Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bai thu hoach hoc tap nghi quyet XII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.63 KB, 4 trang )

BÀI THU HOẠCH
HỌC TẬP NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC
LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG
Họ và tên: Trần Minh Tiến
Chi bộ: Trường THCS xã Nghĩa Tân
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã thành công rất tốt đẹp.
Đây là sự kiện có ý nghĩa trọng đại, định hướng, cổ vũ và động viên toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân ta phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường,
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành
nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Từ sau Đại hội đến nay, cán bộ, đảng viên và nhân dân rất phấn khởi, đánh
giá cao thành công của Đại hội XII, tin tưởng, kỳ vọng vào đội ngũ lãnh đạo của
Đảng và Nhà nước; đồng tình ủng hộ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
ta. Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 01 về học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển
khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Văn kiện Đại hội lần này được xây dựng trên cơ sở tổng kết sâu sắc lý luận
và thực tiễn 30 năm đổi mới, có sự kế thừa, bổ sung, phát triển nội dung Văn kiện
Đại hội XI, của các Hội nghị Trung ương trong nhiệm kỳ và đường lối, quan điểm
của Đảng trong các nhiệm kỳ trước đây. Các Văn kiện tiếp tục khẳng định, hoàn
thiện quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng ta trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tiếp thu những kinh nghiệm quốc tế
phù hợp với điều kiện nước ta.
Văn kiện Đại hội có nhiều điểm mới, thể hiện trình độ phát triển tư duy lý
luận của Đảng ta trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh-quốc
phòng, đối ngoại, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Điểm nổi bật trong nội
dung Văn kiện Đại hội XII của Đảng là thể hiện được những quan điểm xuyên suốt,
những vấn đề cơ bản, căn cốt nhất của cách mạng Việt Nam, những nguyên tắc
trong hoạt động của Đảng, đồng thời đặt ra những nhiệm vụ cụ thể, những vấn đề
mới, cấp bách nảy sinh từ thực tiễn cuộc sống.
Nghị quyết và các Văn kiện Đại hội đã có. Điều quan trọng lúc này là đưa
Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, là tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết có


hiệu quả. Làm sao để khắc phục được tình trạng Nghị quyết thì đúng, thì hay nhưng
chậm đi vào cuộc sống; thậm chí có trường hợp nói không đi đôi với làm, nói nhiều
làm ít.
Qua công tác học tập, tiếp thu Nghị quyết đã góp phần tăng cường xây dựng
Đảng về chính trị, tư tưởng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ;
chấn chỉnh, uốn nắn những nhận thức lệch lạc; đấu tranh có hiệu quả với các quan
điểm sai trái, thù địch.
Tập trung nghiên cứu, nắm vững những quan điểm cơ bản, tư tưởng chỉ đạo,
những nội dung cốt lõi và vấn đề mới trong các văn kiện Đại hội XII; so sánh với
những nội dung của Đại hội XI và các đại hội đảng trước đây để nhận thức rõ sự kế
thừa, bổ sung, phát triển tư duy, lý luận của Đảng trên các phương diện lớn và các
lĩnh vực cụ thể, cũng như trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn của Đảng.


Nắm vững mục tiêu tổng quát và nhiệm vụ tổng quát, các chỉ tiêu chủ yếu
phát triển đất nước trong 5 năm tới. Hiểu đúng những nội dung chủ yếu của các lĩnh
vực cụ thể đã được trình bày trong các văn kiện, nhất là phương hướng, nhiệm vụ,
để chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch, rà soát, điều chỉnh, bổ sung cơ chế,
chính sách nhằm phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế,
khuyết điểm trên các lĩnh vực.
Đổi mới phương thức quản lý, đánh giá chất lượng việc học tập, đánh giá đi
vào thực chất mức độ nhận thức của học viên đối với những nội dung cơ bản, những
điểm mới của Nghị quyết và năng lực vận dụng Nghị quyết của cán bộ, đảng viên
vào địa phương, cơ quan, đơn vị nơi mình công tác.
Công tác tuyên truyền về Nghị quyết Đại hội XII của Đảng cần được tiến
hành sâu rộng, thường xuyên, với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, hấp dẫn và
phù hợp với từng đối tượng, bảo đảm đông đảo các tầng lớp nhân dân và đồng bào
ta ở nước ngoài đều được phổ biến, tuyên truyền về Nghị quyết Đại hội.
Qua học tập và tiếp thu Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII bản thân tôi

