859

40

182

21.877

120

123

10.947

89

87

5.147

59

81

5.329

66


87

11.246

129

135

12.417

92

139

11.770

86

108

3.227

30

168

6.903

41


Xã Đăk Nhau
Xã Thọ Sơn
Xã Bom Bo
Xã Minh Hưng
Xã Đoàn Kết
Xã Phước Sơn
Xã Đức Liễu
Xã Nghĩa Trung
Xã Thống Nhất
Xã Đồng Nai
Xã Đăng Hà
Xã Phú Sơn

123
4.899
40
Nguồn tin: Phòng Thống Kê huyện Bù Đăng năm 2006

Toàn huyện cơ cấu gồm 12 xã và 1 thị trấn. Việc phân bố dân cư do nhu cầu sử
dụng đất đai trong nông nghiệp của nông dân là chủ yếu.
Mật độ dân số cao nhất là thị trấn Đức Phong với 729 người/km 2. Do thị trấn
Đức Phong là trung tâm buôn bán của huyện, điều kiện sinh hoạt, văn hoá, y tế, giáo
dục có nhiều thuận lợi nên dân số tập trung tại đây nhiều hơn so với các xã.
Kế đến là các xã Đức Liễu, Bom Bo, Minh Hưng, Nghĩa Trung, đây là các xã
hình thành sớm, gần đường Quốc lộ 14, điều kiện sinh sống, phát triển kinh tế có nhiều
thuận lợi và ở các xã này cũng tập trung nhiều đồng bào dân tộc S’tiêng sinh sống. Do
vậy, dân số ở đây có xu hướng tăng nhanh trong vài năm trở lại đây.
Các xã còn lại như Đăng Hà, Phú Sơn, Đồng Nai... có mật độ dân số thấp.
Nguyên nhân là do, đây là vùng xa xôi hẻo lánh, giao thông, điều kiện sinh hoạt còn


7


gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là các xã được thành lập sau. Tỷ lệ dân di canh, di cư
còn nhiều và sự phân bố dân cư còn thiếu cân đối.
Trong 4 năm trở lại đây Tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử giảm đi đáng kể kéo theo tỷ lệ
tăng tự nhiên giảm. Dưới đây là bảng thể hiện biến động dân số trong 4 năm (2003 –
2006).
Bảng 2.2. Biến Động Dân Số của Huyện trong 4 Năm (2003 – 2006)
Năm
Tỷ lệ sinh
Tỷ lệ tử
Tỷ lệ tăng tự nhiên

2003
22,06
3,15
18,91

2004
21,75
2,46
19,29

2005
19,98
2,60
17,38


ĐVT: ‰
2006
19,76
2,96
16,80

Nguồn tin: Phòng Thống Kê huyện Bù Đăng năm 2006
Bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ sinh trong 4 năm trở lại đây cao hơn rất nhiều so với tỷ
lệ tử. Do đó, tỷ lệ tăng tự nhiên trong 4 năm trở lại đây là rất nhanh và đây là nguồn
lao động dồi dào, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp tại địa
phương.
b) Lao động
Bảng 2.3. Tình Hình Lao Động của Huyện Năm 2006
ĐVT
Người
%

Số khẩu
Nam
Nữ
65.450
58.441
52,8
47,2

Tổng số

Lao động
Trong độ tuổi
Ngoài độ tuổi

123.891
64.018
59.873
100
51,7
48,3
Nguồn tin: Phòng Thống Kê huyện Bù Đăng năm 2006

Tổng số nhân khẩu là 123.891 người. Trong đó, số khẩu nam là 65.450 người
chiếm 52,8%; nữ là 58.441 người chiếm 47,2%. Bảng 2.3 cho thấy tỷ lệ nam cao hơn
tỷ lệ nữ. Do vậy, vai trò của nam tại địa phương trong quản lý sản xuất và tỷ lệ lao
động cũng sẽ chiếm tỷ lệ cao hơn.
Tỷ lệ người ở độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao hơn tỷ lệ ngoài độ tuổi lao động,
điều này cho thấy tại địa phương dân số còn trẻ, nguồn lao động dồi dào. Đây là một
thuận lợi trong việc sản xuất nông nghiệp.

