Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.11 KB, 26 trang )

thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội
I.Lợi thế của Hà Nội trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.
Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ thuộc đồng bằng Sông Hồng nằm ở
20
0
53’ vĩ độ bắc và 105
0
44’- 106
0
02’ vĩ độ đông, có chiều dài từ phía Bắc tới Nam là
50km, và chiều rộng từ phía Đông sang Tây là 30km, tiếp giáp 5 tỉnh: Bắc Ninh, Thái
Nguyên, Hưng Yên, Vĩnh Yên, Hà Tây. Hà Nội có diện tích tự nhiên 920,97km
2
trong đó
diện tích các huyện ngoại thành là 836,67km
2
. Đại bộ phận diện tích của Hà Nội nằm trong
vùng Đồng bằng châu thổ Sông Hồng (với độ cao từ 5-20m so với mực nước biển, một
phần nhỏ ở phía Bắc và Tây Bắc huyện Sóc Sơn là khu vực đồi núi thuộc rìa phía Nam của
dãy núi Tam Đảo cao từ 200- 400m so với mực nước biển.
Hà Nội, nằm ở phía Bắc Việt Nam, là thủ đô của Việt Nam, trung tâm văn hoá kinh tế
chính trị của nước ta, Hà Nội còn là một tỉnh gồm 9 quận nội thành và 5 huyện ngoại
thành. Dân số các quận huỵện được trình bày trong bảng sau:
Quận(huyện) Diện tích(km
2
) Dân số(người)
Ba Đình 9,24 228.352
Đống Đa 9,96 367.401
Cầu Giấy 12,10 155.020
Hai Bà Trưng 10,09 305.611
Hoàn Kiếm 53,97 178.037


Hoàng Mai 40,14 216.277
Long Biên 59,53 177.602
Tây Hồ 24,01 105.221
Thanh Xuân 9,13 190.212
Đông Anh 182,3 277.195
Gia Lâm 114,97 210.894
Sóc Sơn 306,5 259.319
Thanh Trì 63,26 158.390
Từ Liêm 75,32 246.885
(Theo sở Địa chính Thành Phố Hà Nội)
Các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa là các quận nằm trong nội
thành. Dân số trong các quận này rất đông và mật độ dân số không ngừng tăng lên. Phần
lớn dân số sống ở các quận này từ rất lâu. Mức sống của dân cư các quận này cao hơn so
với các quận khác của Hà Nội và các vùng phía Bắc khác. Các cơ quan hành chính nhà
nước và các văn phòng của các tổ chức nước ngoài đều nằm ở trung tâm thành phố. Các
cửa hàng và siêu thị bán rau tươi đầu tiên ở Hà Nội cũng nằm trong các quận này.
Số các quận huyện còn lại, phần lớn dân số chuyển từ nơi khác đến, mức sống thường
cao hơn so với dân cư các tỉnh phía Bắc.
- Thổ nhưỡng: Hà Nội chia làm ba loại đất chính: đất phù sa, đất cằn cỗi và đất xám.
Phần lớn phù sa được bồi đắp từ sông ngòi với diện tích 52.500ha tập trung chủ yếu ở
huyện Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm và một vài xã ở huyện Đông Anh. Diện tích cằn cỗi
khoảng 33000ha được phân phối ở một vài xã huyện Đông Anh, Sóc Sơn, đất xám chiếm
khoảng 5900ha. Với diện tích đất phù sa như vậy tạo thuận lợi cho việc hình thành những
vùng sản xuất rau an toàn rất lớn của Hà Nội.
- Điều kiện tự nhiên: khí hậu Hà Nội thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, lạnh và nắng
với lượng mưa trung bình 1689mm, có 80% lượng mưa tập trung vào các tháng 5-8 trong
năm trong đó có mưa to và bão vào tháng 7, mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến
tháng 4 năm sau, thời gian khô nhất rơi vào các tháng 12,1 và tháng 2, nhiệt độ trung bình
hàng năm khoảng 24
0