đã nhận thức và tâm đắc được nhiều vấn đề. Trong đó tâm đắc nhất là những vấn đề
sau đây:
- Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 6,5 - 7%/năm. Đến
năm 2020, GDP bình quân đầu người khoảng 3.200 - 3.500 USD; tỉ trọng công
nghiệp và dịch vụ trong GDP khoảng 85%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5
năm bằng khoảng 32 - 34% GDP; bội chi ngân sách nhà nước còn khoảng 4% GDP.
Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30 - 35%;
năng suất lao động xã hội bình quân tăng khoảng 5%/năm; tiêu hao năng lượng tính
trên GDP bình quân giảm 1 - 1,5%/năm. Tỉ lệ đô thị hoá đến năm 2020 đạt 38 40%.
- Về xã hội : Đến năm 2020, tỉ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội
khoảng 40%; tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65 - 70%, trong đó có bằng cấp,
chứng chỉ đạt 25%; tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; có 9 - 10 bác sĩ
và trên 26,5 giường bệnh trên 1 vạn dân; tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 80%
dân số; tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1,0 - 1,5%/năm.
- Về môi trường : Đến năm 2020, 95% dân cư thành thị, 90% dân cư nông thôn
được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh và 85% chất thải nguy hại, 95 - 100% chất
thải y tế được xử lý; tỉ lệ che phủ rừng đạt 42%.
Nhiệm kỳ Đại hội XII, cần đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới,
phát huy mọi nguồn lực và động lực để phát triển đất nước nhanh, bền vững; đặc
biệt chú trọng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có kết quả các nhiệm vụ trọng
tâm sau:
(1) Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong
nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược,
đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
(2) Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu
lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
(3) Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất
lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột
phá chiến lược (hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;

đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là


nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ), cơ cấu
lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chú trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Chú trọng giải quyết tốt
vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, xử lý nợ
xấu và bảo đảm an toàn nợ công.
(4) Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát
triển đất nước; bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Mở rộng và
đưa vào chiều sâu các quan hệ đối ngoại; tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức,
thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, tiếp tục nâng cao vị thế và
uy tín của đất nước trên trường quốc tế.
(5) Thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân. Chăm
lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết; tăng
cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; bảo
đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững. Phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
(6) Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung
xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc;
xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh.
Các nhiệm vụ và giải pháp để phát triển toàn diện chiến lược phát triển Kinh
tế - Xã hội 2016 – 2021:
Thực hiện có hiệu quả chủ trương đổi mới toàn diện phát triển kinh tế, ưu
tiên hàng đầu trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đào tạo nghề cho thanh
niên nhàn rổi ở địa phương và thanh niên nông thôn. Tập trung quy hoạch đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn, trình độ lý luận Chính trị, đạo đức lối
sống đội ngũ cán bộ công chức; thực hiện tốt việc luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ

đúng sở trường, năng lực và chuyên môn; Tăng cường công tác xây dựng đảng,
nâng cao năng lực và sức chuyến đấu của các tổ chức cơ sở đảng và chi bộ, thực
hiện tốt quy chế dân chủ trong đảng. Thường xuyên kiểm tra nhằm phát hiện, khắc
phục những tồn tại yếu kém trong công tác của cán bộ, đồng thời biểu dương những
cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ. Phát huy sức mạnh dân tộc. Phát triển kinh tế
mang tính bền vững. Bảo vệ vững chắc Tổ quốc, an ninh xã hội. Phát huy nhân tố
con người, quan tâm đầu tư phát triển giáo dục đào tạo…
+ Để thực hiện tốt những vấn đề trên về phía bản thân cần làm các việc sau:
- Chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà Nước thực
hiện tốt pháp lệnh cán bộ, công chức, nội quy và quy chế làm việc cơ quan.
- Trong công tác hàng ngày luôn khắc phục khó khăn, đoàn kết tương trợ
đồng nghiệp để hoàn thành tốt công việc được giao. Thực hiện tốt quy chế dân chủ,
đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực quan lieu, tham nhũng…
- Thường xuyên học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ
lý luận chính trị, trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp, nghiên cứu tài liệu, dự các
lớp bồi dưỡng chuyên môn để đạt hiệu quả cao hơn trong công tác./.
Nghĩa Tân, ngày 21 tháng 6 năm 2016
Người viết
Trần Minh Tiến




×