8


Trong số người trong độ tuổi lao động thì lao động làm việc trong lĩnh vực
nông nghiệp là chủ yếu, đây chính là lợi thế của huyện trong việc sử dụng đất và phát
triển kinh tế trong thời gian tới.
2.2.2. Cơ sở hạ tầng
a) Điện
Toàn bộ 12 xã và thị trấn đều đã có lưới điện quốc gia, đáp ứng nhu cầu dùng
điện sinh hoạt và bước đầu đảm bảo lưới điện cho một số lĩnh vực công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển.
Tuy nhiên, ở một số thôn của 12 xã do có các hộ dân cư phân tán, khoảng cách
giữa hộ còn khá xa, hầu hết những hộ ở trong đồng ruộng, nơi xa xôi hẻo lánh đều
chưa có điện để sử dụng. Tồn tại này là một hạn chế khá lớn đối với sản xuất nông

nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung.
Lưới điện dùng cho khu vực nông nghiệp - nông thôn hầu hết là dùng cho sinh
hoạt nhất là dùng để thắp sáng (chiếm khoảng 80% sản lượng điện tiêu thụ), ngoài ra
là dùng cho các tiện nghi sinh hoạt, máy bơm nước, máy xay xát nhỏ ...
Do phân bố dân cư thưa thớt, địa bàn quá rộng lớn nên lưới điện của huyện
chưa đáp ứng nhu cầu dùng điện của toàn bộ người dân. Do đó, trong tương lai cần
đầu tư nâng cấp và xây dựng mới, sớm hoàn chỉnh mạng lưới điện cung cấp với chất
lượng tốt và kịp thời cho các hộ dùng điện. Trong đó, ưu tiên đầu tư cải tạo, nâng cấp,
xây dựng mới đường dây hạ thế phục vụ cho các hộ dân ở vùng sâu, vùng xa nhằm
thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn, cải thiện đời sống của người dân trong
vùng.
b) Giao thông
Toàn huyện có 6 xã và 1 thị trấn nằm ven đường Quốc lộ 14 với tổng chiều dài
hơn 60 km. Đây là điều kiện thuận lợi để giao thương với các huyện khác trong tỉnh
cũng như ngoài tỉnh. Ngoài ra, các tuyến đường liên xã đã được trải nhựa và nâng cấp
tu bổ các tuyến đường xấu. Bên cạnh đó, các tuyến đường liên thôn của từng xã cũng
được nâng cấp hàng năm. Cho đến nay vấn đề đi lại đối với người dân đã được cải
thiện rõ rệt. Với điều kiện giao thông thuận lợi như vậy là lợi thế vô cùng quan trọng
trong việc phát triển kinh tế, dịch vụ của huyện.

9


c) Nhà ở
Trong một vài năm trở lại đây, năng suất cây trồng được nâng cao, giá nông sản
dần đi vào ổn định, kinh tế địa phương phát triển kéo theo nhu cầu xây nhà kiên cố
tăng cao. Số hộ có nhà xây trong vài năm trở lại đây tăng tương đối nhanh, số nhà tạm
đã giảm đi đáng kể. Đời sống của người từng bước đi vào ổn định và yên tâm sản xuất.
Chấm dứt tình trạng du canh du cư. Do đó, kinh tế có phát triển và tăng trưởng thì đời
sống của người dân mới ổn định và mức sống được nâng cao.