, tháng 1 là tháng lạnh nhất nhiệt độ trung bình khoảng 16
0
, tháng 7 là
tháng nóng nhất nhiệt độ trung bình khoảng 29
0
, độ ẩm kéo dài gần như quanh năm, các
tháng có độ ẩm cao nhất vào tháng 3,4 và tháng 8, độ ẩm thấp nhất rơi vào các tháng 10,
11, 12, trời nắng trung bình 4h một ngày, từ tháng 5 đến tháng 10 trời nắng kéo dài 5-6h
.ngày, tuy nhiên tháng 2, 3 lại giảm xuống chỉ còn 1,6h.ngày.
2. Điều kiện kinh tế- xã hội
- Dân số Hà Nội năm 2005 trung bình 3.105.000 người trong đó dân số ngoại thành
1.489.000 người chiếm 47,03% dân số thành phố. Thời gian gần đây dân số thành phố tăng
nhưng chậm hơn mức tăng dân số cả nước, tuy nhiên mức tăng dân số các huyện ngoại
thành tăng nhanh hơn so với nội thành. Hà Nội vẫn là nơi có dân số đông, lực lượng lao
động dồi dào. Vì vậy khi phát triển vùng chuyên canh rau an toàn đã có lợi thế hơn về lao
động và thị trường tiêu thụ.
- Đời sống xã hội:
+ Đến nay các huyện ngoại thành đã xây dựng được 287 công trình thuỷ lợi, đảm bảo
tưới tiêu chủ động cho trên 90% diện tích đất canh tác, hệ thống thuỷ lợi được cải tạo hàng
năm và phát huy tác dụng.
+ Hệ thống giao thông nông thôn đã được xây dựng cải tạo. Năm 1995 có
775km(54,2% ) các đường giao thông nông thôn được dải nhựa, bê tông hay rải cấp phối
trừ một số xã vùng sâu thuộc huyện Sóc Sơn.
+ Thị trường Hà Nội với dân số dự kiến năm 2010 là 3,3 triệu, năm 2020 có thể lên tới
gần 4 triệu mà phần đông là các tầng lớp có thu nhập cao hơn so với bình quân cả nước,
đang và ngày càng là một thị trường tiêu thụ lớn về các loại nông sản thực phẩm và phi
thực phẩm. Bên cạnh các nguồn cung cấp của các tỉnh lân cận, việc tạo ra các sản phẩm
chất lượng cao, một khối lượng nông sản lớn và đa dạngc ho dân cư cả nội và ngoại thành
là rất cần thiết.
Thu nhập của người dân Hà Nội ngày càng tăng cùng với sự phát triển của thành phố

