Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Các lỗi thường gặp khi làm bài tập hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.76 KB, 2 trang )

Các lỗi thường gặp trong giải đề trắc nghiệm Hóa học và cách khắc phục:
I. Nhắc nhở chung:
- Những em hay sai ở các câu mệnh đề nào đúng đọc nhầm thành không đúng hoặc ngược lại; các
lỗi như chia thành 2 phần không để ý quên nhân 2, hoặc hỏi khối lượng một phần lại đi tính khối
lượng 2 phần; hoặc hỏi phần trăm khối lượng lại đi tính phần trăm số mol và ngược lại, đến khi sửa
bài thì ớ…ớ….nên khoanh tròn vào các từ khóa đó để không mắc sai lầm đáng tiếc.
- Đối với những ai làm bài không tốt lắm, khi gặp các câu khó cần bỏ qua cho đỡ mất thời gian để
dành cho những câu hỏi dễ, câu nào chưa làm ngay được ta nên khoanh tròn lại và để đó, câu nào
làm được nên bôi đen vào đáp án ngay; và cần thu xếp thời gian hợp lí, hoàn thành phiếu trả lời
trước 2-3 phút trước khi hết giờ.
- Nên làm cẩn thận và chắc chắn từng câu một, hạn chế tối đa việc mất điểm ở các câu hỏi dễ - các
em cần lưu ý rằng mỗi đáp án A, B, C, D trong đề đều có 15 câu đúng.
- Về cách thức làm phần tự chọn, các em nên làm các câu dễ ở phần chung trước, dành khoảng 1-2
phút xem qua phần tự chọn để chọn được phần phù hợp, tốt nhất là nên chọn những câu mình chắc
chắn làm được (có thể là dài và mệt hơn một chút).
II. Các lỗi thường gặp trong các câu hỏi lý thuyết:
1. Hóa đại cương và vô cơ
- Khi nhận xét tính chất hoặc quy luật chung của từng nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn cần
lưu ý đến chất đầu tiên của mỗi nhóm.
- Đối với các chất có thể có tính oxi hóa hoặc tính khử, các em hãy để ý kĩ đến độ bền của hợp
chất nếu nó đã ở mức oxi hóa thấp nhất hoặc cao nhất.
VD: HNO3, Fe(NO3)3, N2O5, SO3…đều là các chất vừa có tính khử và tính oxi hóa. Cả 3 chất đều
có thể bị phân hủy (tự oxi hóa khử); nhớ cả phản ứng tạo nên chất đó là phản ứng 1 chiều hay thuận
nghịch nữa..
VD:
SO3  SO2 + O2;
N2O5 NO2 + O2.
- Các câu về tốc độ phản ứng cần lưu ý rằng khi tăng nhiệt độ hay tăng áp suất thì tốc độ tất cả
các phản ứng đều tăng, câu ni sửa hoài mà vẫn không hết sai.
- Về phần tinh thể thì không có trong phần chung và phần chuẩn. Nếu ai chọn nâng cao làm thì
để ý đến tinh thể phân tử - đặc điểm dễ thấy nhất là dễ thăng hoa.


- Năm nào đề thi hình như cũng có 1 câu về phân bón hóa học. cách tính độ dinh dưỡng từng loại
phân. Amophot là (NH4)2HPO4 và NH4H2PO4; nitrophotka là (NH4)2HPO4 và KNO3, cái này thấy
vẫn còn sai nhiều.
- Có một vấn đề mà nhiều người quan điểm sai lầm đó là số chất tác dụng với dung dịch và số chất
có thể tan vào dung dịch. Nếu đề hỏi số chất có thể tan, thì tính luôn cả trường hợp hòa tan vật lý, dù
không có phản ứng hóa học xảy ra.
VD1: NaCl tan trong dung dịch NaOH dễ dàng.
- Nếu đề hỏi số chất tác dụng với một dung dịch nào đó thì cần xem chất đó có tác dụng được với
nước hay không. VD. SO3 tác dụng được với dung dịch NaCl, Na2O tác dụng được với dung dịch
Ba(OH)2.


2. Hóa hữu cơ.
- Cách xác định đồng phân, mỗi chữ cấu tạo mà thấy cứ sai lui sai tới hoài, cái ni là bực mình
thiệt rồi đó nghe! Nhắc lại lần cuối, những câu hỏi nào có chữ cấu tạo thì không tính đồng phân hình
học, không có chữ cấu tạo thì tính cả đồng phân hình học. Ai hay sai câu ni thì nhớ tìm chữ cấu tạo
và khoanh tròn lại (nếu có).
- Các phản ứng có sự tham gia của brom, xem kĩ là Br2 khan (lỏng), brom/H2O hay Br2/CCl4 theo
đề bài. Cần lưu ý rằng anđehit chỉ tác dụng với brom khi có nước, kể cả nước trong dung dịch
anđehit (VD: dung dịch glucozo, focmon).
- Những câu hỏi về amino axit, những ai hay sai thì phải tìm cho ra chữ α và khoanh tròn lại để
hạn chế sai sót.
- Những câu về polime cần phân biệt rõ cao su buna-S với cao su lưu hóa, thời buổi ni rồi mà vẫn
thấy còn nhiều người còn sai mấy câu kiểu như ri.
- Đối với các polime học trong chương trình phổ thông chỉ có amilopectin với glycogen là mạch
nhánh, cao su lưu hóa với nhựa rezit (nhựa bakelit) có cấu trúc không gian, còn lại là mạch không
phân nhánh. Tơ nhân tạo chỉ có tơ visco và tơ axetat.
III. Các lỗi thường gặp trong các bài tập.
- Những lỗi sai ngớ ngẩn như chia làm 2 phần quên nhân đôi, đề yêu cầu tính khối lượng một phần
thì lại nhân đôi; những bài tập về trộn các dung dịch được bao nhiêu thể tích dung dịch hỗn hợp lại

quên chia ra dung dịch đầu.
- Những ai thời buổi ni còn sai ở phần trăm khối lượng với số mol cần khoanh tròn vào các từ
khóa này để tránh sai lầm đáng tiếc.
- Các bài tập của HNO3 phải để ý ngay đến NH4NO3, câu ni tuy năm ni đã làm nhiều nhưng thấy
một số em vẫn lúng túng và mắc sai lầm.
- Đối với các bài tập quen thuộc như nhiệt nhôm, tác dụng với vôi tôi xút, thủy phân trong môi
trường kiềm cần để ý số mol các chất cẩn thận. Có khi đề cho chất phản ứng thiếu mà không ai để ý
nên sai hết.
- Những bài tập cho chất phản ứng với dung dịch tạo kết tủa, sau đó thêm chất hoặc dung dịch
vào, các em cần chú ý kĩ là có lọc bỏ kết tủa khỏi bình hay không nhé! Câu ni hay xuất hiện trong
các đề thi chính thức và cũng có nhiều người hay sai.
Những ai thắc mắc bất cứ vấn đề gì thì liên hệ ngay thầy trong ngày 1 tháng 7. Từ ngày 2 trở đi là
phải gọi điện.
Với những lỗi hay mắc phải, các em cần tìm các bài tập như vậy để xem lại để tránh những sai lầm
đáng tiếc. Chỉ cần nhìn sửa bài mà không phải ớ…ớ… một điều gì là được!
Chúc các em thành công!
Thiên Long



×