d) Công tác giáo dục
Bảng 2.4. Tình Hình Giáo Dục của Huyện Năm 2006

Khoản mục
Trường Mầm non
Trường Tiểu học
Trường THCS
Trường THPT

Số trường học
15

Số lớp
220

Số giáo viên
220

ĐVT: người
Số học sinh
5.236

25
564
784
15.771
12
247
430
9.292

4
77
164
2.933
Nguồn tin: Phòng Thống Kê huyện Bù Đăng năm 2006

e) Công tác y tế
Năm 2006 cả huyện có 1 bệnh viện đa khoa với 78 giường bệnh, 1 phòng khám
đa khoa với 12 giường bệnh; 13 trạm y tế xã với 38 giường bệnh cùng với tổng số y,
bác sĩ, dược sĩ là 165 người. Trong đó có 32 bác sĩ, 103 y sĩ, 16 y tá, 8 hộ sinh, 2 dược
sĩ đại học, 2 dược sĩ trung học, 2 dược tá.
Các cơ sở y tế được rải đều ở các xã, thường xuyên quản lí được tình hình sức khoẻ
của nhân dân, tổ chức triển khai đầy đủ các dự án chăm sóc sức khỏe, phòng và điều
trị bệnh, trong năm 2006 vừa qua đã thực hiện được:
– Khám và chữa bệnh cho 221.613 lượt người; bình quân lần khám trên đầu
người là 5,09
– Tổng số bệnh nhân điều trị nội trú 5.121 người, chuyển tuyến trên là 537 ca,
tổng số bệnh nhân tử vong 14 ca giảm 17 ca so với năm 2005, công suất sử dụng
giường bệnh là 98,3%.
Ngoài ra, trong năm các cơ sở y tế trong huyện tiến hành tiêm chủng và tiêm
BCG, tiêm phòng viêm gan B...
10


Trong năm, các cơ sở y tế có cố gắng trong công tác phòng bệnh, điều trị. Song
vấn đề còn tồn tại: thời gian trực không đảm bảo, công tác vệ sinh, quản lí tài sản chưa
tốt, chưa có kế hoạch phù hợp nhất là việc thực hiện ngăn ngừa dịch bệnh.
2.2.3. Cơ cấu kinh tế của huyện.
Thế mạnh về kinh tế của huyện thiên về hoạt động sản xuất Nông, Lâm nghiệp.
Trong những năm vừa qua, ngành Nông Lâm nghiệp đã giảm dần tỷ trọng nhưng

không ngừng tăng lên về giá trị. Cụ thể là trong trong 4 năm 2003 – 2006, tỷ trọng
ngành Nông Lâm nghiệp đã giảm từ 66,2% (năm 2003) xuống còn 61,8% (năm 2006),
trong khi đó giá trị thì tăng từ 295.523 tỷ đồng (năm 2003) lên 376.400 tỷ đồng (năm
2006). Trong năm 2006 ngành Nông, Lâm nghiệp đã đóng góp gần 400 tỷ đồng vào
ngân sách của huyện chiếm khoảng 62% trong cơ cấu tổng sản phẩm Quốc nội của
huyện, góp phần làm cho GDP của huyện tăng lên 14,7%. Năm 2006, thu nhâp bình
quân đầu người đạt 318 USD. Cơ cấu đóng góp vào ngân sách huyện từ các ngành
được thể hiện qua bảng 2.5 dưới đây:
Bảng 2.5. Cơ Cấu Tổng Sản Phẩm Quốc Nội

Chỉ tiêu

2004
Giá trị
Tỷ

2005
Giá trị
Tỷ

Giá trị

Tỷ

(Triệu

trọng

(Triệu


trọng

(Triệu

trọng

(Triệu

trọng

đồng)

(%)

đồng)

(%)

đồng)

(%)

đồng)

(%)