và cả nước, điều nay làm cho nhu cầu của người dân ngày càng cao và phong phú về các
loại nông sản cao cấp như: rau an toàn, các loại thực phẩm chất lượng cao, đặc biệt là các
loại hoa, cây cảnh…Một nền nông nghiệp đô thị sẽ đáp ứng cả về số lượng, chất lượng kể
cả phục vụ cho xuất khẩu. Từ đó tạo tiểm năng lớn cho nhu cầu tiêu thụ rau an toàn tại Hà
Nội. Qua 20 năm đổi mới, nông nghiệp Hà Nội đạt tới một trình độ nhất định trong cơ cấu
ngành, hình thành các vùng chuyên canh, áp dụng kỹ thuật thâm canh, vận dụng thành tựu
khoa học công nghệ khác nhau vào khâu chọn giống, chế biến sau thu hoạch, tạo nên khối
lượng nông sản (rau an toàn) có chất lượng cung cấp cho dân cư đô thị.
II. Khó khăn của Hà Nội trong việc sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.
- Một là: sự hạn chế quỹ đất cũng như nguồn lực tự nhiên đối với nông nghiệp trên địa
bàn Hà Nội, bình quân diện tích tính cho một khẩu nông nghiệp Hà Nội chỉ có 332m
2
(năm
2002), trong khi đó quá trình đô thị hoá trong những năm gần đây trên các vùng ngoại
thành diễn ra một cách nhanh chóng làm đất nông nghiệp giảm bình quân mỗi năm 1000ha.
Chính điều này làm cho diện tích trồng rau của Hà Nội cũng giảm đi theo thời gian. Từ đó
đòi hỏi các HTX và các cơ sở sản xuất rau an toàn phải chuyển hướng theo chiều sâu, thâm
canh cao, tăng số vụ trồng rau trong năm nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng rau.
- Hai là: quá trình đô thị hoá nhanh chóng, vấn đề đang được quan tâm là nước tưới
cho rau lấy từ đâu?...Thực tế hiện nay hàng loạt các khu công nghịêp ở Hà Nội mọc lên
đồng thời cũng gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước nặng như sông Tô Lịch, sông Set,
sông Kim Ngưu… ngày nào cũng hứng chịu một lượng nước thải lớn từ đại bộ phận dân
cư, khu công nghiệp, nhà máy. Mặt khác chủ cơ sở sản xuất không có ý thức, không có
vốn, không đầu tư vào thuỷ lợi cho tưới rau mà vẫn sử dụng nguồn nước ô nhiễm đó để
tưới rau.
- Ba là: sự thu hẹp diện tích đất nông nghiệp có thể gây ra giảm diện tích trồng rau, tạo
ra sự không ổn định cho chính nguồn cung rau của Hà Nội cho chính thành phố, và sự ra
nhập lớn nguồn cung rau ở các tỉnh khác ồ ạt khó kiểm soát gây ra tình trạng hỗn loạn trên
thị trường rau, rau an toàn và rau bẩn trên thị trường trà trộn khó kiểm soát dễ dẫn đến mất
lòng tin của người tiêu dùng.

- Bốn là: nhu cầu rau an toàn của người dân Hà Nội ngày càng lớn, nhưng việc đầu tư
của các cơ sở sản xuất kinh doanh hay của thành phố vẫn chưa tương xứng nên Hà Nội chỉ
cung cấp 40% rau an toàn và có nguy cơ giảm theo thời gian nếu vấn đề này không tháo gỡ
nhanh.
- Năm là: do tác động của cơ chế thị trường một bộ phân nông dân chạy theo cơ chế thị
trường đã sử dụng nhiều hoá chất độc hại vào sản xuất nông nghiệp vừa gây ô nhiễm môi
trường, vừa không tạo ra được sản phẩm rau an toàn trên thị trường. Do hệ thống phân
phối tổ chức còn nhiều bất cập nên các sản phẩm rau an toàn chưa có sự phân biệt rõ ràng
với sản phẩm rau thông thường vì vậy chưa gắn lợi ích của người sản xuất với chất lượng
sản phẩm.
- Sáu là: Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện nay có phần xuống cấp, cần phải được
nâng cấp sửa chữa, và xây mới.
- Bảy là: do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên sản xuất nông nghiệp nói chung và sản
xuất rau an toàn nói riêng đều mang tính thời vụ. Khối lượng cũng như chủng loại rau an
toàn vào vụ hè ít hơn hẳn vụ đông. Điều đó ảnh hưởng tới khâu tiêu thụ, không đáp ứng
nhu cầu của người dân đặc biệt về chủng loại vì vậy hàng năm Hà Nội vẫn phải nhập rau
từ các tỉnh khác và Trung Quốc. Thời tiết mưa lớn về mùa hè khô hạn về mùa đông điều
này ảnh hưởng tới kế hoạch chủ động tưới tiêu của người sản xuất.
Tóm lại có thể nói diện tích rau an toàn của Hà Nội hiện nay ngày càng tăng lên nhưng
lòng tin của người tiêu dùng vào sản phẩm rau an toàn vẫn còn đầy hoài nghi, chưa thật sự
an tâm về chất lượng rau mà mình lựa chọn cả về chất lượng và mẫu mã điều này cũng
được thể hiện trên rất nhiều bài báo phản ánh “rau an toàn chất lượng đến đâu? liệu có
đáng tin cậy?..” Chính vì vậy vấn đề tạo lòng tin cho người tiêu dùng là thật sự cần thiết.
III. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội.
1.Tình hình sản xuất rau ở Hà Nội.
1.1. Tình hình phát triển về diện tích, năng suất, sản lượng rau an toàn ở Hà
Nội.
Để đáp ứng nhu cầu rau an toàn của người dân từ năm 1996 thành phố đã triển khai
chương trình sản xuất rau an toàn, đã tiêna hành hàng chục vùng sản xuất rau an toàn ở các
quận, huyện ngoại thành, từng bước đầu tư về cơ sở hạ tầng và khoa học kỹ thuật.