Ngành Nông - Lâm nghiệp

295.523


66,2

322.815

65,4

335.981

Ngành CN - XDCB -GTVT

66.961

15,0

75.207

15,3

86.700

Thương mại - Dịch vụ

83.925

18,8

95.579

19,4


446.409

100,0

493.601

100,0

Tổng cộng

2006

2003
Giá trị
Tỷ

63,2 376.400

61,8

16,3

99.561

16,3

108.666

20,5 133.404


21,9

531.347

100,0 609.365

100,0

Nguồn tin: Phòng Thống Kê huyện Bù Đăng năm 2006
Bảng 2.5 trên đây cho thấy rõ hơn thế mạnh của ngành Nông, Lâm nghiệp, xếp
thứ hai là ngành Thương mại Dịch vụ với khoảng 22% trong cơ cấu tổng sản phẩm
quốc nội của huyện, phần còn lại trong cơ cấu là ngành Công nghiệp, Xây dựng cơ
bản, giao thông vận tải. Bảng 2.5 thể hiện tỷ trọng, giá trị của ngành Thương mại,
Dịch vụ, Công nghiệp ngày càng tăng dần, điều đó cho thấy rằng nền kinh tế của
huyện trong những năm vừa qua có bước chuyển biến mạnh mẽ, đóng góp chung vào
nền kinh tế của cả tỉnh.

11


Trong ngành nông nghiệp cũng có sự khác biệt về cơ cấu sử dụng đất của các
loại cây như: cây hàng năm, cây lâu năm, Sự khác biệt đó được thể hiện qua bảng 2.6
dưới đây:
Bảng 2.6. Tình Hình Sử Dụng Đất Phân Chia theo Cây Trồng Năm 2006
Loại cây trồng
Diện tích cây lâu năm
- Điều
- Cà Phê
- Cao su
- Tiêu

- Cây lâu năm khác
Cây hàng năm
Tổng cộng

Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
41.778
96
35.091
81
4.384
10
1.638
4
271
1
394
1
1.619
4
43.397
100
Nguồn tin: Phòng Thống Kê huyện Bù Đăng năm 2006

Bảng 2.6 cho thấy diện tích đất nông nghiệp của chủ yếu là trồng các loại cây
công nghiệp lâu năm chiếm 77.03% trong đó diện tích cây điều chiếm tỷ lệ lớn nhất
với 64,7%, phần diện tích còn lại là các loại cây hàng năm chủ yếu là khoai mỳ, lúa,
các loại đậu…
2.3.


Đánh giá chung về hiện trạng của huyện

2.3.1. Thuận lợi
Điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu, đất đai là một thuận lợi vô cùng to lớn của
huyện trong việc phát triển cây công nghiệp nói chung. Ngoài ra, nơi đây có nguồn lực
dồi dào, người dân sống chủ yếu bằng nghề nông. Do vậy, họ rất chịu thương chịu khó
luôn luôn học hỏi, tiếp thu khoa học kĩ thuật nhằm tận dụng, khai thác nguồn tài
nguyên sẵn có của địa phương. Cùng với nền kinh tế thị trường đang từng bước phát
triển, mạng lưới điện sẵn có, hệ thống giao thông thuận lợi (có đường Quốc lộ 14 đi
qua) là điều kiện thuận lợi vô cùng to lớn cho vận chuyển các hàng nông sản những
điều kiện thuận lợi này sẽ góp phần thúc đẩy các vườn cây công nghiệp dài ngày trên
địa bàn huyện phát triển theo đúng tiềm năng sẵn có của nó.
2.3.2. Khó khăn
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, địa phương vẫn còn gặp phải những khó
khăn như: thiếu vốn, trình độ dân trí thấp, kĩ thuật canh tác còn hạn chế, giá nông sản
bấp bênh, dịch bệnh hại cây trồng phát triển. Trong tổng diện tích vườn Tiêu hiện nay
12


có tới 2/3 diện tích là cây Tiêu giống cũ cho năng suất thấp, kĩ thuật canh tác còn
mang nặng tính kinh nghiệm. Các nông hộ chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau, hỗ
trợ nhau trong sản xuất, hệ thống khuyến nông tại địa phương chưa đáp ứng đủ nhu
cầu về kĩ thuật trồng, chăm sóc Tiêu, số lớp tập huấn cũng như tài liệu cho người dân
còn hạn chế. Các nông hộ phát triển còn rời rạc, chưa qui hoạch thành vùng chuyên
canh cây Tiêu. Do vậy việc khắc phục những hạn chế đó là điều kiện cần thiết để
mang lại hiệu quả kinh tế cho việc thâm canh sản xuất cây Tiêu trên địa bàn huyện Bù
Đăng.