Sản xuất rau cũng được coi là một trong những cây trồng mũi nhọn của nông nghiệp
thủ đô và là sản phẩm tiêu dùng tối thiểu trong đời sống người dân nội thành. Mặc dù quá
trình đô thị hoá đã lấy đi phần lớn diện tích trồng rau của Hà Nội trong những năm qua vẫn
không ngừng tăng lên cả về quy mô diện tích, sản lượng sản xuất.
a.Tình hình phát triển về diện tích rau an toàn.
- Về diện tích : trong giai đoạn 2003-2006, diện tích đất canh tác, diện tích đất gieo
trồng liên tục tăng, diện tích rau an toàn của thành phố chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng
diện tích gieo trồng của thành phố tuy nhiên có chiều hướng tăng lên qua các năm, năm
2003 chỉ đạt 36,06% so với tổng diện tích trồng rau, năm 2004 đạt 37,86%, năm 2005 đạt
42,97% tới năm 2006 đạt 44,05%. Diện tích rau an toàn tăng nhưng chưa ổn định, nếu năm
2004 tốc độ phát triển 106,4% so với năm 2003 tăng 6,4%, thì năm 2005 chỉ đạt 103,4 tăng
3,4% và năm 2006 tốc độ phát triển đạt 140,3% tăng 40,3% so với 2005. Sự gia tăng diện
tích gieo trồng phụ thuộc sự gia tăng diện tích đất canh tác và hệ số lần trồng trong năm, cả
hai nhân tố này phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và trình độ canh tác, như vậy có thể thấy
tốc độ tăng về diện tích canh tác, diện tích gieo trồng là chưa cao, hệ số sử dụng ruộng đất
còn thấp, nguyên nhân chính là do việc chuyển giao ứng dụng tiến bộ công nghệ còn hạn
chế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng chậm.
Bảng 1: Tình hình phát triển về diện tích rau an toàn ở Hà Nội
Năm
Chỉ tiêu
2003 2004 2005 2006
Tổng diện tích rau
(ha)
8607 8806 8125 11125
Diện tích rau an
toàn(ha)
3103,8 3334 3491,4 4900
Tỷ trọng DT rau an
toàn so với tổng DT rau(ha)
36,06 37,86 42,97 44,05

Lượng tăng giảm DT
rau an toàn(ha)
230,2 157,4 1408,6
Tốc độ phát triển rau
rau an toàn so với năm
trước(%)
107,4 104,7 140,3
Nguồn: Sở NN&PTNT Hà Nội
Nếu xét về cơ cấu diện tích theo quận, huyện, diện tích sản xuất rau an toàn chủ yếu
tập trung ở Gia Lâm, Đông Anh, Từ Liêm, và Sóc Sơn. Xét về tốc độ tăng diện tích, Hoàng
Mai có tốc độ tăng cao nhất, bình quân 28,2%.năm, tiếp theo là Sóc Sơn là 18,24%.năm. Ở
đây do được quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự
chỉ đạo sát sao của các ngành các cấp, nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng
từ sản xuất lúa, ngô, khoai lang vụ đông và sản xuất rau thường sang sản xuất rau an toàn.
Bảng 2:Diện tích rau an toàn của các quận huyện ở Hà Nội giai đoạn 2002-2006.
Quận,huyệ
n
Diện tích(ha)
2002 2003 2004 2005 2006
Tổng 2297,8 2526,0 2662,6 2848,2 2992,8
Từ Liêm 545,0 555,0 560,0 562,0 564,0
Gia Lâm 741,0 784,8 799,0 848,5 895,0
Long Biên 14,0 15,2 16,0 16,5 17,0
Đông Anh 701,0 825,0 835,0 876,4 907,0
Sóc Sơn 110,0 129,0 155,0 195,0 215,0
Thanh Trì 109,6 125,7 165,7 185,4 209,3
Hoàng
Mai
65,2 76,2 106,9 138,4 189,5
Nguồn: Sở NN&PTNT Hà Nội

Xét về khả năng mở rộng diện tích huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn có khả năng
mở rộng diện tích lớn nhất, vì nơi đây các huyện ngoại thành có diện tích đất canh tác lớn
hơn, Quận Hoàng Mai có tốc độ tăng diện tích cao nhưng hạn chế về diện tích canh tác và
ô nhiễm nguồn nước nên khó có khả năng mở rộng diện tích trong tương lai.
b. Tình hình phát triển về năng suất sạch.
Nhìn chung năng suất rau an toàn luôn thấp hơn so với rau nói chung, sở dĩ như vậy là
do rau an toàn đòi hỏi đúng quy trình sản xuất, đúng kỹ thuật, và không phải loại rau nào
cũng có thể sản xuất theo quy trình rau an toàn ví dụ như: rau muống, rau cần…vì những
loại rau này ưa nước nên người sản xuất chủ yếu họ tận dụng nguồn nước thải công nghiệp
và một số nguồn nước thải khác từ các khu chế xuất…mà các nguồn nước này lại không
đảm bảo tiêu chuẩn cho sản xuất rau an toàn. Số lượng rau an toàn tăng qua các năm được
thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3: Năng suất rau an toàn ở Hà Nội
Năm
Chỉ tiêu
2003 2004 2005 2006
Năng suất rau (tạ.ha) 174,1 185,16 186,35 178,0
Năng suất RAT (tạ.ha) 159,6 160,5 160,5 161,2
Tốc độ tăng năng suất
RAT (%)
100,56 100,0 100,43
Nguồn: Sở NN&PTNT Hà Nội
Nhìn chung năng suất RAT của các huyện, quận đều tăng qua các năm đặc biệt huyện
Gia Lâm, Thanh Trì, Long Biên, Hoàng Mai có tốc độ tăng bình quân 6,2%.năm, huyện Từ
Liêm có năng suất cao nhất đạt 199,6 tạ.ha năm 2006, trong khi đó Sóc Sơn năng suất chỉ
đạt 172,0 tạ.ha, do điều kiện tự nhiên , cơ sở hạ tầng và trình độ sản xuất của người dân
thấp. Như vậy có thể thấy vẫn có khả năng tăng năng suất cây trồng ở tất cả các huyện nếu
các cấp, các ngành có sự đầu tư quan tâm hơn nữa vào sự phát triển một nền “ nông nghiệp
sạch và bền vững”.
Bảng 3: Năng suất rau an toàn các quận, huyện Hà Nội giai đoạn 2001-2006