13



CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Đặc điểm kinh tế nông hộ ở việt nam
Hộ nông dân vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng, quy mô sản xuất
nhỏ, quy mô đất canh tác nhỏ, sử dụng lao động nhiều, trang thiết bị kỹ thuật thô sơ,
sản xuất phân tán và chưa đẩy nhanh sản xuất hàng hóa nông sản, quy mô vốn sản xuất
thấp
3.1.2. Vai trò của kinh tế nông hộ
Quá trình phát triển kinh tế ở nước ta đã xác định kinh tế nông hộ là đơn vị kinh
tế đóng vai trò quan trọng, chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp nông thôn. Dân cư khu
vực nông thôn chiếm 80% tổng dân số cả nước, 72% lao động sản xuất nông nghiệp và
sản phẩm thu từ nông nghiệp chiếm 28,7% trong tổng GDP của nền kinh tế quốc dân.
Theo thống kê của huyện, năm 2006 toàn huyện có 123.891 người trong đó nhân khẩu
nông nghiệp là 113.003 người chiếm 91.2%, còn nhân khẩu ngoài nông nghiệp chiếm
8,8%. Qua đó cho thấy tình hình phát triển kinh tế của huyện chủ yếu là nông nghiêp.
3.1.3. Giới thiệu sơ lược về ngành Tiêu
a) Tầm quan trọng và nguồn gốc của cây Tiêu
Tiêu có tên khoa học là Piper nigrum L., họ Tiêu (Piperaceae). Có nguồn gốc ở
vùng Ghats miền tây Ấn Độ, ở đây có nhiều giống hoang dại mọc lâu đời. sau đó được
người Java (Indonesia) vào khoảng 600 năm sau công nguyên, cuối thể kỷ 12 Tiêu
được trồng ở Mã lai. Đến thế kỷ 18 Tiêu được trồng ở Srilanka và Campuchia. Vào
đầu thế kỷ 20 Tiêu được trồng nhiều nước nhiệt đới ở Châu phi như Congo,
Madagusea, Nigievia, và ở Châu mỹ như Brazil, Mexico.
Tiêu được du nhập vào Đông Dương từ thế kỷ 17 nhưng mãi đế thế kỷ 18 mới
bắt đầu phát triển mạnh, khi một số người Hoa di dân vào vào Campuchia ở vùng dọc



bờ biển Vịnh Thái Lan như: Konpong Trach, Kep, Kampot, và Tiêu vào Đông Bằng
Sông Cửu Long qua cữa ngỏ Hà Tiên của tỉnh Kiên Giang rồi sau lan dần đến các tỉnh
miền Trung như Quảng Trị, Gia Lai…
Tiêu là cây công nghiệp lâu năm, sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao,
Tiêu thích nghi với mọi loại đất khác nhau, nhưng thích hợp nhất là trên các loại đất
đỏ, nâu đỏ phân hóa từ đá bazan như ở miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên… Nếu kể từ
vĩ tuyến 17 trở vào thì khí hậu của nước ta cũng khá thích hợp cho Tiêu vì ít khi có
nhiệt độ dưới 150C kéo dài, Tiêu với nhiệt độ bình quân trong khoảng từ 25 0C – 300C
ở nhiệt độ dưới150C hoặc trên 400C Tiêu không phát triển được, ẩm độ bình quân 75%
- 90% lượng mưa cần thiết hàng năm cho Tiêu khoảng 2.000 – 2.500mm. Tiêu không
thích mưa to gió lớn, vì điều này làm cho tỷ lệ đậu trái thấp và Tiêu dễ bị chết vì úng
nước. Nói chung, các yếu tố khí hậu ở nước ta rất phù hợp cho Tiêu phát triển.
Tầm quan trọng của Tiêu thể hiện ở chổ: Tiêu là cây công nghiệp xuất có giá
trị, ngoài việc làm gia vị Tiêu còn dùng trong công nghiệp chế biến hương liệu, nước
hoa, trong y dược Tiêu được dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa đầy bụng do
thức ăn tích trệ, bụng và dạ dày lạnh đau, nôn mửa, ăn vào nôn ngược trở ra, đau răng,
kiết lỵ, tiêu chảy…ngày trước Tiêu còn được dùng trong công nghiệp chế biến thuốc
trừ sâu. Từ hạt Tiêu người ta trích ly được hai chất có giá cao đó là chất Piperine và
tinh dầu. Piperine là chất làm cho Tiêu có vị cay, thơm đặc biệt nên được dùng để chế
biến các hương liệu và sử dụng trong công nghiệp chế biến nước hoa. Trong hạt Tiêu
có 3 hoạt chất đặc trưng: 1.Piperin (5 – 9% trọng lượng hat) có hoạt chất cay đặc biệt.
2. Phelandren (0,5 – 2,3%) một tinh dầu có hương thơm hắc. 3.Oleoresin (0,6 – 2%)
nhựa béo có vị đắng, nóng bỏng. Tuy nhiên tỷ lệ này có thể thay đổi tùy theo giống và
đất trồng, do đó giữa các giống có thể có mùi vị khác nhau.
b) Đặc điểm kỹ thuật và điều kiện phát triển cây Tiêu ở Việt Nam
Nước
Nước là yếu tố quan trọng nhất đối với Tiêu. Ở giai đoạn ra tán Tiêu rất cần
nước, cần ẩm độ để bộ rể phát triển và điều kiện khô để hoa kết quả. Trồng Tiêu đảm
bảo năng suất cao thì phải thường xuyên tưới dặm cho Tiêu. Cần căn cứ lượng mưa
mà tính toán lượng nước tưới nhiều hay ít. Lượng mưa thích hợp là 2.000 –

3.000mm/năm, lượng mưa tối thiểu là 1800mm/năm. Tiêu có thể chịu đựng được mùa
15


khô nhưng không quá ba tháng (ở giai đoạn Tiêu chín) muốn có năng suất cao thì các
tỉnh phía Nam tưới dặm trong các tháng nắng. Tiêu cần mùa khô ngắn để ra hoa đồng
loạt và chín tập trung.
– Ẩm độ không khí thích hợp cho hoa Tiêu thụ phấn là 75 – 90%, vì ở khoảng
này thì núm của nhụy mới xòe ra và ướt.
– Ẩm độ đất thích hợp nhất là 70 – 85%
Nhiệt độ
Tiêu có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới nên đòi hỏi yêu cầu không khí nóng ẩm,
nhiệt độ thích hợp nhất là 25 0C – 270C, nếu ở nhiệt độ dưới 10 0C hoặc trên 400C thì
ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của Tiêu, một số giống ngừng sinh
trưởng ở 150C
Qua khảo sát Tiêu mọc hoang dại ở vùng nhiệt đới có một số chịu nóng rất tốt
và đưa các giống này vào trồng có khả năng thích hợp ở 20 0 vĩ Bắc – 200 vĩ Nam là
chịu lạnh tốt, nhưng tốt nhất vẫn là 150 vĩ Bắc đến 150 vĩ Nam
Ánh sáng
Tiêu thích bóng râm ở mức độ nhất định, Tiêu là cây bóng râm ở giai đoạn con
nhỏ, khi cây bắt đầu tăng trưởng thì không cần bóng râm nhiều và cần tỉa bớt dần để
ánh sáng lọt vào
Gió
Tiêu khi có gió lớn sẽ bị ngã ngọn, đổ cây, thụ phấn kém. Do đó phải có cây
chắn gió đối với vùng gió nhiều. Gió còn làm cho sự bốc hơi nước ở đất và cây tăng
lên làm cho vườn Tiêu thiếu nước
Đất và dinh dưỡng khoáng
Tiêu có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất nhưng lý tưởng nhất là
loại đất đỏ bazan, đất phù sa mới bồi và đất đồi tơi xốp, phải thoát nước tốt. Đất có
tầng canh tác sâu trên 80 – 100 cm, thủy cấp sâu cách mặt đất 2 m, thành phần cơ giới