Quận,
huyện
Năng suất (tạ.ha)
2001 2002 2003 2004 2005 2006
Bình quân 157,5 178,9 183,2 185,6 187,4 188,5
Từ Liêm 193,2 194,5 195,8 196,0 197,5 199,6
Gia Lâm 142,0 181,2 183,0 187,4 188,5 189,6
Long Biên 141,0 178,5 182,3 186,0 187,0 188,3
Đông Anh 181,0 188,0 190,1 192,5 193,0 193,5
Sóc Sơn 145,0 159,0 163,5 167,5 171,2 172,0
Thanh Trì 145,5 181,0 186,5 188,0 189,5 191,6
Hoàng Mai 147,0 172,0 179,2 181,6 182,5 183,0
Nguồn: Sở NN&PTNT Hà Nội
c. Tình hình phát triển về sản lượng rau an toàn của Hà Nội.
Về sản lượng, sản lượng rau an toàn chủ yếu do 3 huyện Từ Liêm, Gia Lâm và Đông
Anh sản xuất ra chiếm tới 79,1 tổng lượng rau an toàn của thành phố trong năm 2005 cụ
thể năm 2005 Từ Liêm cung cấp: 11145,0 (tấn), Gia Lâm: 15866,9 (tấn), Đông Anh:
16785,3 (tấn). Mặc dù sản lượng rau an toàn tăng nhanh qua các năm và người sản xuất rau
ở Hà Nội chú ý phát triển rau trái vụ, nhưng sản xuất chủ yếu vẫn là hai vụ chính đông-
xuân và thu- đông tập trung vào tháng 1 đến tháng 4 và tháng 10 đến tháng 12., các tháng
còn lại sản lượng rau ít đặc biệt tháng 6 và tháng 8.
Bảng 4: Sản lượng rau an toàn của hà Nội
Năm
Chỉ tiêu
2003 2004 2005 2006 2007
Sản lượng rau
(tấn)
148125 159525,8 150588 198029 205015
Sản lượng RAT
(tấn)

49148,5 53215,5 55726,8 78985 102043
Tỷ lệ % so với
tổng số (%)
33,18 33,36 37,0 39.89 49,77
Lượng tăng
giảm sản lượng
RAT(tấn)
4067 2511,3 23258,2 23558
Tốc độ phát triển
so với năm trước (%)
108,3 104,7 141,7 129,2
Nguồn: Sở NN&PTNT Hà Nội
Từ biểu trên ta thấy sản lượng rau an toàn chiếm tỷ trọng không cao trong tổng sản
lượng rau nói chung chỉ đạt khoảng trên 30% so với tổng sản lượng rau nói chung, riêng
năm 2007 đạt khoảng 40%, sản lượng rau an toàn tăng nhưng không đều qua các năm, sở
dĩ như vậy là do sản xuất rau an toàn còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện thời tiết khí hậu do
vậy sản lượng tăng không đều và không ổn định.
1.2 Về chủng loại:
Cơ cấu chủng loại rau ở Hà Nội khá phong phú do nơi đây tập trung dân cư đông, nhu
cầu tiêu thụ rau an toàn cũng khá phong phú và đa dạng, diện tích nhóm rau ăn lá (RAL) và
rau ăn quả (RAQ) có xu hướng tăng lên, diện tích rau ăn củ (RAC) có xu hướng giảm
xuống. Chủng loại rau khá phong phú phân bố ở các quận huyện ngoại thành tuỳ thuộc đất
đai, địa hình, nguồn nước, tập quán sản xuất của nông dân nên ở Hà Nội đã hình thành các
vùng chuyên canh sản xuất rau theo chủng loại. Đối với quận huyện trước đây tỷ lệ RAC
tương đối cao ở các huyện Gia Lâm, Sóc Sơn, nhưng tỷ lệ RAL, RAQ đang có xu hướng
tăng mạnh ở các huyện này. Huyện Gia Lâm, Từ Liêm, Thanh Trì tập trung phát triển rau
ăn lá và rau gia vị như: cà chua, cải các loại,bắp cải…Huyện Đông Anh, Sóc Sơn tập trung

×