của đất nhẹ. Tránh trồng Tiêu ở đất cát khô, sét nặng hoặc hóa nặng, đất phèn, đất úng
nước. đất phải có hàm lượng màu cao trên 20% đạm (N), trên 1,5% cacbon (C), tỷ lệ
C/N = 15 - 20, độ pH tốt nhất từ 5,6 – 6, độ dốc 3 – 20% bố trí theo đường đồng mức.
Tiêu không chịu được độ mặn quá 3‰.

16


Nhìn chung các vùng trồng Tiêu ở Việt Nam nói chung và các vùng thuộc tỉnh
Bình Phước nói riêng, có một vài nơi trồng Tiêu trên những vùng đất không thuận lợi
nhưng có biện pháp xử lý đất tốt trước khi trồng Tiêu vẫn cho kết quả tốt. Về khí hậu,
độ ẩm ở nước ta rất thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển nhưng bên cạnh đó lại
rất dễ bị sâu bệnh tấn công và sản phẩm sẽ khó bảo quản được lâu sau khi thu hoạch.
Do đó cần có biện pháp chăm sóc, phòng trừ đúng mức và kịp thời khi đó khí hậu Việt
Nam sẽ là điều kiện rất thuận lợi để Tiêu sinh trưởng vàphát triển.
Đất trồng Tiêu ở nước ta: Ở khu vực Đông Nam Bộ của nước ta, các loại cây
tham gia xuất khẩu chủ yếu là Cao su, Cà phê, Tiêu, Điều, Chè. Trong đó các loại cây
như Cao su, Cà phê, Tiêu, Chè có nhu cầu cao về chất lượng đất chẳng hạn như có
tầng đất mặt dày, độ phì cao. Do vậy nhằm đảm bảo cho nền nông nghiệp nước ta đa
dạng về hình thức canh tác cũng như đối tượng canh tác thì toàn bộ loại đất đỏ Bazan
ở miền Nam cần được dành cho bốn loại cây trên.
Thời vụ
Tiêu là cây lâu năm, trồng một lấn cho thu hoạch nhiều năm. Vì vậy việc chuẩn
bị trồng phải làm kỹ càng.
Thời vụ trồng Tiêu thay đổi qua các vùng trồng có khí hậu khác nhau. Tuy nhiên trước
khi trồng Tiêu đòi hỏi phải đủ độ ẩm, không bị ngập úng, có giàn che giảm bớt nắng
gắt. Thông thường Tiêu vào đầu mùa mưa để giảm bớt công tưới. Vùng miền Trung
thường trồng vào tháng 8 – 9 (âm lịch) khi hết gió Lào và trời bớt nắng gắt. Vùng Tây
Nguyên trồng vào tháng 5 – 7, miền Đông Nam Bộ trồng vào tháng 4 – 8, miền Tây
Nam Bộ trồng vào tháng 6 – 9.

Giống
Trồng Tiêu cần phải bỏ ra một lượng vốn lớn và thời gian dài, do đó nên trồng
những giống có tiềm năng, năng suất cao và hạn chế được sâu bệnh hại. Hiện nay ở
nước ta có nhiều giống Tiêu có chất lượng tốt, năng suất cao như: Tiêu sẽ, Tiêu Vĩnh
Linh (Quảng Trị), Tiêu Phú Quốc, Tiêu Lộc Ninh (Bình Phước)… Và một số giống
Tiêu nhập từ Campuchia, Indonesia có khả năng kháng được một số bệnh nhất định.
Biện pháp thâm canh nhanh chóng, rẽ tiền nhất và có hiệu quả rõ ràng nhất là công tác
giống, việc chọn giống phẩm chất tốt, khả năng chống chịu được bệnh, thời tiết lại
càng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình đầu tư vào vườn Tiêu.
17


×